Lời mở đầu 1
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 3
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 5
1.3. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 7
1.3.1 Đặc điểm kinh doanh 7
1.3.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 8
1.3.2.1 Bán buôn 8
1.3.2.2 Bán lẻ 8
1.3.2.3 Phương thức gửi hàng đại lý kí gửi hàng hóa 9
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng qua năm 2006 và 2007: 9
1.5 Định hướng phát triển: 11
Phần 2: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng 12
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy. 12
2.2. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán. 13
2.3. Phương pháp tính giá trong Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng. 15
2.4. Đặc điểm tố chức phần hành kế toán của Công ty 16
Phần 3: Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán
tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng 22
3.1. Những ưu điểm: 22
3.2.Những hạn chế còn tồn tại 24
3.3. Những nguyên nhân 24
Kết luận 26
Danh mục tài liệu tham khảo 27
Các ký hiệu viết tắt 27
30 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo, tin học, viễn thông.
Hiện tại, Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy
Phòng Kinh doanh
GI¸M §èC
Phòng Kế toán
Phòng Tổ chức hành chính
Các cửa hàng
Xưởng lắp ráp
Văn phòng chính của Công ty được đặt tại 507 – K7 – Bách Khoa – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Ngoài trụ sở chính Công ty còn có các cửa hàng.
Ban quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp, ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo trực tiếp xuống toàn Công ty. Do vậy việc tổ chức quản lý điều hành chung toàn Công ty là Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và thư ký. Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau; mối quan hệ chỉ đạo và quan hệ cung cấp thông tin cho nhau một cách chặt chẽ kịp thời, đảm bảo hoàn thành các công việc được giao.
Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động của Công ty, vạch ra chiến lược kinh doanh, ra các quyết định cuối cùng và là người đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trước cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý của nhà nước.
Phòng tổ chức hành chính: Đây là phòng quan trọng của Công ty. Phòng này có nhiệm vụ chính về tổ chức nhân sự, tổ chức lao động, bố trí nhân viên ở các vị trí công việc hợp lý để kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phòng còn tổ chức lao động tiền lương, tiền công, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách, chế độ với người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường, theo dõi mặt hàng bán ra của Công ty để lên kế hoạch mặt hàng, liên hệ nhà cung cấp. Phòng có trách nhiệm theo dõi tất cả số lượng, chất lượng hàng hóa trong kho; Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kinh doanh trình giám đốc; Lập báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh của Công ty; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh. Phòng Kinh doanh còn được giám đốc ủy quyền trong một số trường hợp ký kết hợp đồng mua bán, tạo nguồn hàng cung ứng cho các đơn vị và trực tiếp tham gia kinh doanh.
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi toàn bộ nguồn vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và thực hiện các chế độ hạch toán kế toán của nhà nước; Kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của Công ty; Tăng cường công tác quản lý để việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả. Thông qua việc quản lý bằng tiền, kế toán giúp cho giám đốc nắm được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Các cửa hàng là nơi tiêu thụ cũng như kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị cho những kỳ tiếp theo. Để tiếp cận thị trường Công ty tổ chức hệ thống các cửa hàng chuyên kinh doanh có nhiệm vụ kinh doanh tại thị trường nội thành và một số huyện lân cận.
Xưởng lắp ráp: bên cạnh các hoạt động kể trên, Công ty có xưởng lắp ráp để phục vụ các dự án lớn cũng như chuyển giao dây chuyền công nghệ.
1.3. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3.1 Đặc điểm kinh doanh
Với một Công ty thương mại thì việc sản suất kinh doanh là việc mua sản phẩm hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa do vậy trong công ty với rất nhiều các sản phẩm hàng hóa khác như:
Các nhóm hàng hoá chính của Công ty:
* Thiết bị công nghiệp và tự động hoá
- Thiết bị điều khiển khả trình, màn hình, hiển thị
- Động cơ điện, máy phát điện, cáp điện
- Hệ thống tủ bù công suất, chuyển đổi tự động lưới
- Các thiết bị chấp hành bảo vệ
- Hệ thống máy nén khí
- Cẩu trục, xà trục nâng hạ( 2 tấn - đến 20 tấn)
Các máy uốn và ép thủy lực.
Tư vấn và dịch vụ kỹ thuật.
* Xây dựng dự án, thành lập và nâng cấp các phòng máy, phòng multimedia, phòng thực hành hàn cắt kim loại, phòng thực hành điện, điện tử, thực hành nghề gia công cắt gọt kim loại, phòng hàn phục vụ các dây truyền sản xuất sản phẩm công nghiệp.
* Tư vấn công nghệ, giải pháp kỹ thuật đồng bộ cho hệ thống tổng đài điện thoại của các cơ quan nhà máy.
- Sửa chữa, bảo hành, bảo trì các sản phẩm và thiết bị liên quan.
- Máy tính, máy in, máy fax và thiết bị ngoại vi.
- Máy in thẻ chuyên dụng.
- Thiết bị dạy kỹ thuật công nghiệp nhiệt, máy lạnh, điều hòa
- Thiết bị giảng dạy và đào tạo dạy nghề về kỹ thuật thêu, may công nghiệp, kỹ thuật sửa chữa máy thêu, may công nghiệp. Chủ yếu là của các hãng Barudan, Tajima và Sunstar.
1.3.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3.2.1 Bán buôn
+ Phương thức bán buôn qua kho: là phương thức mà trong đó hàng bán được xuất ra từ kho bảo quản của công ty. Bán buôn qua kho thể hiện dưới hai hình thức:
- Bán buôn qua kho theo phương thức giao hàng trực tiếp: theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho bên bán để nhận hàng. Bên bán xuất kho hàng hóa, giao cho đại diện bên mua. Bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán thì hàng hóa mới xác định là tiêu thụ.
- Bán buôn qua kho theo phương thức chuyển hàng: căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí kết, bên bán xuất kho hàng hóa; dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê để chuyển hàng hóa đến kho của bên mua hoặc địa điểm đã qui định. Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Chỉ khi nào bên mua kiểm nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng hóa đó mới xác định là tiêu thụ. Chi phí vận chuyển do bên bán chịu hay bên mua chịu là do thỏa thuận của hai bên. Nếu bên bán chịu thì chi phí đó ghi vào chi phí bán hàng.
+ Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: là phương thức mà công ty thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng hóa không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện dưới hai hình thức:
- Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: theo hình thức này bên bán vừa tham gia thanh toán cho bên cung cấp và bên mua.
- Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: theo hình thức này thực chất công ty thương mại đứng ra làm trung gian, môi giới cho bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng.
1.3.2.2 Bán lẻ
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị kinh tế tập thể mua hàng mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng; giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện. Bán lẻ thường có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
+ Bán lẻ thu tiền trực tiếp.
+ Bán lẻ thu tiền tập trung.
+ Bán lẻ tự phục vụ.
+ Bán hàng tự động.
1.3.2.3 Phương thức gửi hàng đại lý kí gửi hàng hóa
Là phương thức bán hàng mà trong đó công ty thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý; ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng hóa chuyển tới cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty cho tới khi công ty nhận giấy báo của cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán số hàng đã bán. Lúc này công ty thương mại mới mất quyền sở hữu số hàng đó.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng qua năm 2006 và 2007:
(ĐVT: VNĐ)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
±
%
1.
Tổng doanh thu
11.131.265.145
14.421.040.725
3.289.775.580
29,55
2.
Tổng chi phí
1.568.535.571
2.595.787.330
1.027.251.759
65,49
3.
Tổng tài sản
4.617.953.078
5.913.479.391
1.295.526.313
28,05
4.
Tổng nguồn vốn
4.617.953.078
5.913.479.391
1.295.526.313
28,05
5.
Tổng lợi nhuận trước thuế
392.304.603
463.124.430
70.819.827
18,05
6.
