MỤC LỤC
Mở đầu Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng nghiên cứu 6
4. Khách thể nghiên cứu 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6. Cơ sở phương pháp luận của đề tài 7
7. Phương pháp nghiên cứu 7
8. Phạm vi nghiên cứu 7
9. Cấu trúc của đề tài 7
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm kiếm, phát hiện và dạy
học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 8
1. Một số quan niệm về tài năng và trẻ em tài năng. 8
1.1. Khái niệm về tài năng. 8
Năng lực 8
Năng khiếu 9
Giỏi 10
Thiên tài 11
Tài năng 12
1.2. Khái niệm trẻ tài năng theo quan điểm của các nhà khoa học Mỹ 18
1.3. Bồi dưỡng và đào tạo trẻ tài năng 19
2. Những cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn và dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ.21
Những tiền đề lịch sử của phương thức dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 21
Dạy học trẻ tài năng với hình thức dạy học phân hóa trong trường tiểu học ở Mỹ. 26
3. Tìm kiếm, phát hiện và tuyển chọn trẻ tài năng trong hệ thống giáo dục tiểu học của Mỹ. 38
Chương II: Hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp dạy trẻ tài năng trong trường tiểu học của Mỹ và một số phương hướng vận dụng vào Việt Nam. 57
1. Hình thức tổ chức dạy học nổi bật trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 58
2. Nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ 61
3. Phương pháp dạy học trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 71
4. Một số phương hướng vận dụng trong dạy học trẻ tài năng bậc tiểu học tại Việt Nam. 82
Quan điểm về đào tạo trẻ tài năng ở Việt Nam 82
Một số phương pháp vận dụng trong công tác nhận dạng, tìm kiếm và phát hiện tài năng trẻ em ở bậc tiểu học tại Việt Nam. 84
Một số phương hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học. 86
Kết luận. 91
Tài liệu tham khảo 92
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các bài thử nghiệm này so với các phương pháp cổ điển là ở chỗ nhiệm vụ của các bài thử nghiệm này không phải là đánh giá năng lực của trẻ bằng cách so sánh chúng với các kết
quả lấy riêng của những người đồng tuổi bởi vì mục đích cơ bản là xác định mức độ nắm vững các khái niệm và kỹ năng, chỗ dựa cơ bản để đánh giá là xem trẻ biết làm cái gì và biết những gì? Phương pháp trên cho phép người giáo viên theo dõi quá trình phát triển của đứa trẻ là nguồn gốc đáng giá của thông tin khi so sánh chương trình học tập cá nhân của mỗi đứa trẻ.
Một công cụ quan trọng nữa để phát hiện trẻ tài năng ở Mỹ đó là sử dụng các thang đánh giá và ghi chép, kiểm tra theo dõi. Phương pháp quan sát và thang đánh giá trên cơ sở các thông số đã được ấn định là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến ở Mỹ trong việc xác định tài năng của trẻ. Thực tế chỉ ra rằng nếu những giáo viên có đủ kinh nghiệm trong việc dùng các thang đánh giá đặc biệt này thì ý kiến của họ có thể coi là cơ sở đáng tin cậy của thông tin trong quá trình phát hiện sớm tài năng của trẻ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu theo dõi sự chính xác giữa những đánh giá do cha mẹ cung cấp và giữa các kết quả thử nghiệm về trí tuệ giữa các học sinh lớp dưới. Những nghiên cứu này nói lên rằng: "Những bản ghi chép kiểm tra do cha mẹ viết hoàn toàn có thể được sử dụng như những thông tin có giá trị về những năng lực trí tuệ của trẻ". Như vậy những đánh giá của những người quan sát lớn tuổi có tiếp xúc chặt chẽ và thường xuyên với đứa trẻ, có kinh nghiệm sử dụng các thang đánh giá, biết xác định câu trả lời và phản xạ của đứa trẻ, biết nhận xét một cách rõ ràng nhất tài năng là những đánh giá khách quan nhất.
