MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu . 2
II. Tính cấp thiết của vấn đề . 2
III. Môtảvềcăn bệnhloãng xương . 3
1. Mộtsố đặc điểmvềxương vàbệnhloãngxương . 4
2. Triệuchứng. 5
3. Nguyên nhân gâybệnhloãngxương vàhậuquả . 6
4. Cách phòngvà điềutrịbệnhloãngxương . 7
4.1. Phòng bệnh loãngxương . 7
4.2 Cách điều trị bệnh loãng xương . 8
IV. Tư vấn phòng tránh bệnh loãng xương của người làm Công tác xã hội với người cao tuổi. 9
1. Vai tròcủangườilàmCông tácxãhội . 9
2. Tư vấn, trợ giúp người cao tuổi phòng và . 10
điều trị bệnh loãng xương
2.1 Tư vấn phòng tránh bệnh . 11
2.2 Tư vấn điều trị bệnh . 13
2.3 Tư vấn hỗ trợ tâm lý cho người mắc bệnh loãng xương . 17
V. Kếtluận . 18
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4276 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác xã hội với người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giới hạn của Fonterra
- công ty mẹ của Anlene. Báo cáo cũng dự đoán số ca bị loãng xương hông đến
năm 2050 có thể sẽ lên tới gần 48.000 ca.
Trong Hội nghị Quốc tế về Loãng xương vừa tổ chức tại Bắc Kinh, Trung
Quốc, ông Leon Clement, Tổng Giám đốc Fonterra Việt Nam, cho biết:
“Fonterra đã tiến hành kiểm tra xương miễn phí cho 250.000 người tại Việt
Nam và đưa ra được một bức tranh toàn cảnh về sức khỏe hệ xương của người
Việt Nam. Kết quả cho thấy 48% người tham gia kiểm tra thuộc nhóm có nguy
cơ trung hình thành bệnh loãng xương”.
Nguy cơ mắc bệnh loãng xương còn cao hơn đối với những người trên 50
tuổi khi có đến 60% nằm trong nhóm phát triển bệnh loãng xương nguy cơ
trung và nguy cơ cao. Hầu hết mọi người đều không nhận ra rằng loãng xương
là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, đặc biệt có khả năng gây tử vong cho nhiều
bệnh nhân rạn xương hông ngay trong năm đầu tiên mắc loãng xương.
III. Mô tả về căn bệnh loãng xương:
1. Một số đặc điểm về xương và bệnh loãng xương:
Bộ xương của chúng ta có 206 xương. Bộ xương làm giá đỡ cho cơ thể, làm
nền cho các cơ bám lên và bảo vệ các cơ quan nội tạng. Bộ xương là nơi dự trữ
99% canxi của cơ thể. Dù có bề ngoài cứng, nhưng xương là mô sống trải qua
vòng tuần hoàn của sự thoái hóa và phục hồi (còn được gọi là sự hủy xương và
tạo xương).
Một trong những bệnh phổ biến nhất của xương đó là loãng xương. Loãng
xương có nghĩa "xương xốp" xuất hiện, khi lớp vỏ ngoài xương bị mỏng đi và
giòn, lớp bè xương bị thương tổn. "Loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng.
Người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh. Thông thường, manh
mối đầu tiên dẫn tới loãng xương là khi xuất hiện gãy xương. Gãy xương chính
là "đột quỵ" của loãng xương. Người ta mệnh danh loãng xương là kẻ cắp thầm
lặng, từng chút một, đánh cắp đi các khoáng chất trong ngân hàng xương của cơ
thể,"
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
4
Cấu trúc xương ở người bình thường và người bị chứng loãng xương
Xương bao gồm: 10% protein, 65% muối không hòa tan của canxi và phốt
pho, 25% nước, một lượng nhỏ các muối khoáng khác như magiê, natri và axit
cacbonat. Loãng xương đang tác động vào 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới trên 50
tuổi. Đây là một trong những căn bệnh phát triển nhanh nhất trên thế giới, chỉ
đứng sau các bệnh về tim.
Đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi
do loãng xương, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á. Trong khi đó, Việt Nam
Xương của chúng ta bao gồm hai lớp. Lớp xương vỏ được biết đến như phần
xương rắn chắc nhất vì nó tạo nên một lớp bảo vệ bên ngoài tất cả xương trong
cơ thể cũng như là trục cho những xương dài. Lớp này có cấu trúc đặc và rắn
chắc, chiếm gần 80% khối lượng của bộ khung xương. Tốc độ tái tạo xương
chậm và khả năng chống uốn và chống xoắn cao.
