Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính 3
1. Chu trình mua hàng và thanh toán trong quá trình sản xuất kinh doanh 3
1.1. Đặc điểm, vị trí và nội dung của chu trình mua hàng và thanh toán trong quá trình sản xuất kinh doanh 3
1.2. Chức năng của chu trình mua hàng và thah toán 4
1.2.1. Xử lý các đơn đặt mua hàng hoá hay dịch vụ 4
1.2.2. Nhận hàng hoá hay dịch vụ 6
1.2.3. Ghi nhận các khoản nợ người bán 6
1.2.4. Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán 7
1.3. Tổ chức công tác kế toán chu trình mua hàng và thanh toán 7
1.3.1. Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng trong chu trình mua hàng và thanh toán 7
1.3.2. Quy trình tổ chức chứng từ mua hàng và thanh toán 9
1.4. Hệ thống mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 11
2. Chu trình mua hàng và thanh toán với công tác kiểm toán báo cáo tài chính 12
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 13
2.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 13
2.1.2. Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng 14
2.1.3. Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 16
2.1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích 16
2.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 17
2.1.5.1. Đánh giá tính trọng yếu 17
2.1.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán 18
2.1.6. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB )và đánh giá rủi ro kiểm soát 19
2.1.6.1. Tìm hiểu HTKSNB 19
2.1.6.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát 23
2.1.7. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán 24
2.1.7.1. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát trong chu trình mua hàng và thanh toán 24
2.1.7.2. Thiết kế các thử nghiệm cơ bản trong chu trình mua hàng và thanh toán. 25
2.2. Thực hiện công việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. 27
2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình mua hàng và thanh tóan 27
2.2.1.1. Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng 27
2.2.1.2. Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thanh toán 28
2.2.2. Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình mua hàng và thanh toán 29
2.2.2.1. Thực hiện thủ tục phân tích 29
2.2.2.2. Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản nợ phải trả trong chu trình mua hàng và thanh toán 29
2.3. Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 32
2.3.1. Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến 32
2.3.2. Đánh giá kết quả của kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. 33
2.3.3. Lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán 33
Chương II: Thực hành kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC ) 34
A. tổng quan về hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) 34
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34
1. Quá trình hình thành của Công ty 34
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, các số dư chi tiết trong sổ hạch toán chi tiết các tài khoản phải trả, các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí liên quan đều hợp lý.
So sánh với tổng chi phí mua hàng năm trước.
Xem xét các khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản bất hợp lý như không có bên bán và các khoản phải có chịu lãi.
Đối chiếu các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết với các năm trước (theo từng khách hàng) để phát hiện các biến động.
- Các mục tiêu đặc thù
Các khoản phải trả trong danh sách (Bảng kê) thống nhất với sổ hạch toán chi tiết Các khoản phải trả. Số tổng cộng được cộng đúng và thống nhất với sổ cái tổng hợp.
Cộng tổng danh sách (Bảng kê) Các khoản phải trả.
Đối chiếu tổng cộng với Sổ cái tổng hợp.
Đối chiếu với các hoá đơn của từng người bán với sổ hạch toán chi tiết nhằm kiểm tra tên người bán và số tiền.
Các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết phải có căn cứ hợp lý.
Đối chiếu danh sách các khoản phải trả với các hoá đơn và bảng kê (nếu có) của người bán.
Lấy xác nhận các khoản phải trả, chú trọng các khoản phải trả lớn và bất thường.
Các khoản phải trả hiện có đều ở trong danh sách (Bảng kê) Các khoản phải trả (tính đầy đủ)
Kiểm tra chi tiết các khoản nợ quá hạn.
Các khoản phải trả trong danh sách được đánh giá đúng đắn.
Thực hiện các thủ tục tương tự như đối với các khoản nợ quá hạn và đối với tính có căn cứ hợp lý.
Các khoản phải trả trong danh sách được phân loại đúng đắn.
Kiểm tra sổ hạch toán chi tiết Các khoản phải trả.
Việc phản ánh nợ phải trả người bán trong chu trình mua hàng và thanh toán được vào sổ đúng kỳ.
Thực hiện việc kiểm tra công nợ quá hạn.
Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình hàng tồn kho, xem xét hồ sơ mua hàng đi đường.
