Lời mở đầu
Chương I: Tình hình nước Mỹ sau sự kiện 11/9
I. Sự kiện 11/9:
1. Các cuộc tấn công
2. Nguyên nhân và động cơ:
3. Hậu quả
II. Phản ứng của nước Mỹ
III. Phản ứng của quốc tê
Chương II: Cuộc chiến chống khủng bố của nước Mỹ
I. Vài nét về chủ nghĩa khủng bố trên thế giới
II. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền tổng thống Bush
1. Sự thành lập liên minh quốc tế chống khủng bố
2. Mỹ triển khai các hoạt động quân sự chống khủng bố
III. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền tổng thống Obama
IV. Vài nét về chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9:
1. Những hoạt động ngoại giao tiêu biểu của Mỹ sau sự kiện 11/9
2. Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9
3. Thái độ các nước đối với chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9.
Chương III: Kết quả cuộc chiến chống khủng bố
I. Kết quả ban đầu của cuộc chiến chống khủng bố:
II. Những nguy cơ khủng bố mới:
Kết luận
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong cuộc tấn công chống lại Osama Bin Laden. Tương tự như vậy, chính phủ Iran sau khi tuyến bố đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, đến ngày 20/9/2001 đã quyết định không cho phép Mỹ sử dụng không phận để tấn công Afghanistan.
Dù cho gặp phải một số khó khăn từ các nước Hồi giáo và Ả Rập, Mỹ vẫn đạt được nhiều kết quả trong cuộc vận động Liên minh chống khủng bố, trong đó tiêu biểu là sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Ngày 28/09/2001, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết số 1373, lên án mạnh mẽ các hành động khủng bố nhằm vào Mỹ ngày 11/9 và đề ra các chiến lược rộng lớn nhằm chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Nghị quyết còn nêu lên nghĩa vụ của các nước cũng như định rõ các chế tài trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Ngày 7/10, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi tất cả các quốc gia trên toàn cầu cùng nhau chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Đến đầu tháng 10/2001, trước khi diễn ra cuộc chiến tại Afghanistan, Mỹ đã thiết lập được một Liên minh rộng rãi chống khủng bố. Nổi bật là những đồng minh thân cận của Mỹ, trong đó có Anh, Pháp, Austraylia và New Zealand sẵn sàng phái quân đội tham gia chiến đấu và 18 nước khác nhau như Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Pakistan thông báo sẽ hỗ trợ hậu cần. Có 41 nước thông báo sẽ cung cấp phương tiện, chia sẻ thông tin và hợp tác pháp lý, trong khi đó 55 nước ủng hộ chính trị và loại trừ tận gốc các phần tử khủng bố trong quốc gia họ, bao gồm cả Triều Tiên.
Như vậy, ngoài NATO là bạn bè truyền thống, chính quyền G.W.Bush đã tập hợp được một Liên minh chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo chưa từng có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Cao nhất là sự thống nhất của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc với nghị quyết chống khủng bố bất kể những nhận thức về chủ nghĩa khủng bố còn chưa có khái niệm chung. Tuy nhiên, Liên minh chống khủng bố được hình thành nhưng mỗi quốc gia đều có những mưu tính riêng cho lợi ích của mình, đồng thời các mâu thuẫn cũ tạm thời được gác lại sau tác động của cuộc tấn công 11/9, nhưng không có gì có thể đảm bảo là các mâu thuẫn đó không bị bùng phát trở lại. Và điều quan trọng nhất đã làm cho Liên minh chống khủng bố không bền vững chính là chính sách của Mỹ, như một “con mãnh thú” bị “trúng thương” sau sự kiện 11/9, chính quyền Washington gần như đã bắt buộc các nước phải lựa chọn “hoặc đứng về phía Mỹ, hoặc đứng về phía chủ nghĩa khủng bố”, trong Liên minh mới được thành lập này người Mỹ gần như có quyền quyết định tất cả, mọi việc làm đều phải bảo đảm quyền lợi của Mỹ. Chính sự “chuyên quyền” đó của Mỹ đã dẫn đến các phản ứng ngược