LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I 3
Lý luận chung về khách du lịch 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 3
1.1.1. Khái niệm về khách du lịch: 3
1.1.2. Phân loại Khách du lịch: 4
1.1.2.1. Phân loại khách theo quốc tịch và theo khu vực địa lý: 4
1.1.2.2. Phân loại khách theo mục đích chuyến đi: 5
1.1.2.3. Phân loại khách theo độ tuổi và giới tính: 6
1.1.2.4. Phân loại khách theo khả năng thanh toán: 6
1.2. NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH: 6
1.2.1. Khái niệm: 6
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow (Nhà tâm lý học người Mỹ) 7
1.2.3. Những nhu cầu trong chuyến du lịch: 7
1.2.3.1. Nhu cầu thiết yếu: 8
1.2.3.2. Nhu cầu đặc trưng: 9
1.2.3.3. Nhu cầu bổ sung: 10
1.3. ĐỘNG CƠ ĐI DU LỊCH: 10
1.3.1. Động cơ về thể lực: 11
1.3.2. Động cơ về văn hoá, giáo dục: 11
1.3.3. Động cơ về giao tiếp: 11
1.3.4. Động cơ về thân thế, địa vị, uy danh: 12
1.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH: 12
1.4.1. Một số nhân tố tác động tới việc thu hút khách trong kinh doanh lữ hành: 12
1.4.1.1. Nhóm các nhân tố chủ quan: 12
1.4.1.2. Nhóm các nhân tố khách quan: 14
1.4.2. Một số biện pháp cơ bản nhằm thu hút khách du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: 15
1.4.2.1. Thu hút khách thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ: 15
1.4.2.2. Thu hút khách thông qua chính sách giá cả: 16
1.4.2.3. Thu hút khách thông qua chính sách phân phối sản phẩm: 16
1.4.2.4. Thu hút khách thông qua quảng cáo, khuếch trương: 17
1.4.2.6. Thu hút khách thông qua việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ với các đơn vị khác: 17
Chương II 19
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC, THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC TẠI CHI NHÁNH 19
CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ DẦU KHÍ VIỆT NAM 19
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ DẦU KHÍ VIỆT NAM: 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 19
2.1.2. Các ngành nghề chính hiện nay của OSC Việt Nam là : 20
2.1.3. Điều kiện kinh doanh hiện nay của Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam: 21
2.1.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam: 21
2.1.3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của Chi nhánh tại Hà Nội : 21
2.1.3.3. Chức năng của từng bộ phận : 22
2.1.3.4. Đặc điểm đội ngũ lao động của Chi nhánh: 24
2.1.3.5. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà khách - Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam tại Hà Nội: 24
2.1.4. Đặc điểm thị trường khách tại Chi nhánh trong 3 năm qua 26
2.1.5. Kết quả hoạt động thực tế: 27
2.1.6. Mối quan hệ của Chi nhánh. 29
2.1.7. Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh: 29
2.1.7.1. Những thuận lợi của Chi nhánh . 30
2.1.7.2. Những khó khăn của Chi nhánh: 30
2.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC 31
2.2.1. Vài nét về đất nước Trung Hoa: 31
2.2.1.1. Vị trí địa lý: 31
2.2.1.2. Khí hậu: 32
2.2.1.3. Dân số: 33
2.2.1.4. Kinh tế: 33
2.2.1.5. Văn hoá: 34
2.2.1.6. Văn học: 35
2.2.1.7. Lối sống: 35
2.2.1.8. Ý nghĩa của việc nghiên cứu: 37
2.2.2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu: 37
2.2.2.1. Quan hệ ngoại giao: 37
2.2.2.2. Hợp tác về du lịch: 38
2.2.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc 39
2.2.3.1. Một số nguyên nhân thúc đẩy người Trung Quốc sang Việt Nam. 39
2.2.3.2. Sở thích và thói quen tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc 41
2.2.3.3. Cơ cấu khách du lịch Trung Quốc: 45
2.3. THỰC TRẠNG NGUỒN KHÁCH VÀ KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY OSC VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 45
2.3.1. Đặc điểm nguồn khách của Chi nhánh OSC Việt Nam: 46
2.3.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh 47
2.3.2.1. Số lượng khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh: 47
2.3.2.2. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc. 48
2.3.2.3. Cơ cấu khách du lịch Trung Quốc: 48
2.4. NHỮNG BIỆN PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ DẦU KHÍ VIỆT NAM: 49
2.4.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động: 50
2.4.2. Áp dụng chính sách sản phẩm: 50
