Đề tài Công trình nghiên cứu Entropy, ứng dụng nó vào nền kinh tế và con đường phía trước cho Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . . . . 1

CHƯƠNG 1

Entropy – Những hiểu biết cơ bản . . . 3

1.1. Nguồn gốc ra đời khái niệm entropy . . . 3

1.2. Định nghĩa entropy . . . . 4

1.2.1. Tìm hiểu về nhiệt động lực học . . . 4

1.2.2. Định nghĩa entropy . . . 5

1.2.2.1. Định nghĩa entropy theo động lực học cổ điển. . 5

1.2.2.2.Định nghĩa entropy theo vật lý thống kê . . 6

CHƯƠNG 2

Ứng dụng ý nghĩa của entropy vào kinh tế . . . 8

CHƯƠNG 3

Việt Nam và con đường phía trước . . .15

3.1. Xu hướng sắp tới có thể là gì? . . .15

3.2. Những giải pháp dành cho Việt Nam . . 27

KẾT LUẬN . . . .40

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 41

pdf42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công trình nghiên cứu Entropy, ứng dụng nó vào nền kinh tế và con đường phía trước cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay đổi công nghệ lại hàm chứa một điều gì đó khống chắc chắn bởi vì thay đổi nghĩa là có rủi ro và dài hạn tức là không chắc chắn. Ở đây chúng ta lại thấy sự cần thiết của một cấu trúc khuếch tán và sự tự tổ chức. Sự tự tổ chức trong hệ thống tạo ra các định chế, các tổ chức, các nhóm lợi ích cạnh tranh lẫn nhau. “Kinh tế thị trường” là một kết quả của sự cạnh tranh đó, nơi mà các lực thị trường thúc đẩy các tổ chức 14 nhỏ trong lòng hệ thống kinh tế buộc phải đổi mới để tồn tại. Sự tự tổ chức này đưa tới cấu trúc khuếch tán nhờ vậy mà chúng ta có một sự đa dạng hóa “danh mục khám phá công nghệ mới”. Nói theo một cách khác là chọn lọc tự nhiên chỉ là lựa chọn hạng hai mà kết quả từ việc lựa chọn đó đến từ một sự đa dạng các cơ hội để chọn lựa, cái mà trong vật lý gọi là tính không đẳng hướng (anisotropy). Bây giờ ta có thể kết luận sự phức tạp của hệ thống kinh tế chính là kết quả của sự sáng tạo ra những kiến thức và hiểu biết mới trong mối tương tác của các lực thị trường từ các tổ chức bên trong nó với yêu cầu là sự đa dạng hóa các hướng phát triển công nghệ, từ đó phá vỡ các giới hạn chứa đựng năng lượng của hệ thống kinh tế. 15 Chương 3. Việt Nam và con đường phía trước: 3.1. Xu hướng sắp tới có thể là gì? Có thể những lập luận trong phần trên của chúng tôi đã được nhiều người nói từ trước, tuy nhiên đó không phải là việc quan trọng nhất. Chúng tôi nghĩ các bạn đều biết về việc cải tiến kỹ thuật, tuy nhiên cái mà chúng ta cần sắp tới là một cú sốc về mặt công nghệ, đó chính là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chúng tôi xin phép sử dụng một kết quả nghiên cứu từ giáo sư John Behzad về tính chu kỳ trong mối quan tâm của các kinh tế gia: Giai đoạn Tên gọi Hoạt động chính 1900 – 1920 Bigness: Business expansion Mở rộng: bành trướng kinh doanh Các quốc gia tư bản phương Tây mở rộng và tranh giành thuộc địa lẫn nhau do sản xuất hàng hóa thừa mứa, kết quả dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ I. Tom Friedman gọi đây là giai đoạn Toàn cầu hóa 2.0; Karl Marx dự báo trước đó về sự san bằng các khoảng cách biên giới vùng miền của Chủ nghĩa tư bản. Thập niên 1930 Survival: Maintenance Tồn tại: duy trì kinh tế Trong khoảng thời gian từ năm 1920 – 1940 xảy ra 5 cuộc khủng hoảng trong đó có Đại suy thoái, các lý thuyết của Keynes và của nhiều học giả khác. 16 Thập niên 1940 Efficiency: efficient use of resources Hiệu quả: sử dụng hiệu quả các nguồn lực Chiến tranh thế giới và 2 cuộc suy thoái năm 1945 và 1949 đã làm suy yếu kinh tế thế giới, kể cả Mỹ. Các cảnh báo đầu tiên về nguồn tài nguyên giới hạn đã thúc đẩy con người đi tìm kiếm sự hiệu quả hơn trong sử dùng nguồn tài nguyên. