MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I: Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và tính chất của nó 3
1.1. Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 3
1.2. Tính chất của cuộc khủng hoảng 4
1.2.1. Cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu 4
1.2.2. Cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế sâu sắc 5
1.2.3. Cuộc khủng hoảng diễn ra theo tính chất làn sóng 5
PHẦN II- Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và một số giải pháp 6
2.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 6
2.2. Sự bất cập trong chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ 6
2.2.1. Sự cứng nhắc trong điều hành chính sách tỷ giá 6
2.2.2. Sự không đồng bộ trong tự do hoá hoạt động kinh tế và việc tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và tổ chức tài chính ngân hàng 7
2.2.3. Sự mất cân đối trong nền kinh tế 9
2.3. Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước 11
2.4. Các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của khu vực 13
2.4.1. Chính sách tiền tệ tín dụng của các nước lớn trong và ngoài khu vực 13
2.4.2. Hoạt động tín dụng tiền tệ nước ngoài có tính đầu cơ 14
2.4.3. Một vài nhân tố bên ngoài khác 15
PHẦN III- Giải pháp để vượt qua khủng hoảng và các bài học rút ra từ nó 16
3.1. Các giải pháp 16
3.1.1. Ở cấp độ quốc tế 16
3.1.2. Ở cấp độ khu vực 16
3.1.3. Ở cấp độ quốc gia 17
3.2. Bài học kinh nghiệm 19
3.2.1 Nền kinh tế thế giới đã khác nhiều so với 10 năm trước đây 19
3.2.2. Chính sách tỷ giá: Vấn đề trung tâm và nhạy cảm nhất của đời sống kinh tế 20
3.2.3. Một sự chuẩn bị hoàn hảo cho toàn cầu hoá 21
KẾT LUẬN 23
Tài liệu tham khảo
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá cứng nhắc và luôn chậm chễ làm cho các đồng bản tệ bị định giá cao giả tạo trong suốt một thời gian dài so với đồng đô la Mỹ. Đồng Bạt thái Lan cũng như hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực đều được các ngân hàng trung ương mỗi nước giữ ổn định theo các ngoại tệ mạnh của 7 nước công nghiệp phát triển, đặt biệt là sự neo giá ổn định ( nhiều năm như đồng Bạt ) vào đồng đô la Mỹ. Điều này lúc đầu tạo điều kiện cho việc ổn định đồng tiền và khiến cho nguồn vốn bên ngoài tràn vào qua các kênh: Đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI ), cho vay thương mại, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Nhưng việc duy trì tỉ giá ổn định quá lâu, cộng thêm việc duy trì lãi suất cao tạo ra sự chênh lệnh lãi suất đồng bản tệ với lãi suất đồng USD. Điều này kích thích các nhà đi vay của Thái Lan cũng như các nước khác tăng cường vay nóng USD ( với lãi suất thấp ) rồi chuyển sang đồng bản tệ ( với lãi suất cao ) tại các ngân hàng trong nước để hưởng lợi. Như vậy là sự ổn định tỉ giá và sự tăng một khối lượng lớn vốn ngắn hạn nước ngoài vào trong nước đã kích thích sự gia tăng giá trị tài sản và cổ phiếu cũng như những khoản mục đầu tư khác không vững chắc bằng nguồn vốn rẻ bên ngoài như là biểu hiện và kết quả của một nền kinh tế nóng, chính sự gia tăng giá tài sản, bất động sản, cổ phiếu … đến lúc phát sinh một nền '' kinh tế ảo".
Từ đây chúng ta có thể nhận thấy rằng việc neo giữ đồng bản tệ theo đồng USD là khá mạo hiểm vì chiếc '' neo " này không an toàn, khi đồng USD xảy ra biến cố nhỏ về giá trị cũng gây ra sự hỗn loạn cho một đồng bản tệ nào đó, nhất là những nước có sự cứng nhắc không linh hoạt trong chính sách TCTT. Chính từ những năm 1995 - 1997 đồng USD đổi chiều liên tục, tăng giá 50% so với đồng Yên Nhật và việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ hơn 30% cuối năm 94 cùng với việc neo giữ tỉ giá đã khiến các đồng bản tệ tăng giá một cách giả tạo. Điều đó làm giảm sự canh tranh của hàng xuất khẩu và tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, nguồn vốn chảy vào giảm, giá bất động sản giảm…và các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn của mình. Việc mua vét USD trả nợ dâng lên khiến cầu vượt xa lượng cung trong nước. Việc chính phủ các nước cố gắng giữ giá đồng bản tệ đã nhanh chóng làm cạn kiệt lượng ngoại tệ dự trữ vốn. Kết quả tất yếu là đồng bản tệ bị phá giá nhanh chóng. Hơn nữa việc chính phủ các nước đưa ra quyết định thả nổi bản tệ một cách đột ngột đã làm gia tăng các hoạt động tiêu cực, đẩy nền kinh tế đến sự hỗn loạn mang tính chất tâm lý kéo theo tổn thất to lớn về vốn do các doanh nghiệp địa phương.
