Mục lục
Trang
Phần I: Mở đầu 1
I. Tính cấp thiết của đề tài 1
II. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6
II.1. ý nghĩa khoa học 6
II.2. ý nghĩa thực tiễn 6
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
III.1. Mục đích nghiên cứu
III.2. Nhiệm vụ của chuyên đề 6
IV. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu và trị liệu 7
IV.1. Đối tượng nghiên cứu 7
IV.2. Khách thể nghiên cứu 7
IV.3. Phạm vi nghiên cứu 7
V. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7
V.1. Cơ sở phương pháp luận 7
V.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 8
VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 11
VI.1. Giả thuyết nghiên cứu 11
VI.2. Khung lý thuyết 11
Phần II: Nội dung nghiên cứu 12
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 12
I.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và trị liệu 12
I.2. Một số lý thuyết và khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài 14
I.2.1. Lý thuyết cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài 14
I.2.2. Khái niệm - một trong những công cụ để nghiên cứu đề tài 24
I.2.3. Một số quan điểm của Đảng và nhà nước về gia đình,
hôn nhân, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em 28
Chương II: Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 31
II.1. Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội từ khi đổi mới đến nay 31
II.2. Đặc điểm tình hình ly hôn trong những năm gần đây
- vai trò của công tác xã hội 32
II.2.1. Ly hôn ngày càng tăng 32
II.2.2. Vì sao hiện tượng ly hôn tăng nhanh 35
II.3. Thực trạng của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 41
II.3.1. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ngày càng tăng 42
II.3.2. Một số biểu hiện của đời sống các em trong
các gia đình sau ly hôn 45
II.3.3. Cộng đồng và tổ chức xã hội đối với các em
trong các gia đình sau ly hôn 73
Phần III: Kết luận, khuyến nghị và giải pháp 80
III.1. Kết luận 80
III.1.1. Sự tồn tại và phát triển gia đình tuỳ thuộc vào nghiên cứu
điều kiện kinh tế xã hội, những quá trình lịch sử nhất định 81
III.1.2. Ly hôn tăng lên nhanh 82
III.1.3. Trẻ em trong các gia đình này cũng tăng lên và trở thành
vấn đề nhức nhối của cộng đồng và xã hội 82
III.2. Sự vận dụng một số chức năng và phương pháp công tác xã hội
cho phù hợp 83
III.2.1. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn 83
III.2.2. Phương pháp công tác xã hội với trường học 83
III.2.3. Nhân viên công tác xã hội thực hiện 83
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10382 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Hà Nội phát triển nhanh và ổn định, bình quân thu nhập đầu người/1 tháng tăng gấp 3 lần.
Cùng với sự phát triển, nâng cao đời sống kinh tế - văn hoá, quá trình hội nhập quốc tế, một số vấn đề đã nảy sinh và tác động đến đời sống xã hội của chúng ta. Đó là sự phân hoá giàu và nghèo ngày càng tăng, rõ nét nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người đều bị thu hút theo các khuynh hướng khác nhau của thị trường lao động. Một số người có điều kiện và cơ hội nhanh chóng trở thành người giàu có. Một số khác do sức khoẻ, điều kiện khó khăn, không có việc làm, rơi vào cảnh nghèo khó. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như sự phân hoá giàu nghèo ở Hà Nội không những biểu hiện ở đô thị mà còn thể hiện rõ trong làng, xã thuộc ngoại thành. Như xã Đa Tốn cách Hà Nội chưa đầy 20km, là một xã tăng trưởng nhanh và phát triển toàn diện, cũng đang diễn ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc. Nhưng ở đây, chính quyền xã đã luôn luôn có quỹ vì người nghèo để hỗ trợ cho các gia đình nghèo khó. Kinh tế thị trường và quá trình đô thị hoá đã tạo nên nhiều xu hướng di động xã hội từ nông thôn ra thành thị để kiếm công ăn việc làm, ảnh hưởng đến cơ cấu gia đình nông thôn và đô thị. Mối quan hệ gia đình: vợ chồng - con cái đều bị tác động, tạo cơ sở cho sự khủng hoảng và dẫn đến ly hôn.
Mặt khác quá trình giao lưu văn hoá quốc tế đồng thời cũng là quá trình thâm nhập của các loại văn hoá phẩm không phù hợp với nền văn minh và văn hoá dân tộc, ảnh hưởng đến lối sống lành mạnh của thanh thiếu niên nước ta. Nhiều thanh niên học sinh, sinh viên đã rơi vào tình trạng yêu đương quá sớm. Hiện tượng “hôn nhân thử” đã xuất hiện trong một số đối với. Đó cũng là những yếu tố khách quan dễ tạo tiền đề cho sự ly hôn.
