LỜI NÓI ĐẦU
Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HOÁ, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
I Sự cần thiết phải tổ chức kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
1 Vai trò, đặc điểm của hàng hoá, công cụ, dụng cụ trong sản xuất kinh doanh.
2 Yêu cầu trong quản lý hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
3 Nhiệm vụ và vại trò của kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
II Phân loại và đánh giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
1 Phân loại hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
2 Đánh giá hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
III Kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ phương pháp kế toán.
A. Kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
1 Chứng từ sử dụng.
2 Sổ kế toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
3 Hạch toán chi tiết hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
B. Hạch toán tổng hợp hàng hoá, công cụ, dụng cụ.
B1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1 Hạch toán tổng hợp hàng hoá.
1.1. Tài khoản sử dụng.
1.2. Phương pháp hạch toán.
2 Hạch toán công cụ, dụng cụ
2.1. Tài khoản sử dụng.
2.2. Phương pháp hạch toán.
94 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức kế toán hàng hoá, công cụ, dụng cụ tại Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa thuộc Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Đối với các đơn vị tính VAT theo phương pháp trực tiếp (do chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về sổ sách kế toán, về chứng từ hoặc với các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc), do phần VAT được tính vào gía thực tế hàng hoá nên khi mua ngoài, kế toán ghi vào tài khoản 152 theo tổng giá thanh toán.
Nợ TK 156 Giá thực tế hàng hoá mua ngoài kể cả VAT
Có TK liên quan 331, 111, 112, 311
Số chiết khấu mua hàng, giảm gia hàng mua, hang fmua trả lại
Nợ TK liên quan 331, 111, 112, 1388
Có TK 156 (chi tiết hàng hoá)
* Hạch toán tình hình biến động giảm hàng hoá:
Hàng hoá trong doanh nghiệp giảm chủ yếu do xuất sử dụng cho sản xuất kinh doanh, phần còn lại có thể xuất bán, xuất góp vốn liên doanh Mọi trương hợp vậtliệu giảm đều ghi theo giá thực tế ở bên Có TK 156.
a. Hạch toán hàng hoá cho sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 621: Xuất trực tiếp chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Nợ TK 627: Xuất dung cho phân xưởng.
Nợ TK 641: Xuất phục vụ cho bán hàng
Nợ TK 642: Xuất cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241: Xuất cho xây dựng cơ bản hoặc xửa chữa TSCĐ
Có TK 156 Giá thực tế hàng hoá xuất dùng
b. Xuất góp vốn liên doanh
Căn cú vào giá trị gốc hàng hoá xuất góp vốn và giá trị vốn góp được liên doanh chấp nhận, phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá trị vốn góp sẽ được phản ánh vào TK 412 chênh lệch đánh giá lại tài sản nếu giá vốn góp lớn hơn giá trị vốn góp thì ghi nợ: nếu vốn góp nhỏ hơn giá trị vốn góp thì ghi có TK 412 phần chênh lệch:
Nợ TK 222 Gía trị vốn góp liên doanh dài hạn
Nợ TK 128 Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn.
Nợ hoặc có TK 412 Phần chênh lệch
Có TK 156 Giá thực tế hàng hoá xuất góp vốn liên doanh.
c. Xuất thuê ngoài gia công chế biến:
Nợ TK 154 Giá thực tế hàng hoá xuất chế biến.
Có TK 156 Giá thực tế hàng hoá xuất chế biến.
d. Giảm do cho vay tạm thời:
Nợ TK 138 (1388) Cho các cá nhân tập thể vay tạm thời.
Nợ TK 136 (1368) Cho vay nội bộ tạm thời.
Có TK 156 Giá thực tế xuất cho vay.
e. Giảm do các nguyên nhân khác:
Nợ TK 632 Nhượng bán xuất trả lương, trả thưởng.
Nợ TK 642 Thiếu trong định mức tại kho.
Nợ TK 1381 Thiếu không rõ nguyên nhân, chờ xử lý.
Nợ TK 138 (1388), 334 Thiếu cá nhân phải bồi thường.
Có TK 156 Giá thực tế hàng hoá thiếu.
Sơ đồ hạch toán tổng quát theo phương pháp kê khai thường xuyên.
(tính VAT theo phương pháp khấu trừ)
TK 331, 111, 112, 141, 311,..
TK 156
TK 612
TK 627, 641, 642,..