2.4.3. Áp dụng chính sách giá: 50
2.4.4. Tăng cường liên doanh, liên kết: 51
2.4.5. Áp dụng chính sách phân phối: 51
2.4.6. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo: 52
Chương III : 54
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP 54
NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC TẠI CHI NHÁNH OSC VIỆT NAM. 54
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH OSC VIỆT NAM. 54
3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam 54
3.1.2. Xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch Trung Quốc đối với Việt Nam và Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam. 56
3.1.2.1. Tỷ phần của khách du lịch là người Trung Quốc trên thị trường du lịch Việt Nam. 56
3.1.2.2. Tỷ phần của khách du lịch Trung Quốc trong thị trường khách của Chi nhánh: 58
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY 60
3.2.1. Phương hướng chung của Chi nhánh: 60
3.2.1. Phương hướng và kế hoạch phát triển của phòng điều hành tour ở bộ phận kinh doanh nhận khách (inbound) : 61
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC TẠI CHI NHÁNH. 62
3.3.1. Về phía Chi nhánh Công ty OSC Việt Nam 63
3.3.1.1. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm: 63
3.3.1.2. Xây dựng tốt hơn mối quan hệ giữa Chi nhánh với các nhà cung cấp. 64
3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách giá cả: 65
3.3.1.4. Tăng cường thiết lập mối quan hệ với các đối tác: 65
3.3.1.5. Hoàn thiện chính sách quảng cáo, khuyến mại. 66
3.3.2. Về phía Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam 67
3.3.3. Đối với các cơ quan hữu quan khác. 68
3.3.4. Về phía Nhà nước và Tổng cục Du lịch 69
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước Trung Hoa:
2.2.1.1. Vị trí địa lý:
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (hay thường được gọi là Trung Quốc) nằm ở phần phía Đông của Châu á trên bờ biển phía Tây của biển Thái Bình Dương. Trung Quốc có tổng diện tích là 9.569.961km2, rộng sau nước Nga và Canada. Trung Quốc có đường biên giới trên bộ dài khoảng 22.800km. Phía Đông giáp Triều Tiên, phía Bắc giáp Mông Cổ, phía Đông Bắc giáp với Nga, phía Tây giáp với Kadactan, Kirghissia, Tadshikistan, phía Tây và Tây Nam giáp Pakistan, Apghanistan, ấn Độ, Nepan, phía Nam giáp với Mianma, Lào và Việt Nam.
Địa hình Trung Quốc rất đa dạng, nghiêng từ Tây sang Đông theo bốn bậc thang, độ cao nơi cao nhất là Cao nguyên Tây Tạng với độ cao trung bình là 4.000m so với mực nước biển và được biết đến như là “nóc nhà của Thế giới”. Cao nguyên Tây Tạng được cấu thành bởi các dãy núi quanh năm tuyết phủ như: Cônlôn, Hymalaya. Bậc thứ hai là khu vực Nội Mông, và cao nguyên Vân Nam - Quý Châu, Thái Bình Sơn, Tứ Xuyên trên độ cao 1.000 - 2.000m. Bậc thứ ba cao khoảng 500 - 1.000m bắt đầu từ dãy núi Đại Sơn, Thái Bình Sơn và Tuyết Phong chạy từ phía Đông ra bờ biển. Bậc thứ tư là thềm lục địa.
Trung Quốc có phần lớn sông ngòi chảy từ Tây sang Đông đổ vào biển Thái Bình Dương, ngoại trừ một số chảy về phía Nam. Con sông lớn nhất Trung Quốc là sông Trường Giang dài 6.300km, sông Hoàng Hà lớn thứ hai dài 5.464km, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc trong thuỷ điện và phát triển nông nghiệp.
Trung Quốc có 23 tỉnh và 3 Thành phố trực thuộc Trung ương là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, ngoài ra còn có 5 khu tự trị. Trung Quốc có đường biên giới giáp với Việt Nam dài 1.350km, đi qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu và 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây.
2.2.1.2. Khí hậu:
Phần lớn diện tích Trung Quốc nằm trong khu vực ôn đới, ở phía Bắc Trung Quốc gần khu vực khí hậu lạnh, ở phía Nam lại gần với khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Vùng Đông Bắc có khí hậu lục địa, mùa hè ấm áp và ngắn ngủi, mùa đông dài và lạnh lẽo, lượng mưa dưới 750mm. Vùng trung tâm Trung Quốc có khí hậu nóng, lượng mưa từ 750mm đến 1.100mm. Khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới cây cỏ xanh tươi quanh năm. Vùng duyên hải phía Đông có khí hậu ấm, độ ẩm cao, một năm có bốn mùa phân biệt, nhưng ở phía sâu trong đất liền khí hậu nhiệt độ thay đổi theo thời gian trong ngày.