Trong các trường Tiểu học Mỹ người ta sử dụng rộng rãi những bản tự khai và trưng cầu ý kiến khác nhau đối với người lớn cũng như trẻ em nhằm mục đích phát hiện mức độ và tính chất năng lực của học sinh, mối quan tâm và sở thích của chúng. Ví dụ: Thang đánh giá đặc thù tài năng của trẻ; Bản mẫu đánh giá tài năng trong đề án "RAPYHT"; Bản thăm dò dư luận đối với cha mẹ trong đề án "Seattle"...v.v (T6)
Việc điền vào tờ khai là bắt buộc khi chuyển từ trường này sang trường khác ở Mỹ. Chúng tôi xin đưa ra một số mẫu tờ khai dành cho cha mẹ của tác giả F.Vecnon:
1. Tên đứa trẻ
2. Giới tính, lứa tuổi
3. Tên trường
4. Lớp
5. Những tính chất nào cho phép ông bà kết luận rằng đứa trẻ có năng khiếu trên mức bình thường? Hãy chọn một vài điểm được liệt kê dưới đây hoặc có thể thêm vào những điểm khác nếu ông bà muốn:
a, Nói lưu loát và ghi nhớ những từ khó ở lứa tuổi 2 b, Học đọc trước 5 tuổi
c, Bộc lộ sự hiểu biết khác thường về những vấn đề và ý tưởng không
tương ứng với lứa tuổi.
d, Bộc lộ những kiến thức trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ tốt. e, Có năng khiếu tưởng tượng khác thường.
f, Biểu hiện sáng kiến trong khi vui chơi cũng như học tập. g, Nói rằng ở trường rất buồn vì quá đơn điệu.
h, Luôn nhận được sự đánh giá cao. Hãy chỉ ra một số tính chất khác nữa:
6. Bao nhiêu giờ trong tuần (không tính ở trường) nó dành cho việc đọc?
7. Trẻ say mê cơ bản trong việc đọc với loại sách, tạp chí hay báo nào?
8. Trẻ say mê và có sở thích đặc biệt nào? ( Sưu tầm, vẽ mẫu, chụp ảnh, hội hoạ...)
9. Ông bà làm gì nhằm mục đích phát huy tài năng và những hứng
thú đặc biệt ở trẻ? Hãy kiểm tra theo các mức độ cho dưới đây:
a, Cung cấp sách để nâng cao trình độ.
b, Đảm bảo phương tiện để học các môn khoa học tự nhiên, hình mẫu, vẽ...
c, Đưa chúng đến thư viện địa phương. d, Tổ chức những bài học nhạc.
e, Tổ chức những cuộc tham quan của gia đình đến viện bảo tàng hoặc
triển lãm.
f, Tạo điều kiện để đứa trẻ thường xuyên được xem những buổi truyền hình nghiêm túc hơn là xem những bộ phim trinh thám, thể thao hay các chương trình hài.
g, Giúp trẻ hoàn thành công việc nội trợ.
h, Dạy trẻ học toán, các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ ở trình độ
cao hơn.
y, Đi nghe hoà nhạc hay xem những bộ phim hay.
k, Thảo luận cùng đứa trẻ về những sự kiện thế giới.
10. Ông bà, Chồng (bà), Vợ (ông) có những say mê hoặc tài năng gì có thể có ích trong hoạt động nhóm với trẻ tài năng?
Những bản khai trên đây đã giúp nhiều cho việc phát hiện tài năng, bởi vì chúng bổ xung cho sự theo dõi của giáo viên, làm cho giáo viên quen với năng lực phát triển của học sinh, với hứng thú, với hoàn cảnh gia đình, truyền thống gia đình, cho phép giáo viên đưa ra kết luận về trình độ và tính chất năng lực của học sinh.(T1+T6)
Khi phát hiện trẻ tài năng các nhà bác học Mỹ nhấn mạnh rằng "không một bài thử nghiệm hoặc một phương pháp quan sát nào có thể cố giành được vai trò đặc biệt trong quá trình phát hiện trẻ tài năng. Độ tin cậy và tính khách quan của quá trình này tỉ lệ với khối lượng thông tin thu thập một cách tương đối từ đứa trẻ".
Những chứng minh cụ thể đã nêu trên về tiểu sử chỉ ra rằng đặc điểm về hoạt động đời sống của đứa trẻ là rất quan trọng. Sau khi thu thập những thông tin đó có thể tiến hành việc phân tích toàn diện làm cơ sở cho việc so sánh các chương trình học tập khi phát hiện trẻ tài năng.
