Đề tài Công tác quản trị văn phòng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG 3

I/ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG 3

1. Khái niệm 3

2. Vai trò của công tác văn phòng 4

II/ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊVĂN PHÒNG. 5

1. Tổ chức bộ máy 5

2. Tổ chức phát triển nguồn nhân lực 5

3. Trang thiết bị văn phòng 8

4. Bố trí chỗ làm việc 9

5. Công nghệ thông tin 12

6. Môi trường làm việc 13

7. Xây dựng mối quan hệ giao tiếp-ứng xử trong

cơ quan, đơn vị 16

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Ở

 SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ MỘT VÀI SO SÁNH 17

 I/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG 17

II/ THỰC TRẠNG & PHƯƠNG ÁN KIỆN TOÀN, BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA

 SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH 18

1. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Quảng Bình 19

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế 22

3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ 25

 4. Đánh giá chung 33

 5. Một số chức năng, nhiệm vụ mới bổ sung năm 2000 37

6. Hướng sắp xếp tổ chức bộ máy 38

 

III/ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VĂN PHÒNG Ở SỞ KẾ HOẠCH

 VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH. 39

IV. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Ở SỞ KẾ HOẠCH

VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH. 43

1. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng Sở Kế hoạch

và Đầu tư tỉnh Quảng Bình. 43

2. Thực trạng hoạt động căn phòng Sở Kế hoạch

và Đầu tư tỉnh Quảng Bình. 46

V/ MỘT VÀI SO SÁNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Ở

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ TRUNG TÂM

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VIỆT NAM 50

1. Giới thiệu vài nét về Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam 50

2. Một vài so sánh 52

 PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

 QUẢ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG Ở SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH

