Đề tài Công tác xây dựng nề nếp tự quản trong nhà trường

Một yếu tố không thể thiếu được trong công tác xây dựng nề nếp tự quản đó là phải có một hệ thống quy định nề nếp để xếp loại thi đua của các lớp một cáh rõ ràng ,chi tiết và toàn diện đồng thời phải thông qua hội đồng và thông qua toàn thể học sinh trước khi thực hiện , khi đành giá kết quả thi đua của từng lớp theo tôi nên đưa vào một khung điểm thống nhất để xếp loại : Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu, tương đương với suất sắc,A,B,C,D. Như nhưng năm trước tôi thực hiện đánh giá kết quả thi đua của các lớp bằng thứ tự 1,2,3,4 .vv làm như vậy rất khó xác định lớp nào là lớp tốt như thế nào là lớp xấu nên cuối năm rất khó đánh giá xếp loại thi đua của các lớp cũng như của giáo viên chủ nhiệm vì cũng có thể lớp đó xếp cuối cùng chẳng qua là lớp xấu nhất trong các lớp tốt hoặc cũng có thể lớp đó xếp thứ nhất chẳng qua là lớp tốt nhất trong các lớp xấu và một điều bất cập nửa xảy ra đối với các làm này đó là kết quả thi đua của lớp này còn phụ thuộc vào lớp kia

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác xây dựng nề nếp tự quản trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài công tác xây dựng nề nếp tự quản trong nhà trường a. đặt vấn đề: I. lý do chọn đề tài: Qua thực tế 8 năm làm công tác Đội bản thân tôi nhận thấy công tác xây dựng nề nếp tự quản trong nhà truờng là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự cókỷ cương xứng đáng là nơi đào tạo những con người có văn hoá,có nếp sống văn minh. Ngoài ra còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục nó ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đạo đức học sinh va ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Vì vậy thực tế 8 năm làm công tác Đội tôi thấy đại đa số những học sinh có kết quả học tập tốt đều là những học sinh gương mẫu trước tập thể và luôn chấp hành đúng những quy định về nề nếp mà nhà trường đề ra và ngược lại những học sinh có kết quả học tập kém đều là những học sinh luôn có thái độ ý thức chấp hành nề nếp kém luôn bê trể trong mọi công việc được giao, nói một cách nôm na con người nói chung học sinh nói riêng từ những việc nhỏ nhặt từ tác phong, cách đi đứng, trong việc chấp hành những quy định về nề nếp mà không đàng hoàng thì chắc chắn những việc khác trong đó có học tập sẽ không đàng hoàng . Vì vậy ngay từ lứa tuổi thanh thiếu niên những người làm công tác giáo dục phải xây dựng môi trường có lề lối có khuôn mẫu nhằm hướng cho các em một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập trong sinh hoạt một cách hợp lý nhằm nâng cao sức khoẻ phục vụ cho học tập để trở thành con ngoan trò giỏi trở thành người công dân mới có đủ sức khoẻ có đủ trình độ và phẩm chất đạo đức gióp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN ngày càng thêm giàu đẹp. Từ những ý nghĩa hết sức to lớn trên, từ những tình hình đạo đức học sinh như hiện nay đồng thời là sự mong muốn của toàn xã hội nói chung và những người làm công tác giáo dục nói riêng trong đó có bản thân tôi. Vì vậy bản thân tôi muốn nêu lên vấn đề xây dựng nề nếp tự quản trong nhà trường nhằm gióp một kinh nghiệm nhỏ trong nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. II. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đối tượng học sinh cấp 2 lứa tuổi từ 12 đến 16 tuổi với lứa tuổi này có những thay đổi lớn về tâm sinh lý là giai đoạn chuyển tiếp giữa lứa tuổi thiếu niên và thanh niên do đó các em có thể xuất hiện những cá tính khác nhau biết tự trọng tự ái khi mình bị xúc phạm hoặc khen chê không đúng lúc thậm chí có nhữngphản ứng mạnh mẽ khi đụng đến lòng tự ái của các em đặc biệt là các em ở khối 8 và 9, nhưng ngược lại cũng có rất nhiều em thiếu ý thức tự giác luôn làm trái với quy định thiếu lòng tự trọng. Vì vậy người làm công tác Đội cần phải khéo léo xử lý trong mọi tình huống khen chê kịp thời đúng nơi đúng lúc và tuỳ từng đối tượng mới có thể đem lại kết quả cao. III. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THCS Cam Thuỷ năm học 1998-1999 Học sinh trường THCS Cam Thuỷ năm học 1999-2000 Học sinh trường THCS Cam Thuỷ năm học 2000-2001 Học sinh trường THCS Cam Thuỷ năm học 2001-2002 Học sinh trường THCS Cam Thuỷ năm học 2002-2003 Học sinh trường THCS Cam Thuỷ năm học 2003-2004 Học sinh trường THCS Lê Lợi năm học 2004- 2005 Học sinh trường THCS Lê Lợi năm học 2005-2006 - Học sinh trường THCS Lê Lợi năm học 2006- 2007 B. Nội dung nghiên cứu: Qua thực tế 8 năm làm công tác đội bản thân tôi nhận thấy rằng công tác Đội trong nhà trường đóng một vai trò hết sức to lớn nó bao quát toàn bộ các hoạt động trong nhà trường mà có liên quan đến học sinh nó là yếu tố cơ bản đẻ thực hiện tốt hoạt động chuyên môn, trong đó hoạt động nề nếp của học sinh nó xuyên suốt trong quá trình hoạt động Đội của năm học. Vì vậy muốn thực hiện tốt vấn đề này thì cần phải có những điều kiện sau: Người làm công tác Đội phải thực sự là người thầy người anh, người chị mẫu mực trong tác phong tư cách trong từng lời ăn tiếng nói là người có tính kĩ luật cao không được chậm trể trong mọi công việc đồng thời phải là người hăng say nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, có khã năng hiểu một cách sâu sắc tâm hồn trẻ thơ dễ thông cảm và hoà đồng với các em giần gủi và yêu thương các em như người cha người mẹ nhằm giúp đỡ về mặt tinh thần cho các em một tính chất quyết định của người phụ trách đội được thể hiện một cách rõ nét bởi lẻ các em tuổi còn nhỏ chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống trong học tập và rèn luyện nhận thức cảm tính hơn lý tính, đời sống tình cảm rất đậm đà có những suy nghĩ thiếu chính chắn dẫn đến những hành động bột phát sai trái. Vì vậy các em rất cần sự hướng dẫn giúp đỡ của người phụ trách Đội muốn vậy người phụ trách Đội phải có đủ năng lực trình độ tổ chức lãnh đạo giỏi phải có phương pháp khoa học và nghệ thuật để tiếp cận đối tượng và xử lý mọi tình huống một cách công bằng khác quan để tránh những tâm lý bất mãn của các em đối với mọi hoạt động. Nói tóm lại người phụ trách Đội phải là tấm gương sáng cho các em noi theo Muốn có nề nếp tốt thì phải dựa vào đội ngũ các giáo viên chủ nhiệm lớp và phải xem giáo viên chủ nhiệm lớp là tổng phụ trách Đội của lớp đó đồng thời phải giữ mối liên hệ chặt chẻ với các giáo viên chủ nhiệm lớp để có thông tinh hai chiều kịp thời để có biện pháp uốn nắn chấn chỉnh các em. Tổng phụ trách Đội phải xem đội ngũ các em ban chỉ huy Liên đội và đội ngũ các em cờ đỏ là cánh tay đắc lực của mình do đó phải khuyến khích động viên các em trân trọng những công việc mà các em