lại của cộng đồng thế giới, Triều Tiên và Iran là hai nước đã ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, thế nhưng, theo thời gian, chính phủ hai nước này đã có những phản khán với chính sách của Mỹ. Từ quan hệ ban đầu (kể từ sau 11/9) khá tốt đẹp, đến nay Iran và Triều Tiên bị Mỹ liệt vào danh sách “Trục ma quỷ” và có những đe doạ đến nền an ninh của hai nước. Với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, Triều tiên và Iran trở thành những điểm nóng mới của thế giới. Dưới sức ép của Mỹ, chính quyền Triều Tiên đã có những nhượng bộ nhưng người Iran vẫn ngạo nghễ thách thức Mỹ. Quân hệ đối đầu giữa Mỹ - Iran hiện nay là một trong những mối lo ngại của tình hình thế giới. Không chỉ là Triều Tiên hay Iran mà ngay cả đồng minh thân cận của Mỹ cũng dần có những chỉ trích chích sách đơn phương của Mỹ. Nếu như cuộc chiến Afghanistan do Mỹ phát động được hầu hết các nước ủng hộ thì đến chiến tranh Irag, Mỹ đã vấp phải sự phản đối của hàng loạt các nước. Pháp là một ví dụ điển hình, “bất bình” trước những hành động “chỉ biết có Mỹ” của chính quyền G.W.Bush, Tổng thống Pháp đã có những hành động chống lại Mỹ trong vấn đề tấn công Irag, đưa quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra cách đánh giá “Châu Âu đang chia thành Châu Âu cũ tức các nước ủng hộ Mỹ và Châu Âu mới”. Cuộc khủng hoảng trong quan hệ Pháp – Mỹ chỉ lắng xuống khi Tổng thống Nicolas Sarkcozi lên cầm quyền tại Pháp và tuyên bố tiếp tục ủng hỗ Mỹ. Tuy nhiên qua diễn biến trên cũng đã cho thấy, Liên minh mà Mỹ thiết lập được sau sự kiện 11/9 chứa đựng nhiều mâu thuận và không bền vững. Chống khủng bố là việc làm chính nghĩa, được tất cả nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới tán thành nhưng chống khủng bố theo kiểu Mỹ thì cần phải xem xét lại. Đứng trước tình hình mới, người Mỹ muốn nhận được sự ủng hỗ cao từ cộng đồng thế giới thì cần phải xem xét lại chính sách cũng như hành động của chính mình.
Mỹ triển khai các hoạt động quân sự chống khủng bố
Cuộc chiến tranh chống khủng bố trên thế giới do Mỹ phát động sau sự kiện 11/9 được xác định là một cuộc chiến đầy cam go, phức tạp và diễn ra trên mọi lĩnh vực. Trong đó việc tiến hành những cuộc tấn công quân sự vào các đối tượng khủng bố hoặc chứa chấp khủng bố được coi là không thể thiếu để có thể đưa đến khả năng giành thắng lợi cuối cùng cho Mỹ và các nước đồng minh trong cuộc chiến này. Song song với các cuộc vận động ngoại giao nhằm thiết lập Liên minh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, chính quyền Washington cũng đã gấp rút tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho cuộc chiến tranh trả đũa nhằm vào Afghanistan. Sở dĩ đất nước được cho là nghèo nhất thế giới này trở thành đối tượng bị Mỹ “trừng phạt” đầu tiên vì: Chính quyền Taliban đã có thái độ hoan nghênh chào đón Bin Laden vào năm 1998 khi Mỹ truy bắt trùm khủng bố này. Sau vụ tấn công khủng bố vào New York và Washington ngày 11/9, người Mỹ đổ dồn mọi nghi ngờ về phía Bin Laden và Afghanistan bị xem là nước đang chứa chấp, che chở cho ông ta trở thành nước đầu tiên bị Mỹ nhắm đến.
Ngày 21/9/2001, Tổng thống Bush đưa ra tối hậu thư đòi chính quyền Taliban nộp ngay Bin Laden và những tên khủng báo: “Chinh quyền Taliban phải hành động và cần phải hành động ngay. Họ phải giao nộp những tên khủng bố hoặc là phải chịu chung số phận với những tên này”. Các đơn vị quân đội của Mỹ đã được điều động đến chiến trường và sẵn sàng tác chiến. Trong khi đó chính quyền Taliban ra lệnh đóng cửa không phận tất cả các chuyến bay quốc tế trừ những chuyến bay của người Hồi giáo đến Ả Rập. Những dòng người tị nạn nhốn nháo chạy sang Pakistan lánh nạn, các cơ quan Liên Hợp Quốc được lệnh rút khỏi Afghanistan. Cuộc chiến đang đến đất nước này từng ngày từng giờ.