2.2.1.3. Dân số:
Trung Quốc là nước có dân số đông nhất Thế giới, khoảng 1,3 tỷ người, chiếm 1/5 dân số Thế giới. Mật độ trung bình là 126 người/km2. Nam chiếm 52% dân số, số còn lại là nữ. Dân cư phân bố không đồng đều, dân cư thành phố chiếm 32%, nông thôn chiếm 68%. Khu vực duyên hải phía Đông có mật độ khoảng 400người/km2, còn khu vực phía Tây, vùng cao nguyên sống rải rác, mật độ khoảng 100 người/km2.
Trung Quốc là một nước đa sắc tộc, bao gồm 56 dân tộc. Trong đó dân tộc chính là dân tộc Hán (chiếm khoảng 91% dân số), còn lại là 55 dân tộc thiểu số như: Mông Cổ, Hiu, Tây Tạng, Triều Tiên, Mãn Châu... (chiếm khoảng 9% dân số). Người Hán có tiếng nói và chữ viết riêng, được biết là tiếng Trung Quốc được dùng trên lãnh thổ Trung Quốc và cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, và là một trong năm ngôn ngữ của Liên hợp quốc. Dân tộc Hồi và Mãn Châu cũng sử dụng tiếng Trung Quốc, còn 53 dân tộc khác sử dụng tiếng nói riêng, trong đó có 23 dân tộc vừa có ngôn ngữ vừa có chữ viết riêng.
2.2.1.4. Kinh tế:
Trung Quốc gặt hái được rất nhiều thành công trong quá trình phát triển kinh tế của mình từ ngày khai sinh ra nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và kể từ khi nền kinh tế mở cửa năm 1979. Đến năm 2001, Trung Quốc đã đặt chân vào hàng ngũ các quốc gia có GDP trên 1000 tỷ USD (cụ thể là 1092tỷ USD), tăng 8% so với năm 2000, thành tựu đó đã cho thấy Trung Quốc đã ngăn chặn được xu thế suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1999, 2000. Thành tựu kinh tế của Trung Quốc trong hơn 20 năm cải cách quả là một kỳ tích. Trước cải cách từ 1952 - 1978, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế Trung Quốc là 4,4% thấp hơn bình quân của Thế giới (4,52%). Từ năm 1978 đến 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,6%. Năm 2001 như đã nói ở trên là 8% trong khi đó của nền kinh tế Thế giới là 4,7% (theo IMF). Sau 20 năm cải cách (1978 - 1999), GDP Trung Quốc tăng 6,8 lần tính theo giá không đổi.
Ngoại thương: Tính đến năm 2001, xuất khẩu của Trung Quốc đạt 266,2 tỷ USD tăng 28,1% so với năm 2000, đứng thứ 9 trên Thế giới, nhập khẩu đạt 206,1tỷ USD, đứng thứ 7 trên Thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ 8 trên Thế giới, kim ngạch ngoại thương tăng 17 lần so với năm 1978 và đang đứng thứ 10 trên Thế giới (năm 1978, đứng thứ 32 trên Thế giới).
Hiện nay, Trung Quốc có sản lượng của một số ngành công nghiệp, nông nghiệp đứng đầu Thế giới như: lúa mì, thịt, hải sản, than đá, ximăng, bông... thêm vào đó là các sản phẩm về thép, sợi hoá học, năng lượng điện, phân bón hoá học nằm trong những nước sản xuất đứng đầu Thế giới. Sự tiến bộ của nền kinh tế Trung Quốc thể hiện rõ trong giáo dục, khoa học, chương trình văn hoá và nâng cao mức sống của người dân.
Ngành du lịch của Trung Quốc phát triển rất mạnh từ khi có cải cách. Cả nước có hơn 5.200 khách sạn với hơn 700 nghìn phòng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, mỗi năm thu hàng tỷ USD, với hàng chục triệu lượt khách du lịch đến tham quan Trung Quốc. Năm 1998, khách du lịch nhập cảnh vào Trung Quốc đạt 63,48 triệu lượt khách, mang lại 12,6 tỷ USD. So với năm 1978, số khách tăng 35 lần, doang thu tăng 48 lần. Đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 40 lên hàng thứ 6 trong số các nước có thu nhập lớn nhất về du lịch (theo đánh giá của WTO - Tổ chức Du lịch Thế giới). Du lịch trong nước vẫn đạt 694 triệu khách, doanh thu đạt 343,9 tỷ NDT, tăng 10,5% so với năm 1997, chiếm 4,32%GDP. Số ngoại tệ do du lịch mang lại đạt gần 50% tổng số thu phi mậu dịch, trở thành nguồn thu nhập quan trọng.
