Cuộc khủng hoảng đã làm cho nền công nghiệp hàng đầu nước Mỹ sụp đổ-Công nghiệp ô tô với sự kiện phá sản của ba hãng ô tô hàng đầu là General Môtors (GM), Ford Motor và Chrysler.
Tình hình khủng hoảng của ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ thể hiện rõ nhất qua tình hình kinh doanh của Detroit's Big Three từ quý IV năm 2007. Tháng 2 năm 2008, GM thông báo rằng năm 2007 hãng bị lỗ 38,7 tỷ dollar (trước khi trừ thuế và phần trả nợ). Ford có mức lỗ kinh doanh trong năm 2007 là 2,723 tỷ dollar. Sang năm 2008, tình hình kinh doanh càng tồi tệ hơn. Doanh số của 3 hãng chế tạo ô tô lớn nhất nước này trong năm 2008 giảm xuống mức thấp ngang hồi thập niên 1950. Tám tháng đầu năm 2008, Chrysler bị lỗ tới 400 triệu dollar. GM bị lỗ trước thuế 4,2 tỷ dollar chỉ riêng trong quý III năm 2008, trong khi Ford lỗ 2,75 tỷ dollar.
Mặc dù nhận được các khoản vay của Chính phủ nhưng các công ty này vẫn lần lượt tuyên bố phá sản.
31 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm chi tiêu tối đa hoặc không thanh toán được các khoản nợ của mình.
Có thể nói nước Mỹ đã rơi vào một vòng xoáy không có lối thoát do nó tự gây ra cho mình bởi tính tự mãn và sự kiêu ngạo của các nhà hoạnh định chính sách.
1, Toàn cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (2007-2010):
Năm 2007-khủng hoảng xảy ra
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết.
Những người phản đối kế hoạch giải cứu tại Phố Wall. (Ảnh: Foxbusiness)
* Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.
* Tháng 7 - Tháng 9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Trong khi đó, Ngân hàng SachsenLB của Đức phải nhận sự cứu trợ từ chính phủ.* Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra.
Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác. Ở Anh quốc, ngân hàng Northern Rock bị chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của mình ra* Ngày 14/9/2007: Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, khách hàng ùn ùn kéo đến bủa vây để đòi rút tiền ở một ngân hàng lớn tại Anh - Ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh.
* Ngày 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày 4/11.
* Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi.
GDP trong quý IV năm 2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6% so với mức tăng 4,9% quý III/2007
Năm 2008-2009: Đại suy thoái
Tình hình phá sản 2007-2008
Năm 2008 bắt đầu những dấu hiệu ảm đạm. Bong bóng nhà đất xuất hiện tại Mỹ với trên 1 triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơ tịch thu tài sản thế nợ. Nhiều ngân hàng vướng phải các khoản nợ dưới chuẩn (subprime loan) phải hứng chịu những khoản thua lỗ nặng.
* Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn.
* 30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.
* 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock.
* 28/2/2008: Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách các nạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỷ euro.
* Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi. 16-17/3/2008, công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp đổ
* 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản.
* 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày.
* 31/7: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD. Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.* Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác.* 7/9: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.
* 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
Các nhân viên của Lehman Brothers. (Ảnh: foxbusiness)
* 14/9: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cổ phần sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers.* 15/9: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
Tập đoàn AIG. (Ảnh: Foxbusiness)
* 16/9: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD.
* 17/9: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống.
* 19/9: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm thanh sạch hệ thống tài chính.
* 20-21/9: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall.
* 22/9: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan Stanley.
* 23/9: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs; Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
* 25/9: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD.
WaMu - một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. (Ảnh: Foxbusiness)
* 29/9: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay.
* 1/10: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD
*Tháng 10/2008, khủng hoảng tín dụng đã lan rộng ra toàn nước Mỹ. Khi Iceland lâm vào phá sản, chính phủ các nước trên thế giới cũng tới tấp thông báo kế hoạch cứu nguy nền kinh tế.
Thất nghiệp đua nhau lập những kỷ lục mới. Nhu cầu co lại buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa làm ăn.
Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau giai đoạn này, biến động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá.
Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá dầu, từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào 11/7.
Trong quý 4 năm 2008 GDP của Mỹ đã giảm 3.8% theo báo cáo đầu tiên ngày 30 tháng giêng năm 2009 rồi điều chỉnh lại là 5.4% chứng tỏ suy thoái đang gia tăng.
