Đề tài Cung cấp một số dịch vụ cho các đối tác của VIB trên Internet

ỹ Thanh toán không dùng tiền mặt: thông qua các công cụ Séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi.

ỹ Chuyển tiền nội địa: Với hệ thống mạng lưới các chi nhánh rộng khắp, đồng thời là thành viên của tất cả các hệ thống thanh toán trong nội địa cũng như toàn cầu và thanh toán điện tử, VIB cung cấp dịch vụ chuyển tiền nội địa an toàn, nhanh chóng và hết sức thuận tiện.

ỹ Mua bán ngoại tệ: Khách hàng có nhu cầu bán ngoại tệ lấy VND, hoặc khi cần mua ngoại tệ để chuyển tiền phục vụ học tập, du lịch, chữa bệnh sẽ được đáp ứng một cách đầy đủ, nhanh chóng theo tỷ lệ giá ưu đãi các loại ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro.

 

doc120 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cung cấp một số dịch vụ cho các đối tác của VIB trên Internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tham số được ghi cùng với trang ASP trong lời gọi đến trang đó. Dùng đối tượng Request để chia sẻ thông tin qua lại giữa các trang ASP trong một ứng dụng. Ngoài ra Request còn được dùng để lấy giá trị các cookie lưu trữ trên máy client. Respone: Đối tượng này được dùng để gửi kết quả cho Web Browser, chuyển Browser đến một URL khác và hoặc thiết lập các cookie trên máy client. Server: Đối tượng này cung cấp các phương thức cũng như thuộc tính của Server. Thường sử dụng phương thức Server.CreateObject để khởi tạo instance của một Active Object trên trang ASP. ObjectContext: Dùng đối tượng này để chấp nhận hoặc huỷ bỏ các Transaction được điều khiển bởi Microsoft Transaction Server. Khi mà tệp ASP có chứa từ khoá @TRANSACTION ở trên đầu thì tệp ASP đó sẽ chạy cho đến khi mà Transaction thực hiện thành công hoặc thất bại. 2.5. Truy xuất cơ sở dữ liệu trong ASP ADO (Access Data Object) là đối tượng ActiveX truy xuất dữ liệu mới nhất mà Microsoft đưa ra nhằm hỗ trợ tích cực cho việc tương tác với dữ liệu qua bất kỳ một nhà cung cấp cơ sở dữ liệu nào (DB Provider). ADO cho phép viết các ứng dụng truy nhập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu OLE DB, gồm cả các nguồn dữ liệu ODBC. Nó dựa trên kỹ thuật tự động. Việc kết nối với ODBC thông qua các driver cơ sở dữ liệu. Các driver cơ sở dữ liệu là các chương trình đưa thông tin từ ứng dụng Web tới cơ sở dữ liệu. Việc kết nối này sử dụng tên nguồn dữ liệu DSN (Data Source Name). DSN chứa những thông tin về việc bảo mật, việc tham chiếu tới cơ sở dữ liệu vật lý. Khi sử dụng ADO với Active Server Pages, mọi truy xuất dữ liệu và thao tác được thực hiện trên server. 2.5.1. Các thành phần của ADO Đối tượng Connection Đối tượng này được dùng để tạo một kết nối tới một cơ sở dữ liệu, trước tiên phải tạo ra một biến Connection sau đó sử dụng phương thức Open của đối tượng này. Đối tượng Connection cung cấp phương thức Execute để thực hiện một truy vấn trên dữ liệu đã được tạo kết nối. <% Set biến_đối_tượngServer.CreateObject(“ADODB.Connection”) Biến_đối_tượng.Open “DSN=Mydatabase” %> Đối tượng Recordset ADO cung cấp đối tượng Recordset cho phép lấy dữ liệu, nghiên cứu kết quả, và cập nhật cơ sở dữ liệu. Đối tượng Recordset duy trì vị trí của mỗi bản ghi được trả về bởi một truy vấn, vì vậy ta có thể duyệt từng bản ghi một từ bản ghi đầu tiên