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần II đã thúc đẩy quá trình này. Lý thuyết thị trường hiệu quả được người ta đề cập trở lại, là nền tảng cho nhiều lý thuyết tài chính giai đoạn sau. Thập niên 1950 Productivity: Managing assets Năng suất : quản lý các tài sản Tiếp bước giai đoạn trước, các nhà kinh tế nêu cao tầm quan trọng của việc nâng cao sản lượng dựa vào những tiến bộ khoa học đầu thập niên. Họ bắt đầu chú tâm vào việc làm sao doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả, các hệ thống đo lường chất lượng như ISO, TQC, Kaizen, EFQM được phát triển rộng khắp. Trong lĩnh vực tài chính Harry Markowitz nêu ra lý thuyết quản lý danh mục tài sản. Các 17 lý thuyết kinh tế phát triển hiện đại ra đời trong giai đoạn này như của Lewis, Rostow, Robert Solow đề cập với vấn đề quản lý hiệu quả các tài sản kinh tế vĩ mô phục vụ cho phát triển. Thập niên 1960 Leverage: Managing liabilities Đòn bẩy: quản lý các nghĩa vụ nợ Các nhà kinh tế cho rằng biết dùng nợ là một điều tốt, ai biết dùng nợ mới là cao thủ. Lý thuyết tài chính nổi bật trong giai đoạn này là lý thuyết MM về ảnh hưởng của nợ trong giá trị doanh nghiệp, CAPM về việc đi vay hay cho vay để đem lại hiệu quả cao hơn cho đầu tư. Ngoài ra còn có mô hình Gordon đối lập với MM khi xem xét giá trị doanh nghiệp. Thập niên 1970 Portfolio: Risk return balance Danh mục đầu tư: cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận Thế giới bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Việt Nam cùng với sự sụp đổ của Bretton Woods, giá dầu và vàng lên cao 1973 làm các nhà tài chính suy nghĩ về việc cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận trong đầu tư. Vì thế cần phải có sự định lượng 18 chính xác về 2 đại lượng này. Các lý thuyết tài chính nổi bật trong giai đoạn này có là APT, sự phát triển của C-CAPM và I-CAPM từ CAPM; mô hình Black –Scholes về định giá quyền chọn và nợ doanh nghiệp nối tiếp ảnh hưởng của giai đoạn trước và hỗ trợ thêm cho việc mở rộng hiệu quả của danh mục, phương trình Hamanda nối tiếp MM về tác động của cấu trúc nợ đối với rủi ro hệ thống của cổ phiếu thường. Bên cạnh đó là sự thắng thế của phe kinh tế trọng tiền – chống Keynes. Thập niên 1980 Growth: Merge and acquisitions Tăng trưởng: Sáp nhập và thâu tóm Thập niên này xảy ra 2 lần suy giảm kinh tế 1980 và 1981- 1982, cuối thập niên là sự kiện ngày thứ 2 đen tối 1987. Làn sóng M&A thứ ba từ năm 1965 được đẩy mạnh tới cuối thập niên này vì các công ty muốn mở rộng qui mô trong ngành và hoạt động đa ngành, nhất là sự kết thúc của chiến tranh lạnh, các bất ổn chính trị thế 19 giới và sự thần kì Nhật Bản buộc các công ty phương Tây phải không ngừng sáp nhập để nâng cao năng lực. Thập niên 1990 Value: Valuation Giá trị: định giá Sau sự kiện ngày thứ hai đen tối, sự suy giảm đột ngột của kinh tế Nhật, sự sụp đổ của đồng bảng