Lợi nhuận sau thuế
282.459.314
333.449.590
50.990.276
18,05
7.
Vốn chủ sở hữu
2.374.374.657
2.760.339.183
385.964.526
16,26
8.
Nợ phải trả
2.243.578.421
3.153.140.208
909.561.787
40,54
9.
Thuế thu nhập DN
723.532.234
937.367.647
213.835.413
29,55
10.
Thu nhập bình quân của DN
282.459.314
333.449.590
50.990.276
18,05
Nhận xét:
Căn cứ vào BCKQHĐKD ta thấy : LNST của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 50.990.276 tương ứng với 18,05%. Việc tăng đó do ảnh hưởng của các yếu tố:
Nhóm yếu tố làm tăng LNST:
Doanh thu bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính
Thu nhập khác
Các yếu tố này tăng → LNST tăng. Đây là các yếu tố tích cực góp phần tăng LNST, như vậy Công ty cần phát huy những yếu tố này.
Nhóm yếu tố làm giảm LNST:
Các khoản giảm trừ
GVHB
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Các yếu tố này tăng→LNST giảm. Do vậy Công ty cần phải có biện pháp kiểm soát các khoản chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận.
Mặt khác, ta thấy tốc độ tăng của LNST là 18,05 %, trong khi tốc độ tăng của Doanh thu là 29,55 %. Như vậy về cơ bản để tăng LNST của Công ty là do Công ty tiết kiệm được chi phí. Cụ thể là tốc độ tăng của GVHB nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của Doanh thu. Đấy chính là nguyên nhân cơ bản để góp phẩn tăng Lợi nhuận.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng của Chi phí BH, Chi phí QLDN cũng ở mức độ thấp. Do vậy, Công ty cần phát huy những yếu tố này. Riêng tốc độ tăng của các khoản giảm trừ là hơi cao so với tốc độ tăng Doanh thu→Công ty cần tìm biện pháp để kiểm soát các khoản giảm trừ của công ty.
1.5 Định hướng phát triển:
Các mục tiêu chủ yếu của công ty:
- Về Tổng Doanh thu, Công ty ước tính đến năm 2015 sẽ đạt được là 121.136.742.090 VNĐ tương ứng tăng 20%/năm .
- Về Tổng Chi phí, Công ty ước tính đến năm 2015 sẽ là 3.011.113.303 VNĐ tương ứng 16%/năm .
- Về Lợi nhuận ước tính đến năm 2015, công ty đạt được là 118.125.628.787 VNĐ
- Ngoài ra công ty còn có một vài định hướng phát triển như:
+ Cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã hàng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.
+ Tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng cường phát triển hoạt động liên doanh - liên kết, kêu gọi đầu tư nhằm hạn chế vốn vay.
+ Chú trọng công tác đào tạo và khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh trong quá trình hội nhập.
Phần 2
Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và con dấu riêng.
Cùng với xu hướng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước thì yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp là phải có phương hướng, biện pháp cải tiến bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng đã tổ chức tinh gọn, khoa học chức năng riêng cho mỗi bộ phận, từng nhân viên để đem lại hiệu quả cao.
Phòng kế toán của Công ty có 6 nhân viên với trình độ đại học chủ yếu được đào tạo tại Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân với chuyên ngành kế toán tài chính. Bên cạnh đó, cán bộ chủ chốt có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh nên Phòng Kế toán đã hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong quản lý doanh nghiệp thông qua quản lý tài chính kế toán.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy.
Mô hình tổ chức kế toán hiện nay của Công ty được tổ chức tập trung tại Phòng Kế toán. Phòng Kế toán có chức năng thu thập thông tin kinh tế, phục vụ cho công tác quản lý; qua đó kiểm tra tình hình vật tư hàng hóa, tiền vốn của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty; thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ khối bộ máy kế toán của Công ty
KÕ to¸n trëng
Kế toán tiền lương và
Các khoản phụ cấp theo lương
Kế toán thanh toán và TGNH
Kế toán Hàng hoá
Kế toán quỹ, tiền mặt
Kế toán TSCĐ
2.2. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.