Số xe hơi và xe chở hàng của Mỹ xuống còn 9 triệu 600 000 xe mỗi năm so với thời cực đại khoảng 16 triệu xe một năm.
Cũng trong năm này, nhập siêu 813 tỷ 800 triệu đô-la nghĩa là xuất cảng được 1377 tỷ nhưng nhập cảng 2190 tỷ đô-la.
Chỉ số kỹ nghệ trung bình của Mỹ khoảng 14164 vào 9/10/2007 đến 27/2/2009 chỉ còn 7067, mất gần 50% chứng tỏ nước Mỹ đã rơi vào đại khủng hoảng kinh tế.
Tính cả năm 2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 2,4%, mức tăng trưởng tính theo năm thấp nhất từ năm 1946.
Cuối năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ xấp xỉ 10%, cao nhất kể từ sau đại suy thoái 1929-1939 (khi đó là 25%)
Năm 2010, kinh tế Mỹ dần hồi phục và bước đầu thoát khỏi khủng hoảng với tỉ lệ tăng trưởng khoảng 2% tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp vẫn rất cao (hơn 10%)
Trung tâm Anderson Forecast thuộc Đại học California, Los Angeles hôm 9/12/2010 công bố bản nghiên cứu khẳng định nền kinh tế Mỹ “đang trên đà phát triển dù với tỷ lệ thất nghiệp rất cao.”
Trung tâm Anderson Forecast là một trong những tổ chức thường xuyên nghiên cứu va đưa ra những dự báo kinh tế cho bang California nói riêng và nước Mỹ nói chung.
Trung tâm Anderson Forecast khẳng định đà tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Mỹ phản ánh tác động của bảng cân đối tiêu dùng và cũng là kết quả của quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nhập khẩu cao với tỷ lệ tiết kiệm thấp sang nền kinh tế hướng về xuất khẩu với tỷ lể tiết kiệm cao.
Chính sách “Đồng đô-la yếu” của chính quyền Obama là động lực của sự chuyển đổi trên. Chính sách này đã giảm mức tăng tiêu dùng xuống còn 2%.
Trong khi tỉ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi tại Mỹ thì mức lương thực tế chỉ tăng ở mức hạn chế với 6.5%. Trong quý I-2010, tỉ lệ thất nghiệp là 10,5%.
2, Những tác động và hậu quả:
a. Đối với Hoa Kì
Cuộc khủng hoảng đã đưa nước Mỹ bước vào thời kì tồi tệ nhất trong lịch sử từ sau cuộc đại suy thoái thập niên 1930.
Hàng loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới như Lehman, Merrill Lynch,… tuyên bố phá sản hoặc bị bán rẻ cho nước ngoài.
Năm 2008, Mỹ nợ 10000 tỷ đô-la, một món nợ lứn nhất mà chưa quốc gia nào có.
Năm 2009, kinh tế mỹ tăng trưởng âm 2,4%, thấp nhất từ 1946.
Tỉ lệ thất nghiệp tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tiêu dùng của các hộ gia đình giảm làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Hàng hóa ế thừa, mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, dẫn đến lạm phát cao.
Tỷ lệ thất nghiệp Hoa kì (%)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2007
4.6
4.5
4.4
4.5
4.5
4.6
4.7
4.6
4.7
4.8
4.7
4.9
2008
4.9
4.8
5.4
5.0
5.5
5.6
5.8
6.2
6.2
6.6
6.8
7.2
2009
7.6
8.1
8.5
8.9
9.4
9.5
9.4
9.7
9.8
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ 2007-2010
Cuộc khủng hoảng đã làm cho nền công nghiệp hàng đầu nước Mỹ sụp đổ-Công nghiệp ô tô với sự kiện phá sản của ba hãng ô tô hàng đầu là General Môtors (GM), Ford Motor và Chrysler.
Tình hình khủng hoảng của ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ thể hiện rõ nhất qua tình hình kinh doanh của Detroit's Big Three từ quý IV năm 2007. Tháng 2 năm 2008, GM thông báo rằng năm 2007 hãng bị lỗ 38,7 tỷ dollar (trước khi trừ thuế và phần trả nợ). Ford có mức lỗ kinh doanh trong năm 2007 là 2,723 tỷ dollar. Sang năm 2008, tình hình kinh doanh càng tồi tệ hơn. Doanh số của 3 hãng chế tạo ô tô lớn nhất nước này trong năm 2008 giảm xuống mức thấp ngang hồi thập niên 1950. Tám tháng đầu năm 2008, Chrysler bị lỗ tới 400 triệu dollar. GM bị lỗ trước thuế 4,2 tỷ dollar chỉ riêng trong quý III năm 2008, trong khi Ford lỗ 2,75 tỷ dollar.
