Đề tài Đặc sắc về phương diện nghệ thuật của thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi

2.1.1. Lối nhại đồng dao

Đồng dao là những câu hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp

với trẻ em, thường do trẻ hát lúc vui chơi. Đặc biệt, có thể do người lớn sáng

tác, nhưng nhiều trường hợp do trẻ em sáng tác”.[17, 107]

Trước Phạm Hổ, đã có nhiều nhà thơ viết theo lối nhại đồng dao như

Tú Mỡ với Mùa Xuân, Định Hải với Chồng nụ chồng hoa, Lữ Huy Nguyên

với Chi chi chành chành Đến Phạm Hổ, có thể nói, lối nhại đồng dao là

một chất liệu đậm đặc và độc đáo của thơ ông. Thơ ông viết cho các em

thường theo lối nhại đồng dao. Nhịp điệu bài thơ vui nhộn, các em có thể

vừa đọc vừa kết hợp với vui chơi, nhảy múa, ca hát. Bài thơ lúc này đóng vai

trò như bài hát, dắt các em vào thế giới của những mối quan hệ với thiên

nhiên, vạn vật, con người. Về vấn đề này, Định Hải đã nhận xét rất chính xác:

“Thơ anh uyển chuyển, giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng dao” [15, 624]. Các

bài thơ của ông thường ngắn, câu thơ cũng ngắn, thường từ 2, 3 đến 4, 5 chữ

phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý

của trẻ, kết hợp với cách ngắt câu, gieo vần ở những tiếng nhất định làm cho

bài thơ càng thêm giàu nhạc tính, dễ thuộc, dễ nhớ.

