1.1 Đặc điểm chung TSCĐ tại trường
Tài sản cố định ở trường như giảng đường, khu ký túc xã ,máy chiêu đều tham gia vào hoạt động chuyên môn của trường và sau nhiều năm tham gia hoạt động thì hình thái vật chất của TSCĐ này không thay đổi.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động chuyên môn của trường là giảng dạy thì giá trị TSCĐ bị hao mòn dần.
1.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý TSCĐ tại trường
Công tác quản lý tài sản cố định là cực kỳ quan trọng kế toán phải ghi chép đầy đủ như lập biên bản giao nhận, lập thẻ đăng ký, và đăng ký vào sổ TSCĐ. Kế toán ở trường phải tính đúng và kịp thời hao mòn TSCĐ hàng năm theo quy định. Nói tóm lại kế toán tài sản cố định ở trường phải theo dõi chặt chẽ cả phần gía trị và hiện vật.
1.3 Nguyên tắc hoạch toán
- Chấp hành đầy đủ các quy định về tăng, giảm tài sản cố định, khi mua tài sản, hoặc cấp trên cấp cho, biếu tặng, vv .thì kế toán bắt buộc phải kiểm tra số lượng, nguyên giá và phải có biên bản giao nhận, biên bản thanh lý.
- Chỉ phản ánh vào tài khoản 211, 213.
44 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý tài sản cố định thực tế tại trường Cao đẳng tài chính Hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán:
Khái niệm: là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành mọi số liệu ghi vào sổ kế toán bắt buộc phải được chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp.
Nội dung:
Tên và số hiệu của chứng từ.
Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán.
Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ.
Nội dung, nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi ghi bằng số và chữ.
Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan.
Mẫu chứng từ: gồm: Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn.
Chỉ tiêu: - Chỉ tiêu lao động tiền lương.
Chỉ tiêu vật tư
Chỉ tiêu tiền tệ
Chỉ tiêu TSCĐ
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Khái niệm: là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí do NSNN cấp và các nguồn khác; tình hình thu chi, chênh lẹch thu chi của các hoạt động và các khoản khác.
Nội dung:
Các tài khoản trong bảng được hạch toán theo phương pháp “ghi sổ kép”.
Các tài khoản ngoài bảng được hạch toán theo phuong pháp “đơn”.
Các đơn vị không được phép mở tài khoản cấp 1 ngoài hệ thống tài khoản kế toán chung. Việc mở thêm các tài khoản cấp 1 nhất thiết phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài Chính bằng văn bản.
Công dụng:
Đáp ứng yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công. Đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực và từng loại hình cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp.
Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị HCSN thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực với mô hình tổ chức.
Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính toán như máy vi tính, chương trình phần mềm kế toán … và thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu thông tin cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Khái niệm: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị HCSN.
Mỗi đơn vị có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán bao gồm:
Sổ kế toán tổng hợp, bao gồm:
Sổ Nhật Ký
Sổ Cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh được. Số liệu trên sổ cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc quản lý nội bộ và lập các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán.
Quản lý và sử dụng:
Mỗi đơn vị có một hệ thống ssor kế toán cho một kỳ kế toán là năm.
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ.
Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ và nhân viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những điều ghi trong sổ suốt thời gian giữ và ghi sổ. Nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao, biên bản bàn giao phải được phụ trách kế toán xác nhận.
Sổ phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ các nội dung. Thông tin, số liệu ghi sổ phải chính xác, trung thực đúng với chứng từ kế toán.
Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
Tổ chức lập báo cáo tài chính:
Công dụng:
Dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước, tình hình thu chi và kết quả hoạt động của dơn vị HCSN trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, Ban lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động trong đơn vị.
Nguyên tắc:
Phải lập đúng theo mẫu biểu quy định.
Phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ tới từng nơi nhận báo cáo.
Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách.
Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu phải thực hiện thống nhất ở các đơn vị HCSN phục vụ cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra đánh giá các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước.
Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, khách quan và tổng hợp số liệu từ sổ kế toán.
Tổ chức công tác khác:
Tổ chức kiểm tra kế toán:
Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán.
Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán.
Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
Ngoài việc kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền đơn vị còn thực hiện cơ chế tự kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính kế toán mà Bộ tài chính đã quy định và lập báo cáo về việc thực hiện quy chế tự kiểm tra tại đơn vị cho cơ quan quản lý cấp trên theo định kỳ quý, năm.
Tổ chức kiểm kê tài sản:
Vào cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính.
Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chấm đứt hoạt động, phá sản hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp.
Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.
Xảy ra hỏa hoạn lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác.
Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi kiểm kê phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán:
Tài liệu kế toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình bảo quản và lưu trữ.
Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính.
Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo 3 thời hạn:
Tối thiểu 5 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành gồm cả chứng từ không trực tiếp dùng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Tối thiểu 10 năm đối với chứng từ kế toán trực tiếp dùng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng..
PHẦN II
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH – HẢI QUAN
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Khái niệm về TSCĐ1.1. TSCĐ hưu hình - Tài sản cố định hữu hình la tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định - Tài sản cố định hữu hình phải thỏa mãn 2 điều kiện : + Có thời gian sử dụng một năm + Có nguyên giá từ 10.000.000 đ trở lên1.2. Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà cơ quan đơn vị phải đầu tư chi phí cho sự tạo lập như giá trị quyền sử dụng, bằng phat minh sáng chế…
- Theo quyết định 32/2008/QĐ-BTC, tiêu chuẩn nhận biết TSCĐVH là mọi khoản chi phí thực tế đã chi ra có liên quan đến hoạt động của đơn vị nếu thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn của TSCĐ mà không hình thành TSCĐHH thì được coi là TSCĐVH
Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài sản cố định
- Tài sản cố định tham gia vào nhiều năm hoạt động hành chính sự nghiệp cung như nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh (đối với tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh) và khong thay đổi hình thái ban đầu. - Trong quá trình tham gia vào hoạt động hành chính sự nghiệp cung như hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị tài sản cố định bị hao mòn dần.Ä Vì vậy, phải quản lý cả hai mặt hiện vật và giá trị.
Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định- Tổ chức thực hiện đầy đủ việc ghi chép ban đầu : + Lập biên bản bàn giao TSCĐ + Lập thẻ đăng ký TSCĐ + Đăng ký vào sổ TSCĐ
- Tính đúng và kịp thời hao mòn TSCĐ hàng măn theo quy định- Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào các đối tượng chi phí khác nhau theo quy định của Bộ tài chính đối vơi TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phối kết hợp với bộ phạn kỹ thuật, các phòng ban chức năng khác lập kế hoạch và dự toán mua sắm, sửa chữa lớn, nâng cấp cải tạo TSCĐ; theo dõi sửa chữa lớn; thanh quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và có kế hoạch phân bổ hợp lý.
- Đơn vị có hoạt động đầu tư XDCB không có ban quản lý dự án độc lập và không có kế toán riêng, thì kế toán TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi, thanh quyết toán toàn bộ chi phí XDCB khi công trinh hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng
- Ngoài ra, đơn vị có hoạt động dự án, đơn đặt hàng của nhà nước, kế toán con theo dõi quản lý các TSCĐ sử dụng đúng mục đích, đúng nguồn hình thành.
Phân loại tài sản cố định4.1 Phân loại TSCĐ hữu hình
a) Phân loại theo kết cấu TSCĐ, bao gồm:
Nhà cửa, vật kiến trúc:
Nhà: ở trường thì có nhà hiệu bô, nhà kho, nha hội trường A, nha thi đấu thể dục thể thao, nhà căn tin, nhà thư viện, khu ký túc xã, khu giảng đường, nhà khác…
Vật kiến trúc: Giếng khoan, giếng đào, sân chơi (cầu lông,bóng đá, bóng chuyền...), hồ bơi, hệ thống thoát nước ở trường, tường rào bao quanh…
Máy móc, thiết bị :
Máy móc, thiết bị dùng cho văn phòng: máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy đun nước, máy hủy tài liệu, thiết bị lọc nước, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bộ bàn ghế, tủ, két sắt…
Máy móc, thiết bị dùng cho cong tác chuyên môn : do trường minh công tác chuyên môn là giảng dạy nên sẽ có máy chiếu, bộ bàn ghế, bảng để viết…
Phương tiện vận tải, truyền dẫn:
Phương tiện vận tải đường bộ ở trường chủ yếu là x ô tô, xe máy.