Mỗi chương trình cần được định hướng bởi một hệ thống các phương pháp phát hiện tài năng riêng. Ví dụ, phương pháp tìm kiếm được soạn thảo ở trường Đại học tổng hợp bang Ilinoi - Mỹ: (phương pháp này cũng được áp dụng ở nhiều bang khác như: Caliphonia, Philađenphia, Phloriđa...) quá trình phát hiện tài năng gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tìm kiếm nhờ các thông báo rộng rãi cho tất cả các bậc cha mẹ trong một vùng cụ thể, các trẻ em vào nhóm học theo một chương trình đặc biệt.
Giai đoạn 2: Thể thức đánh giá: Các bậc cha mẹ được yêu cầu điền vào các bản thăm dò ý kiến, trong đó có chứa những câu hỏi có liên quan đến năng lực và hứng thú của đứa trẻ. Đồng thời nhà tâm lý học cũng tiến hành cuộc thử nghiệm cá nhân với đứa trẻ. Như vậy thông tin về trình độ phát triển năng động sáng tạo và trí tuệ của đứa trẻ được rút ra từ 2 nguồn độc lập : từ cha mẹ của trẻ và từ các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm riêng với đứa trẻ.
Giai đoạn 3: Tuyển chọn.
Hội đồng tuyển chọn phân tích kết quả nghiên cứu và thành lập các nhóm. Mục đích của giai đoạn này là lựa chọn thành phần học sinh phù hợp nhất với việc học tập theo chương trình đặc biệt. Hơn nữa cần phải đảm bảo sự bao trùm bởi chương trình này đối với tất cả trẻ em thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, các tộc người và của các tầng lớp kinh tế - xã hội khác nhau cũng như sự tương ứng về số lượng trẻ em cùng tuổi và giới tính.
Quá trình tìm kiếm và phát hiện trẻ tài năng kéo dài từ 2-3 tháng. Kết
quả của quá trình này là việc hình thành các nhóm học sinh nhỏ tuổi để học
theo chương trình mà xu hướng đặc thù của nó cho phép chúng phát huy tài
năng của mình.
Dưới đây là mô hình về những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng phương pháp phát hiện trẻ tài năng do các nhà nghiên cứu Mỹ đang áp dụng: (T6)
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng phương pháp phát hiện trẻ tài năng:
1. Có định nghĩa rộng và có tính ứng dụng thực hành về khái niệm tài năng.
2. Vạch ra kế hoạch và chương trình học tập cho trẻ tài năng chưa đến tuổi
đi học
3. Vạch ra được các hình thức đánh giá:
a, Xác định được các chức năng được đánh giá b, Xác định toàn bộ kiến thức cần đánh giá
4. Vạch rõ các tiêu chí tuyển chọn.
5. Đảm bảo tính hiệu quả của tìm kiếm và phát hiện trẻ tài năng.
Cần phải thấy rằng sự đánh giá năng lực sáng tạo ở Mỹ là một thành
phần quan trọng trong quá trình phát hiện tài năng của trẻ. Hiện nay sự đánh giá năng lực sáng tạo về cơ bản được tiến hành trên cơ sở các phương pháp của Tôrenxơ. Đó là những bài thử nghiệm về tư duy sáng tạo hình ảnh và tư duy sáng tạo bằng lời, năng lực sáng tạo trong hành động và cử chỉ. Một điều quan trọng của việc phát hiện tài năng trẻ trong các nhà trường tiểu học của Mỹ đó là xây dựng các tình huống sáng tạo trong học tập, bởi vì chỉ trong điều kiện đó mới xuất hiện khả năng thể hiện năng lực của trẻ trong những dạng hoạt động khác nhau. Những tình huống như vậy rất cần cho sự phát triển năng lực không chỉ cho trẻ tài năng mà đa số trẻ em.
Nhà giáo dục học, nhà tâm lý học, biên tập tạp chí "Giáo dục trẻ tài năng trên thế giới" B. Iônix đã nghiên cứu điều kiện này rất tỉ mỉ. Bà nhận xét rằng : "Đối với ngữ cảnh sáng tạo mà trong đó mỗi đứa trẻ được đánh giá theo sự đóng góp mà nó đã làm thì điều quan trọng là sự kích thích tò mò của học
sinh, phát triển nhu cầu của chúng, nâng cao động cơ, tự do nói và hành động, khi học sinh không sợ nói và làm một cái gì đó vượt ra ngoài giới hạn của chương trình học tập đã được quy định một cách ngiêm ngặt".