Mặc dù nhận được các khoản vay của Chính phủ nhưng các công ty này vẫn lần lượt tuyên bố phá sản.
Tỷ trọng của nền kinh tế Hòa Kỳ đối với kinh tế thế giới càng giảm, tỷ trọng này năm 2008 là 23.79% - mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, giảm 8% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Hoa Kỳ giảm từ 3,42%/năm (từ 1991-2000) xuống 1,61%/năm (từ 2001- 2010) trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới tăng từ 3,07%/năm (1991-2000) lên 3,2%/năm (2001-2010). Trong suốt giai đoạn 10 năm trở lại đây, kinh tế Hoa Kỳ liên tục có tốc độ phát triển thấp hơn tốc độ trung bình của toàn thế giới. Giá trị đồng USD giảm sút, tính đến tháng 9 năm 2009, đồng USD đã mất giá 10% so với tháng 12 năm 2005 và 18% so với tháng 12 năm 2000 (tính theo tỷ giá USD/SDR).
Bảng 2: TỶ GIÁ NGOẠI TỆ TÍNH TRÊN SDR THÁNG 9 NĂM 2009
Tiền tệ
% thay đổi so với
12/2005
% thay đổi so với
12/2000
USD
-9,3
-17,8
EURO
11,4
32,7
Yên
17,6
9,9
Nhân dân tệ
7,2
- 0,5
b. Đối với thế giới
Hoa kì là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế Mỹ suy thoái, xuất khẩu nhiều nước bị thiệt hại. Nhất là các nước xuất khẩu theo hướng đông á. Một số nền kinh tế như Nhật bản, Đài Loan, Singapo rơi vào suy thoái, Các nền kinh tế khac tăng trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có mối quan hệ mật thiết với Mỹ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây lâm vàophá sản đến mức khủng hoảng ở một số nước như Iceland, Nga…Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc khủng hoảng kể từ ngày đầu thành lập.
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn bị rút khỏi khu vực và giá dầu giảm mạnh.
Khủng hoảng ở Mỹ là nguyên nhân cuộc khủng hoản kinh tế toàn cầu 2008-2010
Chi phí để thế giới khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng này là khoảng 11.900 tỉ USD, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Điều đó có nghĩa là nếu chia bình quân, mỗi người trong thế giới 6,7 tỉ dân vào thời điểm đó đã có thể có thêm 1.779 USD nếu cuộc khủng hoảng không xảy ra.
Tính ra thiệt hại tương đương 1/5 sản lượng kinh tế toàn cầu đã biến mất. Khoản tiền chi ra để cứu nguy nền kinh tế thế giới lần này là lớn nhất trong lịch sử. Theo tính toán của IMF trong báo cáo đưa ra trước dịp “kỷ niệm” hai năm bắt đầu khủng hoảng, chi phí cứu nguy này vẫn đang tiếp tục tăng. Hầu hết số tiền chi ra là từ các nước phát triển, với con số lên tới 10.200 tỉ USD. Trong khi đó, các nước đang phát triển chỉ chi 1.700 tỉ USD.
GDP toàn cầu năm 2009 giảm 5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trở lại đây), kéo tốc độ phát triển trung bình của toàn giai đoạn đi xuống, từ 4,04%/năm cho giai đoạn 2001 đến 2007, xuống còn 3,2% cho cả giai đoạn 2001-2010. Trong năm 2010, ước tính kinh tế thế giới đã bước đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 4,8% tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ giảm xuống 4,2% trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012 (IMF).
Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu 2000 - 2010
Đồ thị 2 : Tăng trưởng xuất khẩu và GDP toàn thế giới
(1990 – 2010)
Nguồn: IMF Data Statistic
1, Cục Dự trữ Liên bang (Fed):
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.
Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại trái phiếu chính phủ Hoa Kì hiện có), hạ lãi suất,..
Chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Fed còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
2, Chính phủ
Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ dollar. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không thể phí tiền để cứu không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn. Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã được Thượng viện thông qua. Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này.
