MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 4
Lời nói đầu 5
Phần A: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG
1. Chức năng nhiệm vụ 7
2. Các hoạt động chính của Trung tâm 8
3. Cơ cấu tổ chức 10
4. Chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Trung tâm 12
5. Kết luận 12
Phần B: LÝ LUẬN
Chương I: Những vấn đề chung về công tác văn thư:
1. Khái niệm 14
2. Nội dung 14
3. Yêu cầu trong công tác văn thư 15
Chương II : Văn bản:
I. Khái niệm chung về văn bản
1. Khái niệm chung về văn bản
2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước
II. Chức năng của văn bản: 17
1. Chức năng thông tin
2. Chức năng pháp lý
3. Chức năng quản lý
III. Các loại văn bản: 18
1. Văn bản quy phạm pháp luật
2. Văn bản hành chính công vụ
IV. Soạn thảo văn bản: 20
1. Những yêu cầu trong quá trình soạn thảo
2. Những yêu cầu về nội dung văn bản
3. Quá trình chuẩn bị soạn thảo
4. Thể thức văn bản
Chương III : Tổ chức và giải quyết văn bản
I. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến:
1. Khái niệm văn bản đến
2. Nguyên tắc chung
3. Quy trình tổ chức và giải quyết văn bản đến
II. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi:
1. Khái niệm văn bản đến
2. Nguyên tắc chung
3. Quy trình tổ chức và giải quyết văn bản đi
Chương IV: Quản lý và sử dụng con dấu
1. Sử dụng con dấu
2. Bảo quản con dấu
Phần C : Thực tiễn
Chương I: Nội dung thực tập
1. Những công việc được giao
Chương II: Thực tế về công tác văn thư ở Trung tâm
1. Cơ sở vật chất của phòng văn thư Trung tâm.
2. Những công việc của cán bộ văn thư trung tâm phải đảm nhận.
3. Soạn thảo văn bản của Trung tâm
4. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản
5. Quản lý và sử dụng con dấu
Kết luận:
1. Những công việc học được trong quá trình thực tập
2. Ưu, nhược điểm và những giải pháp
3. Tự đánh giá và nhận xét
Tài liệu tham khảo:
Nhận xét của nơi thực tập:
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4075 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác văn thư ở trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng bộ khoa học và công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu lực pháp lý cao nhất và là bộ phận hợp thành quan trọng nhất của luật pháp CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM . Đặc điểm: có tính ổn định cao, áp dụng lâu dài.
Pháp lệnh: Là loại văn bản dùng để quy định những vần đề về chính sách, về chế độ của Nhà nước và những vần đề cấp bách trong quản lý Nhà nước khi chưa ban hành thành Luật: VD Pháp lệnh bảo vệ rừng. Đặc điểm: Manh tính cấp bách thực hiện sau một thời gian sẽ được xây dựng thành Luật
Lệnh: Là loại văn bản dùng để công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, thực hiện nghĩa vụ của Chủ tịch nước đã được Pháp luật quy định. Đặc điểm: Dùng để công bố quy định, công bố tình trạng chiến tranh, đại xá, ra lệnh tổng động viên, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong từng vùng.
Nghị quyết: Là loại văn bản ban hành các chủ trương, chính sách của Chính phủ thông qua dự án, kế hoạch và Ngân sách Nhà nước, phê duyệt đề ước quốc tế, chương trình hoạt động của các cơ quan chấp hành cung cấp, ghi lại kết luận đã được thảo luận và thông qua tại các cuộc họp. Đặc điểm: Nghị quyết là cơ sở để ban hành các văn bản khác kể cả các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn.
Nghị định: Là loại văn bản dùng để:
Ban hành các quyết định về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân nhằm quyết định biện pháp và quản lý của Nhà nước, điều chỉnh trên phần ranh giới, địa giới hành chính dưới cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
Quyết định về nghĩa vụ quyền hạn, bộ máy tổ chức của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc quyền của Chính phủ
Ban hành các chính sách về chế độ thể lệ của Nhà nước
Nghị định của Chính phủ là những vấn đề hết sức cấp thiết nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng thành luật hoặc Pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước
Quyết định: Là loại văn bản dùng để ban hành các chế độ chính sách, quy đinh, quy chế trong cả nước hay trong một ngành, một địa phương, điều chỉnh các công việc về tổ chức nhân sự, áp dụng từng chính sách cho từng đối tượng. Giải quyết một số sự việc, cụ thể trong từng cơ quan.