Ngày 7/10/2001, các máy bay ném bom và tên lửa hành trình Tomahawk đã đồng loạt mở các đợt tấn công dữ dội vào các mục tiêu của Taliban và các trại huấn luyện của Al – Queda ở Kabul, Paris Heart, Mazar – I – Sharif, Jalalabad, Kandahar và Peshawar. Nhân cơ hội đó, các lực lượng đối lập với chính quyền Taliban ở Afghanistan cũng nổ súng.
Ngay sau đợt không kích đầu tiên các máy bay Mỹ thả xuống Afghanistan hàng chục túi hàng viện trợ bao gồm thực phẩm, thuốc men, radio, và các tờ truyền đơn để giải thích về mục tiêu tấn công của Mỹ và thuyết phục nhân dân Afghanistan chống lại chính quyền Taliban. Tuy nhiên việc làm này vẫn không làm dịu đi những hỗn loạn của người dân Afghanistan. Dòng người chạy nạn vẫn tiếp tục tìm đường thoát thân bởi bom đạn đang tàn phá đất nước họ.
Trước sự tấn công của người Mỹ, Bin Laden cũng phát đi lời tuyên bố “ Tôi thề trước thượng đế rằng, người Mỹ sẽ không thể sống an bình cho đến khi chúng ta có được an toàn và an ninh ở Palestine và Afghanistan”. Thủ lĩnh của Taliban cũng kêu gọi các nước Hồi giáo giúp đỡ Afghanistan đánh trả sự tấn công của Mỹ. Sau khi liên quân tấn công Afghanistan thì dư luận thế giới cũng có những ý kiến khác nhau. Các nguyên thủ quốc gia của 15 nước EU, Nhật Bản, Nga đã tuyên bố ủng hộ. Trong khi đó Iran, Iraq, hay cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thì lên án hành động này. Một phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ đối với Afghanistan cũng đã diễn ra ở nhiều nước Hồi giáo.
Sáng ngày 7/12/2001, Liên minh phương Bắc kéo vào Kandahar, cuộc chiến tranh lật đổ chế độ hà khắc của Taliban cơ bản đã hoàn thành. Nhưng mục tiêu cuối cùng của Mỹ là chống khủng bố, bắt Bin Laden vẫn chưa hoàn thành.
Ngày 22/12/2001, chính quyền lâm thời do ông Kazai làm thủ tướng bắt đầu chịu trách nhiệm điều hành đất nước. Đến ngày 13/6/2002, Kazai đắc cử tổng thống và đã thành lập chính phủ của mình sau đó. Tuy nhiên, chính phủ của ông phải đối mặt với những khó khăn to lớn, sự chia rẽ trong các lực lượng chính trị, kinh tế bị tàn phá, những dị biệt về văn hóa của một xã hội đa sắc tộc trong bối cảnh bị chi phối bởi các cường quốc và các nước láng giềng. Để hỗ trợ an ninh và để bảo vệ Kazai, cuối tháng 7/2002, Mỹ đã tăng cường lực lượng của mình làm đồng sự người Afghanistan.
Như vậy, chính sách chống khủng bố của Mỹ với cuộc tấn công quân sự vào Afghanistan nhằm mục tiêu tiêu diệt kẻ bảo trợ khủng bố về cơ bản đã hoàn thành. Chính quyền Taliban đã sụp đổ và trung tâm đào tạo các chiến binh khủng bố của Taliban không còn chốn dung thân. Cuộc chiến đã làm cho các cơ sở của mạng lưới Al-Qaeda bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên đó chỉ là thành công bước đầu bỡi lẽ Mỹ chưa bắt được Bin Laden và lãnh tụ Taliban M.Omar, cùng với đó là việc Mỹ để lại một đất nước Afghanistan hết sức rối ren.
