Chúng ta gặp hai loại chứng cứ thực nghiệm trong kinh tế học: chứng cứ mô hình cơ cấu xem xét phải chăng biến số này ảnh hưởng đến biến số kia bằng cách sử dụng những dữ kiện để thiết lập một mô hình giải thích cách thức tác động của nó – như trường phái Keynes – và chứng cứ rút gọn xem xét phải chăng biến số này ảnh hưởng đến biến số kia bằng cách đơn giản là nhìn trực tiếp vào mối quan hệ giữa hai biến số đó – giống như sự phân tích của trường phái tiền tệ.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc tranh luận về tiền tệ và hoạt động kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay đổi NX và qua đó tác động đến tổng cầu.
Mô hình ISLM:
Để xem xét tác động của chính sách tiền tệ tới hoạt động kinh tế, Keynes đưa ra mô hình ISLM. Trong mô hình này, những tác động của chính sách tiền tệ, lãi suất, chính sách tài chính được xem xét đồng thời nhằm có được một bức tranh tổng quát về hoạt động kinh tế.
Thăng bằng trên thị trường hàng hoá - đường IS:
Trong phân tích của Keynes, cách thứ nhất mà lãi suất ảnh hưởng đến tổng sản phẩm là thông qua ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư kế hoạch và xuất khẩu ròng.
Các hãng kinh doanh đầu tư vào vốn hiện vật khi họ dự tính sẽ thu được từ vốn hiện vật nhiều hơn là số lãi phải trả cho khoản đi vay để đầu tư. Khi lãi suất lên cao, chi phí đi vay tăng và có ít khoản đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cho nên đầu tư giảm và ngược lại. Vì vậy, khi lãi suất tăng tổng cầu giảm và khi lãi suất giảm tổng cầu tăng lên (hình 1).
Lãi suất cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng theo cách tương tự. Khi lãi suất trong nước tăng lên, các khoản tiền gửi nội tệ trở nên hấp dẫn hơn tiền gửi ngoại tệ, do đó đồng nội tệ tăng giá vì cầu tăng. Mức giá cao hơn của đồng nội tệ làm cho hàng hoá trong nước trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hoá nước ngoài và xuất khẩu giảm trong khi nhập khẩu tăng. Kết quả là xuất khẩu ròng giảm và tổng cầu giảm theo (hình 2).
lãi suất lãi suất
đường đầu tư đường xuất khẩu ròng
i1
i2
I1 I2 đầu tư NX1 NX2 NX
Hình 1 Hình 2
Như vậy, tại mức lãi suất i1 chi tiêu đầu tư I1, xuất khẩu ròng là NX1 và tổng cầu là Y1ad. Khi lãi suất giảm xuống mức i2, chi tiêu đầu tư là I2 và xuất khẩu ròng là NX2, tổng cầu là Y2ad. Từ đây ta có đường IS:
tổng cầu
Y2ad
Y1ad
lãi suất tổng sản phẩm
i1
i2
đường IS
Y1 Y2 tổng sản phẩm
Đường IS vạch ra những điểm mà theo đó tổng lượng hàng hoá sản xuất ra bằng tổng lượng hàng được yêu cầu. Đường IS mô tả những điểm mà tại đó thị trường hàng hoá là cân bằng. Đối với mỗi mức lãi suất đã cho, đường IS nói cho chúng ta biết tổng sản phẩm phải bằng bao nhiêu để đạt cân bằng trên thị trường hàng hoá. Vì lãi suất tăng, chi tiêu đầu tư kế hoạch và xuất khẩu ròng giảm, điều này đến lượt mình làm giảm tổng cầu. Do đó, tổng sản phẩm phải thấp hơn để đạt mức cân bằng trên thị trường hàng hoá. Nói cách khác, đường IS dốc xuống.
Tuy nhiên, sự thăng bằng trên thị trường hàng hoá không tạo nên một mức thăng bằng duy nhất của tổng sản phẩm. Mặc dù chúng ta biết tổng sản phẩm sẽ bằng bao nhiêu với mức lãi suất đã cho, chúng ta vẫn không thể xác định được tổng sản phẩm vì trên thực tế là không xác định được lãi suất. Để hoàn chỉnh sự phân tích, Keynes đưa vào một thị trường nữa, thị trường này tạo nên mối quan hệ bổ sung nối liền tổng sản phẩm và lãi suất. Đó là thị trường tiền tệ được thể hiện bằng đường LM.
