MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP 3
1. Khái niệm và vai trò của tuyển dụng nguồn nhân lực 3
1.1 Một số khái niệm 3
1.1.1 Nguồn nhân lực. 3
1.1.2 Quản trị nhân lực 4
1.1.3 Tuyển dụng nhân lực 6
1.1.3.1 Tuyển mộ 6
1.1.3.2 Tuyển chọn 6
1.1.3.3 Tuyển dụng 7
1.2. Vai trò của công tác tuyển dụng 8
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng 8
2.1. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong 8
2.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 9
3. Nội dung của quá trình tuyển dụng 10
3.1. Tuyển mộ nhân lực 10
3.1.1 Nguồn và các phương pháp tuyển mộ từ nguồn bên trong tổ chức 10
3.1.2 Nguồn và phương pháp tuyển mộ từ bên ngoài 12
3.2 Tuyển chọn nhân lực 15
3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị: 15
3.2.2 Giai đoạn chính thức 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NAMLEE 20
1. Khái quát về công ty TNHH NamLee 20
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 20
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 20
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty 21
1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty 25
1.2.1 Khối văn phòng 25
1.2.2 Khối công nhân 25
1.2.3 Tổng quan về nhân sự của Công ty 25
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ khi thành lập tới nay 31
2.1 Về doanh thu và lợi nhuận 31
2.2 Về tình hình tài chính của công ty 32
2.3.Về thu nhập của người lao động 33
2.3.1 Quy chế trả lương 33
2.3.2 Bảng lương 37
3. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH NamLee 38
3.1 Thông báo quy trình tuyển dụng 38
3.2 Nội dung tuyển dụng 43
3.2.1 Xác định nhu cầu tuyển dụng và lập kế hoạch tuyển dụng 43
3.2.2 Thông báo tuyển dụng 43
3.2.3 Thu nhận và sàng lọc hồ sơ 45
3.2.4 Tiếp đón ban đầu và nghiên cứu đơn xin việc 46
3.2.5 Phỏng vấn sơ bộ 47
3.2.6 Kiểm tra lý lịch 47
3.2.7 Phỏng vấn tuyển chọn 47
3.2.8 Đánh giá 48
3.2.9 Giới thiệu công việc và thử việc 48
3.2.10 Quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng lao động 49
4. Một số đánh giá, nhận xét về công tác tuyển dụng tại Công ty 49
4.1 Ưu điểm trong công tác tuyển dụng 49
4.2 Hạn chế trong công tác tuyển dụng của công ty 50
5. Hiệu quả của công tác tuyển dụng tại Công ty trong những năm vừa qua 51
6. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH NAMLEE 51
CHƯƠNG III – MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NAMLEE 53
1. Phương hướng mục tiêu của công ty 53
1.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 53
1.2. Mục tiêu của công ty đưa ra 53
1.3 Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Công ty 53
2. Một số kiến nghị và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng tại công ty TNHH NamLee 54
2.1 Kết hợp khoa học với tuyển chọn khách quan và chủ quan 54
2.2 Đa dạng hoá phương pháp và mở rộng nguồn tuyển mộ 54
2.3 Hoàn thiện thủ tục sàng lọc hồ sơ 55
2.4 Hoàn thiện công tác phỏng vấn 55
2.5 Tạo thương hiệu nguồn nhân lực để giữ chân nhân viên 56
2.6 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài 57
2.7 Nâng cao trình độ cho các cán bộ phòng nhân sự 57
KẾT LUẬN
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8101 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tuyển dụng và các giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực trong công ty TNHH NamLee International, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i là những sản phẩm đã hoàn chỉnh; không được sản xuất tại doanh nghiệp.
- Đối với ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, Doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động trực tiếp liên quan đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy mặc dù chưa thành lập được bao lâu, song với sự năng động của một doanh nghiệp trẻ, Công ty không những đã vượt qua được những khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế thế giới mà còn mở rộng kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, gia tăng tiềm năng và triển vọng phát triển cho doanh nghiệp. Đây là thành tích rất đáng khích lệ của công ty TNHH Nam Lee Internatinal.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty.
