Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc là công tác cung cấp cho nơi làm việc của người lao động các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và hiệu quả cao. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc là công tác không thể thiếu trong bất cứ quá trình sản xuất nào.
Trong công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trang thiết bị đóng vai trò quan trọng. Nó đảm bảo cho từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp luôn ở trạng thái hoạt động tốt. Khi máy móc thiết bị hoạt động tốt thì người lao động có điều kiện hoàn thành định mức lao động đặt ra, tiền lương theo sản phẩm của họ được đảm bảo.
Đặc điểm kinh doanh của công ty là chế biến sản phẩm đông lạnh sử dụng phần lớn máy móc, thiết bị để đông lạnh sản phẩm đặc biệt là sản phẩm chưa tiêu thụ kịp. Ngoài ra công ty còn sử dụng máy móc để bảo quản nguyê liệu được tươi sống đảm bảo chất lượng, số lượng khi đưa vào chế biến. Vì vậy công tác tổ chức, phục vụ, bảo dưỡng máy móc là rất quan trọng. Máy móc, thiết bị của công ty phải chạy thường xuyên trong 24h và khoảng 6 tháng hoặc một năm mới bảo dưỡng một lần nên ccông ty phải chuẩn bị kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị rất tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo máy móc được hoạt động thường xuyên từ đó năng suất lao động mới ổn định không bị ngừng hoạt động kinh doanh.
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác trả lương tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đánh giá là quan trọng nhất và là yếu tố quyết định 3 phần còn lại. Như vậy nếu công ty có một lực lượng lao động có trình độ cao thì đây là điểm mạnh mà công ty phải tận dụng và phát huy.
Bảng6: Bảng thể hiện trình độ đội ngũ lao động
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Số lượng
+/-
Số lượng
+/-
Số lượng
+/-
ĐạI học
20
22
2
24
2
20
-4
Cao đẳng
10
11
1
14
3
15
1
Trung cấp
10
7
-3
2
-5
12
10
CN bậc cao
100
120
20
150
30
130
-20
CN phổ thông
260
290
30
280
-10
223
-77
Tổng
400
450
460
400
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Nhìn bảng trên ta thấy lao động có trình độ cao rất ít so với tổng lao động còn lao động phổ thông là chủ yếu.Công ty cần xem xét lại chính sách thu hút nhân tài, lao động giỏi của công ty vì số lượng lao động trình độ đại học, công nhân bậc cao giảm xuống ở năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể năm 2006 có 24 lao động trình độ đại học nhưng đến năm 2007 còn 20 người còn số lượng lao động giảm xuống, năm 2006 có tổng lao động là 460 người nhưng sang năm 2007 còn lại 400 lao điềutương đương với công nhân phổ thông giảm xuống 77 người. Điều này phán ánh hoạt động kinh doanh của công ty giảm sút từ đó lao động giảm do không đảm bảo mức thu nhập.Vì vậy công ty cần hạch toán tiền lương cho phù hợp. Đối với lao động trình độ cao thì lương và thưởng cần được nâng cao để thu hút lao động giỏi, còn lao động trình độ thấp thì có các chính sách đào tạo nâng cao trình độ.
* Cơ cấu lao động
Bảng7: Cơ cấu độ tuổi lao động
Chỉ tiêu
2004
Tỷ trọng
2005
Tỷ trọng
2006
Tỷ trọng
2007
Tỷ trọng
Trên 20 tuổi
38
9,5
68
15
68
15
48
12
20-29
200
50
200
44
200
43
200
50
30-39
120
30
120
27
130
28
120
30
40-49
22
5,5
32
7
32
7
22
5,5
Trên 50
20
5
30
7
30
7
10
2,5
Tổng
400
100
450
100
460
100
400
100
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty là chế biến thủy sản. Đặc điểm này không đòi hỏi ở người lao động năng lực cao mà chỉ đòi hỏi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, cẩn thận. Nhìn vào bảng biểu, ta thấy số lượng lao động từ 20-29 tuổi và từ 30-39 tuổi chiếm phần lớn, độ tuổi này đáp ứng được nhu cầu công việc nhanh nhẹn, linh hoạt. Cụ thể năm 2007, độ tuổi từ 20-29 chiếm 50%, còn độ tuổi từ 30-39 chiếm 30% và vẫn giữ ở mức cao qua các năm.