Anh, sự sụp đổ của ngân hàng Barrings, Solomon Brothers và cơn bạo bệnh của kinh tế châu Á cuối thập niên đặt các nhà kinh tế vào câu hỏi “Giá trị thực” của doanh nghiệp và nền kinh tế. Những sự sụp đổ kể trên được lý giải do tình trạng đầu cơ giá trị ảo, những mô hình định giá và lý thuyết thị trường hiệu quả được phát triển từ lâu bị đặt dấu hỏi. Lĩnh vực marketing đưa ra vấn đề về thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia vào định giá tài sản. Cuối cùng, trong giai đoạn này các tác phẩm về kinh doanh tập trung vào xây dựng giá trị trường tồn như của Jim Collins, Tom Peters phát triển 20 ồ ạt, lấn át các lý thuyết chính thống. Đầu thế kỷ 21 Bigness: Globalization Mở rộng: Toàn cầu hóa Khi Windows 95 được tung ra, đó là bước báo hiệu đầu tiên cho quá trình toàn cầu hóa 3.0 theo cách gọi của Tom Friedman. Thế giới xích lại gần nhau hơn và đồng thời là sự sụp đổ của bong bóng dotcom. 2008 - ? Survival: Maintenance (Sinh tồn: duy trì kinh tế) Khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vấn đề mà mọi người đang quan tâm hiện nay là làm sao để đưa kinh tế trở về quĩ đạo phát triển. Rất nhiều kịch bản được đề ra như mô hình V, W, L… Có thể bạn sẽ đưa ra rất nhiều phản biện với nghiên cứu này, tuy nhiên vấn đề là chúng tôi không phủ nhận trong từng giai đoạn luôn có những lý thuyết được phát triển với nội dung và ứng dụng khác hẳn tên gọi của giai đoạn đó. Vấn đề mà chúng tôi muốn chỉ ra là mối quan tâm lớn nhất, xu hướng lớn nhất của mỗi giai đoạn. Toàn cầu hóa đã từng được đưa ra từ rất lâu, ngay từ những năm 80 nhưng đó chưa hình thành một xu hướng lớn, vào lúc đó người ta cho đó là một ảo tưởng, là một trào lưu nhất thời nhưng kết quả là nó đang là xu hướng lớn nhất và mạnh mẽ nhất hiện nay. Kết quả chúng tôi đưa ra sẽ có sự sai lệch về mặt thời điểm bởi vì chúng ta đều biết trong vòng nửa thế kỷ qua, công nghệ của chúng ta đã phát triển vượt bậc, gần như mỗi ngày có một phát minh mới ra đời, chính điều đó là một lực đẩy lớn 21 (nhưng không phải là duy nhất) thúc đẩy chu kì này diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn. Điều quan trọng là chúng tôi muốn chỉ cho bạn thấy, đại xu hướng sắp tới sau cuộc khủng hoảng này rất có thể là một cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ III, hay nói một cách khác đi là xu hướng sắp tới đặt ra cho chúng ta câu hỏi phải làm sao để tăng khả năng sử dụng nguồn lực hiệu quả vượt bậc hơn hiện nay. Chúng ta biết rằng khủng khoảng tài nguyên đã được đề cập tới từ cuối thế kỷ 20, và bước sang thế kỷ này tài nguyên trở thành mục đích chính của tất cả các cuộc chiến tranh theo cách chính thức hay không chính thức. Trung Quốc với công cuộc phát triển kinh tế đã biến quốc gia này trở thành nơi tiêu ngốn tài nguyên và ô nhiễm nhất thế giới. Mỗi năm hàng ngàn tỷ tấn quặng và tài nguyên được chuyên chở về Trung Quốc để bôi trơn cho cỗ máy kinh tế của nó. Các chiến lược gần đây của Trung Quốc tại châu Phi cũng chỉ nhằm đảm bảo cho quốc gia này có một vị thế tài nguyên vững chắc tại lục địa đen – nơi mà tài nguyên thiên nhiên chưa bị khai thác nhiều. Như đã nói ở trên, chúng tôi có một niềm tin vào chu kỳ của các mối quan tâm của các nhà kinh tế. Sau khi giai đoạn suy thoái này qua đi, thế giới sẽ đối