Đề tài Công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Lilama Hà Nội

 

Tại công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, việc tính toán, mua sắm, cung cấp vật tư cho thi công các công trình là tương đối chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu về qui cách, chủng loại. và việc quản lý sử dụng cũng được quan tâm đúng mức. Khi xuất kho căn cứ vào dự toán được lập cho các công trình và những hao hụt trong định mức để phê duyệt phiếu yêu cầu. Vì vậy, phế liệu ở các công trình là rất ít và hầu như không có.

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Lilama Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ cái, Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt. +Sổ chi tiết: Sổ chi tiết phải trả công nhân viên, sổ chi tiết TS, sổ chi tiết chi phí ( Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, chi phí kinh doanh dở dang ), sổ tổng hợp chi tiết... Các mẫu sổ sử dụng theo mẫu sổ do Bộ tài chính ban hành theo Quyết đinh 1411 TC/ QĐ / CĐKT. Trình tự ghi sổ Nhật ký chung như sau: Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ Nhật ký chung (6) Chứng từ gốc Sổ NK đặc biệt Sổ NK chung Sổ, thẻ KT chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán (3) (6) (1) (2) (1) (4) (5) (2) (7) (6) Sổ quỹ (7) (1) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Kỳ hạch toán của Công ty là theo từng quý: cuối quý, phòng kế toán tiến hành tổng hợp số liệu và lập các báo cáo theo quy định. Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast2005. Nhờ có hệ thống kế toán máy này công tác kế toán của đơn vị được hỗ trợ rất nhiều, các nhân viên kế toán chỉ phải nhập các dữ liệu đầu vào, sau đó, máy tính sẽ cho phép kết xuất ra các loại báo cáo khác nhau. 1.7.3.5. Hệ thống báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính mà công ty lập bao gồm các báo cáo theo QĐ số 167/ 2000/ QĐ-BTC ngày 25/ 10/ 2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính. + Bảng cân đối (Mẫu B 01-DN) + Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B 02-DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B 03-DN) + Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B 09-DN) + Ngoài ra công ty còn có hệ thống báo cáo quản trị lập theo yêu cầu quản lý của công ty. Các báo cáo này được lập định kỳ vào cuối mỗi quý, năm. Các báo cáo quý do kế toán tổng hợp thực hiện, trình Kế toán trưởng. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xem xét, ký duyệt, chuyển lên Giám đốc và các cấp cao hơn (Tổng công ty). Các báo cáo năm được trình lên Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước, các cơ quan thuế để thực hiện các nghĩa vụ của mình. 2. thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần LILAMA Hà nội. 2.1. Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có mục tiêu cơ bản là: - Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất thực tế, giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau mỗi quá trình sản xuất để lượng hoá giá phí của sản phẩm dở dang, thành phẩm, giá vốn trên cơ sở đó cung cấp thông tin về kết quả từng quá trình sản xuất và đồng thời công bố giá trị dở dang, thành phẩm, lãi, lỗ trên báo cáo tài chính. - Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành thực tế của sản phẩm để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả, hiệu quả sau mỗi quá trình sản xuất và thiết lập các đòn bẩy kinh tế. Đối với các doanh nghiệp xây lắp như LILAMA Hà Nội thì công tác hoạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm càng quan trọng hơn nữa. Bởi vì nó quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có những dự toán chi phí đúng mức, không theo dõi thường xuyên được chi phí phát sinh cho các công trình và cho các quá trình sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, tăng chi phí sản xuất thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có những chính sách quản lý chi phí giá thành hợp lý, tổ chức phương pháp hạch toán chi phí giá thành thật khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển. 2.2. Nội dung cơ bản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác, khoa học, kịp thời, đòi hỏi việc đầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm. Bởi vì nó quyết định đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp và trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý thuyết và thực tiễn hạch toán kế toán. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm... Và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành. Như vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí. Còn xác định đối tượng hạch toán giá thành là xác định sản phẩm hoàn thành mà cần tính giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu, trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Với Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên để phù hợp với đặc điểm sản xuất và đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán, đối tượng hạch toán chi phí là các công trình hoặc từng hạng mục công trình. Nó phụ thuộc vào quy mô của từng công trường. Và đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là từng công trình hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành được kiểm nghiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và được bên gian thầu chấp nhận. Toàn bộ CPSX của công ty được tập hợp theo các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí khác. 2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 2.2.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Có nhiều cách thức để tập hợp chi phí. Tuy nhiên, tại công ty việc tập hợp chi phí được thực hiện theo hai cách sau: + Đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Đối với các chi phí liên quan 2.chung cho toàn công ty hoặc liên quan đến một vài công trình thì được tập hợp chung cho toàn công ty sau đó tiến hành phân bổ cho các công trình theo một tiêu thức nhất định. Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội lựa chọn tiêu thức phân bổ dựa vào chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy, khi cần phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, phải xác định được tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì, tổng chi phí nhân công cho các công trình trong kì.Sau đó lấy chi phí nhân công trực tiếp trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của từng công trình nhân với Hệ số phân bổ để tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho mỗi công trình. Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công trình, HMCT = Chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, HMCT * Hệ số phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng chi phí nhân công trực tiếp 2.2.2.2. Phương pháp tập hợp giá thành. Có nhiều phương pháp tập hợp giá thành khác nhau, tuy nhiên Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành theo phương pháp cộng giản đơn. Giá thành của một công trình hoặc hạng mục công trình là tổng cộng tất cả các khoản chi phí đã thực sự phát sinh cho công trình đó sau khi đã có những điểu chỉnh tăng hoặc giảm giá thành một cách hợp lý. ( Điều chỉnh theo phương pháp doanh thu hoặc theo nguyên tắc giá vốn ). 2.2.2.3. Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành của công ty không cố định tháng, quý hoặc năm mà tuỳ thuộc vào quy mô của các công trình. Nếu như công trình có quy mô lớn, thời gian thi công lâu dài thì có thể lựa chọn kỳ tính giá thành là quý hoặc năm. Còn với các công trình khác có thể lựa chọn kỳ tính giá thành là khi có các hạng mục công trình hoàn thành bàn giao hoặc khi bàn giao toàn bộ công trình. 2.2.3. Nội dung tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. Để khái quát về thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, em sẽ trình bày về cách tính chi phí và giá thành tại công trình Nhiệt điện Uông Bí. 2.2.3.1 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. 2.2.