Thăng bằng trên thị trường tiền tệ - đường LM:
Giống như đường IS được rút ra từ sự cân bằng trên thị trường hàng hoá, đường LM có được từ sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Điều cơ bản trong sự phân tích của Keynes về thị trường tiền tệ là cầu tiền tệ mà ông gọi là sự ưa thích tiền mặt. Theo đó, cầu tiền tệ phụ thuộc vào thu nhập và lãi suất. Cầu tiền tệ liên hệ với thu nhập vì hai lí do. Thứ nhất, một sự tăng lên trong thu nhập sẽ làm tăng mức các giao dịch trong nền kinh tế, do đó sẽ làm tăng cầu tiền tệ. Thứ hai, thu nhập tăng làm tăng cầu tiền tệ vì nó làm tăng của cải của những cá nhân nào muốn giữ của cải dưới dạng tiền. Ngoài ra, chi phí của việc giữ tiền là lợi tức thu được nếu giữ những tài sản khác (theo sự phân chia của Keynes đó là lãi suất trái khoán vì ông chia tài sản thành hai loại: tiền và trái khoán). Khi lãi suất tăng, chi phí của việc giữ tiền tăng và cầu tiền tệ giảm.
Trong sự phân tích của Keynes, mức lãi suất được xác định bởi sự thăng bằng của thị trường tiền tệ, tại đó lượng tiền được yêu cầu bằng lượng tiền cung ứng. ở đây, cung tiền tệ xem như cố định. Mỗi mức tổng sản phẩm sẽ có một đường cầu tiền tệ của mình vì khi tổng sản phẩm thay đổi, mức các giao dịch trong nền kinh tế cũng thay đổi và cầu tiền tệ thay đổi.
lãi suất lãi suất
cung tiền tệ đường LM
i1
M1d
i2
M2d
M/P cung tiền Y1 Y2 tổng sản phẩm
Khi tổng sản phẩm là Y1, đường cầu tiền tệ là M1d nghiêng xuống vì một mức lãi suất thấp hơn làm chi phí của việc giữ tiền giảm và cầu tiền tăng. Thăng bằng trên thị trường tiền tệ đạt ở mức lãi suất i1. Khi tổng sản phẩm ở mức Y2, đường cầu tiền tệ di chuyển đến M2d. thăng bằng thị trường bây giờ đạt tại mức lãi suất i2. Kết hợp các điểm cân bằng này tạo nên đường LM dốc lên vì mức sản phẩm cao hơn làm tăng cầu tiền tệ và do vậy làm tăng lãi suất cân bằng.
Đường LM vạch ra những điểm thoả mãn điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ. Đối với mỗi mức đã cho của tổng sản phẩm, đường LM cho biết lãi suất phải bằng bao nhiêu để có được sự cân bằng trên thị trường tiền tệ. Vì tổng sản phẩm tăng, cầu tiền tệ và lãi suất tăng làm cho cầu tiền tệ bằng cung tiền tệ và thị trường cân bằng.
Bây giờ khi đã rút ra được các đường IS và LM, chúng ta có thể dùng chúng để tạo nên một mô hình có khả năng xác định cả tổng sản phẩm và lãi suất. Điểm duy nhất mà tại đó thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ cùng cân bằng là giao của hai đường IS và LM. Tại điểm này, tổng cung sản phẩm bằng tổng cầu (thị trường hàng hoá cân bằng) và tổng lượng tiền cung ứng đúng bằng cầu tiền tệ (thị trường tiền tệ cân bằng). Tại bất kì một điểm nào khác trên mô hình cũng có ít nhất một trong hai điều kiện cân bằng trên không được thoả mãn và các lực lượng thị trường sẽ vận động để nền kinh tế hướng về mức cân bằng chung.
lãi suất
đường LM
i*
đường IS
Y* tổng sản phẩm
Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Friedman:
Động cơ của việc giữ tiền theo lý thuyết của Friedman:
Năm 1956, M. Friedman đã phát triển một lý thuyết mới về cầu tiền tệ. Cũng giống như những người đi trước, ông theo đuổi câu hỏi tại sao người ta lại chọn việc giữ tiền. Thay vì phân tích những động cơ đặc biệt thúc đẩy việc giữ tiền, Friedman đơn giản nêu lên rằng cầu tiền tệ phải bị ảnh hưởng bởi cùng những nhân tố ảnh hưởng đến cầu của bất kì tài sản nào khác. vì vậy, Friedman áp dụng học thuyết về cầu tài sản vào tiền tệ.