Tài khoản nợ phải trả người bán trong chu trình mua hàng và thanh toán được trình bày đúng đắn.
Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ phải trả người bán, nợ ngắn hạn và dài hạn (chịu lãi) được tách riêng.
2.3. Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
Đây là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán BCTC. Sau khi hoàn thành các công việc kiểm toán tại từng chu trình riêng lẻ, để đảm bảo tính thận trọng trong nghề nghiệp, thông thường KTV không lập ngay Báo cáo kiểm toán mà thực hiện các công việc sau:
2.3.1. Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến
Nợ ngoài ý muốn là một khoản nợ tiềm ẩn trong tương lai đối với một thành phần ở bên ngoài về một số tiền chưa biết sinh ra từ các hoạt động đã xảy ra. Công việc này đặc biệt quan trọng trong kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán vì nó chứa đựng nhiều khả năng xảy ra các khoản nợ ngoài ý muốn.
Việc xác định các khoản nợ ngoài ý muốn là rất khó nên các thủ tục kiểm toán thích hợp cho việc khảo sát các khoản nợ ngoài ý muốn không được xác định rõ ràng. Dưới đây là một số thủ tục thường được sử dụng nhưng không phải là mẫu chung cho tất cả các cuộc kiểm toán:
- Kiểm tra các chứng từ chứng minh của các hoá đơn chưa thanh toán một vài tuần sau ngày kết thúc năm.
- Đối chiếu các báo cáo nhận hàng trước ngày cuối năm với các hoá đơn của người bán liên quan.
- Đối chiếu các bảng liệt kê của người bán có số dư nợ với danh sách các khoản phải trả.
- Gửi các bản xác nhận cho người bán có quan hệ kinh doanh với khách hàng.
2.3.2. Đánh giá kết quả của kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán.
Kết quả kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán được đánh giá theo các khía cạnh:
Việc hạch toán các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán là phù hợp với các thông lệ quốc tế và tuân thủ các quy định về chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận.
Các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán phải phù hợp với các đặc điểm hoạt động kinh danh của doanh nghiệp.
Các chứng từ, sổ sách liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán phải thể hiện được sự vận động của nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, và phải hợp lý.
Các thông tin về nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, các khoản nợ phải trả người bán phải đảm bảo trung thực và hợp lý.
Trên cơ sở kết quả của tất cả công việc đã thực hiện, KTV đưa ra kết luận cuối cùng và lập Báo cáo kiểm toán.
2.3.3. Lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán
Căn cứ nghững kết quả đã thu thập được của kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán KTV tiến hành lập thư quản lý nêu rõ những nhận xét, những sai sót trong quá trình thực hiện mua hàng và thanh toán tại đơn vị, đồng thời đưa ra những kiến nghị.
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán KTV tổng hợp kết quả chuyển cho Chủ nhiệm Kiểm toán (CNKT), trên cơ sở đó Chủ nhiệm Kiểm toán sẽ lập Báo cáo Kiểm toán.
Chương II
Thực hành kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC )
A. tổng quan về hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC)
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Quá trình hình thành của Công ty
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) ra đời là một trong những nhân tố góp phần tích cực vào thành tựu phát triển của nghề kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính của Việt Nam cũng như với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Công ty có tên giao dịch quốc tế là: International Auditing and Financial Consuting Company, viết tắt IFC.
Trụ sở tại: Nhà số 3 – Lô 11 - Đường Trần Duy Hưng – Hà Nội.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 2001 bởi những kiểm toán viên ưu tú đã có thâm niên tại các công ty Kiểm toán và Tư vấn hàng đầu của Việt Nam. Sự ra đời của IFC xuất phát từ tâm huyết được mang kiến thức và kinh nghiệm của mình để chia sẻ với khách hàng, cùng khách hàng vượt qua các thách thức, thành công trong quá trình phát triển kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Công ty được thành lập theo hình thức TNHH ba thành viên. Có tư cách pháp nhân và hoạt động theo một doanh nghiệp hiện hành. Người đại diện cho công ty trước pháp luật là: Giám đốc Công ty Ông Lê Xuân Thắng.