mặt với một hiện trạng là tài nguyên còn lại trên thế giới sẽ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của con người. Sản lượng đang và sẽ trượt dốc, các bất ổn kinh tế mới sẽ xuất hiện vì vấn đề tài nguyên thiên nhiên. Do đó các nhà kinh tế sau mối lo về suy thoái qua đi sẽ phải tập trung vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và tìm ra các nguồn tài nguyên thay thế, hoặc thậm chí là cả hai mối quan tâm này sẽ chồng chéo lên nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Lý thuyết về “đường cong Hubbert” sẽ quay trở lại. Khi lý thuyết này được đưa ra cách đây nửa thể kỷ, nhiều người đã cười nhạo Hubbert, nhưng khi mà sản lượng dầu thô tại Mỹ sụt giảm và không thể phục hồi trở lại từ sau năm 1975, những lời chỉ trích đó đành phải lặng im. Theo những nghiên cứu mới đây của Jean Laherrere, dựa theo những phân tích lý thuyết từ Hubbert cho thấy sản lượng dầu thô đã sụt giảm từ đầu thập kỷ này. Sản lượng của các tài nguyên khác như than đá, kim loại quí, nước sạch cũng dự báo sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2020. Tất nhiên các dự báo này chỉ mang tính tham khảo 22 vì chúng ta biết rằng tương lai là bất định. Các dự báo của Hubbert cũng được chứng minh là sẽ bị sai lệch khi có sự tác động của chính sách từ chính phủ hoặc từ các vấn đề kinh tế hoặc là sự khám phá ra một mỏ dự trữ mới. Mặc dù đường cong Hubbert không luôn đúng cho tất cả các khu vực nhưng xét về tổng thể nó cho kết quả chính xác nhất và đúng ở đa số các khu vực, và do đó giá trị dự báo của nó là không thể phủ nhận. Do vậy trước khi chúng ta trông chờ rằng những yếu tố mới từ tương lai có thể gây ảnh hưởng và làm kéo dài thời gian đạt đỉnh điểm của sản lượng thì tốt hơn hết là nên có sự chuẩn bị thay thế. Căn cứ theo những báo cáo mới gần đây của các tổ chức trên thế giới, rất có thể chúng ta đã đạt đỉnh sản lượng dầu mỏ ở đâu trong thập kỷ vừa qua hoặc thập kỷ tới. Các nước Opec mặc dù vẫn còn khả năng gia tăng sản lượng nhưng điểm tới hạn là đang rất gần. Bahrain những năm gần đây đã giảm dần việc xuất khẩu dầu thô một phần vì nguồn trữ lượng của họ không dồi dào như trước nữa. Quốc gia vùng vịnh này đang tiến hành khá nhiều cải cách để thoát dần khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Cũng như dầu mỏ, các nguồn tài nguyên năng lượng khác như than đá, khí đốt cũng đang cạn kiệt dần và lại nằm trong những khu vực đầy bất ổn và tranh chấp đẫm máu như châu Phi, và Trung Đông. Chúng tôi xin lấy một ví dụ khá đơn giản cho tình trạng thiếu hụt tài nguyên hiện nay liên quan tới sản xuất điện. Nơi nào duy trì được điện liên tục thì nơi đó kinh tế có khả năng bứt phá tốt hơn, hãy thử tưởng tượng có 3 tỷ người trên hành tinh, tức là ½ dân số thế giới cùng bật 1 bóng đèn compact loại tiết kiệm điện của Philips có công suất 9W, sẽ tiêu tốn bao nhiêu watt điện? Đáp án là 27 tỷ watt tương đương với 27 gigawatt. Dự án điện nguyên tử có công suất lớn nhất trong tương lai tính tới thời điểm hiện tại là 7276MW tưong đương 7,276 GW, như vậy chúng ta cần xây ít nhất bốn nhà máy như vậy chỉ để phục vụ cho một lần bật đèn. Tình hình tại Việt Nam cũng không khá hơn là mấy. Dù là nước có nguồn hàng xuất khẩu khá đa dạng nhưng xuất khẩu dầu mỏ vẫn là nguồn tạo GDP lớn