II.2. Đặc điểm tình hình ly hôn trong những năm gần đây - vai trò của công tác xã hội.
II.2.1. Ly hôn ngày càng tăng.
Ly hôn là một sự kiện xã hội có tính lịch sử và có tính toàn cầu và chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế - văn hoá - tâm lý - xã hội. Do tác động của quá trình hội nhập kinh tế và văn hoá quốc tế, quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, ly hôn có xu hướng tăng lên trên tất cả các vùng, miền trong cả nước. Nhiều quan niệm, cách nhìn khác nhau về giá trị của hôn nhân và gia đình đã xuất hiện.
Theo thống kê của Toà án Nhân dân tối cao cho thấy số vụ ly hôn ngày càng tăng(24) Hoa Cúc, 1997 - trích lại - Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002, tr.56.
Bảng 1: Số vụ ly hôn càng tăng
1986
có 29.198 vụ ly hôn
1994
có 34.376 vụ ly hôn
1995
có 35.684 vụ ly hôn
1996
có 44.063 vụ ly hôn
Nguồn: Báo cáo thống kê xét xử sơ thẩm về hôn nhân 0 ngày 8/4/2002 của Toà án Nhân dân tối cao.
Và cũng theo “Thống kê của Toà án Nhân dân tối cao, trong 10 năm từ 1992 đến 2001 đã xử và giải quyết cho 360.961 gia đình được ly hôn”.
Bảng 2: Số vụ ly hôn từ 1997 đến 2001
Trong số vụ thụ lý hồ sơ
1997
32.714 vụ
37.324
1998
43.821 vụ
55.413
1999
40.956 vụ
42.25
2000
43.537 vụ
50.171
2001
46.799 vụ
54.749
Nguồn: Báo cáo thống kê xét xử sơ thẩm về hôn nhân 0 ngày 8/4/2002 của Toà án Nhân dân tối cao.
Theo Nguyễn Thanh Tâm, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ ly hôn cao nhất nước. Năm 1995 bình quân cứ 5 đôi kết hôn thì có 2 đôi ly hôn. Nếu trong 5 năm từ 1985-1990, mỗi năm có 4.376 vụ ly hôn thì trong 5 năm từ 1990-1995, con số này tăng lên 6.339 vụ mỗi năm(25) Sđd , tr.57.
.
Còn Hà Nội, theo thống kê của Toà án Nhân dân Hà Nội, riêng năm 1997 có 3.044 cặp vợ chồng xin ly hôn.
Ly hôn không những diễn ra ở Hà Nội, một số thành phố lớn mà còn diễn ra ở cả miền núi và trung du.
Bảng 3: Thực trạng tình hình ly hôn của một số tỉnh, thành phố
từ 1999 đến 2002
Stt
Tỉnh, thành phố
1999
2000
2001
10/2002
Tổng số
1
Hà Nội
2.112
2.095
2.293
1.697
8.197
2
Hà Nam
197
207
241
209
854
3
Sơn La
361
443
369
381
1.554
Nguồn: Trích báo cáo “Tình hình thực hiện các quyền của trẻ em trong các gia đình ly hôn của một số tình, thành phố - 11/2002.
Qua bảng thống kê sơ bộ trên đây cho thấy rằng một số tỉnh như Hà Nam là một tỉnh nông dân chiếm đa số, phần lớn sống bằng nông nghiệp, ít có điều kiện tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh nhưng nhiều gia đình đã rạn nứt và dẫn đến hiện tượng ly hôn trong tỉnh tăng lên nhanh trong những năm gần đây. Năm 1999 có 197 vụ ly hôn đến năm 2001 đã lên tới 241 vụ. Hoặc như tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế - văn hoá nhưng hiện tượng ly hôn đã tăng nhanh.
Qua bảng 3, cho ta thấy Hà Nội và Sơn La có số vụ ly hôn tăng cao hơn cả. Rõ ràng là, hiện tượng ly hôn ngày càng tăng trong phạm vi cả nước trong những năm gần đây, kể cả đồng bằng, trung du, miền núi. Điều đó cũng nằm trong tình hình chung của thế giới. Theo A. Tofer, nhà tương lai học nổi tiếng thế giới, ông cho rằng: khi chỉ có một số ít người tan vỡ gia đình, có thể chỉ là sự phản ánh những thiếu sót cá nhân. Nhưng khi tình trạng ly hôn, ly thân cùng hàng loạt những hình thức tan vỡ của gia đình xảy ra cùng một lúc ở nhiều nơi thì vấn đề lại ở chỗ khác. Sự tan vỡ của gia đình hiện nay, theo ông, là một bộ phận của cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh công nghiệp… (A. Tofler 1996)(24) (25) Trích lại: Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002, tr.168
.