Học thuyết cầu tài sản chỉ ra rằng cầu tiền tệ phải là một hàm của những tài nguyên sẵn sàng được dùng cho các cá nhân (tức là tài sản của họ) và lợi tức dự tính về các tài sản khác so với lợi tức dự tính về tiền. Friedman cho rằng cầu tiền tệ thực chất là một hàm của cá yếu tố như cầu về số dư tiền mặt thực tế, thu nhập thường xuyên, lợi tức dự tính về tiền, lợi tức dự tính của trái khoán, lợi tức dự tính về cổ phiếu, lạm phát dự tính, …
Friedman chia những tài sản ngoài tiền thành 3 loại: trái khoán, cổ phiếu và hàng hoá. Động lực thúc đẩy việc giữ những tài sản đó hơn là giữ tiền được thể hiện bằng lợi tức dự tính về một tài sản nào đó so với lợi tức dự tính của việc giữ tiền. Lợi tức dự tính của việc giữ tiền lại phụ thuộc vào các dịch vụ mà ngân hàng áp dụng cho các khoản tiền gửi và lãi suất tiền gửi. Theo đó, các dịch vụ được áp dụng cho tiền gửi càng rộng rãi, tiện lợi và lãi suất tiền gửi càng cao thì lợi tức dự tính của tiền càng cao và ngược lại.
So sánh giữa học thuyết của Keynes và học thuyết của Friedman:
Có vài sự khác nhau giữa học thuyết của Friedman về cầu tiền tệ so với các học thuyết của Keynes. Thứ nhất, bằng cách gộp nhiều tái sản thành những dạng thay cho tiền, Friedman thừa nhận rằng có nhiều nhân tố chứ không chỉ lãi suát là quan trọng đối với nghiệp vụ của nền kinh tế tổng hợp. Còn Keynes thì ại dồn các tài sản ngoài tiền vào một loại lớn – trái khoán – bởi vì ông cảm thấy rằng lợi tức của chúng vận động khá cùng nhau. Nếu đúng như vậy thì lợi tức dự tính về trái khoán sẽ là một con số chỉ dẫn của lợi tức dự tính của các tài sản tài chính khác và không có nhu cầu đưa chúng riển rẽ vào hàm cầu tiền tệ.
Cũng khác với Keynes, Friedman coi tiền và hàng hoá là thay thế nhau được, nghĩa là, người ta lựa chọn giữa hai thứ đó khi quyết định nắm giữ bao nhiêu tiền. Đó là lí do tại sao Friedman đưa lợi tức ự tính về hàng hoá so với tiền làm một số hạng trong hàm cầu tiền tệ. Việc giả định rằng tiền và hàng hoá thay thế nhau được chỉ ra rằng những thay đổi trong lượng tiền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu.
Thêm vào đó, Friedman nhấn mạnh hai vấn đề trong việc thảo luận hàm cầu tiền tệ của ông ta, hàm số này phân biệt với lý thuyết ưa thích tiền mặt. Thứ nhất, Friedman không coi lợi tức dự tính về tiền là một hằng só như Keynes. Khi lãi suất tăng lên trong nền kinh tế, các ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận cho vay hơn và họ muốn thu hút nhiều tiền gửi hơn để cho vay. Nếu không có những hạn chế trong việc trả lãi cho các khoản tiền gửi, các ngân hàng sẽ huy động tiền gửi bằng cách trả lãi cao hơn. Bởi vì nền kinh tế có sức cạnh tranh, cho nên lợi tức về tiền gửi tăng lên cung với lãi suất trái khoán và các khoản cho vay. Các ngân hàng cạnh tranh để thu hút tiền gửi cho đến khi không cón lợi nhuận vượt quá, tức là đã lấp được khoảng cách giữa lãi thu về từ cho vay và lãi tiền gửi. Kết quả là lợi nhuận ngân hàng đứng yên tương đối khi lãi suất tăng lên. Như vậy, khác với Keynes chỉ ra rằng lãi suất là một yếu tố quyết định đến cầu tiền tệ, Friedman gợi ý những thay đổi trong lãi suất ít có ý nghĩa với cầu tiền tệ. Do đó, hàm cầu tiền tệ ua Friedman lấy thu nhập thường xuyên làm yếu tố quyết định đàu tiên tới cầu tiền tệ.