Chức năng nhiệm vụ của Công ty IFC
Là một công ty kiểm toán độc lập với chức năng cơ bản là xác minh và bảy tỏ ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của các bảng khai tài chính của khách thể kiểm toán (các khách hàng). Công ty có tổ chức có phương pháp có con người để tiến hành việc xác minh để đưa ra được những ý kiến tốt nhất tạo sự tin tưởng cho khách hàng và những người quan tâm.
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, Công ty IFC đem tất cả kiến thức và kinh nghiệm của các thành viên cộng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên. Để đem đến cho khách hàng của mình các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính với chất lượng hàng đầu hiệu quả kinh tế cao. Công ty sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, những hiểu biết về thực tiễn về môi trường kinh doanh đối với khách hàng, cùng đưa ra các biện pháp giải quyết tốt nhất.
Sự ra đời của Công ty đã góp phần vào sự phát triển chung của ngành kiểm toán đang còn mới mẻ Công ty IFC ý thức được điều đó đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm kiến thức từ các công ty từ các hành khách. Công ty IFC còn đem các kiến thức và kinh nghiệm của mình về ngành kiểm toán tư vấn tài chính chia sẻ phổ biến tới các đối tượng quan tâm. Nói một cách khái quát mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công ty đó là đưa ra các dịch vụ có chất lượng cao nhất, hiệu quả kinh tế nhất đối với khách hàng.
2. Chuyên ngành hoạt động
IFC Là Công ty kiểm toán cung cấp nhiều dịch vụ chuyên ngành cho nhiều khách hàng lớn là các doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành nghề đến các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường. Các doanh nghiệp được nhà nước xếp hạng đặc biệt (các tổng công ty thành lập, theo quyết định số 90, 91 của Thủ tướng), đến các doanh nghiệp có vấn đề đầu tư nước ngoài và rất nhiều dự án do các ngân hàng, tổ chức phi chính phủ tài trợ… khách hàng rất hài lòng về các dịch vụ mà công ty đã và đang cung cấp. Các dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp là: kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế và tài chính.
Sơ đồ 4: Cơ cấu dịch vụ tại Công ty IFC năm 2004.
2.1. Dịch vụ kiểm toán
Với đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm, nhiều thành viên của Công ty đã có chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia (IFC) và đang theo học các chương trình đào tạo quốc tế. Dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp có thể nói là dịch vụ chất lượng cao đạt trình độ quốc tế.
Các dịch vụ kiểm toán chủ yếu.
- Kiểm toán theo luật định, kiểm toán chuẩn đoán (giá trị gia tăng).
- Soát xét có giới hạn và các thủ tục được thống nhất.
- Kiểm toán toàn diện.
- Soát xét thủ tục và hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Kiểm toán nội bộ.
- Kiểm toán dự án.
Các kiểm toán viên của IFC nắm vững và có kiến thức sâu rộng về kế toán, thuế luật, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán hiện hành của Việt Nam cũng như Quốc tế. Vì vậy việc phục vụ cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng sẽ mang lại hiệu quả cao.
2.2. Dịch vụ kế toán
Bộ phận cung cấp dịch vụ kế toán của Công ty có nhiều năm kinh nghiệm, từng hoạt động trong các công ty lớn khác có kinh nghiệm tư vấn kế toán cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án do quốc tế tài trợ và tổng công ty lớn các dịch vụ kế toán chủ yếu:
Thiết lập hệ thống kế toán, tư vấn xây dựng và lựa chọn phần mẫu.
Dịch vụ sổ sách kế toán.
Chuyển đổi báo cáo tài chính giữa VAS, IAS và các chuẩn mực kiểm toán khác.
Đào tạo và tổ chức hội thảo.
Với kiến thức và kinh nghiệm vốn có của các kiểm toán viên công ty, đã được mời thường xuyên tham gia soạn thảo và xây dựng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán… Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán… của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan. Do đó công ty có thể đưa ra cho khách hàng của mình những dự báo về những thay đổi trong quy định về kế toán và thuế để đưa ra các kế hoạch hoạt động có hiệu quả cao nhất.
2.3. Dịch vụ tư vấn thuế và tài chính
Đây là một thế mạnh thứ hai của Công ty việc cung cấp dịch vụ này có những lợi thế nhất định do các kiểm toán viên của công ty rất thông thạo các chế độ, chuẩn mực kế toán và việc cung cấp dịch vụ thường đi kèm dịch vụ kiểm toán.
