Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty bánh kẹo Hải Châu
2
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 2
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2
1.1.Giai đoạn 1 (1965-1975) 2
1.2. Giai đoạn 2 (1975-1986) 3
1.3.Giai đoạn 3 (1986 đến nay) 3
2. Nguồn nhân lực 5
3.Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Hải Châu. 6
3.1. Cơ cấu tổ chức. 6
3.2.Quy trình sản xuất tổng quát một số sản phẩm chính 9
II. Hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty bánh kẹo Hải Châu. 10
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty . 10
2. Kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty những năm gần đây 12
3. Các chính sách-chiến lược kinh doanh của Công ty Hải Châu 14
3.1. Chiến lược sản phẩm – mặt hàng kinh doanh. 14
3.2. Chính sách phối phân 15
3.2.1. Hệ thống kênh phân phối. 15
3.2.2. Chính sách xây dựng mối quan hệ với khách hàng 18
3.3.Chính sách xúc tiến 20
4.Kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của 21
Phần II : Công ty Bánh kẹo Hải Châu với lộ trình thực hiện AFTA 23
I.Cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp khi thực hiện AFTA 24
1. Những cơ hội trong quá trình hội nhập. 27
2. Thách thức đối với các doanh nghiệp 27
II. Những yếu tố cần quan tâm trên lộ trình hội nhập AFTA. 29
III. Thực tế tại Công ty bánh kẹo Hải Châu. 32
1. Điểm mạnh - Điểm yếu của Công ty bánh kẹo Hải Châu 32
1.1. Điểm mạnh 32
1.2. Điểm yếu 33
2. Một số đề suất với Công ty. 34
2.1. Tăng cường nghiên cứu Marketing . 34
2.2. Cải tiến, hoàn thiện và đa dạng hoá sản phẩm. 35
2.3. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 36
2.4 Một số ý kiến khác. 37
Kết luận: 40
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty Bánh kẹo Hải Châu với lộ trình thực hiện AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện qua mức tăng thu nhập bình quân trong tháng. Trong ba năm gần đây, mức lương của cán bộ công nhân viên tăng trung bình hàng năm đều tăng lên 10%. Ngoài việc tăng tiền lương, Công ty còn thưởng cho cán bộ công nhân viên trong những dịp lễ tết và khen thưởng cho những lao động sáng tạo, tổ chức các hoạt động ngoại khoá bổ ích như : hội thi thợ giỏi, thi bóng bàn, bóng đá… Các hoạt động này giúp người lao động sống vui- khoẻ- lành mạnh, đảm bảo năng suất lao động.
3. Các chính sách-chiến lược kinh doanh của Công ty Hải Châu
3.1. Chiến lược sản phẩm – mặt hàng kinh doanh.
Hiện nay, sản phẩm của Công ty chia làm ba nhóm chính:
Bánh các loại.
Bột canh các loại.
Kẹo các loại.
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm bánh kẹo với chất lượng và chủng loại khác nhau. Người tiêu dùng là người quyết định có mua sản phẩm hay không. Họ chỉ mua sản phẩm khi thực sự tin tưởng sản phẩm đó đạt chất lượng. Vì vậy, Công ty luôn coi trọng công tác đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhận thấy thị trường có xu hướng thích các sản phẩm có hương vị trái cây tự nhiên như cam, nho, dứa… Công ty đã nghiên cứu tìm tòi những nguyên liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh dầu các loại hoa quả và tinh dầu chịu nhiệt vào chế biến nhằm tạo hương vị hấp dẫn cho các sản phẩm mới. Công ty đã đưa ra các sản phẩm có hương trái cây: các loại kẹo mềm, kẹo xốp, bánh quy.. có hương cam, dứa, dâu, táo, mơ mật ong…Các sản phẩm này đã được người tiêu dùng chấp nhận. Bên cạnh đó Công ty cũng đưa ra nhiều loại bao gói có trọng lượng khác nhau: 125gram, 200 gram, 300gram…và cả loại đóng bao 5kg, 9kg…để phục vụ cho nhu cầu hội nghị, đám cưới,. rất tiện lợi cho người tiêu dùng.