tới bản ghi cuối cùng. Tạo ra một đối tượng Recordset có dạng như sau: <% Set biến_đối_tượng= Server.CreateObject(“ADODB.Recordset”) biến_đối_tượng. open source, ActiveConnection, CursorType, LockType %> Source: Thường là một xâu lệnh SQL, cũng có thể là tên của một bảng. ActiveConnection: Tham số thứ hai của phương thức Open là một trong hai dạng sau: Sử dụng một xâu ký tự chỉ ra rằng tạo một kết nối mới. Chỉ ra một kết nối đã tạo ra bằng đối tượng Connection. Cách này thường được dùng nhiều hơn bởi vì chỉ cần tạo một kết nối bằng đối tượng Connection là có thể taọ ra nhiều đối tượng Recordset sử dụng kết nối này. CursorType: Tham số này có thể là một trong 4 giá trị : Là kiểu Forword_Only. Kiểu này chỉ cho phép di chuyển con trỏ về phía trước. Đây là dạng mặc định của phương thức OPEN. Là kiểu Keyset: Đặc điểm của kiểu này là số bản ghi không bao giờ thay đổi, không thấy đựơc sự tác động của người dùng khác với dữ liệu. Là kiểu Dynamic: Kiểu này cho phép ta thấy được sự cập nhật các bản ghi bởi người dùng khác. Kiểu này hỗ trợ nhiều chức năng của Recordset nhất nhưng giá phải trả là tốn bộ nhớ nhất và xử lý lâu nhất. Là kiểu Static: Kiểu này cũng không cho phép biết được sự thay đổi các bản ghi bởi người dùng khác. LockType : Tham số khoá này cũng có 4 giá trị sau: Giá trị Hằng biểu diễn Tên 1 AdLockReadOnly Read Only 2 AdLockPessimistic Pessimistic locking 3 AdLockOptimistic Optimistic locking 4 AdLockBatchOptimistic Optimistic locking with batch update. Để di chuyển con trỏ tới bản ghi mong muốn ADO cung cấp các phương thức sau của Recordset như: MoveFirst, MoveLast, MovePrevious, MoveNext, Move n Một số thuộc tính thông dụng của Recordset: Thuộc tính EOF: Nếu TênRecordset.EOF=true thì ADO báo cho biết con trỏ đã ở vị trí cuối cùng của Recordset. Thuộc tính BOF: Kiểm tra con trỏ đã ở vị trí đầu tiên của Recordset chưa. Thuộc tính RecordCount: Cho biết tổng số bản ghi hiện tại. Thuộc tính Filter: Đặt lọc cho Recordset Đối tượng Command Đối tượng Command cho phép thực hiện các truy vấn như thực hiện các truy vấn với các đối tượng Connection và Recordset. Tuy nhiên với Command ta có thể chuẩn bị, hoặc biên dịch truy vấn trên cơ sở dữ liệu. Sau đó có thể dùng lại truy vấn với một bộ giá trị mới. Chính việc biên dịch các truy vấn theo cách này có thể giảm thời gian lớn trong việc sử dụng những truy vấn đã có. Các đối tượng Errors Là tập hợp các đối tượng lỗi sinh ra do quá trình truy cập cơ sở dữ liệu không thành. Bởi vì một lệnh truy cập cơ sở dữ liệu có thể sinh nhiều lỗi, nên ADO định nghĩa tập hợp các đối tượng Error hơn là một đối tượng Error đơn. Với cùng một thao tác thì mỗi lỗi xảy ra khi thực hiện thao tác sẽ được gắn với một đối tượng Error. Các thông tin của các thuộc tính trong mỗi đối tượng Error này được tự động điền như mã lỗi, mô tả và nguồn gốc của nó. 2.6. Cơ chế Submit một form trong ASP Submit là thuật ngữ để chỉ một giai đoạn khi Web Browser trên máy Client gửi các thông tin mà người sử dụng điền trong một form về Web Server. Ví dụ khi người sử dụng điền thông tin trong một Text Box và bấm Submit. Như vậy có thể hiểu theo cách khác là khi Browser gửi yêu cầu (Request) đến Server thì gọi là Submit. Có 2 method Submit : Get và Post. + Post Method : Thông tin sẽ nằm trong phần thân của form gửi về Server. Bên Server dùng Collection Form của đối tợng Request để lấy giá trị này. + Get Method : Thông tin sẽ được gắn vào sau địa chỉ URL được ngăn cách bởi dấu ? dưới dạng một chuỗi Query. Dạng của chuỗi này như sau : Địa_Chỉ_URL?Name1=Value1,.. Bên Server dùng Collection QueryString của đối tợng Request để lấy giá trị này. Một quá trình truyền thông tin về Server (Submit) thường kèm theo địa chỉ của trang ASP sẽ tiếp nhận thông tin đó, xử lý thông tin đó và tạo ra kết quả là trang HTML gửi trả về Browser. Địa chỉ của trang ASP này được xác định bởi thuộc tính Action trong Tab Form của trang HTML chứa form. Ví dụ : Có một trang HTML nh sau : Khi form được Submit về Server nó sẽ gửi giá trị của NAME1 đồng thời link tới trang ReceiveParam.asp. Do đó để lấy được giá trị của NAME1 bên Server ta phải tạo một file ReceiveParam.asp và dùng Collection Form của đối tượng Request như sau : <% Set ReceivedValue = Request.Form(“NAME1”) %> Để Test kết quả ở trên hãy thực hiện các bước sau trên máy đã cài Web Server và ASP : Tạo một thư mục Test trong InetPub (hoặc WebShare với PWS) \WWWROOT Tạo một file Test.htm trong th mục Test và Paste những dòng trang HTML ở trên vào file đó. Tạo một file ReceiveParam.asp trong thư mục Test và Paste những dòng trang ASP ở trên vào file đó. Trên Browser bất kỳ đánh địa chỉ URL : 3. SQL Server 3.1. Sự phát triển của dữ liệu quan hệ E.F Cold của IBM giới thiệu quy tắc cấu trúc dữ liệu quan hệ và ngôn ngữ SQL – Structured English Query Language hay còn gọi là SEQUEL, nếu nói đúng ra trước 1960 thì chúng có tên là SQL – Structured Query Language. Một khái niệm thoáng nghe thật là đơn giản, nhưng chúng làm tăng khả năng ràng buộc dữ liệu và làm giảm chi phí bằng cách làm giảm sự lặp đi lặp lại dữ liệu và những vấn đề khác trong cơ sở dữ liệu tại thời điểm đó. Không có bất kỳ một khái niệm nào về thế giới mô hình quan hệ thực (real) cho đến tận thập niên 70, những công ty nổi tiếng như Oracle và Sybase trở thành những công ty đầu tiên phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ thực. Thật là ngạc nhiên, từ khi nó ra đời đã sử dụng trong hệ thống máy Mainframe. Hệ thống này đã đưa ra hướng mới cho cấu trúc, công nghệ cơ sở dữ liệu chạy trên nhiều môi trường khác nhau, và mở ra tiềm năng chia sẻ cơ sở dữ liệu cho nhiều hệ thống khác nhau. Mãi cho đến thập niên 80, viện tiêu chuẩn hợp chuẩn quốc Hoa Kỳ ra đời, nhằm đánh giá một thời kỳ mới cho hệ thống cơ sở dữ liệu theo những chuẩn hóa chung cho SQL và ANSI-SQL, nhằm tạo điều kiện cho các chuyên gia và các công ty có khả năng phát triển cơ sở dữ liệu quan hệ theo tiêu chuẩn chung. Cho phép khả năng liên kết hay giap tiếp giữa các hệ thống cơ sở dữ liệu khác lại với nhau. Hầu hết sản phẩm cơ sở dữ liệu quan hệ hiện nay đều dựa trên chuẩn của SQL và ANSI-SQL như SQL Server, Oracle, , nghĩa là tất cả những cơ sở dữ liệu quan hệ đều phải có những tiêu chuẩn theo cú pháp SQL, những phần phát triển của chính sản phẩm đó còn gọi là T-SQL. 3.2. SQL Server Cơ sở dữ liệu SQL Server là hệ quản trị CSDL ngoài phần dữ liệu ra bên cạnh đó còn có các chương trình bên cạnh gọi là Services có chức năng nhận các yêu cầu từ Client, xử lý và trả về kết quả cho Client. Hệ quản trị CSDL