Các dịch vụ về thuế:
Các dịch vụ tư vấn thuế theo kỳ.
Dịch vụ tư vấn tuân thủ các quy định về thuế.
Lập kế hoạch thuế.
Dịch vụ tuyển dụng.
Dịch vụ tư vấn đầu tư.
Tổ chức hội thảo.
Dịch vụ hoàn thuế và kiến nghị về thuế.
Các dịch vụ khác về pháp lý và thủ tục.
Các dịch vụ về tài chính:
Do môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn chưa được hoàn thiện và các chính sách thuế còn chồng chéo hoặc chưa bao phủ hết các quan hệ kinh tế. Mặt khác các quy định các chế độ thực còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo. Do vậy các doanh nghiệp rất cần các nhà tư vấn, các dịch vụ tư vấn về tài chính doanh nghiệp.
Tư vấn mua bán và sát nhập công ty.
Kiểm toán đánh giá toàn diện về tài chính.
Nghiên cứu thị trường.
Dịch vụ định giá tư sản, xác định giá trị doanh nghiệp.
Phân tích và soát xét tài chính.
Tư vấn lập phương án vay vốn ngân hàng và huy động vốn.
Tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tái cơ cấu nợ.
Dịch vụ tư vấn đầu tư.
Tăng cường hiệu suất lợi nhuận.
Nghiên cứu khả thi.
Với đội ngũ chuyên gia am hiểu về luật pháp môi trường kinh doanh cũng như ngành nghề kinh doanh, đồng thời có các mối quan hệ sâu rộng với các ngành, Bộ. Đây là những nhân tố thuận lợi để công ty phục vụ khách tốt hơn.
Các giải pháp quản lý:
Lựa chọn hệ thống.
Phân tích và thiết kế hệ thống.
áp dụng hệ thống ứng dụng MRP, ERP.
Kiểm toán đánh giá hệ thống thông tin.
Mặc dù đây là một loại hình còn khá mới mẻ và chiếm một tỷ trọng thấp trong diện tích nhưng công ty luôn coi việc cung cấp loại hình dịch vụ này là hoạt động lâu dài của mình và sẽ mang lại hiệu quả trong tương lai.
Các dịch vụ mà công ty đã và đang cung cấp cho khách hàng là tương đối đa dạng và có chất lượng cao. Trong thời gian tới, công ty có dự định sẽ mở rộng hơn các dịch vụ của mình tới mọi thành phần khách hàng.
3. Quá trình phát triển
3.1. Kết quả hoạt động
Trong suốt ba năm kể từ ngày thành lập công ty IFC không ngừng lớn mạnh công ty đã khẳng định được chỗ đứng trong thị trường kiểm toán. Công ty đã và đang cung cấp những dịch vụ chuyên ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty không ngừng tiếp thu những kỹ thuật kiểm toán tiên tiến, bằng cách cử các thành viên trong công ty tham gia các khóa học đào tạo của các hãng kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới như: KPMG, Deloitte Touche Tohmatsu… các nhân viên chuyên nghiệp của công ty cũng đã trải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về cả chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý.
Công ty IFC không ngừng mở rộng phạm vi cả về chất lượng lẫn số lượng. Từ khi thành lập công ty chỉ có 20 nhân viên đến nay lên đến 42 người và đặc biệt hơn, số kiểm toán viên có chứng chỉ CPA ban đầu từ 4 người đã được nâng lên 8 người.
Về doanh thu IFC từ những năm 2001 chỉ đạt 250 triệu đến năm 2004 đạt 1,5 tỷ đứng vào đội ngũ 15 công ty kiểm toán mạnh hàng đầu Việt Nam.
Đơn vị: Trăm triệu đồng.
Năm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
KH 2005
Số hợp đồng
4
5
8
30
100
Doanh thu
2.5
4.62
7.4
15
60
Qua bảng số liệu trên, có biểu đồ biểu diễn doanh thu của Công ty như sau:
Sơ đồ 5: Biểu đồ doanh thu của công ty IFC.
4 . Tổ chức bộ máy quản lý
Những thành công mà công ty có được một phần là do công ty đã nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo tính hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hoạt động.
Cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hình chức năng.