Với mức tăng trưởng về kinh tế như vậy càng làm cho ngành du lịch có điều kiện phát triển hơn nữa. Số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng. Năm 1998, có 8,424 triệu lượt người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, tăng 3,06% so với năm 1997, trong đó khối cơ quan nhà nước là 5,235 triệu lượt người, giảm 8,7% so với năm trước, khối tư nhân có 3,19 triệu lượt người, tăng 30,77% so với năm ngoái, chiếm 37,86% tổng số người ra nước ngoài du lịch. Như vậy, du lịch Trung Quốc đã phát triển rất mạnh và còn có khả năng phát triển mạnh hơn nữa.
2.2.1.5. Văn hoá:
Nói đến Trung Quốc không một ai không biết đến nền văn minh Trung Hoa cổ đại với la bàn, giấy và thuốc súng. Với 5000 năm xây dựng và củng cố đất nước, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhiều triều đại đã đi qua, các cuộc chiến tranh đã lùi về quá khứ, văn hoá Trung Quốc vẫn còn hiện hữu trong tất cả mọi mặt của cuộc sống như nghệ thuật dân gian, võ thuật, cầm, kỳ, thi, họa, kiến trúc và tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại. Khi nghiên cứu văn hoá Trung Quốc, nhiều nhà khoa học đã dành cả cuộc đời nghiên cứu, tốn không biết bao nhiêu giấy mực mà những cống hiến của họ dường như quá nhỏ bé so với nền văn hoá khổng lồ được mệnh danh là “trí khôn của nhân loại”, để cho đến nay khi nhắc đến văn hoá Trung Quốc mọi người vẫn cảm nhận thấy kho tàng văn hoá Trung Quốc chứa đựng đầy bí ẩn, vừa như hiện hữu lại vừa như vô hình.
2.2.1.6. Văn học:
Văn học Trung Hoa cũng được coi là một trong những cái nôi của văn học Thế giới. Thật vậy, Trung Quốc có những tác phẩm thơ lớn từ thế kỷ VI trước công nguyên, với tác phẩm “Kinh thi” được hoàn thành là tác phẩm thơ lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm 305 bài thơ. Nhà văn Khuất Nguyên - nhà thơ lớn của Trung Quốc - viết tập thơ “Ly Tao” - một tác phẩm thơ ca trữ tình dài 3.000 câu. Văn học Trung Quốc phát triển cao hơn trong xã hội phong kiến. Các thể loại văn chương khác nhau được phát triển trong các triều đại nối tiếp nhau như: Lạc phú thời Hán, thơ đường thời Đường...
Trong những năm 20, một số nhà văn tiến bộ như Lỗ Tấn đã sử dụng ngòi bút như một vũ khí sắc bén, đề cao tự do, đả phá xã hội phong kiến. Những tiểu thuyết tiêu biểu của Lỗ Tấn là “AQ chính truyện”..., Quách Mạt Nhược với tác phẩm “Nữ thần”. Sau khi khai sinh ra nước Trung Hoa mới, văn học thời kì này tập trung vào ca ngợi chiến công và lòng dũng cảm của nhân dân Trung Hoa trong Vạn Lý Trường Chinh. Những tác phẩm tiêu biểu thời kì này là “Thanh xuân thi ca” của Dương Mạt, “Sáng nghiệp sử” của Dương Thanh...
2.2.1.7. Lối sống:
Phong tục truyền thống và tập quán của mỗi dân tộc Trung Quốc có sự phát triển và ảnh hưởng theo chiều dài lịch sử, xã hội và điều kiện kinh tế. Nhìn chung, có thể nói một vài điểm chung của người Trung Quốc như sau:
Người Trung Quốc có tính kỷ luật không cao, đây là hậu quả của chế độ quan liêu bao cấp. Tuy nhiên mức độ có khác nhau ở những vùng khác nhau, đặc biệt những nơi có cơ cấu thị trường phát triển thì tác phong công nghiệp đang ngày càng được khẳng định. Cũng như Việt Nam, thời gian làm việc ở Trung Quốc thường bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc đều giảm hoạt động đáng kể vào dịp lễ, nghỉ tết cổ truyền vào khoảng cuối tháng 12 đầu tháng 1 (âm lịch). Người Trung Quốc thường kiềm chế tình cảm của mình, họ thường rất ít mỉm cười ở lần gặp mặt ban đầu như những người Châu á thường làm. Người ta có thể chào nhau bằng cái gật đầu nhẹ, hay đặt các câu hỏi thay lời hỏi thăm và họ đánh giá cao những người nước ngoài sử dụng những câu chào hỏi của họ.