SQL Server còn gọi là Client/Server tức là có thể xử lý yêu cầu của Client ngay trên máy chủ. a. Kiến trúc Client Các ứng dụng ở Client Việc kết nối tới cơ sở dữ liệu SQL Server có thể sử dụng các ứng dụng như: ODBC Application, ODBC DB Application, DB Lib. Từ SQL Server 7.0 có thể sử dụng OLE DB để kết nối tới CSDL. ứng dụng truyền thông Các truyền thông cung cấp các giao thức TCP/IB, NETBeUI, NWLink đều cho phép Client giao tiếp với CSDL SQL Server. Kiến trúc các dịch vụ ở Server Server nhận được yêu cầu của Client và xử lý yêu cầu ngay tại máy chủ. Các yêu cầu này có thể thực hiện qua những thủ tục lưu (Extended Stored Procedures) và các thủ tục lưu này sử dụng các tài nguyên của Windows. SQL Server có thể kết nối tới cơ sở dữ liệu của máy khác. b. Kiến trúc Server Relational engine làm nhiệm vụ dịch các câu lệnh SQL và đưa ra phương án thực hiện. OLE DB dùng để chuyển tiếp phương án thực hiện đến Storage engine để mở ra các bản ghi RowSets và OLE DB làm nhiệm vụ nhận các bản ghi từ RowSets. Các dịch vụ của SQL Server: MSSQL Server, SQL ServerAgent, MS DTC. iii. vài nét về thiết kế website Khái quát Xác định mục đích của Website cần thiết kế Bước đầu tiên trong công đoạn thiết kế một website là phải xác định được sẽ “xuất bản” những gì trên trang web đó. Mục tiêu cơ bản của website: Xác định mục tiêu cơ bản của website sẽ giúp đỡ rất nhiều cho công việc thiết kế. Nó là điểm xuất phát để có thể mở rộng đến các mục tiêu chính, và cũng là một công cụ hữu hiệu đánh giá sự thành công của một website. Xây dựng website là cả một qúa trình liên tục, nó không đơn thuần là một dự án duy nhất, một lần với các thông tin tĩnh. Việc biên tập, quản lý và duy trì kỹ thuật dài hạn nhất định phải bao trùm lên kế hoạch xây dựng website. Độc giả của website: Bước tiếp theo của công việc thiết kế là xác định các độc giả chính của website. Công việc này giúp chúng ta có thể thiết kế cấu trúc phù hợp với nhu cầu, mong muốn của họ. Sự hiểu biết, trình độ, sở thích cũng như yêu cầu của độc giả thay đổi từ một người đọc hoàn toàn không có kinh nghiệm đến người đọc thành thục. Một hệ thống được thiết kế tốt sẽ thích hợp cho một dải rộng trình độ, nhu cầu độc giả. Các độc giả thường đa dạng, và có thể ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế mà khi thiết kế chúng ta cũng nên quan tâm đến các phần biên dịch và tránh dùng từ địa phương, từ viết tắt. Chiến lược thiết kế Từ mục tiêu cần đạt được mà website đặt ra, thiếp lập các chủ đề chính của website, thiết kế các khối thông tin chủ yếu mà website sẽ cung cấp. Mọi hình thức trình bày thông tin đều bị khống chế bởi các yếu tố được xác định bởi mục tiêu của website, bởi môi trường chúng ta chọn và bởi bản thân các độc giả. Chúng ta cũng nên bắt đầu với việc xác định nguồn tài nguyên về nội dung, hình ảnh thông tin mà chúng ta cần đến để tạo nền website phù hợp với mục đích được đề ra - đó là thông tin duy trì cho website hoạt động sau này nữa. Thiết kế giao diện Khái quát chung Các độc giả của website không chỉ xem thông tin, họ tương tác với nó theo cách thức mới không như các tiền lệ thong việc thiết kế tài liệu giấy. Giao diện người dùng đồ hoạ (GUI) của hệ thống, cộng thên các tương tác ẩn dụ, hình ảnh và các quan niệm được sử dung để chuyển tải mọi tính năng, thông tin lên màn hình, và trải qua thời gian các đặc thù trực quan của các thành phần giao diện đồ hoạ và sự tương tác chức năng hóa đã tạo nên nét đặc trưng “nhìn thấy và cảm nhận” của các trang web cùng các mối liên kết hyper. Thiết kế đồ hoạ và hình ảnh “ký hiệu” trực giác không chỉ để làm đẹp trang web, đồ hoạ trở thành một phần được tích hợp của kinh nghiệm độc giả đối với website. Trong các tài liệu có hình ảnh, không thể hoàn toàn tách rời thiết kế đồ hoạ với thiết kế giao diện. Các trang World Wide Web khác sách và các tài liệu khác ở một nét cơ bản: các mối liên kết siêu văn bản cho phép người đọc truy nhập đến một trang web đơn lẻ mà không cần đến lời nói đầu hay tựa đề. Điều này thường có nghĩa là các đầu trang, chân trang của trang web sẽ phức tạp, nhiều thông tin hơn các trang in trên giấy. Có thể là vô lý, buồn cười khi lặp lại các thông tin bản quyền, tác giả, thời gian xuất bản ở tất cả các trang sách, nhưng một trang web riêng lẻ thường cần đến những thông tin này vì các trang đơn lẻ có thể chỉ là một phần nhỏ của cả website chúng ta có mà độc giả có thể nhìn thấy. Vấn đề tạo ra các trang web độc đáo không chỉ có đối với các trang web. Các báo chuyên đề, tạp chí, đa số các báo này đều lặp lại thời gian phát hành, số bản tại phần đầu hay cuối từng trang vì họ biết độc giả của họ thường cắt các bài báo, hoặc photocopy các trang từ tạp chí và cần thông tin trích dẫn để theo dõi nguồn gốc nguyên bản của các bài. Các website vừa dễ sử dụng, vừa đầy đủ nội dung, chiến lược thiết kế tốt nhất là áp dụng nhất quán một số quy ước thiết kế cơ bản trong mọi trang web. Khi thiết kế website ta luôn phải đặt ra câu hỏi: ai, cái gì, khi nào và ở đâu. Dù trang web có xuất phát từ một cá nhân hay từ một viện nghiên cứu, cũng phải thông báo cho người đọc ai đã tạo ra trang web đó. Và khi tải các trang web về thì tiêu đề là cái đầu tiên mà độc giả nhìn thấy, chính vì thế nó cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Tính hợp thời là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá toàn bộ một thông tin. Do đó khi thiết kế trang web nên có ngày tháng cho mọi trang, và có thể thay đổi ngày tháng khi thông tin được cập nhật. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các văn bản online dài và phức tạp mà chỉ được cập nhật từng phần. Tuy vậy điều này cũng có thể không đủ nổi bật cho các độc giả vãng lai, không thường xuyên. Thông tin về công ty, các bản hướng dẫn, thông tin về sản phẩm và các tài liệu kỹ thuật dưới dạng trang web nên có thêm thời gian được sửa chữa, cập nhật lại. World Wide Web là một địa điểm duy nhất có chiều thông tin cực lớn nhưng lại chỉ có ít chỉ dẫn rõ ràng về vị trí thực sự của tài liệu. Nhấn vào một liên kết, chúng ta có thể kết nối tới một web server ở Seoul, Tokyo hay một nơi nào đó trên Internet rộng lớn. Nếu bạn không thạo lắm trong việc phân tích địa chỉ Internet (URL), thật khó để xác định tài liệu đang thực sự nằm ở đâu. Tài liệu đến từ đâu đôi khi không thể tách rời câu hỏi tài liệu này của ai. Chúng ta nên thông báo cho độc giả chúng ta đang ở đâu, cùng với các thông tin về công ty, viện hay cơ quan của chúng ta. Nên kết hợp địa chỉ của trang chủ ít nhất ở các trang chúnh trong website để tạo thuận tiện