Chỉ thị: Là văn bản của các cơ quan cấp trên gửi cơ quan cấp dưới nhằm truyền đạt những chủ trương chính sách, biện pháp quản lý và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Đặc điểm: Loại văn bản này không đặt ra chế độ chính sách mới
Thông tư: Là loại văn bản dùng để hướng dẫn giải thích thì hành các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn. Đặc điểm: Thường gắn liền với một văn bản quy phạm pháp luật được loại văn bản này hướng dẫn.
Văn bản hành chính thông thường
Văn bản hành chính thông thường là bộ phận không thể thiếu được trong các cơ quan nhà nước. Nó dùng để tryền đạt, trao đổi thông tin giao dịch giữa các cơ quan với nhau, giữa các cơ quan với cá nhân. Văn bản hành chính thông thường có các loại sau:
Kế hoạch công tác: Là đề án chương trình, kế hoạch cộng tác, là văn bản về phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu tiến hành một nhiệm vụ công tác trong một thời gian nhất định.
Báo cáo: Là văn bản dùng để tổng kết, sơ kết, kết quả công tác hoặc phản ánh sự việc vụ việc đã và đang xảy ra.
Biên bản: Là văn bản ghi lại những sự việc đã và đang xẩy ra.
Công văn hành chính: Là loại văn bản không có tên loại được dùng để thông tin trong các hoạt động giao dịch, trao đổi công tác giữa các chủ thể có thẩm quyền để giải quyết những công việc có liên quan. Công văn có nhiều loại: công văn hướng dẫn, công văn chỉ đạo, công văn nhắc nhở, công văn yêu cầu …
Tờ trình: Là các loại văn bản mang tính chất trình bầy các chủ trương kế hoạch công tác, sự việc của cơ quan cấp dưới, đề xuất với cơ quan cấp trên xin xét duyệt
Công điện: Là loại văn bản ngắn gọn để truyền đạt mệnh lệnh của tổ chức hoặc người có thẩm quyền có tính khẩn cấp băng phương tiện thông tin vô tuyến hoặc hữu tuyến. Sau khi gửi công điện, nếu vấn đề cần thiết thì cơ quan gửi công điện phải ra văn bản để gửi đến cơ quan nhận.
Giấy giới thiệu: Là loại giấy tờ cấp cho các công chức, viên chức để thực hiện vần đề được giao.
Thông báo: Là loại văn bản của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước để công bố một quyết định quan trọng về đối ngoại và đối nội.
SOẠN THẢO VĂN BẢN
Việc soạn thảo văn bản là một công việc mà bất cứ một người văn thư chuyên trách nào cũng phải biết. Họ phải nắm được các yêu cầu chung, yêu cầu về nội dung, quy trình soạn thảo của một văn bản.
Những yêu cầu chung trong quá trình soạn thảo văn bản:
Phương thức sử dụng từ ngữ:
Cần dùng từ đúng nghĩa sao cho từ phải biểu hiện chính xác nội dung cần thể hiện:
Không làm phát sinh cách hiểu đa nghĩa
Sử dụng từ đúng nghĩa ngữ pháp: đặt từ vào đúng vị trị ngữ pháp của nó trong quan hệ từ đó với những từ khác trong câu
Sử dụng từ đúng văn phong pháp luật ban hành:
Sử dụng từ ngữ phổ thông trung tính thuộc văn viết, không dùng từ thuộc phong cách khẩu ngữ
Tránh sử dụng từ cổ, thần trọng dùng từ mới.
Không dùng từ địa phương.
Không dùng tiếng lóng, từ thông tục vì chúng sẽ làm mất đi tính trang trọng uy nghiêm của văn bản
Sử dụng đúng và hợp lý các thuật ngữ chuyên ngành.