Người Trung Quốc thường không bàn việc làm ăn trong bữa ăn sáng, các cuộc thảo thuận làm ăn không chính thức có thể được tiến hành trong bữa ăn trưa hoặc tối và các thương vụ thường kết thúc trong bữa ăn, thường xuyên chiêu đãi khách là một tập tục của phong cách làm ăn của người Trung Quốc. Trong bữa ăn cần chú ý không được cắm dựng đôi đũa trong bát cơm vì hình tượng này chỉ có trong đám ma và nó đồng nghĩa với sự chết chóc.
Người Trung Quốc thường từ chối món quà vài lần vì phép lịch sự, bạn nên cố nài ép họ cho đến khi họ nhận. Cần chú ý không nên tặng các món quà có dính dáng đến số 4 vì số 4 trong tiếng Quảng Đông phát âm giống từ “chết”, không nên tặng các món quà như: Đồng hồ đeo tay hoặc đồng hồ để bàn, khăn tay, hoa trắng, dao, kéo vì tất cả những thứ này đều mang ý nghĩa không tốt. Người Trung Quốc coi mầu đỏ là biểu hiện của sự tốt lành và được sử dụng trong hầu hết tất cả những dịp vui như cưới hỏi, liên hoan...
2.2.1.8. ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, dân số, kinh tế, văn hoá, lối sống của người Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với nhà kinh doanh du lịch. Bởi vì trên Thế giới có rất nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại mang đặc điểm riêng của mình. Du lịch là một ngành dịch vụ, điều quan trọng là phải làm sao cho mọi đối tượng khách đều được thỏa mãn, chính vì vậy khi kinh doanh du lịch họ phải biết được người đang đối diện với mình là ai, thuộc dân tộc nào, dân tộc đó có đặc điểm gì? Nắm bắt được đặc điểm của họ mới hiểu được họ, phục vụ họ một cách chu đáo hơn, và ngày càng thu hút được họ hơn.
2.2.2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu:
2.2.2.1. Quan hệ ngoại giao:
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, không phải lúc nào hai nước cũng có mối quan hệ tốt đẹp, nhưng kể từ năm 1991, sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao thì Việt Nam - Trung Quốc đã có quan hệ rất tốt đẹp với nhau và với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là với các nước ASEAN.
Vào năm 1999, đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã sang thăm chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Lãnh đạo hai nước đã đưa ra phương châm trong mối quan hệ thể hiện ở 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Năm 2000, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã sang thăm chính thức nước ta và vào đầu năm 2002, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - đồng chí Giang Trạch Dân cũng đã chính thức sang thăm nước ta. Điều này thể hiện tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước đang ngày càng được củng cố và thắt chặt.
Ngoài ra, cho đến nay đã có hơn 115 đoàn các cấp ở Trung ương và địa phương của hai nước đã sang thăm lẫn nhau, đó là chưa kể hàng trăm đoàn khác sang thăm và trao đổi ở các lĩnh vực khác như văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao...
Hai nước đã ký nhiều văn kiện hợp tác hai bên cùng có lợi như: Hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác kinh tế - kỹ thuật, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định về việc thành lập ủy ban về hợp tác kinh tế - thương mại, hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc... Nhiều cửa khẩu đã được mở và nâng cấp, nhiều tuyến đường bộ, đường thủy và đường hàng không đã nối nhiều thành phố, địa phương giữa hai nước với nhau. Năm 2001, cột mốc biên giới trên bộ đầu tiên giữa hai nước được xây dựng đã thể hiện tình đoàn kết hữu nghị và khẳng định mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang phát triển một cách nhanh chóng và ổn định.
Trong điều kiện quan hệ ngoại giao ổn định như vậy thì các mối quan hệ khác đã được phát huy vai trò và cũng đã khẳng định tầm quan trọng của mình, đó là quan hệ thương mại, hợp tác về kinh tế đầu tư... Trong những năm qua, hai nước đã có những chính sách rất thuận lợi tạo điều kiện để hai nước cùng nhau phát triển. Và đặc biệt là Trung Quốc đã có nhiều khoản viện trợ dành cho nhân dân Việt Nam để Việt Nam có điều kiện phát triển hơn nữa, hoà nhập với kinh tế các nước trong khu vực và trên Thế giới.