2.2.2 Sự không đồng bộ trong tự do hoá hoạt động kinh tế và việc tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và tổ chức tài chính ngân hàng
Có thể nói, cuộc khủng hoảng đã làm lộ rõ một sự thật rằng : ở hầu hết các nước châu á vẫn chưa có nền kinh tế hoàn hảo với các thiết chế thị trường đầy đủ vừa có tác dụng định hướng , giúp đỡ các hoạt động kinh doanh , vừa giám sát và tự động điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời những lệch lạc của chúng. Tỷ giá được kìm giữ trong các luồng vốn vào - ra được tự do di chuyển trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài vấp phải những hạn chế cứng nhắc về khu vực và giới hạn đầu tư, đặc biệt là các yếu tố đầu tư và tăng trưởng bị khuyến khích một cách thiên lệch. Sự can thiệp khá sâu vào nền kinh tế thông qua chính sách công nghiệp có định hướng và bảo hộ kéo dài đã khiến thị trường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cứng nhắc và bị bóp méo làm giảm sút hiệu quả chung mặc dù trong thời kỳ đầu đã tạo ra đã đẩy tích cực nhất định cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá ( thể hiện khá rõ ràng ở Hàn Quốc, Inđônêxia…). Các chính phủ đã can thiệp vào hệ thống tài chính thông qua các ngân hàng quốc doanh hoặc chỉ thị cho các ngân hàng tư nhân phải cấp tín dụng lãi suất thấp cho các công ty được chính phủ ưu đãi. Tình trạng bao cấp và cắt giảm cho các ngành công nghiệp có chọn lọc và những ngành độc quyền đưọc chính phủ bảo hộ đã tràn lan khắp khu vực, như một mầm bệnh đã được gieo giắc.
Chính phủ Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia đều có khuynh hướng che chở cho các công ty lớn tránh bị phá sản ( nhất là các Cheabol- tập đoàn kinh doanh lớn mang tính gia đình ở Hàn Quốc và Inđônêxia ) Chính vì vậy mà khi tập đoàn thép Hanbo phá sản thì con số nợ lên tới trên 6 tỉ USD, kéo theo sự lao đao của nhiều ngân hàng. Tại Thái lan và Inđônêxia thì thủ tục luật pháp không đủ gây áp lực để các con nợ thanh toán toàn số nợ của mình hoặc không đủ thuận lợi cho việc tịch biên, thanh lý tài sản thế chấp, khiến cho quá trình hoàn lại vốn đầu tư và lưu chuyển vốn xã hội bị chậm chễ. Hệ thống giám sát ngân hàng vừa không hợp lý vừa thiếu minh bạch. Các bảng kê khai tài chính ở các ngân hàng châu á và các công ty bị giấu kín hoặc bị sửa chữa đã bịt mặt và cung cấp các thông tin thiếu chính xác và kịp thời cho sự điều hành ở tầm vĩ mô của chính phủ. Vì vậy mà tình trạng thụt lỗ của các ngân hàng Thái Lan đã bị giấu kín suốt từ năm 1992- 1995. Tại Hàn Quốc tình hình cũng không sáng sủa hơn, các công ty con của các Chaebol đứng ra bảo đảm các khoản nợ của nhau trong khi đó các Chaebol lại không có tài khoản tổng hợp. Vì vậy tổng số nợ của họ được công bố dưới mức thực tế tức là kéo dài ra thời gian '' ủ bệnh '' của các con nợ khổng lồ, tình trạng này của Hàn Quốc cũng có thể ví như vụ EPCO Minh Phụng của Việt Nam . Các công ty con đã đứng ra bảo đảm các khoản nợ cho nhau, kết quả là 4000 tỉ VND của nhà nước tan thành mây khói, hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Việt Nam.