Công ty TNHH Nam Lee Internatinal là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, theo mô hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Cơ cấu tổ chức trong công ty bao gồm các phòng ban quản lý và các phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty như sau:
Chủ tịch HĐQT
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Giám đốc sản xuất
Giám đốc điều hành
Phòng kế toán
Phòng nhân sự
Phòng kế hoạch
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng quản lý đơn hàng
Phòng QC
Phòng kỹ thuật
Các phân xưởng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến- chức năng. Cấu trúc này thể hiện được hoạt động chung của toàn bộ công ty, phát huy cao độ sự chuyên môn hoá nghề nghiệp, thuận lợi cho kiểm tra, kiểm soát và điều hành. Mối quan hệ trong hệ thống quản lý Công ty là tổng thể các phòng ban của Công ty được phân công chuyên môn hóa với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau và được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau, nhằm giúp đỡ hỗ trợ nhau để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế của Công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Chủ tịch HĐQT: Là cấp lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Phụ trách chung, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong công ty.
- Tổng giám đốc: ủy quyền tất cả mọi công việc cho Phó tổng giám đốc.
- Phó Tổng giám đốc: Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, kiểm tra các hoạt động của công ty. Phân công trách nhiệm quyền hạn của các đồng chí trong ban giám đốc và trưởng các bộ phận trong công ty. Định kỳ tổ chức các cuộc họp kiểm tra xem xét việc thực hiện kế hoạch sản xuất, hoạt động của hệ thống chất lượng tại công ty.
- Giám đốc điều hành: Phụ trách tổ chức và hành chính, có chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Thay mặt Phó tổng giám đốc điều hành công ty khi Phó tổng giám đốc vắng mặt.
+ Tổ chức điều hành công tác tổ chức, quản lý về mặt hành chính trong công ty.
+ Chỉ đạo công tác đoàn thể.
- Giám đốc sản xuất: Phụ trách sản xuất kinh doanh, với chức năng nhiệm vụ như sau:
+ Chịu trách nhiệm khai thác, mở rộng thị trường kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm trong việc giao dịch, tìm kiếm đơn đặt hàng trình Phó tổng giám đốc phê duyệt; phối hợp với các phòng ban, phân xưởng sản xuất thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết.
- Phòng kế toán: Thực hiện hạch toán kinh doanh toàn công ty, theo dõi vật tư, tài sản, kiểm tra hóa đơn chứng từ.Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chi tiết các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị cho các nhà quản lý doanh nghiệp.Lập định mức, dự toán chi phí, phân tích tình hình kết quả kinh doanh, đề xuất những giải pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản trong doanh nghiệp.
- Phòng nhân sự:
+ Có nhiệm vụ quản lý lao động, xây dựng và theo dõi định mức lao động tiền lương, thực hiện các chính sách đối với người lao động.
+ Thực hiện các công việc hành chính như: tiếp nhận, phát hành, lưu trữ công văn, giấy tờ tài liệu; điều hành và quản lý mạng máy tính nội bộ trong công ty.
- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất chung cho từng tháng, cụ thể cho từng đơn đặt hàng. Khi nhận được thủ tục tiếp nhận vật tư gia công của khách hàng thì làm thủ tục tiếp nhận vật tư, cân đối vật tư. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm thu mua vật tư do phía khách hàng ủy quyền cho công ty mua, tổ chức cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất.
- Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện các thủ tục xuất nhập khâu hàng hóa ( từ khâu nhận chứng từ để hoàn thiện thủ tục nhập nguyên vật liệu đến thủ tục xuất khẩu hàng hóa cho bên đưa ra công). Khi hàng hóa xuất xong thì hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán gửi cho khách hàng.
- Phòng thiết kế: Chuyên thiết kế mẫu, sản phẩm của Công ty.
- Phòng quản lý đơn hàng: Khi có kế hoạch thì thiết kế mẫu, thử mẫu thông qua khách hàng duyệt rồi mang xuống xí nghiệp để sản xuất hàng loạt; xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu; hướng dẫn cách đóng gói cho các xí nghiệp sản xuất.
- Phòng sản xuất: Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật mẫu, tiến hành may mẫu, đối mẫu, giác sơ đồ, viết quy trình công nghệ sản xuất chung, chịu trách nhiệm triển khai kỹ thuật sản xuất tới phân xưởng cho từng đơn đặt hàng cụ thể. Ra lệnh sản xuất tới phân xưởng.
- Phòng QC: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, loại bỏ sản phẩm hỏng và lỗi trước khi nhập kho; kiểm tra chất lượng của nguyên phụ liệu nhận về.