Theo một số nhà khoa học Trung Quốc trong tác phẩm “Dự báo thế kỷ 21” cũng cho rằng: “trong thế kỷ tới, hôn nhân vẫn là thể chế có sức sống, nhưng theo sự văn minh và tiến bộ của xã hội, ngày càng nhiều người chú trọng đến chất lượng của hôn nhân… Trong thế kỷ 21, tỷ lệ hôn nhân trong đại đa số các quốc gia vẫn tiếp tục tăng và người ly hôn sẽ không hạn chế trong những vợ chồng trẻ mà cả ở độ tuổi trung niên” (NXB Thế giới, 1998)(25).
Gia đình Việt Nam và thực trạng hôn nhân ở Việt Nam không giống như các xã hội phương Tây. Gia đình Việt Nam dù muốn haykhông, đều chịu tác động của những tàn dư của xã hội dựa trên nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị ảnh hưởng tới hệ tư tưởng phong kiến, hệ tư tưởng Nho giáo. Gia đình và hôn nhân ở Việt Nam chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, nhiều xu hướng của các nền văn minh chi phối. Tất nhiên, với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khuôn khổ của khu vực hoá và toàn cầu hoá, gia đình Việt Nam không thể không bị tác động trong cuộc sống gia đình, trong kinh tế gia đình, trong sự phân công lao động giữa gia đình và xã hội và trong cả lối sống gia đình, trong các quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Điều đó nó phản ánh xu hướng tất yếu của sự phát triển, của sự dân chủ, sự bình đẳng trong gia đình. Mặt khác, nó cũng tạo tiền đề cho sự rạn nứt, đổ vỡ gia đình và sự ly hôn tăng lên.
Ly hôn ngày càng tăng là hiện tượng phổ biến nhưng là vấn đề được xã hội quan tâm. Xã hội và các nhà quản lý xã hội không ngăn cản ly hôn và cũng không khuyến khích ly hôn. Tất nhiên hoà giải để giảm ly hôn vẫn là điều mong ước của nhiều người. Nhiều gia đình xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa hai vợ chồng nhưng vẫn kiềm chế, tìm nhiều giải pháp để củng cố ổn định gia đình.
Lênin đã chỉ ra rằng: “Khi người ta thừa nhận tất cả phụ nữ đều có quyền bỏ chồng thì không phải như vậy là ta khuyến khích họ bỏ chồng”(26) V.I.Lênin. Toàn tập, tập 23. NXB Sự Thật, Hà Nội,… tr.90.
. Bởi vì rằng, mỗi cuộc ly hôn không phải chỉ gây ra đau khổ cho vợ và cồng mà còn dẫn đến nhiều hậu quả cho xã hội và gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, làm cho cơ cấu gia đình không ổn định. Từ cơ cấu kinh tế đến cơ cấu văn hoá, giáo dục đều bị tan rã. Nó làm thay đổi các khuôn mẫu và chuẩn mực, làm thay đổi mô hình gia đình, thay đổi môi trường sống của nhiều thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, trong đời sống xã hội, ai cũng mong có một gia đình ổn định, hạnh phúc và tránh sự rạn nứt, đổ vỡ. Vậy tại sao tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng nhanh trong thời gian gần đây?
III.2.2. Vì sao hiện tượng ly hôn tăng nhanh?
Phải chăng do tác động của nền văn hoá nước ngoài ảnh hưởng nhiều đến thanh niên, dẫn đến nhiều tiêu cực trong hôn nhân? Nhưng thực tế, tỷ lệ ly hôn của các vợ chồng trẻ không cao, trong khi đó số người từ 40 tuổi đến trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (gần 50%). Theo kết quả đánh giá của một số tỉnh thành thì số vụ ly hôn ở tuổi từ 25 đến 45 tuổi chiếm gần 80%, còn tuổi trẻ từ 19 đến 24 tuổi có 12%.
Phải chăng do đời sống vật chất nâng cao nên ly hôn cũng tăng lên cũng không đủ cơ sở để khẳng định, vì thực tế, nhiều cặp vợ chồng có nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, nhiều gia đình nông dân nghèo cũng xảy ra ly hôn.
Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (do Nguyễn Thanh Tâm chủ trì), cho rằng: Những người có trình độ văn hoá khá cao (đại học, cấp 3) có tỷ lệ ly hôn cao hơn so với những người có trình độ văn hoá thấp hơn (cấp 2, cấp 1)(27) (28) Nguyễn Thanh Tâm - Ly hôn. NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 2002, tr.62-63.
.
Nếu xét về nghề nghiệp, qua kết quả khảo sát của Nguyễn Thanh Tâm thì nghề nghiệp của các gia đình ly hôn như sau:
Bảng 4:
Cán bộ viên chức
33/58
Công nhân
8/58
Hưu trí
5/58
Buôn bán - Dịch vụ
7/58
Nội trợ
5/58
Nguồn: Kết quả nghiên cứu và khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ (do Nguyễn Thanh Tâm chủ trì).
Nguyên nhân của các vụ ly hôn rất đa dạng, do nhiều yếu tố tác động: nhận thức, tình cảm, tâm lý, văn hoá, xã hội. Nó vừa ao gồm các yếu tố môi trường xã hội, cộng đồng tâm lý hành vi ứng xử đạo đức của cá nhân.
Theo truyền thống, ly hôn bao giờ cũng đưa đến hậu quả nặng nề nhất là người phụ nữ và trẻ em. Nhưng qa khảo sát và qua nghiên cứu của một số nhà khoa học thấy rằng, gần đây, tỷ lệ người đứng đơn cao nhất lại là phụ nữ.
Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, trong hai năm 1996-1997, số lượng người vợ đứng đơn cao hơn(28).
Bảng 5: Người đứng đơn xin ly hôn
Năm
Tổng số đơn
Đơn chung
Vợ đứng tên
Chồng đứng tên
1996
49.711
100%
19.448
39,3%
19.387
38,9%
10.836
21,8%
1997
38.520
100%
7.705
20,0%
20.145
52,3%
10.670
27,7%
Nguồn: TAND tối cao, 1996-1997.
Riêng huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, từ năm 1988-1994 có tới 67% số vụ ly hôn do người vợ đứng tên. Theo bà Nguyễn Thị Quý Thu, Phó chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Hà Nội: trong những năm gần đây số phụ nữ đứng đơn xin ly hôn ngày càng đông và vượt xa số đơn của các ông chồng. Đối chiếu với thực tế Hà Nội, điều đó hoàn toàn đúng.
Bảng 6:
Năm
Số phụ nữ đứng đơn ly hôn
1999
58,0%
2001
58,5%
2002
59,0%
Nguồn: TAND tối cao, 1996-1997.
Theo số liệu của Toà án Nhân dân tối cao, trong 5 năm trở lại đây có đến 70% số vụ ly hôn do phụ nữ đứng đơn vì lý do phải thường xuyên chịu đựng bạo lực tinh thần (ngoại tình, nhục mạ,…). Báo Hà Nội mới số 12327/2003.
Không chỉ riêng Hà Nội, một số tỉnh khác cũng vậy.
Bảng 7: Số phụ nữ đứng đơn ly hôn từ 1999 đến 2002
tại một số tỉnh thành
TT
Tỉnh, thành
1999
2000
2001
2002
Chồng đưa đơn
Vợ đưa đơn
Chồng đưa đơn
Vợ đưa đơn
Chồng đưa đơn
Vợ đưa đơn
Chồng đưa đơn
Vợ đưa đơn
1
Hà Nội
886
1227
856
1239
971
1322
733
961
2
Hà Nam
112
85
99
108
114
127
103
106
3
Sơn La
98
245
101
373
89
273
55
240
Nguồn: Trích báo cáo “Tình hình thực hiện các quyền của trẻ em trong các gia đình ly hôn” một số tỉnh thành tháng 11/2002.
Qua bảng 7 trên đây, rõ ràng rằng, các tỉnh, thành phố, các vùng đồng bằng, trung du và miền núi, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn xin ly hôn chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
Tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn ngày càng tăng, một mặt phản ánh sự tiến bộ của phụ nữ, sự phát huy nền dân chủ trong xã hội đã tác động đến phụ nữ, làm cho phụ nữ hiểu biết rõ hơn vị trí, vai trò của mình, không thể phụ thuộc mãi vào người chồng như trước. Họ không thể cắn răng chịu đựng mãi trước cảnh “bạo lực” của người chồng, trước các áp lực khác nhau đối với họ, họ dũng cảm đứng tên xin ly hôn khi tình yêu với chồng không còn nữa. Mặt khác, do hoàn cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hoá xã hội, làm cho phụ nữ nhìn thấy những người đàn ông khác hơn chồng mình về tiền bạc, về địa vị xã hội… nên họ đã có cách nhìn khác đi đối với người chồng mà trước đây họ hằng yêu thương, kính phục, họ lấy cớ trước một số xung đột nhỏ để ly hôn.
