Đề tài Cứu trợ xã hội và thực trạng ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu . 3

Phần 1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của cứu trợ xã hội . 4

1.1. Khái niệm . 4

1.2. Vai trò . 5

1.3. Mục tiêu . 6

Phần 2. Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội . 7

Phần 3. Đối tượng của cứu trợ xã hội . 7

3.1. Đối tượng . 7

3.2. So sánh đối tượng của cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội . 8

Phần 4. Các hình thức cứu trợ xã hội . 10

4.1. Cứu trợ xã hội thường xuyên 10

4.2. Cứu trợ xã hội đột xuất . 11

4.3. Cứu trợ xã hội bằng tiền . 12

4.4.Cứu trợ bằng hiện vật 12

4.5. So sánh các hình thức của cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội 12

Phần 5. Tài chính cứu trợ xã hội . 13

5.1. Nguồn tài chính . 13

5.2. Nguyên tắc của sử dụng nguồn tài chính . 14

5.3. Các biện pháp để huy động nguồn lực cứu trợ xã hội . 14

5.4. So sánh tài chính cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội . 14

Phần 6. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam . 16

6.1. Chính sách pháp luật . 16

6.2. Cứu trợ ở Việt Nam . 19

6.3. Giải pháp. 21

Kết luận 23

 

 