Bảng8: cơ cấu lao động
Bộ phận
Số lượng
Tỷ lệ
BP.quản lý, phụ trợ
66
16,5%
PX.Chế biến
36
9%
Công nhân chế biến
144
36%
Công nhân hợp đồng
134
33,5%
Công nhân hợp đồng đóng CP
20
5%
Nguồn: Phòng tổ chức hành Chính
Nhìn vào bảng trên ta thấy công nhân hợp đồng là chủ yếu chiếm 38% trong tổng số lao động. Công nhân thay đổi ảnh hưởng tới cơ cấu lao động, năng suất lao động và có thể thiếu hụt lao động khi có việc làm. Tuy đặc điểm của công ty là sản xuất theo vụ mùa nhưng công ty cũng phải chủ trọng vào một lượng lớn lao động ổn định tránh trình trạng thiếu lao động làm ngưng công việc kinh doanh.
Thực trạng công tác trả lương tại công ty
2.1. Các nguyên tắc trả lương
2.1.1. Nguyên tắc chung
Công ty XNKTSNA trả lương cho người lao động căn cứ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc trả lương theo cấp bậc công việc, chức vụ thực tế đảm nhiệm tại công ty được xây dựng trên cơ sở nội dung lao động, mức độ phức tạp, tính nặng nhọc, độc hại khi thực hiện công việc.
- Nguyên tắc tiền lương cấp bậc, chức vụ theo quy định tại Nghị Định 205/2004/NĐ - CP làm cơ sở để nộp BHXH, BHYT trả các khoán thanh toán cho người lao động khi nghỉ làm được hưởng lương như: Nghỉ phép, lễ, tết..
2.1.2. Nguyên tắc cụ thể
- Tiền lương của người lao động phụ thuộc hoàn toàn vào quỹ lương theo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh .
- Công ty căn cứ vào lao động thực tế hao phí, năng suất thực tế đạt được để trả lương cho người lao động đủ và đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được trả lương cao.
- Việc trả lương cho người lao động phải tôn trọng hệ số lương cấp bậc công việc và phụ cấp của từng người theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác.
- Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động được ghi vào Sổ lương của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 15/LĐTBXH - TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động - Thương binh và xã hội.
- Tiền lương phải được sử dụng như một đòn bẩy, biện pháp kinh tế kích thích sản xuất phát triển đồng thời tạo động lực để người lao động phấn khởi, hăng say trong lao động góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2. Xác định quỹ lương
2.2.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Tổng quỹ lương của công ty được hình thành từ các nguồn sau:
- Tổng doanh thu đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quỹ lương dự phòng đạt được từ năm trước chuyển sang .
- Các cổ phần do các cổ đông đóng góp.
- Qũy tiền lương khác: Qũy tiền lương này được tính theo chế độ quy định từ doanh thu, từ các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị và các dịch vụ khác.
2.2.2. Sử dụng quỹ tiền lương
Tổng quỹ lương = Lương theo đơn giá + Lương theo thời gian.
Bảng9: Quỹ tiền lương
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Quỹ lương
2.719.619.000
2.733.917.000
2.866.900.800
2.584.936.800
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.
Nhìn bảng ta thấy, quỹ tiền lương các năm từ 2004-2006 tăng lên đều đặn nhưng đến năm 2007 quỹ tiền lương của công ty giảm đảng kế do tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng sa sút vì vậy công ty cần có biện pháp để khắc phục.
Bảng10: Quỹ lương theo đơn giá tháng 11 năm 2007
Sản phẩm
Sản lượng
Đơn giá
Thành tiền
Cá khô các loại
20.823
8500
176.998.000
A2P
15.0173
5161
7.601.800
A2CR tái chế
879
2960
2.430.700
Ghẹ mảnh
1.060,5
2292
16.498.200
Tôm sú N/con
10.555,5
1563
2.737.700
Tôm A2T
1595,4
1716
337.800
Chả cá thì là
215
1571
18.047.000
Chả rể tôm
9.574
1885
19.323.400
Cá đông
60.385,6
320
320.700
Mực ống nguyên con
517,2
620
31.200.000
Tổng
278.326.100
Nguồn: Phòng tài vụ
Bảng11: Phân bổ quỹ lương năm 2004 - 2005
Đơn vị: 1000 đồng
Bộ phận
2004
Tỷ trọng
2005
Tỷ trọng
Quản lý, phụ trợ
580.864
21
565.957
21
PX chế biến
337.218
12
465.375
17
CN chế biến
975.302
36
903.564
33
CN hợp đồng
723.340
27
702.346
26
CNHĐ đóng cổ phần
102.895
4
105.675
3
Tổng
2.719.619
100
2.733.917
100
Nguồn: Phòng tài vụ.