Lớp thứ hai gọi là xương bè (xương xốp hoặc lưới xốp), cấu thành nên phần
lớn xương của hộp sọ, xương sườn, xương chậu và cột sống. Lớp trong của
xương này ít đặc hơn, đàn hồi cao hơn và có tỉ lệ tái tạo cao hơn so với lớp vỏ
xương. Độ xốp của xương bè rất cao từ 50% - 90%.
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
5
mỗi năm ước tính có 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường
hợp bị gãy xương do loãng xương.
Gãy xương đùi là biến chứng nặng nhất của bệnh loãng xương. 10 - 20% tử
vong trong vòng 1 năm. 20% phải có người trợ giúp. 30% có thể sẽ trở thành
tàn phế. 30% bệnh nhân bị gãy xương đùi sẽ phục hồi, nhưng luôn có nguy cơ
bị tái gãy xương.
2. Triệu chứng:
Dấu hiệu sớm nhất là đau lưng nhẹ, âm ỉ, dấu hiệu này thường bị bỏ qua.
Nếu không điều trị loãng xương có thể gây ra gãy xương. Bất cứ xương nào
trên cơ thể cũng có thể gãy, nhưng thông thường nhất là xương hông, xương
sống, Xương cổ tay, xương sườn, xương chậu và xương cánh tay
Phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ loãng xương càng cao
Hàm lượng chất khoáng trong xương cao ở tuổi 25 sau đó giảm xuống ở nữ
độ tuổi mãn kinh và nam khoảng 55 tuổi. Tỷ lệ khối lượng xương giảm đi hàng
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
6
năm thay đổi từ 0,5 - 2% tùy theo từng người. Những người khi còn trẻ có độ
đặc xương thấp thì khi về già dễ bị loãng xương. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ
đặc của xương bao gồm: thiếu oestrogen, thiếu hoạt động, hút thuốc lá, uống
rượu và dùng nhiều thuốc, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi. Thể phổ biến nhất
của loãng xương được cho là nồng độ estrogen (nội tiết tố sinh dục nữ) thấp sau
mãn kinh. Vì vậy, phụ nữ sau mãn kinh thường bị loãng xương. Ở nam giới thì
dấu hiệu của loãng xương xuất hiện chậm hơn.
Có thể kiểm tra loãng xương bằng chụp Xquang và đo độ dày của xương
bằng máy siêu âm.
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương và hậu quả:
Loãng xương do các yếu tố dẫn đến:
Có 7 yếu tố, đó là:
1. Giới tính : Phụ nữ thường bị nhiều hơn nam giới.
2. Di truyền: Các đối tượng có cha, mẹ đã từng bị gãy xương, ví dụ gãy cổ
xương đùi, thường có nguy cơ bị loãng xương nhiều hơn.
3. Tuổi tác: Nguy cơ gãy xương xuất hiện sau tuổi 50 và sẽ tăng gấp đôi ở 10
năm sau: ở những phụ nữ mãn kinh sớm.
4. Cân nhẹ: Bệnh thường có ở những người thuộc hạng cân dưới 50kg hoặc
có chỉ số khối lượng cơ thể đo bằng tỉ số: Ic = Trọng lượng cơ thể (tính bằng
kg)/chiều cao2 (tính bằng mét) <19 (đây là thông số sinh học đối với người Âu
- Mỹ, còn đối với Việt Nam và Đông Nam Á thì thấp hơn).
5. Hút thuốc: Kể cả hút thường xuyên hoặc mới hút.
6. Dùng các dược phẩm có corticoid kéo dài quá 3 tháng trở lên.
7. Có một số bệnh về nội tiết, về tiêu hóa, thận và hô hấp.
Sự suy giảm mật độ xương là việc rất hệ trọng, thường đi kèm với sự rối
loạn về chất lượng xương, khiến bộ xương trở nên mỏng mảnh, rồi thì xuất hiện
sự gãy xương đầu tiên. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh tiến triển và làm
tăng thêm nguy cơ gãy xương tiếp.
