Thứ nhất, trong quá trình vận hành kết quả đầu tư, các doanh nghiệp nên tận dụng tối đa những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, không thể coi đó như là công cụ bảo hộ cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động lâu dài. Các doanh nghiệp phải tự thân vận động, biết cách nhận biết khai thác cơ hội và sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. cần có những biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do biến cố bất thường xảy ra như thiên tai, hoả hoạn, trượt giá trên thị trường nguyên vật liệu hay thị trường sản phẩm.
Thứ hai, hoạt động đầu tư cần được tiến hành theo các kế hoạch, chiến lược trong từng giai đoạn đầu tư đã được vạch trước, tránh nôn nóng mà chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không tính đến lợi nhuận lâu dài và khả năng thành công của dự án. Các kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn phải được thống nhất trên cơ sở nhằm đạt được mục tiêu của dự án, rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc, quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với sản phẩm sử dụng nguyên nhiên liệu có thể gây ô nhiễm môi trường cần phải nhận dạng, xác định phạm vi của các tác động môi trường có thể có; từ đó có các biện pháp khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến môi trường, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh cũng như đối với người tiêu dùng. Ví dụ, việc khai thác mỏ ở thượng lưu có thể làm thay đổi lưu lượng và chất lượng nước ở hạ lưu, điều đó lại tiếp tục ảnh hưởng đến thuỷ sản và nông nghiệp.
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt các đặc điểm này trong công tác chuẩn bị, thực hiện và vận hành kết quả đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá trình thực hiện.
3.3. Quá trình vận hành kết quả đầu tư
Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác vận hành kết quả đầu tư được thể hiện ở chỗ:
Có giải pháp tạo vốn và huy động vốn phù hợp, sử dụng công nghệ ứng với lượng vốn sẵn có, xác định mức thu hồi vốn và lãi suất hàng năm. Dự đoán chính xác vòng luân chuyển của vốn sẽ đảm bảo tính liên tục cho hoạt động của dự án, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, tạo điều kiện nhanh chóng mở rộng sản xuất.
Xây dựng kế hoạch phát triển, có cơ chế và phương pháp dự báo khoa học nhằm hoạch định bước đi cho phù hợp trong từng giai đoạn. Mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau cần một chiến lược khác nhau, trong giai đoạn đầu có thể không đủ tiềm lực tấn công mảng thị trưòng này, nhưng sang giai đoạn sau, khi cơ hội đến, chủ đầu tư có thể tiến hành vay vốn, mở rộng sản xuất để đưa sản phẩm vào chiếm lĩnh thị trường đó. Điều quan trọng là phải dự đoán và nắm bắt thời cơ để có thể tạo ra những bước nhảy vọt trong suốt quá trình tồn tại của dự án.
Quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa kết quả đầu tư vào sử dụng cũng là một trong những yêu cầu để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tránh hao mòn vô hình.
Hoạt động tối đa công suất, chú ý yếu tố độ trễ thời gian. Trong thời gian đầu khi đưa vào hoạt động, không thể nôn nóng mong muốn có lãi ngay được, mà chủ đầu tư cần phải tính toán chi tiết từng chu kỳ hoạt động của dự án. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà có thể là từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Chính vì thế chất lượng công tác quản lý hoạt động đầu tư cần phải được nâng cao nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của cả doanh nghiệp.
Nói tóm lại, trong suốt chu kỳ của dự án, chủ đầu tư cần phải nhận thức sâu sắc những đặc điểm vốn có của đầu tư phát triển. Từ đó có những giải pháp, kế hoạch thật phù hợp để giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả cao nhất. Nhiều khi chỉ vì sai phạm ở một khâu nào đó có thể dẫn đến đổ bể cả một dự án, gây tổn thất lớn cho chủ đầu tư và các bên liên quan. Nếu quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển thật kỹ lưỡng, trên cơ sở đó có những chính sách, hướng giải quyết vấn đề phù hợp thì chắc chắn sẽ mang lại thành công cho cả dự án.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐTPT VÀ TÌNH HÌNH QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐTPT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
I. Thực trạng ĐTPT ở Việt Nam
Kể từ khi chinh thức mở cửa nền kinh tế đến nay, nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: khống chế được lạm phát; kinh tế tăng trưởng liên tục, ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực… Những thành tựu đạt được này là do đường lối kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước, huy động sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như nghị quyết đại hội Đảng VIII đã đề ra.