Theo quan điểm của Friedman, cầu tiền tệ không nhạy cảm với lãi suất không phải vì nó không nhạy cảm với những thay đổi của lợi tức của những tài sản khác so với việc giữ tiền, mà đúng hơn là vì những thay đổi của lãi suất ít có tác dụng với những lợi tức đó trong hàm cầu tiền tệ. Các số hạng thúc đẩy đó vẫn tương đối không thay đổi, bởi vì bất kì sự thay đổi nào trong lợi tức dự tính cảu các tài sản khác do sự thay đổi của lãi suất cùng được bù lại bằng sự thay đổi trong lợi tức dự tính của tiền.
Vấn đề thứ hai mà Friedman nhấn mạnh là sự ổn định của hàm cầu tiền tệ. Ngược lại với Keynes, Friedman gợi ý rằng những biến động ngẫu nhiên của cầu tiền tệ là nhỏ và cầu tiền tệ có thể được dự đoán chính xác bằng hàm cầu tiền tệ. Khi kết hợp với quan điểm của ông rằng cầu tiền tệ không nhạy cảm với lãi suất, điều đó có nghĩa là tốc độ có thể dự đoán được.
Phân tích tổng cung và tổng cầu:
Việc phân tích tổng cung và tổng cầu không chỉ cho chúng ta thấy sản lượng và mức giá được xác định thế nào mà cón giúp chúng ta có thẻ hiểu được những cuộc tranh luận về chính sách kinh tế phải được chỉ đạo như thế nào.
Tổng cung:
Đặc điểm then chốt của tổng cung là sản lượng tỷ lệ với giá cả trong ngắn hạn. Để hiểu tại sao đường tổng cung dốc lên chúng ta phải xem xét các yếu tố làm nó thay đổi. Bởi vì mục tiêu kinh doanh là thu lơịo nhuận, lượng cung sản phẩm được xác định trên lợi nhuận thu được từ một đơn vị sản phẩm. Nếu lợi nhuận tăng lên, nhiều sản phẩm hơn sẽ được sản xuất ra và tổng cung tăng. Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm bằng giá bán trừ chi phí sản xuất. Trong ngắn hạn, chi phí sản xuất là cố định vì tiền lương và chi phí nguyên vật liệu thường được xác định bằng các hợp đồng dài hạn. Do đó trong ngắn hạn, khi giá tăng lên làm lợi nhuận tăng và tổng cung tăng.
Tổng cầu:
Quan điểm của phái tiền tệ:
Những người theo thuyết tiền tệ gắn lượng tiền tệ M với tổng chi tiêu để mua hàng hoá và dịch vụ PY. Họ sử dụng khái niệm tốc độ chu chuyển tiền tệ V. Như đã phân tích ở trên, phương trình trao đổi không cho chúng ta biết khi M tăng lên thì tổng chi tiêu tăng lên. Sau này, Friedman phát triển lý thuyết tiền tệ hiện đại cho rằng tốc độ chu chuyển tiền tệ thay đổi theo thời gian một cách có thể dự đoán và không liên quan đến những thay đổi trong cung tiền tệ. Do tốc độ chu chuyển có thể dự đoán, Friedman kết luận rằng những thay đổi trong tổng chi tiêu trước tiên được xác định bằng những thay đổi trong cung tiền tệ.
Phân tích của Friedman chỉ ra rằng, khi cung tiền tệ tăng lên làm tổng chi tiêu tăng ở mọi mức giá và ngược lại, một sự giảm sút của cung tiền tệ làm tổng chi tiêu giảm và do đó làm giảm tổn cầu.
Quan điểm của trường phái Keynes:
Việc phân tích của Keynes không xem xét tổng cầu từ phương trình trao đổi mà dựa trên 4 yếu tố cấu thành: chi tiêu tiêu dùng, chi tiêu đầu tư, chi tiêu Chính phủ và xuất klhẩu ròng.