 QUẢNG BÌNH. 53

I/ PHƯƠNG HƯỚNG 53

1. Công tác chính trị tư tưởng 53

2. Công tác chuyên môn nghiệp vụ 53

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

 VĂN PHÒNG Ở SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH. 54

1. Tổ chức bộ máy quản lí 55

2. Tổ chức nhân sự 56

3. Công tác văn thư – lưu trữ 57

4. Công nghệ thông tin 57

5. Cải cách thủ tục hành chính 58

6. Sắp xếp chỗ làm việc 59

7. Môi trường làm việc 60

8. Xây dựng quan hệ công tác 60

9. Xây dựng được ý thức tổ chức kỉ luật, thực hiện tốt

quy chế hoạt động bộ máy cơ quan. 61

KẾT LUẬN 62

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 16908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản trị văn phòng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám đốc Sở trong việc hướng dẫn và tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, kế hoạch hàng năm của các ngành kinh tế quốc dân thuộc lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh, công tác đăng kí kinh doanh, quản lí doanh nghiệp theo luật định. Phòng Kinh tế ngành có nhiệm vụ cụ thể sau: - Tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp quy hoạch, kế hoạch của các ngành được phân công. -Nghiên cứu đề xuất, xử lí thông tin trong việc xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm, hàng năm từ khâu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng các chương trình dự án đầu tư, chương trình mục tiêu đến các giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực được giao. - Quản lí, theo dõi, đề xuất các cơ chế quản lí, chính sách, phát triển các ngành được phân công phụ trách. - Quản lí, theo dõi, phân bổ nguồn vốn tín dụng đầu tư trong nước, vốn chương trình mục tiêu như: dự án 135, định canh định cư,(các dự án thuộc phòng phụ trách). - Hướng dẫn các chủ đầu tư về thủ tục đấu thầu, chỉ định thầu các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu mà phòng phụ trách. - Tham mưu chính việc thẩm định đầu tư trong việc giám định đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực phòng quản lí. - Phối hợp với bộ phận giám định đầu tư trong việc thẩm định và quyết toán các dự án thuộc lĩnh vực phòng quản lí. - Phối hợp với phòng XDCB trong việc thẩm định và quyết toán các dự án đầu tư từ nguồn vốn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực mà phòng theo dõi. - Theo dõi tổng hợp, báo cáo định kì, báo cáo đột xuất việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư XDCB, thực hiện các chương trình quốc gia của các ngành được phân công phụ trách, tổng hợp việc đổi mới, sắp xếp và xếp hạng các doanh nghiệp. - Đôn đốc kiểm tra tiến độ, hướng dẫn, hỗ trợ các ngành trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư XDCB, các chương trình trọng điểm, các dự án sản xuất kinh doanh. Đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm, chất lượng các dự án đầu tư. - Tham mưu trong việc xây dựng và giao kế hoạch cho các doanh nghiệp công ích. - Tham gia việc xây dựng kế hoạch mộp ngân sách hàng năm của các ngành, đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách. - Tham gia việc thẩm định cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển khu vực Nhà nước. - Tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp quy hoạch, kế hoạch trực tiếp theo dõi các ngành được phân công: Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Sở Địa Chính, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thương mại và Du lịch, Công ty Sông Gianh, Công ty Du lịch, Ban Dân tộc và Miền núi, Công ty Kinh doanh tổng hợp và các đơn vị tổ chức thuộc khối. - Tham gia nghiên cứu xây dựng các quy chế chính sách về quản lí kinh tế, đề xuất Giám đốc trình UBND tỉnh áp dụng trong quá trình quản lí kinh tế ở tỉnh. - Theo dõi và nắm tình hình cơ bản của các đơn vị Trung ương trên địa bàn thuộc khối phụ trách. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công. 3.3- Phòng XDCB và Thẩm định: Phòng XDCB và Thẩm định có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở về các lĩnh vực XDCB và thẩm định cụ thể sau đây: - Nghiên cứu các chủ trương chính sách và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực đầu tư XDCB để tham mưu trong việc vận dụng cơ chế chính sách của Nhà nước vào điều kiện của địa phương nhằm thực hiện quản lí công tác đầu tư và xây dựng. - Hướng dẫn kế hoạch hoá đầu tư xây dựng cơ bản, trình tự lập các dự án đầu tư, các thủ tục XDCB, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thầm định hồ dơ XDCB các dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách. - Tiếp nhận hồ sơ, chủ trì nghiên cứu và tham mưu đề xuất, tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách tập trung, vốn ODA, NGO, vốn tín dụng đầu tư . - Phối hợp với phòng chuyên quản nghiên cứu, thẩm tra bằng văn bản cho lãnh đạo trước khi thẩm định dự án đầu tư. - Tham gia việc giám định đầu tư các nguồn vốn. - Tham mưu thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán, khảo sát quy hoạch và chuẩn bị đầu tư của các dự án đầu tư. -Phối hợp với các phòng chuyên quản kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cả về khối lượng, chất lượng. - Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu, chỉ định thầu trên địa bàn hàng tháng, quý, năm để báo cáo Tỉnh, Bộ. - Theo dõi và quản lí các dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết các thị tứ và các quy hoạch chi tiết khác. - Quản lí và lưu trữ hồ sơ các dự án đầu tư XDCB thuộc lĩnh vực phụ trách. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công. 3.4- Phòng Lao động – Văn xã: - Tham mưu vào việc giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong mỗi kì kế hoạch. - Tham gia nghiên cứu, xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển, trực tiếp theo dõi các ngành thuộc khối văn hoá xã hội: Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, Sở Lao động TBXH, Trường Chính trị, UB Dân số gia đình và trẻ em, Sở Văn hoá TT, Sở Thể dục thể thao, Đài phát thanh truyền hình và các hội, các tổ chức đoàn thể thuộc khối. - Nghiên cứu đề xuất xử lí thông tin trong việc xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm, hàng năm từ khâu xây dựng kế hoạch sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, xây dựng các chương trình dự án đầu tư, chương trình mục tiêu đến các giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực được giao. - Quản lí, theo dõi, đề xuất các cơ chế quản lí chính sách phát triển các ngành, các lĩnh vực được phân công phụ trách. - Quản lí, theo dõi và phân bổ nguồn vốn chương trình mục tiêu thuộc khối văn hoá xã hội. - Hướng dẫn các chủ đầu tư về thủ tục đấu thầu, chỉ định thầu đối với các dự án thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu của khối phụ trách. - Tham gia đề xuất tổ chức thẩm định, giám sát và phê duyệt kết quả đấu thầu và chỉ định thầu các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu của khối văn hoá xã hội. - Phối hợp với phòng XDCB và Thẩm định trong việc thẩm định các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn trong và ngoài nước của các ngành, lĩnh vực được giao. - Theo dõi tổng hợp, báo cáo định kì, báo cáo đột xuất việc thực hiện kế hoạch sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư XDCB, các chương trình mục tiêu quốc gia của các ngành được phân công. - Đôn đốc kiểm tra tiến độ, hướng dẫn, hỗ trợ các ngành trong việc thực hiện kế hoạch sự nghiệp, kế hoạch sản xuất, đầu tư XDCB, các chương trình trọng điểm, các dự án sản xuất kinh doanh. Đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo chất lượng dự án đầu tư. - Tham gia xây dựng dự toán nộp ngân sách hàng năm của các ngành, đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách. - Theo dõi và nắm tình hình cơ bản của các đơn vị Trung ương trên địa bàn thuộc khối phụ trách. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công. 3.5- Phòng Kinh tế đối ngoại: - Tham gia nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại. - Nghiên cứu, đề xuất, xử lí thông tin trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại 5 năm, hàng năm, lựa chọn các danh mục dự án ưu tiên trên lĩnh vực hợp tác kinh tế đối ngoại với nước ngoài và tranh thủ, kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ cho các quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Chuẩn bị số liệu cơ bản, lập các dự án sơ bộ để kêu gọi các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. - Tiếp xúc với các Bộ, Ngành ở Trung tâm, các nhà đầu tư để xúc tiến thu hút các nguồn vốn đầu tư, viện trợ, vốn khác. - Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã xây dựng các dự án đầu tư nước ngoài gồm các nguồn ODA, FDI, NGO và các nguồn vốn viện trợ nhân đạo khác. - Thực hiện công tác quản lí kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Theo dõi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án ODA và trực tiếp giải ngân một số dự án theo chương trình được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Phối hợp với phòng XDCB và Thẩm định trong việc tổ chức