1. Thực trạng huy động vốn đầu tư
Trong những năm gần đây nguồn vốn đầu tư chủ yếu của nước ta vẫn là từ nguồn vốn trong nước, chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư. Trong các nguồn vốn đầu tư trong nước thì vốn từ ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 53.7%. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 22.5% trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17.1%, vốn tín dụng của Nhà nước chiếm ti trọng 14.1%.
Vốn ngân sách Nhà nước gia tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm ti trọng cao trong các nguồn vốn đầu tư phát triển. Chúng ta có được kết quả này là do quy mô ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, nhờ mở rộng các nguồn thu khác nhau mà chủ yếu là từ thuế và phí (chiếm 90%), trung bình tăng 17%/năm. Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách Nhà nước bình quân đạt 23.5%. Tỷ lệ đầu tư phát triển trong tổng ngân sách nhà nước đạt khoảng 29.7%.
Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách thì vốn từ tín dụng đầu tư của Nhà nước cũng có những chuyển biến tiến bộ, tuy nhiên trong những năm gần đây nguồn vốn này giảm dần qua các năm do chúng ta chủ trương thu hẹp đối tượng cho vay, hạn chế cho vay theo dự án và đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Trong cả giai đoạn 1995 - 2006 quy mô vốn tín dụng của Nhà nước đạt khoảng 215.2 nghìn tỉ đồng, trong đó vốn tín dụng của Nhà nước chiếm khoảng 9.8% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Đặc điểm nổi bật của đầu tư trong nước trong giai đoạn 1995 - 2006 là sự tăng lên mạnh mẽ từ đầu tư của khu vực tư nhân. Vốn đầu tư trong nước giai đoạn này là 382.7 tỉ đồng, tốc độ tăng là 12.1%/năm. Thêm nữa, có thể thấy trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1995 - 2006, vốn tư nhân và dân cư chiếm tỉ trọng cao nhất. Nó cho thấy đây thực sự là nguồn vốn có thể khai thác với khối lượng đáng kể của nền kinh tế. Theo điều tra, tổng giá trị tiết kiệm có trong hộ gia đình khoảng 71.995 tỉ đồng, trong đó 65.617 tỉ đồng có khả năng huy động thực tế và khoảng 10.788 tỉ đồng là tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, nên được coi là đã huy động, phần còn lại là tiền mặt, kim khí quý và một phần bất động sản chưa huy động. Thực tế thì nguồn tiền tiết kiệm trong dân mới được khai thác tương đối ít, còn phần lớn thì vẫn nằm chết dưới các hình thức cất trữ. Theo điều tra ước tính của Bộ Kế hoạch đầu tư và Tổng cục thống kê năm 2007, nguồn vốn trong dân hiện có khoảng 8 tỉ USD. Nhưng chỉ có khoảng 19% nằm dưới dạng đầu tư (nhưng đa phần là đầu tư ngắn hạn), còn lại vẫn nằm dưới dạng cất trữ.
Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
Tổng số
Chia ra
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Giá thực tế
Tỷ đồng
1995
72447
30447
20000
22000
1996
87394
42894
21800
22700
1997
108370
53570
24500
30300
1998
117134
65034
27800
24300
1999
131171
76958
31542
22671
2000
151183
89417
34594
27172
2001
170496
101973
38512
30011
2002
200145
114738
50612
34795
2003
239246
126558
74388
38300
2004
290927
139831
109754
41342
2005
343135
161635
130398
51102
2006
398900
185100
150500
63300
Gía so sánh 1994
Tỷ đồng
1995
64685
27185
17857
19643
1996
74315
36475
18537
19303
1997
88607
43801
20032
24774
1998
90952
50498
21586
18868
1999
99855
58585
24012
17258
2000
115109
68089
26335
20685
2001
129460
77421
29241
22797
2002
147993
86677
35134
26182
2003
166814
95471
42844
28499
2004
189319
105082
53535
30702
2005
213931
115196
62842
35893
2006
239813
125413
72120
42280
Nguồn: www.gso.gov.vn (trang web của Tổng cục thống kê)
Để gia tăng vốn cho đầu tư phát triển, chính phủ thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ từ năm 2003. Vốn huy động năm 2003 là 8.1 nghìn tỉ đồng, năm 2004 là 6.5 nghìn tỉ đồng (khoảng 0.5 nghìn tỉ đồng là huy động bằng ngoại tệ nước ngoài) và đạt được khoảng 13.1 nghìn tỉ đồng (khoảng 5 nghìn tỉ đồng là huy động bằng ngoại tệ) vào năm 2006. Tính chung cho cả giai đoạn 1995 - 2006 vốn huy động bằng phát hành trái phiếu chính phủ là khoảng 27.9 nghìn tỉ đồng, huy động trong nước khoảng 22.4 nghìn tỉ đồng, chiếm 1.8% trong tổng vốn đầu tư phát triển. Nói chung vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 1995 - 2006 mới đạt quy mô chưa đáng kể so với các nguồn huy động vốn khác.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật và cơ chế chính sách với mục đích khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài mang vốn, công nghệ, kĩ năng quản lý hiện đại vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Chúng ta cố gắng tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài là tương đối khả quan, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Trong giai đoạn 1995 - 2006, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng gần 30% tổng vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế. Ngoài các nguồn vốn chủ yếu là ODA và FDI, vào Việt Nam còn có lượng vốn mà các doanh nghiệp tự đi vay nước ngoài hoặc vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ ra nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cũng chỉ mới phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài nên các nguồn vốn này còn chưa đáng kể.
Thu hút nguồn vốn ODA trong thời gian qua đạt thành tựu quan trọng. Tổng mức ODA các nhà tài trợ cam kết cho nước ta trong giai đoạn 1995 - 2006 ước đạt 31 tỉ USD, trong đó các khoản viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15-20%. Nguồn vốn ODA đã được giải ngân tính đến năm 2006 đạt khoảng 15.5 tỉ USD, chiếm khoảng 50% giá trị ODA cam kết tài trợ, trong đó 80% nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn lại là chi cho sự nghiệp. Tốc độ giải ngân là 11.3%. Hiện nay, có 25 nhà tài trợ song phương, 14 tổ chức tài trợ đa phương và trên 350 NGO hoạt động tại Việt Nam. Ba nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam là Nhật Bản (chiếm 40%), ADB và WB.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 – 2006
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
Trong đó: Vốn pháp định
Tổng số
Chia ra
Nước ngoài góp
Việt Nam góp
Tổng số
8266
78248.2
34945.4
29613.7
5331.7
37271.7
1988 - 1990
211
1602.2
1279.7
1087.3
192.4
1991 - 1995
1409
17663.0
10759.0
8605.5
2153.5
6517.8
1996 - 2000
1724
26259.0
10921.8
8714.5
2207.3
12944.8
2001 - 2005
3935
20720.2
7310.1
6878.1
432.0
13852.8
2006
987
12003.8
4674.8
4328.3
346.5
3956.3
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Nguồn: www.gso.gov.vn (trang web của Tổng cục thống kê)
Thu hút FDI trong giai đoạn từ 1995 - 2006 cũng đạt kết quả tích cực. Kết quả huy động vốn FDI khoảng 298.4 nghìn tỉ đồng, tương ứng khoảng 19.5% nguồn vốn đầu tư phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vốn FDI bị sụt giảm mạnh sau cơn bão tài chính ở châu Á năm 1997. Tuy nhiên, huy động FDI có xu thế phục hồi trong những năm gần đây. Trong số 64 nước đầu tư tại Việt Nam, các nước châu Á chiếm trên 76% số dự án và trên 70% số vốn đăng kí, trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông chiếm trên 60% số dự án và số vốn đăng kí, còn các nước EU chiếm khoảng 16% về số dự án và 24% số vốn đăng kí, Hoa Kì chiếm khoảng 19.5% số dự án và 2.7% số vốn đăng kí.