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với lĩnh vực xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ tổng chi phí của một công trình. Với công trình Nhiệt điện Uông bí, chi phí nguyên vật liệu chiếm 60% tổng chi phí toàn công trình theo giá dự toán ). Do vậy, hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu góp phần tích cực vào việc chống lãng phí, thất thoát vật liệu, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các loại vật tư của công ty bao gồm: + Về xây dựng: Xi măng, cát, sỏi, gạch ngói, tấm căn bu lông, sắt thép các loại... +Về lắp máy: điều hoà, máy móc thiết bị, ôxy, đất đèn... Ngoài ra còn có rất nhiều vật tư khác như xăng, dầu, vòng bi, que hàn... Các loại vật tư này được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: + Do Bên A cung cấp + Nhập từ Tổng công ty + Mua ngoài trên thị trường Khi nhận thầu một công trình, phòng kinh tế kỹ thuật căn cứ và nhu cầu sử dụng vật tư cho từng công trình, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật và giá cả vật tư để lập dự toán cho từng công trình, sau đó phòng cung ứng vật tư căn cứ vào dự toán đã được duyệt và tiến độ thi công để lập kế hoạch mua sắm, cung ứng kịp thời vật tư đảm bảo cho sản xuất. Vật tư phục vụ cho thi công công trình có thể được mua ngoài và vận chuyển đến thẳng chân công trình, có thể được xuất từ kho của công ty. Nhưng trong điều kiện hiện nay, thị trường vật liệu xây dựng rất sôi động và thuận tiện, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của người mua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện vận chuyển thì công ty không cần mua dự trữ trong kho nhiều vừa mất không gian bảo quản, vừa phải tổ chức hạch toán. Phần lớn vật tư là mua đến đâu sử dụng đến đó, nhất là các loại vật tư sử dụng cho lắp máy. Tuy nhiên về nguyên tắc hạch toán thì khi mua nguyên liệu để sử dụng, sau khi nhận được hàng hóa và hoá đơn bán hàng của bên bán, bộ phận thu mua chuyển hoá đơn bán hàng đó cùng các chứng từ kèm theo như phiếu yêu cầu vật tư về kho để thủ kho làm thủ tục nhập kho sau đó mới làm thủ tục xuất kho và vật tư vẫn coi như xuất tại kho. Toàn bộ vật tư của công ty được hạch toán trên tài khoản tổng hợp, TK152, TK153 mà không mở chi tiết cho từng loại vật tư, không phân biệt vật liệu chính và vật liệu phụ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được công ty sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công công trình được hạch toán vào tài khoản tổng hợp TK621, và được mở chi tiết cho từng công trình. Đối với công trình Nhiệt điện Uông Bí, công ty mở TK 62183 để hạch toán chi phí vật liệu. Công cụ, dụng cụ sử dụng cho thi công công trình như cuốc xẻng, que hàn, kìm, búa, ván khuôn, giàn giáo... được phân bổ cho các công trình tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng mỗi loại CCDC cho thi công công trình đó, song thông thường công ty phân bổ CCDC cho các công trình theo tỷ lệ là 30%, nhưng có những công trình được phân bổ 15% và cũng có những công trình phải phân bổ 100%, tuỳ theo giá trị công trình. Khi có nhu cầu về vật tư cho sản xuất thi công công trình, thủ kho tiến hành xuất vật tư ở kho hoặc vận chuyển vật tư từ nơi cung cấp đến thẳng chân công trình. Khi xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho làm căn cứ phi sổ. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, một liên thủ kho giữ, một liên giao cho phòng cung ứng vật tư và một liên gửi về phòng tài vụ làm căn cứ ghi sổ. Việc tính giá vật tư xuất kho được thực hiện bằng một trong hai phương pháp tuỳ thuộc vào từng trường hợp: + Phương pháp bình quân gia quyền +Phương pháp thực tế đích danh Đối với vật tư còn tồn trong kho, khi xuất kho cho sản xuất thi công thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đối với vật tư mua về đưa thẳng đến chân công trình mà không qua nhập kho thì tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Mẫu CT 01: Phiếu xuất kho Ngày 2 tháng1 năm 2006 Người nhận hàng: Lương Ngọc Bình Đơn vị: KD 087 - Công Trình Nhiệt điện Uông Bí Địa chỉ: Xưởng Cơ khí Nội dung: Xuất vật tư thi công Ct Nm Nhiệt điện Uông Bí theo YC 2/ 1/ 2005 STT Mã kho Tên vật tư TK Nợ TK Có ĐVT Số lượng Đơn giá Thành iền 1 1 KHB THI002-Thép I200x100x5.5 62183 152 KG 410. 