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Mỹ C.Cuperơ: " Giáo dục trẻ tài năng sẽ không trở thành tinh hoa nếu sự giáo dục này không liên kết với chương trình phổ thông". Kinh nghiệm hoạt động của chính tác giả với tư cách là nhà quản lý giáo dục phổ thông khu Pac - vây (Bang Mitsuri) đã chứng minh cho quan điểm trên. Tác giả này cũng đưa ra nhận định là ở đứa trẻ những năng lực khác thường hôm nay không thể xác định bằng các phương pháp cổ điển của cuộc thử nghiệm chỉ số IQ. Có 2 sự khác nhau căn bản trong chỉ số xác định trẻ tài năng so với các phương pháp thử nghiệm kiểu truyền thống:
- Mức độ cần thiết của tính chất dành cho lao động sáng tạo, sự hiện
diện một phía của nó không xác định được tư chất tài năng.
- Những nhiệm vụ ở trường phải tạo khả năng cho học sinh thể hiện những đặc điểm dưới dạng khác thường đặc biệt. Giáo viên đã được xác định cần phải theo dõi xem học sinh có tương xứng với việc giải quyết vấn đề bằng con đường cần thiết hay không? Học sinh có nắm được kiến thức của chương trình bậc cao hơn hay không? Có biết sử dụng kiến thức đó hay không? Điều này xuất hiện nhu cầu là phải lôi cuốn được nhiều giáo viên vào trong quá trình này để có thể thu được những đánh giá khách quan hơn.
Phương pháp chủ yếu phát hiện tài năng của trẻ trong điều kiện có ngữ cảnh sáng tạo trong lớp học được nhiều nhà giáo dục học thừa nhận đó là "quan sát" mà "sự quan sát chăm chú và tinh tế từ phía người giáo viên cùng với bầu không khí tạo khả năng bộc lộ tính cá nhân là yêu cầu đầu tiên của việc phát hiện tính chất đặc biệt của đứa trẻ".
Sự tiến hành quan sát thành thạo và khéo léo sẽ tạo cho người giáo viên nắm được một cách chính xác những tính chất biểu hiện sớm của tài năng.
Các nhà giáo dục học Mỹ coi trình độ cao về trí tuệ chung của học sinh cần phải được xác định nhờ các bài kiểm tra thử nghiệm Test về mặt trí tuệ, đây được coi là tính chất cơ bản của tài năng đồng thời nó cũng là tính chất còn đang tạo ra sự tranh luận nhiều nhất. Họ nhấn mạnh rằng "tài năng không bị giới hạn và không chỉ được xác định bởi trí tuệ cơ bản mà là tổng hợp của 3 thành phần: năng lực trí tuệ chung; những nét đặc thù về tính cách của đứa trẻ; sự nhạy bén và năng động.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng coi tính ham hiểu biết của trẻ cũng là một đặc điểm quan trọng của tài năng. Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, năng khiếu với những câu hỏi phỏng vấn phụ thuộc vào môi trường, đặc biệt phụ thuộc vào bầu không khí trong gia đình, ví dụ : thái độ của các thành viên trong gia đình trước những câu hỏi của trẻ. Nhà nghiên cứu người Anh N.Tempec khẳng định rằng vấn đề cơ bản không phải ở số lượng câu hỏi mà là chất lượng và tính chất của các câu hỏi: "Chính chất lượng của câu hỏi, độ sâu sắc của ý nghĩ đã nhắc cho ta biết năng lực trí tuệ của đứa trẻ". Số lượng của từ cũng như việc biết đọc nhanh và sớm là một đặc điểm của trình độ cao của năng lực.
Những đứa trẻ có sự phát triển cao năng lực lời nói về cơ bản xuất thân trong những gia đình khá giả, nơi có điều kiện tốt cho trẻ chuẩn bị đến trường. Trong các gia đình này cha mẹ thường có điều kiện đầu tư về đồ chơi, sách vở và mọi người thường quan tâm trò chuyện với trẻ. Những đứa trẻ này thường trải qua các cuộc thử nghiệm rất tốt. (T6)
Trong tình hình hiện nay, vấn đề có tính thời sự cấp thiết đó là phải dạy cho giáo viên phương pháp phát hiện tài năng của trẻ. N.Tempec coi việc đọc sách hướng dẫn là một dấu hiệu của tài năng, bởi những trẻ tài năng thường
có sở thích với một lĩnh vực tri thức nào đó ngay từ thời thơ ấu. Sự nhanh nhẹn của đứa trẻ tài năng được thể hiện ở việc tìm ra một cách nhanh chóng câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên. Trong những giờ thảo luận trẻ có thể phát hiện ra lỗi của giáo viên, có biểu hiện không muốn thua kém thầy cô của mình về trình độ trí tuệ.