Bên cạnh ODA và FDI thì một lượng vốn không nhỏ được chuyển vào nước ta là kiều hối của bà con Kiều bào ở nước ngoài chuyển về hàng năm. Lượng kiều hối năm 2006 là 4.5 tỉ USD và năm 2007 ước đạt khoảng 8 tỉ USD. Đây là một lượng bổ sung khá quan trọng cho vốn đầu tư phát triển trong nước và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình.
Ngoài các nguồn vốn trên thì còn một lượng vốn vay của nước ngoài. Tuy nhiên, lượng vốn này không đáng kể, chỉ đạt khoảng 50 nghìn tỉ đồng. Lượng trái phiếu chính phủ phát ra nước ngoài bằng ngoại tệ khoảng 5.5 nghìn tỉ đồng.
Nhìn chung, với nhu cầu đầu tư mạnh mẽ hiện nay, cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển với 7 nguồn chủ đạo này là khá khiêm tốn. Nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn nhưng chưa có phương thức huy động thích hợp. Điều này đòi hòi chúng ta phai đa dạng các kênh và các hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển.
2. Đầu tư phát triển tài sản vật chất và tài sản vô hình.
2.1. Đầu tư phát triển tài sản vật chất
Nguồn vốn đầu tư phát triển trong những năm qua được phân bổ hợp lí hơn và có nhiều cải thiện đáng ghi nhận. Vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước trong giai đoạn này đã tập trung nhiều cho các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, trong đó đẩu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm khoảng 26.5%, công nghiệp chiếm khoảng 27.7% . Vốn ngân sách Nhà nước được ưu tiên đầu tư cho những điạ bàn trọng điểm nhưng cũng được huy động hợp lý cho các địa phương còn khó khăn, có nguồn thu quá thấp và các tỉnh chậm phát triển. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã tập trung hỗ trợ cho các chương trình kinh tế lớn của Nhà nước, các dự án trọng điểm quốc gia: Chương trình kiên cố hoá kênh mương, đường giao thông nông thôn, chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long, chương trình phát triển đội tàu biển Việt Nam, chương trình đóng mới toa xe đường sắt, các dự án thép, dệt may, các dự án phát triển cơ cấu hạ tầng …Cơ cấu nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong giai đoạn 2001-2005 như sau: Cho vay các dự án thuộc ngành công nghiệp xây dựng chiếm 52.2%, các dự án thuộc ngành nông lâm thuỷ sản 15.7%, các dự án thuộc ngành giao thông vận tải, bưu điện 27.8%, các dự án khác chiếm khoảng 4.3%. Trong thời gian qua, Quỹ hỗ trợ phát triển đã đẩy mạnh thực hiện việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được thực hiện từ năm 2003. Quỹ đã thực hiện giao kế hoạch vốn đầu tư đến từng công trình, dự án, nên thủ tục nhanh hơn, điều hành linh hoạt hơn, bố trí vốn phù hợp với yêu cầu thực tế.
Do đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước tập trung chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của đất nước và được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Hiện nay nước ta có khoảng 3572 doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp này nắm giữ hầu hết các nguồn lực trong xã hội, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn của các chúng lại không cao.
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
86677
95471
105082
115196
125413
Nông nghiệp và lâm nghiệp
6424
7480
7006
7852
7832
Thủy sản
701
787
369
405
580
Công nghiệp khai thác mỏ
5648
7834
9680
9916
10543
Công nghiệp chế biến
14776
14110
9762
11132
11422
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
14836
15400
18578
20319
23916
Xây dựng
4450
4823
4786
5256
5891
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy , đồ dùng cá nhân và gia đình
4014
3077
2104
1957
2613
Khách sạn và nhà hàng
651
1204
444
487
512
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
19490
19852
23565
27088
28355
Tài chính, tín dụng
160
865
487
535
589
Hoạt động khoa học và công nghệ
301
631
1012
1055
1718
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
673
896
1538
1497
1596
QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc
2321
3358
6207
6932
8038
Giáo dục và đào tạo
3273
4175
6176
6195
6714
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
1832
2361
4069
3935
4053
Hoạt động văn hóa và thể thao
1938
2676
2868
2892
3313
Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
249
237
460
433
693
HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác
4941
5703
5970
7310
7034
Nguồn: www.gso.gov.vn (trang web của Tổng cục thống kê)
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã được triển khai có hiệu quả. Trong giai đoạn 2001-2005, đã cổ phần hoá được 2378 doanh nghiệp Nhà nước. Luật doanh nghiệp Nhà nước đã được sửa đổi theo hướng phù hợp và phát huy tính năng động cho từng doanh nghiệp, đã hướng các doanh nghiệp Nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực mà thành phần kinh tế khác không được phép hoặc không muốn đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế này.