Xuất để chế tạo sản phẩm
TK 128, 222
Xuất cho chi phí sản xuất chung, bán, hàng, quản lý, xây dựng cơ bản
TK 154
Xuất góp vốn liên doanh
TK 1381, 642,..
Xuất thuê ngoài gia công chế biến
Thiếu phát hiện qua kiểm kê
TK 151
Hàng đi đường kỳ trước
TK 411
Nhận cấp, phát, tặng thưởng, vốn góp liên doanh
TK 642, 3381
Thừa phát hiện khi kiểm kê
TK 128, 222
Nhận lại vốn góp liên doanh
TK 154
Đánh giá giảm
Đánh giá tăng
Tăng do mua ngoài
VAT được khấu trừ nếu có
TK 1331
xxx
Sơ đồ hạch toán tổng quát hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính VAT theo phương pháp trực tiếp)
Tặng do mua ngoài
(Tổng giá thanh toán)
TK 612
TK 331, 111, 112, 141, 311,..
TK 627, 641, 642,..
Xuất cho các nhu cầu khác ở phân xưởng, xuất phục vụ bán hàng, quản lý, xây dựng cơ bản
Xuất để chế tạo sản phẩm
TK 156
xxx
TK 151, 411, 222
Hàng hoá tặng do các nguyên nhân khác
2. Hạch toán công cụ, dụng cụ:
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng qui định để xếp vào tài xản cố định. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của tư liệu lao động, những tư liệu hoạt động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là:
- Các loại bao bì chứa hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ, quần áo, giày dếp chuyên dùng để làm việc...
- Các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có tính giá riêng nhưng vẫn tính gía trị hao mòn để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ, bảo quản hay vận chuyển hàng hoá.
- Các dụng cụ gá lắp chuyên dùng hco sản xuất...
2.1. Tài khoản sử dụng:
Để quản lý, theo dõi và phản ánh tình hình xuất, nhập, tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”.
Kết cấu tài khoản:
Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế tăng thêm;
Bên có: Phản ánh giá trị thực tế giảm đi;
Dư nợ: Phản ánh giá trị thực tế hiện còn.
2.2. Phương pháp hạch toán:
a. Hạch toán xuất dùng:
- Trường hợp xuất dùng với giá trị nhỏ (phân bổ 1 lần).
Nợ TK 627 (6273): Xuất dùng ở phân xưởng.
Nợ TK 641 (6413): Xuất dùng cho tiêu thụ.
Nợ TK 642 (6423): Xuất phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.
Có TK 153: Toàn bộ giá trị xuất dùng.
- Trường hợp xuất dùng với giá trị tương đối cao (phân bổ hai lần).
+ Bút toán 1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng.
Nợ TK 142 (1421)
Có TK 153 (1531)
+ Bút toán 2: Phẩn bổ 50% giá trị xuất dùng cho các đối tượng sử dụng.
Nợ TK liên quan ( 6273, 6413, 6423)
Có TK 142 (1421) 50% giá trị xuất dùng.
Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng.
Nợ TK 138, 334, 111, 156...: Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường.
Nợ TK 6273, 6413, 6423: Phân bổ nốt giá trị còn lại (trừ thu hồi).
Có TK 142 (1421): Giá trị còn lại (50% giá trị xuất dùng).
- Trường hợp xuất dùng vời qui mô lớn, gái trị cao với mục đích thay thế trang bị mới hàng loạt... thì toàn bộ gía trị xuất dùng được phân bố dần vào chi phí.
+ Bút toán 1: Phản ánh 100% giá trị xuất dùng.
Nợ TK 142 (1421)
Có TK 153 (1531)
+ Bút toán 2: Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần.
Các kỳ tiếp theo, kế toán chỉ phản ánh bút toán phân bổ giá trị hao mòn (bút toán 2).
b. Hạch toán xuất dùng bao bì luân chuyển:
- Khi xuất dùng bao bì luân chuyển: Ghi nhận toàn bộ giá trị xuất dùng.
Nợ TK 142 (1421) Giá thực tế
Có TK 153 (1532) Giá thực tế.
- Phân bổ giá trị hao mòn vào các chi phí của lỳ sử dụng.
Nợ TK 156 Tính giá trị hàng hoá mua ngoài.
Nợ TK 6413 Tính vào chi phí bán hàng.
Có TK 142 (1421) Giá trị hao mòn.
- Khi thu hồi bao bì luân chuyển, nhập kho:
Nợ TK 153 (1532) Giá trị còn lại.