nhất cho đất nước. Bên cạnh đó, trong kỳ họp quốc hội vừa qua, nhiều dự báo đáng báo động về việc Việt Nam sẽ cạn kiệt than đá vào thập kỷ sau đang buộc chính phủ phải cân nhắc về 23 chính sách phát triển kinh tế của mình. Bên cạnh đó, nguồn điện chủ yếu của chúng ta là thủy điện và nhiệt điện. Thủy điện làm thay đổi hệ sinh thái dọc theo các con sông, tiêu tốn nhiều tiền của và vật liệu nhưng khi hạn hán thì đành chịu bó tay. Nhiệt điện thì quá ô nhiễm và lãng phí tài nguyên quốc gia. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và khủng hoảng nợ tại châu Âu đang tác động tới chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Các nước mới nổi như Việt Nam, Trung Quốc không thể duy trì mãi chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu được. Các quốc gia này cần có một cú sốc về công nghệ để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mà vẫn đảm bảo phúc lợi xã hội. Do đó chúng tôi đề xuất công nghệ sắp tới mà Việt Nam nên hướng tới chính là công nghệ xanh, một cuộc cách mạng thực sự. Những gì mà chúng ta đang làm hiện nay như tắt bớt bóng đèn, Earth hour chỉ là những trò hoạt động phong trào vui là chính, chúng không đi vào thực chất. Chúng ta về cơ bản vẫn đang dùng thứ năng lượng bẩn để sản xuất điện, các phong trào ngớ ngẩn kia cũng thế. Chúng tôi đơn cử như Earth hour chẳng hạn, bạn sẽ tắt hết bóng điện tại khu trung tâm vào thứ 7 trong 1 giờ. Nghe thì lý thú nhưng thử tính toán xem, liệu 8h tối thứ 7 (giờ bắt đầu) có còn công sở nào mở điện không? Liệu lượng điện tiết kiệm có bù đắp nổi lượng cây cối bị ngã xuống để sản xuất giấy cổ động hay có bao nhiêu dầu mỏ cần được xử lý để sản xuất nến cho chúng ta đốt vào những ngày đó. Các kết quả về phong trào chỉ nêu số lượng điện tiết kiệm được, tức là chỉ phần tiết kiệm thuần (chúng tôi dùng chữ gross savings) chứ chưa tính tới các chi phí của việc tiết kiệm (costs of savings) để có thể tính toán được tiết kiệm ròng (net savings) và chúng tôi buộc phải nghi ngờ rằng tiết kiệm ròng là một số âm. Các phong trào đó dẫu sao cũng có mặt tốt là giúp chúng ta duy trì thời gian mà năng lượng còn có thể sản xuất được tiếp, chúng tôi gọi đó là sự câu giờ trước thời điểm entropy đạt đỉnh trong các hệ thống kinh tế của chúng ta. Nếu muốn mở rộng các giới hạn sử dụng năng lượng chúng ta cần một cuộc cách mạng thực sự, một sự thay đổi thậm chí là rất khốc liệt bởi vì chúng ta sẽ phải từ bỏ việc sản xuất năng lượng nói chung và điện nói riêng từ các nguồn bẩn như năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân, những thứ đã gắn bó với chúng ta từ vài ngàn năm. Những vấn đề 24 khó khăn của chúng ta trong ngày hôm nay không chỉ đơn thuần là việc chúng ta đã sản xuất ra năng lượng từ những nguồn bẩn trong một thời gian quá lâu và ngày càng phụ thuộc hơn vào nó. Trước đây chúng ta có thể đổ lỗi cho trình độ khoa học nhưng khi trình độ khoa học đã nâng cao và vấn đề năng lượng sạch đã được nhắc đến và có thể sản xuất được thì chúng ta vẫn cứ sa lầy bởi vì một nhận thức khá sai lầm trong một bộ phận của kinh tế học: “Tăng trưởng đi cùng với ô nhiễm”. Những lí lẽ biện hộ sai lầm đã chiến thắng trong một thời gian dài và dẫn tới hậu quả như ngày hôm nay. Những khó khăn là phải có, chúng tôi chưa từng thấy