Nhưng thiếu sự đồng bộ và minh bạch của luật pháp , của chính sách tự do hoá có thể sớm được nhận ra và sửa chữa nếu không có sự bao che có điều kiện của nhiều lãnh đạo cao cấp, chủ nghĩa thân quen, móc ngoặc và tham nhũng giữa các giới chức trong chính phủ với doanh nghiệp đã làm tăng thêm những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Tình trạng tham nhũng tràn lan khắp châu á nó được mệnh danh là một loại thuế đối với doanh nghiệp và trở thành kẻ phá hoại bên trong nguy hiểm nhất của mỗi nước, tham nhũng đã làm tăng tới 30% chi phí của một hợp đòng kinh doanh và chính tham nhũng chứ không phải chỉ do chế độ thuế khoá cao đã làm cho khu vực kinh tế ngầm chiếm tới 30 - 50% GDP tại Inđônêxia , Philipin, Thái Lan và 20 - 30% tại Hàn Quốc, Malaixia. Có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á không những đã làm bộc lộ rõ mà còn minh chứng rõ rệt chất lượng của các thể chế của một nước ( hệ thống pháp lý, chất lượng bộ máy nhà nước và các tệ nạn tham nhũng ) đã và đang gây tác hại như thế nào đến nền kinh tế của một nưóc và tình trạng đó có thể kéo dài nếu nước đó không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế và trình độ thể chế chung của khu vực và quốc tế.
2.2.3 Sự mất cân đối trong nền kinh tế
Có thể nói nguyên nhân thứ ba này chính là kết quả của hai nguyên nhân nói trên đã nêu. Mất cân đối lớn nhất và đe doạ trực tiếp tới sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ mỗi nước là sự thâm hụt tài sản vãng lai và cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào trong nước. Sự sụt giảm xuất khẩu do hàng xuất khẩu và nền kinh tế giảm sút cạnh tranh vì những lí do đã nêu khiến cho các khoản vay lãi bị thâm hụt nặng nề.
Bảng1: Tăng trưởng xuất khẩu một số nước ( % )
Tên nước
1995
1996
Thái Lan
23,6
-0,2
Malaixia
25,9
5,6
Indonesia
13
9,6
Philipin
28,9
17,7
(Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu á : adb )
thêm vào đó là tình trạng tăng cường nhập khẩu trong đó có nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ từ nguồn vốn vay nước ngoài đã khiến cho các tài khoản vãng lai của Thái Lan là 8,1% GDP , năm 96 là 8,2% GDP , Philipin năm 96 là 1,7% GDP, Indonesia là 3,7% GDP, đặc biệt Malaisia lên tới 17% GDP năm 96, cao hơn tỉ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai của Mehico năm 94
( 8% gdp ).
Cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào các nước chịu khủng hoảng nặng nề có sự mất an toàn cao do khối lượng nợ lớn , tăng nhanh chủ yếu lại là vốn ngắn hạn ( vốn vay thời hạn dưới 1 năm chiếm tới 70% tổng số nợ khu vực tư nhân ở Thái Lan và Indonexia ). Mặt khác huy động vốn gián tiếp qua thị trường chứng khoán tăng nhanh, trong khi đó thì dự trữ quốc gia không cao và kim ngạch xuất khẩu giảm dần, nghĩa là có sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nguồn ngoại tệ nước ngoài. Hơn nữa các khoản vốn vay nóng này lại được đầu tư vào các khu vực kinh tế nóng như bất động sản, một số ngành công ngiệp mà trước đó đã có sự tăng trưởng mạnh như ôtô, sắt thép , hoá chất, vi điện tử..dẫn tới cung vượt quá cầu. Ngoài ra tại hầu hết các nền kinh tế Đông Nam á và Đông Bắc á. Trong khi thuế và các chi tiêu chính phủ chỉ chiếm 20% GDP thì năm 96 mức đầu tư lên tới 35% GDP gần gấp đôi Mỹ và Mỹ La Tinh ( 18,6% GDP ), đặc biệt là các khoản chi cho xây dựng cơ bản đã tăng vọt từ những năm 90. Tiếp vào đó sự trì trệ của thị trường đã làm sụt giảm giá cả và sự tiêu thụ của các sản phẩm trên, điều đó đồng nghĩa với sự gia tăng của tình trạng và việc mua vét ngoại tệ trả nợ đáo hạn làm cho cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng.