Bên cạnh việc cho ra đời nhiều sản phẩm mới Công ty vẫn duy trì các loại sản phẩm truyền thống như bánh Hương Thảo, bánh Vani.. hầu như trong suốt 30 năm qua không có nhiều sự thay đổi. Các loại bánh này được nướng bằng than có được vị thơm và màu sắc rất riêng nên cho dù bánh có khá dày nhưng vẫn được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Sản phẩm bột canh là loại sản phẩm rất khó thay đổi, công nghệ sản xuất lại phần lớn là thủ công nên Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đưa ra thị trường các loại bột canh Iốt, bột canh có hương vị gà, cua, bò..phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.
Sản phẩm bánh kem xốp của Công ty hiện là sản phẩm có chất lượng hàng đầu . Bánh của Công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất trong cả nước. Gần đây sản phẩm cũng được cải tiến nhiều về hình thức đóng gói và kích thước bao gói như kem xốp thanh đóng gói 170 , 150, 125, 270, 340, 450 gram..
Sản phẩm sôcôla thanh và viên là những sản phẩm mới nhất của Công ty được thị trường đánh giá cao.
3.2. Chính sách phối phân
3.2.1. Hệ thống kênh phân phối.
Cùng với sự phát triển đi lên của Công ty, các hoạt động tiếp thị, nghiệp vụ Marketing và mở rộng kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh và có hiệu quả hơn. Để duy trì và phát triển các thị trường hiện có cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đồng thời từng bưóc xâm nhập vào những thị trường mới, Công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối trong khắp cả nước. Công ty xây dựng hệ thống 4 kênh phân phối sản phẩm. Trên mỗi kênh đều có đặc điểm riêng và khối lượng tiêu thụ trên mỗi kênh cũng khác nhau .
Hệ thống kênh phân phối của Công ty bánh kẹo hải châu
Công
ty
Bánh kẹo Hải Châu
Cửa hàng
giới thiệu
sản phẩm
Người bán lẻ
Bán buôn
Bán lẻ
Người
tiêu
dùng
cuối
cùng
Đại lý
Bán buôn
Bán lẻ
ă Kênh I _ Kênh phân phối trực tiếp
Kênh I là kênh phân phối từ Công ty thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trực tiếp do Công ty quản lý đặt tại các tỉnh thành hay trung tâm tiêu thụ. Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty bao gồm :
- 2 cửa hàng ở Hà Nội : một đặt ngay tại trước cổng Công ty và một đặt trên đường Minh Khai.
-1 cửa hàng ở TP HCM : khai trương tháng 11/1999 tại số 123 đường Lê Thị Hồng Gấm – Q1–TPHCM
-1 cửa hàng ở Đà Nẵng : khai trương vào quý II/2001 để điều tiết hoạt động tiêu thụ ở miền Trung
Tổng giá trị tiêu thụ của kênh này chiếm khoảng từ 5 - 7% tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ hàng năm của Công ty. Mặt khác, để tích cực tìm hướng xuất khẩu sản phẩm, Công ty đã xúc tiến thương mại với nhiều bạn hàng nước ngoài như Lào , Mông Cổ ; gửi hàng giới thiệu sản phẩm tới nhiều nước ở Châu Âu, Châu á, Châu Phi, bước đầu có nhiều tiến triển tốt.
Đây là hệ thống kênh phân phối trực tiếp của Công ty nhưng chưa chiếm được vị thế mạnh trong hệ thống phân phối sản phẩm do số lượng còn quá ít và bố trí mỏng nên chưa mang lại kết quả cao. Kênh phân phối trực tiếp yếu cho thấy Công ty còn bị phụ thuộc nhiều vào khách hàng là các đại lý và nhà bán buôn. Đó cũng là một thách thức cho hoạt động tiêu thụ của Công ty.