Trong những thể nặng hơn, có thể phát hiện tới 3, 4 chỗ gãy. Gãy xương
sống, gãy cổ xương đùi là trường hợp nghiêm trọng hơn cả, thường gặp ở
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
7
những người cao tuổi, sức khỏe kém. Một năm tại Pháp có tới 50 nghìn đến 60
nghìn ca lắp háng giả vì gãy cổ xương đùi.
Bệnh loãng xương thường tiến triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Mật độ xương không đủ. Đó mới chỉ là một sự cảnh báo, chưa là
bệnh.
Giai đoạn 2: Mật độ xương thấp, nhưng chưa có gãy xương.
Giai đoạn 3: Loãng xương nặng, gây ra một hoặc nhiều vụ gãy xương.
4. Cách phòng và điều trị bệnh loãng xương:
4.1. Phòng bệnh loãng xương:
Có thể phòng ngừa bệnh loãng xương, nhưng cần được tiến hành sớm, ngay
từ tuổi trưởng thành để có được “vốn” cứng cáp. Ở giai đoạn này của cuộc đời,
có 3 nguyên tắc quan trọng là:
1. Tiêu thụ (qua đường ăn, uống, tiêm truyền...) các sản phẩm giàu canxi, để bổ
sung canxi cho cơ thể, trong đó quan trọng nhất là sữa.
2. Tập thể dục hoặc thể chất ít nhất 3 lần/tuần.
3. Không hút thuốc lá.
Với các phụ nữ có mật độ xương không quá thấp, chỉ cần ngừng hút thuốc
lá, tập thể dục và tập đều đặn, tiêu thụ 3 sản phẩm sữa mỗi ngày, các loại nước
khoáng giàu canxi, uống sinh tố D với liều lượng 400-800 đơn vị/ngày, tắm
nắng... cũng là điều cần làm trong tất cả các giai đoạn của chứng loãng xương.
Với những phụ nữ mà mật độ xương thấp, lại có rối loạn của thời kỳ mãn
kinh, bác sĩ có thể chỉ định từng thời kỳ, một phương thức chữa trị nội tiết hỗ
trợ, có tác dụng bảo vệ hệ xương, nhưng chống chỉ định đối với các ca đã, đang
điều trị ung thư vú.
Tuy nhiên, thuốc phòng tốt nhất: Đủ dưỡng chất tuổi thanh thiếu niên
Loãng xương là một trong những bệnh mãn tính tiêu tốn nhiều tiền nhất. Chi
phí điều trị loãng xương tương đương với điều trị bệnh tiểu đường, và cao hơn
nhiều so với 2 căn bệnh ung thư ở phụ nữ là ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Điều trị loãng xương không biến chứng chiếm hơn 50% thu nhập bình thường
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
8
của người Việt Nam, nên hầu như người Việt Nam không có khả năng theo
đuổi quá trình điều trị lâu dài, hết năm này qua tháng nọ.
Theo các chuyên gia về bệnh loãng xương, những yếu tố nguy cơ gây ra
bệnh có thể chia làm hai nhóm. Nhóm một là những yếu tố không thay đổi được
như: Giới tính. 80% phụ nữ bị chứng loãng xương (xương giòn), đặc biệt là sau
mãn kinh. Phụ nữ có thể mất đến 20% khối lượng xương trong 5 - 7 năm sau
khi mãn kinh. Một yếu tố không thể thay đổi khác là di truyền: gia đình có tiền
sử bị loãng xương hay giòn xương, những người gầy ốm và có khung xương
nhỏ.
Tuy không có phương pháp điều trị nào đối với bệnh loãng xương, nhưng
khoa học đã chứng minh rằng nếu ăn đầy đủ những dưỡng chất cần thiết (canxi,
vitamin D, magiê, kẽm...) cho xương trong độ tuổi thanh thiếu niên, sẽ giúp
xương có khối lượng đủ để chịu đựng khả năng xương bị yếu trong những năm
sau này.