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Kế toán trưởng
Phòng nghiệp vụ 1
(tư vấn)
Phòng nghiệp vụ 2
Phòng nghiệp vụ 3
Phòng xây dựng
cơ bản
Phòng hành chính tổng hợp
5. Khách hàng chủ yếu của công ty
Trong quá trình hoạt động công ty IFC đã từng phục vụ rất nhiều đối tượng khách hàng. Điều này cũng nói lên rằng Công ty đã được một sự tín nhiệm, tin cậy nhất định từ phía khách hàng. Công ty đã đang và sẽ có thêm nhiều khách hàng mới tìm đến công ty. Qua biểu đồ (*) ta thấy số hợp đồng với khách hàng của công ty không ngừng tăng.
Một số khách hàng mà công ty IFC đã từng phục vụ:
Doanh nghiệp sản xuất:
Công ty Xi măng Hoàng Thạch.
Công ty Coca Cola Việt Nam .
Công ty Liên doanh Quốc tế Co Co.
Công ty TNHH Điện tử LG.
Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ:
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VN AIILINAS)
Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Công ty liên doanh TNHH Khách sạn Hà Nội.
Công ty phát triển phần mềm Việt Nam (VASC).
Ngân hàng, Bảo hiểm và các Công ty tài chính :
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế
Công ty Bảo hiểm dầu khí
Công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Các dự án từ World Bank, ADB, SIDA :
Dự án giáo dục tiểu học
Dự án cải tạo quốc lộ 1A
Phía khách hàng đã có nhiều khách hàng quay lại với công ty và nhiều hợp đồng phục vụ dài hạn của công ty IFC. Về phía công ty không ngừng nâng cao hiệu quả chất lượng các dịch vụ với phương châm “Thành công của khách hàng là nền tảng của sự phát triển của công ty”.
Công ty hoạt động với phương châm phục vụ khác hàng ân cần, hỗ trợ khách hàng phát triển vượt bậc, cung cấp các giải pháp quản lý tài chính một cách toàn diện, gắn sự tồn tại và phát triển của mình vào sự thành công của khách hàng, đồng thời giúp cho Công ty có ưu thế với các đối thủ cạnh tranh. Cam kết này trở thành kim chỉ nam cho hành động của mọi thành viên trong Hãng, từ Ban Giám đốc, các Chủ nhiệm kiểm toán đến từng nhân viên trong Hãng.
Công ty luôn tự hào về phương châm luôn vì khác hàng của mình. Đó là động lực cho mọi sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty.
B. Thực tiễn kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC do công ty IFC thực hiện
I. Chuẩn bị và Lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
1. Lập và thảo luận hợp đồng kiểm toán và cử KTV thực hiện kiểm toán
Sau khi xem xét chấp nhận kiểm toán là việc ký kết hợp đồng kiểm toán, hợp đồng kiểm toán phải ghi rõ nội dung chính, điều kiện, trách nhiệm của các bên cùng thời gian thực hiện kiểm toán. Tiếp đó công ty IFC sẽ xem xét và củ đội ngủ nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán.
- Đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
Đối với khách hàng là công ty ABC thì nhân lực bao gồm :
Giám đốc : KTV Quốc Gia(CPA) Bùi Thế Dũng
Chủ nhiệm kiểm toán : KTV Quốc Gia(CPA) Phạm Gia Đạt
KTV : KTV Quốc Gia(CPA) Lê Tuấn Anh
TLKTV: Nguyễn Hưu Phương
TLKTV: Đổng Hương Giang
TLKTV: Phan Thanh Phúc
Trong cuộc kiểm toán thực hiện tại Công ty ABC xác định không có sự tham gia bên ngoài.
Kế hạch về thời gian của cuộc kiểm toán phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của ban giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán sau khi đã tóm tắt kết quả khảo sát khách hàng cũng như đánh giá rủi ro hợp đồng, môi trường kiểm soát.Thời gian của cuộc kiểm toán cũng phụ thuộc vào đội ngũ nhân lực kiểm toán.
2. Tìm hiểu về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng
Bước công việc này giúp cho KTV có được những hiểu biết ban đầu về khách hàng về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng và đặc biệt là về chu trình mua hàng và thanh toán. Từ đó KTV có định hướng và thiết kế phương pháp cho phù hợp.