Sử dụng từ đúng chính tả:
Tránh các lỗi về thanh điệu
Tránh các lỗi về vần
Tránh các lỗi về phụ âm đầu
Phân bố các kí hiệu biểu thị một âm
Tránh lẫn về từ viết hoa
Dùng từ đúng quan hệ kết hợp:
Câu trong văn bản
Trong văn bản không được dùng các câu nghi vấn và câu cảm thán
Hạn chế sử dụng câu phức, những câu đặc biệt chỉ được sử dụng trong những trường hợp được quy định
Xét theo mục đích phát ngôn của văn bản thi có: câu tường thuật và câu mệnh lệnh
Xét theo cấu trúc ngữ pháp thì có: Câu đơn
Trong văn bản không được dùng dấu ? , !, … ,
Trình bầy đề mục
Đề mục phải thể hiện được toàn vẹn hệ thống
Đề mục dễ theo dõi và dễ sử dụng
Đảm bảo tính logic của nội dung văn bản
Những yêu cầu về nội dung văn bản:
Văn bản phải có tính mục đích
Văn bản phải có tính khoa học
Văn bản phải có tính đại chúng
Văn bản phải có tính quy phạm
Văn bản phải có tính khả thi
Quá trình chuẩn bị soạn thảo:
Quy trình soạn thảo văn bản là trình tự các bước đi cần thiết được sắp xếp một cách khoa học để xây dựng một văn bản nhằm đạt được các yêu cầu về hiệu quả và chất lượng của văn bản.
Quy trình soạn thảo nhằm mục đích:
Đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật được nghiêm minh đặc biệt là đối với văn bản quy phạm pháp luật.
Tránh sự chồng chéo mâu thuẫn các nội dung văn bản giữa các cơ quan trong cùng một hệ thống hoặc trong cùng một cơ quan.
Tuân thủ quy trình đảm bảo cho văn bản có tính trật tự logic về nội dung
Đảm bảo tính khoa học, tính khả thi thực tiễn cho văn bản.
Quá trình chuẩn bị soạn thảo văn bản bao gồm các bước sau
Sơ bộ xác định vần đề:
Khi soạn thảo văn bản phải xem xét các vấn đề trước khi soạn thảo như mục đích ban hành văn bản, thời gian ban hành văn bản, vấn đề cần giải quyết trong văn bản, đối tượng giải quyết trong văn bản, kết quả tác động của văn bản.
Xác định tên loại văn bản:
Khi xác định tên loại văn bản phải căn cứ vào thẩm quyền ban hành văn bản của cơ quan, nội dung vần đề cần giải quyết, mục đích yêu cầu ra văn bản.
Nội dung của việc xác định tên loại văn bản phải so sánh giữa mục đích của từng loại văn bản với công dụng của từng loại văn bản để chọn ra văn bản cần sử dụng, sau đó xác định mẫu văn bản theo tên loại đã chọn.
Thu thập thông tin:
Mỗi văn bản đều cần phải có các số liệu, dẫn chứng sự việc, căn cứ pháp lý … Đó là thông tin cần thiết cho việc soạn thảo văn bản. Các thông tin phải được thu thập một cách đầy đủ, khách quan, chính xác …
Mỗi loại thông tin khi thu thập đánh giá cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:
Thông tin phải đúng chính xác đặc trưng của sự vật hiện tượng
Thông tin phải đủ phản ánh được mọi khía cạnh của sự việc hiện tượng
Thông tin phải kịp thời đúng lúc đúng thực trạng mang theo góc độ thời gian
Thông tin phải hệ thống có nghĩa là nắm trong một sâu chuỗi sự việc hiện tượng có trình tự hợp lý, có trật tự rõ ràng,
Thông tin phải khả dụng
Lập đề cương
Đây là bước cần thiết cho việc soạn thảo văn bản, là việc hình thành một cách toàn diện, văn bản sẽ được soạn thảo với việc sắp xếp nội dung một cách hợp lý, dễ hiểu.
Sắp xếp trật tự các ý sao cho khoa học và logic nhất: có các cách sắp xếp sau
Sắp xếp theo tầm quan trọng
Sắp xếp theo thời gian
Sắp xếp theo không gian
Sắp xếp từ cụ thể đến khái quát và ngược lại
Sắp xếp theo logic nguyên nhân và kết quả của vần đề
Chú ý: Cần phải cân nhắc kĩ các điểm cần khái quát, cụ thể và điều chỉnh sao cho cân đối. Những điểm có nội dung giống nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau thì tập hợp lại trong cùng một chương, mục hoặc phần. Cần chú ý dến biểu hiện liên kết về hình thức của văn bản; đó là hệ thống đề mục phải thống nhất ý chính, ý phụ, thứ bậc phải rõ ràng.