Phương tiện truyền dẫn : hệ thống dây điện thoại, phương tiện truyền dẫn điện…
Thiết bị dụng cụ quản lý : bàn, ghế, tủ, giá kệ đựng tài liệu,…
b) Phân loại theo quyền sở hữu tài sản cố định
Tài sản cố định tự có: là những tài sản được đầu, tư mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước cấp, cấp trên cấp, do dóng góp, tài trợ của tổ chức, do bổ sung từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.về mặt kế toán : giá trị những tài sản này phản ánh trong bảng cân đối kế toán của đơn vị.
Tài sản cố định thuê ngoài hoạt động : là những tài sản mà đơn vị thuê của tập thể, cá nhân bên ngoài để sử dụng cho một thời gian nhất định theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. khi hết hạn đơn vị phải trả những tài sản này cho bên thuê.
Về mặt kế toán : giá trị những tài sản này phản ánh ngoài bảng cân đối tài khoản.
c). Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành- Tài sản cố định hình thành do mua sắm
- Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản
- Tài sản cố định được cấp, được chuyển đến
- Tài sản cố định được tặng cho.
d). Phân loại tài sản theo mục đích hoạt động
- Tài sản cố định dùng cho chương trình dự án, đề tài
- Tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi
- Tài sản cố định dùng cho đơn đặt hàng của nhà nước
- Tài sản cố định chờ xử lý
4.2 Phân loại tài sản cố định vô hình
a. Giá trị quyền sử dụng đất
b. Giá trị bằng phát minh sáng chế
c. Giá trị bản quyền tác giả, kiểu giáng công nghê, giải pháp hữu ích
d. Giá trị phần mền máy vi tính
5. ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đánh giá theo nguyên giá tài sản cố định
Đối với TSCĐ hữu hình: tùy theo các nguồn hình thành tài sản khác nhau, nguyên giá tài sản cố định được xác định cụ thể như sau:
TSCĐ hữu hình do mua sắm
Sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của nhà nước.
NGUYÊN
GIÁ
=
Là giá mua thực tế
-
Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
+
Chi phí vận chuyển, bốc giỡ, các chi phí sửa cữa.
-
Các khoản thu hồi về sản phẩm…
Sử dụng cho hoạt động SX – KH hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, nếu đơn vị áp dung phương pháp khấu trừ , thì nguyên giá TSCĐ gôm giá mua không có thuế, nếu đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế thì giá mua là giá có thuế GTGt
Tài sản cố địnhloại đầu tư xây dựng cơ bản
NGUYÊN GIÁ
=
Giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định quy chế quản lý đầu tư hiện hành.
Tài sản cố định loại được cấp, được điều chuyển đến
NGUYÊN GIÁ
=
Giá trị của tài sản ghi trong biên bản bàn giao tài sản điều chuyển
+
Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa…
-
Các khoản thu hồi về sản phẩm,phế liệu do chạy thử
Tài sản cố định hữu hình loại được tài trợ, viện trợ, được cho, biếu tặng
NGUYÊN GIÁ
=
Giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hoạch toán
+
Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa,cải tạo, nâng cấp…
-
Các chi phí thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí
Tài sản cố định đặc biệt: được sử dụng giá quy ước làm căn cứ ghi sổ kế toán. Giá quy ước do các bộ, cơ quan ngang bộ chuyên nghành quản lý quy định.
b) Đối với tài sản cố định vô hình:
- Giá trị quyền sử dụng đất:
+ Đối với đất được giao có thu tiền sử dung đất; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất được thuê mà đã trả tiên thuê đất cho cả thời gian thuê thì giá trị quyền sử dụng đất.
NGUYÊN
GIÁ
=
Tiền sử dụng đất phải nộp khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
+
Thuế, phí, lệ phí (nếu có)
Hoặc
NGUYÊN GIÁ
=
Số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp
+
Thuế, phí, lệ phí (nếu có)
Hoặc
NGUYÊN
GIÁ
=
Số tiền thuê đất đã trả 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê
+
Thuế, phí, lệ phí, (nếu có)
+ Đối với được giao không thu tiền sử dụng đất: Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất bao gồm:
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, được xác định theo giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định.
Đất dùng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh được xác định theo giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định.