Một vấn đề cần được bàn đến, đó là hiệu quả trong phân bổ nguồn lực sẽ quyết định kết quả của nền kinh tế, và rộng hơn, quyết định sự phát triển của xã hội. Việt Nam và Trung Quốc có cùng một vấn đề - đó là để đạt mục tiêu tăng trưởng, hai nước đều phải duy trì một tỷ lệ đầu tư rất cao. Thế nhưng rất nhiều khoản trên danh nghĩa được phân loại là đầu tư nhưng trên thực tế lại là những khoản tiêu dùng trá hình. Tham nhũng và lãng phí trong nhiều dự án đầu tư của Nhà nước và của các doanh nghiệp Nhà nước làm dòng vốn thay vì phải chạy vào các dự án đầu tư thì lại chạy vào tiêu dùng tư hay túi cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều dự án của Nhà nước do không được hoạch định cẩn thận nên suất sinh lợi không cao. Nếu những khoản đầu tư này được tài trợ bởi tiền tiết kiệm trong nước thì nó sẽ làm mất cơ hội sinh lợi của các đồng tiết kiệm này ở các dự án khác. Còn nếu chúng được tài trợ thông qua các khoản vay nước ngoài thì nó sẽ tạo ra những nghĩa vụ trả nợ, được thực hiện từ nguồn tiền xuất khẩu, bán dầu lửa, cà phê, gạo, cao su và những hàng hóa khác trong tương lai. Trên nguyên tắc, những dự án này phải thúc đẩy được sản xuất và xuất khẩu. Trong trường hợp yêu cầu này không đạt được thì nó lại trở thành gánh nặng cho sự phát triển trong tương lai. Đây là một đặc điểm của các nền kinh tế ở Đông Nam Á vì những nước này đều cần đến một tỷ lệ đầu tư rất cao để có thể duy trì được một mức tăng trưởng vừa phải.
Bảng so sánh ICOR
Nước
Giai đoạn
Tăng trưởng GDP (%/năm)
Tổng đầu tư (% củaGDP/năm)
ICOR
Hàn Quốc
1961-80
7,9
23,3
3,0
Đài Loan
1961-80
9,7
26,2
2,7
In-đô-nê-xia
1981-95
6,9
25,7
3,7
Ma-lay-xia
1981-95
7,2
32,9
4,6
Thái Lan
1981-95
8,1
33,3
4,1
Trung Quốc
2001-06
9,7
38,8
4,0
Việt Nam
2001-06
7,6
33,5
4,4
Nguồn: www.worldbank.com.vn (Ngân hàng thế giới)
Một số người cho rằng việc hệ số ICOR ở Việt Nam cao là điều không thể tránh khỏi vì Việt Nam như một nền kinh tế “mới lớn”, phát triển rất nhanh và vì vậy cần nhiều đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ v.v. Quan điểm này dẫn chứng một thực tế là tuy hệ số ICOR của Việt Nam có cao nhưng cũng chỉ ở mức xấp xỉ với Trung Quốc - một nước đang phát triển nhanh nhưng vẫn còn nghèo như Việt Nam - là điều bình thường. Lập luận này không chuẩn xác ở một số khía cạnh. Đầu tiên, lập luận này bỏ qua một thực tế là ở giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam, đầu tư của các nước Đông Á hiệu quả hơn Việt Nam rất nhiều. Vào những năm 1970 khi Hàn Quốc bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp nặng, đóng tàu và hóa chất - những ngành đòi hỏi đầu tư lớn - thì hệ số ICOR của nước này cũng chỉ ở mức trên dưới 3. Thứ hai, việc so sánh với Trung Quốc cũng không hoàn toàn thích hợp. Mặc dù cũng là một nước đang phát triển nhưng Trung Quốc đã đi trước Việt Nam gần 1 thập kỷ, và do vậy đáng lẽ ra hệ số ICOR của Việt Nam phải thấp hơn của Trung Quốc mới phải vì một nước càng giàu thì ICOR lại càng có xu hướng tăng. Đấy là chưa nói đến một thực tế là đầu tư của Trung Quốc cũng không thực sự hiệu quả, và vì vậy không nên được coi là một hình mẫu để noi theo và so sánh.