cuộc cách mạng nào dễ dàng cả. Luôn sẽ có những thất bại trứơc khi chúng ta tới đích, vấn đề là làm sao chúng ta có thể đạt được điều đó đầy cảm hứng như việc máy tính PC chiếm lĩnh cuộc sống hằng ngày từ ba mươi năm trước. Nên nhớ rằng vấn đề của một cuộc cải cách sẽ bắt đầu từ nơi nó có nhiều mâu thuẫn nhất. Trung Quốc hiện là nước tiêu tốn tài nguyên nhất và khi mà sản lượng tương lai đạt đỉnh điểm, chính Trung Quốc sẽ phải cực kì nỗ lực trong việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên mới. Tuy nhiên nếu các quốc gia khác ngay từ bây giờ đầu tư cho các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, gió thì sẽ có cơ hội đạt được vị trí dẫn đầu thế giới. Tại sao nước Mỹ trở thành thủ lĩnh kinh tế thế giới và kế đó là Nga. Câu trả lời là nhờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần II từ những năm 1940. Trước đó Anh, Mỹ và Nga gần như cân bằng về mặt kinh tế nếu không muốn nói là Nga lép vế hơn Anh-Mỹ trong khi sự khác biệt giữa Anh Mỹ là không đáng kể. Có thể bạn nói do Anh bị chiến tranh thế giới làm ảnh hưởng, nhưng thật ra họ có eo biển Manche và thiệt hại vì thế không quá nặng như Nga; hơn nữa vị thế của Anh lúc đó đang là siêu cường số một, còn Mỹ thì đang loay hoay khắc phục hậu quả của Đại suy thoái. Điểm khác biệt là từ sau năm 1940 hầu như những phát minh khoa học mới nhất đều đến từ Mỹ và Nga, một cuộc chạy đua thực sự và Mỹ có phần chiếm ưu thế nhờ ít bị chiến tranh tàn phá hơn, con người tài giỏi cũng hội tụ về nhiều hơn và nguồn vốn thì khá lớn. Sau này Nhật Bản cũng tạo được điều thần kỳ tương tự nhưng Mỹ vẫn là số một khi họ kịp thời tạo ra một cú sốc về công 25 nghệ thông tin – điều đang làm thay đổi thế giới này tính theo giây và kết quả của cú sốc này là bong bóng dotcom. Những kết quả từ nghiên cứu của G. Hansen sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn tác động của một cú sốc về công nghệ đối với kinh tế thế giới Kết quả trên có được dựa trên bài viết của G. Hansen: “Indivisible Labor and the Business Cycle”, Journal of Monetary Economics, 16 (1985), 281-308 và đã được giáo sư Harald Uhlig sử dụng Matlab để mô phỏng. Lưu ý rằng các con số ở đây tính bằng % (không phải số tuyệt đối) nên việc các yếu tố nội sinh như đầu tư, sản lưởng, vốn và yếu tố ngoại sinh là công nghệ đều giảm dần theo thời gian là dễ hiểu. Lý do cuối cùng mà chúng tôi đưa ra để chúng ta cần có một cuộc cách mạng về công nghệ xanh đó chính là toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa rất tốt, nó làm cho thế giới xích lại gần nhau hơn, cùng với công nghệ thông tin và sự cởi mở của các quốc gia mà toàn cầu hóa mang lại những lợi ích to lớn cho hệ thống kinh tế thế giới. Tuy 26 nhiên mặt trái của nó là không thể phủ nhận. Bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo và phúc lợi xã hội cũng bị kéo dãn do các lực toàn cầu hóa không chỉ tác động ở cấp độ cá nhân với nhau mà còn lên các quốc gia với nhau. Chỉ những nước có tiềm lực và luôn đảm bảo được năng lượng mà cụ thể là điện được duy trì thường xuyên thì mới có thể hưởng lợi được. Đó là lý do cho sự khác biệt giữa Hàn Quốc và Nam Phi, cả hai có cùng xuất phát điểm nghèo đói nhưng Hàn Quốc có thể đảm bảo điện cho phát triển còn Nam Phi thì không dù rằng họ nhiều