Sau khi giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Afghanistan, vai trò lãnh đạo của Mỹ được xác lập và uy tín của Mỹ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Chính điều đó đã kích thích chính quyền Bush mở thêm hoạt động quân sự chống khủng bố. Đối tượng lần này của Mỹ là Iraq, đất nước có nhiều duyên nợ với Mỹ qua cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991. Dưới sự cấm vận của Liên Hợp Quốc và sự lãnh đạo của S. Hussen, Iraq gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế suy sụp và đất nước rơi vào hàng các quốc gia nghèo nhất thế giới. Thế nhưng, theo người Mỹ nhà lãnh đạo độc tài S.Hussen của Iraq vẫn theo đuổi chương trình phiển vũ phát triển vũ khí hạt nhân và đây chính là nguyên nhân Mỹ tấn công vào Iraq.
Ngày 13/3/2003, Tổng thống Bush gởi cho Hussein “ một tối hậu thư” yêu cầu ông Hussein và con trai phải rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ, các nhà báo kể cả thanh tra của Liên Hợp Quốc phải rời khỏi Iraq ngay lập tức. Đứng trước bờ vực của một cuộc tấn công, tổng thống Hussein đã bình tĩnh chuẩn bị những phương án tác chiến: lệnh thiết quân luật được áp dụng 24/24 giờ, nhân dân được cấp phát lương thực, nhu yếu phẩm dùng trong 6 tháng và vũ khí để chiến đấu…
Bất chấp sự phản ứng của Liên Hợp Quốc, Nga, Trung Quốc…2h30phút ngày 2/3/2003, liên quân Anh-Mỹ đã mở đầu cuộc chiến tranh nhằm vào Iraq bằng một loạt tên lửa bắn vào thủ đô Baghdad, đến ngày 5/4 các đơn vị xe tăng đầu tiên của Mỹ đã vượt qua cửa ngỏ Baghdad. Kế hoạch tấn công Iraq với tên gọi “ Cú sốc kinh hoàng” dự định sẽ tiến vào Baghdad trong vòng 72 giờ.
Tuy nhiên, liên quân Anh-Mỹ cũng gặp phải sự kháng cự kiên cường của các lực lượng quân Iraq, cùng với thờ tiết sa mạc nắng nóng và những cơn bão cát làm cho liên minh rất khó khăn không chỉ trong các trận chiến mà còn cả vấn đề về hậu cần. Mặc dầu vậy, ngày 4/4/2003, liên quân Anh-Mỹ cũng đã bắt đầu tấn công sân bay quốc tế tại Baghdad, đến ngày 5/4 các đơn vị xe tăng đầu tiên của Mỹ đã vượt qua cửa ngõ baghdad. Tổng thống Hussein khẳng định quyết tâm chiến đấu và tử thủ tại Baghdad. Sau các cuộc giao tranh trên đường phố hết sức dữ dội, ngày 9/4/2003 liên quân đã hoàn toàn kiểm soát được Baghdad. Đến ngày 14/4/2003, thì chế độ Hussein đã hoàn toàn sụp đổ sau 24 năm cầm quyền.
Ngày 1/5/2003, tổng thống Mỹ tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến tranh Iraq. Nhưng người Mỹ vẫn phải đối mặt với những khó khăn là lập ra một chính phủ thân Mỹ ở Iraq và tái thiết lại đất nước này đồng thời săn lùng 55 nhân vật cấp cap của Iraq trong đó có cả tổng thống Hussein, tập trung truy tìm vũ khí hủy diệt ở Iraq để thuyết phục nhân dân Mỹ và cộng đồng thế giới.
Trong khi chờ đợi việc thiết lập ra một chính phủ dân chủ mới ở Iraq, Liên quân Anh – Mỹ đã thực hiện chế độ 4trực tiếp cai quản ở Iraq từ ngày 1/5/2003 đến ngày 9/4/2003, nhưng tình hình không hề yên ổn. Các cuộc ám sát và đánh bom liều chết nhằm vào lực lượng liên quân và những người cộng tác với Mỹ xãy ra liên tiếp trong tháng 6/2003 làm cho các cuộc bầu cử thành lập chính quyền địa phương phải tạm hoãn. Chi phí cho quân Mỹ ở Iraq tiêu tốn khoảng 4 tỉ USD/tháng nhưng trung bình liên quân phải hứng chịu 15 vụ tấn công/ngày. Tình hình khó khăn trong khuôn khổ chiến tranh du kích và khủng bố thì kể từ tháng 4/2004 không khí chiến tranh trực diện đã hình thành giữa Mỹ và phe nổi dậy, đáng sợ nhất trong đó là lực lượng của giáo sĩ Muqtacla Al Sadr ở Fallyja. Đúng ngay thời điểm chính quyền Bush đang phải vật lộn với những khó khăn chồng chất thì vụ ngược đãi tù nhân của binh linh Mỹ - Anh tại nhà tù Abu Ghraib bùng phát làm cho tình hình càng thêm tồi tệ. Làn sóng phản đối dâng lên trên toàn thế giới. Một lần nữa hình ảnh cuộc chiến tranh của Mỹ - đất nước tự cho phép mình đánh giá nhân quyền đối với các nước khác, càng xấu thêm trong mắt nhân dân toàn cầu.
