Xã Dân Tiến của huyện Võ Nhai gồm 12 xóm. Theo kết quả điều tra năm 2004, dân số toàn xã là 6.080 người với 1.295 hộ. Mật độ dân số là 114 người/km2 với tổng số lao động là 3.085 người.
Trên địa bàn xã hiện có 6 dân tộc cùng sinh sống, gồm Kinh, Cao Lan, Tày, Nùng, Dao, H’Mông. Trong đó dân tộc Cao Lan chiếm số lượng đông nhất trong các dân tộc thiểu số của xã, tập trung ở 3 xóm Đồng Quán, Đồng Vòi, Làng Chẽ.
Kinh tế nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu.
41 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN, 2010. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Người hướng dẫn khoa học: ThS. LÊ THỊ THANH HƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC SỰ SỐNG --------------- --------------- NGUYỄN THỊ THUẬN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO GỒM CÁC PHẦN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN MỞ ĐẦU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN ĐẶT VẤN ĐỀ Xã Dân Tiến là một xã vùng cao của huyện Võ Nhai. Trong xã có 6 dân tộc, trong đó Cao Lan là dân tộc thiểu số chiếm số lượng đông nhất toàn xã. Từ rất lâu đời, người Cao Lan xã Dân Tiến đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây thuốc. Tuy nhiên, những kinh nghiệm quý báu đó đang dần bị mai một, đồng thời nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây đang đứng trước nhiều nguy cơ bị suy giảm. Điều này cho thấy cần phải thực hiện công tác nghiên cứu và qua đó làm cơ sở cho công tác bảo tồn, đó vừa là tính thực tiễn, vừa là tính cấp thiết của đề tài. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỞ ĐẦU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Điều tra và ghi chép lại những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và các bài thuốc dân gian chữa bệnh của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, qua đó làm cơ sở cho công tác bảo tồn. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM Nền y học cổ truyền của nước ta đã được hình thành qua quá trình lao động, sản xuất của 54 dân tộc anh em trong suốt quá trình lịch sử xây dựng đất nước. Trong đó, nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả cao. Và các kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đỗ Tất Lợi "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" Phạm Hoàng Hộ “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” Võ Văn Chi “Từ điển cây thuốc Việt Nam” CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC DÂN TỘC Công trình đầu tiên nhắc tới là của tác giả Nguyễn Thị Thường (1986) nghiên cứu về các loài cây ăn được của dân tộc Mường. Sau đó, vào năm 1993 có các công trình nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền – CREDEP về cây thuốc và bài thuốc gia truyền của các dân tộc thiểu số ở huyện Quảng Hà (Quảng Ninh), dân tộc Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan (Ninh Bình), dân tộc Dao ở vùng đệm VQG Ba Vì (Hà Tây), VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VQG Ba Bể (Bắc Kạn), huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), huyện Sa Pa (Lào Cai). TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC Ở BẢN ĐỊA Cũng từ 1993 đến nay, cây thuốc của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên mới được quan tâm nghiên cứu. Các công trình: Nghiên cứu về đa dạng sinh vật, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn Tài nguyên cây thuốc và Tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số ở huyện Phú Lương, huyện Phổ Yên của CREDEP Nghiên cứu cây thuốc đồng bào Tày huyện Định Hóa của tác giả Lê Thị Thanh Hương Nghiên cứu sự đa dạng nhóm cây có ích ở Phú Lương của nhóm tác giả Lê Ngọc Công KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Xã Dân Tiến nằm ở phía Nam của huyện Võ Nhai, cách trung tâm huyện 20km đường nhựa. Phía Bắc giáp với xã Tràng Xá, Phương Giao. Phía Tây giáp với xã Liên Minh Phía Đông giáp với các xã Phương Giao, Bình Long Phía Nam giáp với xã Xuân Lương của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 