MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
A.PHÂN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH CONTAINER HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN
I. Sự cần thiết và hiệu quả của vận tải bằng container
1.Sự cần thiết của vận tải bằng container
2.Hiệu quả của vận tải hàng hóa bằng container
2.1Đối với toàn xã hội
2.2Đối với người chuyên chở hàng hóa
2.3Đối với người chủ hàng
3.Ý nghĩa và xu hướng vận tải bằng container
II. Nội dung và nghiệp vụ của chuyên chở hàng hóa bằng container
B.PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ TRÌNH CONTAINER HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN Ở VIỆT NAM
I.Thực trạng của quá trình container hóa trong vận tải biển ở Việt Nam
1. Nhịp độ phát triển
1.1 Từ những bước khởi đầu
1.2 Kết hợp đầu tư các cảng biển
1.3 Kết quả thực hiện cho đến nay
2.Đánh giá thực trạng vận tải biển bằng container ở nước ta
2.1 Những mặt yếu kém và nguyên nhân
2.2 Những yêu cầu đặt ra
II. Giải pháp phát triển cho quá trình container hóa trong vận tải biển ở Việt Nam
1.Giải pháp đối với ngành vận tải
2.Giải pháp đối với doanh nghiệp vận tải
3.Giải pháp phía nhà nước
KẾT LUẬN
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Container hoá vận tải biển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23 cảng biển loại 2; 9 cảng biển loại 3. Nếu kể cả các bến cảng chuyên dụng thì tổng cộng có 166 bến cảng các loại với các càng lớn tập trung ở các khu vực như Hải Phòng, Đà Nẵng,Quy Nhơn, TP.HCM.
Tuy nhiên hệ thống cảng biển Việt Nam có số lượng bến cảng tổng hợp và bến cảng chuyên dùng là chủ yếu, bến container chiếm rất ít, trong khi đó xu thế vận chuyển hàng hóa bằng container ngày một tăng cao. Các cảng container chủ yếu là do nước ngoài đầu tư, ngoài 49 cảng biển thuộc Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung tại khu vực TPHCM, Cái Mép, Thị Vải đã có 8 cảng container lớn do các tập đoàn khai thác cảng và vận tải biển nước ngoài đầu tư xây dựng đã bắt đầu hoạt động và khai thác vào năm 2010, điển hình như ngày 30/01/2010 Cảng container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) tại bờ sông Soài Rạp - H.Nhà Bè, TP.HCM đã khánh thành. Đây là cảng tiêu chuẩn quốc tế, có công suất khai thác 1,5 triệu TEUs/năm.
Hiện nay Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện và nâng cao hệ thống cảng biển của mình đặc biệt là cảng Container để đáp ứng nhu cầu vận tải đang ngày càng tăng cao, điển hình là: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đang thực hiện những dự án xây dựng và đưa vào hoạt động một số cảng mới như: Cảng container quốc tế Vũng Tàu và khu hậu cần logistics, Cảng Sài Gòn-Hiệp Phước giai đoạn 1, Cảng quốc tế SP-PSA liên doanh với tập đoàn PSA (Singapore) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra Cảng Đà Nẵng đã đầu tư gần 100 triệu USD để nâng cấp mở rộng Cảng Tiên Sa thành bến cảng container hiện đại của khu vực Miền Trung…
Kết quả thực hiện cho đến nay:
Với hệ thống hạ tầng cảng biển như trên và khoảng 2,2 triệu m2 bãi chứa và đội tàu biển 952 tàu (chỉ tính tàu trọng tải từ 150 DWT trở lên) với tổng trọng tải 3.609.453 DWT (bình quân 3.791 DWT/tàu) của 240 doanh nghiệp đã tạo cơ sở vững chắc cho vận tải biển vươn cao, vươn xa với tốc độ tăng trưởng 8-8,5%/năm. Vài số liệu thống kê sau cho thấy điều đó:
Năm
Vận chuyển hàng hóa
(Triệu tấn)
Hàng hóa qua cảng
(Triệu tấn)
Tăng trưởng chung
(Tấn.Km)
2007
61,35
181,12
93.100.000.000
2008
69,28
196,58
115.415.472.000
2009
68,59
198,60
138.341.400.000
(Niên giám thống kê 2007, 2008 và số liệu thống kê 2009 của Tổng cục Thống kê)
-Cảng Đà Nẵng:
Biểu đồ sản lượng
Biểu đồ container
Trong 4 tháng đầu năm 2010, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Đà Nẵng đạt 985.668 tấn, tăng hơn 18 % so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, hàng Nhập khẩu: 188.206 tấn, chiếm 19 %; hàng Xuất khẩu: 464.086 tấn, chiếm 47 %; hàng Nội địa: 333.376 tấn, chiếm 34 %. Đặc biệt, tháng 4/2010, lượng hàng container đạt 6.776 teus, đưa tổng sản lượng container 4 tháng đầu năm lên 26.224 teus, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng về hàng nội địa, lượng container nội địa 4 tháng đầu năm đạt 3129 teus, tăng hơn 69% so với cùng kỳ năm ngoái.