Bảng12: Phân bổ quỹ lương năm 2006 - 2007
Đơn vị: 1000 đồng
Bộ phận
2006
Tỷ trọng
2007
Tỷ trọng
Quản lý, phụ trợ
531.696
18
575.784
22
PX chế biến
270.960
9
347.448
14
CN chế biến
996.048
35
812.724
31
CNHĐ
940.972
33
733.228
28
CNHĐ đóng cổ phần
127.224
5
115.752
5
Tổng
2.866.900
100
2.584.936
100
Nguồn: Phòng tài vụ.
Trích 70% quỹ lương cho lao động được tính lương theo đơn giá còn 30% trích cho lao động tính lương theo điểm.
2.3.Các hình thức trả lương tại công ty
2.3.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
* Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành. Hình thức trả lương theo sản phẩm chỉ phù hợp với những công việc mà ở đó dây chuyền sản xuất đảm bảo được liên tục, các công việc có thể định mức được, có tính chất lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ lành nghề cao, năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực của người lao động và tăng năng suất không gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Do những đặc điểm này nên công ty XNKTSNA đã áp dụng cho các lao động thuộc phân xưởng chế biến và công nhân chế biến. Ở đây đơn giá sản phẩm rõ ràng, việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cỏ thể thực hiện một cách cụ thể và riêng biệt cho từng người lao động.
Muốn hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy đầy đủ tác dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao khi tiến hành thì cần có những điều kiện cơ bản sau:
- Phải xác định được các mức lao động có căn cứ khoa học, điều này tạo điều kiện để tính toán các đơn giá trả công chính xác. Công tác này được thực hiện bởi 3 người ở phòng tổ chức hành chính và một số người ở phân xưởng chế biến cùng đảm nhiệm thực hiện.
- Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc. Kết quả hoàn thành mức lao động một ca làm việc, ngoài sự cố gắng của người lao động còn do trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc quyết định. Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, hạn chế đến mức tối đa thời gian không làm theo sản phẩm sẽ tạo điều kiện để hoàn thành và hoàn thành vượt mức quy định. Công tác này do bộ phận vệ sinh của công ty và một số người ở bộ phận phân xưởng cơ điện đảm nhiệm thực hiện
- Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra. Do thu nhập phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quy định đã sản xuất ra và đơn giá. Vì vậy muốn trả công chính xác cần phải tổ chức tốt công tác. Công tác này do trưởng phân xưởng chế biến và một số người ở phân xưởng chế biến đảm nhiệm thực hiện.
- Công tác tính toán trả lương theo sản phẩm.
*Công tác xây dựng định mức lao động.
Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đúng tiêu chuẩn chất lượng trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế, và xã hội nhất định. Định mức lao động là cơ sở để thực hiện phân công lao động, xây dựng các kế hoạch lao động, đánh giá kết quả lao động, thực hiện khuyến khích vật chất đối với từng cá nhân, bộ phận và từng doanh nghiệp.
- Công ty chỉ có một loại định mức lao động đó là định mức sản lượng
Định mức sản lượng quy định số lượng sản phẩm tổi thiểu phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian với các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, kinh tế và tâm sinh lý.
Bảng định mức sản lượng cho một số loại sản phẩm
Bảng13: Định mức sản lượng cho một số sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Định mức( tấn/ ngày)
1
Cá thu nguyên con
2
2
Tôm sắt A2
1
3
Mực ống nguyên con
3
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.
- Về cán bộ định mức:
Cán bộ định mức quyết định trực tiếp đến các định mức lao động được xây dựng trong công ty. Để thực hiện tốt công tác định mức thì cần những cán bộ chuyên sâu về công tác định mức lao động và hiêu về quy trình sản xuất kinh doanh nên bộ phận làm công tác này gồm ba người ở phòng Tổ chức hành chính và một số người ở bộ phận chế biến.
- Phương pháp xây dựng định mức lao động
Công tác xây dựng định mức lao động trong công ty được phòng nghiệp vụ thực hiện. Phương pháp xây dựng định mức lao động được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ
+ Phương pháp bấm giờ: Là phương pháp nghiên cứu cụ thể hao phí thời gian khi công nhân thực hiện một bước công việc nào đó tại một nơi làm việc.