00 10 571.42 4 334 282 Tổng cộng 4 334 282 Bằng tiền: Bốn triệu, ba trăm mười bốn nghìn, hai trăm tám hai đồng chẵn. Xuất ngày... tháng... năm Thủ trưởng đơn vị Phụ trách đơn vị gười nhận hàng Thủ kho Khi nhận được phiếu xuất kho, kế toán vào sổ Nhật ký chung. Nợ TK 621: chi tiết cho các công trình. Có TK 152, 153 Bảng 02: Trích sổ Nhật ký chung Từ ngày 01/ 1/ 2006 đến 31/ 3/ 2006 Đơn vị: đồng Ngày Số Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 2/1 1/1 Xuất kho vật tư cho 62183 334 282 Ct Nm Nhiệt điện Uông Bí 152 334 282 ... ... ... Cộng Đồng thời các phiếu xuất kho này được tập hợp lại và hàng tháng kế toán tiến hành phân loại các phiếu xuất kho theo từng công trình rồi vào tờ kê chi tiết.Tờ kê chi tiết được mở cho từng công trình (xem Bảng 03), theo các đối tượng sử dụng chi phí. Bảng 03: tờ kê chi tiết Công trình: Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Tháng 1 năm 2006 Ngày Số TK152 TK153 Cộng Thuế GTGT Tổng cộng 2 1 4 334 282 4 334 282 4 334 282 Cộng 846 512 347 Số liệu ở dòng Cộng được dùng để ghi vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ của tháng, sau đó tổng hợp cho cả quý. Bảng 04: bảng phân bổ NL, VL, CCDC Tháng 1 năm 2006 Đơn vị: đồng TK Ghi Có TK Đối tượng sử dụng TK152 TK153 Tổng cộng 62181 Ct Nm Ximăng Hải Phòng 290 927 019 62183 Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí 846 512 347 62185 Ct Trung tâm Hội nghị Quốc gia 315 482 397 ... ... ... 1 452 921 763 Cộng 621 627 Cộng 627 642 Cộng 642 Từ Bảng phân bổ NL,VL,CCDC, kế toán lấy số liệu ghi vào Sổ cái TK621, TK642, TK627. Đồng thời với việc ghi vào các sổ tổng hợp, kế toán cũng mở sổ theo dõi chi tiết chi phí vật liệu cho các công trình. Sổ này vừa được mở theo dõi chi tiết, vừa tổng hợp cho cả công ty. Tại công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội, việc tính toán, mua sắm, cung cấp vật tư cho thi công các công trình là tương đối chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu về qui cách, chủng loại... và việc quản lý sử dụng cũng được quan tâm đúng mức. Khi xuất kho căn cứ vào dự toán được lập cho các công trình và những hao hụt trong định mức để phê duyệt phiếu yêu cầu. Vì vậy, phế liệu ở các công trình là rất ít và hầu như không có. Đối với vật tư thừa, không sử dụng hết thì được nhập lại kho, khi đó kế toán căn cứ vào số vật tư thừa nhập kho để ghi tăng vật tư trong kho và ghi giảm chi phí cho công trình có vật tư thừa. 2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp. Nhân công trong công ty được chia làm hai bộ phận. Một bộ phận là công nhân trực tiếp tham gia các công trình và một bộ phận là nhân viên gián tiếp làm việc trong các phòng ban. Để thích ứng với 2 loại hình lao động đó công ty cũng sử dụng hai loại hình thức trả công là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Tiền lương của công ty trả làm 2 kỳ trong tháng. Kì 1 tạm ứng lương cho người lao động. Kì 2 trả hết số lương còn lại cho người lao động. Số tiền được tạm ứng căn cứ vào tổng quỹ lương, tỷ lệ trích lương của công ty. Tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương là TK 622- Chi tiết cho các công trình. Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: chi phí lương trả cho nhân công trực tiếp tham gia công trình, nhân công điều khiển xe máy phục vụ thi công, nhân viên quản lý tổ đội xây dựng, các khoản tiền ăn ca, phụ cấp khác mà không bao gồm các khoản trích theo lương ( Đây là đặc điểm riêng của ngành xây lắp trong việc trích lương ). Với đặc điểm là ngành xây lắp làm việc theo thời vụ và theo hợp đồng nên công nhân của công ty chỉ có một bộ phận là thuộc biên chế của công ty, phần lớn số công nhân còn lại là do thuê ngoài. Để trả lương cho công nhân trực tiếp, công ty sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Công thức tính lương công nhân trực tiếp: Tiền lương khoán = Số công * Đơn giá tiền công Khối lượng công việc giao khoán được xác định trên hợp đồng làm khoán (Có mẫu kèm theo) (Hợp đồng làm khoán là ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là căn cứ để thanh toán tiền công cho người nhận khoán). Đơn giá tiền lương khoán là đơn giá giao khoán nội bộ của công ty do phòng kinh tế kỹ thuật lập dựa trên cơ sở đơn giá qui định của Nhà nước, tình hình biến động của thị trường và điều kiện thi công công trình cụ thể. Hợp đồng làm khoán được lập trước khi tiến hành công việc xây lắp, do tổ trưởng (hoặc đội trưởng) phụ trách công trình lập và ký với bên giao khoán Trong quá trình thi công tổ trưởng phải chịu trách nhiệm huy động, quản lý, sử dụng lao động, tổ chức thực hiện phần nhận khoán đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, tiến độ thi công... Sau khi khối lượng công việc giao khoán hoàn thành, tổ trưởng cùng phụ trách