Đối lập với tính kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư Nhà nước, vốn đầu tư của tư nhân và dân cư lại được đánh giá là nguồn vốn có hiệu quả cao và rất năng động Trong mười năm trở lại đây, phạm vi đầu tư của khu vực này cũng được mở rộng đáng kể. Hiện nay, khoảng 42.7% vốn đầu tư được sử dụng trong khu vưc thương mại, 31.4% trong công nghiệp và xây dựng, 3.9% trong nông nghiệp và 21.9% trong các dịch vụ khác và kinh doanh chung. Khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp đã mở rộng hoạt động đầu tư trong các ngành, lĩnh vực mà luật pháp không cấm, hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên, phân bổ nguồn vốn này còn chênh lệch lớn giữa các địa phương, khối lượng chủ yếu vẫn dành cho các vùng kinh tế trọng điểm.
Đóng góp với tỉ trọng nhỏ nhất tổng vốn đầu tư trong nước nhưng vốn huy động thông qua trái phiếu chính phủ lại có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia trong các lĩnh vực như: giao thông, thuỷ lợi… Việc bố trí sử dụng vốn trái phiếu chính phủ được thực hiện theo quy định cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chương trình đầu tư của chính phủ.
Tổng mức vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003-2010 khoảng 110 nghìn tỉ đồng. Bố trí vốn cho các dự án đầu tư theo nghị quyết 33/2004/QH11 khoảng 16 nghìn tỉ đồng, các dự án giao thông thuỷ lợi và tái định cư khoảng 14 nghìn tỉ đồng, các dự án trong các Quyết định 182/2003, 286/2004,252/2004 của Thủ tưóng chính phủ khoảng 76 nghìn tỉ đồng. Các dự án được đầu tư vốn như cải tạo và nâng cấp quốc lộ số 6 đoạn từ thị xã Hoà Bình đi thị xã Sơn La, dự án làm mới đường Hồ Chí Minh, dự án di dân chuẩn bị cho công trình thuỷ điện Sơn La, dự án di dân thuỷ điện Na Hang - Tuyên Quang…
FDI là nguồn vốn sử dụng khá hiệu quả. Từ năm 1995 đến nay, có gần 6000 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt gần 50 tỉ USD (chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng - chiếm khoảng 66.9% về số dự án và 57.2% về vốn đăng kí). Các dự án FDI tập trung chủ yếu ở vủng kinh tế trọng điểm phía Nam với 56% tổng vốn đăng ký. Nhiều dự án đầu tư hiệu quả đang tiếp tục tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất, riêng số vốn bổ sung trong 4 năm 2001-2004 đã đạt gần 4 tỉ USD chiếm 47.6% tổng số vốn đăng ký. Tuy nhiên các dự án FDI vẫn còn nhỏ về quy mô vốn, ít dự án đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, phụ tùng… cho nên dự án FDI còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu. Số dự án đầu tư vào công nghệ cao còn ít.
Như vậy, trong các nguồn vốn đầu tư phát triển trong những năm gần đây chủ yếu tập trung đầu tư vào tài sản hữu hình. Trong đó nguồn vốn của dân cư, tư nhân và nguồn FDI là nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhất. Nguồn vốn của Nhà nước là nguồn vốn còn nhiều hạn chế trong phân bố và sử dụng. Hiệu quả sử dụng vốn này trong thời gian qua có những cải thiện nhưng nhìn chung chưa đạt được như mong muốn. Tính không hiệu quả của nguồn vốn này bắt nguồn từ sự bao cấp của Nhà nước, sự thiếu chặt chẽ trong quản lý sử dụng nguồn vốn nhà nước, tình trạng dàn trải, thất thoát và lãng phí, tiêu cực không đáng có trong đầu tư.