- Các phân xưởng: là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm của Công ty.
Ngoài các phòng ban trên, để đảm bảo an ninh, chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong công ty, công ty còn bố trí phòng bảo vệ và phòng y tế với chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Phòng y tế: Chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong công ty.
- Phòng bảo vệ: bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tài sản cho toàn công ty; kiểm tra giám sát viếc nhập, xuất tài sản ra khỏi công ty.
1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty :
Công ty có quy mô về lao động tương đối lớn. Toàn công ty có khoảng 1200 công nhân viên. Đội ngũ cán bộ trong Hội đồng Quản trị có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, kinh nghiệm quản lý, hầu hết đều có trình độ đại học và sau đại học. Các cán bộ trong công ty đều có sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhiệm.
1.2.1 Khối văn phòng.
- Nguồn nhân lực thuộc khối văn phòng là nguồn lực quan trọng, là đầu não cho sự điều hành và phát triển công ty.
- Là những người bằng cấp, trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm làm việc.
- Được trải qua các khóa đào tạo quản lý của công ty tại Hàn Quốc, Mỹ.
1.2.2 Khối công nhân.
- Là nguồn lực trực tiếp tham gia sản xuất.
- Chủ yếu là công nhân có tay nghề, giỏi chiếm 54,3%, khá chiếm 26,9%, trung bình 11%, còn lại là những công nhân chưa có tay nghề chiếm 7,8%.
1.2.3 Tổng quan về nhân sự của Công ty: Số liệu cuối năm 2010.
Bảng 2.1: Nhân sự bộ máy công ty
Đơn vị: Người
Stt
Nội dung
Số lượng
Chi tiết
1
Hội đồng quản trị công ty
03
- 01 Chủ tịch hội đồng quản trị.
01 Tổng Giám Đốc(kiêm chủ tịch HĐTV)
- 01 Phó Tổng Giám Đốc
2
Ban giám đốc công ty
02
- 01 Giám Đốc Hành Chính
- 01 GĐ Sản Xuất
3
Các phòng ban chức năng
07 phòng
- 07 Trưởng phòng
4
Các Xưởng sản xuất
3 xưởng (gồm 34 bộ phận sản xuất)
- 03 Đội trưởng
- 03 Đội phó
5
Công nhân kỹ thuật
(Hợp đồng ngắn hạn và dài hạn)
20
- Chuyên viên IT bậc cao
- Thợ vận hành thiết bị
- Thợ sửa chữa thiết bị
- Thợ điện, thợ nước
6
Công nhân trực tiếp sản xuất
1118
- Hợp đồng dài hạn
- Hợp đồng ngắn hạn
7
Đội ngũ bảo vệ và thủ kho
25
- Hợp đồng dài hạn
- Hợp đồng ngắn hạn
Nguồn: Phòng nhân sự
Bảng 2.2: Cán bộ chủ chốt trong công ty
Đơn vị: Năm
Stt
Họ và tên
Chức danh
Kinh nghiệm quản lý
1
Lee Hoon
Chủ tịch HĐQT
22
2
Nguyễn Diệu Thùy Liên
Tổng Giám Đốc(kiêm chủ tịch HĐTV)
18
3
Lucas Mo
Phó Tổng Giám Đốc
16
4
Nguyễn Thanh Bình
GĐ Hành Chính
14
5
J. D. Kim
GĐ Sản Xuất
14
6
Đào Văn Thiệp
Trưởng phòng kế toán
12
7
Chu Thị Liên
Trưởng phòng nhân sự
12
8
Nguyễn Minh Đức
Trưởng phòng kế hoạch
10
9
Đỗ Hữu Hồng Châu
Trưởng phòng xuất nhập khẩu
10
10
Đoàn Thị Hoa
Trưởng phòng quản lý đơn hàng
11
11
Phạm Thúy Nga
Trưởng phòng QC
11
12
Lê Mạnh Hà
Trưởng phòng kỹ thuật
12
Nguồn: Phòng nhân sự
Qua bảng trên cho thấy được đội ngũ cán bộ chủ chốt Công ty có thâm niên làm việc lâu năm (trên 10 năm), có kinh nghiệm nghiệp vụ trong công việc và đăc biệt là khả năng lãnh đạo sáng suốt đầy nhiệt huyết.