ăKênh II – Người bán lẻ
Qua kênh II, sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua những người bán lẻ lấy hàng trực tiếp tại Công ty, họ là những người buôn bán nhỏ gần Công ty và hệ thống của hàng bán lẻ tại gia đình cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong năm 2000, Công ty đã có thêm 15 cửa hàng như vậy ở cả nội và ngoại thành Hà Nội.
Đây là mô hình mới rất phù hợp với điều kiện kinh doanh sản phẩm của Công ty, có ý nghĩa to lớn với việc phát triển hình ảnh và uy tín của Công ty đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cán bộ công nhân viên trực tiếp tham gia phân phối và giới thiệu sản phẩm của Công ty không những nâng cao trách nhiệm của họ đối với công việc mà còn góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, hơn nữa tăng lòng tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ trên kênh này còn nhỏ. Do đó Công ty đã áp dụng những chế độ ưu đãi về giá và vận chuyển cho đối tượng khách hàng này.
ă Kênh III và kênh IV
Đây là hai kênh phân phối chủ yếu của Công ty, hàng năm tiêu thụ trên 75% tổng sản phẩm tiêu thụ của Công ty. Kênh III là một kênh phân phối mạnh của Công ty với nhiều bạn hàng mua số lượng lớn và thường xuyên ở khắp các tỉnh thành như: Hà Nội, Hoà Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Cần Thơ, An Giang, Lâm Đồng...
Hiện nay, kênh IV phân phối qua hệ thống các đại lý của Công ty là kênh mạnh nhất với trên 300 đại lý trải rộng trên khắp cả nước.
- Vùng Đông Bắc : 50 đại lý
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ : 80 đại lý
- Vùng duyên hải : 50 đại lý
- Vùng Tây Bắc : 40 đại lý
- Vùng từ Quảng Bình đến Tây Nguyên : 20 đại lý
- Vùng đồng bằng Nam Bộ : 20 đại lý
Qua tổng kết năm 2000 :
Có 8 đại lý có doanh thu cao trên 3 tỷ đồng trong đó 5 đại lý ở Hà Nội, 1 đại lý ở Thanh Hoá, 1 đại lý ở Nghệ An, 1 đại lý ở Thái Nguyên.
có 6 đại lý có doanh thu trên 2 tỷ đồng trong đó 4 đại lý ở Hà Nội, 1 đại lý ở Hải Phòng, 1 đại lý ở Thái Nguyên.
- Có 45 đại lý có mức doanh thu trên 1 tỷ đồng ở nhiều tỉnh và thành phố như Quảng Ninh, Vinh, Ninh Bình, Thanh Hoá..
- Vùng thị trường mới, sự hiểu biết của người tiêu dùng về Công ty còn ít, chi phí tiếp thị và giới thiệu sản phẩm còn hạn chế, song với nỗ lực, kinh nghiệm của chính mình, các đại lý đã từng bước phủ rộng sản phẩm của Hải Châu và trụ vững trên thị trường. Đặc biệt là thị trường Tây Nguyên, các đại lý đã có nhiều cố gắng năm 2000 đã nâng cao doanh thu lên 10% so với năm 1999.
Qua những thống kê trên ta thấy hệ thống phân phối của Công ty ở miền Bắc và Trung hoạt động khá hiệu quả, còn thị trường miền Nam với nhu cầu lớn và nhiều đối thủ cạnh tranh đang còn đặt ra nhiều thách thức cho Công ty. Hệ thống đại lý là kênh phân phối chính của Công ty, đóng góp to lớn vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. áp lực từ hệ thống phân phối đối với Công ty là rất lớn, do đó Công ty cần xây dựng mối quan hệ tốt với những bạn hàng lâu dài này.