"Khối lượng xương đỉnh đạt tối đa vào những năm 25 - 35 tuổi. Nếu chúng
ta tăng được 10% khối lượng xương đỉnh, sẽ giảm 50% nguy cơ gãy xương về
sau. Duy trì xương chắc khoẻ đơn giản chỉ cần 4 bước: ăn đủ dưỡng chất cần
thiết cho xương hàng ngày; thường xuyên vận động, tập thể dục 3 lần trong tuần
(đi bộ, khiêu vũ, aerobics...); không hút thuốc, tránh sử dụng quá nhiều chất có
cồn và cafeine; đo mật độ xương định kỳ để kiểm tra sức khỏe của xương"
Đồng thời, người bệnh cần phải đi kiểm tra xương ngay khi có các triệu
chứng như: đau mỏi mơ hồ ở cột cống, đau dọc xương dài, đau mỏi cơ bắp, ớn
lạnh, vọp bẻ các cơ, đau khi ngồi lâu hay thay đổi tư thế, đầy bụng chậm tiêu
hay nặng ngực khó thở.
Nhiều người vẫn quan niệm muốn hết loãng xương chỉ cần uống sữa. Không
sai vì sữa là một trong các loại thực phẩm cung cấp canxi. Nhưng nếu chỉ trông
cậy vào ly sữa thì chưa đủ.
4.2 Cách điều trị bệnh loãng xương:
Các phương thức điều trị và dược phẩm đã và đang được sử dụng: ở các giai
đoạn cuối của bệnh loãng xương, việc sử dụng thuốc để chữa trị là điều bắt
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
9
buộc. Tùy theo các hãng bào chế, thuốc chữa loãng xương có nhiều tên gọi khác
nhau nhưng về cơ bản, thuộc các nhóm chính sau đây:
1. BI-PHÔTSPHÔNAT: dạng viên uống hàng tuần hoặc hàng tháng, sử dụng
trước và sau khi có gãy xương.
2. RALÔCXIFEN và TÊRIPARATIT: dạng tiêm dưới da hàng ngày, trong
vòng 18 tháng, có tác dụng lên nguồn tiếp nhận hoócmôn, chỉ định cho các phụ
nữ loãng xương, gãy rạn ở cột sống (rachis); cần thận trọng trong việc sử dụng
thuốc này với các ca đã mổ ung thư vú.
3. RÊNALAT STRÔNG CHIUM: Dạng gói nhỏ như gói trà hòa tan (sachets),
dùng hàng ngày, có thể dùng trong mọi giai đoạn của bệnh. Dược phẩm và
phương thức điều trị mới, sắp được ra đời, bằng đường tiêm truyền hằng năm,
một lần duy nhất:
Đó là ZÔLÊĐRÔNAT: Có đặc điểm chỉ dùng duy nhất một năm một lần, ở
dạng tiêm truyền tĩnh mạch, ngắn, trong vòng 15 phút.
IV. Tư vấn phòng tránh bệnh loãng xương của người làm Công
tác xã hội với người cao tuổi:
1. Vai trò của người làm Công tác xã hội:
Trong điều kiện các bệnh viện luôn ở tình trạng quá tải, trong khi số lượng
bệnh nhân mắc bệnh ngày càng nhiều thì Nhân viên CTXH là lực lượng đóng
vai trò quan trọng trong việc tư vấn phòng tránh và hỗ trợ điều trị cho người cao
tuổi khi có nguy cơ hoặc mắc bệnh loãng xương, tích cực giúp đỡ các y bác sĩ,
bệnh viện giảm tải được lượng bệnh nhân đến khám và điều trị. Đây là lực
lượng nhân viên được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trợ
giúp những đối tượng gặp vấn đề trong xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan
đến sức khoẻ và y tế.
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
10
Nhân viên CTXH tư vấn cho người cao tuổi
Nhân viên CTXH tư vấn cung cấp những kiến thức liên quan đến bệnh loãng
xương, giúp người bệnh hiểu biết thêm về căn bệnh này. Trong đó với những
đối tượng là người cao tuổi có nguy cơ mắc nhân viên CTXH sẽ tư vấn về cách
phòng tránh, có các chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh mắc bệnh.
Bên cạnh đó, với những thân chủ đã mắc bệnh nhân viên CTXH cũng cần tư
vấn nhằm trấn an tâm lý cho thân chủ, động viên và tham vấn để đưa ra cách
điều trị sao cho phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh của thân chủ, cũng
như hỗ trợ y bác sỹ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân và hướng dẫn thân
chủ điều trị đúng cách, giúp quá trình điều trị được hiệu quả, giảm bớt thời gia,
khó khăn trong quá trình điều trị cho thân chủ.