2.2.2.2. Hợp tác về du lịch:
Ngành du lịch đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong toàn bộ nền kinh tế của mỗi một quốc gia, vì vậy việc ưu tiên để phát triển du lịch đã và đang là mối quan tâm của bất kì quốc gia nào trên Thế giới.
Thời gian qua, Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc hợp tác để cùng nhau phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Hai nước đã kí hiệp định hợp tác du lịch vào ngày 8/9/1994, tạo điều kiện tiền đề vững chắc để phát triển ngành du lịch. Trên thực tế, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, nên có nhiều nét tương đồng về văn hoá và điều này giúp cho việc hợp tác về du lịch dễ dàng và thuận tiện hơn. Đến nay, Trung Quốc có 07 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch và khách sạn ở Việt Nam, với tổng số vốn là 28,5 triệu USD. Hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc có nội dung chủ yếu về khuyến khích phát triển hợp tác du lịch giữa hai nước, ủng hộ các doanh nghiệp du lịch hai nước thiết lập và phát triển quan hệ nghiệp vụ, hai bên khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tiến hành hợp tác du lịch và đầu tư theo luật đầu tư của mỗi nước, hai bên ủng hộ các công ty du lịch của nước mình tổ chức khách du lịch nước mình và khách du lịch nước thứ ba đi du lịch bên kia.
Tháng 4/1999, đoàn đại biểu Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc, do cục trưởng Hà Quang Vĩ dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam và đã kí kế hoạch hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1999-2000 vào ngày 6/4/1999 tại Hà Nội, với nội dung chủ yếu: trao đổi đoàn đại biểu cấp quốc gia mỗi năm một lần; thường xuyên, định kì trao đổi thông tin; tăng cường hợp tác phát triển du lịch sinh thái, quản lý khách sạn...; hợp tác tuyên truyền du lịch của nước kia tại thị trường mình; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tham gia hội thảo, hội chợ về du lịch do bên kia tổ chức.
Hiện nay, đã có trên 40 Công ty lữ hành quốc tế và trên 150 khách sạn tại Việt Nam được đón khách du lịch Trung Quốc bằng thẻ du lịch tại Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lao Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội.
2.2.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc
2.2.3.1. Một số nguyên nhân thúc đẩy người Trung Quốc sang Việt Nam.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”, vì thế việc quan hệ, qua lại giữa hai nước tuy có nhiều biến động, song hiện nay, hai nước đã khép lại quá khứ, nhìn về tương lai để cùng nhau phát triển. Có rất nhiều nguyên nhân thúc đẩy người Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng em xin trình bầy một số nguyên nhân cơ bản như sau:
Trước tiên, phải kể đến là chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ sau khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Năm 1996, ta mở thêm một số cửa khẩu ở vùng biên giới cho khách Trung Quốc vào Việt Nam bằng giấy thông hành, cùng với sự nối lại hoạt động của tuyến đường sắt Việt - Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại giữa ta và Trung Quốc. Năm 1998, cho phép mười ba công ty lữ hành ở Hà Nội và bảy công ty ở cửa khẩu biên giới được đón khách du lịch Trung Quốc vào Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long bằng thẻ du lịch.
Lợi thế của nước ta là có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 1350km, qua 6 tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và qua 2 tỉnh của Trung Quốc. Khoảng cách giữa hai nước là không có, không phải đi qua nước thứ ba, điều này rất có lợi cho mọi hoạt động kinh doanh và du lịch. Mặt khác, việc đi lại giữa hai nước ngày càng thuận tiện, đường sắt Việt - Trung đã được nối liền, chi phí vận chuyển thấp phù hợp với khả năng chi trả của người Trung Quốc.
Ngoài ra, nước ta lại là cửa ngõ của Đông Nam á, thuận tuyến đường giao thông bằng đường bộ, đường thuỷ, và đường hàng không... Người Trung Quốc ít khi đi du lịch thuần tuý mà thường kết hợp sang các nước tìm kiếm cơ hội làm ăn, gặp gỡ các đối tác... Đến Việt Nam họ không những được hưởng các sản phẩm nhiệt đới mà còn thuận tiện cho họ trong việc gặp gỡ, kí kết với bạn hàng ở các nước Đông Nam á.