đã đạt được , khác với những học sinh khác nếu như những em này lỡ có sai phạm điều gì đó thì nên khuyên bảo , nhắc nhỡ các các em vì không nên phê bình các em này trước tập thể vì đa số các em này đều ngoan ngoãn , có ý thức cao trước tập thể , có lòng tự trọng tự ái cao ; có như thế các em mới phục tùng và làm tốt công việc đã giao. Phải tham mưu thật tốt với lãnh đạo nhà trường để gắn công tác chủ nhiệm lớp với danh hiệu thi đua của họ nhằm ràng buộc họ vào tổ chức của nhà trường đồng thời trước cuộc họp hội đồng hàng tháng phải thông tin kịp thời với lãnh đạo nhà trường về kết quả công tác chủ nhiệm từng lớp để trong cuộc họp hội đồng có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những lớp có nề nếp nếp kém đồng thời tuyên dương những lớp có nề nếp tốt nhằm động viên các giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn nữa công việcđược giao. Một yếu tố không thể thiếu được trong công tác xây dựng nề nếp tự quản đó là phải có một hệ thống quy định nề nếp để xếp loại thi đua của các lớp một cáh rõ ràng ,chi tiết và toàn diện đồng thời phải thông qua hội đồng và thông qua toàn thể học sinh trước khi thực hiện , khi đành giá kết quả thi đua của từng lớp theo tôi nên đưa vào một khung điểm thống nhất để xếp loại : Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu, tương đương với suất sắc,A,B,C,D. Như nhưng năm trước tôi thực hiện đánh giá kết quả thi đua của các lớp bằng thứ tự 1,2,3,4…….vv làm như vậy rất khó xác định lớp nào là lớp tốt như thế nào là lớp xấu nên cuối năm rất khó đánh giá xếp loại thi đua của các lớp cũng như của giáo viên chủ nhiệm vì cũng có thể lớp đó xếp cuối cùng chẳng qua là lớp xấu nhất trong các lớp tốt hoặc cũng có thể lớp đó xếp thứ nhất chẳng qua là lớp tốt nhất trong các lớp xấu và một điều bất cập nửa xảy ra đối với các làm này đó là kết quả thi đua của lớp này còn phụ thuộc vào lớp kia Ví dụ: Cũng một lớp đó tuần này các em ra sức phấn đấu giữ gìn vệ sinh nề nếp rất tốt và tốt hơn hẳn so với những tuần trước đã đứng thứ cuối cùng nhưng các lớp khác cũng phấn đấu tốt hơn hẳn dẫn đến kết quả thi đua trong tuần này của lớp đó lại bị đứng thứ cuối cùng nếu xảy ra nhiều lần như thế sẻ tạo cho các em cũng như giáo viên chủ nhiệm tâm lý chán nản bỏ cuộc không thi đua nữa. Kết quả từ những năm trước cho thấy những lớp bị xếp thứ cuối cùng đều duy trì thứ hạng đó từ đầu năm đến cuối năm dẫn chất lượng đạo đức cũng như học tập thấp kém. Vì vậy tôi đã đưa ra một hệ thống những quy định về nề nếp để xếp loại thi đua của các lớp một cách toàn diện rõ ràng và cụ thể cách này tôi đưa ra những khung điểm để đánh giá kết quả thi đua của các lớp bằng cách xếp loại như: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình và yếu tương đương với Xuất sắc, A, B, C, D với cách này sẻ tránh được tâm lý chán nản bỏ cuộc của các em mà nguyên nhân của nó không đáng có, làm như thế mới tạo cho các em cũng như các giáo viên chủ nhiệm lớp có cái đích để phấn đấu. Tuy vậy không chỉ dừng lại ở đó mà nhằm khuyến khích động viên và tạo một không khí thi đua giữa các lớp tôi đã thực hiện xếp loại thi đua của các lớp kết hợp với xếp thứ tự. Ví dụ : Trong loại tốt có thể có nhiều lớp do đó tôi xếp A1,A2,A3….. và tương tự như vậy. Trong khi thực hiện để tạo một không khí thoải mái tránh sự áp