Tình hình quân sự và chính trị ở Iraq như đang trong một chảo lửa, các cuộc bắn giết, ám sát, bắt cóc… xãy ra hàng ngày. Mặc dù vậy, ngày 30/6/2003 chính quyền Mỹ vẫn thực hiện việc chuyển giao quyền lực cho người Iraq, như dự kiến ông Allawi được chọn là người đứng đầu chính phủ lâm thời Iraq và sau đó Iraq sẽ tổ chức bầu cử quốc hội vào cuối tháng 1/2005. Việc làm đó không giúp cải thiện tình hình ở Iraq bởi vì thời gian sau đó, bạo lực bùng nổ dữ dỗi giữa các lực lượng kháng chiến và liên quân, hàng loạt các cuộc tấn công của những kẻ cực đoan diễn ra khắp lãnh thổ Iraq. An ninh bất ổn, kinh tế Iraq lại gặp phải những khó khăn chồng chất, đất nước của nền văn minh Lưỡng Hà xa xưa trở thành “con nợ” lớn và đã nghèo nay càng nghèo đói hơn. Xung đột, bất ổn cứ kéo dài ở Iraq và cuộc bầu cử cứ phải hoãn lại đến cuối năm 2005 mới được tổ chức, nhưng phải mất 5 tháng sau cuộc bầu cử đó, Iraq mới bầu được Thủ tướng. Tháng 4/2006 ông Nuri-al-Maliki đã thành lập được một chính phủ đoàn kết dân tộc song bị thế hợp biến của Thủ tướng Maliki tương đối yếu và thiếu khả năng đảm bảo an ninh. Trong giai đoạn thành lập chính phủ, số người Iraq thương vong lên đến 51%. Làn sóng bạo lực ngày càng tăng đã dẫn đến làng sóng người di tảng lớn. Tháng 6/2006, Mỹ có những điều chỉnh trong chính sách đối với Iraq: triển khai thêm 12000 quân tại Baghdad những vẫn không giảm được những hành động bạo lực mạng động cơ chính trị, cùng với việc mở rộng quân tại Iraq, Mỹ đã lập kế hoạch cho xây dựng các siêu căn cứ tại Iraq. Trên thực tế, người Mỹ đang sa lầy và mặc dù áp lực trong nước buộc Mỹ phải sớm rút chân khỏi Iraq song chính quyền Bush cũng đã xác nhận: phải khoảng 50 năm nữa Mỹ mới có thể rút ra khỏi Iraq được. Cũng trong năm 2006, tháng 10 được xem là tháng chết chóc nhiều nhất của binh linh Mỹ, tính đến hết ngày 21/10 có 79 lính Mỹ thiệt mạng vượt qua con số 76 người của tháng 4/2005 (tháng chết chóc nhiều nhất của năm 2005). Diến biến đó buộc Bush phải điều chỉnh chiến thuật: Đặt ra 1 thời biểu cụ thể buộc chính phủ Iraq phải giải quyết vấn đề chia rẻ giáo phái và đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh Iraq. Các yêu cầu cụ thể là: giải giáp các nhóm vũ trang mang tính chất giáo phái; giải quyết các vấn đề về kinh tế - quân sự - chính trị theo hướng ổn định tình hình. Nếu Iraq không chấp nhận hoặc không thoả mãn các yêu cầu trên sẽ bị áp dụng một số lệnh trừng phạt. Hành động này của Bush bị chính giám đốc phụ trách ngoại giao công chúng thuộc phòng các vấn đề Cận Đông Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Alberto Fernandez chỉ trích là “Sự ngạo mạn và ngu xuẩn”. Rõ ràng là các nỗ lực của chính quyền Bush không làm cho tình hình Iraq tốt đẹp hơn chút nào. Ngày 5/1/2006 việc xét xử và kết án, bản án treo cổ dành cho S.Hussein cũng gây nhiều tranh cãi. Với nhiều người đây chỉ là một sự trả thù theo kiểu tôn giáo, thậm chí với một số người S.Hussein vẫn là vị anh hùng. Cho đến năm 2007, điều nhiều người tiên đoán đã thành sự thật. G.W.Bush chắc chắn sẽ được ghi nhận là người vụng về chưa từng thấy trong việc lãnh đạo nước Mỹ. Bush và những người thân cận ông ta đã để lại tiếng tăm trong ký ức mọi người như là kẻ đào mồ chôn những tham vọng của đế quốc Mỹ sau Chiến tranh lạnh.