Bước 1: Chọn đối tượng để bấm giờ và chuẩn bị các dụng cụ.
Bước 2: Tiến hành thực hiện bấm giờ 20 lần
Bước3: Phân tích và chỉnh lý số liệu
Bước 4: Tính định mức
Phương pháp bấm gìơ chính xác hơn phương pháp thống kê kinh nghiệm vì phương pháp này được thực hiện nhiều lần và so sánh các lần và được tính toán cận thân trên sổ sách.
+ Phương pháp thống kê kinh nghiệm:
Là phương pháp xây dựng định mức lao động trên cơ sở phân tích chuỗi sổ liệu thống kê kết hợp với kinh nghiệm của các cán bộ xây dựng định mức. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, đỡ tốn kém nhưng hạn chế là thiếu chính xác, dễ mang tính chủ quan và có thể chứa đựng cả nhân tố lạc hậu. Vì vậy công ty đã kết hợp hai phương pháp .
*Công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
Trong hình thức trả lương theo sản phẩm, lương của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào sản lượng sản phẩm tạo ra và đơn giá sản phẩm. Để đảm bảo việc trả lương cho người lao động được công bằng và phù hợp với hao phí sức lao động họ đã bỏ ra công tác này cần được tỉ mỉ, chính xác. Sản phẩm của công ty rất nhiều loại( cá, mực, tôm…), đơn vị đo sản phẩm cũng đa dạng( liếp, gói, kg..). Mặt khác cách tính lương theo sản phẩm cho người lao động được thống kê theo từng ngày làm việc, cỏ thể cho từng người hoặc cho từng tổ, từng nhóm. Vì vậy nên công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm rất phức tạp. Đặc biệt để tạo ra sản phẩm phải qua rất nhiều giai đoạn như xử lý, bóc, nõn, bảo quản, phơi khô, đông…nên việc công tác kiểm kê thật sự khó khăn. Nhưng ở công ty công tác này chưa được chú trọng, công tác này chỉ được thực hiện qua kinh nghiệm, phương tiện, kỹ thuật còn đơn giản, chưa có kế hoạch, chưa có sự quản lý của các phòng ban do đó kết quả chưa thật sự chính xác, chưa khoa học. Vì thế đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động.
*Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc là công tác cung cấp cho nơi làm việc của người lao động các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và hiệu quả cao. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc là công tác không thể thiếu trong bất cứ quá trình sản xuất nào.
Trong công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trang thiết bị đóng vai trò quan trọng. Nó đảm bảo cho từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp luôn ở trạng thái hoạt động tốt. Khi máy móc thiết bị hoạt động tốt thì người lao động có điều kiện hoàn thành định mức lao động đặt ra, tiền lương theo sản phẩm của họ được đảm bảo.
Đặc điểm kinh doanh của công ty là chế biến sản phẩm đông lạnh sử dụng phần lớn máy móc, thiết bị để đông lạnh sản phẩm đặc biệt là sản phẩm chưa tiêu thụ kịp. Ngoài ra công ty còn sử dụng máy móc để bảo quản nguyê liệu được tươi sống đảm bảo chất lượng, số lượng khi đưa vào chế biến. Vì vậy công tác tổ chức, phục vụ, bảo dưỡng máy móc là rất quan trọng. Máy móc, thiết bị của công ty phải chạy thường xuyên trong 24h và khoảng 6 tháng hoặc một năm mới bảo dưỡng một lần nên ccông ty phải chuẩn bị kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị rất tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo máy móc được hoạt động thường xuyên từ đó năng suất lao động mới ổn định không bị ngừng hoạt động kinh doanh.
Sản phẩm của công ty là chế biển sản phẩm thực phẩm, ăn uống vì vậy chất lượng là yếu tố hàng đầu khi khách hàng lựa chọn sản phẩm. Sản phẩm tiêu thụ nhiều làm tăng doanh thu từ đó đảm bảo được thu nhập cho người lao đông. Sản phẩm được đảm bảo chất lượng trước hết phải làm tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Đó là công ty cần quan tâm đến công tác an toàn, sạch sẽ, có kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm xem sản phẩm có đạt chất lượng không trước khi đưa ra tiêu thụ. Công tác này được thực hiện bởi bộ phận KSC và hang năm công ty phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác an toàn, vệ sinh lao động, kiểm tra chất lượng.