Xác định giá trị quyền sử dụng đất.
NGUYÊN GIÁ
=
Diện tích đất (x) giá đất theo quy định của UBND
+
Thuế, phí, lệ phí (nếu có)
Đất được giao không thu tiền sử dụng đất, được tặng cho quyền sử dung đất.
NGUYÊN GIÁ
=
Diện tích đất (x) giá đất theo mục đích sử dụng đất và thời hạn giao đất
+
Thuế, phí, lệ phí (nếu có)
Đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất.
NGUYÊN GIÁ
=
Các chi phí cơ quan, đơn ị phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế
Giá trị bằng phát minh sáng chế
Giá trị bản quyền tác giả, kiểu giáng công nghệ, giải pháp hữu ích
NGUYÊN GIÁ
=
Tổng số tiền thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát minh và bán tác phẩm của mình.
Giá trị phần mền máy vi tính:
NGUYÊN GIÁ
=
Số tiền chi trả cho việc thuê lập trình
Hoặc
NGUYÊN GIÁ
=
Số tiền mua phần mền máy vi tính theo các chương trình của đơn vị
Đối với phần mền máy tính được tặng cho:
NGUYÊN GIÁ
=
Giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ hoạch toán.
Hoặc
NGUYÊN GIÁ
=
Giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất.
5.2 Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ
Giá trị còn lại của tài sản cố định là số vốn đầu tư cho việc mua sắm hoặc xây dựng TSCĐ phải tiếp tục thu hồi trong quá trình sử dụng TSCĐ. Cách dánh giá này giúp cho đơn vị biết được năng lực còn lại của TSCĐ để có kế hoạch trang bị, mua sắm tài sản mới.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị đã hao mòn của TSCĐ
*) Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
Đánh giá lại trị giá tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cải tạo, nâng cấp sửa chữa tài sản cố định.
Tháo giỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI TRƯỜNG
Những vấn đề chung về tài sản cố định tại trường
Đặc điểm chung TSCĐ tại trường
Tài sản cố định ở trường như giảng đường, khu ký túc xã ,máy chiêu… đều tham gia vào hoạt động chuyên môn của trường và sau nhiều năm tham gia hoạt động thì hình thái vật chất của TSCĐ này không thay đổi.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động chuyên môn của trường là giảng dạy thì giá trị TSCĐ bị hao mòn dần.
Nhiệm vụ của công tác quản lý TSCĐ tại trường
Công tác quản lý tài sản cố định là cực kỳ quan trọng kế toán phải ghi chép đầy đủ như lập biên bản giao nhận, lập thẻ đăng ký, và đăng ký vào sổ TSCĐ. Kế toán ở trường phải tính đúng và kịp thời hao mòn TSCĐ hàng năm theo quy định. Nói tóm lại kế toán tài sản cố định ở trường phải theo dõi chặt chẽ cả phần gía trị và hiện vật.
Nguyên tắc hoạch toán
Chấp hành đầy đủ các quy định về tăng, giảm tài sản cố định, khi mua tài sản, hoặc cấp trên cấp cho, biếu tặng, vv…..thì kế toán bắt buộc phải kiểm tra số lượng, nguyên giá và phải có biên bản giao nhận, biên bản thanh lý.
Chỉ phản ánh vào tài khoản 211, 213.
Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại trường.
Kế toán TSCĐ
a). Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ
+). Chứng từ kế toán sử dụng tại trường: chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Truong BTC gồm:
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số: C50 – HD) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số : C51 – HD) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số : C52 – HD) - Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số : C53 – HD)+). Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ TSCĐ (Mẫu số : S31 – H)
Mục đích: sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi, quản lý chặt chẽ tài sản cố định tại trường từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm tài sản cố định.Phương pháp lập: căn cứ ghi sổ là biên bản giao nhận tài sản cố định và biên bản thanh lý tài sản cố định. Sổ tài sản cố định gồm 3 phần: phần ghi tăng tài sản cố định, phần theo dõi hao mòn và phần ghi giảm tài sản cố định.Sổ được đóng thành quyển mỗi loại tài sản được ghi riêng một số trang hay một quyển.