Có TK 142 (1421) Giá trị còn lại.
c. Hạch toán đồ dùng cho thuê:
- Bút toán 1: Khi chuyển thành đồ dùng cho thuê hay đồ dùng cho thuê mua ngoài, nhập kho.
Nợ TK 153 (1533) Giá thực tế đồ dùng cho thuê.
Nợ TK 133 VAT được khấu trừ.
Có TK 153, 331, 111, 112...
- Bút toán 2: KHi xuất dùng cho thuê:
Nợ TK 142 Toàn bộ giá trị xuất dùng.
Có TK 153
- Bút toán 3: Xác định giá trị hao mòn của đồ dùng cho thuê:
Nợ TK 821: Nếu cho thuê không thường xuyên.
Nợ TK 627: Nếu cho thuê là hoạt động kinh doanh thường xuyên.
Có TK 142: Giá trị hao mòn.
- Bút toán 4: Số thu về cho thuê:
Nợ TK 111, 442, 131 Tổng số thu cho thuê.
Có TK 333 VAT phải nộp.
Có TK 721 Nếu là hoạt động không thường xuyên.
Có TK 511 Nếu là hoạt động thường xuyên.
- Bút toán 5: Khi thu hồi đồ dùng cho thuê:
Nợ TK 153 (1533) Giá trị còn lại.
Có TK 142 (1421) Giá trị còn lại.
B2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
1. Hạch toán hàng hoá :
1.1. Tài khoản sử dụng:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá tị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác.
Tài khoản sử dụng gồm:
- Tài khoản 611 “Mua hàng”.
+ Dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm, nguyênhàng hoá, công cụ, dụng cụ theo giá thực tế.
+ Kết cấu:
Bên nợ: Phản ánh giá thực tế nguyênhàng hoá , công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ.
Bên có: Phản ánh giá thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất dùng, xuất bán thiếu hụt... trong kỳ và tồn kho cuối kỳ...
TK 611: Cuối kỳ không có Số Dư.
TK 611: Được chia làm 2 tài khoản cấp 2:
TK 6111: Mua hàng hoá.
TK 6112: Mau hàng hóa.
- TK 156 “ Hàng hoá”
+ Dùng để phản ánh giá tựhc tế hàng hoá tồn kho.
+ Kết cấu:
Bên nợ: Giá thực tế hàng hoá tồn kho cuối kỳ.
Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ.
Dư nợ : Giá thực tế hàng hoá tồn kho...
- Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”.
+ Dùng để phản ánh trị giá số hàng mua nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán.
+ Kết cấu:
Bên nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ.
Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ.
Dư nợ : Giá thực tế hàng đang đi đường.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 133, 331, 111, 112...
1.2. Phương pháp hạch toán:
- Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại.
Nợ TK 611 (6111)
Có TK 156 Nguyên vật liêu tồn kho.
Có TK 151 Hàng đang đi đường
- Trong kỳ căn cú vào các hoá đơn mua hàng:
Nợ TK 611 (6111) Giá thực tế hàng hoá thu mua.
Nợ TK 133 (1331) VAT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331... Tổng gía thanh toán.
- Các nghiệp vụ khác làm tăng hàng hoá trong kỳ:
Nợ TK 611 (6111)
Có TK 411 Nhận vốn góp liên doanh, cấp phát.
Có TK 311, 336, 338 Tăng do đi vay.
Có TK 128 Nhận lại vốn góp liên doanh ngắn hạn
Có TK 222 Nhận lại vốn góp liên doanh dài hạn.
- Số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại trong kỳ.
Nợ TK 331, 111, 112... Số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại (tổng số).
Có TK 133 (1331) VAT không được khấu trừ.
Có TK 611 (6111) Trị giá thực tế.
- Cuối kỳ, căn cứ vào biên bản kiểm kê hàng hoá tồn kho và biên bản xử lý số mất mát, thiếu hụt.
Nợ TK 156: Hàng hoá tồn kho cuối kỳ.
Nợ TK 151: Hàng đi đường cuối kỳ.
Nợ TK 138, 334: Số thiếu hụt, mất mát, cá nhân phải bồi thường.
Nợ TK 1381: Số thiếu hụt chưa ró nguyên nhân, chờ xử lý.
Nợ TK 642: Số thiếu hụt trong định mức.
Có TK 611 (6111): Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ và thiếu hụt.