Đặc điểm của ngành chế biến là người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu chế biến, phải tiếp xúc với nước cả ngày nên công ty phải đảm bảo được các phương tiện bảo hộ bảo đảm sức khoẻ cho người công nhân. Mặt khác lao động của công ty chủ yếu là nữ giới vì vậy công ty đã tạo môi trường làm việc thoái mái, tiện lợi cho người lao động làm việc cả ngày như ăn uống, vệ sinh, nơi ngủ….Công tác này được thực hiện tốt thì người lao động có điều kiện làm việc tốt từ dấy nâng cao năng suất lao động.
Tuy vậy công tác này còn rất nhiều nhược điểm đó là công ty còn sử dụng phương tiện lao động thủ công, đơn giản như khay, cân đo….Nguyên vật liệu cần được bảo quản thật tốt nhưng công ty chưa thực hiện tốt nên nhiều khi công ty không đủ nguyên liệu để sản xuất hay nguyên liệu không đảm bảo khi đưa vào chế biển vì thế chất lượng sản phẩm chưa thật sự đạt tiêu chuẩn. Từ đó ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động, giảm cạnh tranh, giảm doanh thu, thu nhập của người lao đông từ đó cũng giẩm xuống nên công ty cần chú ý tới công tác này nhiều hơn.
*Công tác tính toán lương theo sản phẩm
Tiền lương người lao động sẽ căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm thực tế làm được và đơn giá tiền lương sản phẩm, các khoán khẩu trừ vào lương (như BHXH, BHYT).
TLi = TLCB - ( BHXH + BHYT ).
TLCB = ĐG x NCĐ
ĐGcv x ∑SPN
ĐG =
NCĐ
Trong đó:
TLi: Tiền lương cơ bản.
ĐG: Đơn giá tiền lương cho một ngày công.
∑SPN: Tổng sản phẩm các ngày làm trong tháng.
NCĐ: Số ngày làm trong tháng.
ĐGcv: Đơn giá từng công việc làm.
BHXH, BHYT: Các khoán khẩu trừ vào lương.
Bảng14: Bảng thanh toán tiền lương của công nhân chế biến các tổ Hương, Liên, Thủy tháng 11/2007
TT
Họ và tên
Bộ phận
Công
Thành tiền
BHXH
BHYT
Được lĩnh
1
Nguyễn Thị Hương
Tổ Hương
24
765
38
7
720
2
Nguyễn Thị Tuyết
“
26
834
41
8
785
3
Cao Thị Thìn
“
24
760
38
7
715
4
Trương Thị Thắm
“
27
684
34
7
643
5
Hoàng Thị Mão
“
26
676
34
7
635
6
Phạm Thị Huyền
“
28
900
45
9
846
7
Lê Thị Anh
Tổ Liên
27
749
37
7
705
8
Lê Thị Thơm
”
24
675
33
6
636
9
Nguyễn Thị Liên
“
27
804
40
8
756
0
Nguyễn Thị Hoa
“
28
826
41
8
777
11
Nguyễn Thị Hạnh
“
22
687
34
7
646
12
Trần Thị Huyền
“
23
637
31
6
600
13
Nguyễn Thị Hoàn
“
25
741
37
7
697
14
Nguyễn Thị Nhật
“
26
637
31
6
600
15
Nguyễn Thị Vân
“
24
699
35
7
657
16
Nguyễn Thị Yến
“
24
677
34
6
637
17
Nguyễn Thị Nguyệt
Phạm Thủy
28
797
39
7
751
18
Nguyễn Thị Việt
“
26
667
33
7
627
19
Nguyễn Thị Hà
“
23
650
32
6
612
20
Phạm Thị Thủy
“
29
836
42
8
786
21
Mai Thị Nhuận
“
24
654
32
6
616
22
Nguyễn Thị Hương
“
24
641
32
6
603
23
Nguyễn Thị Hương
“
23
637
31
6
600
24
Phạm Thị Liễu
“
22
730
36
7
687
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.