cho việc thực hiện kết nối đến chúng ta. Một khi độc giả lưu các trang như một file text hoặc in ra giấy, các mối kết có thể sẽ mất đi. Chúng ta nên sử dụng nhất quán tiêu đề, các thông tin phụ trợ như tên sở hữu, thời điểm cập nhật và ít nhất một liên kết đến trang chủ trong mọi trang web. Nên đặt địa chỉ của trang chủ lên một số trang chính trong website. Thiết kế giao diện cơ bản Các giúp đỡ định hướng: Với thực tại của công nghệ web, đa số độc giả tương tác với các trang web bằng cách thực hiện các liên kết giữa các tài liệu. Vấn đền chủ yếu của giao diện trong các website là độc giả không ý thức được họ đang ở đâu trong tổ chức thông tin. Các biểu tượng nhất quán, dễ hiểu, các lược đồ đồ hoạ đồng nhất và bản khái quát, màn hình tổng hợp có thể cho độc giả sự tin tưởng là họ có thể tìm thấy cái mà họ tìm mà không lãng phí thời gian. Độc giả phải luôn có khả năng quay lại trang chủ và các điểm chủ chốt trên website của chúng ta. Các liên kết cơ bản này nên có trong mọi trang web. Không có trang cuối cùng (dead - end): Mọi trang web nên có ít nhất một liên kết. Các trang “dead-end” – các trang không móc nối đến các trang khác trong cùng site- không chỉ là sự thất vọng của độc giả, mà chúng còn làm mất khả năng đưa độc giả đến với các trang web khác của chúng ta. Các trang web thường được đưa ra không có lời tựa đầu, độc giả thường tạo hay đi theo các liên kết thẳng đến các trang cất sâu trong cấu trúc của website. Do vậy, họ có thể không bao giờ nhìn thấy trang chủ hoặc các thông tin mở đầu trên website của chúng ta. Nếu các trang phía dưới không có liên kết quay lên, về trang chủ hoặc menu, độc giả thực chất là bị loại khỏi việc truy nhập đến các phần còn lại của website. Cho phép truy nhập trực tiếp: Mục đích là cung cấp cho độc giả thông tin họ cần với ít bước nhất và với thời gian ngắn nhất. Điều này có ý nghĩa là chúng ta cần thiết kế cấu trúc thông tin hiệu quả nhất, giảm tối đa các bước qua hệ thống menu. Dải thông và ảnh hưởng: Độc giả không chịu đựng thời gian trễ dài. Các trang web mà không thích hợp với tốc độ truy nhập của độc giả sẽ chỉ làm cho họ thêm thất vọng. Đơn giản và nhất quán: Độc giả sẽ không ấn tượng với sự phức tạp không lý do, đặc biệt các độc giả phụ thuộc vào website của chúng ta về thời gian hoặc thông tin chính xác đến công việc. Các biểu tượng nên đơn giản, quen thuộc và dễ hiểu với độc giả. Sử dụng nhất quán các tiêu đề, các chân trang và các liên kết đến trang chủ, các trang liên quan sẽ tăng cường cảm giác của độc giả là họ đang trong khung cảnh website của chúng ta. Tính ổn định thiết kế: Tính ổn định chức năng trong thiết kế có nghĩa là giữ các thành phần giao tiếp của website làm việc ổn định. Phản hồi và đối thoại: Phản hồi cũng có nghĩa là bước chuẩn bị cho việc trả lời, đáp ứng các đòi hỏi, góp ý của độc giả. Thiết kế cho các trình duyệt khác: Không phải mọi độc giả của chúng ta dùng cùng một trình duyệt như nhau. Một trong những cái hay của web và HTML là khả năng thay thế thông báo để độc giả với web browser không có khả năng đồ hoạ vẫn hiểu được chức năng của hình ảnh trên trang web. Tạo ngữ cảnh: Độc giả cần cảm nhận ngữ cảnh, về vị trí của họ trong tổ chức thông tin vì chỉ có một phần nhỏ của website được hiển thị vào một thời điểm. Liên