thẩm định, giám sát đấu thầu các dự án ODA, NGO và vốn đầu tư nước ngoài khác. Phối hợp với phòng Kinh tế ngành trong việc quản lí hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. - Tham mưu trong việc thẩm định và hướng dẫn, lập thủ tục hồ sơ cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI, giám sát các hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài (theo giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp) thực hiện trên địa bàn theo quy định của luật đầu tư nước ngoài. - Nghiên cứu hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài, quản lí và sử dụng nguồn vốn ODA, làm đầu mối trong việc giới thiệu xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh. - Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo định kì, báo cáo đột xuất, hàng tháng, quý của lĩnh vực kinh tế đối ngoại. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công. 3.6- Phòng Đăng kí kinh doanh: - Tham mưu trong việc cấp giấy đăng kí kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của luật doanh nghiệp. - Thu hồi giấy đăng kí kinh doanh khi có hành vi vi phạm các quy định của luật doanh nghiệp. - Thực hiện chức năng quản lí doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính. - Tổ chức kiểm tra hoạt động, quản lí ngành nghề của các doanh nghiệp sau đăng kí kinh doanh. - Nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp thực hiện tốt luật doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Tham gia thẩm định việc đổi mới, sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Xây dựng hệ thống thông tin về quản lí doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, bảo quản các cơ sở thông tin dữ liệu, lưu trữ số liệu các doanh nghiệp. - Hướng dẫn nghiệp vụ về công tác đăng kí kinh doanh cho các huyện, thị xã. - Tham mưu việc cấp ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. - Tham gia xây dựng dự toán nộp ngân sách hàng năm của các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. - Tổng hợp, lập báo cáo định kì hàng tháng, quý, báo cáo đột xuất về công tác đăng kí kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công. 4. Đánh giá chung: 4.1. Mặt mạnh: Đã thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu đắc lực cho UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn, ngắn hạn, triển khai tốt các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư. Đã tham mưu đề xuất kịp thời các cơ chế chính sách quản lí kinh tế, quản lí các dự án đầu tư trong và ngoài nước, quản lí đầu tư XDCB. Vận dụng và thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh trong việc tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch hoá hàng năm. Mặt khác để nắm bắt kịp thời quy trình đổi mới công tác kế hoạch hoá trong cơ chế thị trường thì việc tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm ngày càng được nâng lên về tiến độ, chất lượng. Nhờ đó sẽ báo cáo kịp thời và tham mưu có hiệu quả cho Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giao kế hoạch hàng năm kịp thời, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động triển khai ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó đã theo dõi kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, các chương trình mục tiêu, các chương trình kinh tế. Đã tổng hợp và cân đối các nguồn vốn đầu tư, các chương trình dự án trên địa bàn, bố trí nguồn vốn và cơ cấu đầu tư nhằm tăng hiệu quả đầu tư và phục vụ cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vì vậy hiệu quả đầu tư trong mấy năm qua tăng lên rõ rệt, các công trình đưa vào sử dụng tăng lên. Trong XDCB đã tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lí đầu tư và xây dựng, chấn chỉnh công tác đầu tư theo Nghị định 52, 88 / CP của Chính phủ, quản lí chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư. Công tác thẩm định các dự án đã có bước tiến bộ, dần thực hiện theo quy chế và nề nếp hơn, chất lượng thẩm định ngày càng được nâng lên, quy trình thẩm định đã được cải tiến theo hướng gọn nhẹ. Công tác đấu thầu, chỉ định thầu được chỉ đạo, tuân thủ các Nghị định của Chính phủ và theo hướng tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước. Công tác quản lí các dự án ODA đã từng bước đi vào nề nếp, đã có đóng góp trong việc gọi vốn đầu tư nước ngoài với khối lượng vốn khá lớn về cho tỉnh. Trong mấy năm qua Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cố gắng tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xếp hạng, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hoá