2.1. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh của khách hàng
Khởi đầu của bước lập kế hoạch kiểm toán là việc tìm hiểu về khách hàng. Đây là công việc rất quan trọng, nó giúp cho kiểm toán viên hiểu được những nét đặc thù về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp từ đó kiểm toán viên có thể đưa ra những định hướng hợp lý trong quá trình lập kế hoạch.
Việc tìm hiểu về khách hàng không chỉ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán mà còn được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán nhằm thu thập thêm những thông tin mới.
ã Công ty TNHH ABC chuyên kinh doanh sản xuất và lắp ráp xe máy có trụ sở chính tại 135 Bà Triệu. Nhà máy đóng tại Khu công nghiệp Bình Phú tỉnh Hà Tây.
ã Công ty TNHH ABC có tổng số vốn đầu tư thực tế là 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng )trong đó vốn pháp định là 150.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tỷ đồng). Đây là công ty TNHH một thành viên được có giấy phép kinh doanh số 946/GP –Hoạt động ngày 10/6/1998 của uỷ ban nhân dân Thành Phố Hà Nội.
ã Lĩnh vực hoạt động của công ty: Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất lắp ráp xe máy nhản hiệu NAGAKI, SUNGGHU, SHIONGSHI.
ã Về thị trường tiêu thụ: Công ty có một thị trường rộng lớn trải dài từ miền bắc đến miền nam với hệ thống đại lý cấp một, cấp hai có mặt trên hầu hết các tỉnh thành trong toàn quốc.
ã BGĐ gồm có:
Tổng Giám đốc: Nguyễn Thị Phương
Phó Tổng Giám đốc thứ nhất :Lê Văn Hợi
Phó Tổng Giám đốc thứ hai: Nguyễn Đình Đông
Giám đốc điều hành: Nguyễn Thanh Phi
Kế toán trưởng: Bùi Thị Lan
2.2. Tìm hiểu về hệ thống kế toán của khách hàng
Tìm hiểu hệ thống kế toán của công ty khách hàng là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm toán nói chung và quá trình lập kế hoạch kiểm toán nói riêng, việc tìm hiểu hệ thống kế toán cho phép kiểm toán viên xác định rủi ro tiềm tàng trong các chu trình khoản mục kế toán và từ đó triển khai một kế hoạch kiểm toán tối ưu.
Các vấn đề về chính sách kế toán tại công ty TNHH ABC bao gồm:
- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng theo chế độ kế toán trong Doanh Nghiệp vùa và nhỏ theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 cùng các chuẩn mực Kế Toán được thừa nhân rộng rải. Công ty đang sủ dụng phần mềm kế toán máy của công SIS.
- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Hạch toán ngoại tệ: Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kì phản ánh vào báo cáo kết quả kinh doanh. Tiền và công nợ có gốc ngoại tệ cuối kì được đánh giá theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại ngày lập báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá cuối kì được xử lí theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính.
- Hàng tồn kho: hàng tồn kho hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị hàng tồn kho bao gồm giá muachi phí cộng chi phí vận chuyển, chi phí thu mua. Giá trị hàng xuất kho được tính theo phương pháp trực tiếp cho từng loại sản phẩm theo đợt thu mua.
- TSCĐ: hạch toán theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá của TSCĐ bao gồm giá mua + thuế nhập khẩu + chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử.
Khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình thực hiện theo phương pháp đường thẳng và theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao sủ dụng phù hợp với quy định hiện hành.
- Doanh thu: Chủ yếu là đối với hàng hoá bán trong nước, doanh thu được ghi nhận khi xuất hàng và được ngưòi mua chấp nhận thanh toán. Giá ghi nhận doanh thu là giá ghi trên hoá đơn bán hàng.
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
2.3. Thu thập thông tin cơ sở về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Các giấy tờ tài liệu mà mà KTV yêu cầu công ty ABC cung cấp trước khi kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán là :
Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Bảng cân đối phát sinh công nợ
Sổ nhật ký mua hàng
Sổ cái TK 331
Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng
Báo cáo kiểm toán năm trước
Các biên bản đối chiếu công nợ
Các hoá đơn chứng từ có liên quan.
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh năm.
Biên bản họp ban giám đốc (BGĐ).
Biên bản kiểm kê quỹ.
Các quy định về tạm ứng tại công ty.