Sự mất cân đối cũng thể hiện trong lĩnh vực giáo dục, không được đầu tư đầy đủ , hệ thống giáo dục trở nên kém phát triển và không đào tạo được lao động đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, nền kinh tế Thái Lan, Indonesia, Malaisia thiếu trầm trọng lao động lành nghề, từ đó đẩy giá mức lương lao động trong ngành chế tạo lên cao và nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng, làm hao mòn sự cạnh tranh quốc tế và gây khó khăn cho việc phát triển các ngành công nghệ cao. Mặt khác, cùng với chính sách có tính khuyến khích tiêu dùng và việc phát triển đầu tư mất cân đối đã làm gia tăng sự mất cân đối trong phát triển kinh tế giữa các khu vực, giữa các ngành nghề, giữa các vùng kinh tế của đất nước. Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tích luỹ và tiêu dùng làm gia tăng tình trạng bất công xã hội, đe doạ về sự ổn định về chính trị điều kiện hàng đầu cho sự phát triển về kinh tế.
Rõ ràng là có một sự liên hệ nào đó giữa cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nặng nề tại Thái Lan, Indonesia, Philipin và Hàn Quốc với những biến động nặng nề của chính trường các nước, cựu tổng thống Indonesia ông Suhactô lên nắm quyền hơn 30 năm từ một cuộc đảo chính , cựu tổng thống Philipin Macôt tham nhũng hàng tỉ USD …Chính những sự kiện về chính trị- xã hội và sai lầm bất cập trong chính sách quản lí vĩ mô của chính phủ đã không chỉ trực tiếp làm tổn hại đến việc huy động và định hướng các nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội mà còn làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, của dân chúng trong và ngoài nước, các quốc gia… vào đường lối, chính sách phát triển và cấc chính phủ của mỗi nước.
2.3 Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước
Là những người trực tiếp tiến hành thực hiện các quyết định đầu tư kinh tế của mình. Các nhà đầu tư trong nước các khu vực châu á phải là người chịu trách nhiệm hàng đầu về số phận của doanh nghiệp do họ làm chủ trì cả ba phía : cơ cấu vay vốn, cơ cấu đầu tư và kỹ năng thích ứng thị trường.
Trước tiên ta có thể khẳng định rằng một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn phát khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á là do sự "nóng lên " dẫn tới cuộc "khủng hoảng nợ " ở khu vực kinh tế tư nhân. Những món nợ trên lại được khích lệ bởi cơ chế giám sát lỏng lẻo của chính phủ, bởi chênh lệch lãi suất trong nước và ngoài nước, bởi thái độ khuyến khích của các chủ nợ trong và ngoài nước, bởi các hi vọng vào các khoản lợi to lớn có tính đầu cơ mà các nhà đầu tư nhận được trong tương lai. Do chỉ tính đến những nhân tố kinh doanh trong quá khứ ( Sức mua thị trường, tỉ giá ổn định, lãi suất thấp ) các doanh nghiệp như những con bạc "khát nước " sẵn sàng mạo hiểm nhận những khoản tín dụng ngắn hạn khổng lồ để đầu tư vào những dự án có hiệu quả kinh tế thấp , nhiều khi rất thấp. Nhiều doanh nghiệp có số nợ vượt quá tổng số vốn của mình từ 200 - 400%. Chính việc này của họ đã làm đẩy tăng khối lượng nợ nước ngoài, của Thái Lan từ 28 tỉ USD năm 1990 lên 98 tỉ năm 97 chiếm 97% GDP. Nhìn sang các nước khác tình hình không mấy sáng sủa. Nợ nước ngoài của Indonexia năm 97 chiếm 198% GDP, Malaisia 89% GDP, Philipin 80% GDP, trong đó nợ ngắn hạn phải thanh toán trong một năm chiếm hơn 70% tổng số nợ nói trên và 2 trong số này nợ thuộc khu vực tư nhân ( Indonesia ). Vào cuồi năm 1996 hơn 30 chaebol hàng đầu của Hàn Quốc có tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần trung bình là 400%. Tháng 6/ 97 nợ ngắn hạn của Hàn Quốc gấp 3 lần dự trữ ngoại hối, đến tháng 12/97 đã tăng lên đến 14 lần, phần do phải vay thêm, phần do các con số nợ ngắn hạn đã được "chính xác hoá hơn".