và xét ưu đãi đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định để phát triển. Tổ chức đăng kí kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp theo luật đã ban hành, trình tự công việc đã nhanh chóng hơn, có khoa học hơn, giảm bớt sự phiền hà chờ đợi cho mọi người dân. Đã cố gắng trong việc phối hợp với các ngành nắm bắt và điều phối, lồng ghép chương trình quốc gia trên địa bàn nhằm đạt hiệu quả tốt hơn. Việc điều hành hoạt động của cơ quan đã dần đi vào nề nếp, theo quy chế đã ban hành, bước đầu đã phát huy được chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và mối quan hệ trong hoạt động chuyên môn giữa phòng và chuyên viên. Chất lượng đội ngũ cán bộ đã có tiến bộ rõ rệt, chất lượng công tác, lề lối làm việc được chăm lo, cải thiện, thúc đẩy giải quyết công việc, hạn chế dần gây phiền hà, ách tắc cho cơ sở. Trình độ nhận thức, hiểu biết về công tác quản lí kinh tế, công tác kế hoạch hoá ngày càng được nâng lên. Tính tổ chức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ Đảng viên đã phát huy những mặt tích cực, hạn chế dần những tiêu cực làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan. Cơ quan đã chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn như: đã cử một số cán bộ tham dự các lớp tập huấn trong và ngoài tỉnh, và một số khoá đào tạo khác, nhờ vậy chất lượng đội ngũ cán bộ được cải thiện, trình độ chuyên môn được nâng lên một bước. 4.2- Mặt yếu: Bên cạnh những mặt làm được, hoạt động của cơ quan trong mấy năm qua vẫn còn tồn tại khuyết điểm, đó là: Việc thực hiện quy chế làm việc của một số cán bộ, viên chức chưa thực sự nghiêm túc, mối quan hệ giữa các phòng và trong một số phòng chưa được phối hợp chặt chẽ, mặt khác trong điều hành, chỉ đạo một số việc chưa bám sát quy chế ban hành, chưa cụ thể, vì vậy chưa tạo được sự chủ động hoàn toàn của các phòng trong công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Một số cán bộ thiếu tích cực trong công tác và học tập, chưa thực sự vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kiến thức quản lí dẫn đến hạn chế chất lượng công tác. Mặt khác, việc đào tạo và đào tạo lại chưa thành hệ thống, đội ngũ chuyên môn còn thiếu sự đồng đều, thiếu một số lĩnh vực chuyên môn quan trọng, vì vậy chất lượng công tác tham mưu chưa cao, chưa toàn diện. Do khối lượng công việc nhiều, biên chế ít nên vừa qua chỉ thực hiện được một số công việc quan trọng, công việc sự vụ, còn một số lĩnh vực chưa đi sâu nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp tối ưu để tham mưu cho UBND tỉnh trong điều hành phát triển kinh tế xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Công tác quản lí chất lượng công trình còn nhiều yếu kém do chưa có sự đầu tư cán bộ cho công tác kiểm tra, quản lí chất lượng kể cả từ khâu khảo sát thực địa đến khâu thẩm định. - Công tác giám định đầu tư theo Thông tư số 01/2000/TT-BKH ngày 10 tháng 01 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là chức năng mới bổ sung nhưng đến nay vẫn chưa triển khai do chưa có người làm. - Công tác tổng hợp, lồng ghép, thẩm định các dự án, các hạng mục đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 38/2000/ QĐ-TTG ngày 24 tháng 3 năm 2000 về việc quản lí các chương trình mục tiêu quốc gia, đây là nhiệm vụ mới được bổ sung nay đang bố trí kiêm nhiệm nên chưa thường xuyên kiểm tra tiến độ và điều hành theo các mục tiêu đã giao. - Công tác thường trực ban đổi mới sắp xếp quản lí và phát triển doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp, tổng hợp và giao kế hoạch các doanh nghiệp công ích. Đây là công việc, nhiệm vụ mới bổ sung, thời gian qua thiếu người phụ trách nên đang bố trí kiêm nhiệm vì vậy trong việc thực hiện còn nhiều lúng túng, bị động. Mặt khác do chưa chỉ đạo tốt một số điều khoản của luật doanh nghiệp, các Nghị định của Chính phủ nên công tác kiểm tra sau đăng kí kinh doanh ít được triển khai và mới chỉ làm được một số doanh nghiệp. - Tham gia hướng dẫn các ngành, các địa phương xây dựng các dự án gọi vốn nước ngoài, đặc biệt là các dự án ODA, NGO, còn chưa được thường xuyên và chưa có chất lượng vì vậy chưa tranh thủ được tối đa tiềm năng đầu tư từ các nguồn vốn nước ngoài. - Từ năm 1997 đến nay cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện dự án ARCD, đã cử đồng chí Phó giám đốc Sở kiêm Giám đốc dự án và cử một số cán bộ kiêm nhiệm để thực hiện dự án. Trong năm 2001 Sở Kế hoạch và Đầu tư được tỉnh giao nhiệm vụ điều hành dự án giảm