-Cảng Hải Phòng:
Thống kê hàng hóa qua Cảng Hải Phòng
Thống kê sản lượng container
-Cảng Sài Gòn:
2) Đánh giá thực trạng vận tải biển bằng Container ở nước ta
2.1) Những mặt yếu kém và nguyên nhân
2.1.1 Về cảng biển
Để đáp ứng xu thế Container hoá ở nước ta, việc xây dựng các cảng biển nước sâu cho các tàu Container hiện đại cần đi trước một bước. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng hệ thống cảng biển nước ta còn nhiều bất cập:
Hiện nay, Việt Nam có 49 cảng biển các loại, bao gồm 17 cảng biển loại I; 23 cảng biển loại II; 9 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi). Nếu kể cả các bến cảng chuyên dụng thì tổng cộng có 166 bến cảng các loại. Nếu chỉ nhìn vào số lượng, người ta có thể nghĩ Việt Nam có quá nhiều cảng và thừa năng lực một cách giả tạo.
Với hơn 3.200 km bờ biển, nhưng các cảng của nước ta chủ yếu là cảng nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ vẫn chưa đủ tầm để đón tàu tải trọng lớn hơn 50.000 tấn. Hiện nay, Việt Nam đang rất thiếu cầu bến cho tàu trọng tải lớn, đặc biệt là các bến cho tàu container vận hành trên tuyến biển xa. Cầu bến cho tàu trên 5 vạn DWT chỉ chiếm 1,37% và chủ yếu là cho hàng chuyên dùng, cho tàu 2 - 5 vạn DWT chiếm 21,43% (hàng tổng hợp 15,9%); cho tàu 1 - 2 vạn DWT chiếm 39,73% (hàng tổng hợp 24,31%); cho tàu dưới 1 vạn DWT chiếm 38,49% (hàng tổng hợp 24,85%)”. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2009, cả nước có hơn 108.000 lượt tàu ra vào hệ thống cảng biển Việt Nam với tổng dung tích lên tới hơn 425 triệu GRT(tổng dung tích), tăng 9,56% so với năm 2008. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt trên 251 triệu tấn, tăng 27,79% so với năm 2008. Cũng theo Cục Hàng hải Việt Nam, hàng hóa tăng chủ yếu là hàng khô (trên 126 triệu tấn, tăng 43,94% so với năm 2008). Hàng container đạt trên 5.539 triệu TEUs, hàng lỏng đạt trên 42,5 triệu tấn. Về vận tải biển, trong năm 2009, đội tàu biển quốc gia vận chuyển được trên 81 triệu tấn, tăng 16,99% so với năm 2008, trong đó sản lượng vận tải nước ngoài đạt trên 53 triệu tấn, sản lượng hàng hóa vận tải nội địa đạt gần 28 triệu tấn, bằng 126,47%.
Trong đó chỉ có 5 cảng có công suất bốc xếp hàng năm hơn 1 triệu tấn/năm trong năm 2009 là: Cảng Hải Phòng (gần 15 triệu tấn), Cảng Sài Gòn (trên 15 triệu tấn), Bến Nghé (gần 5 triệu tấn), Đà Nẵng (trên 3 triệu tấn). Muốn đánh giá tình hình năng lực sản xuất có thừa hay không, người ta không thể chỉ nhìn qua con số thống kê sản lượng hàng hoá thông qua Cảng mỗi năm cao mà phải xem hệ số công suất của Cảng bằng tổng lượng hàng hoá thông qua chia cho tổng một chiều dài của cầu Cảng. Ở đây có thể thấy rằng qua bảng thống kê năm 2009 về hoạt động của 22 Cảng thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: Cảng Sài Gòn có sản lượng hàng hoá thông qua cao nhất nhưng chỉ có hệ số công suất là 3.206 T/m cầu; sản lượng Cảng Bến Nghé là 2,3 triệu tấn, hệ số công suất là 4.166 T/m cầu ... Như vậy hệ thống Cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung hiện nay vẫn ở tình trạng thừa năng lực.