2.2. Đầu tư tài sản vô hình
Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế là những yêu cầu cao hơn về nguồn nhân lực. Ngày nay, tỉ trọng các ngành công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng nâng cao, do đó đòi hỏi chúng ta phải có nguồn nhân lực nắm bắt được các quá trình công nghệ, điều khiển được các dây chuyền sản xuất do công nghệ ngày càng tiến bộ vượt bậc. Để phù hợp với yêu cầu đó, đầu tư cho nguồn nhân lực trong thời gian qua đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính phủ ta cũng như trong các doanh nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua một số hoạt động đầu tư sau:
Số trường học, số lớp học phổ thông tại thời điểm 30/9/2007
1999 - 2000
2000 - 2001
2001 - 2002
2002 - 2003
2003 - 2004
2004 - 2005
2005-2006
2006-2007
Trường học (Trường)
24012
24692
25225
25825
26352
26817
27227
27593
Tiểu học
13517
13859
13903
14163
14346
14518
14688
14834
Trung học cơ sở
7417
7741
8096
8396
8745
9041
9383
9635
Trung học phổ thông
1101
1258
1396
1532
1664
1828
1952
2044
Phổ thông cơ sở
1316
1189
1265
1197
1143
1034
889
773
Trung học
661
645
565
537
454
396
315
307
Lớp học (Nghìn lớp)
501.2
509.6
518.4
522.2
520.9
519.7
508.7
501.2
Tiểu học
322.4
320.1
314.5
308.8
299.4
288.9
276.6
270.2
Trung học cơ sở
139.5
144.4
153.7
161.3
165.7
170.9
167.5
163.8
Trung học phổ thông
39.3
45.1
50.2
52.1
55.8
59.9
64.6
67.2
Nguồn: www.gso.gov.vn (trang web của Tổng cục thống kê)
Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức: Giáo dục nghề nghiệp đã được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Năm 2006 quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn và ngắn hạn đã tăng hơn 3 lần, tuyển sinh THCN tăng 2.67 lần so với năm 1998. Dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề cho nông dân được mở rộng. Số trường dạy nghề và các trường THCN tăng. Đến nay, hầu hết các tỉnh đều có trường dạy nghề, bước đầu phát triền các trường dạy nghề thuộc ngành kinh tế mũi nhọn. Xã hội cũng đang dần thay đổi quan niệm về giáo dục nghề nghiệp theo hướng ngày càng tích cực hơn.
Giáo dục CĐ, ĐH, và sau ĐH không ngừng phát triển, không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình nhà trường, phát triền các hình thức giáo dục không chính quy đã tạo thêm cơ hội học tập cho người dân, trước hết là những người trẻ tuổi trong xã hội. Chúng ta đã xây dựng môi trường cạnh tranh giữa các trường trong nước với các trường quốc tế, các trường dân lập với tư thục, tạo động lực để hệ thống giáo dục đào tạo CĐ, ĐH, và sau ĐH không ngừng nâng cao về chất lượng nhằm tồn tại và phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó thông qua hoạt động đầu tư cho giáo dục đào tạo đã thực hiện được một số mục tiêu chiến lược nâng cao dân trí, xoá mù, phổ cập giáo dục..., Nhà nước cũng dần tập trung hơn nữa trong duy trì giáo dục ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo. Bên cạnh việc mở rộng về quy mô, chất lượng giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cấp, các vùng miền được cải thiện trong thời gian qua, nhất là khi thực hiện chủ trương đổi mới chương trình đào tạo phổ thông và kiên cố hoá trường học. Một số địa phương, trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề đã tiến hành kiên cố hoá cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao trình độ hàng năm. Có rất nhiều giáo viên được đài thọ kinh phí ra nước ngoài học nâng cao trình độ.
Bên cạnh đó, giáo dục đại học ở Việt Nam cũng có nhiều yếu kém. Năm 2005, tỷ lệ sinh viên đỗ đại học ở Việt Nam chỉ là 16%, trong khi con số này ở Trung Quốc và In-đô-nê-xia là 17% - 19%, còn ở Thái Lan là 43%. Mặc dù số lượng sinh viên đại học đã tăng một cách đáng kể từ năm 1990 nhưng với hạn chế về cả số lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37346.doc