tài nguyên hơn Hàn Quốc. Nói về vấn đề này, Tom Friedman đã tóm gọn trong một cụm từ đó chính là “sự nghèo đói năng lượng”. Hãy nhìn nhận kỹ hơn, nước cũng là năng lượng cho cơ thể nhưng các quốc gia châu Phi luôn thiếu nước và điện cũng trong tình trạng tương tự. Trong cái thế giới toàn cầu hóa này, chúng ta chỉ có thể hưởng lợi khi được đảm bảo có điện. Tại sao? Vì chỉ có điện thì chúng ta mới có máy tính để truy cập internet và hội nhập cùng thế giới, nếu không chúng ta sẽ thành kẻ ngoài cuộc. Nếu năng lượng được đảm bảo chúng ta sẽ có điều kiện để tái sản xuất sức lao động tốt hơn. Khi bạn mệt mỏi chỉ cần bật máy lạnh và uống một ly nước mát thì đã có thể tái tạo một phần sức lao động của mình. Các quốc gia châu Phi không may mắn như vậy. Chúng ta không thể cung cấp điện cho các khu vực nghèo đói này vì chi phí xây một nhà máy điện và đường dây tải điện là rất lớn và gây ô nhiễm. Năng lượng xanh như gió, mặt trời là một giải pháp khả thi và hợp lý cho những khu vực đói nghèo này. Báo cáo thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc đã đề cập tới khoảng cách giàu nghèo, y tế, xung đột, môi trường nhưng vẫn chưa có ai đề cập tới “sự nghèo đói năng lượng”. Nếu như công nghệ thông tin, các công ty đa quốc gia và sự cởi mở của các quốc gia là những yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa tốt đẹp thì “sự nghèo đói năng lượng” và sự vô trách nhiệm các cá nhân thụ hưởng lợi ích toàn cầu hóa chính là những nhân tố làm cho tiến trình này bị chậm lại. Trách nhiệm là luôn cần thiết, trong mọi giai đoạn, vấn đề bây giờ là khắc phục “sự nghèo đói năng lượng”. Trung Quốc xa xưa có nhiều nước chư hầu vì kỹ nghệ sản xuất đồ sắt (một sự tận dụng năng lượng sẵn có) đã vượt xa kỹ nghệ sản xuất đồ đồng lạc hậu của những nước chư hầu. Hiện nay cũng thế, chúng ta cần năng lượng xanh để có thể giải quyết bài 27 toán khó này, bài toán mà câu đố năng lượng bẩn cần được giải đã theo suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của xã hội loài người. Hãy nhớ một điều rằng thời kỳ đồ đá kết thúc không phải vì chúng ta hết đá mà vì chúng ta đã biết sử dụng đồng và chúng ta vẫn sẽ kịp nếu bắt đầu ngay từ bây giờ. 3.2. Những giải pháp dành cho Việt Nam: Trong phần trên chúng tôi đã nói về việc Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển của mình. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nợ châu Âu đã và sẽ lấy đi rất nhiều thu nhập của chúng ta từ xuất khẩu. Nguyên nhân vì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thực phẩm, giày dép và dầu mỏ; ngoài dầu mỏ có nhu cầu vô tận nhưng sẽ sớm cạn kiệt, các mặt hàng còn lại chủ yếu là đơn giản và không có lợi thế cạnh tranh nào khác ngoài giá rẻ. Ưu thế cạnh tranh chủ yếu của chúng ta hiện nay là giá rẻ và các nước mới nổi khác cũng thế, do vậy ưu thế này sẽ sớm bị cân bằng. David Mayer và Foulkes trong bài viết: “Long-term fundamentals of 2008 economic crisis” đã nói tới một cú sốc về nguồn cung lao động giá rẻ do toàn cầu hóa đã giúp các nước mới nổi phát triển hơn, tuy nhiên đó chỉ là một mặt của vấn đề. Chúng ta thử nhìn xem mặt còn lại là cú đánh gục nền kinh tế mới nổi từ nguồn cung lao động chất lượng cao. Hàng giá rẻ lúc nào cũng dễ làm và tràn lan, hàng chất lượng cao thì luôn