kết và điều khiển: “Quay lại” và quay về trang trước. Khi độc giả nhấn vào một liên kết trong một tài liệu web, họ thường di chuyển từ một website này đến website khác, có khi từ một quốc gia này đến một quốc gia khác. Cũng do liên kết là hai chiều, độc giả có thể quay lại website mà họ vừa rời khỏi bằng cách nhấn vào phím “Back” của trình duyệt, nhấn vào “Forward” cho phép độc giả đi đến một website mới. Tác dụng của thanh phím ấn: Bằng việc tăng thêm các phím chuẩn của trình duyệt như: “Trang trước”, “Trang sau” sẽ tạo thêm cho độc giả công cụ để định vị thông qua hệ thống thông tin của website như chúng ta mong muốn. Liên kết cố định và tương đối: Bằng cách tạo ra các phím lật trang, phím chỉ đến mục lục, chúng ta đã cung cấp cho độc giả phương tiện hiển cách thức chúng ta tổ chức thông tin trên website, ngay cả khi họ không tải từ trang chủ hoặc trang mục lục nội dung. Thiết kế website Khái quát Các bước trong tổ chức thông tin: Bốn bước cơ bản trong việc tổ chức thông tin của chúng ta là: chia nó thành các đơn vị logic; thiết lập hệ thống cấp bậc theo tầm quan trọng và tính tổng quát; sử dụng hệ thống này để tạo cấu trúc quan hệ giữa chúng; phân tích sự thành công về chức năng thẩm mĩ của các hệ thống. Cắt đoạn thông tin: Đa số thông tin trên world wide web gồm có các bài giới thiệu ngắn không cần đọc nối tiếp. Điều này rất đúng đối với các website của các tổ chức, chính phủ, doanh nghiệp và giáo dục hay cung cấp các thông tin đã được in trên giấy trước đó. Độc giả thường đánh giá cao những đoạn thông tin ngắn, nhanh chóng và có thể định vị chúng. Việc áp dụng phân chia thông tin phải linh động, và nhất quán với ý thức chung, với hệ thống logic và với sự thuận tiện cho độc giả web. Cách tốt nhất để phân chia và tổ chức thông tin là thực hiện theo bản chất của nội dung. Cũng có lúc cần tạo một tài liệu dài trên web như một bản tổng hợp của các đoạn thông tin, điều này cần thiết khi chúng ta tạo ra các trang web để độc giả có thể lưu hay in chúng. Hệ thống phân cấp: Hệ thống phân cấp là thực sự cần thiết đối với website, vì ý tưởng trang chủ liên kết phụ thuộc vào sự phân cấp, di chuyển từ cái nhìn khái quát nhất của toàn website. Phải xác định được mức độ ưu tiên của thông tin từ đó xây dựng một hệ thống phân cấp từ mức ưu tiên nhất hay mức tổng quát nhất xuống đến mức cụ thể nhất hay mức chi tiết nhất. Các mối quan hệ: Khi đối diện với một hệ thống thông tin mới, độc giả bắt đầu xây dựng các mô hình lý trí, và sau đó sử dụng chúng để đánh giá các mối liên hệ giữa những chủ đề, và giả thiết về vị trí tìm thấy thông tin họ chưa thấy trước đó. Sự thành công của website như một hệ thống thông tin sẽ chủ yếu được xác định bởi hệ thống đó cân xứng bao nhiêu với các mong muốn của độc giả. Hệ thống hợp lý cho phép độc giả dự đoán vị trí họ tìm thấy thông tin cần tìm. Chức năng: Sau khi đã tạo nên website chúng ta nên phân tích tính phẩm mỹ của nó, và tính thực tế cũng như tính hiệu quả của cả cơ cấu hệ thống. Thiết kế website như thế nào cho thích hợp, cân bằng giữa cấu trúc và quan hệ của menu hay các trang chủ, trang nội dung, các đồ hoạ, tài liệu. Trang website sao cho tự nhiên với độc giả, không gây trở ngại hoặc làm lúng túng khi đọc website. Cấu trúc site: Phải có một cái