Trong khi đó tỷ lệ Container hoá (tỷ lệ giữa hàng hoá vận chuyển bằng Container trên tổng lượng hàng hoá vận chuyển) ở nước ta hiện nay rất thấp, chỉ khoảng 20%. So với tỷ lệ này của thế giới 60%, các nước Châu á là 65%. Theo dự báo, với tốc độ tăng trưởng của GDP 5-7% thì vào năm 2010 có khoảng 150 triệu tấn hàng qua các Cảng Việt Nam, nếu lúc đó tỷ lệ Container hoá ở nước ta vào khoảng 30-35% thì số lượng hàng hoá phải chuyên chở bằng Container qua các Cảng ở nước ta cũng đạt 45 triệu tấn , tương đương khoảng 4-5 triệu TEU, gấp 4-5 lần so với hiện nay. Điều đó cho thấy việc phát triển Cảng Container hiện đại ở nước ta là rất cần thiết.
Sau khi đánh giá những mặt yếu kém kể trên của hệ thống Cảng biển Việt Nam, chúng ta có thể nêu những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống Cảng biển nước ta phần lớn được xây dựng trước năm 1975 với thiết bị bốc xếp, vận chuyển thô sơ, lạc hậu, không đồng bộ, năng suất thấp lại không phù hợp với cơ cấu và khối lượng hàng hoá mới, đặc biệt là hàng hoá vận chuyển bằng Container.
Thứ hai, do chạy theo lợi nhuận, các Cảng đó đầu tư chồng chéo lẫn nhau, gây lãng phí bến bãi, các phương tiện bốc xếp và phương tiện vận tải. Dẫn đến tình trạng cạnh tranh hỗn loạn, thừa năng lực sản suất ...
Thứ ba, ở nước ta hiện nay chưa có một cảng quốc gia nào được trang bị hoàn chỉnh để bốc xếp Container theo đúng nghĩa, mà chỉ là các bến Container được hoàn cải trong các Cảng hiện có. Cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều dự án nâng cấp cải tạo các Cảng biển lớn như: Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tân Cảng. Các cảng này đều có 1 hoặc 2 bến Container được hoàn cải từ các bến dành cho bốc xếp hàng tổng hợp.
Cuối cùng, có thể nêu một nguyên nhân nữa là do hạ tầng giao thông không được phát triển đồng bộ nên việc giải phóng hàng cũng như việc nhập hàng hoá chậm làm cho Cảng Việt Nam kém hấp dẫn. Đó là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế.
2.1.2 Về đội tàu biển:
a/ Tổng quan về đội tàu biển:
Cùng với Cảng biển thì việc đầu tư đổi mới, hiện đại hoá đội tàu biển Việt Nam cũng là yêu cầu cấp bách để chúng ta có thể tiến kịp với xu thế vận tải biển bằng Container hoá hiện nay.
Hơn một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về Chiến lược biển Việt nam, đội tàu biển quốc gia đã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng, chất lượng và chủng loại tàu.
Nếu như đến đầu tháng 2 năm 2007, số lượng tàu biển treo cờ Việt Nam mới chỉ có 1.082 tàu với tổng trọng tải đạt 2.983.017 DWT (với 472 tàu dưới 10 tuổi và 310 tàu trên 20 tuổi, số tàu hoạt động tuyến quốc tế là 346 tàu với tổng trọng tải là 1.615.672 DWT) thì đến đầu tháng 2/2008, số tàu biển treo cờ Việt Nam đã lên đạt 1.274 tàu (tăng 17,74% so với cùng kỳ năm trước) với tổng trọng tải đạt 4.425.617 DWT (tăng 48,36%). Trong số này có 680 tàu dưới 10 tuổi (tăng 44% so với cùng kỳ năm trước), số tàu trên 20 tuổi giảm xuống còn 165 tàu (tương đương giảm 47% so với cùng kỳ). Số tàu hoạt động tuyến quốc tế là 402 tàu với tổng trọng tải đạt 2.455.546 DWT (chưa kể 42 tàu với tổng trọng tải 615.000 DWT do các chủ tàu Việt Nam mua nhưng treo cờ nước ngoài).