- Giá trị hàng hoá tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK 611 trừ đi số phát sinh bên Có (bao gồm số tồn cuối kỳ, số mất mát, số trả lại, số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua...) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Nợ TK liên quan (621, 627, 641, 641)
Có TK 611.
Vói doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp đối với hàng hoá mua ngoài giá thực tế gồm cả VAT đầu vào, do vậy kế toán ghi:
Nợ TK 611 Giá thực tế hàng hoá mua ngoài.
Có TK liên quan 331, 111, 112 Tổng giá thanh toán.
- Các khoản chiết khâu mua hàng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại (nếu có).
Nợ TK 331, 111, 112...
Có TK 611.
2. Hạch toán công cụ, dụng cụ:
2.1. Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”.
+ Sử dụng tài khoản này để theo dõi giá thực tế công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, tồn kho.
+ Kết cấu:
Bên nợ: Giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ.
Bên có: Kết chuyển giá thực tế công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ.
Dư nợ: Giá thực tế tồn kho.
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác như 133, 331, 111, 112...
2.2. Phương pháp hạch toán:
Việc hạch toán công cụ, dụng cụ nhỏ cũng được tiến hành tương tự như đối với hàng hoá. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ nếu xét thấy giá trị, cần trừ dần vào chi phí qua nhiều kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 142 (1421)
Có TK 611 (6111)
Căn cứ vào số lần phân bổ, xác định mức chi phí công cụ trừ dần vào từng kỳ.
Nợ TK 627, 641, 642.
Có TK 142 (1421).
Sơ đồ hạch toán tổng hợp hàng hoá, công cụ, dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Tính VAT theo phương pháp khấu trừ)
TK 151, 156, 153..
TK 611
TK 151, 156, 153..
TK 111, 112, 331
Giá trị hàng hoá, dụng cụ tồn cuối kỳ
Chiết khấu, giảm giá được hưởng và giá trị hàng trả lại
TK 138, 334, 821, 642
Giá trị thiếu hụt, mất mát
TK 612, 627, 641, 642
Giá trị hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất dùng nhỏ
Giá trị hàng hoá, dụng cụ tồn đầu kỳ, chưa sử dụng
TK 111, 112, 331
Giá trị hàng hoá, dụng cụ mua vào trong kỳ
TK 411
Nhận cấp, phát, tặng thưởng, vốn góp liên doanh...
TK 412
Đánh giá tăng hàng hoá, dụng cụ
4121
Giá trị xuất dùng lớn
Phân bổ dần
TK 1331
VAT được khấu trừ (nếu có)
xxx
Sơ đồ hạch toán tổng hợp hàng hoá, công cụ, dụng cụ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
(Tính VAT theo phương pháp trực tiếp)
TK 151, 152, 153
Giá trị hàng hoá, dụng cụ tồn cuối kỳ
TK 151, 156, 153
TK 111, 112, 331
TK 621, 627, 641, 642
Chiết khấu, giảm giá được hưởng và giá trị hàng trả lại
Giá thực tế hàng hoá, công cụ, dụng cụ xuất dùng
TK 611
TK 151, 156, 153
Giá trị hàng hoá, dụng cụ tồn đầu kỳ, chưa sử dụng
TK 111, 112, 331
Giá trị hàng hoá, dụng cụ mua vào trong kỳ
(Tổng giá thanh toán)
C. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Hàng hoá là một loại hàng tồn kho có giá trị thường xuyên biến đổi. Do vậy, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là điều cần thiết.
1. Các nguyên tắc về trích lập dự phòng:
Dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho thực chất là việc trích trước vào chi phí chuẩn bị giảm giá của hàng hoá so vớigiá trị hàng hoá ngoài thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc thận trọng.
- Việc lập dự phòng chỉ được tiến hành tại thời điểm cuối niên độ kế toán (ngày 31 tháng 12) để treen báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tài sản được phản ánh theo giá trị thuần.
Giá trị sản thuần = Giá trị trên sổ kế toán – Chi phí dự phòng ước tính
- Chi phí dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642) và được tính cho từng loại hàng hoá bị giảm gía của doanh nghiệp hoặc được tinhs cho toàn bộ hàng hoá tồn kho nhưng được bù trừ giữa số tăng và số giảm.
- Đến cuối niên độ kế toán muốn lập dự phòng cho niên độ sau, kế toán phải hoàn nhập toàn bộ dự phòng cũ đã lập từ niên dộ trước, sau đó mới lập niên độ mới. Phần hoàn nhập được phản ánh vào tài khoản 721.