- Sổ theo dõi TSCĐ và CC,DC tại nơi sử dụng (Mẫu số : S32 – H)
Mục đích: sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại các phòng, ban, bộ phận sử dụng, nhằm quản lý TSCĐ và công cụ, dụng cụ đã dược trang cấp cho các bộ phận trong đơn vị và làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ.
Phương pháp lập: sổ được mở cho từng phòng, ban, bộ phận trong trường, dùng cho từng đơn vị sử dụng và lập hai quyển (1 quyển lưu tại phòng kế toán, 1 quyển lưu tại đơn vị sử dụng)
b). kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
+). Tài khoản kế toán.
Tài khoản 211 “tài sản cố định hữu hình”: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định tai trường theo nguyên giá.
TK 211 bên Nợ
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng do mua sắm, do hoàn thành xây dựng cơ bản bàn giao dưa vào sử dụng, do được cấp phát, do được tặng, biếu, viện trợ…
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.
- Các trường hợp khác làm tăng nguyên giá của TSCĐ (đánh gía lại TSCĐ)TK 211 bên Có
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc do lý do khác (mất…)
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo dỡ bớt một số bộ phận.
- Các trường hợp khác làm giảm nguyên giá của TSCĐ (đánh giá lại TSCĐ)
Số dư bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ hưu hình hiện có ở đơn vị.
Tài khoản 213 “ tài sản cố định vô hình”: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tài sản cố định vô hình của đơn vị theo nguyên giá.
TK 213 bên Nợ:- Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.TK 213 bên Có:- Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.Số dư bên Nợ:- Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có tại đơn vị.
Quy trình xử lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại trường :
Khi mua tài sản về sử dụng cho đơn vị phải có đầy đủ các chứng từ như : hóa đơn bán hàng của chủ cửa hàng. Hóa đơn này có thể là hóa đơn hóa trị gia tăng hoặc hóa đơn thông thường vì còn tùy thuộc vào từng mặt hàng. Hóa đơn này được lập thành ba liên (đặt giấy than lên viết một lần ).
Liên thứ nhất: Lưu
Liên thứ hai: Giao cho khách hàng (đơn vị mua )
Liên thứ ba: Chủ cửa hàng giữ.
Người đi mua hàng cầm tờ hóa đơn mà bên bán hàng giao cho về trình kế toán trưởng, thủ trưởng ký duyệt sau đó chuyển sang cho thủ quỹ để thanh toán và ghi sổ. Cuối ngày thủ quý tập hợp những chứng từ gốc lại chuyển cho kế toán để ghi vao sổ kế toán.Ví dụ : trong tháng 12 năm 2009 trường có mua một tài sản cố định và có hóa đơn (GTGT) mua hang như sau:
HÓA ĐƠN Mấu số: 01GTKT – 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG PT/2009N Liên 2: Giao khách hàng 0158288 Ngày 29 tháng 12 năm 2009Đơn vị bán hàng: CTTNHH NGUYỄN AN KHANG
Địa chỉ: 382/22 nguyên Thị Minh Khai – F.5 – Q.3 – Tp.HCM
Số tài khoản: 0303647903
Điện thoại: MS:
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan
Địa chỉ: đường B2/1A Đường 385, P. Tăng Nhơn phú A - Q.9
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS:0301988425
Số TT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vịtính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
2
Notebook dell T6570
Túi máy tính xách tay
Bộ
cái
10
10
13.900.000
139.000.000
Thuế suất GTGT: 10% giảm 50% tiền thuế GTGT: 6.950.000
Tổng tiền thanh toán 145.950.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi lăm triệu chín trăm năm mươi ngàn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị(ký, ghi rõ họ tên ) (ký,ghi rõ họ tên) (ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ví dụ: trong tháng 12 năm 2009 trường có mua một tài sản cố định và có hóa đơn (TT) mua hang như sau:
HÓA ĐƠN Mấu số: 02GTTT – 3LL THÔNG THƯỜNG KC/2009N Liên 2: Giao khách hàng 0158288 Ngày 24 tháng 12 năm 2009Đơn vị bán hàng: CƠ SỞ TUẤN PHÁT
Địa chỉ: 16/9A Ấp Xuân Thới Đồng 1, X. Xuân Thới Đồng, Hóc Môn
Số tài khoản: 03036231156
Điện thoại: MS:
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Trường Cao Đẳng Tài Chính – Hải Quan
Địa chỉ: đường B2/1A Đường 385, P. Tăng Nhơn phú A - Q.9
Hình thức thanh toán: chuyển khoản MS:0301988425
Số TT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vịtính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Bàn máy vi tính
Bộ
42
1.000.000
42.000.000
Tổng tiền thanh toán 42.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi hai triệu đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị(ký, ghi rõ họ tên ) (ký,ghi rõ họ tên) (ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Trình tự hoạch toán:
Kế toán ghi.