Một nhiệm vụ rất quan trọng của nhân viên CTXH là cần phải trau rồi, thu
thập thêm những kiến thức, kinh nghiễm cũng như bồi dưỡng những kỹ năng để
có thể trả lời những câu hỏi của thân chủ liên quan đến vấn đề sức khoẻ và y tế,
đặc biệt là những câu hỏi của thân chủ về bệnh loãng xương.
2. Tư vấn, trợ giúp người cao tuổi phòng và điều trị bệnh loãng xương:
Nhân viên CTXH cần nắm vững kiến thức về bệnh lý, để có thể trả lời
những câu hỏi từ phía thân chủ cũng như tư vấn về phương pháp phòng tránh và
điều trị cho bệnh này. Nhân viên CTXH có thể tập trung tư vấn về các mảng
sau:
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
11
2.1 Tư vấn phòng tránh bệnh:
Khi gặp thân chủ có thắc mắc về bệnh loãng xương, thông thường sẽ nhân
viên CTXH sẽ được hỏi những câu hỏi sau đây:
Thân chủ: Loãng xương là gì?
Nhân viên CTXH: Loãng xương (còn được gọi xốp xương hay thưa xương) là
một bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương
(Bone Mineral Density-BMD) hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích
xương, hậu quả của sự suy giảm các protein và các khoáng chất của bộ xương,
khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng
mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: cột
sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay... Nói đơn giản hơn loãng xương là
tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù
rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương.
Thân chủ: Những ai sẽ bị bệnh loãng xương ?
Nhân viên CTXH: Tất cả chúng ta, đến lúc có tuổi (trên 65 tuổi) ai cũng bị
loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát còn gọi loãng xương
người già hay loãng xương type II, một tất yếu của quá trình phát triển, lúc
này các tế bào sinh xương (osteoblast) bị lão hóa, sự hấp thu calci ở ruột bị
hạn chế và có sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục. Loãng xương tiên phát
thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng
nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.
Quá trình loãng xương sẽ xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, gây nhiều hậu
quả nặng nề như gãy, xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương
quay (xương cổ tay)... và được gọi là loãng xương thứ phát hay loãng xương
type I.
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
12
Thân chủ: Hậu quả của bệnh loãng xương?
Nhân viên CTXH: Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối
cùng của bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí
chịu lực của cơ thể như cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Với người có tuổi,
thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu
đường... và đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng sẵn có (thiếu chất khoáng
và protein của xương) thì việc liền xương thường rất khó khăn, đa số người
bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày, thậm chí phải nằm điều trị dài ngày trong
bệnh viện. Việc nằm tại chỗ dài ngày khi gãy xương không những làm tình
trạng loãng xương càng nặng lên mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho
sức khỏe người có tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục
ở các điểm tỳ đè... Đây cũng là nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ
cho người có tuổi (theo thống kê ở các nước phát triển có đến 20% người có
tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng
do nằm lâu nêu trên)
Thân chủ: Có cách gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Nhân viên CTXH: Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo đảm khối lượng
khoáng chất đỉnh của bộ xương cao nhất lúc trưởng thành bằng cách:
- Bảo đảm một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho các bà mẹ khi mang thai (để em
bé có bộ xương "vốn liếng" tốt nhất), khi cho con bú (để đủ calci cho sự phát
triển của bộ xương ngay từ đầu).
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và vận động cho trẻ em để đạt mức phát triển
cơ thể tốt nhất.
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một nếp sống lành mạnh, năng động,
kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực, giải trí... ngay từ
khi còn nhỏ, ngay từ khi còn trẻ, tránh các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới
chuyển hóa calci như: uống nhiều rượu, bia, cafe, hút thuốc, ăn kiêng quá mức,
thụ động, ít vận động thể lực... Từ tuổi 40, hoạt động của các tế bào hủy xương
bắt đầu trội hơn các tế bào sinh xương vì vậy chúng ta nên tính toán cụ thể và
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
13
bổ xung đủ lượng calci cần thiết bằng chế độ ăn uống hàng ngày và tăng cường
hơn nữa các hoạt động thể lực ngoài trời.
- Phát hiện và điều trị các bệnh kèm theo. Điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ
các thuốc điều trị.
- Nếu cần sử dụng lâu dài các thuốc chống co giật (Phenyltoin,
Barbiturate...), bổ xung thêm vitamin D vì các thuốc này ảnh hưởng đến chuyển
hóa của vitamin D.