1.1. Vị trí địa lý Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Dân Tiến KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2. Địa hình địa mạo CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Xã Dân Tiến thuộc tiểu vùng III của huyện Võ Nhai, mang đặc điểm của địa hình vùng trung du miền núi Bắc bộ Hình 2.2. Địa hình khu vực nghiên cứu Xã có địa hình đồi núi thấp và đồi núi đất dốc Đất đai trong xã được dùng chủ yếu vào sản xuất Nông lâm ngư nghiệp KHU VỰC NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI Xã Dân Tiến của huyện Võ Nhai gồm 12 xóm. Theo kết quả điều tra năm 2004, dân số toàn xã là 6.080 người với 1.295 hộ. Mật độ dân số là 114 người/km2 với tổng số lao động là 3.085 người. Trên địa bàn xã hiện có 6 dân tộc cùng sinh sống, gồm Kinh, Cao Lan, Tày, Nùng, Dao, H’Mông. Trong đó dân tộc Cao Lan chiếm số lượng đông nhất trong các dân tộc thiểu số của xã, tập trung ở 3 xóm Đồng Quán, Đồng Vòi, Làng Chẽ. Kinh tế nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Đối tượng nghiên cứu: các loài thực vật được đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: 3 xóm Làng Chẽ, Đồng Quán, Đồng Vòi của xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Phỏng vấn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và bài thuốc gia truyền của người Cao Lan ở xã Dân Tiến. Tiến hành điều tra và thu mẫu thực địa ở khu vực nghiên cứu. Xác định tên khoa học và xây dựng Danh lục thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu. Phân tích và đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của khu vực nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục tiêu và nội dung đề ra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), bao gồm: Phương pháp kế thừa Phương pháp điều tra phỏng vấn Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và phân loại mẫu vật Phương pháp làm tiêu bản mẫu khô Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua quá trình điều tra và nghiên cứu những kinh nghiệm hiểu biết về nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan thuộc 3 xóm của xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã thu được những kết quả sau: Đa dạng các bậc taxon của các loài thực vật làm thuốc Đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống Vấn đề sử dụng cây thuốc của người dân tộc Cao Lan Các nhóm bệnh được người dân tộc Cao Lan chữa trị Những bài thuốc truyền thống và cách bào chế Những cây thuốc quý hiếm và nguy cấp cần được bảo vệ Tiêu bản mẫu khô CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. ĐA DẠNG CÁC BẬC TAXON CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã thu được hơn 150 mẫu thực vật bậc cao có khả năng làm thuốc chữa bệnh, thuộc 122 chi, 63 họ của 3 ngành thực vật. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ngành Mộc lan – Magnoliophyta là ngành có số lượng các họ, chi và loài làm thuốc lớn nhất trong khu vực nghiên cứu. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn ngành này để phân tích sâu hơn sự đa dạng của các taxon. Bảng 4.1. Số lượng họ, chi, loài ở 2 lớp trong ngành Mộc lan CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 4.2. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ 1.1. Sự đa dạng ở bậc họ CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Số họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu là 63 họ. Số lượng cụ thể phân bố như trong bảng 4.2 dưới đây: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 1.2. Đa dạng ở bậc chi Sự đa dạng ở bậc chi được thể hiện ở số loài trong 1 chi của một họ. Chúng tôi đã thống kê ra bảng 4.3 những chi có nhiều loài cây thuốc nhất: Bảng 4.3. Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2. SỰ ĐA DẠNG VỀ DẠNG SỐNG CỦA THỰC VẬT LÀM THUỐC CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Bảng 4.4. Sự đa dạng về dạng sống của cây thuốc Hình 4.2. Tỷ lệ các dạng sống của cây thuốc ở KVNC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Bảng 4.5. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống ở KVNC 3. Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hình 4.4. Phân bố của các loài cây thuốc theo môi trường sống CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Môi trường sống ở quanh làng bản Môi trường sống ở ven suối Môi trường sống ở rừng Môi trường sống ở đồi MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÂY THUỐC Ở KVNC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI DÂN TỘC CAO LAN 4.1. Sự đa dạng về các bộ phận sử dụng CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Bảng 4.6. Sự đa dạng tần số các bộ phận sử dụng Số lượng BPSD của cây thuốc tham gia chữa bệnh được chúng tôi thống kê trong bảng 4.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.2. Sự đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận khác nhau Bảng 4.7. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Hình 4.5. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 4.3. Đa dạng về cách chế biến cây thuốc của người Cao Lan Bảng 4.8. Sự đa dạng về cách chế biến cây thuốc của người Cao Lan KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Hình 4.6. Phân bố cách chế biến cây thuốc của người Cao Lan KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 5. Các nhóm bệnh được người dân tộc Cao Lan chữa trị Bảng 4.9. Sự đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị của người Cao Lan KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Hình 4.7. Phân bố số lượng các loài cây thuốc theo nhóm bệnh KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 6. NHỮNG BÀI THUỐC TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH BÀO CHẾ Chúng tôi đã ghi chép được rất nhiều bài thuốc chữa nhiều nhóm bệnh được người dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến sử dụng CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6.1. Những ông lang, bà mế được phỏng vấn Ông Đỗ Văn Chức – xóm Đồng Quán (chuyên chữa về bệnh đậu lào, lấy lá tắm đẻ) Ông Đàm Văn Cầm – xóm Đồng Quán (chuyên chữa bệnh liệt). Ông Đỗ Văn Lỵ – xóm Làng Chẽ (chuyên chữa các bệnh rắn độc cắn, thần kinh tọa). Bà Đỗ Thị Phúc – xóm Làng Chẽ (chuyên chữa các bệnh về sinh sản, phụ nữ, gan, thận, tim). Bà Trần Thị Đàn – xóm Làng Chẽ (chuyên chữa các bệnh về tim mạch, viêm gan, thận, á sừng, động kinh). Ông Đàm Văn Mùi – xóm Đồng Vòi (chuyên chữa các bệnh về gan, thận, não, u). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Ông Đỗ Văn Chức Ông Đàm Văn Mùi Ông Đàm Văn Cầm Bà Đỗ Thị Phúc Bà Trần Thị Đàn Ông Đỗ Văn Lỵ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 6.2. Một số bài thuốc đặc trưng Bài 1: Chữa cấm khẩu do bị cảm đột ngột (của ông Đỗ Văn Chức) Cây Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz) – BPSD: Lá, vỏ Hựt mâu (Zanthoxylum myriacanthum Wall. ex Hook.f.) – BPSD: Lá Tha pa pôn (Sambucus javanica Reinw. ex Blume) – BPSD: Thân Các bộ phận trên sắc đặc rồi bón cho bệnh nhân uống. Bài 2: Chữa rong huyết ở phụ nữ (của ông Đỗ Văn Lỵ ) Nhứ mán pạ (Sida rhombifolia L.) – BPSD: CC Nhứ slam slệp lơợc (Elephantopus scaber L.) – BPSD: CC Mèn béng (Clerodendrum cyrtophyllum Turcz) – BPSD: Thân Tha pa pôn (Sambucus javanica Reinw. ex Blume) – BPSD: CC Hom tây (Eryngium foetidum L.) – BPSD: CC Hom nhạu (Mentha aquatica L.) – BPSD: CC Các bộ phận trên rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô, sắc đặc uống. (Cũng có thể dùng tươi khi cần thiết) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Bài 3: Chữa động kinh (Bà Trần Thị Đàn) Mùi tàu làu (Fernandoa serrata (Dop) Steen.) – BPSD: Thân, lá Thoong lá lềnh (Ancistrocladus wallichii Planch.) – BPSD: Thân, lá Cờ xông (Allium fistulosum L.) – BPSD: CC Nam cằng (Randia spinosa (Thunb.) Poir.) – BPSD: Thân Cỏ xấu hổ (Mimosa pudica L.) – BPSD: CC Các bộ phận trên băm nhỏ, phơi khô, vừa sắc uống vừa tắm. Bài 4: Chữa hậu sản (Bà Đỗ thị Phúc) Mấu lởng (Antidesma walkeri (Tul.) Pax & Hoffm.) – BPSD: Thân Hạp nủm (Acorus calamus L.) – BPSD: CC Hầu pứng (Mallotus barbatus Muell.