Bảng 2.3: Trình độ công nhân viên
Đơn vị: Người
Trình độ
Số lượng
Kinh nghiệm công tác
1-5 năm
5-10 năm
Trên 10 năm
Đại học
+ Kinh tế
18
8
6
3
+ Quản lý kinh doanh
25
14
7
3
+ Tài chính- ngân hàng
8
3
5
+ Kế toán
6
2
3
1
+ Ngoại ngữ- Phiên dịch viên
2
1
1
+ Kỹ sư cơ khí- điện
4
1
1
2
+ Chuyên viên IT
2
1
1
+ Cử nhân kinh tế
8
2
4
2
+ Thiết kế mẫu
12
8
4
Tổng cộng
85
40
32
11
Trung cấp
+ Kế toán
4
2
2
+ Kinh tế
8
5
3
Tổng cộng
12
7
5
Nguồn: Phòng nhân sự
Bảng 2.4: Công nhân viên
Đơn vị: Người
STT
Bộ Phận
Số lượng
Bậc thợ
1(giỏi)
2(khá)
3(TB)
4(không có tay nghề)
1
Office
27
20
7
2
Pro.Off
13
8
5
3
Sample
20
14
6
4
Tec
6
4
2
5
Mec
25
16
6
3
6
Group A1- Chuẩn bị
32
12
10
7
3
7
Group A2- Lót
14
7
5
2
8
Group A3- Túi trước+túi sau
37
16
10
5
6
9
Group A4- Moi
19
8
7
4
10
Group A5- Dọc dàng
23
15
5
3
11
Group A6- Đấu lót+Là dọc dàng
42
22
10
8
2
12
Group A7- Tra cạp
27
18
6
3
13
Group A8- Đầu cạp+Mác
21
15
6
14
Group A9- Mí cạp+Điễu cạp
24
14
5
3
2
15
Group A10- Gấu+Nhặt chỉ
19
12
5
2
16
Line Super
30
22
5
3
17
Line P1
52
25
15
7
5
18
Line P2
52
22
14
8
8
19
Line P4
25
12
6
3
4
20
Line 01
1
1
21
Line 03
2
2
22
Line 05
1
1
23
Line 10
3
3
24
Line 19
22
10
5
5
2
25
Group 1
33
22
8
3
26
Group 2
34
20
8
4
2
27
Group 3
33
18
12
2
1
28
Group 4
34
22
8
4
29
Group 5
32
18
8
2
4
30
Group 6
35
16
10
5
4
31
Group 7
51
28
12
5
6
32
Cắt
93
40
32
8
13
33
QC-A
25
12
8
3
2
34
QC-B
25
12
10
3
35
QC-HT
30
10
7
7
5
36
Iron - Là
58
20
12
10
8
37
Finish- hoàn thành
55
26
14
4
6
38
Kho vải, phụ liệu
50
32
12
4
2
39
Button-chuyên dùng
41
25
10
3
3
40
Clearner- vệ sinh
12
6
6
Tổng cộng
1178
640
317
130
91
Số liệu ngày 15-03-2011
Nguồn: Phòng nhân sự
Tổng công nhân viên trong Công ty là 1178 người, bao gồm Ban giám đốc, bộ phận quản lý và công nhân sản xuất trực tiếp. Trong đó có 640 công nhân tay nghề bậc giỏi (chiếm 54,3%); 371 công nhân có tay nghề khá (chiếm 26,9%); 130 công nhân tay nghề trung bình (chiếm 11%); còn lại là công nhân chưa có tay nghề chiếm 7,8%. Với đội ngũ công nhân hùng hậu và phần lớn có tay nghề giỏi, công ty đảm bảo sẽ đáp ứng tất cả các nhu cầu của bạn hàng, hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong một tương lai gần. Mục tiêu của Công ty là trở thành công ty xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất Việt Nam.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo giới
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Số lượng lao động
Tỉ lệ %
Số lao động nữ
956
81,15
Số lao động nam
222
18,85
Tổng số
1178
100
Số liệu ngày 15-03-2011
Nguồn: Phòng nhân sự
Do Công ty hoạt động trong ngành may mặc nên tỉ lệ lao động nữ chiếm khá đông trong công ty, chiếm tới 81,15% (956 người), số lao động nam chiếm 18,85% (222 người). Nguồn tuyển dụng của Công ty là những lao động đã biết nghề, hoặc những người chưa có tay nghề sẽ được đào tạo nhưng đều phải đủ tuổi lao động.