Quả thật, dưới chiêu bài chống khủng bố, Mỹ muốn cả thế giới phải bị thống trị dưới bàn tay của họ. Song những chính sách ngoại giao cường quyền, việc Mỹ đưa quân đi khắp thế giới, ngân sách quốc phòng không ngừng tăng lên, năm 2000 là 304,4 tỉ USD, năm 2001 là 315,6 tỉ USD, 2002 là 318 tỉ USD, 2003 là 429,8 tỉ USD… con số này vượt xa tổng chi phí quốc phòng của các nước Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại, không làm cho vị thế Mỹ tăng lên mà lại làm cho làn sóng phản đối Mỹ ngày càng lan rộng. Uy tín quốc tế Mỹ sau cuộc chiến Iraq bị sút giảm nghiêm trọng, nhất là sau đó kết luận đã cho thấy rằng Iraq không hề mua Uranium từ Nigerria như Tổng thống Bush đã cáo buộc hay cung cấp vũ khí cho Al-Queda. Người Mỹ đang thất bại trong cuộc chiến tranh chống khủng bố, họ càng muốn thiết lập hoà bình bằng kiểu gây chiến tranh thì họ càng “gặt hái” được nhiều khủng bố. Ngay khi cuộc chiến Iraq khiến Mỹ chưa tìm được lối ra thì các đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến là Anh và Tây Ban Nha đã phải hứng chịu các cuộc tấn công khủng bố tàn khốc. Vụ tấn công Madrid 11/3/2004 và các cuộc nổ bom tại London 7/2005 làm cho hàng trăm người chết, hàng ngàn người bị thương đã cho thấy Mỹ không thể bảo vệ được các đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố và thậm chí còn không bảo vệ được chính mình. Châu Âu sau các sự kiện đó đã nổ lực tìm hướng đi mới trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố. Có thể thấy là hành động “gieo chiến tranh” của Mỹ đã phải “gặt” những kết quả không như mong muốn. Chống khủng bố là điều phải làm. Hành động phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu của Mỹ đã được thế giới ủng hộ. Thế nhưng vấn đề là người Mỹ đã không phải xuất phát từ động cơ yêu chuộng hoà bình, tiến hành chiến tranh chính nghĩa để chống lại cái ác mà đằng sau cuộc chiến đó, Mỹ đã nuôi tham vọng kiểm soát thế giới. Lợi dụng việc chống khủng bố để can thiệp sâu hơn vào các nước khác, mang quân đi khắp thế giới. Sau Afghanistan, Iraq, người Mỹ cũng đã nhắm tới Iran vì nước này không chịu “khuất phục” trước Mỹ. Thế nhưng “cánh tay” Mỹ vươn ra càng dài thì lực lượng Mỹ càng yếu vì phải dàn mỏng trên một địa bàn quá rộng, chưa kể các chính sách can thiệp đó đang khiến Mỹ bị cô lập với cộng đồng thế giới. Mỹ đang phải trả giá cho các mưu tính của mình. Với Iraq, sau khi Anh thực hiện rút dần quân và đến nay chỉ còn lại 5000 lính thì Mỹ hiện có 190.000 quân đang đóng ở đây và vẫn chưa ra khỏi ngõ cụt. Tính từ khi phát động chiến tranh, Mỹ đã mất 4000 lính và hơn 29000 người bị thương cùng với chi phí hơn 20 tỉ USD để trang bị cho cảnh sát và lính Iraq nhưng lực lượng này vẫn chưa sẵn sàng đảm bảo an ninh. Tình thế đó khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ trong chiến lược với Iran. Hy vọng là bài học Iraq sẽ giúp người Mỹ “sáng suốt” hơn trong các hành động sắp tới của mình.
III. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền tổng thống Obama
Ngày 31/8/2010,Tổng thống Obama phát biểu tại Phòng Bầu dục. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chấm dứt vai trò tham chiến của Mỹ ở Iraq, nói rằng hàng triệu người chia rẽ vì cuộc chiến kéo dài 7 năm và khẳng định: "Đã tới lúc lịch sử sang trang". Từ Phòng Bầu dục, nơi cựu tổng thống George W. Bush từng tuyên bố đưa quân vào Iraq, Obama khẳng định Mỹ đã không giành chiến thắng và nói dứt khoát: "Nhiệm vụ cấp thiết nhất lúc này là vực dậy nền kinh tế". Đây là dấu hiệu cho thấy những vấn đề kinh tế đang đè nặng lên nước Mỹ và nhiệm kỳ của Obama khiến ông phải nhắc tới tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng của Mỹ trong bài phát biểu chấm dứt chiến tranh. Trong bài phát biểu tối 31/8/201, tổng thống Mỹ cũng bày tỏ sự khâm phục trước những hy sinh của binh sĩ Mỹ. "Chúng ta đã đưa những chàng trai, cô gái tới Iraq và tiêu nhiều tiền ở nước ngoài trong thời điểm ngân quỹ eo hẹp vì những khó khăn trong nước. Chúng ta đã đảm đương trách nhiệm của mình trong giai đoạn đáng nhớ này của Mỹ và Iraq", ông nói. "Giờ đã tới lúc lịch sử sang trang". Ông cho biết Mỹ đã "trả một giá đắt" để "đặt tương lai Iraq vào bàn tay của nhân dân". Ông nói Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ chính phủ và người dân quốc gia Trung Đông. "Chiến dịch Iraq Tự do đã chấm dứt và người dân Iraq giờ đây có trách nhiệm vì an ninh của chính nước họ", BBC dẫn lời Obama. Dù tuyên bố chấm dứt tham chiến ở Iraq, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục cuộc chiến ở Afghanistan. Trong bài phát biểu hôm nay, ông cũng tỏ ý mong muốn tập trung vào những vấn đề quan trọng đối với đại cử tri, những người có ảnh hưởng lớn tới cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ rất quan trọng trong hai tháng tới. Tuy nhiên, Obama biết rằng ông sẽ còn là tổng thống thời chiến trong một thời gian nữa. Nhóm quân chiến đấu cuối cùng của Mỹ đã rời Iraq gần hai tuần trước, sớm hơn mốc 31/8 mà Obama ấn định ban đầu. Obama vẫn giữ 50.000 lính Mỹ tại đây để hỗ trợ và huấn luyện chống khủng bố. Những lực lượng này sẽ rời đi sớm nhất là vào cuối năm 2011. Việc rút quân này diễn ra trong thời điểm làn sóng bạo lực và bất ổn vẫn tiếp diễn tại quốc gia Trung Đông. Giới chính trị gia tại đây vẫn chưa thể thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử hồi tháng 3/2010 không xác định người chiến thắng rõ ràng. Trong khi đó, số lượng dân thường thiệt mạng trong các vụ tấn công tăng mạnh trong tháng 7/2010.Trước đó, Thủ tướng Iraq Nouri Maliki ca ngợi việc Mỹ rút lực lượng tác chiến khỏi quốc gia này, nói rằng Iraq giờ đây đã "độc lập và có chủ quyền". "Lực lượng an ninh của chúng ta sẽ dẫn đầu trong việc đảm bảo an ninh, bảo vệ đất nước và loại bỏ tất cả các nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt", ông nói. Tuy nhiên, trong lúc nhiều người Iraq hoan nghênh Mỹ rút quân, nhiều người khác nói rằng bước đi này diễn ra quá sớm và rằng đất nước Trung Đông vẫn chưa thể đảm bảo an ninh cho chính họ. Việc Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Iraq hôm 31/8/2010 là nhằm tập trung quân cho cuộc chiến ở Afghanistan cũng như tạo điều kiện “cần” cho chính quyền của Tổng thống Obama trong cuộc bầu của Quốc hội sắp diễn ra.