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8815 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cứu trợ xã hội và thực trạng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội - Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được cứu trợ xã hội khi cần thiết. Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có quyền sống, làm việc và hưởng thụ các thành quả của xã hội như các thành viên khác. Tuy nhiên có nhiều biến cố bất ngờ có thể xảy ra, do đó cần có sự trợ giúp từ cộng đồng. Đó chính là sự tôn trọng quyền con người của toàn xã hội đối với mọi cá nhân, thể hiện được thuộc tính của một xã hội văn minh. - Nhà nước là chủ thể chính thực hiện cứu trợ xã hội. Với bản chất nhân đạo và vai trò to lớn của cứu trợ xã hội, hầu hết các nước đều thừa nhận cần thiết phải tổ chức cứu trợ xã hội cho người dân. Nhà nước với pháp luật và nguồn ngân sách của mình định hướng và tổ chức việc thực hiện cứu trợ xã hội. Cụ thể là Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc phân bổ các nguồn lực và thu nhập, chi tiêu ngân sách cho các chương trình cứu trợ thường xuyên và đầu tư tập trung vào các cơ sở hạ tầng cũng như các hoạt động dịch vụ. - Xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội là xu hướng tất yếu hiện nay. Có thể thấy rằng, chỉ Nhà nước không thể đảm bảo đủ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để thực hiện cứu trợ xã hội. Do đó, Chính phủ phải làm cho công chúng nhận thức được lợi ích của việc hướng các nguồn lực khan hiếm vào người nghèo, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Chẳng hạn, bằng cách thực hiện tốt các chương trình việc làm ở khu vực nông thôn hoặc tổ chức việc di dân từ trung tâm thành phố ra các thành phố vệ tinh xung quanh. Nhờ đó, các vấn đề thất nghiệp, tệ nạn xã hội… sẽ được hạn chế. - Các đối tượng được cứu trợ xã hội phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng. Chính bản thân mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi địa phương cũng phải có ý thức nâng cao tính tự lực tự cường, phát huy để mọi nỗ lực để vươn lên. - Cứu trợ xã hội là cơ sở để phát triển xã hội bền vững. Tăng trưởng kinh tế đôi khi có những yếu tố làm hạn chế sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Chính vì vậy cứu trợ xã hội là chính sách xã hội quan trọng làm cơ sở để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Phần 3. Đối tượng của cứu trợ xã hội 3.1. Đối tượng Đối tượng được cứu trợ xã hội là những người hoặc nhóm người vì một lý do nào đó rơi vào hoàn cảnh yếu thế thiệt thòi hơn những người khác trong xã hội, cần có sự giúp đỡ, cứu tế từ Nhà nước và cộng đồng để đảm bảo cuộc sống bình thường. Như vậy, khi xem xét đối tượng được cứu trợ xã hội, cần phải nhìn nhận từ cả phương diện kinh tế và xã hội. Về phương diện kinh tế, đối tượng được cứu trợ là những người không may gặp rủi ro, khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống khiến cho mức thu nhập của họ thấp hơn nhiều so với mức sống tối thiểu chung của cộng đồng, thậm chí khiến cho cuộc sống của họ rơi vào tình trạng bị đe dọa. Về phương diện xã hội, đối tượng được cứu trợ là những người gặp bất hạnh trong cuộc sống cần có sự nâng đỡ, trợ giúp cả về vật chất và tinh thần, không phân biệt vị thế và thành phần xã hội, để đảm bảo cuộc sống bình thường, không bị gạt ra ngoài lề xã hội. Có thể nói, đối tượng được cứu trợ xã hội rất đa dạng, bao gồm: (1) Những người tàn tật trong cộng đồng, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hoặc chức năng biểu hiện dưới các dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng lao động. (2) Những người già yếu từ cộng đồng, chủ yếu là những người già cô đơn không nơi nương tựa, thiếu thốn về thu nhập và sinh hoạt. (3) Đối tượng tiếp theo là trẻ em, trẻ em là mầm non của đất nước, luôn được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận trẻ em rơi vào tình cảnh bất hạnh và dễ tổn thương. (4) Ngoài các nhóm đối tượng nên trên, còn có các đối tượng khác như người bị nhiếm HIV/AIDS, người lang thang xin ăn, những người nghiện hút ma túy, những người hoạt động mại dâm…nhất là trong thời kì kinh tế thị trường hiện nay, các tệ nạn xã hội đang có điều kiện thuận lợi để phát triển. (5) Ngoài