Bảng 15: Bảng thanh toán tiền lương của công nhân chế biến các tổ Nhung, Nguyệt, cấp đông tháng 11/2007
TT
Họ và tên
Bộ phận
Công
Thành tiền
BHXH
BHYT
Được lĩnh
25
Nguyễn Thị Nhung
Tổ Nhung
25
818
41
8
769
26
Nguyễn Thị Bun
“
27
685
34
7
644
27
Nguyễn Thị Dung
“
24
727
36
7
684
28
Phan Thị Nhung
“
25
802
40
8
754
29
Hồ Thị Hằng
“
22
755
37
7
711
30
Nguyễn Thị Hậu
“
25
679
34
7
638
31
Hoàng Thị Thu
“
29
958
48
9
901
32
Phan Thị Hằng
“
29
937
47
9
881
33
Trương Thị Hiền
“
24
753
37
7
709
34
Đậu Thị Thủy
“
20
675
34
7
634
35
Nguyễn Thị Huyền
“
24
638
32
6
600
36
Trần Thị Nguyệt
“
27
723
36
7
680
37
Lê Thị Xuân
“
23.5
660
33
6
621
38
Võ Thị Tuyết
“
26
690
34
7
649
39
Lê Thị Tuyết
Tổ Nguyệt
25.5
638
32
6
600
40
Nguyễn Thị Hằng
“
24.5
681
34
7
640
41
Nguyễn Thị Hải
“
27
728
36
7
685
42
Trương Thị Hà
“
25
684
34
7
643
43
Nguyễn Thị Phương
“
26
665
33
6
626
44
Phùng Thị Phương
“
24.5
663
33
6
624
45
Nguyễn Thị Thủy
“
24
643
32
6
605
46
Mai Thị Thương
“
24
651
32
6
613
47
Ngọc Anh
Cấp đông
22
843
42
8
793
48
Nguyễn Thị Thanh
“
28
1861
93
20
1748
49
Nguyễn Thị Cẩm
“
27
901
45
9
847
50
Hoàng Thị Oanh
“
24
1320
66
13
1241
51
Nguyễn Khắc Hùng
“
30
1879
93
19
1767
52
Phan Anh Thái
“
26
757
37
7
713
53
Phan Hữu Thắng
“
24
728
36
7
685
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.
Tính tiền lương tháng 11/2007 cho công nhân Nguyễn Thị Hương:
Tiền lương cơ bản: 31.875 x 24 = 765.000 đồng.
Các khoán khẩu trừ:
+ BHXH: 5% x 765.000 = 38.000 đồng.
+BHYT: 1% x 765.000 = 7.000 đồng.
+Tổng: 45 đồng.
Tổng cộng lương tháng 11/2007 của công nhân Nguyễn Thị Hương là:
765.000-(38.000+7.000) = 720.000 đồng.
Những người khác tính tương tự .
*Đánh giá công tác trả lương theo sản phẩm
- Ưu điểm
+ Hình thức này đang được áp dụng rộng rãi, với nhiều chế độ linh hoạt. Hình thức này có ưu điểm là quản triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Nó gắn thu nhập về tiền công với kết quả sản xuất của mỗi người. Do đó kích thích nâng cao năng suất lao động.
+ Khuyến khích người lao động ra sức học tập văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sang kiến, cải tiến kỹ thuật, phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động.
+ Hình thức này góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là công tác quản lý lao động,
+ Công tác trả lương theo sản phẩm là công tác gắn chặt với nguyên tắc phân phối theo lao động. Nó có tác dụng khuyến khích tài chính đối với người lao động và gắn bó với công việc, vì vậy tiền lương mà họ được phụ thuộc trực tiếp vào lượng sản phẩm của họ.
+ Công ty đã xác định được các định mức lao động dựa trên phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ. Việc tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc đã giúp công ty hạn chế tối đa thời gian ngừng việc, tạo điều kiện để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức quy định.
+ Công ty đã làm tốt công tác giảo dục ý thức trách nhiệm đối với người lao động để tránh khuynh hướng người lao động chỉ chú ý tới sản lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và bảo quản máy móc, thiết bị.
+ Công ty biết cách tạo ra bầu không khí thoái mái giúp người lao động làm việc hiệu quả. Môi trường làm việc sạch sẽ, điều kiện bảo hộ đầy đủ.
- Nhược điểm:
+ Công ty vẫn sử dụng phương pháp thống kê kihn nghiệm để xác định định mức lao động, kiểm tra số lượng sản phẩm là phương pháp không có căn cứ khoa học ảnh hưởng đến chính xác của công tác.
+ Lương lao động của công ty tuy lớn nhưng số lượng lao động hợp đồng, lao động bổ sung, làm có thời hạn còn nhiều. Điều này ảnh hưởng đến công tác trả lương làm cho công tác này phức tạp, thay đổi mà không quản lý được số lượng lao động, hiệu quả làm việc của người lao động thấp vì vậy công ty cần tinh giảm gọn nhẹ hơn, tuyển dụng những lao động dài hạn hơn.