Về chủng loại tàu, đầu tháng 2/2007, cả nước chỉ có 56 tàu chờ hàng lỏng với tổng trọng tải đạt 136.000 DWT thì đến tháng 2/2008 đã tăng thành 80 tàu với tổng trọng tải 810.883 DWT (tăng 42% số lượng tàu và gần 600% về tấn trọng tải so với cùng kỳ năm trước). Tàu chở container cũng tăng từ 17 tàu với tổng trọng tải 107.922 DWT lên 30 tàu với tổng trọng tải 230.230 DWT (tăng 76% về số lượng và 200% về tấn trọng tải). Đó là chưa kể các tàu chở dầu, tàu chở hàng trọng tải từ 50.000 60.000 DWT, tàu chở container 1.700-1.800 TEU, tàu chở khí hoá lỏng và tàu chở khách hiện đại đã được phát triển trong năm qua.
Ông Đỗ Xuân Quỳnh - Tổng thư ký Hiệp hội chủ tàu Việt Nam khẳng định với đà phát triển như hiện nay thì mục tiêu quy hoạch và phát triển đội tàu biển Việt Nam đạt tổng trọng tải 7.100.000 DWT vào năm 2020 theo Quyết định 1195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn có thể thực hiện được.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đội tàu, thị trường vận tải của đội tàu biển Việt Nam cũng đang dần được mở rộng. Trước đây, đội tàu của Việt Nam chủ yếu hoạt động trên tuyến châu á, Đông Âu, Trung Đông, giờ đã vươn tới Bắc Mỹ, châu úc, Tây Âu, Tây Phi… Tuy nhiên, chuyện không cũ mà vẫn luôn nóng của ngành vận tải biển nước ta là “đánh đông, dẹp bắc” thì giỏi nhưng về “sân nhà” thì lại luôn lép vế. Nói cách khác, dường như thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước vẫn luôn bị bỏ ngỏ. Chưa nói đến những hàng hóa nhập khẩu (chiếm trên 50% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu) mà đội tàu của chúng ta chưa thể vươn tới được thì ngay cả với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta với khối lượng lớn như dầu thô, than, gạo, đội tàu Việt Nam cũng rất khó dành thị phần.
Cần phải khẳng định rằng, phát triển vận tải biển trong mối liên hệ với phát triển thương mại không chỉ là tham gia hiệu quả vào thị trường vận tải biển trong khu vực và thế giới theo hướng tăng mạnh sản lượng vận tải quốc tế mà còn cần đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nước, đặc biệt chú trọng phần vận tải nội địa chủ đội tàu biển Việt Nam nhằm giảm bớt sự quá tải của vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
Đội tàu của chúng ta đã có sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng nhưng bài toán thị phần vận tải hàng xuất nhập khẩu dường như vẫn chưa tìm được đáp án. Ngưỡng 20% vẫn là mơ ước chưa thành của các chủ tàu.
b/ Đội tàu container:
Đội tàu container Việt Nam hiện có số lượng cũng như sức chở rất khiêm tốn, với tổng số 33 tàu, tổng sức chở 20600 TEU, toàn bộ là các tàu feeder dưới 2.000 TEU. Số lượng này là rất nhỏ nếu so sánh với các hãng tàu lớn. Chẳng hạn, theo số liệu của AXS-Alphaliner, chỉ riêng số tàu mà hãng OOCL sở hữu đã có tổng sức chở khoảng 204.000 TEU, tức là gấp 10 lần tổng sức chở của đội tàu container Việt Nam.