công trình (hoặc đội trưởng) và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, nghiệm thu bàn giao và ghi vào Hợp đồng làm khoán (Phần thực hiện). Bảng 05: Hợp đồng làm khoán Số 01/01 Công trình và hạng mục công trình: Nhà máy Thép mạ màu LILAMA Họ tên tổ trưởng: Phùng Văn Chuyên SHĐM Nội dung công việc, ĐKKT Đơn vị tính Giao khoán Thực hiện Kt thi công xác nhận KL, CL công việc Kỹ thuật thi công (Kí tên ) KL ĐG KL ĐG A B C 1 2 3 4 5 6 1 Xuống bông bảo ôn Công 55 45.000 55 2.475.000 2 Dọ khu vật tư Công 61 45.000 61 2.745.000 3 Hạ hàng TB TT HNQG Công 128 45.000 128 5.760.000 4 Bốc bông thuỷ tinh Công 5 45.000 5 225.000 5 Thu dọn sắt vụn và dọn kho Công 40 45.000 40 1.800.000 6 Sắp xếp, che đậy bông thuỷ tinh Công 8 45.000 8 360.000 7 Sơn giá, tủ tài liệu cho phòng TC KT Công 8 45.000 8 360.000 Ngày...... tháng....... Người nhận khoán Người giao khoán Tổ trưởng nhận khoán kí tên Đội trưởng giao khoán kí tên Điều kiện sản xuất thay đổi khi GK TL bq 44.700 đ/c Phòng KTKT Phó GĐ thi công TT đơn vị ( Kí tên, Họ và Tên) ( Kí tên, Họ và Tên) ( Kí tên, Họ và Tên) Để phân chia tiền lương cho từng lao động trong tổ, khi nhận được Hợp đồng làm khoán, tổ trưởng huy động và quản lý lao động trong tổ thông qua Bảng chấm công và chia lương. Hàng ngày tổ trưởng phải theo dõi và chấm công cho từng người trong tổ, để làm căn cứ chia lương. Tiền lương được chia cho từng người căn cứ vào tay nghề, cấp bậc, loại công việc thực hiện và ngày công thực tế đã được ghi trong Bảng chấm công và chia lương. Bảng 06: Bảng chấm công và chia lương Tháng 2 năm 2006 Đội công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Số TT Họ và tên Số hiệu công nhân Bậc lương Số ngày trong tháng (ghi theo giờ công) ... Tổng số công Số tiền được lĩnh 1 2 3 ... 14 15 16 17 18 ... 29 30 31 1 Phùng Văn Chuyên HĐ 5/7 8 8 8 ... 8 8 8 8 8 ... 8 8 8 25 1460000 2 Nguyễn Đăng Thành HĐ 3/5 8 8 8 ... 8 8 8 8 8 ... 8 8 8 24 950000 3 Lê Hữu Hoạt HĐ 3/7 8 8 ... 8 8 8 8 8 ... 8 8 8 23 1176000 4 Trần Tuấn Hải HĐ 3/7 8 8 8 ... 8 8 8 8 8 8 ... 8 8 23 1176000 96c 4762000 Các Hợp đồng làm khoán trong tháng sau khi đã hoàn thành cả phần thực hiện, có đầy đủ chữ ký xác nhận thì được tập hợp lại theo từng đội cho từng công trình. Như vậy cuối tháng, mỗi công trình sẽ có một tờ kê các Hợp đồng làm khoán.(công việc này làm gần giống như lập tờ kê chi tiết đối với chi phí nguyên vật liệu). Sau đó kế toán tổng hợp số liệu để lấy số tổng cộng chi phí chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình để đưa lên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phần TK622, đối ứng với TK334). Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, được lập cho từng tháng và tổng hợp cho quí, năm. Đối với nhân viên quản lý các tổ đội xây dựng, tiền lương cũng được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Hàng tháng, các nhân viên kinh tế của các tổ theo dõi ngày công, cuối tháng tính công như nhân viên trực tiếp tham gia thi công. Mức lương tháng = Số công * Đơn giá ngày công Đơn giá ngày công cũng là do công ty quy định trên cơ sở các căn cứ hợp lý. Bảng07: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Quý I, năm 2006 Ghi nợ TK đối ứng Đối tượng phân bổ (Công trình) Cộng có TK 334 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 Cộng có TK 338 Tổng cộng TK 334 642 Lương bộ máy quản lý DN 446.603.425 446.603.425 338 Bảo hiểm XH trả thay lương 7.706.625 7.706.625 622 CP nhân công trực tiếp 2.965.262.352 2.965.262.352 1 Nhânn công trực tiếp Otis - ILAMA 54.150.800 54.150.800 2 Nhân công gang thép Thái Nguyên 466.239.100 466.239.100 3 Nhân công Nm Nhiệt điện Uông Bí 1.403.638.584 1.403.638.584 ... ... ... 