Đặc điểm tư duy nổi bật của đứa trẻ tài năng đã được phát hiện bởi X.Bơrigiex. Đặc điểm này thể hiện trong "sự nhảy vọt qua các mức độ" trong tư duy. Là người đầu tiên tìm ra vấn đề này hay vấn đề kia nhưng đứa trẻ tài năng khi anh yêu cầu nó, nó vẫn sẽ không thể giải thích được các bước giải quyết vấn đề đó. Phản ứng của giáo viên trong trường hợp này thường là tiêu cực bởi vì giáo viên không thể hiểu rằng đứa trẻ tài năng đơn giản không nhận ra các mức độ và các bước tiến hành vì nó đâu cần chúng. Nhịp độ học tập bình thường của học sinh trung bình dường như quá chậm đối với học sinh tài năng. Học sinh tài năng khác với học sinh trung bình ở chỗ chúng không cần có sự ôn tập thường xuyên, điều này làm mất đi hứng thú của chúng đối với việc học tập, làm chúng buồn chán. Thường trẻ tài năng suy nghĩ nhanh hơn là viết vì thế viết có thể không cẩn thận và điều này có thể làm giáo viên không thiện cảm với chúng. Trong nhiều nghiên cứu về tâm lý giáo dục ở Mỹ sự quan tâm đặc biệt dành cho việc nghiên cứu một đặc điểm của trẻ tài năng được biểu hiện ở "chiều sâu, chiều rộng và sự rõ ràng của tri giác cũng như ở sự mẫn cảm cao. Trẻ tài năng đặc biệt cảm thấy cả sự chân thực, cả điều giả tạo trong hành vi của giáo viên và không phải ngẫu nhiên trong số những học sinh có thái độ quá tiêu cực với trường học ta lại gặp những học sinh tài năng".(T1+T4)
Trẻ tài năng khác nhau về thể chất và những đặc điểm nhân cách. Trong tâm lý và giáo dục ở Mỹ một học sinh tài năng đó là "một người mạnh mẽ không cần những vấn đề đặc biệt về tình cảm, là một người không chỉ có
năng lực trí tuệ cao mà còn có cả một sức mạnh thể lực". Đối với trẻ tài năng sự say mê một công việc, sự tập trung cao độ để hoàn thành công việc, sự thờ ơ hoàn toàn với xung quanh. Không có một sự ồn ào nào của bạn bè trong giờ giải lao, không một bản nhạc nào, không một cái gì gây cản trở cho nó là những đặc tính của trẻ tài năng. Nhiều học sinh tài năng có những cuộc ganh đua trong học tập, chúng bị lôi cuốn vào việc muốn đứng đầu trong lớp, trong trường. Khi tồn tại trong một nhóm với nhiều trình độ trí tuệ khác nhau ở những học sinh tài năng có thể xuất hiện sự thích khoe mẽ. Một số nhà giáo dục xem đó như một cách để dạy học riêng biệt.
Một tính chất phổ biến cao của học sinh tài năng đó là năng lực sáng tạo. Năng lực sáng tạo theo quan điểm của các nhà tâm lý học đó là những năng lực chủ yếu của trí tuệ, có thể được phát triển bằng con đường thực hành tương ứng.
Sự kết hợp tính linh hoạt, độc đáo và mẫn cảm với những ý tưởng cho phép người đang suy nghĩ tách ra khỏi những tư duy lặp lại thông thường, sử dụng các phương thức và cách giải quyết hiệu quả khác mà kết quả của nó làm thoả mãn người suy nghĩ và có thể thoả mãn cho cả những người khác. Những đứa trẻ có năng lực sáng tạo cao thường không được các nhà nghiên cứu Mỹ đánh giá đầy đủ và có khi chúng bị rơi vào nhóm những đứa trẻ kém năng lực bởi vì trong trường thường chú trọng hơn việc đánh giá năng lực ghi nhớ và tái hiện những điều đã học.