Qua xem xét tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn tăng lên nhanh cũng phản ánh một loại hình nguyên nhân ly hôn trong những năm gần đây. Trong hoàn cảnh Việt Nam, do nhiều yếu tố tác động, phải xem xét cả yếu tố tàn dư phong tục, tập quán, quá trình xã hội kết hợp với tác động của xã hội trong quá trình đổi mới và hội nhập.
Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến ly hôn, đó là do xung đột căng thẳng, dẫn đến bạo lực, chồng đánh vợ.
Bảng 8: Tỷ lệ ly hôn do bạo lực gia đình
Tổng số vụ ly hôn
1999
2000
2001
Ly hôn do bạo lực
29.751
29.334
29.267
Tỷ lệ %
69,6%
58,5%
53,7%
Nguồn: Trích báo cáo ngày 8/4/2002 của Toà án Nhân dân tối cao.
Ngay Hà Nội, một trung tâm văn hoá lớn của cả nước, bạo lực gia đình dẫn đến ly hôn trong những năm gần đây cũng nặng nề. Qua phỏng vấn sâu anh Dương Xuân Minh và chị Đoàn Thị Phấn, Đội 8A, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cho thấy: Chồng ở nhà, không tham gia lao động, chị vừa làm ruộng, vừa nội trợ. Vợ và chồng cũng học đến lớp 12. Nhưng do chồng hay uống rượu và hay dùng bạo lực đánh vợ nên dẫn đến ly hôn. Vợ phải đứng ra nuôi con một mình.
Bảng 9: Số vụ ly hôn do bạo lực gia đình
1999
955 vụ
48,4%
2000
809 vụ
43,8%
2001
945 vụ
44,6%
2002
833 vụ
51,0%
Nguồn: Trích báo cáo ngày 8/4/2002 của Toà án Nhân dân tối cao.
Nếu so sánh với số vụ ly hôn do bạo lực với số vụ ly hôn do các nguyên nhân khác ở một số tỉnh thành, nguyên nhân do bạo lực trong những năm gần đây khá cao (bảng 10).
Bảng 10. Nguyên nhân do bạo lực gia đình so sánh
với các nguyên nhân khác
TT
Tỉnh, thành
Năm 2000
Năm 2001
10/2002
Tổng số nguyên nhân ly hôn
Nguyên nhân do bạo lực
Tỷ lệ %
Tổng số nguyên nhân ly hôn
Nguyên nhân do bạo lực
Tỷ lệ %
Tổng số nguyên nhân ly hôn
Nguyên nhân do bạo lực
Tỷ lệ %
1
Hà Nội
1.846
809
43,8
2.115
945
44,6
1.632
833
51,0
2
Hà Nam
180
104
57,8
181
112
62,0
147
93
63,3
Nguồn: Trích Báo cáo của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em hai tỉnh Hà Nội và Hà Nam năm 2002.
Qua tài liệu thống kê do các địa phương báo cáo trên đây, số lượng gia đình ly hôn do bạo lực gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất là các tỉnh trung du, miền núi. Phần lớn do nam giới có tính cách gia trưởng, nóng nảy, đánh đập vợ.
Ngoài bạo lực, ngoại tình cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ly hôn. Nếu bạo lực xảy ra chủ yếu do nam giới, thì ngoại tình do cả vợ và chồng gây nên. Trong nguyên nhân này thường có nhiều nguyên nhân khác xen kẽ lẫn nhau như vợ chồng không hợp nhau, xa cách nhau. Nhưng cũng có khi chồng hoặc vợ vốn có quan hệ không lành mạnh ngoài hôn nhân như “bồ bịch”, thích chạy theo đua đòi lối sống hiện đại, hoặc có khi hai vợ chồng không đáp ứng lẫn nhau một số nhu cầu cá nhân nào đó. Trong những năm gần đây, hiện tượng ngoài tình có chiều hướng tăng lên dẫn đến ly hôn. Theo tài liệu thống kê của Toà án Nhân dân tối cao thì ngoại tình dẫn đến ly hôn chiếm từ 5 đến 8% trong tổng số vụ ly hôn: Tỷ lệ % các vụ ly hôn do ngoại tình một số tỉnh thành.