Yad = C + I + G + NX
Cách phân tích của Keynes, cũng như cách phân tích của các nhà tiền tệ, gợi ý rằng đường tổng cầu dốc xuống do một mức giá thấp hơn trong khi cung tiền tệ không đổi sẽ làm tăng số dư tiền mặt thực tế (M / P). Số dư tiền thực tế cao hơn làm cho lãi suất giảm xuống và chi phí đi vay giảm, đầu tư tăng lên và tổng cầu tăng.
Cơ chế tương tự cũng xảy ra với buôn bán quốc tế. Khi giá cả giảm xuống làm tăng số dư tiền tệ thực tế và lãi suất giảm, đồng nội tệ mất giá do các khoản tiền gửi nội tệ trở nên kém hấp dẫn hơn. Mức giá thấp hơn của đồng nội tệ làm cho hàng hoá trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng nước ngoài và NX tăng dẫn đến tổng cầu tăng.
Tuy nhiên, ngước lại với phái tiền tệ, Keynes tin rằng các nhân tố khác như thuế, chi tiêu Chính phủ, thị hiếu, … cũng alf những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới tổng cầu. Do tổng cầu được viết dưới dạng tổng của 4 yếu tố: C, I G, NX nên gây cảm nhận rằng bất cứ sự thay đổi nào trong 4 yếu tố trên cũng làm thay đổi tổng cầu. Song các nhà tiền tệ cho rằng việc tăng chi tiêu Chính phủ chỉ có thể làm tăng tổng cầu khi 3 yếu tố còn lại không đổi hoặc tăng lên. Họ lập luận rằng việc tăng chi tiêu Chính phủ sẽ “chèn lấn” chi tiêu tư nhân. chi tiêu tư nhân sẽ giảm xuống một lượng đúng bằng lượng tăng của chi tiêu Chính phủ, do đó tổng cầu không đổi.
Phần 2: Cuộc tranh luận
về tiền tệ và hoạt động kinh tế
Hai loại chứng cứ thực nghiệm:
Chúng ta gặp hai loại chứng cứ thực nghiệm trong kinh tế học: chứng cứ mô hình cơ cấu xem xét phải chăng biến số này ảnh hưởng đến biến số kia bằng cách sử dụng những dữ kiện để thiết lập một mô hình giải thích cách thức tác động của nó – như trường phái Keynes – và chứng cứ rút gọn xem xét phải chăng biến số này ảnh hưởng đến biến số kia bằng cách đơn giản là nhìn trực tiếp vào mối quan hệ giữa hai biến số đó – giống như sự phân tích của trường phái tiền tệ.
Chứng cứ mô hình cơ cấu:
Cách phân tích của Keynes là riêng biệt về những con đường mà thông qua đó cung tiền tệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế (gọi là những cơ chế truyền động của chính sách tiền tệ). Những ngqười theo Keynes đặc biệt xem xét ảnh hưởng của tiền tệ đến nền kinh tế bằng cách đưa ra những mô hình cơ cấu – là một sự mô tả nền kinh tế hoạt động như thế nào – bằng cách sử dụng một tập hợp các phương trình mô tả thái độ của các chủ thể trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
Cách tiếp cận của mô hình cơ cấu có ưu điểm là giúp chúng ta hiểu được cách vận hành của nền kinh tế. Nếu mô hình cơ cấu đúng, nghĩa là nó chứa dựng mọi cơ chế truyền động và ác kênh mà thông qua đó chính sách tài chính, tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế thì chứng cứ mô hình cơ cấu có 3 ưu điểm so với chứng cứ rút gọn:
Có thể đánh giá một cách riêng biệt mỗi cơ chế truyền động xem nó có phù hợp với thực tế hay không.
Có thể dự đoán chính xác ảnh hưởng của cung tiền tệ tới hoạt động kinh tế.
Có thể dự đoán xem những thay đổi trong thể chế có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động kinh tế thông qua xem xét ảnh hưởng của chúng tới cung tiền tệ.