Trong đó bảng cân đối kế toán (BCĐKT) và báo cáo kết qủa kinh doanh (BCKQKD) là những tài liệu quan trọng bắt buộc phải có.
3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát
Sau khi đã có những tài liệu này thì KTV bắt đầu tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán để từ đó xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp. Công việc này đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp nên người chịu trách nhiệm thực hiện công việc phải có cả trình độ chuyên môn lẫn kinh nghiệm trong công việc. Thường thì Chủ nhiệm Kiểm toán sẽ trực tiếp tiến hành đánh giá rủi ro.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, việc tìm hiểu môi trường kiểm soát của khách hàng mới chỉ dừng lại ở những đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức, hoạt động của Ban giám đốc khách hàng để nhằm khẳng định tính tin cậy vào hệ thống KSNB trong toàn bộ độ tin cậy kiểm toán.
Đối với công ty TNHH ABC việc tìm hiểu môi trường kiểm soát được tiến hành qua một số buổi gặp gỡ và họp bàn trực tiếp với Ban giám đốc công ty. Qua đó, BGĐ sẽ cung cấp cho KTV những thông tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành; các qui trình, các chính sách và thủ tục kiểm soát trong nội bộ đơn vị mình. Đồng thời, qua việc tiếp xúc này, KTV cũng đánh giá được phần nào thái độ, nhận thức và phong cách làm việc của Ban giám đốc. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá tính tin cậy của hệ thống KSNB đơn vị khách hàng.
Qua việc tìm hiểu môi trường kiểm soát của công ty TNHH ABC thì Chủ nhiệm Kiểm toán và KTV đi đến kết luận: Mặc dù Công ty đã có nghững quy định cụ thể về cơ chế thu mua hàng hoá, hình thức và điều kiện thanh toán. Nhưng việc thực hiện có lúc chưa đúng, việc ghi sổ chưa kịp thời, một số khoản chi mua hàng chưa có hoá đơn. Công ty cũng không có bộ phận kiểm tóan nội bộ riêng để hạn chế và khắc phục sai sót nên độ tin cậy và hiệu quả của HTKSNB là ở mức yếu. Theo đó KTV xác định cần phải thu hẹp các thử nghiệm kiểm soát ở mức hợp lý và mở rộng các thử nghiệm cơ bản ở mức cao nhất khi thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán tại công ty ABC.
4. Thực hiện các thủ tục phân tích
Đây là một trong những kỹ thuật thu thập bằng chứng được KTV sử sụng trong hầu hết các giai đoan của cuộc kiểm toán để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chích của Công ty. Việc thực hiện các bước phân tích tổng quát được thực hiện thông qua việc phân tích sơ bộ BCTC của công ty ABC dựa trên sự biến động của các số dư tài khoản trên BCĐKT của năm này so với năm trước (phân tích ngang) Tính toán các tỷ suất (phân tích dọc).
Sơ đồ 7(bảng): Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của công ty ABC
(Trích các khoản mục thuộc chu trình mua hàng và thanh toán từ BCĐKTnăm 2003 và 2004 của công ty ABC )
Đơn vị tính: VNĐ
Khoản mục
31/12/2003
31/12/2004
Chênh lệch $
>50.000.000
Chênh lệch%
> 20%
Ghi chú
1. Tiền
35.562.462.315
28.190.832.307
-7.371.630.008
-20.728
ỹ (1)
2. Khoản phải thu
21.347.080.450
2.537.618.882
-18.809.461.568
-88.112
3. Hàng tồn kho
78.251.785.467
95.476.478.545
17.224.693.078
22.0118
ỹ (2)
4. TSLĐ khác
320.151.452
284.548.862
-35.602.590
-11.126
Cộng TSLĐ
135.481.479.684
126.489.478.596
-8.992.001.088
-6.638
1. TSCĐ hữu hình
384.756.451.615
402.125.489.954
17.369.038.339
4.514
Tổng tài sản
520.237.931.299
528.614.968.550
8.377.037.251
1.610
1. Nợ ngắn hạn
84.589.478.955
94.786.556.994
10.197.078.039
12.054
2. Nợ khác
32478.952.654
58.312.512.135
25.833.559.481
79.539
ỹ(3)
Cộng Nợ phải trả
117.068.431.609
153.099.069.129
36.030.637.520
30.777
ỹ(
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0328.doc