Những phẩm chất của con người thể hiện trong quá trình hoạt động là rất quan trọng đôi khi còn là một bộ phận xác định tài năng. "Những năng lực trí tuệ có thể được xác định về lý thuyết, từ những đặc điểm của nhân cách bởi vì mức độ thể hiện năng lực không chỉ phụ thuộc vào năng khiếu bẩm sinh, vào những nhân tố tác động giáo dục có mục đích mà còn phụ thuộc vào chính nhân cách đang phát triển. Trong thực tế rất khó để xác định cái gì có ý nghĩa quyết định
trong việc hình thành năng lực của học sinh: bản chất phong phú bẩm sinh, môi trường thuận lợi hay sự kiên trì, yêu lao động, chăm chỉ. Tất cả những cái đó liên quan chặt chẽ với nhau rất khó có thể xác định mức độ đóng góp của chúng trong việc hình thành tài năng.
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm lớn của trẻ tài năng các nhà bác học đã tiến hành soạn thảo "những bài kiểm tra" phát hiện tài năng dùng rộng rãi cho các giáo viên và cha mẹ học sinh sử dụng trong quá trình làm việc thực tế với trẻ. Không phải trong các bài kiểm tra học sinh có thể bộc lộ tất cả những nét nhân cách đặc biệt của mình nhưng số lượng những nét đó phải buộc người giáo viên phải tiếp nhận các mức hình thành trình độ năng lực của học sinh.
X. Lâyden, nhà tâm lý học đưa ra trong cuốn sách của mình một bài kiểm tra, trong đó chỉ ra những nét tương ứng mà trẻ tài năng phải có:
- Có kiến thức rộng, thường hiểu biết nhiều hơn cả giáo viên và thường
coi những cuốn sách hướng dẫn là quá đơn giản.
- Nhanh chóng nắm vững thông tin và ghi nhớ nó, không cần ôn lại, trong trường hợp ngược lại thì bị rơi vào sự hấp tấp.
- Rất ham hiểu biết và thường xuyên muốn biết nguyên nhân của hiện tượng này hay hiện tượng khác.
- Hiểu tốt mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả.
- Đưa ra nhiều câu hỏi không cùng với câu hỏi của các học sinh khác.
- Nhanh chóng nắm bắt những nguyên tắc cơ bản không cần những giải
thích dài dòng.
- Nhanh chóng tổng kết được vấn đề.
- Thường thấy được những mối liên hệ với các hiện tượng mà đại đa số
học sinh đều lảng tránh.
- Nghe chỉ một phần giải thích, không chú ý và quan tâm đến những phần
khác song vẫn biết nội dung vấn đề và nếu được hỏi có thể trả lời chính xác.
- Nhảy vọt qua các "mức độ" trong quá trình học tập.
- Nhanh chóng chuyển từ ví dụ cụ thể sang các nguyên tắc trừu tượng
và cơ bản, phát hiện đúng lôgic và sự khác nhau nổi bật.
- Nếu thích thú với một điều gì đó trẻ sẽ lưu ý rất lâu.
- Thường thích những "vấn đề của người lớn" một cách sâu sắc.
- Có trí tưởng tượng và hình dung phong phú.
- Luôn khao khát hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tính hài hước, nhanh chóng nắm vững hàm ý và nghĩa bóng của từ và lời nói.
- Không muốn bị phụ thuộc vào những quyết định độc đoán, muốn
tranh luận và tìm ra nguyên nhân và lời giải thích.
- Tốc độ suy nghĩ nhanh hơn khả năng thể chất vì thế thường không sẵn
sàng viết trong thời gian dài và thích nói hơn là viết.
- Nhanh chóng đi vào vấn đề và thường chiếm vai trò thủ lĩnh trong nhóm hoạt động. ( T1+T6)
Trong nhà trường Tiểu học ở Mỹ thường áp dụng bài thử nghiệm của nhà tâm lý học Lây - cốc, trong đó có những đặc điểm sau: nắm vững ngôn ngữ; độ nhanh của quá trình suy nghĩ; có trí nhớ đặc biệt; trí tưởng tượng phát triển; sự quan sát sắc sảo; độ tập trung chú ý cao và nghị lực lớn; năng khiếu cao với những câu hỏi mở; tính độc đáo và tính đặc sắc của những câu viết, câu nói; thành công trong giải quyết các vấn đề; đọc rộng; thiếu nhẫn nại trong những công việc thủ cựu.