các cá nhân yếu thế, dễ bị tổn thương trong cộng đồng thì đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội còn được xác định theo đơn vị hộ gia đình, chẳng hạn như hộ gia đình rất nghèo, các hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn. 3.2. So sánh đối tượng của cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội Giống nhau - Đều là những mảng chính sách xã hội trong hệ thống các chính sách của ASXH nhằm thực hiện mục tiêu tạo ra mạng lưới bảo vệ an toàn cho các thành viên trong xã hội khi gặp điều kiện rủi ro, yếu thế trong cuộc sống. - Hoạt động dựa vào nguồn quỹ tập trung hoặc quỹ thành phần. - Đều nằm dưới sự quản lý chính của Nhà nước. - Đều là hình thức thực hiện phân phối lại thu nhập trong xã hội. - Mọi người dân trong xã hội đều được tham gia bảo hiểm xã hội và có quyền được cứu trợ xã hội khi cần thiết. - Nội dung và phạm vi điều chỉnh của chính sách phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kì. Khác nhau Bảo hiểm xã hội Cứu trợ xã hội Đối tượng Thu nhập bị giảm hoặc mất của người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Thành viên gặp khó khăn, bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị tàn tật, già yếu…dẫn đến cuộc sống túng quẫn, không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu. Đối tượng hưởng Phạm vi hẹp: Những người tham gia bảo hiểm xã hội và người thứ ba. Phạm vi rộng: Những người gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Tính pháp lý Có tính pháp lý cao, được các nước luật hóa tương đối thống nhất trên cơ sở các khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Tính pháp lý luôn bị hạn chế do đối tượng rộng nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước. Đặc điểm - Người muốn được hưởng bảo hiểm xã hội thì phải có 2 yếu tố: Một là phải đóng góp phí bảo hiểm, hai là rủi ro phải xảy ra. - Hình thức trợ cấp: Chỉ bằng tiền. - Điều kiện được hưởng trợ cấp phức tạp. - Người được trợ cấp không nhất thiết phải tham gia hình thành nên quỹ. - Hình thức trợ cấp: bằng tiền, bằng hiện vật hay phương tiện. - Điều kiện được hưởng trợ cấp ít phức tạp. Tính chất - Mang tính chất bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. - Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ mang tính ổn định lâu dài và mang tính chủ động. - Ít mang tính bắt buộc, thiên về mảng nhân đạo và đạo đức. - Ít mang tính chủ động hơn, thường mang tính khẩn cấp. Vai trò của Nhà nước Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội thông qua luật pháp, nhưng không trực tiếp điều hành bảo hiểm xã hội. Nhà nước đóng vai trò chủ chốt và quan trọng nhất, định hướng cho cứu trợ xã hội. Phần 4. Các hình thức của cứu trợ xã hội 4.1. Cứu trợ xã hội thường xuyên Cứu trợ xã hội thường xuyên là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội giành cho các thành viên trong cộng đồng về điều kiện sinh hoạt trong thời gian dài hoặc trong suốt cuộc đời họ. Cứu trợ xã hội thường xuyên là sự giúp đỡ có tính lâu dài cho nhiều đối tượng hưởng khác nhau. Ở nước ta hiện nay, các đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên bao gồm: (1) Trẻ em mồ côi mất cả cha lẫn mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng.. (2) Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo. (3) Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. (4) Người tàn tật không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo. (5) Người mắc bệnh tâm thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết quả bệnh mãn tính, sống độc thân, không nơi nương tựa hoặc gia đình . (6) Người nhiễm HIV/ADIS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo. (7) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. (8) Hộ gia đình có từ 2 con trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ. (9) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, con đang đi học văn hóa, học nghề dưới 18 tuổi. Cụ thể là - Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên tối thiểu do xã, phường quản lý bằng 45.000 đồng/người/tháng. - Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tối thiểu tại cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước bằng 100.000 đồng/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 150.000 đồng/người/tháng. 