đặt và để cho các lớp tự giác và nhận thấy kết quả thi đua của lớp mình là đúng không có sự gian lận hoặc áp đặt của cờ đỏ tôi cho các lớp trưởng tự giữ sổ cờ đỏ của lớp mình khi cờ đỏ chấm xong nếu đúng thực tế thì lớp trưởng ký nhận vào đó và để tránh sự gian lận của lớp trưởng nếu cờ đỏ chấm mà có sửa thì ký vào sổ là có sửa, trong sổ cờ đỏ của các lớp đều có đầy đủ hệ thống những quy định về nề nếp, làm như vậy giáo viên chủ nhiệm mới có điều kiện theo dõi kết quả thi đua và lý do lớp mình bị trừ điểm hàng ngày để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, uốn nắn những hành vi vi phạm trật tự kỷ cương của nhà trường. *Nội dung cụ thể của hệ thống những quy định về nề nếp để xếp loại thi đua của các lớp như sau: Thang điểm chung của nề nếp là 120 điểm Thang điểm chung của học tập là 80 điểm Tổng điểm cho cả học tập và nề nếp là 200 điểm Cách xếp loại như sau : Trong một tuần đạt từ 200 điểm trở lên thì xếp loại xuất sắc Đạt từ 180- 199 điểm thì xếp loại tốt Đạt từ165 –179 điểm thì xếp loại khá Đạt từ 150 – 164 điểm thì xếp loại trung bình Đạt dưới 150 điểm thì xếp loại yếu I/ Quy định về nề nếp: Về sỹ số: Nếu vắng một em không có phép thì trừ 4 điểm Nếu vắng 1 em có phép thì trừ 2 điểm Trường hợp đi chậm thì trừ một em 1 điểm Về vệ sinh lớp học: Trong phòng học phải sạch sẽ không có rác bẩn giấy vụn và các vết viết bậy lên tường Xung quanh phòng học phải quét dọn sạch sẽ Nếu không đảm bảo 1 trong 2 điểm trên thì trừ một trường hợp 5 điểm Tác phong và hoạt động ra vào lớp của học sinh: Học sinh phải thực hiện đúng đồng phục do nhà trường quy định Học sinh đến lớp phải đeo bảng tên, khăn quàng, huy hiệu đoàn nếu là đoàn viên Học sinh nam phải bỏ áo vào quần tóc tai phải gọn gàng Học sinh ra vào lớp phải khẩn trương, nghĩ 5 phút không được ra ngoài ( trừ trường hợp đặc biệt) Nếu vi phạm một trong những điểm trên thì trừ một em một điểm riêng trường hợp đánh nhau thì trừ 30 điểm Thể dục giữa giờ và ca múa hát tập thể: Lớp phải triển khai đội hình nhanh chóng đúng cự li quy định không quá 2 phút tính từ khi có hiệu lệnh trống phải triển khai xong đội hình Khi tập phải đều đẹp đúng động tác quy định Vắng một em không tập thì trừ 1 điểm Nếu vi phạm một trong những điểm trên thì trừ một loại 2 điểm Trang trí và dụng cụ lớp học: Phải lên câu chủ đề đúng nội dung và quy cách Bàn ghế của giáo và học sinh phải ngay ngắn gọn gàng Trong lớp phải đủ các loại: dẻ lau bảng, khăn trải bàn,lọ hoa, thước kẻ của giáo viên, chổi đót sọt đựng rác, xúc rác Nếu thiếu một trong các dụng cụ trên thì trừ một loại 1 điểm Sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Đầu các buổi học phải có sinh hoạt như: Chữa bài tập , kiểm tra vỡ bài tập văn nghệ tập thể hoặc công việc lớp , nếu không sinh hoạt thì trừ 10 điểm/ một buổi, nếu sinh hoạt lộn xộn thì trừ 5 điểm / một buổi II. quy định về học tập: Giờ A không trừ điểm Giờ B trừ 1 điểm Giờ C trừ 3 điểm Giờ D trừ 4 điểm Trong tuần nếu đạt 100% giừo A thì cộng 10 điểm III. các quy định khác: */ Các buổi sinh hoạt tập thể th am gia các hoạt đông xã hội do nhà trường tổ chức Nếu vắng một em thì trừ 1 diểm Nếu thiếu một dụng cụ do nhà trường phân công thì trừ 1 điểm Nếu lớp lộn xộn nói chuyện riêng thì trừ 5 điểm */ Những bài dự thi do nhà trường tổ chức: Nếu nộp bài không đúng