Tuy nhiên, các nhà tiền tệ lo ngại rằng các mô hình cơ cấu của Keynes có thể bỏ sót những cơ chế truyền động quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Chẳng hạn, nếu các cơ chế truyền động quan trọng nhất hướng vào chi tiêu tiêu dùng hơn là chi tiêu đầu tư thì mô hình cơ cấu của Keynes có thể sẽ đánh giá quá thấp tác động của chính sách tiền tệ. Do đó, các nhà tiền tệ sử dụng một loại chứng cứ khác – chứng cứ rút gọn.
Chứng cứ rút gọn:
Khác với những người theo Keynes, các nhà tiền tệ không mô tả những kênh riêng biệt mà cung tiền tệ thông qua đó ảnh hưởng tới tổng chi tiêu. Thay vào đó, họ xem xét ảnh hưởng của tiền tệ tới ghoạt động kinh tế bằng cách nhìn xem phải chăng những thay đổi trong tổng sản phẩm liên quan chặt chẽ đến những biến động của cung tiền tệ. Sử dụng chứng cứ rút gọn, các nhà tiền tệ xem xét ảnh hưởng của tiền tệ như thể nền kinh tế là một chiếc hộp đen trong đó không thể nhìn thấy hoạt động của nó.
Điểm lợi chính của chứng cứ rút gọn so với chứng cứ mô hình cơ cấu là ở chỗ không có sự hạn chế đối với con đường mà chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới nền kinh tế. Các nhà tiền tệ ưu ái chứng cứ rút gọn vì họ cho rằng cách thức mà cung tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế là đa dạng và luôn thay đổi, do đó rất khó xác định đầy đủ cơ chế truyền động của chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, chứng cứ rút gọn có tể mắc phải một số sai lầm. Thứ nhất là hiện tượng nhân quả ngược. Sự biến động của tổng sản phẩm có thể liên quan đến những biến động của cung tiền tệ nhưng điều đó không có nghĩa cung tiền tệ ảnh hưởng tới tổng sản phẩm mà có thể ngược lại, chính tổng sản phẩm làm thay đổi cung tiền tệ. Ngoài ra, nếu có một nhân tố thứ ba nào đó cùng lúc tác động đến cung tiền tệ và tổng sản phẩm thì mặc dù hai biến số này biến động cùng nhau nhưng chẳng có biến số nào tác động đến biến số nào. tất cả nguyên nhân của các biến động là do nhân tố thứ ba gây nên.
Chứng cứ của trường phái Keynes về tầm quan trọng của tiền tệ:
Chứng cứ của Keynes trước đây:
Trong giai đoạn khởi đầu, Keynes đặc biệt giữ quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ không có ảnh hưởng gì đến những chuyển động trong tổng sản phẩm và do đó đến chu kì kinh doanh. Những lập luận của ông dựa trên cơ sở sau:
Trong cuộc Đại suy thoái, lãi suất chứng khoán Kho bạc Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất. Keynes cho rằng chính sách tiền tệ chỉ ảnh hưởng đến tổng cầu qua con đường lãi suất danh nghĩa, rồi lãi suất danh nghĩa lại ảnh hưởng đén đầu tư. Ông cho rằng lãi suất thấp trong thời kì suy thoái cho thấy chính sách tiền tệ là nới lỏng và nó phải khuyến khích tăng cường đầu tư. Tuy nhiên đây lại là thời kì thu hẹp của nền kinh tế Mỹ. Do đó Keynes kết luận rằng chính sách tiền tệ không ảnh hưởng gì tới tổng sản phẩm.
Những nghiên cứu kinh nghiệm trước đây cho thấy không có mối liên quan giữa những chuyển động của lãi suất với chi tiêu đầu tư. Bởi vì Keynes cho rằng mối quan hệ đó là con kênh mà thông qua đó những thay đổi trong cung tiền tệ ảnh hưởng tới tổng cầu, ông phát hiện ra rằng mối quan hệ này là yếu.
Những quan sát của các hãng cho thấy quyết định đàu tư bao nhiêu vào vốn hiện vật của họ không bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường.
Tuy nhiên, các nhà tiền tệ đã đưa ra nhiều lập luận để bác bỏ những kết luận của Keynes. Họ cho rằng chính sách tiền tệ trong thời kì Đại suy thoái không phải là nới lỏng mà ngược lại, là cực kì thắt chặt. Hàng loạt vụ phá sản ngân hàng liên tiếp đã khiến cung tiền tệ giảm sút và điều này có thể giải thích cho sự co hẹp của nền kinh tế.