- Mức lập dự phòng cho niên độ kế toán N( +1) được lập vào ngày 31 tháng 12 năm N.
Giá hạch toán trên sổ kế toán
Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm đó
Số lượng hàng hoá giảm giá tại thời điểm lập báo cáo
Mức dự phòng cần lập cho năm (N+1)
= x -
Trong đó giá trị thực tế trên thị trường của hàng tồn kho bị giảm giá là giá có thể bán trên thị trường.
2. Phương pháp kế toán:
a. Tài khoản sử dụng:
+ Để phản ánh chi phí dự phòng được lập cho hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp tại thời điểm cuối niên dộ kế toán sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Đây là tài khoản phản ánh chi tiêu điều chỉnh giảm nên có kết cấu trái ngược với TK 156.
+ Kết cấu TK 159
Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng về tài khoản 721;
Bên có: Phản ánh chi phí dự phòng được lập ở cuối niên độ;
Dư có : Phản ánh số chi phí dự phòng cho hàng hoá ở cuối niên độ kế toán.
TK 159 luôn có số dư ở bên Có, khi lập bảng cân đối kế toán vẫn được phản ánh vào chỉ tiêu bên tài sản song phải ghi đỏ để trừ bớt.
b. Trình tự kế toán:
- Phản ánh chi phí dự phòng được lập tại thời điểm kết thúc niên độ
Nợ TK 6426
Có TK 159
- Đến cuối niên độ kế toán căn cứ vào những bằng chúng chắc chắn về sự giảm giá của nguyên vật liêụ tồn kho.
+ Trước tiên hoàn nhập số dư phòng đã lập
Nợ TK 159
Có TK 721
+ Sau đó lập dự phòng mới:
Nợ TK 6426
Có TK 159
Phần II
Tình hình tổ chức kế toán hàng hoá công cụ dụng cụ ở công ty thương mạI và dịch vụ nhựa thuộc tổng công ty nhựa Việt Nam
1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức tế toán tại công ty
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển công ty
CT TM-DVN là một công ty nhựa trực thuộc Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam(TCTN VN) được thành lập ngày 8 tháng 10 năm 1996 theo quyết định số 2299-QĐ-TTCB của Bộ Công Nghiệp(BCN). Công ty nhựa là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc, có trụ sở chính đặt tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội. Công ty ra đời và hoạt động vơi tư cách pháp nhân có tên giao dịch quốc tế “VINAPLAT”.
Với đội ngũ 60 cán bộ công nhân viên có trình độ, cùng với cơ sở vật chất kế thừa toàn bộ của Tổng Công Ty để lại, công ty TM-DVN đã không ngừng củng cố ngành nhựa trở thành ngành nhựa mũi nhọn hàng đầu, giải quyết nhu cầu cần thiết cho xã hội và thực thiện tốt trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giao cho ngành Nhựa.
Tiền thân của Công Ty Nhựa Việt Nam cũng như Công Ty Thương Mại Dịch Vụ Nhựa là một công ty tạp phẩm thành lập ngày 7 tháng 8 năm 1976 theo quyết định số 972/CNV-TCQL của Bộ Công Nghiêp bao gồm của toàn ngành Nhựa, da giầy, xà phòng, sắt tráng men, văn phaòng phẩm Hồng Hà..v..v. Đến năm 1987 thực hiên quyết định số 302-CP của chính phủ Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định 421CNN-TCCP ngày 1 tháng 12 năm 1987 đổi Công ty Tạp Phẩm thành Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Nhựa hoạt động theo nghị định 27/HDBC ngày 22 tháng 2 năm 1988 đế giúp cho việc chuyển biến mạnh mẽ và hợp với cơ chế thị trường, đồng thời mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Tạp phẩm nhựa) thành Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam. Ngày 15 tháng 3 năm 1993 đến ngày 26 tháng 12 năm 1994, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ trình Thủ Tướng đơn xin thành lập Doanh Ngiệp Nhà Nước công văn số 2492-KTKH với tên gọi Công Ty Nhựa Việt Nam và nay theo quyết định số 1198/QĐ-TCCP ngày 7 tháng 5 năm 1996 thành lập lại Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam.
Mặc dù có nhiều biến động về mặt tổ chức, tên gọi có nhiều thay đổi nhưng trong 20 năm qua (từ 1976-2002) Tổng Công Ty Nhựa đã sản xuất và mang lại hiệu quả cao, nhịp độ tăng trưởng hàng năm tàon ngành đạt 27%/năm.