Viết bản thảo
Dựa vào đề cương để viết bản thảo. Chú ý tuân thủ văn phong, pháp luật hành chính. Bản thảo viết song phải được kiểm tra từng khâu.
Trao đổi ý kiến và sửa chữa bản thảo
Trao đổi ý kiến của lãnh đạo cơ quan để nắm được tư tưởng chỉ đạo. Lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan để đảm bảo tính khách quan và trành mâu thuẫn chồng chéo. Lấy ý kiến của các chuyên gia soạn thảo văn bản và các chuyên gia về chuyên môn để đảm bảo nội dung đúng hình thức chuẩn. Lấy ý kiến của bộ phận văn thư để đảm bảo các thủ tục hành chính cần thiết theo quy định của Nhà nước.
Duyệt văn bản
Bản thảo văn bản phải được duyệt trước khi đánh máy trình ký và được làm thủ tục gửi đi, người duyệ bản thảo phải ký tắt vào bản thảo đã duyệt.
Tuỳ từng văn bản, từng cơ quan mà việc tổ chức duyệt bản thảo có những điểm riêng.
Trình ký và hoàn thiện văn bản
Sau khi văn bản đã được trình ký thì phải làm thủ tục hoạn thiện về thể thức phải đóng dấu điền ngày tháng năm ban hành lên văn bản. Những văn bản này thi do cơ quan chuyên trách của văn thư đảm nhận.
Thể thức văn bản:
Thể thức văn bản là toàn bộ những yếu tố phải có trong một văn bản được trình bầy theo các quy định và phương pháp khoa học để đảm bảo tính chân thực giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn.
Các yếu tố phải có trong một văn bản:
Quốc hiệu ( tiêu ngữ)
Tác giả: Tên cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức làm ra văn bản
Địa danh, ngày tháng năm viết văn bản
Số và kí hiệu của văn bản
Tên gọi và trích yếu nội dung của văn bản
Nội dung văn bản
Nơi nhận
Chữ ký
Con dấu
Ngoài ra còn có thể có
Dấu chỉ mức độ mật hoặc khẩn của văn bản.
CHƯƠNG III:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VĂN BẢN
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐẾN
Văn bản đến cùng với văn bản đi do các cơ quan hình thành ra tạo nên một loại phương tiện, một loại công cụ rất đặc biệt trong hoạt động điều hành, quản lý của các cơ quan. Để văn bản có thể phát huy được tối đa ý nghĩa, tác dụng thì vấn đề tổ chức giải quyết tốt loại văn bản này có tầm quan trọng không thể xem nhẹ. Bởi vì hiệu quả của công việc quản lý, điều hành ở từng cơ quan lệ thuộc vào việc có xử lý, phân tích, đánh giá các thông tin ở trong các văn bản đến kịp thời, triệt để hay không
Khái niệm văn bản đến
Tất cả các văn bản từ cơ quan ngoài gửi đến bằng con đường trực tiếp hay những tài liệu quan trọng do cá nhân mang từ hội nghị về hoặc qua con đường bưu điện … được gọi chung là văn bản đến.
Nguyên tắc chung
Văn bản đến dù dưới bất kỳ dạng nào đều phải được xử lý theo nguyên tắc kịp thời, chính xác, và thống nhất. Bảo đảm được nguyên tắc này các văn bản đến sẽ được xử lý giải quyết ngay, không bị lẫn lộn, văn bản không bị chuyển đi chuyển lại lòng vòng, gây nên sự chậm trễ và tốn kém thời gian và công sức.