Bảng 11: Tỷ lệ % các vụ ly hôn do ngoại tình một số tỉnh thành
STT
Tỉnh thành
1999
2000
2001
2002
1
Hà Nội
13,2%
11,3%
12,7%
1,0%
2
Hà Nam
14,2%
12,8%
11,0%
12,2%
3
Sơn La
18,5%
13,1%
14,4%
11,4%
Nguồn: Trích báo cáo “Thực hiện các quyền trẻ em trong các gia đình ly hôn” của một số tỉnh thành 11/2002.
Những xung đột trong đời sống kinh tế trong gia đình cũng dẫn đến ly hôn. Nguyên nhân này cũng có nhiều hình thái biểu hiện khác nhau. Không phải chỉ có khó khăn trong kinh tế mà cả gia đình khá giả cũng có nhiều mâu thuẫn do cách làm ăn, do phân phối và sử dụng tài chính gia đình.
Qua phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Lục và anh Nguyễn Trọng Nghĩa, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, ngoại thành n: Hai vợ chồng sống với nhau hơn 10 năm, có con trai đã 9 tuổi, học giỏi. Hai vợ chồng lúc đầu cùng làm ruộng, do khó khăn, làm ăn thua lỗ, tách ra làm riêng, ở riêng. Chồng chuyển sang làm công nhân. Vợ đi xem bói cho rằng không ở được với chồng, vợ đứng đơn xin ly hôn, rồi tự bỏ đi, để con lại cho chồng nuôi dưỡng.
Nếu theo tài liệu của Toà án sơ thẩm thành phố Hà Nội, thì số vụ ly hôn do nguyên nhân kinh tế cũng không phải là thấp: như năm 1999 nguyên nhân kinh tế dẫn đến ly hôn là 13,1%, năm 2000 là 14,0% và năm 2001 là 14,37%.
Ngoài các nguyên nhân như đã nêu, ly hôn còn nhiều nguyên nhân khác nữa như lối sống ích kỷ của vợ hoặc chồng, do sức khoẻ, bệnh tật, do nghiện hút, cờ bạc, do mâu thuẫn về danh vọng, địa vị xã hội.
II.3. Thực trạng của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn.
Khi một vụ ly hôn được công nhận, cũng là lúc thừa nhận sự tan vỡ của một gia đình, sự chia ly của các thành viên trong gia đình, để lại hậu quả nặng nề cho các thành viên trong gia đình và cho xã hội. Hậu quả lâu dài nhất, đó là cuộc đời của những đứa trẻ thuộc các gia đình này. Quan hệ vợ chồng không còn nữa, nhưng quan hệ cha mẹ và con cái thì tồn tại lâu dài. Việc trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con cái vừa là quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ đã được pháp luật quy định.
Từ đây, những đứa con, dù muốn hay không, nó phải chia ly với cha hoặc với mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ. Một trong những câu hỏi đặt ra trong đầu óc của những đứa trẻ còn ngây thơ đó là: Sống với ai đây? với cha ư? với mẹ ư? hay với ông, bà nội? Nhìn vào cuộc đời của những đứa bạn cùng lứa tuổi, nó tự đặt ra câu hỏi: tại sao mình lại chỉ có cha mà không có mẹ, hay chỉ có mẹ mà không có cha bên cạnh? Ai sẽ là người “cha”, người “mẹ” trong những nă tháng sắp tới của cuộc đời mình đây? Mình sẽ ống thế nào đây? có được học hành nữa không? có được như các bạn bè không? Biết bao những câu hỏi đặt ra trong những đứa trẻ trong các gia đình sau ly hôn. Số lượng trẻ như vậy ngày càng tăng, càng để lại biết bao vấn đề xã hội cho con người và cho xã hội.
II.3.1. Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ngày càng tăng.
Gia đình ly hôn ngày càng tăng, tất nhiên dẫn đến trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ngày càng tăng: Theo tài liệu của Toà án nhân dân và Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em của một số tỉnh thành trong những năm gần đây thì trẻ em trước 18 tuổi thuộc các gia đình ly hôn chiếm trên 60%.
Bảng 12: Số lượng trẻ em trong các gia đình ly hôn ngày càng tăng
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tỷ lệ gia đình có con (%)
62
68
71
72
75
72
76
74
76
78
Số trẻ em chưa thành niên
4.815
5.338
4.982
4.917
5.335
5.486
23.576
12.556
10.803
21.698
Nguồn: Báo cáo ngày 8/4/2002 của Toà án Nhân dân tối cao.