3.2.2. Chính sách xây dựng mối quan hệ với khách hàng của Công ty
Công ty thiết lập mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở trao đổi thông tin, tìm kiếm mối quan hệ với các đối tác khách hàng trong việc vận chuyển và thanh toán dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Hiện nay Công ty có 3 hình thức vận chuyển :
+ Công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng
+ Công ty thuê xe vận chuyển ngoài cho khách
+ Công ty hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng theo từng tuyến đường, từng cây số với từng đơn giá vận chuyển
Quá trình phục vụ và phân phối sản phẩm được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đặc biệt với những khách hàng là đại lý lớn và lâu dài của Công ty.
Ngoài ra, Công ty còn áp dụng chế độ thưởng cho các đại lý có khối lượng tiêu thụ lớn, khuyến mại bằng sản phẩm ( tức là tăng số lượng sản phẩm trong mỗi thùng với mức giá không đổi ); tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm và trao quà tặng cho các khách hàng.
Công ty cũng áp dụng chính sách giá chiết khấu theo phương thức thanh toán (thanh toán ngay bằng tiền mặt và thanh toán sau ) và đối tượng khách hàng ( khách hàng Hà Nội và khách hàng ngoại tỉnh).
Hà Nội
Ngoại Tỉnh
Bánh
Kẹo
Bánh
Kẹo
Thanh toán ngay
1.30%
4.30%
2.30%
5.30%
Thanh toán sau
1%
4%
1.30%
4.30%
Xây dựng chế độ chiết khấu theo vùng cho các loại sản phẩm. Hỗ trợ tăng chiết khấu cho các đại lý ở vùng xa, vùng sâu, vùng cần ưu tiên để phát triển thị trường. Thực hiện chính sách thưởng chiết khấu thêm cho khách hàng tiêu thụ tốt các sản phẩm ở các thời điểm khó tiêu thụ. Đối với những sản phẩm xâm nhập thị trường còn yếu, Công ty đều tăng mức chiết khấu từ 1% đến 2%. Điều chỉnh cước phí vận chuyển cho phù hợp với giá xăng dầu và từng vùng thị trường. Thực hiện chế độ thanh toán cước phí chuyển tiền cho các đơn vị và cá nhân thanh toán tiền hàng bằng điện chuyển tiền và tiền chuyển khoản với giá trị trên 100 triệu đồng.
Ngoài chính sách đối với các đại lý cấp I, Công ty còn quan tâm đến các đại lý cấp II bằng hình thức khuyến mại trong thùng ( tăng thêm trọng lượng đóng trong mỗi thùng). Các đại lý cấp II sẽ được hưởng phần tăng thêm trong mỗi thùng khi tiêu thụ. Chính sách này được các đại lý cấp II rất ủng hộ.
Công ty luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, không những trong khâu tiêu thụ mà còn hợp tác để nhập nguyên liệu đổi trừ tiền hàng, đề nghị các đại lý tích cực khai thác các nguồn hàng với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo để cung cấp cho Công ty.
Nhìn chung Công ty thực hiện một hệ thống chính sách khuyến khích đối với khách hàng được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tế trong từng thời kỳ. Điều này đã giúp cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển ngày càng cao.
3.3.Chính sách xúc tiến
Hoạt động xúc tiến của Công ty chủ yếu là quảng cáo và khuyến mại. Công ty quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí với số tiền là 720 triệu đồng trong năm 2001. Phương thức quảng cáo trên truyền hình cả nước không nhiều, tần suất xuất hiện trên truyền hình không cao. Công ty tiến hành quảng cáo trên đài và địa phương , do các nhân viên tiếp thị đảm nhiệm.
Các chương trình khuyến mại của Công ty đưa ra nhằm mục đích tăng sản lượng bán một mặt hàng nào đó hay muốn thâm nhập thị trường mới. Tuy nhiên hình thức khuyến mại chủ yếu bằng sản phẩm, tức tăng số lượng sản phẩm trong thùng với mức giá không đổi.