HÃNG TÀU
TÊN TÀU
TEU
DWT
Draft (m)
LOA
B (m)
Công suất máy chính
Tốc độ (h.lý/h)
Nămđóng
BIỂN ĐÔNG
BIỂN ĐÔNG STAR
600
9108
7.5
120.8
20.2
5589kW
15.6
2000
VẠN HƯNG
420
7020
6.7
112.5
18.2
3353kW
14.0
1996
VẠN LÝ
404
6832
6.5
113.0
19.0
3353kW
14.0
1994
VẠN PHÚC
404
6867
6.5
113.0
19.0
4560HP
14.0
1996
VINASHIN MARINER
1016
12474
8.3
149.5
22.3
6930kW
18.0
2004
VINASHIN NAVIGATOR
1016
12400
8.3
149.7
22.3
6930kW
16.0
2005
VINASHIN TRADER
610
7143
6.8
124.8
19.0
4500kW
15.0
2006
VINASHIN FREIGHTER
610
7143
6.8
124.8
19.0
4500kW
15.0
2006
ĐÔNG ĐÔ MARINE
ĐÔNG DU
566
8516
7.9
119.2
18.2
7040HP
15.0
1998
ĐÔNG MAI
561
8516
7.9
119.2
18.2
7040HP
15.0
1997
GEMADEPT
PACIFIC EXPRESS
749
11117
8.2
128.5
22.4
10000HP
17.0
1997
PACIFIC GRACE
836
12368
8.2
144.8
22.4
10860HP
17.0
1997
PACIFIC PEARL
737
11064
7.5
132.8
22.7
7800kW
17.0
1997
PACIFIC GLORIA
699
9039
7.7
132.8
22.7
7800kW
17.0
1997
STELLAR PACIFIC
576
9834
7.9
120.8
20.9
5149kW
14.0
1984
HASHIPCO
VINASHIN ORIENT
564
8300
7.1
115.0
20.8
5760kW
16.0
2006
MARINA HN
ACHIEVER
934
14198
8.0
159.4
23.0
7355kW
17.0
1980
OCEAN PARK
500
8286
7.7
114.0
18.2
4472kW
14.0
1990
NASICO
NASICO NAVIGATOR
379
7278
7.1
134.2
19.9
6933HP
14.0
1995
VINAFCO
VINAFCO 25
252
4213
6.0
97.5
18.4
2800P
13.0
1995
VINALINES CONTAINER
MÊ LINH
594
11235
7.7
135.6
21.0
6000HP
14.5
1983
PHÚ MỸ
1020
14101
8.6
156.7
22.9
7950kW
17
1988
PHÚ TÂN
1020
14101
8.6
156.8
22.9
7950kW
17
1988
VẠN XUÂN
594
11242
7.7
135.3
21.0
6000HP
14.0
1984
VĂN PHONG
556
10600
8.0
136.6
22.5
9250HP
15.0
1985
VINALINES PIONEER
560
9088
7.5
120.8
20.2
7600HP
15.6
1998
VN SAPPHIRE
1020
14101
8.6
156.9
22.9
7950kW
17.0
1987
VINASHIN LINES
VINASHIN LINER 1
420
7040
6.7
112.5
18.2
4560HP
14.0
1996
VINASHIN LINER 2
420
7040
6.7
112.5
18.2
3883kW
14.0
1996
VINASHIN PACIFIC
1113
16030
9.8
173.9
25.4
21600HP
16.0
1985
VICONSHIP
GREEN STAR 1
338
5946
6.5
107.0
17.2
5320HP
15.0
1995
VISHIP
MORNING VISHIP
580
8721
7.9
115.0
18.2
5177kW
14.5
1996
VOSCO
FORTUNE FREIGHTER
561
8938
8.0
123.6
18.5
5979kW
17.0
1997
FORTUNE NAVIGATOR
560
8516
7.9
119.2
18.2
7040HP
16.3
1998
VSICO
VSICO PIONEER
420
7055
6.7
112.5
18.2
5280HP
15.4
1996
VSICO PROMOTE
566
8515
7.9
119.2
18.2
5177kW
15.0
1999
Và vẫn còn nhiều bất cậpMặc dù đã có nhiều cải thiện đáng kể, nhưng hiện tại chất lượng đội tàu biển VN vẫn còn nhiều bất cập. Theo tổng cục hàng hải Việt Nam, thì tuổi trung bình của cả đội tàu là 14,5 năm, so với tuổi trung bình của đội tàu thế giới là 12 tuổi, với các quốc gia trong khu vực Đông Nam á, chúng ta có một đội tàu khá “già”. Chúng ta có tới 151 tàu từ 30 tuổi đến 65 tuổi, trong đó có 46 tàu hoạt động tuyến quốc tế. Tàu lớn tuổi nhất hoạt động tuyến quốc tế của VN hiện nay đã 45 tuổi. Đội tàu biển VN có thành phần rất phức tạp, từ các tàu gỗ truyền thống ven biển vài chục tấn đến các tàu dầu hiện đại 100.000 tấn hay tàu chứa dầu 150.000 tấn.Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, do hạn chế về mặt tài chính, các chủ tàu VN phải chấp nhận mua để khai thác các con tàu đã được nước ngoài khai thác tối đa trong khoảng từ 10- 15 năm. Trong điều kiện giá tàu trên thị trường thế giới tăng rất cao, trong thời gian tới chúng ta khó có thể có được các tàu mới và hiện đại mua ở nước ngoài. Không ít các tàu do chủ tàu VN mua trong thời gian vừa qua có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi và buộc phải mang cờ quốc tịch nước ngoài. Các tàu đóng mới trong nước cũng còn rất nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật, đặc biệt là các tàu đóng tại cơ sở đóng tàu nhỏ của địa phương và tư nhân. Trong khi đó, các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu biển của các điều ước quốc tế ngày càng trở nên cao hơn, nghiêm ngặt hơn. Chính các điều kể trên là nguyên nhân chủ yếu làm cho đội tàu VN còn khá nhiều hạn chế về chất lượng kỹ thuật cũng như vẫn còn các tàu dưới tiêu chuẩn.Uớc tính hiện nay cả nước có trên 500 chủ tàu biển (trong đó có 147 chủ tàu chạy tuyến quốc tế), đây là con số quá lớn so với tổng dung tích đội tàu biển VN. Trong thời gian gần đây, số lượng các doanh nghiệp vận tải biển tư nhân đã gia tăng một cách nhanh chóng. Công bằng mà nói, công tác quản lý của các chủ tàu lớn được thực hiện tương đối tốt, có rất nhiều tiến bộ. Các chủ tàu này đã áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến, thường xuyên cập nhật đầy đủ các quy định liên quan của quốc tế để triển khai áp dụng kịp thời. Hệ thống quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM) đã được thực hiện rất hiệu quả.Điều chúng ta đang phải hết sức quan tâm đó là công tác quản lý tàu của các công ty vận tải biển địa phương và tư nhân. Nhiều chủ tàu chưa thực sự có năng lực vẫn vươn ra biển, thậm chí là biển quốc tế. Các chủ tàu này chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tàu, đặc biệt là quản lý an toàn; sự hiểu biết về các quy định quốc gia, quốc tế liên quan đến an toàn cũng như bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng hải còn nhiều yếu kém, lại không được cập nhật thường xuyên. Họ chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, trang bị lại để duy trì trạng thái kỹ thuật tàu; đồng thời chưa có sự quan tâm thỏa đáng trong công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công ty, sỹ quan và thuyền viên trên tàu để có đủ khả năng đáp ứng công việc. Cùng với vấn đề chất lượng và số lượng đội ngũ thuyền viên, năng lực quản lý tàu yếu kém của một số chủ tàu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều sự cố hàng hải đáng tiếc trong thời gian vừa qua, đặc biệt là làm tăng đáng kể số lượng cùng tỷ lệ tàu treo cờ VN bị lưu giữ ở nước ngoài.
Tổng trọng tải của đội tàu tăng nhưng thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu lại giảm, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Do ảnh hướng của cuộc khủng hoảng tài chính, không những giá cả nhiều mặt hàng giảm mạnh mà còn kéo theo sự mất cân đối về luồng hàng đến và đi ở từng khu vực, gây ra tình trạng thừa tàu. Do thừa tàu, các hãng đã ồ ạt đưa tàu cũ vào khai thác ở thị trường Việt Nam, hạ giá cước vận tải để cạnh tranh với mức giảm bình quân 20-30% so với trước khi xảy ra khủng hoảng khiến cho đội tàu Việt Nam càng khó cạnh tranh hơn.
Cuộc khủng hoảng còn làm cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam thêm khó khăn, phía Việt Nam trong rất nhiều trường hợp đó bị các khách hàng nước ngoài buộc phải bán hàng theo giá FOB giao ngay tại Cảng Việt Nam nên quyền chỉ định người vận chuyển tuột khỏi tay chủ hàng Việt Nam.