Qua bảng 12 cho thấy, trong vòng 10 năm gần đây số lượng trẻ em dưới 18 tuổi trong các gia đình ly hôn đã tăng gấp 5 lần (năm 1992 chỉ có 4.815 em nhưng đến năm 2001 đã tăng lên 21.698 em).
Số lượng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tăng lên, các vùng đồng bằng, trung du, miền núi ứng với số lượng gia đình ly hôn tăng lên (bảng 13).
Bảng 13: Số lượng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn ngày càng tăng tại một số tỉnh thành phố
STT
Tỉnh, thành phố
1999
2000
2001
10/2002
Tổng số
1
Hà Nội
727
685
741
614
2.767
2
Hà Nam
150
200
211
179
740
3
Sơn La
146
207
181
176
710
Nguồn: Trích báo cáo “Tình hình thực hiện quyền trẻ em trong các gia đình ly hôn của một số tỉnh thành phố 11/2002”.
Số lượng trẻ em trong các gia đình ly hôn tăng lên càng làm cho cộng đồng và xã hội càng phải quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh và cuộc sống của các em. Vậy thực trạng cuộc sống của các em ra sao?
Các em trong các gia đình sau ly hôn tại Hà Nội là ai? Nhận dạng?
Dựa trên số lượng thống kê. Tác giả muốn phác hoạ bức chân dung xã hội của các em trong các gia đình sau ly hôn tại Hà Nội năm 2001, để có cái nhìn tổng thể trọn vẹn một năm dưới dạng các biểu đồ để xem cơ cấu xã hội của các em ra sao?
Nhìn vào các biểu đồ ta thấy:
- Lứa tuổi từ 5-10 tuổi là nhiều nhất.
- Các em ở với mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Đa số các em được tiếp tục đi học.
- Hầu hết các em được gia đình đối xử bình thường.
- Sức khoẻ của đa số các em là tốt.
Song bên cạnh đó ta thấy, tuy con số không lớn, tỉ lệ rất thấp, nhưng vẫn còn trẻ em không được đi học, trẻ em bị gia đình ngược đãi, trẻ em ốm đau.
- Cơ cấu theo tuổi của các em trong các gia đình sau ly hôn tại Hà Nội.
Nguồn: Báo cáo của UBDS-GĐ và TE Hà Nội, tháng 12 năm 2005
- Cơ cấu theo giới tính của các em trong các gia đình sau ly hôn tại Hà Nội.
Nguồn: Báo cáo của UBDS-GĐ và TE Hà Nội, tháng 12 năm 2005
- Nơi ở của các em:
Nguồn: Báo cáo của UBDS-GĐ và TE Hà Nội, tháng 12 năm 2005
- Sức khoẻ của các em:
Nguồn: Báo cáo của UBDS-GĐ và TE Hà Nội, tháng 12 năm 2005
Sau đây là những biểu hiện cụ thể về thực trạng đời sống của các em.
II.3.2. Một số biểu hiện của đời sống các em trong các gia đình sau ly hôn.
II.3.2.1. Các em ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn?
Ngoài các em còn bú, tất nhiên phải do người mẹ nuôi dưỡng như luật đã quy định, còn các em đã lớn, luôn đặt một câu hỏi: ở với ai? ở đâu? vấn đề này, vừa là nghĩa vụ và trách nhiệm, vừa là tình yêu thương của cha mẹ gia đình và cộng đồng với các em. Nơi ở, dù với cha hay với mẹ… đều có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống, trong quá trình hình thành nhân cách và trở thành công dân có ích cho xã hội, đảm bảo các quyền cơ bản của các em. Thực ra, khi cha mẹ ly hôn, các em đều mong muốn cha mẹ đoàn tụ để được sống chung với cha mẹ như trước, còn khi không thực hiện được mong ước đó, các em có quyền lựa chọn ở với cha hoặc mẹ. Qua thực tiễn quan sát và nghiên cứu, cho thấy có nhiều loại hình về nơi ở của các em: ở với mẹ, với cha, với ông bà nội, ngoại, anh chị, người thân hoặc ở tại nhà tình thương, mái ấm.