2.3.2.Hình thức trả lương theo thời gian
* Đối tượng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý mang nhiều nhược điểm hơn so với công tác trả lương theo sản phẩm vì nó chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc. Trả lương theo thời gian là chế độ trả công mà tiền công nhận được của mỗi người công nhân do mức lao lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định với điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tổi thiểu đã được xây dựng trước. Hình thức trả lương này căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho họ. Ở công ty tiền lương theo thời gian được áp dụng trả cho công nhân viên quản lý, phụ trợ, phân xưởng cơ điện, phân xưởng chế biến.
* Công tác tính lương theo thời gian
Tiền lương theo thời gian hàng tháng của mỗ cán bộ công nhân viên bao gồm: lương cơ bản, các khoán khẩu trừ vào lương như BHXH, BHYT.
TLi = TLCB – ( BHXH + BHYT )
Tính tiền lương cơ bản
Điểm x NCĐ x i
TLCB =
26
TLi: Tiền lương thanh toán cho người lao động i.
TLCB :Tiền lương cơ bản
BHXH,BHYT: các khoản khẩu trừ vào lương.
26 là số ngày quy định làm việc ở công ty.
i: Tỉ lệ theo doanh thu được giám đốc quyết định dựa vào tình hình sản xuất của công ty
Tính tiền lương cho cán bộ Hồ Thị Hằng:
Lương cơ bản: 155 x 85000 x30 : 26=1520
Các khoán khẩu trừ:
+BHXH: 5% x 1520= 76 đồng.
+BHYT: 1% x 1520= 15 đồng.
+Tổng: 91 đồng
Tổng cộng lương tháng 11/2007 của cán bộ Hồ Thị Hằng là:
1520-(76+15)=1429 đồng.
Tính tiền lương tháng 11/2007 cho cán bộ nhân viên Lý Hưng Thắng:
Tính lương cơ bản: 95 x 8500 x 27 : 26 =839 đồng.
Các khoán khẩu trừ:
+BHXH: 5% x 839 =42 đồng.
+BHYT:1% x839 = 8 đồng.
+Tổng: 50 đồng.
Tổng cộng lương tháng 11/2007 cho cán bộ nhân viên Lý Hưng Thắng:
839-( 42+ 8) =789 đồng.
Những người khác tính tương tự theo cách này
Bảng16: Thanh toán tiền lương tháng 11/2007 của bộ phận quản lý, phụ trợ công ty XNKTSNA
Họ và tên
Chức vụ
Công
Điểm
Thành tiền
BHXH
BHYT
Được lĩnh
Hồ Thị Hằng
Giám Đốc
30
155
1520
76
15
1429.000
Lý Hưng Thắng
T.P.KD
27
95
839
42
8
789.000
Trần Hải Dương
Thủ kho
26
100
850
42
8
800.000
Trương Thị Lành
Thống kê
30
85
824
44
8
832.000
Đậu Thị Liêm
T.P.TC
26
90
765
38
7
720.000
Lê kế Hiếu
Bảo vệ
30
70
787
39
7
741.000
Nguyễn Minh Quế
Bảo vệ
30
65
737
36
7
694.000
Nguyễn Thị Tâm
T.P.Tài vụ
26
100
850
42
8
800.000
Lương Thị Nam
Kế Toán
26
78
663
33
6
624.000
Hồ Văn HộI
P.P.XKLĐ
26
90
765
38
7
720.000
Lê Quang Trường
CN Vận hành
26
88
748
37
7
704.000
Nguyễn Thanh HảI
“
30
70
687
34
6
647.000
Lê Thành Phương
QĐ PXCĐ
26
93
791
39
8
744.000
Trịnh Minh HảI
CN Vận hành
30
69
677
33
6
638.000
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.
* Đánh giá công tác trả lương theo thời gian
- Ưu điểm:
+ Là hình thức căn cứ vào thời gian có mặt cảu người lao động tại nơi làm việc để trả lương cho họ. Hình thức trả lương này có ưu điểm là dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho cả người quản lý và người lao động có thể tính toán tiền lương một cách dễ dàng.
+ Công ty cũng được sử dụng bảng chấm điểm cho từng người. Bảng ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32957.doc