4.2. Cứu trợ xã hội đột xuất Cứu trợ xã hội đột xuất (cứu tế) là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên trong cộng đồng khi gặp rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, nhằm giúp họ nhanh chóng vượt qua sự hẫng hụt, ổn định cuộc sống và sớm hòa nhập với cộng đồng. Thường xuất hiện trong các trường hợp thiên tai mất mùa, hoặc các biến cố. Đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội đột xuất thường là những cá nhân hoặc những hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai hoặc các lý do bất khả kháng khác, bao gồm: (1) Hộ gia đình có người chết, mất tích. (2) Hộ gia đình có người bị thương nặng. (3) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng. (4) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói. (5) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét. (6) Người bị đói do thiếu lương thực. (7) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc. (8) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú. Ví dụ: Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú được trợ cấp 5.000 đồng/người/ngày, nhưng không quá 15 ngày. 4.3. Cứu trợ xã hội bằng tiền Cứu trợ xã hội bằng tiền là việc thực hiện giúp đỡ dưới hình thức tiền mặt cho người được cứu trợ. Hình thức cứu trợ này có nhiều ưu điểm nhưng cũng có các hạn chế. Các khoản viện trợ bằng tiền tạo cơ hội cho người nhận có nhiều lựa chọn hơn và mang lại cho người nhận mức thỏa mãn cao hơn với bất kì một mức thu nhập nào so với cứu trợ bằng hiện vật. Song, mức cứu trợ bằng tiền được xác định như thế nào cho hợp lý không phải là điều dễ dàng. Ví dụ: Với các cá nhân, hộ gia đình gặp nạn do thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng, TP Đà nẵng sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng/người cho gia đình có người chết hoặc mất tích; 3 - 5 triệu đồng/hộ bị cháy, sập, trôi nhà và hộ phải di dời khẩn cấp. Nhà bị hư hỏng nặng, TP hỗ trợ 1,5 - 2 triệu đồng. 4.4.Cứu trợ bằng hiện vật Bên cạnh các khoản tiền cứu trợ, người được cứu trợ có thể nhận được cứu trợ bằng hiện vật. Đó là các vật phẩm, hàng hóa được cấp phát và các dịch vụ mà Nhà nước và cộng đồng xã hội trợ giúp. Ví dụ: - Các chương trình cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt bằng quần áo, thức ăn, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác. - Với các gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào hoàn cảnh thiếu đói, TP Đà Nẵng hỗ trợ 10 kg gạo/khẩu/tháng (hộ chính sách được 12kg/khẩu/tháng) trong thời gian tối đa 3 tháng. TP cũng sẽ hỗ trợ những người thiếu đói giáp hạt 8kg gạo/ tháng/ khẩu (hộ chính sách 10kg/ khẩu/ tháng) trong thời gian tối đa 2 tháng. 4.5. So sánh các hình thức của cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội - Giống nhau: Nhà nước là chủ thể chính thực hiện bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội. - Khác nhau: + Bảo hiểm xã hội: Hệ thống bảo hiểm xã hội mang tính chất chia sẻ rủi ro.Việc chi trả chế độ bảo hiểm xã hội chủ yếu căn cứ vào mức đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành với cơ chế đóng góp ba bên là chủ yếu. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội chủ yếu được thực hiện định kì. Phương tiện thanh toán chủ yếu là tiền. + Cứu trợ xã hội: Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được cứu trợ khi cần thiết. Đó là các biến cố bất ngờ khiến cho các cá nhân, các hộ gia đình có thể rơi vào tình trạng không thẻ tự lo liệu được cuộc sống bản thân và những người phụ thuộc hoặc rơi vào hoàn cảnh cực kì vất vả và khó khăn. Cứu trợ cã hội có hình thức thanh toán bằng cả tiền hoặc hiện vật. Phần 5. Tài chính cứu trợ xã hội 5.1. Nguồn tài chính Nguồn tài chính cứu trợ xã hội bao gồm: - Ngân sách nhà nước: Đây là nguồn tài chính chủ yếu của hoạt động cứu trợ xã hội. Bao gồm nguồn lực từ trung ương đến chính quyền địa phương. - Nguồn tài chính từ trong nhân dân: Bao gồm sự đóng góp hảo tâm của các cá nhân và gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội, của các doanh nghiệp trong cộng đồng. Đây là nguồn lực có tiềm năng lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào mức độ xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội. - Nguồn trợ giúp quốc