Trách nhiệm tổ chức quản lý và giải quyết văn bản thuộc về Chánh, Phó Văn phòng. Trưởng, Phó phòng Hành chính của mỗi cơ quan. Bộ phận Văn thư cơ quan trực tiếp thực hiện một số công việc cụ thể như sau:
Quy trình tổ chức và giải quyết văn bản đến
Tiếp nhận kiểm tra, phân loại các loại văn bản đến:
Kiểm tra văn bản do các nơi gửi đến, nếu phát hiện văn bản gửi sai đối tượng, hoặc bì đựng tài liệu bị rách nát, có đấu hiệu bị lộ thông tin của tài liệu … thì phải hỏi lại nhân viên bưu điện hay người chuyển văn bản. Đồng thời phải báo cáo cho lãnh đạo văn phòng, hoặc Trưởng phòng Hành chín có biện pháp giải quyết. Kiểm tra cả về số lượng của văn bản xem đủ hay thiếu.
Sau khi kiểm tra thì tiến hành phân loại văn bản: (phân làm hai loại)
+ Văn bản đăng ký: văn bản của cơ quan khác gửi đến
+ văn bản không phải đăng ký: Sách báo, tạp chí, thư cá nhân
Bóc bì đựng văn bản đến (trừ các văn bản gửi trực tiếp cho cá nhân và các văn bản đóng dấu “mật”, “tối mật”, “tuyệt mật”).
Nếu văn thư cơ quan tổ chức theo nguyên tác tập trung thì theo sự phân công của lãnh đạo Văn phòng. Văn thư bóc bì văn bản , vào sổ và chuyển đến các đối tượng liên quan.
Bóc bì văn bản không được làm rách, mất chữ của tìa liệu. Địa chỉ nơi gửi, dấu của bưu điện … phải giữ lại để tiện kiểm tra khi cần thiết
Những bì văn bản có đóng dấu “khẩn” “thượng khẩn” “hoả tốc” phải được bóc bì ngay và trình lãnh đạo giải quyết kịp thời.
Văn bản gủi đến có kèm theo phiếu gửi thì sau khi nhân phải ký xác nhận và đóng dấu vào phiếu gửi và chuyển trả lại cơ quan gửi để theo dõi, xử lý kịp thời những “sự cố” trên đường vẫn chuyển có thể xảy ra
Đóng dấu đến
Đóng dấu đến vào văn bản mà cơ quan nhân được. Số đến và ngày đến của văn bản phải ghi khớp với số và ngày ghi trong sổ đăng ký văn bản đến. Số đến ghi liện lực từ 01 bất đâu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm
Dấu đến phải đóng rõ ràng bằng mực dấu đỏ ở phân giấy trắng dưới số, ký hiệu hoặc trích yếu nội dung văn bản.
Đăng ký văn bản đến
Mọi văn bản đến đều phải đăng ký vào sổ đăng ký văn bản đến. Những cơ quan lớn số lượng văn bản đến nhiêu thì có thể đăng ký văn bản dến vào các sổ khác nhau như: (một sổ đăng ký văn bản mật, một sổ đăng ký của cấp dưới và các đơn vị trực thuộc gửi lên, một sổ đăng ký văn bản của các cơ quan khác gửi tới, một sổ đăng ký đơn thư). Nếu cơ quan có số lượng văn bản đến hàng ngày, hàng tháng, hàng năm ít chỉ cần một sổ đăng ký văn bản mật, một sổ đăng ký chung cho tất cả các loại văn bản
Mẫu sổ đăng ký văn bản đến:
Số đến
Ngày đến
Nơi gửi văn bản
Số ký hiệu văn bản
Ngày tháng văn bản
Tên loại trích yếu nội dung văn bản
Lưu hồ sơ số
Nơi nhận hoặc người nhận
Ký nhận
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mẫu sổ đăng ký văn bản mật
Số đến
Ngày đến
Nơi gửi văn bản
Số ký hiệu văn bản
Ngày tháng văn bản
Tên loại trích yếu nội dung văn bản
Mức độ mật
Nơi nhận hoặc người nhận
Ký nhận
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trình các văn bản đến
Tất cả văng bản đến, sau khi đã đăng ký, tuỳ theo chế độ công tác văn thư của cơ quan, cán bộ công chức phụ trách công tác này phải trình ngay cho Chánh văn phòng xem xét, nghiên cứu để quyết định phương hướng giải quyết. Lãnh đạo Văn phòng ghi rõ văn bản được chuyển đến cá nhân, đơn vị phải giải quyết. Văn thư cơ quan căn cứ vào đó để chuyển văn bản đến các đối tượng có liên quan trong thời gian sớm nhất.