Trên cơ sở của những đặc điểm này các giáo viên Mỹ đã đưa ra và sử dụng rộng rãi để phát hiện trẻ tài năng với một bài kiểm tra đặc biệt, trong đó mỗi phẩm chất được đánh giá theo hệ 5 điểm, tổng điểm chung cho phép bố
trí học sinh theo trình độ năng lực. Một bài kiểm tra của Lây - cốc có dạng
sau đây:
Tên trẻ
Mery Đgiôn
Giới tính: Nữ
Tuổi: 9 tuổi 3 tháng
Đặc điểm
Không
đạt
Yếu
Trung
bình
Tốt
Xuất sắc
Sử dụng ngôn ngữ
x
Trình độ trí tuệ chung
x
Tốc độ suy nghĩ
x
Tưởng tượng
x
Trí nhớ
x
Quan sát
x
Tập trung trí nhớ và nỗ lực
x
Năng khiếu
x
ý tưởng độc đáo
x
Giải quyết vấn đề
x
Khối lượng đọc
x
Năng khiếu với câu hỏi
x
Trong nền giáo dục học ở Mỹ, để phát hiện và tuyển chọn trẻ tài năng người ta thường tổ chức các cuộc thi Ôlimpic và thi tuyển. Khi nghiên cứu phương pháp này như một phương tiện để định hướng tài năng ta thấy rằng có sự khác nhau về tính hiệu quả. Tính hiệu quả của chúng phụ thuộc vào các loại hình thi tuyển, chuyên môn, sự thông thạo của các nhà tổ chức vào các yêu cầu được đưa ra. Trong các cuộc thi khác nhau có thể so sánh kết quả của học sinh ở những lĩnh vực này hay lĩnh vực khác trên cơ sở đó có thể lựa chọn được những học sinh tài năng nhất. Đa số các chuyên gia Mỹ và Anh coi lứa
tuổi từ 3 - 6 là lứa tuổi tốt nhất để xác định tài năng của trẻ. Tuy nhiên đây phải là một quá trình diễn ra trong thời gian dài liên tục mới có thể xác định được tài năng ở đứa trẻ. Trường tiểu học được coi là môi trường chính thức giúp trẻ bộc lộ được tài năng dưới sự quan sát có kế hoạch và có chương trình cụ thể của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác.
Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ (M.Celmet Pơringơl) cũng cho thấy một thực tế là có nhiều trẻ tài năng không được phát hiện trong trường học. Đây là nhóm được xem là "những tài năng ẩn" do nhiều nguyên nhân như: nội dung, phương pháp được khống chế theo chương trình trong nhà trường chưa khơi gợi được tài năng của những trẻ em này. Một nguyên nhân khác là do sự đánh giá thấp dẫn đến việc hạ thấp những yêu cầu đối với trẻ chính vì vậy đã kìm hãm năng lực phát triển của trẻ tài năng.
Trong giới hạn của các chương trình dành cho tài năng ở Mỹ người ta dành một vị trí đáng kể cho sự theo dõi đánh giá của giáo viên về năng lực và thành tích của học sinh trong các giai đoạn học tập. Và tất cả những sự theo dõi này theo ý kiến của các nhà giáo dục học và tâm lý học mặc dù được tiến hành nghiêm khắc vẫn có tính chủ quan cao. "Vẻ bề ngoài của đứa trẻ, sự biểu hiện cá tính của nó có thể dễ đánh lừa, một đứa trẻ dễ thương, chăm học dường như sẽ được coi là đứa trẻ năng lực hơn đứa trẻ luộm thuộm". Vì vậy quan sát phải được tiến hành với nhiều cuộc thử nghiệm kiểm tra (Test) khác nhau như: thử nghiệm nhóm, thử nghiệm cá nhân. Kết quả của thử nghiệm nhóm được coi là ít hiệu quả hơn so với thử nghiệm cá nhân bởi nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất: Trong thử nghiệm theo nhóm học sinh có thể sao nhãng và giáo viên không thể nhận ra điều đó.