Những năm qua với đà phát triển nhanh, nhịp độ tăng trưởng cao của Ngành Nhựa cũng như mục tiêu sản xuất nhập khẩu đến năm 2005 mà chiến lược ngành đã đặt ra là phải phát triển đủ mạnh đúng tầm với một doanh nghiệp vừa phục vụ cho Quốc Doanh, Trung Ương,địa phương và các thành phần kinh tế khác chính vì cần thiết như vậy mà đến năm 1996 theo quyết định 2999/QĐ-TCCP của Bộ Công Nghiệp Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa(CT TM-DVN) đã chính thức thành lập trên cơ sở trưóc đây và là chi nhánh phía Bắc của Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam .
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, sư cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng quyết liệt, CT TM-DVN đã hoạt động và trải qua nhiều biến đổi thăng trầm vươn lên để tự khẳng định mình và hoà nhập với nần kinh tế năng động không ngường phát triển.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty trong lền kinh tế:
1.2.1. Chức năng
Công Ty TM-DVN là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyên kinh doanh các loại hàng hoá dịch vụ ngành Nhựa có quyền tự chủ kinh doanh theo phẩm cấp của Công Ty và thực hiện chức năng cơ bản như một doanh ngiệp Thương Mại.
- Kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm nhựa vật tư hàng hoá, nhựa, sắt tráng men nhôm, thép lá, các loại hoá chất, văn phòng phẩm hàng tiêu dùng, bao bì và in ấn bao bì, phương tiện vận tải máy móc thiết bị phụ tùng và khuôn mẫu.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư, chuyển dao công nghệ mới, thiết kế chế tạo và xây lắp các công trình chuyên ngành, họi chợ triển lãm, hội thảo, thông tin quảng cáo và kinh doanh du lịch khách sạn nhà hàng, đại lý bán hàng, tiến hành các hoạt động khai thác theo qui định cảu pháp luật.
1.2.2 Nhiệm vụ của Công Ty :
- Mục đích kinh doanh thực hiện theo đúng qui định thành lập của doanh nghiệp và kinh doanh các mặt hàng dịch vụ đã đăng ký cụ thể.
- Với tinh thần tự lực tự cường với quyết tâm vươn lên để tồn tại và phát triển được là do sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của các phòng ban lãnh đạo trong Công Ty và sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên nhằm mục đích vừa sản xuất vừa xây dựng Công Ty TM-DVN có uy tín và chất lượng tốt hơn để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn và thu được lợi nhuận cao nhằm mục đích thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước như nộp thuế và các khoản phải nọp khác và o ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển tốt số vốn của doanh nghiệp được nhà nước giao cho.
- Doanh nghiệp phaỉ tổ chức tốt quá trình quản lý lao động.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Thương Mại và Dịch Vụ Nhựa
1.3.1. Khái quát về bộ máy quản lý:
Công Ty TM-DVN là một đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Nhựa Việt Nam tiêu biểu cho loại hình vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ đơn giản đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ của Công Ty đề ra. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công Ty được xác định theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Giám đốc
Phòng hành chính
Phòng kinh doanh XNK
Phòng tài chính kế toán
Phòng nghiệp vụ quản lý
Trạm kho vận HP
Hệ thống cửa hàng
Chức năng của các phòng ban:
* Ban Giám Đốc:
Theo cơ cấu tổ chức tổ chức trên Giám Đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà Nước về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công Ty, đồng thời cũng là ngưòi đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong Công Ty theo luật định.
* Phòng hành chính:
Tham mưu cho giám đốc Công Ty các chính sách về nội chính các chính sách về xã hội, quan hệ với các cơ quan hành chính hữu trách của chính quyền địa phương.
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Phòng này có trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng sản xuất của Công Ty và khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng ghi trong giấy phép kinh doanh của Công Ty.
* Phòng tài chính kế toán:
Là một phòng nghiệp vụ chuyên môn giúp giám đốc Công Ty và tham mưu cho giám đốc chỉ đạo công tác quản lý kinh tếtài chính theo đúng đường lối chính sách của nhà Nước.
* Phòng nghiệp vụ quản lý:
Phòng này có trách nhiệmquản lý về các mặt tài sản của Công Ty, quản lý về tình hình lao động của Công Ty.