Lý do thứ hai quan trọng hơn, đó là trong thời kì giảm phát thì lãi suất danh nghĩa thấp không có nghĩa là chi phí đi vay thấp và chính sách tiền tệ là nới lỏng. Ví dụ khi dân chúng dự đoán giá cả giảm 10% (lạm phát –10%) thì mặc dù lãi suất danh gnhĩa bằng 0 %, chi phí đi vay thực sẽ là 10% (lãi suất thực tế = 0% - (-10%) = 10%).
Mô hình MPS – cơ chế truyền động tài chính mới:
Để đáp lại lập luận của các nhà tiền tệ, những người theo Keynes sau này đã cố gắng tìm kiếm những cơ chế truyền động tài chính mới, trong đó tiêu biểu là mô hình MPS xem xét nhiều cơ chế truyền động. Các cơ chế đó được chia thành 3 loại: chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu dùng và buôn bán quốc tế.
Chi tiêu đầu tư:
Giả thuyết về tính sẵn sàng để sử dụng: những người theo Keynes bắt đầu thừa nhận rằng lãi suất không thể đại diện đầy đủ cho chi phí đầu tư. Khi chính sách tiền tệ thắt chặt, các ngân hàng có thẻ hạn chế các khoản cho vay thay vì tăng lãi suất cho vay, nghĩa là nguồn vốn không sẵn sàng để sử dụng ở mức lãi suất qui định. Do đó một chính sách tiền tệ bành trướng có thể làm tăng lượng cho vay để đầu tư mà không nhất thiết lãi suất phải hạ xuống.
Thuyết q của Tobin: các nhà kinh tế cho rằng chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến đầu tư thông qua tác động đến giá cổ phiếu thường. Tobin đã phát triển một lý thuyết về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với chi tiêu đầu tư như sau
q = giá thị trường của hãng/ phí thay thế vốn
Nếu q cao, giá thị trường của hãng là cao so với phí thay thế vốn. Do đó các hãng có xu hướng phát hành cổ phiếu để lấy vốn đầu tư, làm cho tổng cầu tăng lên và ngược lại.
Thông tin không đối xứng: trên thị trường vốn, giá trị ròng của các hãng là một sự đảm bảo cho việc loại trừ rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch vì với một giá trỉòng cao, các hãng có xu hướng tuân thủ đúng cá qui định của khoản vay và tích cực kinh doanh nhằm có lãi, nếu không gía trị ròng của họ sẽ bị ảnh hưởng. Do đó các hãng có giá trị ròng cao được khuyến khích cho vay để đầu tư.
Chi tiêu tiêu dùng:
ảnh hưởng của tiêu dùng hàng lâu bền: việc tiêu dùng hàng lâu bền thường được tài trợ bằng cách đi vay vì nó có giá trị lớn. Các nhà kinh tế lập luận rằng lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí của những khoản vay đó và như vậy khuýen khích tiêu dùng.
ảnh hưởng của tính lỏng: thị trường cổ phiếu cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng hàng lâu bền. Lập luận này tập trung vào tính lỏng của hàng lâu bền như nhà cửa, ôtô,… cá hàng hoá tiêu dùng lâu bền thường có tính lỏng thấp trong khi các tài sản tài chính lại có tính lỏng cao. Việc các cá nhân quyết định dành bao nhiêu của cải cho tiêu dùng hàng lâu bền, bao nhiêu để nắm giữ các tài sản tài chính phụ thuộc vào Bảng kết toán tài sản của anh ta. Nếu Bảng kết toán tài sản cho thấy một tình hình tài chính tốt, anh ta sẽ tiêu dùng nhiều hàng lâu bền hơn và ngược lại.
Buôn bán quốc tế:
Với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế và sự xuất hiện của tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng của tỷ giá tới xuất khẩu ròng tạo thành một cơ chế truyền động quan trọng. Khi lãi suất trong nước giảm, tiền gửi nội tệ trở nên kém hấp dẫn hơn tiền gửi ngoại tệ, dẫn đến cầu ngoại tệ tăng lên và đồng nội tệ xuống giá. Mức giá thấp hơn của đồng nội tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhậpkhẩu vì hàng hoá trong nước trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng hoá nước ngoài. Điều này làm xuất khẩu ròng tăng và tổng cầu tăng.