Giá cả hàng hoá dịch vụ của nước ta rẻ hơn so với các nước lân cận Trung Quốc như Thái Lan, Sing-ga-po... Điều đó làm giá chương trình du lịch Việt Nam rẻ hơn, phù hợp với khả năng thanh toán của người dân Trung Quốc. Đất nước Việt Nam có rất nhiều tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn không chỉ riêng với khách du lịch Trung Quốc mà còn đối với cả khách du lịch ở nhiều nước trên Thế giới, bên cạnh đó Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa từ rất lâu đời nên việc sang Việt Nam du lịch là một tất yếu của người Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến người Trung Quốc sang Việt Nam du lịch như tình hình an ninh chính trị của nước ta trong những năm gần đây khá ổn định, người dân Việt Nam thực sự mến khách, kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển. Tình hữu nghị Việt - Trung cũng đang ngày càng khăng khít và hai nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Người Trung Quốc từ xa xưa đã rất muốn sang Việt Nam vì nhiều lý do, mỗi thời mỗi khác, song hiện nay, người Trung Quốc sang Việt Nam chủ yếu là vì công việc, đi du lịch và thăm thân nhân. Ngày nay, với chính sách mở cửa của cả hai nước đặc biệt là chuyến thăm hữu nghị nước ta của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - Ông Giang Trạch Dân đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tình hữu nghị, hợp tác. Điều đó làm cho số lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng tăng và sẽ tăng hơn nữa. Có thể khẳng định rằng khách du lịch Trung Quốc đang là thị trường khách lớn của du lịch Việt Nam.
2.2.3.2. Sở thích và thói quen tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, đông dân, có nhiều vùng sinh thái khác nhau và đặc điểm dân cư khác nhau, tuy nhiên người Trung Quốc có điểm giống với người Việt Nam là họ ưa nhẹ nhàng, tình cảm, không sòng phẳng như người phương Tây. Người Trung Quốc khá thỏai mái về thời gian, họ không phải luôn luôn đúng giờ, tuy nhiên họ rất coi trọng những người đúng giờ. Người Trung Quốc rất coi trọng tình bạn và có tinh thần tập thể và tinh thần dân tộc cao. Họ thường có vẻ hay khiêm tốn, nhún nhường và kín đáo, họ thường không đáp lại những lời tán dương, khen ngợi bằng câu “cám ơn” hay câu tương tự mà người ta thường không dám nhận hay tỏ vẻ nhún nhường.
Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên đáng kể, họ thường đi thành từng đoàn có cả gia đình và con cái cùng đi, cũng có những đoàn chỉ có toàn đàn ông và thanh niên. Họ thường xuyên quan tâm và hỏi nhiều về phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc và cuộc sống của con người Việt Nam. Khách du lịch Trung Quốc thường ưa chuộng hàng truyền thống nổi tiếng và các mặt hàng có tiếng tăm khác như hàng thủ công mỹ nghệ, lụa tơ tằm, thổ cẩm của Việt Nam. Họ ưa thích các tour du lịch trọn gói được quảng cáo với giá phải chăng nhưng chất lượng phải đảm bảo. Họ trân trọng và đánh giá cao tính cần cù, mến khách của dân tộc Việt Nam, cảm thông với những khó khăn kinh tế do hậu quả của chiến tranh tàn phá.
Trong du lịch, phong cách tiêu dùng của người Trung Quốc chịu tác động chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội, khả năng thanh toán, lứa tuổi, giới tính và nhu cầu sở thích của họ. Một số đặc điểm và sở thích của người Trung Quốc cần chú ý khi phục vụ họ là:
* Về vận chuyển: Khi đi du lịch thì phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào tour họ tham gia nhưng khi họ đi xa, phương tiện họ thích nhất là tầu hỏa vì theo họ đó là phương tiện vận chuyển an toàn nhất, chỉ khi đi có cự li ngắn thì họ mới đi ôtô.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà giá vé tầu hỏa còn tương đối cao thì các tour du lịch của Việt Nam xây dựng chủ yếu là đi bằng ôtô, mà người Trung Quốc rất khó chịu khi phải ngồi trên ôtô lâu, với không khí ngột ngạt và đường xóc. Điều này rất khó khăn cho các hướng dẫn viên khi dẫn chương trình, người hướng dẫn viên phải có nghệ thuật lôi kéo làm cho họ quên thời gian và mệt nhọc trên những tuyến đường xa và xóc.
Điều mà người Trung Quốc phàn nàn nhiều nhất khi đi du lịch sang Việt Nam là tình trạng đường xá. Sang thăm Thủ đô Hà Nội, con đường thuận tiện nhất là từ cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), theo quốc lộ 18 và quốc lộ 5 đến Hà Nội, mà quốc lộ 18 hiện nay chưa làm xong, gây khó khăn và khó chịu rất lớn cho khách du lịch. Ngoài ra, còn có một số tuyến đường nữa đều rất xấu và nguy hiểm.