Dù theo đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ, nhà cầm quyền Hoa Kỳ chỉ có thể can thiệp vào sinh hoạt kinh tế một cách gián tiếp qua hai hệ thống tiền tệ và tài chính. Theo hệ thống tiền tệ, chính phủ có thể giảm lãi suất để những người vay nợ có thể trả tiền nhà hay các hãng có thể mượn nợ để khuếch trương xí nghiệp; tức là tạo công ăn việc làm. Hành động này nhằm mục đích chận đứng giá nhà đổ, đồng thời làm giảm con số thất nghiệp.
Tổng thống Obama phải đối phó nhiều vấn đề cấp thiết và cần thiết cho sự khủng hoảng kinh tế 2008 tại Hoa Kỳ. Thứ nhất là tạo niềm tin của người dân vào hệ thống tiền tệ; thứ hai là chận đứng thất nghiệp đang gia tăng; thứ ba là kích thích nhu cầu thị trường; tức là làm tăng mức cung để tạo công ăn việc làm cho dân chúng. Do đó, trước tình trạng khẩn trương khủng hoảng kinh tế, quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn cho tổng thống Obama xử dụng số tiền 800 tỷ đô-la để cứu nguy kinh tế Hoa Kỳ.
Nhằm mục đích tạo niềm tin hệ thống ngân hàng, chính phủ giúp một vài ngân hàng, tín dụng hay hãng bảo hiểm (thí dụ AIG) để bảo vệ số tiền hưu trí của người dân
Nhằm mục đích chận đứng nạn thất nghiệp, chính phủ phải giúp các đại công ty; thí dụ ba hãng xe hơi GM, Chrysler và Ford
Nhằm mục đích tăng mức cầu, chính phủ giảm lãi suất, giảm thuế, xây cất các công tác hạ tầng cơ sở để tạo công ăn việc làm và kích thích thị trường tiêu thụ
Nhằm mục đích làm giảm nạn thất nghiệp trong nước, khuynh hướng bế quan tỏa cảng gia tăng. Khuynh hướng này bị thế giới lên án. Kinh tế toàn cầu do Hoa Kỳ đề xướng có thể bị thất bại nên tổng thống Obama đã bãi bỏ quyết định này; nhưng tinh thần “nhà ai nấy lo” càng ngày càng được sự ủng hộ của dân chúng Hoa Kỳ.
Chính phủ và quốc hội cũng đã thông qua nhiều bộ luật quan trọng, trong đó có Luật Tái đầu tư và phục hồi năm 2009, ban hành 17-2-2009 có mục tiêu là hồi phục lại nền kinh tế của Mỹ đang suy thoái trầm trọng.
+ Luật này nhằm tạo ra công ăn việc làm, cố cứu vãn một số công việc và cố gắng khôi phục sản xuất.
+ Thúc đẩy việc mua hàng của khách hàng (giảm thuế, các khoản trợ giúp cho những người nợ địa ốc,….)
+ Dùng lưới điện thông minh nhằm mục đích hạn chế nhập cảng dầu thô.
+ Các khoản trợ giúp cho giáo dục, y tế, đặc biệt là phát triển công nghệ và năng lượng……
Trong luật này có một phần dành cho đầu tư cỏ sở hạ tầng như chương trình Tân kinh tế của Tổng thống Roosevelt năm 1933 trong kì đại khủng hoảng kinh tế 1929-1939.
Tổng số gói kích cầu cho dự án này là 787 tỉ đô-la.
Sự thành công hay thất bại của luật này phụ thuộc vào 11 điểm sau:
1- Phân lời thực sự của Quỹ Liên bang (Real Federal Funds rate).
Phân lời của Quỹ Liên bang là phân lời (rate) của các ngân hàng cho vay lẫn nhau đoản kỳ. Phân lời thực sự của Quỹ Liên bang là phân lời của các nhà băng cho vay ngắn hạn trừ đi chỉ số lạm phát.