Ngoài ra, Công ty còn áp dụng chế độ thưởng cho các đại lý có khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, tặng quà cho khách hàng trong hội nghị khách hàng. Công ty Bánh Kẹo Hải Châu còn tham gia các hoạt động như: Hội chợ hàng tiêu dùng, Hội chợ hàng công nghiệp, Hội chợ xuân, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao…
Tóm lại , mặc dù các hoạt động xúc tiến của Công ty chưa thực sự linh hoạt, bắt kịp với nhịp điệu của thị trường nhưng với mỗi sự nỗ lực của mỗi cá nhân cũng như của cả tập thể đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường.
4.Kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu trong những năm tới
Trong những năm gần đây, Công ty có nhiều bước phát triển mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Nhưng để đứng vững trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường Công ty đã đặt ra cho mình nhiều mục tiêu cụ thể.
Về mở rộng sản xuất, trong năm 2002 Công ty đã lập dự án lắp đặt dây chuyền bánh mềm cao cấp của Tây Âu. Dây chuyền sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2003. Bên cạnh đó Công ty cũng liên tục cải tiến, nâng cao năng suất của các dây chuyền hiện có để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Với phân xưởng sản xuất bột canh, Công ty tiến hành cơ giới hoá, cải tiến một phần khâu rang muối, khâu trộn nhằm giảm nhẹ sức lao động và đảm bảo môi trường thông thoáng, vệ sinh thực phẩm.
Về hoạt động xúc tiến, trong những năm tới Công ty giới thiệu và bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu đó Công ty đã thành lập tổ xúc tiến thương mại thuộc phòng kế hoạch-vật tư để tiến hành nghiên cứu một số thị trường tiềm năng. Bước đầu Công ty đã có một số bạn hàng nước ngoài và thâm gia một số hội chợ hàng Việt Nam ở nước ngoài như hội chợ ở Lào tháng 7 vừa qua hay hội chợ tại Nga vào tháng 10 tới..
Thị trường xuất khẩu của từng loại sản phẩm :
Kẹo, bánh : Lào, Trung Quốc, và một số nước Châu Á khác
Bột canh : Đức , Nga
Lương khô: Nga, I-Rắc, ả Rập
Sôcôla, Bánh mềm : các nước Châu Á
Bảng kế hoạch xuất khẩu năm 2003
Stt
Diễn giải
Đvt
Thực hiện năm 2001
ước thực hiện năm 2002
Kế hoạch năm 2003
So sách %
02/01
03/02
I
Kim ngạch xuất khẩu
Usd
4000
255417
501641
6385
196
Sinh viên: vũ thị thuỳ dương lớp QTKDCN&XD
II
Hàng hoá xk
Tấn
4
215
350
5375
163
1
Kẹo, bánh,lương khô
Tấn
4
200
3000
5000
150
2
Bột canh
Tấn
10
10
200
3
Sôcôla viên
Tấn
5
10
200
4
Bánh mềm
Tấn
20
Về các biện pháp giảm chi phí sản xuất, trong thời gian tới Công ty sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp trong khu vực ASEAN có giá cạnh tranh hơn để giảm chi phí một số nguyên liệu mà hiện nay Công ty đang phải nhập từ một số nước Châu Âu với giá thành khá cao. Bên cạnh đó, hiện nay chi phí về bao gói còn khá cao chiếm khoảng 30% đến 35% giá thành sản phẩm nên Công ty đang phối hợp cùng nhà cung cấp để tìm ra những chất liệu rẻ hơn mà vẫn đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn và bao gói thực phẩm.
Một số chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2002:
+ Tổng giá trị sản lượng : 149 tỷ đồng
+ Sản lượng bánh các loại : 7242 tấn
+ Sản lượng kẹo các loại : 1942 tấn
+ Sản lượng bột canh các loại : 9371 tấn
+ Thu nhập bình quân CBCNV : 1.210.000 đồng/tháng.
+ Đầu tư xây dựng cơ bản : 9,58 tỷ đồng.
Phần II : Công ty Bánh kẹo Hải Châu với lộ trình thực hiện AFTA
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp khi thực hiện AFTA .
* Một số khái quát chung về AFTA:
AFTA gồm 7 nước: Sinhgapo, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaisia, Lao, Campuchia.