nghèo miền Trung (ADB), cử một đồng chí Phó giám đốc kiêm Giám đốc dự án, một Phó giám đốc trực và một số cán bộ kiêm nhiệm. Đây là 2 dự án lớn của tỉnh cần có cán bộ có đủ trình độ năng lực nhưng chưa có người nên bố trí một số cán bộ kiêm nhiệm, vì vậy hiện tại cũng như sắp đến ảnh hưởng khá lớn đến tiến độ chất lượng công việc chung. Tóm lại, do nhiều chức năng, nhiệm vụ được bổ sung, khối lượng công việc ngày càng lớn, số người trong biên chế ít, một người phải đảm đương nhiều công việc cho nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác. Nhiều cán bộ kiến thức quản lí kinh tế thị trường, khả năng dự báo, nắm thông tin còn yếu, một số cán bộ thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lí XDCB và thẩm định, một số cán bộ mới ra trường cần phải có thời gian thâm nhập thực tế, nghiên cứu học tập thì mới có thể đảm đương được công việc được giao ở một cơ quan tổng hợp. 5. Một số chức năng, nhiệm vụ mới bổ sung năm 2000: 1.1. Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về quản lí các chương trình quốc gia trong đó giao nhiệm vụ thường trực ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhiệm vụ này bao gồm : Tổng hợp kinh phí và khối lượng các chương trình quốc gia trên địa bàn để báo cáo tỉnh, Trung ương. Lồng ghép vốn chương trình và các nguồn vốn khác trên địa bàn. Thẩm định khối lượng và dự toán hạng mục công trình. Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc giao kế hoạch vốn chương trình cho các đơn vị. 1.2. Thông tư số 01/2000/TT-BKH ngày 10 tháng 01 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn giám định đầu tư đã quy định các nhiệm vụ: Theo dõi, kiểm tra việc ra quyết định đầu tư theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của Nhà nước. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án đầu tư theo quyết định đầu tư. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong từng thời kì, từng giai đoạn. Kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hay huỷ bỏ quyết định đầu tư đã được phê duyệt cho phù hợp với thực tế, đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Công tác thường trực ban đổi mới, sắp xếp quản lí và phát triển doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp, tổng hợp và giao kế hoạch doanh nghiệp công ích. Quản lí và tổ chức thực hiện dự án giảm nghèo miền Trung (ADB). Hướng sắp xếp tổ chức bộ máy: Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được quy định trước đây và nhiệm vụ mới được bổ sung, việc xây dựng tổ chức bộ máy phải đáp ứng được yêu cầu của công tác kế hoạch hoá về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, bố trí công việc không được trùng lắp, chồng chéo, không bỏ sót. Mỗi công việc đều phải có người chịu trách nhiệm, đồng thời phải thực hiện việc quản lí Nhà nước đến với mọi loại công việc theo quy trình, quy phạm chặt chẽ, theo văn bản pháp quy của Nhà nước. Về tổ chức bộ máy: Bộ máy Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình trong những năm tới gồm có các phòng ban như sau: Phòng Tổng hợp – Tổ chức hành chính Phòng Kinh tế ngành Phòng XDCB và Thẩm định Phòng Lao động – Văn xã Phòng Kinh tế đối ngoại Phòng Đăng kí kinh doanh Ngoài ra còn có Ban quản lí dự án giảm nghèo miền Trung của tỉnh (ADB). III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VĂN PHÒNG Ở SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH. Phòng Tổng hợp – Tổ chức hành chính có 10 người được xác định cụ thể nhiệm vụ và chức danh. - Trưởng phòng phụ trách các nội dung: chủ trì tính toán các chỉ tiêu tổng hợp, dự báo các chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế từ quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm; soạn thảo báo cáo tổng hợp, kế hoạch 5 năm và hàng năm để báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh uỷ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; soạn thảo văn bản hướng dẫn các ngành, huyện, thị xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm; soạn thảo chương trình công tác tháng, tuần; chủ trì tổng hợp phần số liệu kinh tế xã hội trong quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm của toàn tỉnh, các ngành, các huyện, thị; tổng hợp chung công tác quy hoạch toàn tỉnh, các ngành, huyện, thị và hướng dẫn các ngành, huyện, thị xây dựng quy hoạch; theo dõi công tác an ninh quốc phòng; tổng hợp nhu cầu nguồn vốn đầu tư xây dựng trong kế hoạch hàng năm, 5 năm, quy hoạch. - Phó phòng phụ trách các nội dung: soạn thảo báo cáo 6 tháng, báo cáo thường xuyên, đột