- Arg.) – BPSD: Thân Vạ mủi (Ardisia silvestris Pitard) – BPSD: Thân, lá Các bộ phận này đem băm nhỏ, phơi khô, sắc uống. Kiêng tanh, chua khi uống thuốc KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 7. NHỮNG CÂY THUỐC QUÝ HIẾM VÀ NGUY CẤP CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ Dựa vào SĐVN (phần II. Thực vật), Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chúng tôi đã thống kê những loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp cần được bảo vệ như trong bảng 4.10. Bảng 4.10. Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm và nguy cấp ở KVNC Số loài trong SĐVN: 1 loài (Ardisia silvestris Pitard) thuộc Myrsinaceae Theo Nghị định 32/NĐ-CP: 1 loài (Stephania rotunda Lour.) thuộc Menispermaceae KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 8. TIÊU BẢN MẪU KHÔ Hình 4.9. Tiêu bản mẫu khô Đã xác định tên khoa học được 136 mẫu cây thuốc. Số mẫu này được chúng tôi tiến hành trình bày trên giấy Duplex khổ 30 × 40 cm theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [26] Các tiêu bản mẫu khô đang được lưu giữ tại phòng thực hành Sinh học của Khoa Khoa học Sự sống KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN 1. Đã thu được 136 loài thực vật có khả năng làm thuốc chữa bệnh thuộc 122 chi, 63 họ của 3 ngành. Trong đó, cây thuốc quý hiếm và nguy cấp cần bảo vệ là 2 loài, chiếm 1,48 % tổng số loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 2. Ngành Mộc lan có 60 họ, 119 chi và 133 loài; ngành Dương xỉ có 2 họ, 2 chi, 2 loài và ngành Dây gắm 1 họ, 1 chi, 1 loài. Số họ thực vật làm thuốc là 63 họ. Có 3 họ nhiều loài nhất là: Euphorbiaceae, Asteraceae, Fabaceae. Ficus (Moraceae) là chi có nhiều loài nhất với 4 loài. 3. Dạng cây thuốc được người Cao Lan sử dụng nhiều nhất là cây bụi với 49 loài, cây thảo có 43 loài, gỗ nhỏ có 17 loài, dây leo có 17 loài. Các dạng sống khác chỉ từ 1 đến 5 loài. Nơi sống của cây thuốc chủ yếu ở quanh làng bản, bờ ao, bờ dậu. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 4. Trong sử dụng các bộ phận làm thuốc sử dụng 1 bộ phận có 66 loài; sử dụng 2 bộ phận có 46 loài; sử dụng cả cây là 19 loài; ít nhất là sử dụng 3 bộ phận có 5 loài. Có 76 loài dùng lá chữa bệnh; 63 loài dùng thân để chữa bệnh; dùng rễ có 18 loài; vỏ có 8 loài; hạt có 4 loài; hoa có 2 loài; quả 1 loài; nhựa có 1 loài. 5. Cách chế biến thuốc chủ yếu của người Cao Lan là dùng tươi, với 91 loài. Cách chế biến khô áp dụng cho 81 loài. Đã thống kê được 82 bài thuốc có tính thực tiễn cao, chữa trị cho 18 nhóm bệnh khác nhau. 6. Đã trình bày được 136 tiêu bản mẫu khô các loài cây thuốc của người Cao Lan, xã Dân Tiến. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ĐỀ NGHỊ 1. Cần tiếp tục mở rộng khu vực điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc để có kế hoạch bảo tồn và phát triển cho tương lai. CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN 2. Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả của các loài cây thuốc và bài thuốc mà đồng bào dân tộc Cao Lan sử dụng. 3. Với những loài cây thuốc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, cần có kế hoạch phục hồi, phát triển và bảo vệ nghiêm ngặt để sử dụng lâu dài và bền vững. HÌNH ẢNH VỀ CÂY THUỐC CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN Hau dần (Bauhinia khasiana Baker) HÌNH Ảnh MỘT SỐ CÂY THUỐC Ở KVNC Mạng mùi đông (Schefflera kornasii Grushv. & N. Shvorts.) Cờ mạc ham (Phyllanthus emblica L.) Xà cạy xinh (Dendrophthoe pentandra [L.] Blume in Schult. f.) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN HÌNH Ảnh MỘT SỐ CÂY THUỐC Ở KVNC Mạng na (Kadsura coccinea (Lem.) A. C. Smith) Kói lởng (Musa sanguinea Hook.f.) Hau vạ (Clematis loureiriana DC.) Vạ mủi (Ardisia silvestris Pitard) (Sách đỏ Việt Nam) CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN - VÕ NHAI – THÁI NGUYÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.ppt