Từ yêu cầu quản lý công việc kế toán, đội ngũ cán bộ phòng kế toán được phân công chức năng cụ thể như sau:
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành công tác hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Sự lựa chọn này phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hệ thống sổ Nhật ký chứng từ (NKCT) bao gồm 10 NKCT và 11 bảng kê (không có Bảng kê số 7).
- NKCT là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản.
- Một NKCT có thể mở cho 1 hoặc nhiều tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Phát sinh Có của mỗi tài khoản chỉ được phản ánh trên 01 NKCT
- NKCT được ghi hàng ngày từ chứng từ gốc và các bảng kê, NKCT là sổ mở theo tháng, hết mỗi tháng phải thực hiện khóa sổ, lấy số liệu vào sổ cái và mở NKCT mới cho tháng sau.
- Bảng kê được sử dụng trong những trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên NKCT được.
- Khi sử dụng bảng kê thì trình tự ghi bắt đầu từ chứng từ gốc => bảng phân bổ => bảng kê, cuối tháng tổng cộng số liệu => NKCT liên quan. Số liệu của bảng kê không dùng để ghi sổ cái.
Sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ tại
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ,Sổ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Ghi đối chiếu, kiểm tra
2.3. Phương pháp tính giá trong Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng.
Đối với hàng nhập:
Thuế TTĐB, thuế XNK (nếu có)
Giá thực tế của hàng mua vào
Giá mua của hàng mua vào
Chi phí thu mua
Các khoản làm giảm giá hàng bán
=
+
+
-
Trong đó:
+ Giá mua của hàng hóa là số tiền mà DN dùng để mua hàng hóa của nhà cung cấp. Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà DN áp dụng giá mua chưa bao gồm thuế GTGT, đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá mua đã mua đã bao gồm thuế GTGT.
+ Chi phí thu mua là các khoản chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình thu mua hàng hóa như chi phí vận chuyển.
Các khoản giảm trừ là các khoản mà công ty được nhà cung cấp giảm cho khi mua hàng hóa. Các khoản giảm trừ bao gồm: Hàng mua bị trả lại, chiết khấu thương mại được hưởng, giảm giá hàng mua ..
- Đối với các hàng xuất kho:
Giá trị hàng xuất kho được tính theo phương pháp sau:
Giá cả kỳ dự trữ đơn vị bình quân =
Giá trị hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (Phương pháp bình quân gia quyền)
2.4. Đặc điểm tố chức phần hành kế toán của Công ty
Chức năng và nhiêm vụ của từng bộ phận của bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng: là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách.Với chức năng này, kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc điều hành.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng là: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh; thông qua trưởng phòng kế toán ( hoặc trực tiếp kiêm trưởng phòng) để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị thay mặt nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính.
Quyền hạn của kế toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao vì lợi ích của DN và lợi ích của nhà nước. Kế toán trưởng có quyền:
Phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn; ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt vấn đề liên quan đến tài chính DN không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó.
Hàng tháng kế toán trưởng tiến hành tập hợp các số liệu ở các sổ kế toán chi tiết để ghi vào sổ tổng hợp các tài khoản, lên báo cáo kế toán cuối kỳ. Căn cứ vào chứng từ bán hàng, các khoản GGHB, CKTM, hàng bán bị trả lại của kế toán hàng hóa để theo dõi ghi chép để xác định doanh thu thuần.
Từ các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động của DN (TK632, TK641, TK642, TK635, TK811, TK711, TK911, TK421), cuối kỳ kế toán trưởng sẽ xác định kết quả kinh doanh của DN.
Kế toán tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương:
Theo dõi việc tính toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản bảo hiểm và thanh toán của cán bộ công nhân viên.
Tổ chức ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương.