- Thứ hai: Thử nghiệm theo nhóm có thể đưa ra cho học sinh chỉ một trong số các dạng học tập ở trường, những học sinh có tài năng ẩn sẽ không thể bộc lộ được hết tài năng của bản thân dẫn đến việc đánh giá tài năng bị
hạn chế.
- Thứ ba: Thử nghiệm theo nhóm không phải được tiến hành bởi các chuyên gia tâm lý mà bởi các giáo viên nên việc phát hiện trẻ có những nét tâm lý hoặc các biểu hiện tài năng ở dạng đặc biệt thì giáo viên khó nhận ra hơn.
Vấn đề dự báo phát triển tài năng và công cuộc tìm kiếm trẻ tài năng thực sự là một quá trình kéo dài với nhiều khó khăn. Đây là một vấn đề phức tạp nhất trong khoa học giáo dục nói chung cũng như trong quá trình giáo dục trẻ tài năng nói riêng. Chúng ta biết nhiều trường hợp những người ngay từ thời thơ ấu đã thể hiện tài năng và đã trở thành niềm tự hào của khoa học và của nhân loại. Nhưng cũng không ít trường hợp khi những người có tài đã không có những thành tích nổi bật trong trường học thậm chí còn bị coi là thiếu năng lực. Tất cả những điều đó được giải thích bằng sự phức tạp của con đường phát triển năng lực của con người bởi sự phụ thuộc đa dạng của năng lực vào nhiều nhân tố: tư chất, ảnh hưởng môi trường, tác động của giáo dục có mục đích rõ rệt, những đặc điểm nhân cách. Một số nhà giáo dục xem các bài thử nghiệm như là một phương tiện hiệu quả trong việc chuẩn đoán tại các nhà trường đối với trẻ tài năng, một số lại có quan điểm trái ngược, cương quyết phủ nhận các phương pháp thước đo tâm lý, coi nó là không khoa học và gọi các bài thử nghiệm là "con số 0 trống rỗng". Các nhà nghiên cứu Mỹ bày tỏ quan điểm về các bài thử nghiệm như sau: nếu kết quả thấp hơn yêu cầu đề ra cần tiến hành thử nghiệm lại, giải thích tình huống đó là do các yếu tố tâm lý và tình trạng sức khoẻ của học sinh tại thời điểm đó nếu không đạt yêu cầu theo dự kiến. Trong trường hợp ngược lại, kết quả cao hơn yêu cầu được đề ra cần phải chú ý đến học sinh đó nhằm mục đích phát hiện và phát triển năng lực sớm còn tiềm ẩn. Nhưng dù trong trường hợp nào sự đánh giá cao hơn có ý nghĩa lớn hơn so với việc chưa đánh giá đúng mức năng lực của trẻ.
Trước khi tiến hành một bài thử nghiệm giáo viên cần đánh giá lợi ích của nó phụ thuộc vào mục đích áp dụng. Nếu người giáo viên cần tuyển chọn trẻ tài năng trong những nhóm năng lực khác nhau thì các bài tập thử nghiệm cần khác nhau về độ khó. Cần làm sao để bài thử nghiệm tính đến khía cạnh khác nhau của năng lực, nói một cách khác có thể sử dụng một vài bài thử nghiệm khác nhau. Như vậy trong trường tiểu học ở Mỹ khi chuẩn đoán thông tin được tiến hành ở mức tối đa, thông tin này thu được từ các giáo viên, từ cha mẹ học sinh và từ chính học sinh đó. Cho đến nay các bài thử nghiệm vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phân chia nhóm học sinh theo năng lực. Trong khoảng 10 năm gần đây xu hướng chung của các trường tiểu học ở Mỹ là đưa trẻ tài năng vào những nhóm thực hành sau đó tiến hành các bài thử nghiệm trí tuệ. Việc làm này cho phép nhà giáo dục có được đầy đủ thông tin để khẳng định năng lực trí tuệ của trẻ. Thực tế hiện nay các nhà giáo dục Mỹ đã đi đến kết luận rằng trong thực tiễn giáo dục các bài thử nghiệm chỉ là một thông tin cần thiết để mọi người đi đến những quyết định đúng đắn.
Quá trình tìm kiếm và phát hiện trẻ tài năng dựa trên nhữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam.doc