đắt đỏ và không ngừng tăng giá. Lao động cũng thế, tri thức của lao động chính là bí quyết khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển. Người Mỹ có thể ngưng nhập hàng từ Trung Quốc vì khủng hoảng nhưng Trung Quốc thì không thể ngưng sản xuất Iphone để người Mỹ bán cho cả thế giới cùng sử dụng. Chúng ta đều biết tới mô hình kim cương của Michael Porter trong chiến lược cạnh tranh của các quốc gia. Không giống như các nhà kinh tế, Porter cho rằng sự thịnh vượng của một quốc gia là do chúng ta tạo ra từ việc cải tiến và nâng cấp các ngành thay vì là đến từ các nguồn như tài nguyên, lao động, các vấn đề tiền tệ và vốn. Như vậy sẽ không có một quốc gia nào là quá mạnh trong quá nhiều ngành, chúng ta chỉ có thể làm tốt ở một vài ngành. Điểm quan trọng theo Porter chính là sự khác biệt mà bản thân nội tại của các quốc gia tạo ra đáp ứng với các điều kiện bên ngoài. Porter lập luận rằng việc tăng trưởng dựa trên xuất khẩu các 28 yếu tố giá rẻ thì kết quả là quốc gia đó chỉ thu lại nguồn thặng dư rẻ mạt và mãi loay hoay với bài toán xuất khẩu những sản phẩm kém giá trị. Mô hình Kim cương có lẽ là một ứng dụng tuyệt vời khi dùng cho Việt Nam. Có lẽ một sai lầm là chúng ta đang quá chú trọng đến xuất khẩu dựa trên lao động giá rẻ và tỷ giá thấp thay vì là từ những khác biệt của chúng ta. Nên nhớ rằng nếu so về giá cả, các lao động tại châu Phi rẻ hơn rất nhiều và vấn đề tỷ giả thì Việt Nam chưa phải là một cao thủ như Trung Quốc hiện nay hay Nhật Bản trước kia. Việc quá chú trọng vào xuất khẩu giá rẻ như vậy rõ ràng là chỉ tạo ra những nguồn thu nhập thấp. Nhật xuất khẩu giá rẻ nhưng bù lại họ có công nghệ tuyệt vời hàng đầu thế giới và nhiều công nghệ trong số đó chỉ có duy nhất người Nhật là thực hiện được. Trung Quốc không mạnh như Nhật nhưng bù lại họ là nhà máy gia công lớn nhất thế giới. Chúng ta cần những sản phẩm công nghệ cao hơn,và con đường dễ thấy trước mắt chính là công nghệ xanh. Krugman bổ sung cho mô hình phát triển của Porter bằng việc bổ sung yếu tố “khả năng xử lý khối lượng công việc”. Ví dụ như Mỹ và Nhật đều có lợi thế mạnh trong thị trường chứng khoán, nhưng phố Wall mới là trái tim của tài chính quốc tế bởi vì ở đó xử lý được khối lượng chu chuyển vốn lớn nhất, nhanh nhất và nhiều cơ hội nhất. Công nghệ xanh cũng vậy, khi mà thế giới này đang cạn dần các nguồn năng lượng thì quốc gia nào có khả năng sản xuất năng lượng xanh nhanh nhất, tốt nhất và rẻ nhất sẽ có cơ may giành được vị thế số một thế giới. Chúng tôi chắc rằng vẫn còn vài người sẽ lập luận rằng trái đất đang tự nóng dần lên, nguồn tài nguyên mới vẫn được tìm ra mỗi ngày, Afganistan vừa tìm ra mỏ khoáng sản trị giá 1000 tỷ USD, vậy thì tại sao công nghệ xanh vẫn nên là định hướng cho chúng ta. Chúng tôi xin dùng lý thuyết đánh cược của Pascal (Pascal’s wager) để phản biện cho trường hợp này. Thuyết đánh cược Pascal nói rằng: “Nếu tôi không dám chắc rằng Chúa có tồn tại hay không thì tốt nhất tôi nên tin vào điều đó bởi vì nếu Chúa tồn tại thì tôi sẽ được che chở, còn nếu không thì tôi cũng chả mất gì”. Khi áp dụng cho trường hợp này,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCong trinh nghien cuu Entropy ung dung trong kinh te va loi di nao cho Viet Nam.pdf
Tài liệu liên quan