- Nếu cần sử dụng lâu dài Corticosteroid, bổ xung thêm calci, vitamin D và
chất kích thích tạo xương vì Corticosteroid vừa ức chế trực tiếp sự tạo xương,
vừa giảm hấp thu vitamin D, vừa tăng thải calci qua nước tiểu.
- Ở phụ nữ mãn kinh một mặt tăng cường bổ xung calci, vitamin D, khuyến
khích hoạt động thể lực và tập luyện ngoài trời, khuyến khích tham gia công tác
và giao tiếp xã hội, mặt khác động viên và hướng dẫn chị em áp dụng Liệu
pháp hormon thay thế nếu có chỉ định và có điều kiện (điều kiện theo dõi và
kinh tế). Tốc độ mất xương sẽ cao nhất sau mãn kinh từ 5 đến 7 năm, vì vậy
Liệu pháp hormon thay thế rất cần được áp dụng sớm để ngăn ngừa loãng
xương sau mãn kinh. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, mang lại hậu quả
nặng nề nhất cho nhiều phụ nữ lớn tuổi.
2.2 Tư vấn điều trị bệnh:
Thân chủ: Khi bị bệnh loãng xương rồi có chữa được không?
Nhân viên CTXH: Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn
uống sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Các nghiên cứu theo dõi dài hạn cho thấy
việc điều trị đã làm tăng được khối lượng khoáng chất của xương, giảm đau
đớn, phòng ngừa được gãy xương, giảm các nguy cơ gãy xương...cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người có tuổi.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý phù hợp với nhu cầu
của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thói quen sinh hoạt.
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
14
Ở người có tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất (đặc
biệt là calci) và protid trong khẩu phần ăn vì ở người có tuổi khả năng ăn uống
và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Chính vì vậy
sữa là một loại thức ăn lý tưởng để cung cấp cả calci và protid cho người có
tuổi. Lượng sữa cần thiết mỗi ngày từ 500 đến 1.000 ml (có thể là sữa tươi, sữa
chua hoặc sữa pha từ sữa bột).
Cần duy trì một chế độ sinh hoạt đa dạng, năng động: vận động thể lực đều
đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động thể lực ở ngoài trời. Việc vận động
thường xuyên vừa có ích cho toàn cơ thể (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu
hóa...) vừa tác dụng tốt trực tiếp cho hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hóa
và chống loãng xương (do tăng cường hoạt động của tế bào sinh xương, tăng
cường hấp thu calci và protid).
Đối với người lớn tuổi cần hết sức tránh bị té ngã vì khi xương đã bị loãng, gãy
xương sẽ rất dễ xảy ra, khi gãy lại rất khó liền. Việc bất động để điều trị gãy
xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của
nhiều bệnh lý do nằm lâu khác.
Chế độ thuốc men
Thuốc giảm đau chỉ dùng khi cần thiết, tùy mức độ có thể dùng các thuốc giảm
đau đơn thuần (Paracetamol, Idarac...) hay dùng Calcitonine thuốc vừa có tác
dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do
hiện tượng loãng xương. Tránh dùng các thuốc kháng viêm giảm đau đặc biệt
nhóm thuốc kháng viêm chứa corticosteroides.
Cung cấp calci theo nhu cầu của cơ thể ở từng lứa tuổi, từng trạng thái cơ thể...
để bổ sung cho những thiếu hụt mà khẩu phần ăn hàng ngày chưa đáp ứng đủ
(ở người có tuổi, nhu cầu về calci tăng mà khả năng hấp thu calci ở ruột lại bị
giảm sút, ở phụ nữ có thai, cho con bú, sau mãn kinh... nhu cầu calci đều
tăng...)
Cung cấp vitamin D hoặc chất chuyển hóa của vitamin D (Calcitriol -
Rocaltrol) để tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng calci của cơ thể.
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
15
Dùng các thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương: liệu pháp
hormon thay thế (hormon sinh dục nữ cho phụ nữ sau mãn kinh), Calcitonine...
theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
Dùng các thuốc để kích thích hoạt động của các tế bào sinh xương: các chất
làm tăng đồng hóa (Durabolin, Deca-Durabolin), hormon sinh dục nam (cho
nam giới nếu có thiếu hụt cần bổ xung), muối Fluoride... theo chỉ định và theo
dõi của thầy thuốc.