AFTA là một hiệp hội các nước ASEAN, Là một khối hoà nhập với mục đích quan hệ công thương phát triển kinh tế giữa các nước dựa trên nguyên tắc và quy định của hiệp hội nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế khu vực châu á, Thái Bình Dương
* Mục đích khi ra nhập ASEAN:
Nhằm xoá bỏ hàng rào thuế quan glữa các nước và tạo động lực cạnh tranh, phát triển, thúc đẩy kinh tế giữa các nước thành viên. (Đây là đòi hỏi và cũng là thách thức của mỗi quốc gia khi ra nhập AFTA).
Tạo dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá, đa dạng hoá.
* Công ty bánh kẹo Hải châu- quá trình chuẩn bị khi nền kinh tế Việy Nam hội nhập AFTA:
Trong thời đại ngày nay, hội nhập là một điều kiện tiên quyết đối với mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Đối với Việt Nam bất kể doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân đều không thể tách ra khỏi tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Thế Giới. Mục tiêu của Việt Nam trong thời kì tới không chỉ là hội nhập khu vực mà cả hội nhập toàn cầu. Bứơc đầu và ngay trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam là lộ trình hội nhập AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN).
Bắt đầu từ năm 2003 đến 2006 lộ trình tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA, nhà nước sẽ phải từng bước hoàn tất việc cắt giảm thuế nhập khẩu gần như với toàn bộ mặt hàng hiện đang có thuế suất 20% xuống còn 0 – 5%, đồng thời dỡ bỏ và đi đến chấm dứt bảo hộ đối với nhiều mặt hàng sản xuất trong nước. Tiến trình hội nhập đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu, nắm bắt kịp thời nhằm hoá giải các nguy cơ và đón đầu các cơ hội đang mở ra trong tương lai không xa.
Chẳng còn bao lâu nữa, từ năm 2003 các doang nghiệp Việt Nam sẽ phải bước vào cuộc chay đua quyết liệt không những trên trường quốc tế mà ngay cả trong nội địa, và đây sẽ thực sự trở thành một “chiến trường” đầy thử thách cho các doanh nghiệp .
Vào thời điểm này đề cập đến vấn đề hội lộ trình hội nhập AFTA không phải là sớm mà cũng chưa quá muộn. Trong khi một số doanh nghiệp đã có những chuẩn bị đáng kể cho tiến trình hội nhập này chẳng hạn Công ty sữa Việt Nam- Vinamilk : năm 1999-2000 đã đưa sản phẩm sữa và bột dinh dưỡng xâm nhập vào thị trường các nước ASEAN; ở trong nước Công ty này chú trọng đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm có giá thành hạ, chất lượng cao, mở rộng hệ thống phân phối xuống tận xã phường, làm cho sản phẩm trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của mọi người dân. Một ví dụ khác là Công ty Biti’s: Công ty đã xây dựng thương hiệu trong nước với một hình ảnh bảo vệ giá trị truyền thống “ Nâng niu bàn chân Việt ”, duy trì một chính sách giá chung trên toàn quốc; để mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài Công ty đã xây dựng một nhà máy sản xuất giày dép ngay trên đất của đổi thủ cạnh tranh mạnh nhất là Trung Quốc.
Công ty bánh kẹo Hải châu cũng đang dồn toàn bộ sức lực, trí lực để chuẩn bị cùng đất nước hội nhập AFTA. Ngoài thương hiệu độc đáo “Hải châu chỉ có chất lượng vàng” đã có từ lâu công ty cũng đang nghiên cứu và đưa ra một số thương hiệu riêng cho từng chủng loại sản phẩm. Việc Công ty bánh kẹo Hải châu tham gia hội nhập AFTA có các bước chuẩn bị như:
Ngoài các thiết bị hiện tại: có một dây truyền bánh kem xốp nhập từ năm 1993- là một dây truyền tương đối hiện đại từ châu âu. Năm 1995 nhập thêm một dây truyền phủ socola trên bánh kem xốp. Năm 1997 nhập thêm một dây truyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm và kẹo có nhân. Năm 2000-2001 nhập thêm dây truyền sản xuất socola. Công ty cũng đang chuẩn bị nhập dây truyền sản xuất bánh mềm với công suất 350kg/giờ vào cuối năm 2002.