Cơ cấu vốn vay đã sai, các doanh nghiệp lại càng sai hơn trong các quyết định đầu tư, họ đầu tư quá nhiều vào bất động sản, nhiều công trình phô trương không hiệu quả có tính đầu cơ, bị chôn vốn…dẫn đến mất khả năng thanh toán, gây ra cuộc khủng hoảng không thanh toán lan truyền toàn bộ nền kinh tế và xã hội ( Tại Thái Lan chỉ riêng khu vực kinh doanh bất động sản bị nợ đọng trên 34 tỉ USD chiếm hơn 14% tổng số vốn lưu động toàn ngành ngân hàng). Nhiều doanh nghiệp với tình trạng tài chính và năng lực kinh doanh kém tham gia thị trường chứng khoán gây ra những hậu quả nặng nề cho thị toàn xã hội. Hạch toán, kiểm toán và sự công khai tài chính kém làm cho chính phủ và các cổ đông nhỏ không biết được thực trạng của các doanh nghiệp. Thế vào đó là quan hệ giữa chính phủ và các doanh nghiệp thiếu minh bạch, không theo pháp luật mà theo các quan hệ cá nhân, kẻ có quyền thì tham nhũng người muốn được việc thì phải hối lộ. Tất cả đã làm méo mó cơ chế thị trường, che giấu đi những yếu kém của doanh nghiệp làm cho chính doanh nghiệp và nền kinh tế kém hiệu quả dẫn đến sụp đổ.
Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp còn chưa bắt kịp các diễn biến thị trương trong và ngoài nước, không sử lí kịp thời các tình huống cung cầu, giá cả mặt hàng và các diễn biến thị trường và xuất khẩu không đủ đa dạng, họ dựa quá nhiều vào một số ít mặt hàng truyền thống chủ lực …do đó họ lúng túng trong các quyết định đầu tư mới và bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh đồng thời làm năng nề thêm , trả giá đắt hơn cho các đầu tư cũ, tình trạng tài chính doanh nghiệp đã xấu càng sấu hơn, cuộc khủng hoảng như một chứng bệnh nan y, càng để lâu càng nguy hiểm và nó chỉ chờ thêm một vài nhân tố xuất hiện thì sẽ phát tác.
2.4 Các nhân tố bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát của khu vực
Sẽ là không công bằng và thiếu đầy đủ nếu ta bỏ qua những nhân tố bên ngoàiđã trực tiếp hay gián tiếp ít hay nhiều tham gia vào việc thổi bùng lên và kéo dài cuộc khủng hoảng. Có thể kể ra một số nhân tố là :
2.4.1 Chính sách tiền tệ tín dụng của các nước lớn trong và ngoài khu và
Có thể nói, với sức mạnh vượt trội và ưu thế toàn cầu của nền kinh tế Mỹ, mỗi một sự thay đổi của chính sách tiền tệ của chính phủ Mỹ có một tác động đáng kể đến " tình trạng sức khoẻ " các đồng tiền khu vực Đông Nam á nhất là sự định vị giá trị của chúng lại dựa trên cơ sở đồng USD càng khiến cho tác động càng thêm nhạy cảm và mạnh mẽ hơn. Một mặt cho đến năm 1995 thì nền kinh tế khu vực này đã được thu lợi phần nào nhờ chính sách đồng đô la suy yếu ( đồng USD suy giảm 50% so với đồng Yên Nhật trong thời kỳ 1990 - 1995 ) nhưng mặt khác vào thời điểm 1995 Thái Lan cũng như nhiều nước khác trong khu vực đã bị động trước đồng USD tăng giá đột ngột như kết quả của sự thoả thuận trứơc đó trong nhóm G7 - nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nước Châu á.