* Trạm kho vận Hải Phòng:
Có trách nhiệm nhập xuất các loại hàng hoá, các loại hàng hoá của doanh nghiệp
1.3.2 Khái quát về bộ phận kế toán tài chính :
Với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ở trên Công Ty lựa chọn hình thức tổ chức Kế Toán tập trung và phân tán có một bộ báo hồ sơ gửi về từ Hải Phòng.
* Bộ phận Kế Toán Tài Chính được chia làm hai bộ phận:
- Bộ phận Kế Toán tại phòng Kế Toán Tài Chính:
Bộ phận này có nhiệm vụ và chứca năng tham mưu giúp Giám Đốc trong mọi công tác Kế Toán về tình hình tài chính tại Công Ty.
- Bộ phận Kế Toán ở trạm kho vận Hải Phòng:
Có nhiệm vụ phản ánh, ghi chép đầy đủ, chính xác các hoạt động Kế Toán phát sinh tại đó dưới sự giám sát của kế toán Công Ty.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy kế toán của Công Ty:
Trưởng phòng kế toán
Kế toán thanh toán quốc tế + tiền vay
Kế toán vật tư + TSCĐ + tập hợp chi phí
Kế toán vốn bằng tiền phải thu khách hàng
Kế toán tiêu thụ + thuế
Phó phòng kế toán
Thủ Quỹ
Kế toán phòng nghiệp vụ và tổng đại lý
Trưởng phòng kế toán (Kế Toán Trưởng): có trách nhiệm phụ trách chung mọi hoạt động trên tầm vĩ mô của phòng, tham mưu kịp thời tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của Công Ty cho Giám Đốc. Định kỳ kế toán trưởng dựa vào các thông tin từ các nhân viên trong phòng đối chiếu với sổ sách để lập báo cáo phục vụ cho Giám Đốc và các đối tượng khác có nhu cầu thông tin về tài chính của công ty.
Các kế toán viên có nhiệm vụ hạch toán các khoản thu chi toàn Công Ty tính theo chế độ tài chính kế toán do nhà Nước và cơ quan chức năng qui định. Sử lý các nghiệp vụ kế toán trong quá trình hoạt động kinh doanh, quản lý vốn, phản ánh tình hình sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của Công Ty. Định kỳ cuối tháng, quý, năm phòng kế toán Công ty sẽ tổng hợp số liệu lập báo cáo qua đó trình Giám Đốc công ty và Tổng Giám Đốc công ty.
1.3.3.Cơ cấu tổ chức tại phòng tài chính kế toán:
Công Ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ .
* Mô hình hạch toán kế toán:
Chứng từ gốc
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi định kỳ
: Đối chiếu
Mỗi bộ phận của bộ máy kế toán của công ty đều được thực hiện chức năng và nhiệm vụ riêng đã được qui định. Trong khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình các bộ phận cơ cấu của Công Ty, tổ chức Kế Toán có mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối liên hệ cả với các bộ phận khác trong Công Ty. Trong việc cung cấp hay nhận các tài liệu, thông tin Kinh Tế nhằm phục vụ chung cho công tác lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Đặc điểm cơ bản của hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ là tập hợp hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khản, kết hợp giữa việc ghi theo thứ tự thời gian và ghi theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tót giữa việc ghi chép hàng ngày với tổng hợp số liệu lập báo cáo hành chính.
- Bảng so sánh chi tiêu thực hiện năm 2001 với năm 2000:
Chi tiêu
Thực hiện năm 2000
Thực hiện năm 2001
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ
1> Doanh thu
2> Chi phí
CPBH
CPQLDN
Giá vốn
3> Nộp ngân sách
4> Lợi nhuận
50680
49350
975
941
47461
807
523
55039
53069
997
983
51089
1300
607
4359
3719
22
69
3628
493
147
8,6 %
7,54 %
0,05 %
0,14 %
7,35 %
61,09 %
28,1 %
- Qua bảng số liệu trên năm 2001 so vơi năm 2000 doanh thu tăng 4359 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 8,6 % chi phí cũng tăng 3791 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 7,4 % tỷ lệ chi phí tăng nhưng tỷ lệ doanh thu lớn hơn làm như vậy được đánh gía là tốt.
- Như vậy ta thầy vốn tăng 3628 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 7,35% là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng chi phí công ty cần tìm biện pháp hữu hiệu để giảm giá vốn hàng bán.
Nộp ngân sách nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT445.doc