Ngoài ra Công ty còn mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật, sáng tạo của các nước tiên tiến.
Có thể nói giá vượt rào của mặt hàng bánh kẹo khi xâm nhập vào Việt Nam dù chịu một phần thuế nhập khẩu cao mà giá vẫn ngang bằng thậm chí thấp hơn sản phẩm của Công ty. Hơn thế nữa sản phẩm của nước ngoài mẫu mã bao bì đẹp, một số loại có chất lượng thật sự tốt và tiêu thụ rất mạnh như bánh chocoby socola, kem xốp socola, kẹo mềm của Malaisia.
Vấn đề đặt ra đối với Hải châu là khi xoá bỏ hàng rào thuế quan đòi hỏi Công ty bánh kẹo Hải châu cần nghiên cứu quan tâm và xem xét lại về:
Giá cả từng loại sản phẩm.
Mẫu mã bao bì.
Chất lượng sản phẩm.
Theo đánh giá của bản thân qua nghiên cứu cũng như nhận định của Công ty thì chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã bao bì không khác gì so với sản phẩm nhập ngoại. Do vậy vấn đề quan tâm hiện nay chỉ là giá cả sản phẩm. Mà Công ty bánh kẹo Hải châu là một ngành sản xuất và chế biến công nghệ thực phẩm. Các nguyên liệu chủ yếu như sữa, bột mỳ, tinh dầu là nhập khẩu còn lại các nguyên liệu khác đều được khai thác trong nước. Vì vậy giá thành sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải châu bị ảnh hưởng rất nhiều do trình độ phát triển trong nước. Đường là nguồn nguyên liệu chiếm trên 70% nguyên liệu sản xuất ra bánh kẹo. Trong những năm gần đây giá đường không được ổn định và hoạt động của các ngành sản xuất mía đường ở Việt Nam kém hiệu quả nên giá đường trong nước rất cao(cao hơn cả giá đường nước ngoài). Nếu như Nhà Nước không có các biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất mía đường cũng như giảm giá đường trong nước thì sẽ rất khó khăn đối với các cơ sở sản xuất bánh kẹo trong nước trong việc cạnh tranh với thị trường Thế giới.
Bên cạnh các doanh nghiệp đã ý thức mạnh mẽ về quá trình hội nhập thì còn không ít các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng, chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một sự cạnh tranh ngày càng cam go, quyết liệt. Để xây dựng được những chính sách, phương thức cụ thể , trước hết cần xác định rõ cơ hội và nguy cơ đang chờ đợi các doanh nghiệp của Việt Nam.