Tóm lại, mô hình MPS đã chỉ ra răng tiền tệ tực sự có một ảnh hưởng to lớn tới hoạt động kinh tế, song bên cạnh đó nó thừa nhận rằng còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới sự ổn định kinh tế, như lãi suất, tỷ giá,..
Quan điểm về tiền tệ của trường phái tiền tệ:
Chứng cứ trước dây của phái tiền tệ:
Đầu những năm 1960, M. Friedman dựa trên chứng cứ rút gọn đã đưa ra nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò quan trộng của tiền tệ đối với hoạt động kinh tế. Chứng cứ rút gọn của ông có thể chia làm hai loại: chứng cứ thời gian và chứng cứ thống kê.
Chứng cứ thời gian:
Chứng cứ thời gian của các nhà tiền tệ nhằm vào việc tỷ lệ tăng trưởng cung tiền tệ chuyển động như thế nào đối với chu kì kinh doanh. Họ phát hiện ra rằng trong mỗi chu kì kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng cung tiền tệ bao giờ cũng giảm xuống trước khi tổng sản phẩm giảm xuống. Từ đó, các nhà tiền tệ kết luận rằng tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ gây nên những biến động của chu kì kinh doanh.
Tuy nhiên, chứng cứ thời gian cũng như các chứng cứ rút gọn khác đều không loại bỏ được hiện tượng nhân quả ngược và nhân tó thứ ba. Chẳng hạn, mặc dù cung tiền tệ luôn giảm xuống trớc khi tổng sản phẩm giảm nhưng không thể kết luận chắc chắn cung tiền tệ đã gây ra những biến động của tổng sản phẩm. Rất có thể sự suy giảm trong cung tiền tệ ở chu kì này là do sự suy giảm của tổng sản phẩm ở chu kì trước tạo nên. hoặc có mộtnhân tố thứ ba, như chu kì sống của sản phẩm có thể cùng lúc tác động tới cung tiền tệ và tổng sản phẩm nhưng giữa tổng sản phẩm và cung tiền tệ không hề có mối liên hệ nào.
Chứng cứ thống kê:
Chứng cứ thống kê của cá nhà tiền tệ xem xét mối quan hệ giữa tiền tệ và tổng sản phẩm hoặc tổng chi tiêu bằng cách tiến hành các thử nghiệm thống kê hình thức. Trong khuôn mẫu học thuyết k, chi tiêu đầu tư và chi tiêu Chính phủ là nguyên nhân gây ra biến động trong tổng cầu, do vậy Friedman đã lập một biến số chi tiêu tự định (A) “theo kiểu của Keynes” bằng chi tiêu đầu tư công chi tiêu Chính phủ. Ông đã đặc trưng cho mô hình của Keynes bằng cách giả định rằng A phải tương quan cao độ với tổng chi tiêu Y, trong khi cung tiền tệ M thì không. Sau khi tiến hành các thử nghiệm, Friedman phát hiện ra rằng mô hình của các nhà tiền tệ đã thắng. Ông kết luận rằng cách phân tích của các nhà tiền tệ mô tả tổng chi tiêu một cách tốt hơn mô hình của Keynes.
Chứng cứ phức tạp hơn của các nhà tiền tệ – mô hình St. Louis:
Để khắc phục những nhược điểm của chứng cứ rút ngọn, cá nhà tiền tệ sau này đã phát triển mô hình St. Louis với ý định thử nghiệm 3 tình huống thường giúp những người theo Keynes bằng cách sử dụng một tiếp cận rút gọn phức tạp hơn. Ba tình huống này là: sự đáp lại của nền kinh tế đối với chính sách tài chính so với chính sách tiền tệ là: (1) vững mạnh hơn, (2) dễ dự đoán hơn và (3) nhanh hơn.
Mô hình St. Luois rút gọn như sau:
DYt = f(DMt, DMt-1, DMt-2,…, DFt, DFt-1, DFt-2,….)
trong đó DYt: th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35632.doc