xuất cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, Ngành, đơn vị Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; tham gia thẩm định các dự án thuộc khối công cộng, trụ sở; phụ trách công tác tổ chức hành chính cơ quan; tham mưu đề xuất bố trí, đề bạt cán bộ theo phân cấp quản lí; xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng nội quy, quy chế hoạt động trong cơ quan; xây dựng kế hoạch triển khai và làm công tác thi đua khen thưởng; theo dõi công tác nâng lương cho cán bộ hàng năm, công tác bảo hiểm xã hội, giải quyết các thủ tục chế độ khác cho cán bộ; chịu trách nhiệm đưa đón các đoàn khách của Trung ương, các tỉnh đến làm việc; quản lí phương tiện, công tác quản trị của cơ quan; uỷ nhiệm giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến cán bộ của cơ quan; phối hợp với các ngành khác trong việc kiểm tra chấp hành phòng cháy, chữa cháy, bảo mật, Ngoài ra, để hỗ trợ công việc cho trưởng, phó phòng Tổng hợp – Tổ chức hành chính còn có 2 chuyên viên phụ trách các công việc: làm công tác dự tính, dự báo, tính toán các chỉ tiêu tổng hợp (GDP, giá trị sản xuất), của các ngành, các huyện, thị; thiết kế hệ thống biểu bảng hướng dẫn cho các ngành, huyện thị khi xây dựnh quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm; soạn thảo văn bản giao kế hoạch hàng năm cho các ngành và các huyện trong khối được phụ trách; theo dõi lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tài chính, thuế và xây dựng chỉ tiêu ngân sách toàn tỉnh; tham gia thẩm định các dự án đầu tư trong khối được giao ( kể cả các nguồn vốn ngân sách, đầu tư nước ngoài, vốn chương trình quốc gia); soạn thảo biểu bảng, văn bản báo cáo tiến độ thực hiện hàng tháng, quý cho tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phụ trách vấn đề nối mạng, cung cấp tin tức, tài liệu trên mạng Internet cho lãnh đạo và các phòng; cập nhật, lưu trữ số liệu thực hiện kế hoạch hàng năm. - Văn thư - lưu trữ: Đây là một công tác khá quan trọng, có một vai trò lớn trong việc đảm bảo thông tin cho các hoạt động của cơ quan. Công tác văn thư - lưu trữ được xác định là một mặt hoạt động của bộ máy quản lí nói chung. Trong văn phòng, công tác văn thư - lưu trữ là nội dung quan trọng chiếm phần lớn nội dung hoạt động của văn phòng. Như vậy, công tác văn thư - lưu trữ gắn liền với hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị, là một công việc không thể thiếu, một mắt xích trong guồng máy hoạt động quản lí của cơ quan. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng tham mưu tổng hợp giúp UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đề ra các chủ trương, biện pháp quản lí đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại địa phương. Do đó việc tiếp nhận, ban hành các công văn, giấy tờ chiếm một lượng khá lớn, đòi hỏi phải có 2 người làm công tác này: một người phụ trách văn thư, một người phụ trách lưu trữ. Nhưng do tình hình cơ quan còn thiếu người nên các công việc về văn thư, lưu trữ, thủ quỹ cơ quan, đánh máy, in ấn tài liệu do một nhân viên phụ trách. Hiện nay, văn phòng có trang bị máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy fax cho công tác văn thư - lưu trữ để cho công tác này phục vụ có hiệu quả, kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan. Cán bộ văn thư – lưu trữ có nhệm vụ tiếp nhận công văn giấy tờ đi, đến và vào sổ theo dõi (vào 2 sổ riêng biệt), đóng dấu cẩn thận, chuyển giao nhanh chóng. Cán bộ văn thư – lưu trữ phải đảm bảo không để lẫn, thất lạc công văn, giấy tở, tài liệu, phải thường xuyên sắp xếp quản lí, phân loại tài liệu để khi cần thiết có thể dễ tìm, dễ thấy phục vụ kịp thời cho cơ quan. Ngoài ra, người làm công tác văn thư – lưu trữ sẽ thực hiện một số công việc được phân công đột xuất. Còn việc xử lí công văn, văn bản thì công văn đến phải được vào sổ và đóng dấu công văn đến theo quy định, sau đó chuyển đến Giám đốc hoặc Phó giám đốc duyệt. Sau khi xử lí xong công văn được chuyển đến Trưởng phòng Tổng hợp – Tổ chức hành chính theo dõi và nắm các vấn đề có liên quan. Công văn khi chuyển đến lãnh đạo hay các phòng phải được kí nhận. Trưởng phòng chịu trách nhiệm nghiên cứu văn bản trước khi chuyển đến các cán bộ nhân viên thực hiện. Riêng các công văn khẩn, công văn cần xử lí gấp cán bộ văn thư cần trình ngay cho lãnh đạo để xử lí kịp thời. Các văn bản khi soạn thảo phải đảm bảo tính quy phạm, thể thức văn bản theo quy định và đảm bảo về nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0046.doc