* Lưu trú và ăn uống:
+ Lưu trú: Khi sang Việt Nam du lịch, người Trung Quốc đặc biệt thích các khách sạn có gắn sao, nhưng họ thường chỉ ở khách sạn 2 đến 3 sao. Trong khách sạn phải luôn có nước nóng để tắm và để phục vụ các nhu cầu khác, ví dụ như uống trà. Người Trung Quốc có thói quen uống trà, trong lúc nói chuyện họ uống trà, ăn cơm xong họ cũng uống trà...
Đa số người Trung Quốc hút thuốc vì vậy phòng ở của họ nên có bật lửa, bao diêm và gạt tàn. Khách Trung Quốc thích ở trong những phòng có trải thảm vì họ cảm thấy căn phòng sang trọng hơn, tuy nhiên họ cũng thường hay ném tàn thuốc đang cháy xuống sàn nên khách sạn cần chú ý sử dụng loại thảm sao cho hợp lý, đảm bảo an toàn và lịch sự.
Người Trung Quốc thích ngủ giường rộng, màn tròn, nơi thoáng khí. Trong một ngày, vào buổi sáng họ thường ngủ dậy muộn, ít khi hoạt động trước 8 giờ sáng, buổi trưa có giờ nghỉ trưa, buổi tối họ thường thích gội đầu sau khi ăn uống xong, và họ hay đi ngủ muộn.
+ Ăn: Trung Quốc là đất nước có nền văn hoá từ lâu đời nên ăn uống được coi là một nghệ thuật. Có rất nhiều món ăn khác nhau điển hình cho các dân tộc khác nhau. Các món ăn được nấu nướng rất cầu kì với đủ loại gia vị, chính điều đó tạo nên nét hương vị rất riêng của món ăn Trung Quốc.
Người Trung Quốc không thích ăn sống, không ăn đồ chấm, không thích dùng nước mắm mà dùng xì dầu với ớt và tỏi (người miền Bắc ăn tỏi nhiều); họ thích ăn nóng, không thích ăn đồ nguội, không thích ăn quả ngọt hay quá chua. Bữa ăn của họ tối thiểu phải có 4 món: thịt, cá, canh, rau... Người miền Nam ăn canh trước, người miền Bắc cuối cùng mới ăn canh. Khi ăn mỗi người cần có một bát cá nhân đựng gia vị, ớt, tỏi, xì dầu và rất thích những bữa ăn có hạt điều.
Người Trung Quốc trước đây hay ăn mì chính nhưng hiện nay họ không ăn mì chính nữa, vì vậy khi phục vụ họ, phải chú ý đến điều này. Họ không thích ăn tráng miệng nhưng khi có thứ hoa quả của vùng nhiệt đới như thanh long, chuối, xoài... dành cho họ thì họ rất thích.
Buổi sáng, người Trung Quốc muốn ăn những món tự chọn. Nếu đoàn đông khách nên để nhiều món cho họ chọn hoặc có một nồi cháo có trứng, xương sườn thì họ rất thích. ở Trung Quốc không có bánh mì nướng nên họ rất thích ăn bánh mì ốp-la. Khi cả đoàn khách ngồi ăn thì chỉ bày những món ăn lên bàn còn cơm và cháo để một chỗ ai thích thì lấy. Họ thích ăn một bát phở, cháo hay một cốc sữa trước khi đi ngủ.
Trong quá trình đi du lịch, nếu buộc phải ăn trên đường thì họ thích những chỗ thoáng mát, không bụi bẩn, đặc biệt họ không thích có trẻ ăn xin hoặc đánh giầy quanh quẩn ở bên. Nếu một người khách trong đoàn gặp một người quen nào đó mà họ cần mời người đó ăn cùng thì nên chấp nhận và cho họ ngồi ăn riêng.
Người Trung Quốc có thói quen định thực đơn chính trong tuần, đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học, định rõ thời gian ăn uống trong ngày, bữa lót dạ không ăn quá nhiều, nhai kĩ, nuốt chậm, không ăn quá no, ăn nhiều thức ăn tự nhiên, ăn ít muối. Tóm lại, họ rất khoa học ngay cả trong vấn đề ăn uống, người Việt Nam nên áp dụng theo họ vì ăn uống có khoa học sẽ đảm bảo cho sức khoẻ.
+ Uống: Khi đi du lịch hay bất kì đi đâu xa người Trung Quốc hay mang theo đồ uống. Nếu phải uống n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0013.doc