14 Ct TT Hội nghị Quốc gia 352.597.254 352.597.254 15 Chi phí Sản xuất chung 1.425.163.937 74.107.202 154.259.981 24.040.417 252.407.600 1.678.571.537 Tổng cộng 4.844.736.399 74.107.202 154.259.981 24.040.417 252.407.600 5.097.143.999 Các khoản trích theo lương được trích theo quy định là 25% trên tổng quỹ lương của công ty. Trong đó có 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 6% trừ vào lương của người lao động. BHYT chiếm 3%, KPCĐ chiếm 1%, BHYT chiếm 20% trên tổng số 25% được trích. Tuy nhiên, khi trích các khoản trích theo lương này không ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp vì nó được đưa vào chi phí sản xuất chung 6271. Công ty không thực hiện trích trước lương phép cho công nhân nghỉ phép. Khi nào có công nhân nghỉ phép thì ghi tăng TK 622 của tháng đó. Đối với các trường hợp ốm đau, thai sản, nghỉ đẻ ... Công ty hạch toán tăng phải trả công nhân viên, sau đó lập Bảng nghỉ hưởng BHXH và giữ lại các chứng từ liên quan làm thủ tục thanh toán với Cơ quan BHXH. Khi có các chứng từ tiền lương, kế tiến hành mở sổ chi tiết TK 622 - Mở chi tiết cho từng công trình và tập hợp chung cho toàn công ty. Đồng thời, kế toán vào sổ Nhật ký chung và Sổ cái. Cuối kì, lấy số liệu trên sổ chi tiết đối chiếu với các sổ tổng hợp. Bảng 08: Sổ chi tiết TK TK 6283 - Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Từ ngày 31/ 3/ 2006 đến 31/3/ 2006 Dư đầu kì : 0 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối tứng Số phát sinh TNgày Số Nợ Có 31/3 PKT TL Công trình Nm NĐ Uông Bí Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Bảo 334 4800000 31/3 PKT TL Công trình Nm NĐ Uông Bí Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Sáu 334 20298000 31/3 PKT TL Công trình Nm NĐ Uông Bí Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Bình 334 24976000 31/3 PKT TL Công trình Nm NĐ Uông Bí Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Sáu 334 22764000 ... 31/3 PKT TL Công trình Nm NĐ Uông Bí Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ông Phan 334 3640000 31/3 PKT TL Công trình Nm NĐ Uông Bí Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ông Huy 334 20687000 31/3 PKT TL Công trình Nm NĐ Uông Bí Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí đội xe 334 16565000 31/3 PKT TL Công trình Nm NĐ Uông Bí Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí ông Bình 334 19471000 31/3 PKT TL Kết chuyển CPNCTT quý 3 năm 2006 15483 2.965.262.352 Tổng phát sinh Nợ: 2.965.262.352 Tổng phát sinh Có: 2.965.262.352 Dư cuối kì: 2.965.262.352 Bảng 09: Sổ cái TK TK 62283- Công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Quý I năm 2006 Dư đầu kì: 999.648.248 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NK chung SH TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 31/3 PKT TL 31/3 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Bảo 4800000 31/3 PKT TL 31/3 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Sáu 20298000 31/3 PKT TL 31/3 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Bình 24976000 31/3 PKT TL 31/3 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ô Sáu 22764000 ... ... ... ... ... 31/3 PKT TL 31/3 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ông Phan 3640000 31/3 PKT TL 31/3 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí Ông Huy 20687000 31/3 PKT TL 31/3 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí đội xe 16565000 31/3 PKT TL 31/3 Lương Ctr Nm NĐ Uông Bí ông Bình 19471000 31/3 Kết chuyển CPNCTT quý 3 năm 2006 1.403.638.548 Tổng phát sinh Nợ: 403.990.300 Tổng phát sinh Có: 1.403.638.548 Dư cuối kì: 0 2.1.3. Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong toàn doanh nghiệp cần phân bổ cho các công trình hoặc là các chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều công trình hoặc hạng mục công trình cần phân bổ để phục vụ cho việc xác định chi phí và từ đó là tính giá thành cho các công trình hoặc hạng mục công trình. Trong khoản mục chi phí sản xuất chung này bao gồm chi phí lương cho nhân viên các phòng, ban; chi phí khấu hao TSCĐ; các khoản trích theo lương của nhân viên thuộc biên chế của doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng tài khoản tổng hợp - TK627 và được mở chi tiết cho từng khoản chi phí (như trên). Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí nhân viên, BHXH, YT, KPCĐ (TK6271) + Chi phí vật liệu, CCDC (TK6272) + Chi phí khấu hao TSCĐ (TK6274) + Chi phí bằng tiền khác (TK6278) + Chi phí sản xuất chung cho các công trình (TK6279 ( Chi tiết cho từng công trình ) Các chứng từ sử dụng: Về vật liệu : Phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, CCDC... Về nhân công : Bảng phân bổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32743.doc
Tài liệu liên quan