Chuyển giao văn bản đến
Đối với những cơ quan nhỏ, các đơn vị ở chung trong một khu vực thì không phải làm sổ chyển riêng mà sử dụng sổ đăng ký văn bản đến của cơ quan làm sổ chuyển.
Sao in văn bản đến
Trong thực tế hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan đơn vị cần thiết phải sao in văn bản đến thành nhiều bản.
Hiện nay, ở hầu hết các cơ quan sử dụng rất phổ biến các bản photocopy đề chuyển tải thông tin đến các đối tượng có liên quan.
Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến là công việc phức tạp đời hỏi các cơ quan phải quan tâm chú ý thích đáng
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT VĂN BẢN ĐI
Hàng ngày, các cơ quan trong khi giải quyết các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao đều phải xử lý những vấn đề liện quan tới việc tổ chức quản lý công văn, giấy tờ mà cơ quan gửi đi (văn bản đi). Giải quyết tốt vấn đề này sẽ có ý nghĩa thiết thực đến việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan. Đồng thời qua đó góp phần vào việc rèn luyện tính nghiêm túc, khoa học đối với mỗi cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhưũng công việc được giao.
Khái niệm văn bản đi
Tất cả các loại văn bản do cơ quan làm ra để quản lý, điều hành công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được gửi đến các đối tượng có liên quan gọi là văn bản đi.
Ngyên tắc chung
Văn bản đi của cơ quan thực chất là công cụ điều hành, quản lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Vi vậy, việc tổ chức quản lý văn bản đi phải bảo đảm chính xác, kịp thời, tiếp kiệm và theo đúng quy trình mà Nhà nước đã quy định. Chỉ có như vậy, các văn bản đi do cơ quan làm ra mới có tác dụng thiết thực đối với mỗi cơ quan. Để tổ chức quản lý thống nhất văn bản đi, theo nguyên tác này thì các văn bản đều phải được quy về một đầu mối - đó là bộ phận văn thư. Và phải thực hiện một số công việc cụ thể như sau:
Quy trình
Trình văn bản đi.
Các văn bản đi của cơ quan thông thường được giao cho các chuyên viên am hiểu về từng lĩnh vực chuyên môn chuẩn bị soạn thảo. Sau khi văn bản đã được soạn và in ấn xong thì phải trình cho thủ trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi ban hành
Đối với văn bản thông thường, nội dung không phức tạp thì chỉ cần trình văn bản in đã được kiểm tra kỹ cho người có thẩm quyền ký là đủ.
Văn bản có nội dung phức tạp khi trình cho thủ trưởng ký nhất thiết phải kèm theo các văn bản có liên quan gọi là hồ sơ trình ký dể người ký thẩm tra lại nội dung văn bản khi cần thiết
Xem lại thể thức, ghi ngày tháng
Công việc được giao cho bộ phận văn thư của cơ quan thực hiện. Nhiệm vụ cụ thể ở đây là soát lại lần cuối tất cả các yếu tố về thể thức theo quy định hiện hành. Những văn bản không đủ về thể thức nhất thiết phải sửa lại trước khi chuyển giao đến các đối tượng có liên quan.
Ghi số và ghi ngày tháng đới với văn bản đi là yêu cầu bắt buộc không loại trừ bất kỳ văn bản nào. Mỗi văn bản được ghi một số và một ngày tháng nhất định, tính từ số 01 tháng 01 đến số cuối cùng là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Ghi số văn bản từ 1 đến 9, ngày 1 đến ngày 9 và tháng 1 đến tháng 2 đều phải thêm số 0 đằng trước để tránh sự nhầm lẫn.
Số của văn bản ghi ở phía trên, bên trái dưới tác giả của văn bản
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG
Số: …./PTV
Hà nội, ngày tháng năm
Ngày tháng của văn bản ghi, sau địa danh dưới quốc hiệu
Đóng dấu văn bản đi
Dấu của cơ quan chỉ được phép đóng vào các văn bản đã có chữ ký hợp lệ, tức là chữ ký của thủ trưởng hoặc ngươi được uỷ quyền ký.