Các tàu Việt Nam thường chạy ít tuyến, lại không có những tuyến đi xa, Chính vì vậy, muốn chuyển hàng đi Châu Âu thường lại phải chuyển tiếp qua Singapore, Hồng Kông ... Đây cũng là một trở ngại làm cho các chủ hàng không đến với các hàng tàu Việt Nam.
2.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành vận tải Container ở Việt Nam
2.2.1 Những thuận lợi
Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để phát triển các cảnh biển quốc tế, làm đầu mối phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu cho cả khu vực, hoặc xây dựng các cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế cỡ lớn.
Việt Nam có 8 nhóm cảng gồm 24 cảng biển, nhưng chỉ có 5 cảng lớn có khả năng tiếp nhận tàu container thường xuyên.
Đứng đầu là cảng Tp.Hồ Chí Minh chiếm tới 72% tỷ lệ khối lượng container qua cảng, xếp sau đó là Hải Phòng với 22%. Ba cảng thuộc dạng lớn còn lại là Cái Lân (chỉ chiếm 3%), Quy Nhơn (1%) và Đà Nẵng (1%) lượng container qua cảng.
Theo thống kê sơ bộ, hiện tại cả nước có trên 1.000 tàu với tổng trọng tải khoảng hơn 3,5 triệu tấn, trong đó chỉ có hơn 300 tàu hoạt động tuyến quốc tế. Gần đây đội tàu phát triển mạnh, song chưa có được chiến lược rõ ràng, phần lớn vẫn đầu tư manh mún, không bền vững.
Trong khi thế giới đang ngày càng chú trọng đến việc phát triển các thế hệ tàu biển có sức chở lớn cũng như các tàu chuyên dụng thì các DN Việt Nam chỉ có phần lớn các tàu vận tải hàng khô với trọng tải nhỏ, chủ yếu không quá 20.000 tấn. Xu hướng vận tải của thế giới hiện nay là hàng container, trong khi đội tàu container của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% số lượng tàu với 7% số tấn trọng tải.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước hình thành các liên doanh; lập dự án đầu tư, xây dựng và khai thác cảng. Đầu tiên là sự ra đời của Công ty cảng container trung tâm Sài Gòn liên doanh giữa P&O Ports - Dubai World với Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận (TP.HCM) lạc tại bờ tây sông Soài Rạp, trong KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) với tổng vốn đầu tư là 245 triệu USD. Tổng công suất của cảng đạt 1,5 triệu TEU/năm (1 TEU tương đương với container 20 feets).
09/02/2007 - Cty vận tải biển Vinalines (TCty Hàng hải VN) đã khai trương tuyến vận tải container Việt Nam - Hồng Kông
18/12/2007, tại cụm công nghiệp tàu thủy, tỉnh Hải Dương chính thức đưa nhà máy sản xuất container TGC vào hoạt động. Nhà máy có tổng diện tích ban đầu 150.000 m2, sản lượng xuất khẩu trên 80%.
Năm 1991, Maersk là tập đoàn vận tải biển đầu tiên nhảy vào thị trường Việt Nam và tháng 3/2005 chính thức lập công ty 100% vốn nước ngoài. Tháng 12/2006 , tập đoàn Maersk tuyên bố nâng sản lượng vận chuyển container bằng tàu biển từ Việt Nam đi các nước từ nay đến 2010 đạt 200% . Đầu tư xây dựng cảng nước sâu Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng vốn hơn 185 triệu USD. Năm 2009, cảng Cái Mép đi vào hoạt động sẽ làm cho hàng hóa từ Việt Nam đi thẳng tới Mỹ và châu Âu, không còn phải trung chuyển, tốn kém thời gian và phí qua các cảng trong khu vực Đông Nam Á
Sau Maersk, có hàng loạt hãng vận tải biển khác cũng đã vào Việt Nam như Green Line, Dong A...
Thủ tướng đã chấp thuận giao Bộ Giao thông Vận tải qui hoạch hệ thống cảng biển quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.Qui hoạch lần này sẽ điều chỉnh dự báo lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 sẽ đạt 230-250 triệu tấn, tăng gấp 200% so với trước và đến năm 2020 đạt 500-550 triệu tấn. Đối với cảng biển nhóm 5 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó khu vực cảng biển Tp.HCM được cập nhật lại dự báo lượng hàng hóa tương ứng với thực tế và nhu cầu phát triển sẽ đạt 100 triệu tấn, tăng 200% so với qui hoạch cũ.