Tất cả công nhân tuyển vào làm việc đều phải được đào tạo theo quy định của Công ty như giới thiệu về chính sách chất lượng, giới thiệu về hệ thống chất lượng công ty đang áp dụng và thực hiện, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người lao động khi thực hiện các công việc trong công ty.
Công ty cũng luôn quan tâm tới điều kiện, môi trường làm việc cho công nhân, giải quyết chế độ thai sản, nghỉ ốm, trợ cấp, bảo hộ lao động và đóng góp các khoản BHXH, BHYT cho công ty.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ khi thành lập tới nay.
2.1 Về doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 2.6: Doanh thu và lợi nhuận
Đơn vị: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
6 tháng cuối năm 2008
2009
2010
So sánh 2010/2009
Giá trị
Tỉ lệ %
Doanh thu thuần
12.613.876.546
54.334.253.176
63.324.246.876
8.989.993.700
16,5
Lợi nhuận sau thuế
-2.853.426.5315
1.812.536.478
5.755.324.872
3.942.788.394
217,5
Tổng số lao động(người)
520
855
1088
233
27,25
NSLĐ(trđ/người)
1.415.207
1.720.542
1.915.800
195.258
11,35
Nguồn: Phòng kế toán.
Tình hình doanh thu của Công ty từ khi thành lập tới nay liên tục tăng. Cụ thể năm 2009 tăng 307% so với 6 tháng cuối năm 2008, năm 2010 tăng 16,5% so với năm 2009. Doanh thu tăng qua các năm là do doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó việc mở rộng quy mô sản xuất và thị trường xuất khẩu cũng là lý dó chính khiến doanh thu tăng lên. Lợi nhuận năm 2008 âm là do có sự bù chi phí hoạt động ban đầu và do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường xuất khẩu Việt Nam nói chung và Công ty TNHH NamLee nói riêng. Bắt đầu từ năm 2009 Công ty làm ăn có lãi, đến năm 2010 lượng lợi nhuận trước thuế tăng cao, tăng gần 3.2 lần (tức tăng 3.942.788.394 VNĐ). Hoạt động kinh doanh của Công ty đã đi vào quỹ đạo và phát triển bền vững. Lượng lợi nhuận sau thuế thu được ngày càng cao góp phần đẩy mạnh sự phát triển của Công ty. Có được sự phát triển đó là do sự đóng góp của đội ngũ lãnh đạo giỏi của Công ty.
2.2 Về tình hình tài chính của công ty:
Bảng 2.7: Tình hình tài chính
Đơn vị: VNĐ
Năm
6 tháng cuối năm 2008
2009
2010
So sánh
2010 với 2009
Giá trị
Tỉ lệ %
Nguồn vốn CSH
20.913.125.000
26.913.125.000
34.913.125.000
8.000.000.000
29,7
Vốn Vay
Nợ NH
9.245.875.000
11.656.255.000
14.425.658.000
2.769.403.000
23,76
Nợ DH
7.865.934.000
5.225.545.000
4.424.766.000
-1.199.221.000
-15,32
Nguồn: Phòng kế toán.
Tình hình tài chính của Công ty nhìn chung là tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu liên tục tăng là điều kiện giúp cho Công ty mở rộng quy mô sản xuất, chiếm được lòng tin cậy của đối tác làm ăn. Khi đối tác đặt hàng với Công ty, họ đã đưa trước với Công ty số tiền đặt cọc lớn, do vậy Công ty không phải chịu các khoản chi phí cho việc sử dụng vốn như lãi vay, có điều kiện đầu tư, mua mới máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.
Nợ NH của Công ty cũng tăng liên tục qua các năm 2008 -2010. Cụ thể là năm 2009 tăng 2.410.385.000 VNĐ so với năm 2008, năm 2010 tăng 2.769.403.000 VNĐ so với năm 2009. Công ty mới thành lập nên nhu cầu về đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đơn hàng ngày càng nhiều, đối tác trả trước cho Công ty… làm cho Nợ NH tăng. Nợ DH lại giảm qua các năm, năm 2008 nợ DH cao nhất là do Công ty ban đầu đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng và nợ DH giảm dần do Công ty đã trang trải một phần nợ DH.
2.3.Về thu nhập của người lao động.
2.3.1 Quy chế trả lương:
Quy định chung:
- Đối tượng áp dụng: Quy chế này được áp dụng đối với người lao động (NLĐ) của Công ty hiện đang làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ thử việc.