thời gian quy định thì trừ 5 điểm Nếu thiếu 1 bài thì trừ 1 điểm */ Đạt giải trong các hội thi do nhà trường tổ chức: - Giải nhất cộng 20 điểm Giải nhì cộng 15 điểm Giải ba cộng 10 điểm Giải khuyến khích cộng 5 điểm */ Làm việc tốt như: Được của rơi trả lại cho người bị mất hoặc phát hiện báo cáo những hành vi phá hoại của công cứ một trường hợp thì cộng 5 điểm */ Có hành vi phá hoại của công thì trừ 5 điểm */ Những đợt đăng kí giờ học tốt , buổi học tốt: Đạt một giờ học tốt thì cộng 2 điểm , nếu đạt một buổi học tốt thì cộng 8 điểm Nếu đăng kí mà không đạt thì trừ như số điểm được cộng. */ Các lớp được phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các buổi lễ nếu không hoàn thành đúng thời gian quy định thì trừ 20 điểm */ Các bài hát bài múa , nghi thức đội , chương trình rền luyện đội viên đã triển khai mà không thực hiện được thì trừ 40 điểm/loại Ghi chú: Những quy định được nêu ở mục III nếu vi phạm hoặc đạt được thì trừ hoặc cộng vào tuần diễn ra sự kiện nói trên IV. Quy định chức năng, quyền và nghĩa vụ của cờ đỏ: Cờ đỏ phải chấm đúng đủ theo quy định Phải ghi rõ ràng không tẩy xoá lung tung Nếu ốm đau thì lớp phải cử người khác chấm thay Nếu vi phạm một trong các trường hợp trên thì trừ 10 điểm/ trường hợp Nếu lớp trưởng không tham gia trực báo thì trừ 5 điểm / buổi C*kết quả: - Qua những kinh nghiệm phân tích trên được đúc rút ra và từ thực tế làm công tác Đội trong 8 năm qua cho thấy từ khi tôi thực hiện và áp dụng những biện pháp đã nêu trên trong những năm qua nề nếp trường tôi đã tiến bộ rõ rệt so với những năm trước đây khi tôi chưa áp dụng những biện pháp trên -Từ khi tôi áp dụng biện pháp trên tôi được ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm lớp ủng hộ một cách tích cực . Một bằng chứng cụ thể và có sức thuyết phục để chứng minh cho những ý kiến trên của tôi là trong những năm vừa qua Hội Đồng Đội huyện đã kiểm tra và đánh giá rất cao hoạt động Đội của liện đội trong đó có nề nếp của học sinh D*Đề xuất Từ những thực tế trên tôi có một vài ý kiến đề xuất như sau: 1. Nếu điều kiện nhà trường có thể được thì cần lựa chọn những giáo viên thực sự có năng lực có kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp 2. Khi bố trí giáo viên chủ nhiệm cần phải bố trí những giáo viên chủ nhiệm có năng lực có kinh nghiệm vào chủ nhiệm những lớp cá biệt từ nhưng năm trước và đặc biệt ở những lớp 9 3. Khi đánh giá xếp loại giáo viên có làm công tác chủ nhiệm lớp phải đặc biệt chú ý đến kết quả công tác chủ nhiệm của giáo viên đó và thực sự xem công tác chủ nhiệm lớp là một mặt không thể thiếu được khi xếp loại thi đua của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp - Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác xây dựng nề nếp tự quản trong nhà trường mà bản thân tôi đã áp dụng nó và đem lại kết quả cao đối với thực tế nhà trường tuy nhiên nó chưa phải là hoàn hảo và tuyệt đối nhưng tôi muốn đưa ra để các đồng chi đồng nghiệp tham khảo và cùng đóng góp bổ sung thêm nhằm xây dựng một phương pháp làm thật tốt để góp phần công sức cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của đất nước. Cam Thủy: 28/05/2007 Người làm đề tài Nguyễn Đình Thắng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác xây dựng nề nếp tự quản trong nhà trường.doc
Tài liệu liên quan