Bảng 14: Các em ở với ai sau khi gia đình ly hôn
Trẻ em sống với ai
Tần suất
Tỉ lệ %
Bố
6
6.7
Mẹ
38
42.2
Mẹ kế hoặc bố dượng
7
7.8
Ông bà (nội, ngoại)
10
11.1
ở nơi cấp dưỡng tập trung
27
30
Sống lang thang
2
2.2
Tổng
90
100
(Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra)
Biểu đồ 1: Trẻ em sống với ai sau khi bố mẹ ly hôn
(Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra)
Qua bảng 14 và biểu đồ 1 ta thấy phần lớn các em ở với mẹ (42,2%), trong khi đó các em ở với bố chỉ có 6,7%. Đối chiếu với tài liệu thống kê năm 2002 cũng cho thấy số em ở với mẹ gấp 2 lần số em ở với bố (bảng 15).
Bảng 15: Các em ở với ai sau khi gia đình ly hôn
(Theo tài liệu thống kê)
TT
Tỉnh, thành
1999
2000
2001
2002
ở với mẹ
ở với bố
ở với ông, bà
ở Trung tâm
Lang thang
ở với mẹ
ở với bố
ở với ông, bà
ở Trung tâm
Lang thang
ở với mẹ
ở với bố
ở với ông, bà
ở Trung tâm
Lang thang
ở với mẹ
ở với bố
ở với ông, bà
ở Trung tâm
Lang thang
1
Hà Nội
610
210
7
0
0
490
218
7
0
0
440
244
33
0
0
431
221
8
0
0
2
Hà Nam
81
53
9
0
5
110
51
13
0
5
131
58
10
0
4
115
63
6
0
2
3
Sơn La
104
54
3
0
0
146
58
6
0
0
100
66
4
0
0
113
61
0
0
1
Tổng số trẻ em
1164
317
19
0
5
746
327
26
0
5
671
368
47
0
4
659
345
14
0
3
Tỷ lệ %
64,3
30,4
4,9
0,11
0,27
63,5
40,0
3,9
0,4
0,16
61,0
33,4
5,5
0,08
0,16
61,7
33,6
4,2
0,12
0,12
Nguồn: Xử lý kết quả thống kê theo “Báo cáo tình hình thực hiện các quyền của trẻ em trong các gia đình ly hôn của một số tỉnh, thành phố thành 11/2002”
Bảng 16: Tương quan nơi ở và người mà trẻ em hiện đang sống cùng với khi bố mẹ ly hôn
Các em sống cùng với ai
Nơi ở
Tổng
Hà Nam
Hà Nội
Sơn La
Bố
Tần suất
2
2
2
6
% theo dòng
33.30%
33.30%
33.30%
100.00%
% theo cột
6.90%
6.50%
6.70%
6.70%
Mẹ
Tần suất
15
15
8
38
% theo dòng
39.50%
39.50%
21.10%
100.00%
% theo cột
51.70%
48.40%
26.70%
42.20%
Mẹ kế hoặc
bố dượng
Tần suất
2
3
2
7
% theo dòng
28.60%
42.90%
28.60%
100.00%
% theo cột
6.90%
9.70%
6.70%
7.80%
Ông bà
(nội, ngoại)
Tần suất
4
2
4
10
% theo dòng
40.00%
20.00%
40.00%
100.00%
% theo cột
13.80%
6.50%
13.30%
11.10%
ở nơi cấp dưỡng tập trung
Tần suất
5
8
14
27
% theo dòng
18.50%
29.60%
51.90%
100.00%
% theo cột
17.20%
25.80%
46.70%
30.00%
Sống lang thang
Tần suất
1
1
2
% theo dòng
50.00%
50.00%
100.00%
% theo cột
3.40%
3.20%
2.20%
Tổng
Tần suất
29
31
30
90
% theo dòng
32.20%
34.40%
33.30%
100.00%
% theo cột
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Nếu xét tương quan nơi ở của các em ở Hà Nội sau khi bố mẹ ly hôn, thì đa số các em ở với mẹ (gần 50%) còn ở với bố chỉ có 6.7%, số các em ở với ông bà (nội ngoại) là 5.6%. Nơi ở gắn liền với nguồn nuôi dưỡng các em, như mẹ đẻ, mẹ kế, bố dượng, ông bà nội, ông bà ngoại.
Bảng 17: Suy nghĩ của các em về cuộc sống hiện tại
sau khi bố mẹ ly hôn
Tần suất
Tỷ lệ %
1. Rất thích
26
28.9
2. Bình thường
39
43.3
3. Không thích
11
12.2
4. Rất buồn chán
14
15.6
Tổng
90
100
Nguồn: Kết quả xử lý theo phiếu điều tra của đề tài
Qua kết quả nghiên cứu và xử lý tương quan (bảng 18), cho thấy các em rất thích ở với mẹ (gần 50%) còn ở với bố rất ít. Các em hầu như cảm thấy không thích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn.doc