Cũng vào thời điểm năm 1995 đồng Yên Nhật lại giảm giá ( mất giá 50% so với đồng USD thời kỳ 1995 - 1997 ) còn đồng Nhân dân tệ bị Trung Quốc chủ động phá giá tới 30% ( cuối 1994 ), người ta đặt câu hỏi rằng phải chăng Trung Quốc đã nhìn thấy trong tương lai có cuộc khủng hoảng này nên đã chủ động phá giá đồng bản tệ, chính nhờ vậy mà Trung Quốc gần như được " miễn dịch " trước cuộc khủng hoảng mà còn lại đầu đàn trong việc giải quyết khủng hoảng. Trong khi đó sự cứng nhắc ttrong điều hành tỉ giá của chính phủ của các nước đã tước mất lợi thế trước cạnh tranh trước đó của một nên kinh tế Đông Nam á . Xuất khẩu giảm, thâm hụt tài khoản vãng lai tăng, nguồn vốn nước ngoài chảy vào khô cạn dần và các đồng vay mượn trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều thay vì các đồng vốn rẻ và có thể vay mượn khá dễ dàng trước đótừ hầu bao các chủ nợ nước ngoài. Đến đây thì nền kinh tế Đông á đã đứng bên bờ vực thẳm.
2.4.2 Hoạt động tín dụng tiền tệ nước ngoài có tính đầu cơ
Đây là một trong những nguyên nhân đã thổi phồng cuộc khủng hoảng và làm tăng khả năng lây nhiễm. Thủ tướng Malaisia ngày 26/7/97 đã lên án những kẻ đầu cơ tiền tệ lợi dụng tự do buôn bán "làm vũ khí chính trị " chống lại nước nghèo, đông thời ông cũng chỉ đích danh nhà tỉ phú Georger Soros là ngưòi chịu trách nhiệm về sự sút giá của đồng tiền các nước. Nhưng thực ra đây cũng chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng. Hơn nữa, lỗi là do chính các nước . Tỷ giá cưng nhắc cùng sự tồn tại trên thực tế chế độ 2 tỉ giá của Thái Lan là miếng mồi ngon cho các hoạt động đầu cơ tài chính tiền tệ, dặc biệt khi lượng cung tiền tệ ngày càng thấp so với cơ cấu. Thêm vào đó là bởi quá trình nhiều năm trước đó chính phủ các nước đã đưa lượng cung lượng cung tiền bản tệ lên cao.
Bảng 2: Mức cung tiền và tỷ lệ tăng trưởng GDP
Tên nước
1994
1995
1996
Mức cung
tiền (% )
GDP
( % )
Mức cung
tiền (% )
GDP
( % )
Mức cung
tiền (% )
GDP
( % )
Thái Lan
12,9
8,9
17
8,7
12,6
6,4
Indonesia
20
7,5
27,2
8,2
27,2
8
Philipin
24,4
4,3
24,2
4,8
23,2
5,7
Hàn Quốc
18,7
8,6
15,6
8,9
15,8
7,1
(Nguồn: IMF )
Bảng trên cho thấy tốc độ cung tiền quá cao so với tốc độ tăng trưởng GDP, trung bình từ 2 - 5 lần, như vậy là hết sức nguy hiểm, quá trình trên lại được kéo dài nhiều năm nên hậu quả là càng lớn. Cũng phải thừa nhận rằng hoạt động kinh doanh tiền tệ dù có tính đầu cơ đi chăng nữa thì cũng có một thực tế khách quan ngày càng được phổ biến và được chấp nhận cho dù là miễn cưỡng trong nền kinh tế thị trường hiện đại vì tính hợp pháp nhất định của nó, cho dù chỉ là kích qua kẽ hở của luật pháp và cũng vì lợi ích làm tăng lưu chuyển vốn xã hội, tăng tính tích cực của thị trường của đời sống kinh tế và không chỉ có G. Soros là người duy nhất đầu cơ, còn có Tiger, Taquat…Trong tháng 6,7/97 có tới 10 -15 tỉ USD được tung ra cho mục đích đầu cơ của Thái Lan. Vậy thì phải trắch ai đây, nhà đầu cơ tham lam hay là chính phủ với nhiều sai lầm ?
2.43 Một vài nhân tố bên ngoài khác
Đối với các nước Châu á thì sự tham gia của một số nước mới như Trung Quốc, ấn Độ vào thị trường xuất khẩu của các nước Đông Nam á quả là một đòn nặng thêm giáng vào cấc nước này. Sự tham gia của Trung Quốc, ấn Độ với các sản phẩm xuất khẩu với giá trị xuất khẩu thấp đã làm cho các nước Đông Nam á mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Năm 1996 là năm giảm sút kinh tế của các nước Đông Nam á chủ yếu là do xuất khẩu đình trệ, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm sút đáng kể ( bảng 1 ).