tế: Quan trọng đối với các nước nghèo, sự giúp đỡ của các nước thường thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ thông qua các khoản vay ưu đãi, khoản viện trợ không hoàn lại, các dự án hỗ trợ phát triển… Nguồn tài chính cho hoạt động cứu trợ xã hội có một số đặc điểm sau: - Hoạt động cứu trợ xã hội có nguồn lực tài chính khá đa dạng. - Một số nguồn tài chính cứu trợ xã hội mang tính tự phát, gắn với hành động từ tâm cá nhân, các tổ chức viện trợ. - Việc hình thành nguồn tài chính cho hoạt động cứu trợ xã hội không ràng buộc với trách nhiệm của người được cứu trợ. - Nguồn tài chính cho hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ bằng tiền mà còn bằng hiện vật. - Nguồn tài chính cứu trợ xã hội dễ bị lợi dụng, sử dụng không đúng mục đích. 5.2. Nguyên tắc của sử dụng nguồn tài chính - Các nguồn tài chính được sử dụng để chi cho các khoản trợ cấp cứu trợ (cứu trợ thường xuyên và chi cứu trợ đột xuất) và chi cho công tác quản lý hoạt động cứu trợ. - Đảm bảo đúng đối tượng, đùng thời điểm, đáp ứng được mong mỏi của đối tượng được cứu trợ. - Cần đảm bảo tính hài hòa. - Xác định chi tiêu cho cứu trợ xã hội cần bao hàm cả giá trị thành tiền liên quan đến các khoản cứu trợ bằng hiện vật. 5.3. Các biện pháp để huy động nguồn lực cứu trợ xã hội - Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách thuế. - Đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, đầu tư bảo bệ môi trường, đầu tư về phòng trành thiên tai, cứu nạn. - Nguồn lực của Trung ương và địa phương phải sử dụng đúng mục đích và kế hoạch. - Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa cứu trợ xã hội bằng các biện pháp khác nhau: + Tuyên truyền phổ biến để người dân nâng cao được nhận thức trách nhiệm của mình + Lồng ghép các chính sách cứu trợ xã hội với các chương trình an sinh xã hội. - Giáo dục cho tất cả mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao hơn nữa hoạt động về vấn dề này. - Các những chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các tổ chức cá nhân tích cự tham gia hoạt động cứu trợ xã hội. - Nhà nước cũng như cơ quan các cấp các ngành phải làm tốt công tác hợp tác quốc tế, đây là cầu nối góp phần thực hiện cứu trợ xã hội. 5.4. So sánh tài chính cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội Giống nhau - Đảm bảo công bằng xã hội dựa trên cơ chế phân phối lại thu nhập. - Có sự tham gia của Ngân sách nhà nước và cơ chế nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc điều hành, quản lý và sử dụng quỹ. Khác nhau Bảo hiểm xã hội Cứu trợ xã hội Nguồn tài chính - Nguồn bắt buộc: + Người lao động + Người sử dụng lao động + Nhà nước + Nguồn khác: tiền lãi từ hoạt động đầu tư, các nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, giá trị các tài sản cố định của cơ quan bảo hiểm xã hội… - Nguồn tự nguyện: Chủ yếu hình thành do bên tham gia bảo hiểm xã hội đóng góp là chủ yếu. - NSNN - Nguồn từ cộng đồng dân cư: sự đóng góp của cá nhân, gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp… - Nguồn trợ giúp quốc tế. Đặc điểm - Không có mục tiêu lợi nhuận - Tính đa chủ thể - Tính công cộng - Có sự kết hợp giữa tính hoàn trả và không hoàn trả, giữa tính bắt buộc và tự nguyện. - Nguồn lực tài chính khá đa dạng - Một số nguồn tài chính mang tính tự phát - Việc hình thành nguồn không ràng buộc với trách nhiệm của người được cứu trợ - Chi bằng cả tiền và hiện vật - Nguồn tài chính cứu trợ xã hội dễ bị lợi dụng, sử dụng sai mục đích. Phương tiện Chủ yếu bằng tiền, ít bằng dịch vụ và hiện vật. Tồn tại song song các phương tiện khác nhau: tiền, dịch vụ, hiện vật… Thời gian hỗ trợ Đột xuất, thường xuyên. Đột xuất, thường xuyên, ngắn hạn, dài hạn. Sử dụng nguồn tài chính - Chi trợ cấp cho các chế độ bảo hiểm xã hội: ốm đau, thai sản, y tê, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động nghề nghiệp… - Chi phí cho bộ máy quản lý: lương, quản lý hành chính, mua tài sản cố định… - Chi đầu tư - Chi dự phòng - Chi khác: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định… - Chi các khoản trợ cấp cứu trợ: gồm chi cứu trợ thường xuyên và đột xuất - Chi cho công tác quản lý hoạt động cứu trợ: chi quản lý phương thức phân phối, chi cho hoạt động kiểm soát, báo cáo, lương cán bộ… Phần 6. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam 6.1. Chính sách pháp luật Từ xưa đến nay, hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta luôn được Nhà nước đặt lên hàng đầu và là phương sách quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển đất nước. Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng điều kiện khí hậu lại khắc nghiệt, nhiều thiên tai, bão lũ… khiến cuộc sống gặp khó khăn. Bên cạnh đó lịch sử đất nước trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt gây nên hậu quả nặng nề cho nhiều người, nhiều gia đình. Khi chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thì phát sinh tệ nạn xã hội, vấn đề phân hóa giàu nghèo, một bộ phận không nhỏ những người lao động trình độ hạn chế không thích ứng được với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường…Từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước đã xác định cứu trợ xã hội là một trong những cơ chế bảo vệ quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nước ta. Đó cũng là kết quả tất yếu của sự kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái cao đẹp của dân tộc, thể hiện sự liên kết gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác. Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn của đất nước, nhưng hoạt động cứu trợ ở nước ta vẫn ngày càng phát triển và đi vào ổn định. Nhà nước đã thực hiện cứu trợ xã hội cùng với sự tham gia đông đảo tầng lớp nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, các tổ chức NGO…Trách nhiệm chính về quản lý nhà nước đối với các hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta hiện nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ở nước ta, chính sách cứu trợ xã hội đã được thể chế hóa thành các quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động cứu trợ xã hội. Qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về cứu trợ xã hội ngày càng được hoàn thiện hơn. Hiện nay, điều chỉnh các hoạt động cứu trợ xã hội có các văn bản pháp luật chủ yếu sau: - Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; - Nghị định của Chính phủ số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; - Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; - Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội số 26/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH; - Thông tư liên tịch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập. - Nghị định của Chính phủ số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; - Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; - Nghị định của Chính phủ số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; - Thông tư của Bộ Nội vụ số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP. Ngoài ra, còn nhiều văn bản pháp luật khác khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác cứu trợ xã hội. So với quy định trước đây, cả đối tượng hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên và cứu trợ xã hội đột xuất đều được mở rộng một cách đáng kể. Từ chỗ có 4 nhóm đối tượng hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên và 7 nhóm đối tượng hưởng cứu trợ xã hội đột xuất theo Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 về chính sách CTXH và Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2000/NĐ-CP, nay đã có 9 nhóm đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên và 8 nhóm đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội đột xuất theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. Trong từng nhóm đối tượng đã được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây cũng có sự mở rộng bằng cách thêm đối tượng cụ thể trong nhóm hoặc giảm bớt những điều kiện cụ thể mà từng đối tượng phải đáp ứng. Có thể khẳng định đây là điểm tiến bộ lớn nhất của chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội hiện nay so với giai đoạn trước. Điều này phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta qua từng thời kỳ, song điều quan trọng hơn là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến công tác xã hội nói chung, công tác cứu trợ xã hội nói riêng ngày càng được khẳng định nhằm thực hiện mục tiêu đưa chính sách cứu trợ xã hội đến với mọi cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn, bất