1. Những cơ hội trong quá trình hội nhập.
Khi hội nhập AFTA mở rộng quan hệ với các nước ASEAN, vốn là các nước cùng trong khu vực có những điều kiện tương đồng về lịch sử, văn hoá, địa lý … sẽ là bước đệm cho chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đối với sản xuất, hội nhập tạo điều kiện thâm nhập và mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm các nưóc trong khu vực từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rông quy mô sản xuất và tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Một khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam là thiếu vốn và trình độ khoa học kỹ thuật thấp do đó hội nhập cũng giúp các doanh nghiệp mở rộng giao lưu tìm kiếm đối tác hợp tác liên doanh. Đây là biện pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn thiếu vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh. Phải nhận thấy rằng chúng ta còn yếu kém hơn phần lớn các nước trong khu vực cả về trình độ công nghệ và trình độ quản lý. Do đó tham gia hội nhập AFTA là cơ hội tốt để chúng ta tiếp cận và tiếp thu trình độ quản lý mới, nâng cao hiệu quả lao động, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực. Đứng trước những cơ hội đang mở ra trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam cần đề ra những chiến lược tổng thể để nắm bắt cơ hội đồng thời phải có những nghiên cứu kỹ càng tránh những sai lầm khi hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
2. Thách thức đối với các doanh nghiệp
Đối với các nước chưa phát triển thì khi tham gia hội nhập sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn tiềm ẩn. Trước hết đó là năng lực cạnh tranh yếu kém của sản phẩm . Điều này là nguy cơ cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay trên thị trường trong nước khi tham gia hội nhập. Nguyên nhân chính là do thực trạng yếu kém của nền sản xuất trong nước: năng suất lao động và hiệu quả dịch vụ của ta còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của một nền sản xuất hiện đại. Hơn nữa có một thực tế là trình độ công nghệ ở nước ta lạc hậu so với một số nước trong khu vực từ 15 đến 20 năm, chi phí sản xuất còn cao hơn họ từ 30 đến 50%. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam là bài toán phức tạp nhất đặt ra cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Phải giải được bài toán này các sản phẩm Việt Nam mới có chỗ đứng trên thị trường khu vực và có lẽ ngay cả ở thị trường trong nước.
Một thách thức thứ hai là qui mô vốn của các doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ so với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại theo thống kê thì vốn lưu động của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế cần huy động thêm 2000 tỷ đồng, chưa kể các nguồn vốn khác đầu tư vào cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất. Thách thức này có thể được khắc phục bằng nhiều biện pháp như các chính sách hỗ trợ của nhà nước, hay cá nhân các doanh nghiệp tự tìm cách huy động vốn bằng nhiều con đường, chẳng hạn như cổ phần hoá (là một chủ trương đúng đắn) hoặc với các doanh nghiệp có khả năng thì ra nhập thị trường chứng khoán là một biện pháp tốt để huy động vốn. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể sử dụng một số biện pháp tài chính khác như thuê vận hành, thuê tài chính…
Một khó khăn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam là khả năng tiêu thụ và khuyếch trương sản phẩm ở trong nước và nước ngoài. Khả năng tiêu thụ chậm sẽ hạn chế việc kích thích nâng cao hiệu quả sản xuất và cải cách cơ cấu mặt hàng. Khi hội nhập AFTA đây sẽ là một yếu điểm vô cùng nguy hiểm, bởi khi đó hàng hoá nước ngoài sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với chủng loại phong phú, chất lượng cao mẫu mã đẹp thì các sản phẩm của Việt Nam sẽ bị bỏ qua, các doanh nghiệp Việt Nam già nua và chậm chạp với những biến động của thị trường sẽ nhanh chóng thất bại.
Tất cả các thách thức đó đặt ra cho chúng ta một yêu cầu phải xây dựng một chiến lược tổng thể đúng đắn cho tiến trình hội nhập. Bên cạnh những chính sách tổng quất của nhà nước, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực đề ra những chiến lược cho riêng mình để không bị động khi bước vào tiến trình hội nhập.
II. Những yếu tố cần quan tâm trên lộ trình hội nhập AFTA.
Để khắc phục những yếu điểm và hoá giải các nguy cơ của quá trình hội nhập chúng ta cần quan tâm đến rất nhiều các yếu tố khác nhau để phát huy thế mạnh, hạn chế khuyết điểm nhằm tăng cường khả năng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam .
Trước hết cần đề cập đến vấn đề đổi mới thiết bị công nghệ. Việc đổi mới phải gắn liền với yêu cầu của ngành hàng, tốc độ phát triển của công nghệ trong ngành cũng như điều kiện và khả năng của doanh nghiệp. Hơn nữa, cần phải đổi mới theo một trình tự sao cho hợp lý, đảm bảo đúng lúc, đúng chỗ và đúng thiết bị. Trong lĩnh vực cải tiến công nghệ đòi hỏi phải có những chuyên gia để xây dựng những đề án khả thi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trình tự đổi mới thiết bị công nghệ:
- Phân tích môi trường kinh doanh và môi trường công nghệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33644.doc