Dấu đóng vào văn bản phải rõ ràng, đúng mẫu mực dấu theo quy định chung của Nhà nước . Dấu chỉ được đóng trùm lên từ một phần tư đến một phần ba chữ ký về phía bên trái.
Đăng ký văn bản đi
Đăng ký văn bản đi là công việc bắt buộc phải thực hiện trước khi chuyên giao văn bản đến các đối tượng có liên quan.
Các văn bản đi đều phải đăng ký vào sổ theo mẫu in sẵn một cách rõ ràng, đúng và đầy đủ các cột mục theo quy định. Khi đăng ký không được dùng bút chì, không tẩy xoá, không viết tắt những từ ít thông dụng.
Mẫu sổ đăng ký văn bản đi:
Số và ký hiệu văn bản
Ngày tháng văn bản
Tên loại và trích yếu nội dung
Nơi nhận văn bản
Số lượng bản
Đơn vị hoặc người lưu văn bản
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
Chuyển giao văn bản đi
Tất cả văn bản do cơ quan làm ra được gửi tới các đối tượng có liên quan phải thực hiện một nguyên tắc chung là: Chính xác, đúng đối tượng và kịp thời.
Văn bản của cơ quan trước khi chuyển đi cho các đối tượng có liên quan đều phải để trong bì cẩn thận nhằm tránh thất lạc và tiết lộ thông tin. Phong bì gửi văn bản phải làm bằng giấy bền, dai, ngoài không nhìn rõ chữ, bị ẩm ướt không bị rách, mủn. Ngoài bì phải ghi rõ ràng và chính xác tên cơ quan gửi, tên và địa chỉ cơ quan hay người nhận, sổ và ký hiệu văn bản, số lượng văn bản để chuyển nhanh chóng chính xác đến người nhận, tránh mọi sự nhầm lẫn có thể xảy ra.
Phải làm sổ chuyển giao văn bản đi: Đây là công việc phải hoàn tất trước khi chuyển giao văn bản đi. Sổ chuyển giao văn bản đi có mẫu sau:
Ngày tháng chuyển
Số, ký hiệu văn bản (số phiếu gửi phiếu chuyển)
Số lượng văn bản (hoặc số lượng bì)
Đơn vị hoặc cá nhân văn bản hay bì
Ký nhận
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
Văn bản sau khi được người có thẩm quyền ký đóng dấu, ghi số, ghi ký hiệu, ngày tháng và đăng ký vào sổ văn bản đi phải được gửi ngay đến các đối tượng có liên quan. Công việc này có thể gửi trực tiếp, nhưng phổ biến là gửi theo đường bưu điện.
Sắp xếp, bảo quản và phục vụ sử dụng bản lưu.
Mỗi văn bản do cơ quan làm ra để phục vụ cho hoạt động điều hành, quản lý đều được giữ hai bản chính để lưu lại, một bản gửi cho đơn vị hoặc người thảo, một bản lưu ở văn thư
Các tập văn bản lưu phải do bộ phận văn thư thuộc văn phòng cơ quan quản lý chặt chẽ và thống nhất.
CHƯƠNG IV:
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU
Dấu là thành phần biểu hiện tính hợp pháp và tính chân thực của văn bản. Dấu là thành phần biểu hiện quyền lực của nhà nước và của cơ quan trong văn bản. Dấu là thành phần giúp cho việc chống giả mạo văn bản.
Sử dụng dấu
Dấu chỉ được đóng lên văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền, không được đóng dấu trên giấy trắng, giấy khống chỉ (văn bản giấy tờ chưa có chữ ký của cấp có thẩm quyền) hoặc đóng dấu vào văn bản giấy tờ chưa ghi nội dung.
Dấu phải đóng rõ ràng ngay ngắn. Trường hợp đóng đấu ngược, mờ phải huỷ văn bản để làm văn bản khác.
Chỉ người được giao giữu dấu mới được đóng vào văn bản. Tất cả những người khác không được mượn dấu để đóng vào văn bản hoặc giấy tờ khác.
Dấu cơ quan đóng vào văn bản do cơ quan làm
Dấu Văn phòng đóng vào văn bản lấy danh nghĩa Văn phòng làm ra.