Cuối cùng các nước đang chịu khủng hoảng nặng nề có thể tìm thấy được sự biện minh nào, khi họ nhấn mạnh đến những đặc tính biến đổi nhanh chóng của tương quan cung - cầu và vòng đời sống sản phẩm trên thị trường thế giới, mà trình độ phát triển sản xuất hiện tai của họ chưa thể đáp ứng kịp vào ngày một ngày hai. Hơn nữa, bản thân các thiết chế giám sát và cứu trợ khẩn cấp quốc tế cũng là tác nhân có tính hai mặt trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Một mặt, chúng hết sức cần thiết cả về mặt tinh thần, kỹ thuật lẫn vật chất là sự đảm bảo và là chỗ dựa không thể thiếu cho nền an ninh tài chính tiền tệ thế giới. Mặt khác, việc điểm lại hầu hết các nhận định về các nước trong khu vực châu á thời gian gần đây cho thấy, dường như còn quá ít những lời nhắc nhở, cảnh báotỉnh táo mang tính phòng ngừa những tác nhân khủng hoảng và đang tích luỹ trong và ngoài khu vực, thậm chí đôi khi còn có những lời ca tụng quá mức, gây ra những ảo tưởng mang tính tiêu cực cho cả chính phủ lẫn nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển quá nóng. Ngoài ra, còn thiếu vắng cả một cơ chế giám sát và trợ giúp mang tính khu vực, cần và thích hợp với khu vực này. Hơn nữa, từ trước đến nay, các khoản cứu trợ thường xuyên xảy ra có lẽ cũng đã khích lệ các nhà cho vay chấp nhận rủi ro khác thường, điều mà đáng lẽ hệ thống cảnh báo của các cấu trúc tài chính quốc tế phải thấy sớm hơn và ngăn chặn hiệu quả của việc lây lan của chúng.
phần iii
giải pháp để vượt qua khủng hoảng
và các bài học rút ra từ nó
3.1 Các giải pháp
3.1.1 ở cấp độ quốc tế
17,2 tỉ USD , 43 tỉ USD và 57 tỉ USD là các khoản cho vay trong " chương trình cứu trợ khẩn cấp chọn gói " của IMF dành cho 3 nước Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc. Có thể nói sự hỗ trợ tài chính khẩn cấp và to lớn của cộng đồng quốc tế thông qua vai trò tổ chức điều phối và giám sát của IMF là vô cùng quan trọng, có hiệu lực tức thì và mạnh mẽ nhất để chế ngự cuộc khủng hoảng tuy rằng mà các điều kiện mà IMF đặt ra cho các nước này cực kỳ ngặt ngèo. Chương trình của IMF áp đặt đã dẫn tới tình trạng trì trệ kinh tế, nhiều công ty bị xô đến tình trạng phá sản… bất ổn chính trị ở Indonesia khi ông Shuarto phải từ chức.
Sự hỗ trợ quốc tế còn được thể hiện ở những thoả thuận của các con nợ và nhà cho vay trong việc hoãn nợ, đảo nợ, bảo đảm nợ nhằm cải thiện tình trạng nợ nần của các nước đang đắm chìm trong khủng hoảng. Sự hỗ trợ quốc tế còn là lời kêu gọi các thị trường rộng lớn như Mỹ, EU… mở rộng cửa hơn nữa cho hàng xuất khẩu của các nước khu vực khủng hoảng nhầm làm tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân xuất - nhập khẩu và thu nhập ngoại hối của họ.
3.1.2 ở cấp độ khu vực
" Tự cứu mình trước khi trời cứu " là phương châm xử thế của các nước trong khu vực. Ngay từ những tháng đầu xảy ra cuộc khủng hoảng, các nước đã đề xuất những ý tưỏng phối hợp các cố gắng với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua khủng hoảng. Đã xuất hiện nhiều ý tưởng nhằm thành lập những thể chế tài chính tiền tệ cho khu vực như : Quỹ tiền tệ châu á quy mô 100 tỉ USD, ngân hàng thanh toán bù trừ đa biên ASEAN " hay thoả thuận giữa các bộ ttrưởng tài chính ASEAN về khuyến khích sử dụng đồng bản tệ ttrong thanh toán các giao dịch thương mại nội bộ ASEAN trên cơ sở thoả thuận song phương và vẫn lấy đồng USD để tham khảo tỉ giá chuyển đổi giữa các đồng tiền với nhau. Đặc biệt, Trung Quốc cam kết không phá giá đồng Nhân dân tệ , bởi nếu đồng Nhân dân tệ bị phá giá thì một làn sóng phá giá tiếp theo trong khu vực là không thể tránh khỏi. Ông Chu Dung Cơ thủ tướng Trung Quốc nhiều lần khẳng định bằng mọi cách sẽ giữ giá đồng Nhân dân tệ, một cách để giúp các nước bị khủng hoảng.