- Nguyên tắc trả lương: Tiền lương của mỗi NLĐ được trả trên cơ sở:
+ Mức lương cơ bản được ghi trong HĐLĐ, mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và NLĐ.
+ Thời gian làm việc, năng suất lao động, chấtl lượng và hiệu quả công việc của NLĐ.
+ Ý thức chấp hành nội quy lao động của Công ty và pháp luật của Nhà nước.
Cách tính lương:
- Các chỉ số và công thức tính lương hàng tháng:
+ Si : Mức lương cơ bản của người i, là mức lương ghi trong HĐLĐ.
+ Ws : Ngày làm việc bình thường trong tháng, trừ ra các ngày nghỉ tuần theo quy định.
+ Wi : Ngày công tính lương trong tháng của người i. Bao gồm ngày công thực tế làm việc, ngày công đi công tác, ngày lễ tết, ngày phép, ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương, ngày công chờ việc (nếu có).
+ Ri : Mức thưởng tương ứng với xếp loại lao động của người i. Tiền thưởng A, B, C do Tổng giám đốc quyết định căn cứ vào từng thời điểm cụ thể.
+ Bi : Phụ cấp của người i (trách nhiệm, chuyên cần, xăng xe,... theo quy định của Công ty).
+ hi : Số giờ làm thêm vào ngày thường của người i.
+ hwi : Số giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần của người i.
+ hti : Số giờ làm thêm vào ngày lễ, tết của người i.
+ Soi : Lương thêm giờ của người i, theo công thức sau:
Soi = Si/Ws/8*(hi*1.5+ hwi*2+ hti*3)
+ Sti : Tổng tiền lương, phụ cấp trong tháng của người i, theo công thức sau:
Sti = Si/Ws*Wi + Ri + Bi + Soi
- Quy định về phân loại lao động hàng tháng (Ri):
+ Căn cứ bình xét: Dựa vào 4 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1: Mức lương hoàn thành khối lượng sản phẩm (đối với công nhân sản xuất trực tiếp) và mức độ hoàn thành công việc phục vụ sản xuất (đối với cán bộ quản lý, công nhân viên phục vụ).
Tiêu chuẩn 2: Chất lượng sản phẩm và chất lượng quản lý, phục vụ.
Tiêu chuẩn 3: Ngày công thực hiện.
Tiêu chuẩn 4: Chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động của Công ty, pháp luật và chế độ chính sách của Nhà nước.
+ Những trường hợp sau đây không được phân loại lao động:
NLĐ tự ý nghỉ không có lý do, NLĐ bỏ việc.
NLĐ mắc một trong các lỗi sau: bị khách hàng tái chế, khách hàng khiếu nại, bị QC tái chế, QC lập hai lần biên bản chất lượng trong tháng trở lên, một sai hỏng lớn gây hậu quả nghiêm trọng.
NLĐ vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm, bị xử lý theo quy định của pháp luật; vi phạm chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước có giấy báo của công an hoặc chính quyền địa phương; vi phạm nội quy lao động đến mức Hội đồng kỷ luật Công ty ra quyết định xử lý.
Hàng tháng, người quản lý (hoặc người được ủy quyền thay người quản lý) phụ trách trực tiếp của đơn vị và đại diện tổ chức Công đoàn tiến hành họp xét phân loại lao động đối với từng người lao động trong đơn vị mình.
Kết quả phân loại phải được thông qua toàn thể NLĐ và NLĐ ký xác nhận vào danh sách phân loại.
+ Quy định trách nhiệm liên quan:
Nếu phụ trách trực tiếp của đơn vị có NLĐ mắc sai phạm ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, an ninh trật tự, an toàn Công ty bị Hội đồng kỷ luật cấp Công ty xét kỷ luật từ mức chuyển đi làm việc khác có mức lương thấp hơn trở lên thì tùy theo mức độ phạm lỗi của NLĐ mà người phụ trách đó phải liên đới chịu trách nhiệm, thấp nhất là hạ một bậc phân loại lao động tháng.
Ngày cuối cùng của tháng, NLĐ có mặt ở đơn vị nào thì sẽ có tên trong danh sách phân loại tại đơn vị đó. Nếu trong tháng có sự thuyên chuyển nội bộ thì người phụ trách trực tiếp phải có trách nhiệm trao đổi với phụ trách đơn vị cũ về các mặt đánh giá NLĐ trong thời gian tại đơn vị cũ.