Sổ kế toán chi tiết TK 334, 335, 338
Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 335, 338
Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
NKCT số 7
Sổ Cái TK 334, 335, 338
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Ghi đối chiếu, kiểm tra
Kế toán hàng hoá:
Theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng, giảm của hàng hoá tại kho, tại quầy của Công ty, chi tiết theo từng kho, từng quầy, từng loại, từng nhóm, từng thứ hàng hoá. Theo dõi quá trình tiêu thụ hàng hóa, và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của Công ty. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ gốc để thống kê nhập-xuất-tồn kho hàng hóa.
Tổ chức ghi sổ kế toán HH
BK 8, BK 9, BK 10
Sổ chi tiết TK 156, 511, 632, 641, 642
Bảng tổng hợp chi tiết TK 156, 511, 632, 641 642
NKCT 8 ( TK 156, 157,158, 159, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911)
Báo cáo tài chính
Hợp đồng cung cấp, mua bán, giấy cam kết. Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, Phiéu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu nhập kho, thẻ quầy hàng, Biên bản kiểm nghiệm, Thẻ kho,
Sổ cái ( TK 156, 157,158, 159, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Ghi đối chiếu, kiểm tra
Kế toán thanh toán và TGNH
Có nhiệm vụ lập phiếu, lưu phiếu và bảo quản chứng từ thu chi; theo dõi quản lý công nợ, tiếp nhận chứng từ ngân hàng chuyển cho Công ty, kiểm tra đối chiếu với các chứng từ có liên quan thông qua ghi sổ kế toán.
Tổ chức ghi sổ kế toán thanh toán với người mua và người bán
Hoá đơn GTGT, Biên lai thu tiền, Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, Phiếu thu, Phiếu chi.
Sổ chi tiết TK 331
Sổ chi tiết TK 131
NKCT số 5
BK 11
Sổ cái TK 131, 331
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Ghi đối chiếu, kiểm tra
Giấy báo Nợ
Giấy báo Có
Chứng từ gốc
Bảng sao kê
BK2
NK2
Sổ Cái TK 112
NK khác
Tổ chức ghi sổ kế toán TGNH
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Ghi đối chiếu, kiểm tra
Kế toán TCSĐ:
Có nhiệm vụ theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành của từng TSCĐ.
Tổ chức ghi sổ kế toán TSCĐ
(Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ,Biên bản kiểm kê TSCĐ)
NK 1, 2, 3, 4, 5, 10
NK 9
BK 5, 6
Thẻ TSCĐ
NK 7
Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng tổng hợp TSCĐ
Sổ Cái TK 211, 212, 213, 214
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Ghi đối chiếu, kiểm tra
Báo cáo tài chính
Sổ cái TK 111, 141
Kế toán quỹ, tiền mặt:
Có nhiệm vụ giữ két, thực hiện thu chi theo lệnh của kế toán trưởng; căn cứ vào các chứng từ gốc để nhập, xuất quỹ; theo dõi sổ quỹ theo chứng từ thu chi của kế toán thanh toán; theo dõi tình hình thu, chi, chuyển khoản của tài khoản công ty tại ngân hàng.
Tổ chức ghi sổ kế toán quỹ, tiền mặt.
Báo cáo quỹ
Giấy thanh toán tạm ứng, Phiếu thu
BK1
NK1
Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi
NK 10, phần ghi Có của TK 141
Sổ cái TK111, 141
Báo cáo TC
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Phần 3
Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng
3.1. Những ưu điểm:
3.1.1. Về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị cơ sở. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Dũng có đội ngũ nhân viên kế toán trong một bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy. Mỗi cán bộ, nhân viên đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động có hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán.
3.1.2. Hình thức, Chứng từ, sổ sách kế toán áp dụng.
Hình thức kế toán:
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Nó kế thừa các ưu điểm của các hình thức kế toán ra đời trước đó, đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán. Mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng và ban hành thống nhất tạo nên kỷ cương cho thực hiện ghi chép sổ sách. Đảm bảo cung cấp thông tin tức thời cho quản lý và lập báo cáo định kỳ kịp thời.
Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán đều phù hợp với yêu cầu kinh tế pháp lý của nghiệp vụ. Các chứng từ sử dụng theo mẫu của Bộ tài chính ban hành, thông tin ghi chép đầy đủ, chính xác với nghiệp vụ kinh tế.
Các chứng từ được lưu giữ, bảo quản cẩn thận, kế toán phần hành nào thì lưu giữ chứng từ của phần hành đó, không chồng chéo, nguyên tắc phân nhiệm rõ ràng. Quá trình luân chuyển chứng từ một cách hợp lý. Chứng từ khâu bán hàng sang phòng kế toán được thực hiện một cách khẩn trương, liên tục.
Hệ thống TK sử dụng:
Công ty áp dụng hệ thống TK thống nhất theo quy định của Bộ tài chính về việc áp dụng chế độ, chuẩn mục kế toán mới, thống nhất trên cả nước. Đồng thời quá trình hạch toán, công ty phản ánh một cách chi tiết cụ thể để phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm riêng của đơn vị.
Hệ thống sổ sách:
Tổ chức hệ thống sổ sách là một nghệ thuật vận dụng hệ thống TK kế toán. Việc lựa chọn hình thức ghi sổ nào phù hợp với từng đơn vị phải tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty mở một hệ thống số sách hợp lý hoàn chỉnh gọn nhẹ, có độ tin cậy.
3.1.3. Bộ máy quản lý:
Với phương pháp quản lý tổ chức kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường đã đem lại cho công ty những thành công.
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.
Đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty đều có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, họ còn có tinh thần học hỏi trong công việc một cách sáng tạo và đoàn kết phối hợp với nhau thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của công ty giao.
3.1.4. Việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà Nước:
Công ty đã thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước đầy đủ. Việc nộp được diễn ra đều đặn hàng tháng, hàng quý, hàng năm như thuế GTGT, Thuế Nhập khẩu, thuế môn bài, Thuế TNDN các sổ sách kế toán về thuế được mở đóng đúng với luật thuế quy định.
3.2.Những hạn chế còn tồn tại.
Tiêu thụ hàng hóa:
Hiện Công ty có nhiều khách hàng ở các tỉnh xa như ở TP Hà Nội, TP Hải Phòng nhưng công ty mới chỉ có trụ sở tại K7 - Bách Khoa – Hà Nội. Do vậy, việc giao dịch gặp không ít khó khăn khi các chi phí đi lại, phương tiện vận chuyển hàng hóabị tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa.
3.3. Những nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
Quản lý kinh tế là một công việc rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý phải có những tố chất sẵn có, bên cạnh đó là kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ. Tuy nhiên trong kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro và điều này có thể tác động tới tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của đơn vị. Như vậy, có thể trong kỳ việc theo dõi quản lý, tổ chức và hạch toán ở đơn vị chưa tốt có thể do năng lực tổ chức công tác yếu kém, do việc bố trí hay quy định của chủ DN về bán hàng, thu tiền và các phương thức là chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh.
* Nguyên nhân chủ quan:
Xác định phương hướng và mục tiêu kinh doanh là do chủ quan của DN. Vì vậy trong quá trình thực hiện triển khai phát sinh các sai phạm để diễn ra và không có kế hoạch chỉnh sửa là bất hợp lý. Các nguyên nhân từ tổ chức công tác kế toán từ việc vận dụng chế độ, áp dụng trong DN, các quy định trong kinh doanh đến việc luân chuyển hàng hoá và các khoản thanh toán là do chủ quan của con người. Vậy nên trong thời gian tới DN cần khắc phục và có biện pháp quản lý đúng đắn, hiệu quả đảm bảo theo các quy định nhằm tạo sự ổn định và bền vững cho sự phát triển lâu dài mà vẫn đạt được những mục tiêu mong muốn.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn. Nhưng chính sự biến động này của nền kinh tế đã giúp nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Việc hoàn thiện quá trình kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình một cách có hiệu quả hơn, đồng thời nó giúp doanh ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5848.doc