Nợ TK 211 42.000.000
Có TK 112 42.000.000
ĐT: Ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và tăng chi phí
Nợ TK 661 42.000.000
Có TK 466 42.000.000
+ Kế toán tăng TSCĐ:
Ngày 14 tháng 04 năm 2009 trường mua máy bơn nước đặt ở nhà hiệu bộ trả bằng tiền mặt.kế toán ghi: Nợ TK 211 5.500.000 Có TK 1111 5.500.000Ngày 13 tháng 8 năm 2009 trường chuyển tiền mua két sắtkế toán ghi: Nợ TK 211 7.656.000 Có TK 1121 7.656.000
Ngày 23 tháng 12 năm 2009 tăng TSCĐ tiền mua bàn ghế HS theo HĐ 19/HĐKT – 09 ngày 30/03/2009kế toán ghi: Nợ TK 211 226.050.000 Có 461212 226.050.000
Ngày 28 tháng 09 năm 2009 chuyển trả tiền mua sắm lắp đặt phòng máy VT TH TVkế toán ghi: Nợ TK 211 800.000.000 Có TK 461224 800.000.000
Ngày 17 tháng 11 năm 2009 chuyển trả tiền mua máy in OLIVE PR 2 plass
kế toán ghi: Nợ TK 211 16.923.406 Có TK 1121 16.923.406
Ngày 26 tháng 11 năm 2009 chuyển trả lần cuối tiền lắp đặt bàn máy vi tính TVkế toán ghi: Nợ TK 211 890.000.000 Có TK 461224 890.000.000
Ngày 02 tháng 12 năm 2009 chuyển trả tiền ghế đệm trang bị cho TVĐTkế toán ghi: Nợ TK 211 29.040.000 Có TK 46212 29.040.000
Ngày 24 tháng 12 năm 2009 chuyển trả tiền mua sắm lắp đặt phòng máy VT thực hành THkế toán ghi: Nợ TK 211 29.040.000 Có TK 461224 29.040.000
Ngày 25 tháng 12 năm 2009 tăng TSCĐ đưa vào SD 02 phòng máy VT thực hành Tin họckế toán ghi: Nợ TK 211 1.199.656.000 Có TK 2413 1.119.656.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2009 tăng TSCĐ tiền lắp đặt bàn máy vi tính TVkế toán ghi: Nợ TK 211 42.000.000 Có TK 4612 42.000.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2009 tăng TSCĐ tiền mua máy chiếu sonykế toán ghi: Nợ TK 211 128.799.000 Có TK 4612 128.799.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2009 tăng TSCĐ tiền mua máy photocopykế toán ghi: Nợ TK 211 82.950.000 Có TK 4612 82.950.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2009 tăng TSCĐ tiền mua máy inkế toán ghi: Nợ TK 211 14.700.000 Có TK 4612 14.700.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2009 tăng TSCĐ tiền mua máy VTXTkế toán ghi: Nợ TK 211 145.950.000 Có TK 4612 145.950.000
Ngày 30 tháng 12 năm 2009 tăng TSCĐ tiền cung cấp máy VTkế toán ghi: Nợ TK 211 110.958.000 Có TK 4612 110.958.000
Ngày 31 tháng 12 năm 2009 kết chuyển tăng TSCĐ tiền sủa chữa nhà thư viện tại CS Ikế toán ghi: Nợ TK 211 5.101.416 Có TK 2413 5.101.416
Ngày 31 tháng 12 năm 2009 kết chuyển tăng TSCĐ cải tạo nhà thư viện CS Ikế toán ghi: Nợ TK 211 141.874.000 Có TK 2413 141.874.000
Ngày 31 tháng 12 năm 2009 chuyển trả tiền sửa chữa cải tạo tường rào đoạn n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo về tài sản cố định.DOC