Bảo quản con dấu
Dấu phải để tại cơ quan, đơn vị và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp thật cần thiết để giải quyết công việc ở xa cơ quan, đơn vị, Thủ trưởng của cơ quan, tổ chức có thể mang con dấu đi theo, nhưng phải bảo quản cẩn thận và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ và đóng dấu.
Dấu phải giao cho một cán bộ văn thư đủ tin cẩn giữ và đóng dấu, khi vắng phải giao lại cho người khác theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan.
Dấu phải để trong hòm, tủ có khoá chắc chắn trong cũng như ngoài giờ làm việc.
Không được sử dụng vật cứng để cọ rửa dấu. Khi cần cọ rủa dấu có thể ngâm vào xăng và dùng chổi lông để rửa.
Khi dấu bị mòn trong quá trình sử dụng hoặc hỏng, biến dạng phải xin phép khắc dấu mới và nộp lại dấu cũ.
Nếu để mất con dấu, đóng dấu không đúng quy đinh, lợi dụng việc bảo quan, sử dụng để hoạt động phạm pháp sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật (Nghị định 49 CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt Hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự)
Khi con dấu bị mất phải báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất, đồng thời báo cáo cho cơ quan Công an cấp giấy phép khắc dấu để phối hợp truy tìm và thông báo huỷ bỏ con dấu bị mất.
PHẦN C:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ Ở
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG
I. NÔI DUNG THỰC TẬP
Những công việc được giao
Trong thời gian thực tập tại văn phòng của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng, em đã học thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác văn phòng và được các anh (chị) giao cho một số việc sau:
Tổ chức giải quyết văn bản đến
Đóng dấu đến, ghi số cho văn bản đến
Phôtô văn bản đến
Đăng ký vào sổ văn bản đến
Lưu vào hồ sơ để văn bản đến
Tổ chức quản lý văn bản đi
Đăng ký vào sổ văn bản đi
Lưu vào hồ sơ để văn bản đi
Soạn thảo một số các công văn đơn giản như giấy mời, công văn trả lời ... trên máy vi tính
Phôtô một số tài liệu: giấy mời, giấy giới thiệu, công văn đến, công văn đi, thông báo …
Và đôi khi cũng phải trực điện thoại và ghi lại những tin nhắn cần thiết.
II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ Ở TRUNG TÂM
Cơ sở vật chất của phòng văn thư Trung tâm.
Phòng văn thư của trung tâm được một cán bộ chuyên trách đảm nhiệm.
Phòng văn thư của Trung tâm có cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho công tác văn thư được hoàn thành tốt.
Cơ sở vật chất của phòng văn thư bao gồm:
Hai tủ đựng hồ sơ tài liệu dùng để lưu các văn bản
Một bàn làm việc
Một máy vi tính cá nhân
Một máy in
Một máy fax
Một máy điện thoại
Ngoài ra còn có các đồ văn phòng phẩm phục vụ cho công tác văn thư.
Những công việc của cán bộ văn thư trung tâm phải đảm nhận.
Cán bộ văn thư phải đảm nhận mọi việc liên quan đến công tác văn thư như:
Tiếp nhận công văn đến
Gửi công văn đi
Đóng dấu văn bản
Lưu hồ sơ tài liệu
Soạn thảo văn bản, công văn
Nhưng ngoài những việc trên cán bộ văn thư của trung tâm còn đảm nhận một số công việc khác như:
Ngoại giao và liên hệ công tác cho Trung tâm
Thường xuyên trực điện thoại
Quản lý các đồ văn phòng phẩm cho Trung tâm
Tiếp khách khi cần thiết
Nhận báo hàng ngày cho Trung tâm
Soạn thảo văn bản của Trung tâm
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng có thể ban hành tất cả các loại văn bản hành chính công vụ có liên quan đến chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm mình.
Các loại văn bản mà Trung tâm ban hành có thể chia làm hai loại chính:
Văn bản ban hành để gửi đi: Thì chủ yếu là các công văn hành chính ban hành để giải quyết các công việc của Trung tâm với cơ quan cấp trên, cơ quan ngang cấp, các đơn vị trực thuộc Trung tâm …
Văn bản nội bộ: Được ban hành để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2019.doc