hạnh, tạo điều kiện tối đa để người dân tiếp cận với các chính sách xã hội một cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên, bên cạnh thành công đó thì quy định về đối tượng và điều kiện hưởng cứu trợ xã hội vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, như: - Độ bao phủ của chính sách cứu trợ xã hội chưa thực sự rộng khắp, chưa tạo điều kiện thật thuận lợi cho các đối tượng có nhu cầu tiếp cận được với sự bảo vệ của chính sách này, nhất là ở những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn. - Chưa có sự thống nhất giữa việc xác định đối tượng trẻ em (người dưới 16 tuổi) được hưởng cứu trợ xã hội với việc xác định độ tuổi của người lao động (người đủ 15 tuổi). Thiết nghĩ những người đã đủ 15 tuổi cần đi làm để tự nuôi sống bản thân, không nên đưa vào đối tượng hưởng cứu trợ xã hội, trừ trường hợp đặc biệt không thể đi làm kiếm sống. - Chưa có sự giải thích công bằng về điều kiện hưởng cứu trợ xã hội. Nhìn chung các đối tượng hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên điều kiện khá khắt khe, chưa kể việc có những đối tượng thực tế đủ điều kiện hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên nhưng vì sự thiếu thiện chí, công tâm hoặc vô trách nhiệm của những người làm công tác xét duyệt hồ sơ mà vô tình hay hữu ý đã gạt bỏ một lượng không nhỏ các đối tượng đủ điều kiện ra ngoài danh sách được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên của địa phương mình. Trong khi đó, điều kiện và thực tế thực hiện cứu trợ xã hội đột xuất lại khá dễ dàng, đại khái. 6.2. Cứu trợ ở Việt Nam Xác định cứu trợ xã hội là một trong những cơ chế bảo vệ quan trọng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến hoạt động cứu trợ. So với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam là nước có chương trình cứu trợ xã hội khá toàn diện, đa dạng từ các hoạt động tổ chức quyên góp và cứu trợ các trường hợp có thiên tai gây hại, ủng hộ bằng tiền hoặc hiện vật như gạo, thuốc men, quần áo, thực phẩm, vật liệu xây dựng nhà ở…;cứu trợ khẩn cấp bằng tiền, tài sản và giúp đỡ ổn định chỗ ở ban đầu cho nạn nhân dịch bệnh hoặc các thảm hoạ khác; bảo vệ, chăm sóc, dạy dỗ trẻ em tàn tật, tạo điều kiện để trẻ em tàn tật có thể tự lao động, nuôi sống bản thân, giúp ích cho gia đình, xã hội, sống hoà nhập bình đẳng với cộng đồng; giúp vốn, phương tịên phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ tài chính, vật chất trong khám bệnh, chữa bệnh, tặng quà, học bổng và các hình thức hỗ trợ thường xuyên khác… Có thể nêu ra một vài hoạt động cứu trợ đã được thực hiện như: Hỗ trợ 250 tỷ đồng giúp học sinh tiểu học vùng khó khăn Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em khó khăn (PEDC) cho biết: Ðể tăng cơ hội đến trường cho trẻ em ở 40 tỉnh khó khăn nhất cả cả nước, từ đầu năm học 2008 - 2009 đến nay, PEDC đã chi 250 tỷ đồng, hỗ trợ trực tiếp cho 2,15 triệu học sinh, mỗi em 32.000 đồng để mua các học phẩm tối thiểu: vở, bút,... với tổng số tiền là 68 tỷ đồng. - Giúp các trường học vùng khó khăn có đủ các vật dụng, trang thiết bị tối thiểu để tổ chức dạy và học, PEDC đã dành tám tỷ đồng hỗ trợ văn phòng phẩm cho 80 nghìn lớp học bậc tiểu học, mỗi lớp 100.000 đồng; dành75 tỷ đồng hỗ trợ Quỹ hỗ trợ nhà trường với mức tám triệu đồng cho trường chính và 2,8 triệu đồng cho điểm trường lẻ. Có tất cả 4.800 trường tiểu học và 17.500 điểm trường lẻ được nhận sự trợ giúp này. - Trẻ em dân tộc thiểu số (chưa biết, hoặc ít biết tiếng Việt) chuẩn bị vào lớp 1 năm học 2008 - 2009 được vào các lớp "chuẩn bị đến trường". PEDC đã tổ chức 5.000 lớp, chủ yếu tại các xã dân tộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên,... Trung bình mỗi lớp được hỗ trợ tám triệu đồng. - Bên cạnh đó mỗi học sinh được hỗ trợ trực tiếp bằng học phẩm: 20.000 đồng/em. Mỗi lớp được hỗ trợ văn phòng phẩm 200.000 đồng. Giáo viên được nhận phụ cấp hai tháng. Hỗ trợ tiền và gạo cho các địa phương bị ảnh hưởng bão số 6 đổ bộ năm 2008 Ngày 9-10, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1458/QÐ-TTg về việc trích 210 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách T.Ư năm 2008 và cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112158.doc
Tài liệu liên quan