Ngày 2/9/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã bất ngờ tới Afghanistan ngay sau khi tới Iraq tham dự lễ kết thúc sứ mạng chiến đấu của Mỹ tại nước này sau 7 năm tham chiến.
Ngay khi Mỹ tuyên bố sẽ rút hết các lực lượng tác chiến Mỹ khỏi Iraq để kết thúc cuộc chiến mang tên “Chiến dịch giải phóng người dân Iraq” kéo dài đã 7 năm và thậm chí đã hoàn thành việc rút quân trước thời hạn. Trong số đó việc Mỹ đang muốn tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan được coi là lý do khá rõ rệt. Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh ngày 30/8/2010, khi nói về việc rút quân khỏi Iraq, Tổng thống Barack Obama tuyên bố: “Sau hơn 7 năm triển khai quân tại Iraq, Mỹ sẽ chấm dứt sứ mạng chiến đấu và tiến một bước quan trọng tới việc kết thúc cuộc chiến một cách có trách nhiệm”. Trong khi đó, Cơ quan kiểm toán Mỹ cũng vừa công bố các số liệu cho thấy khi rút khỏi Iraq, Mỹ để lại hàng trăm dự án chưa hoàn thành hoặc không được thực hiện, chưa kể nhiều dự án đã hoàn tất nhưng hoạt động không hiệu quả....
Việc quyết tâm rút khỏi cuộc chiến Iraq mang lại cho Chính quyền của Tổng thống Barack Obama những điều kiện “cần” trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2010 tới. Nó sẽ ghi thêm những điểm quan trọng cho các ứng cử viên của Đảng Dân chủ, bởi chính thức kết thúc nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq, Mỹ sẽ chỉ còn lưu lại chiến trường này chưa đầy 50.000 quân so với khoảng 144.000 binh sĩ hồi tháng 1/2009 và lúc cao điểm nhất năm 2007 thì lên tới 170.000 quân.
Theo thống kê, Mỹ đã chi khoảng 1.000 tỷ USD cho cuộc chiến ở Iraq và nếu tiếp tục thì Washington sẽ không thể kham nổi bởi chiến trường Afghanistan đang ngốn một khoản ngân sách lớn, trong khi Mỹ vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Nhưng theo một tính toán khác thì hết năm tài khóa 2010, Mỹ mới chi 751 tỷ USD cho cuộc chiến Iraq và đã có 4.415 binh sĩ Mỹ (tính tới ngày 18/8/2010) thiệt mạng và 31.882 người khác bị thương. Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ vừa mới thông báo thâm hụt ngân sách liên bang sẽ lên tới 1.340 tỷ USD trong năm tài khoá 2010 (kết thúc vào ngày 30-9), tương đương 9,1% GDP.
Mỹ đang cần tăng quân cho cuộc chiến ở Afghanistan đến hồi gay cấn mà thực lực nền kinh tế Mỹ đang chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Sẽ thật là khó khăn nếu Mỹ vẫn cứ “căng ra” cho cả hai cuộc chiến “hao người, tốn của” vào thời điểm này.
Thêm vào đó, theo thống kê chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ, sau hơn 7 năm phát động cuộc chiến tại Iraq, khoảng 4.400 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng tại chiến trường này. Và những ngày gần đây lại nghi nhận những vụ tấn công khủng bố gây nhiều thương vong vẫn liên tục diễn ra. Những thực tế đó khiến cử tri Mỹ càng không thể chấp nhận việc kéo dài thêm cuộc chiến tại Iraq.
Kết quả điều tra của Hãng tin AP vừa công bố cho thấy một thực tế khá rõ, đa số người dân Mỹ ủng hộ quyết định rút quân khỏi Iraq của Tổng thống Barack Obama, nhưng tỷ lệ phản đối đối với cuộc chiến kéo dài 7 năm (2003-2010) cũng tương đương.
Trong khi 68% số người được hỏi ủng hộ thì 65% n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI.doc