Để có kết quả, việc điều trị loãng xương cần toàn diện, liên tục và lâu dài. Thời
gian điều trị bệnh loãng xương phải được tính bằng năm chứ không tính được
bằng tháng (để đánh giá kết quả điều trị, thường phải sau 2 năm) nên chi phí
thường quá cao so với mức sống hiện nay của đa số nhân dân lao động. Chính
vì vậy việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.
Thân chủ: Còn có cách điều trị bệnh loãng xương nào khác?
Nhân viên CTXH: Có rất nhiều cách, trong đó có thể kể đến cách điều trị theo
Y học cổ truyền. Theo quan niệm của y học cổ truyền (YHCT), biểu hiện của
loãng xương được mô tả trong phạm vi chứng hư lao. Là tên gọi chung của cả
ngũ lao, thất thương và lục cực... mà cụ thể là Thận lao hay Cốt cực. Để điều
trị bệnh này, YHCT chia làm 3 thể: Khí huyết hư, Thận âm hư và Thận dương
Thể Khí huyết hư: Ngoài các triệu chứng đau nhức vùng cột sống thắt lưng,
cột sống cổ, khớp gối..., người bệnh có các triệu chứng như: mệt mỏi, uể oải
thường xuyên, ăn ngủ kém, ngại nói, thích nằm, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt,
rối loạn kinh nguyệt. Nếu nặng, người bệnh có thể bị sa trực tràng, sa tử cung...
và thường có biểu hiện: Lưỡi nhợt, đóng rêu trắng, mạch trầm nhược (chìm và
yếu). Cách trị chủ yếu là điều bổ khí huyết. Người bệnh có thể dùng một trong
hai bài thuốc sau:
Bài 1: Bổ trung ích khí thang (có thể gia giảm tùy thể trạng từng người), gồm
các vị: nhân sâm 15g; huỳnh kỳ 15g; bạch truật 10g; bạch linh 15g; đương quy
15g; thăng ma 15g; sài hồ 10g; trần bì 10g; hoài sơn 15g; đại táo 15g; cam
thảo 10g
Công tác xã hội với người cao tuổi GV: TS. Nguyễn Thế Huệ
Sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh (22/06) Lớp K51 Công tác xã hội
16
- Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, nên uống trước khi ăn 30 phút và khi
thuốc còn ấm.
Bài 2: Thập toàn đại bổ. Gồm các vị: nhân sâm15g, đương quy 10g, bạch truật
5g, xuyên khung10g, bạch linh 5g, thục địa 15g, cam thảo 10g, bạch thược 10g,
huỳnh kỳ 5g , nhục quế10g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang, nên uống trước khi ăn 30 phút và
khi thuốc còn ấm.
Thể Thận âm hư: Ngoài triệu chứng đau nhức như trên, bệnh nhân còn có các
triệu chứng như sốt hâm hấp về chiều, đau mỏi lưng âm ỉ, cảm giác nóng trong
người, thỉnh thoảng có cơn nóng phừng mặt, ngũ tâm phiền nhiệt (nóng ở lòng
bàn tay, bàn chân và cảm giác nóng vùng trước ngực), đổ mồ hôi trộm. Người
bệnh còn các biểu hiện như: lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch trầm tế sác.
Cách trị: Dùng bài thuốc bổ thận, ích tinh, tư âm, dưỡng huyết. Dùng bài
thuốc: lục vị địa hoàng hoàn gia vị: thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g,
đơn bì 8g, bạch linh 8g, trạch tả 8g, đơn sâm 12g, đương quy 12g, bạch thược
8g.
- Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, uống trước khi ăn 30 phút khi thuốc
còn ấm.
Thể thận dương hư: Ngoài các triệu chứng đau nhức xương như trên, bệnh
nhân cảm thấy luôn mệt mỏi, ớn lạnh, tay chân lạnh (thường có cảm giác lạnh
từ đầu gối và hai khuỷu tay trở ra), tự đổ mồ hôi, ngũ canh tả (thường đi tiêu
phân lỏng hoặc hơi sệt lúc sáng sớm). Lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.
Cách trị: Bổ thận, trợ dương.
Bài thuốc: Hữu quy hoàn: thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, câu kỷ tử
16g, đỗ trọng 16g, thỏ ty tử 16g, lộc giác giao 16g, đương quy 16g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xã hội với người cao tuổi.pdf