3.1.3 ở cấp độ quốc gia
Do " uống thuốc " của IMF và những thúc bách chính bản thân mình, các nước bị khủng hoảng đã có những cố gắng đáng kinh ngạc, các nỗ lực để làm tăng năng lực tài chính - ngân hàng và ổn định hoá, lành mạnh hoá khu vực này nhằm tạo điều kiện tiên quyết cho ổn định hoá, phục hồi và tăng trưởng kinh tế tiếp theo.
Thái Lan đóng cửa hơn 50 công ty tài chính " có vấn đề " về khả năng thanh toán, Indonesia và Hàn Quốc cũng đóng cửa nhiều cửa hàng ốm yếu trong nước. Thái Lan còn cho phép chứng khoán hoá các ngân hàng nhầm cải thiện khả năng tiền mặt của ngân hàng và làm tăng lưu chuyển vốn xã hội. Thị trường tài chính của các nước khủng hoảng Cũng được mở rộng cửa hơn do đầu tư nước ngoài, các nước Thái Lan, Indonesia, Philipin và Hàn Quốc đều xoá bỏ giới hạn cổ phần dười 50% của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, nhiều khoản chi ngân sách chính phủ cũng bị cắt giảm, nhất là ngân sách quân sự. Thái Lan giảm 20% ngân sách quân sự năm 98 so với năm 97. Nhật Bản cắt giảm chi phí quân sự năm 98 tới 7,6 tỉ USD.
Tất cả các giải pháp để vượt qua cuộc khủng hoảng đã có những kết quả rất tốt, cuộc khủng hoảng đã bị đẩy lùi vào quá khứ, năm 1999 là năm mà các nước có sự phục hồi đầy ấn tượng mà nhiều chuyên gia kinh tế cũng phải kinh ngạc. Bảng thống kê sau cho ta thấy những nỗ lực của các nước đã có kết quả tốt như thế nào, con tàu kinh tế châu á đã vượt qua cơn bão lớn và lại tiếp tục cuộc hành trình của nó
Tỉ giá hối đoái
( Tương đương 1 USD)
Chỉ số của các
thị trưòng chứng khoán
Ngày
14-12 1999
% thay đổi so với một năm trước đó
Ngày
14-12 1999
% thay đổi so với ngày 31-12-1998
( tính bằng USD )
Trung Quốc
8,28
0
1512,2
+ 24
Hồng Công
7,77
- 0,23
16282,7
+ 61,5
Indonesia
7205
+ 7,5
648,4
+ 79,7
Malaisia
3,8
+ 0
769,9
+ 34,1
Philipin
40,7
- 1,5
2011,3
- 2,3
Singapo
1,68
- 1,7
2369,3
+ 67,1
Hàn Quốc
1134
+ 6,6
1002,6
+ 89,1
Đài loan
31,6
+ 2,1
7850,1
+ 24,7
Thái Lan
38,6
- 3,7
438,2
+ 15,9
Nhật Bản
104
+ 11
18165,6
+ 42,8
Bảng 3 Tỷ giá hối đoái và chỉ số chứng khoán trên các thị trường tài chính tiền tệ châu á năm 1999
Tốc tăng trưởng
Tỷ lệ lạm phát
1998
1999
1998
1999
Trung Quốc
7,8
7,5
-1,1
-1,2
Hồng Công
- 5,1
2,0
0,9
-3,9
Indonesia
- 13,2
0,1
73,1
18,7
Malaisia
- 7,5
4,5
9,1
3,5
Philipin
- 0,5
3,1
10,8
6,9
Singapo
0,3
5,7
- 0,4
1,3
Hàn Quốc
- 5,8
9,1
5,3
2,6
Đài loan
4,7
5,4
2,4
1,1
Thái Lan
-10
3,7
9,7
-0,1
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát ở Đông á năm 1999
3.2. Bài học kinh nghiệm.
Dù cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã đi qua và nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35118.doc