nhìn tổng thể, hay ý thức rõ ràng về tổ chức website, đặt thông tin vào trật tự logic như thế nào để tạo một website dễ hiểu, đáng quan tâm cho độc giả. Sự nối tiếp: Cách đơn giản nhất để hệ thống thông tin là theo dãy, với nó chúng ta có thể hiển thị thông tin một cách tuần tự. Thông tin sẽ tiếp nối nhau như một bản tường thuật, theo thời gian, hoặc trong sự sắp xếp logic nó là ý tưởng cho sự luận bàn nối tiếp. Ô lưới: Nhiều bản hướng dẫn, danh sách các khoá học của trường đại học hoặc các giải nghĩa cho các trường hợp kỹ thuận được tổ chức tốt nhất theo kiểu ô lưới. Nó là cách tốt để tương quan các biến cố như sự kiện, công nghệ, văn hoá.... Để thành công thì từng đơn vị trong ô lưới nhất định phải có cùng cấu trúc cho các chủ đề lớn và nhỏ. Các chủ đề thường không có sự phân cấp về mức độ quan trọng. Các sơ đồ tổng quát có thể rất hữu ích đối với các site kiểu lưới. Phân cấp: Sự phân cấp thông tin là một trong những cách tốt nhất để tổ chức các khối thông tin phức hợp. Web (mạng nhện): Cấu trúc tổ chức mạng nhện yêu cầu ít hạn chế cho việc sử dụng mẫu thông tin. Mục đích thường cho ý tưởng liên kết giống nhau và tự do, nơi mà độc giả đi theo sự quan tâm của họ trong một mô hình tự khám phá, tự do ý tưởng đối với từng độc giả đến website. Mô hình website này đầy rẫy các liên kết đến các tài liệu ở trong website đó cũng như trên toàn World Wide Web. Mục đích là khai thác triệt để năng lực của web trong việc liên kết và kết hợp. Các thành phần cơ bản của website Trang chủ: Tranh chủ giữ nhiệm vụ như một điểm xuất phát đến các trang web phức tạp khác trong website. Trong hệ thống phân cấp, trang chủ chiếm vị trí trên đỉnh của sơ đồ. Chiến lược thiết kế trang chủ rất biến hóa, dựa trên chức năng và yêu cầu của các độc giả đặc trưng của website, mục đích của website và cũng phụ thuộc vào tính chất, sự phức tạp của toàn bộ website. Menu đồ hoạ hay văn bản: Quyết định cách bố trí cơ bản nhất cho trang chủ liên quan đến việc sử dụng đồ họa như thế nào trên trang web. Thời gian quản lý: Nhiều website cần được cập nhật thường xuyên để thông tin không bị cũ nhưng không phải tự nhiên mà độc giả cảm nhận được thông tin mới nếu chúng ta không bỏ công sức ra để làm cho độc giả biết đến nó. Nếu một chức năng nào mới được cập nhật chúng ta nên thêm một ký hiệu “Mới” lên cạnh nó. Cũng nên ghi thời gian lên từng trang web, cả thời gian cập nhật để độc giả được đảm bảo là thông tin mới nhất. Tuy nhiên, nếu website qúa phức tạp thì ta nên thêm một trang là “What’s New”. Menu và các submenu: Khi website được kéo nhỏ lại, có thể độc giả chỉ cần một ít trang menu con để đi tiếp từ danh sách các chủ đề chung. Không nên đưa một trang chủ với hàng tá liên kết. Mỗi submenu lớn có thể trở thành một trang chủ nhỏ cho khu vực đó của website. Đặc biệt, chúng ta nên khuyến khích các độc giả thường xuyên kết nối trực tiếp vào các submenu trong website. Khi đó các submenu này có thể trở thành các trang chủ dành riêng cho các nhóm độc giả nhất định. Bản kê các site liên quan khác: Thông thường, tập hợp đầu tiên của các liên kết khi xây dựng website là bộ sưu tập các website ưu thích, có liên quan đến công việc, nghề nghiệp hay sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docP0058.doc
Tài liệu liên quan