Bảng kết quản phân loại lao động phải được hoàn thiện và gửi về phòng Nhân sự trước ngày mùng 5 hàng tháng để tập hợp tính lương. Nếu vì lý do nào đó khiến việc chi trả lương không đúng hạn do liên quan đến bảng phân loại lao động thì lỗi thuộc bộ phận nào, bộ phận đó phải có trách nhiệm trước Công ty.
- Thời hạn chi trả lương:
+ Công ty chốt bảng chấm công của tháng vào ngày cuối cùng trên lịch và trả lương cho NLĐ vào ngày 15 của tháng sau (nếu ngày 15 là ngày nghỉ hàng tuần hoặc nghỉ lễ tết thì ngày chi trả lương sẽ là ngày liền sau khi nghỉ).
+ Trong tháng nếu có các ngày nghỉ lễ tết, các đơn vị chủ động triển khai công việc để đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra, trừ trường hợp bất khả kháng sẽ được Công ty xem xét. Nếu không chi trả được đúng thời hạn quy định, lỗi thuộc về bộ phận nào bộ phận đó phải chịu trách nhiệm trước Công ty.
+ Những trường hợp vắng mặt trong ngày chi trả lương sẽ lĩnh lương tại phòng Kế toán vào chiều ngày đi làm liền ngay khi hết thời gian nghỉ.
+ Đối với thôi việc đúng quy định, Công ty sẽ trả lương tại phòng kế toán vào ngày 20 (hoặc sau 05 ngày làm việc tính từ ngày chi trả lương).
+ Đối với trường hợp tự ý bỏ việc, Công ty sẽ trả lương tại phòng Kế toán vào ngày 20 của tháng sau nữa.
+ Các trường hợp khác do Tổng giám đốc quyết định.
Tổ chức thực hiện:
- Phòng Nhân sự có trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn thực hiện quy chế này đến các Trưởng bộ phận, Phụ trách trực tiếp các đơn vị và kiểm tra, giám sát thực hiện.
- Trưởng bộ phận, phụ trách trực tiếp các đơn vị có trách nhiệm phổ biến nội dung quy chế này đến từng NLĐ trong đơn vị mình để nghiêm túc thực hiện.
- Trong quán trình thực hiện nếu phát sinh bất hợp lý, các đơn vị chủ động báo cáo về phòng Nhân sự để tổng hợp trình Tổng giám đốc quyết định.
Nguồn: Tổng giám đôc Công ty
2.3.2 Bảng lương.
Bảng 2.8: Lương Ban Giám Đốc
Đơn vị: VNĐ
Năm
6 tháng cuối năm 2008
2009
2010
So sánh 2010 với 2009
Giá trị
Tỉ lệ %
Tổng lương
140.546.585
320.365.785
385.672.542
65.306.757
20,39%
Nguồn: Phòng kế toán
Nhìn vào bảng lương của ban giám đốc qua các năm cũng giúp ta đánh giá được tình hình tài chính của công ty. Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả dẫn đến tổng lương của ban Gám đốc cũng liên tục tăng. Năm 2009 tăng 179.819.200 VNĐ so với 6 tháng cuối năm 2008, đến năm 2010 tổng lương tiếp tục tăng 65.306.575 VNĐ. Lương của ban Giám đốc tăng cũng chứng tỏ lương của cán bộ công nhân viên ngày một tăng. Lương tăng dẫn đến đời sống lao động ngày càng được nâng cao, tạo động lực phấn đấu làm việc hiệu quả góp phần làm cho công ty ngày càng phát triển.
Bảng 2.9: Thu nhập của người lao động
Năm
2008
2009
2010
So sánh 2010 với 2009
Giá trị
Tỉ lệ %
Số lao động (người)
520
855
1088
233
27,25
Tổng lương (VNĐ)
735.907.640
1.471.063.410
2.084.390.400
613.326.990
41,69
Thu nhập bình quân (VNĐ)
1.415.207
1.720.542
1.915.800
195.258
11,35
Nguồn: Phòng Kế toán
Trong giai đoạn 2008 – 2009 số lao động tại công ty tăng lên nhanh chóng, tổng lương cũng tăng lên. Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 21.6% (tăng 305.335 VNĐ) so với năm 2008. Năm 2010 tăng 11,3% (195.258 VNĐ) so với năm 2009. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng giúp cải thiện đời sống cho họ, đồng thời thu nhập tăng là nguồn động lực giúp người cán bộ công nhân viên lao động tốt hơn, góp phần phát triển Công ty. Thu nhập của công nhân viên trong Công ty tăng thể hiện được hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, tiềm lực tài chính ngày càng được nâng cao.
3. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH NamLee.
3.1 Thông báo quy trình tuyển dụng:
Mục đích: Đảm bảo cho việc tuyển dụng thực hiện trên nguyên tắc công bằng, công khai, nhằm tuyển chọn đúng người, đúng vị trí cho công ty.
Phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng cho việc tuyển dụng tại công ty TNHH Nam Lee.
Tài liệu liên quan:
- Sổ tay nhân viên.
- Quy trình kiểm soát hồ sơ.
- Bản mô tả công việc.
- Luật lao động Việt Nam .
Lược đồ quy trình tuyển dụng:
Hiện nay, không phải công ty nào khi muốn tuyển dụng là cũng lựa chọn được những người đáp ứng được nhu cầu của mình. Số ứng cử viên đôi khi không bằng số người cần tuyển, hoặc những người được tuyển dụng lại không phù hợp với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn phải lựa chọn. Vậy để tìm kiếm ,thu hút và tuyển chọn được nguồn nhân lực có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải biết nguồn cung cấp nhân sự khác nhau, áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau và thực hiện quy trình tuyển dụng rõ ràng ,hiệu quả. Tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đều có quy trình tuyển dụng giống nhau, nhiều khi trong một doanh nghiệp, tuyển dụng cho các vị trí khác nhau cũng có cách tuyển dụng khác nhau. Sau đây là sơ đồ quy trình tuyển dụng của công ty TNHH Nam Lee International:
Sơ đồ quy trình tuyển dụng của Công ty:
Đồng ý
Nhu cầu bổ sung / thay thế/ hoàn thiện theoCCTC (2)
Định hướng phát triển công ty (1)
Bắt đầu
Đề xuất TD (2)
Phê duyệt (3)
Không đồng ý
Tìm nguồn TD (4)
Nội bộ(05)
Bên ngoài(05)
Tiếp nhận hồ sơ(06)
Tiếp nhận đơn ứng tuyển nội bộ(06)
Lưu hồ sơ tiềm năng
Không đạt
Không đạt
Sàng lọc HS(7)
Sàng lọc HS(7)
(6)
Không đạt
Đạt
Không đạt
Đạt
Lưu hồ sơ tiềm năng ( Thư cám ơn)
PV lần 1(8)
Thư chúc mừng
PV lần 1(8)
Đạt
Đạt
PV lần 2(9)
Không đạt
Đạt
Không đạt
Đạt
PV lần 2(9)
Đạt
Đạt
Không
đồng ý
Lưu hồ sơ tiềm năng
Đề nghị thuyên chuyển công tác(10)
Thỏa thuận lương, chế độ phúc lợi(10)
Quyết định thuyên chuyển công tác(11)
Không
đồng ý
Đồng ý
Thư mời nhận việc/thông báo nhận việc(11)
Chuẩn bị cho nhân viên mới(12)
Phê duyệt(12)
Đồng ý
Xác nhận(13)
Lưu hồ sơ(14)
Đón nhân viên mới(13)
Bảng 2.10: Công việc và trách nhiệm:
Trách nhiệm
Nội dung thực hiện
Trưởng phòng ban
(01 + 02)
Theo cơ cấu tổ chức của các phòng ban và định hướng phát triển của công ty. Trưởng bộ phận viết phiếu nhu cầu nhân sự (HR-BM-01/01) để bổ sung, thay thế, hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
Bộ phận nhân sự
(03+04)
Phiếu nhu cầu nhân sự chuyển đến trưởng phòng HCNS xem xét và trình tổng giám đốc phê duyệt. Sau khi tổng giám đốc phê duyệt, bộ phận nhân sự tiến hành tuyển dụng.
Bộ phận nhân sự
(05)
Sau khi nhận được phiếu nhu cầu nhân sự, nhân viên tuyển dụng tìm nguồn tuyển dụng( nội bộ và bên ngoài ) và có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu nhân sự kể từ khi nhận được nhu cầu nhân sự đối với:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác tuyển dụng và các giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực trong công ty TNHH NamLee International.DOC