2- Đường biểu diễn phân lời hàng năm: (Interest rate yield curve)
3- Độ lệch phiếu nợ (Bond) của các công ty: (Corporate bond spread)
Độ lệch phiếu nợ AAA là hiệu số giữa phân lời hàng năm của các công ty và phân lời hàng năm của công khố phiếu 10 năm. Thí dụ phân lời công khố phiếu 10 năm là 3.5% và của công ty là 6% thì hiệu số này 2.5%
4- Số giờ làm việc (Worked hours) của khu vực tư:
Số giờ làm việc có chỉ số 2002 là gốc 100 (so sánh với 2002). Người ta định nghĩa số giờ làm việc tùy theo các hãng tư cần sản xuất nhiều thì công nhân được làm thêm giờ tức là giờ làm việc phụ trội và nếu số giờ làm việc này giảm tức là nền kinh tế không khá. Thường thường tại các hãng tư khi nào kinh tế phát triển thì công nhân mới phải làm giờ phụ trội. Như vậy số giờ làm việc này ổn định hay là tăng lên trong 3, 4 tháng liền thì chỉ số này chứng tỏ nền kinh tế đang trên đà hồi phục. Cụ thể là tháng giêng năm 2009 số giờ làm việc của công nhân có chỉ số 102.9, tháng 2 là 102.2, tháng 3 là 101.2, tháng 4 là 100.4, tháng 5 là 9.99, tháng 6 là 9.94, tháng 7 là 99.2, tháng 8 là 99.1…
6- Đơn đặt mua hàng hóa phi quốc phòng: (non defense capital goods orders)
Đơn đặt hàng phi quốc phòng là chỉ số kinh tế khi các nhà đầu tư chủ các hãng tin tưởng vào nền kinh tế thì các công ty mới đầu tư vào máy móc mới, các máy điện toán và các hàng hóa
Trong năm 2009, số đơn đặt hàng giá trị hàng tháng đều dưới 35 tỷ và chứng tỏ nền kinh tế của Hoa Kỳ chưa được hồi phục.
7- Tiền tệ lưu hành (Money Supply):
Tiền tệ lưu hành còn có tên là tiền tệ cung cấp, là số tiền ký thác ở ngân hàng và trong Quỹ Thị trường Tiền tệ (Money Market Fund) sau khi đã điều chỉnh vì lạm phát là trị số tín dụng của số tiền có thể sử dụng được.
8- Giá chứng khoán
9- Chỉ số ISM.
ISM viết tắt của chữ Institute for Supply Management Index, viện quản lý chỉ số hàng cung cấp.
10- Giá dầu thô
11- Số xe bán được
7 trong 11 chỉ thị kinh tế đã kể trong những loạt bài trước có chỉ số dương trong tháng 9 bao gồm số giờ làm việc, giấy phép xây cất, đơn đặt hàng hóa phi quốc phòng, giá trị chứng khoán, đơn đặt hàng xuất cảng gia tăng, lãi suất thực sự của quỹ Liên bang, đường biểu diễn tiền lời hàng năm.
4 chỉ thị kinh tế âm bao gồm số tiền lưu hành, giá dầu thô, xe hơi bán được và giấy nợ của công ty tư.
3, Vai trò của ông chủ Nhà trắng:
a, G.Bust
Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây đau đầu cho giới chức Mỹ trước sự trông chờ của các doanh nghiệp cũng như sự theo dõi của thế giới, song cũng là dịp để các nhân vật chủ chốt của chính quyền Mỹ, mà đặc biệt là Tổng thống Bush, thể hiện vai trò của mình...
Từ trái qua: Bộ tứ giải cứu thị trường tài chính gồm Chủ tịch Fed Ben Bernanke, Tổng thống George W. Bush, Bộ Trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Mỹ Christopher Cox. Ảnh Reuters.
Tổng thống Mỹ G.Bush đã yêu cầu Quốc hội can thiệp mạnh tay hơn của chính phủ Liên bang vào thị trường tài chính Mỹ mà ông nói đó là sự bảo đảm và cần thiết để làm dịu đi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ này. Ông Bush cũng trấn an người dân Mỹ rằng chính quyền nước này sẽ vẫn tiếp tục duy trì các điều luật nhằm bảo vệ số tiền gửi và tài khoản tiết kiệm của họ tại ngân hàng. “Sẽ không có ai mất một đồng xu nào trong tài khoản.
Tuy nhiên, ông Bush cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ về việc đưa ra các chỉ trích phản đối kế hoạch giải cứu của chính quyền Bush, mà điều này có thể dẫn tới việc trì hoãn các hành động thực thi. "Giờ không phải lúc để chúng ta chia rẽ đảng phái”.
Vị tổng thống khẳng định lại chính quyền Mỹ sẽ bảo vệ tất cả số tài sản hiện có của các quỹ tương hỗ và tạm ngưng các hoạt động cá cược về việc cổ phiếu tài chính sẽ giảm giá. Bộ Tài chính sẽ yêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010.doc