2.2.2 Những khó khăn
Cản ngại lớn nhất hiện nay là hệ thống cảng biển, kho bãi ở Việt Nam còn quá nhỏ, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cảng và vận tải trong nước còn thấp.
Việt Nam lại chưa có hệ thống cảng biển đủ tiêu chuẩn cập cảng loại tàu trên 1.200 TEU và đáp ứng được nhiệm vụ nhận phân phối hàng, vận tải đa phương thức theo tiêu chuẩn quốc tế. Cũng chưa có một cảng nào đủ tiêu chuẩn cho tàu mẹ vào nhận container để vận chuyển trực tiếp đi các cảng ở Mỹ nên toàn bộ hàng xuất nhập khẩu đi tuyến này đều phải chuyển tải qua Hongkong, Singapore, Malaysia, Đài Loan, thậm chí cả Thái Lan.
Cầu cảng container VICT ở quận 7 chỉ tiếp nhận cùng lúc được 3 tàu, trong khi mỗi tuần có khoảng 24 lượt tàu cập cảng để bỏ hàng. Mặt bằng hạn hẹp, cảng buộc phải xếp 6-7 tầng container, nên khi cần lấy hàng thì phải đảo nhiều container, có doanh nghiệp phải đợi đến 7-8 ngày mới đến lượt. Nhiều doanh nghiệp cũng cho biết, khi muốn lấy một lô hàng ra khỏi cảng lại phải hạ bãi, nhiều lần di chuyển container từ lô này qua lô khác, tầng này qua tầng khác.
Tình trạng ứ đọng container tại các cảng hiện nay ngày càng gia tăng. Như theo Công ty Tân Cảng Sài Gòn- hiện đang quản lý hai cảng Cát Lái và Tân Cảng ở TP Hồ Chí Minh, hiện có khoảng 19.000 TEU hàng nhập khẩu đang tồn ở cảng Cát Lái. Lượng container ứ đọng từ 17 ngày trở lên ở cảng Cát Lái và Tân Cảng là gần 6.000 TEU. Có nhiều container hàng đã lưu giữ tại cảng tới 30 ngày.
Một khó khăn khác là nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn, mỗi năm khoảng 400 nghìn tỷ đồng (25 nghìn tỷ USD). Trong khi hiện chỉ huy động được khoảng 250 nghìn tỷ đồng/năm (đạt 50-60% nhu cầu). Nhà nước dành 6 tỷ USD ngân sách cho đầu tư phát triển (chiếm 30% ngân sách), song cũng chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu
Giá cước vận chuyển container từ Việt Nam quá cao (so với khu vực cao hơn 20-30%). Ví dụ, giá cước container từ Hải Phòng hoặc TP HCM đi Mỹ cao hơn Thái Lan từ 450-500 USD/container hàng khô và 750 USD/container hàng đông lạnh. Như vậy, mức chênh lệch này càng đáng lo ngại khi xu thế container hóa ngày càng phổ biến hơn trong vận tải hàng hóa. Trong khi đó, số lượng container được thông qua các cảng biển Việt Nam tăng khá nhanh với tốc độ bình quân 17-18%/năm (hiện khoảng 1,2 triệu TEU)
Thị trường thép được thống lĩnh bởi một số tập đoàn thép lớn như Baosteel... Nếu chính sách về xuất khẩu của Trung Quốc thay đổi thì toàn bộ thị trường trong khu vực cũng bị thay đổi theo. Điều này dẫn tới Việt Nam phải gồng mình cạnh tranh với Trung Quốc, một nước đã có đầy đủ các yếu tố để phát triển công nghiệp cơ khí đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu và sản xuất container.
2.3 Những yêu cầu đặt ra:
Bài toán chiến lược
Chuyện tìm kinh phí rất quan trọng, nhưng một vấn đề đáng lưu tâm không kém là việc tối ưu hóa cơ cấu đội tàu cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh cho đội tàu Việt Nam. Dưới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Container hoá vận tải biển ở Việt Nam.doc