pdf45 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc sắc về phương diện nghệ thuật của thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nhịp điệu. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới giác quan của trẻ. Qua nhịp điệu, các em có thể nghe thấy rất nhiều tiếng động, tiếng kêu hình dung ra nhiều động tác, cử chỉ và gợi ra cho các em một cái gì đó thật sôi nổi, háo hức 2.1.2. Màu sắc cổ tích, huyền thoại Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian trong thơ Phạm Hổ còn thể hiện ở màu sắc cổ tích, huyền thoại trong các tứ thơ. 15 Hình ảnh quả thị trong bài Thị lại gợi lên sự liên tưởng về câu chuyện Tấm Cám kì diệu năm xưa: “Bà kể: “Thị này Ngày xưa cô Tấm Chui vào đây trốn Đợi ngày gặp vua” (Thị ) Hình ảnh khế với các yếu tố thần kỳ bay bổng có sức hút kỳ lạ trong câu chuyện Ăn khế trả vàng lại được bắt gặp trong thơ Phạm Hổ: “ Ai nặn nên hình Khế chia năm cánh Khế chín đầy cây Vàng treo lóng lánh (Khế) Hay hình ảnh cây dưa hấu mềm yếu vẫn tảo tần, dịu dàng như người mẹ hiền sinh đàn con to nặng (Dưa hấu) gợi cho các em nhớ về sự tích Mai An Tiêm với quả dưa hấu trên đảo hoang sóng gió trong truyền thuyết năm xưa. Và hình ảnh đôi dép thần kỳ của người chiến sĩ, của Bác Hồ trong thơ Phạm Hổ đã gợi cho các em nhớ về những chuyện cổ dân gian với đôi giày mỗi bước đi bảy dặm: “Thế kỷ hai mươi này Có đôi dép thần kỳ Một cụ già thường đi Đi vào trong lịch sử Chói ngời của dân ta” (Đôi dép thần kỳ) 16 Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh đôi dép đơn sơ, giản dị của Bác Hồ. Bài thơ chính là sự thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác và là tấm gương sáng để mọi người noi theo. Từ tình cảm thiêng liêng đó, Phạm Hổ muốn nhắc các em nhớ tới công lao trời biển của Ngưòi đối với non song đất nước, thúc giục thế hệ trẻ hôm nay hãy học tập và rèn luyện như lời Bác đã từng mong muốn. Khi đọc bài Sầu riêng, các em dễ dàng liên tưởng tới Sự tích trái sầu riêng mà các em đã được biết đến trong kho tàng truyện cổ tích: “Vàng thơm sau lớp vỏ gai Múi to mật ngọt cho ai thoả lòng” Thật thú vị khi bắt gặp những hình ảnh đẹp lộng lẫy của chiếc cầu vồng trong thơ Phạm Hổ, các bé sẽ đam mê mà nhớ đến câu chuyện về Sự tích cầu vồng ngày xưa bà vẫn hay kể: “Cầu vông như dải lụa Rực rỡ bảy sắc màu Cầu chờ mãi hồi lâu Không ai qua biến mất” Đối với các em nhỏ, ý nghĩa của câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Đã được ghi nhớ về hình ảnh anh em máu mủ ruột rà. Đến nay, vẫn thứ tình cảm thiêng liêng đó, Phạm Hổ lại tìm ra một vẻ đẹp khác của bầu, bí. Đó là sự hồn nhiên của chúng như một đám trẻ con quây quần bên mẹ: “Bí nằm trên đất Quả lăn, quả lóc Như đám trẻ con Đữa rình, đứa nấp 17 Đố ai biết được Bí nào gốc nào? Con chung mảnh đất Một nhà thương nhau” ( Bí bò mặt đất) Như vậy, những tứ thơ, những hình ảnh vốn có trong cổ tích, trong huyền thoại đã bước vào trong trang thơ của Phạm Hổ gần gũi lạ thường. Đọc thơ ông, các em vừa sống lại những câu chuyện cổ tích mà vẫn cảm nhận được điều mới mẻ, hấp dẫn của thơ hiện đại. Từ đó, các em sẽ được thưởng thức thơ từ nhiều nguồn cảm xúc khác nhau, học tập được nhiều điều khác nhau từ những tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử. 2.1.3. Kiểu thơ ngụ ngôn Yếu tố dân gian trong thơ Phạm Hổ còn được thể hiện đậm đặc trong nhiều bài thơ ngụ ngôn. Bài học về sự lười biếng được ông thể hiện qua câu chuyện dí dỏm mà thâm thuý: “Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi Vịt đưa sách ngược Ngỗng cứ tưởng xuôi Cứ giả đọc nhẩm Làm Vịt phì cười Vịt khuyên một hồi Ngỗng ơi! Học! Học!” (Ngỗng và Vịt) Còn đây là bài học về sự thông minh, khôn ngoan, từng trải và sự ngốc nghếch, khờ khạo của các con vật: 18 “Thấy nhện trải tơ Nhện nằm lơ lửng Chú muỗi to bụng Thích lắm bay vào -“Nhện lấy tơ đâu, Chỉ giùm em với Nhện ta bật cười: - Tơ trong bụng tớ, Có muốn tìm nó Chui mồm tớ đây.” Nhện và muỗi) Bài học về sự tham lam cũng được Phạm Hổ trực tiếp nói đến trong những vần thơ rất nhiều ý nghĩa: “Chuột em nhờ chuột anh Gặm cho tròn chiếc bánh, Chuột anh vốn ranh mãnh, Gặm mãi không cho tròn Chiếc bánh cứ mòn, mòn, Cuối cùng còn tí teo. Chuột em biết mắc mẹo, Khóc rống bắt anh đền. (Chuột em và chuột anh) Đó là một anh chuột tham ăn, ích kỷ. Từ tình huống này, các em nhỏ rút ra nhiều bài học hữu ích về tình anh em trong gia đình. Ở đây, Phạm Hổ mượn chuyện con vật để các em nhỏ suy nghĩ về chuyện của mình, cũng như cách cư xử của anh em trong gia đình. Có lẽ, chuột anh không biết rằng anh em là máu mủ, ruột rà, thiêng liêng, gắn bó: 19 “Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” (Ca dao) Và trách nhiệm làm anh cũng đâu có dễ: “Làm anh khó đấy Phải đâu chuyện đùa Mẹ cho quà bánh Chia em phân hơn (Làm anh) Còn chú Gà trống tham ăn cũng có bài học được thấm thía cho mình: “Tớ dặn cả rồi đấy: Chủ có ném thóc ngô, Lớn bé đều phải chờ, Gà trống lo đuổi đánh Hết gà mẹ gà con, Đến khi quay nhìn lại, Một hạt cơm không còn. Mực nhà lặng lẽ khôn hơn, Đã ra lượm sạch trờn trơn lúc nào (Gà trống tham ăn) Hay những bài học đáng quý về tình bạn, tinh thần đoàn kết trong đồng loại cũng được Phạm Hổ quan tâm: “Có anh quạ đen, Chân chì mỏ sắt, Sà cánh chực cắp, Mấy chú sáo con. Sáo mẹ cuống cuồng 20 Cành đa khóc réo: “Qụa giết con tôi, Ai ơi đến cứu!” Đây rồi chèo bẻo, Vụt đến như tên Đuổi con quạ đen, Đánh cho một trận. Nhà sáo thoát nạn, Cành đa hót mừng: “Cảm ơn! Cám ơn!” (Qụa và sáo đen) Phạm Hổ sáng tác những bài thơ kiểu ngụ ngôn không chỉ giúp trẻ em được tư duy, được phán xét, được hiểu thêm về thế giới loài vật, mà còn để các em ngẫm nghĩ về chuyện đời, chuyện người. Những câu chuyện về ngỗng, chuột, nhện, muỗi, gà, quạ, sáo, chèo bẻođã phần nào khiến các em nhỏ và mỗi chúng ta phải suy ngẫm. Hơn nữa, bằng việc vận dụng nhuần nhuyễn, hiệu quả những câu chuyện ngụ ngôn vào thơ viết cho thiếu nhi, Phạm Hổ đã để các em được vui cười bên những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, được hồi tưởng lại những câu chuyện ngụ ngôn quen thuộc mà các em đã từng biết đến. 2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Sự thành công của tác phẩm văn học phụ thuộc rất nhiều vào lời văn, lời thơ. Để có được một bài thơ hay, ý thơ đẹp đòi hỏi nhà thơ phải dụng công tìm tòi, sáng tạo, tích luỹ cho mình vốn ngôn ngữ phong phú và đa dang. Những sáng tác của Phạm Hổ nói chung và thơ ông nói riêng là cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đó là cách ông sử dụng ngôn ngữ giàu nhạc tính, đậm màu sắc, giàu hình ảnh để tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho thơ mình. 21 2.2.1. Ngôn ngữ giàu nhạc tính Phạm Hổ luôn chú ý tới cách sử dụng ngôn ngữ. Với ông, ngôn ngữ thơ cho các em phải là ngôn ngữ của nhạc, của ca hát. Ông từng đề cao vai trò của nhạc tính trong thơ: “Tôi chú ý trong các trò chơi chuyền của các em có một yếu tố rất gợi cảm trong khi chơi. Đó là âm nhạc. Đó là nhịp điệu, tiếng các que thẻ reo lên ranh rách, vui vẻ, khi được các em múa chuyền nghe sao mà vui mà hay. Nó gợi một cái gì thật náo nức, thật sôi nổiVõ Quảng thường rất hay dùng những từ tượng thanh để tạo nên không khí, giúp các em đọc lên là hình dung ra ngay và ghi nhớ lâu: Roạc! Roạc! để nói chuyện quét nhà. Ro ro! Huýt huýt! để nói chuyện trong nhà máy. Riêng tôi, tôi đã trải nghiệm và thấy các em đã chấp nhận một cách vui vẻ” [15, 741] Trong bài thơ Tàu dài, Phạn Hổ đã tạo cho được tiếng con tàu đang lăn bánh bằng một âm thanh đặc trưng của nó: “Kìa đạn, kìa gạo Ghé mình, nhìn qua Qua khe vải bạt Đang chào chúng ta Ra đi đánh giặc! Kìa đạn, kìa gạo” Phạm Hổ tâm sự: “Trong bài Tàu dài, tôi cố tìm cách tạo cho được tiếng con tàu đang lăn bánhKìa đạn, kìa gạo lànhại theo tiếng xình xịch, xình xịch của con tàu đang lăn bánh” [15, 741]. Đây chính là cái lạ, cái vui trong kiểu sử dụng âm thanh, nhịp điệu của Phạm Hổ. Nhạc điệu của thơ và nhạc điệu của con tàu đã hoà vào làm một. Đối với trẻ thơ, điều hấp dẫn các em nhất chính là ở cách nhà thơ tạo nên âm hưởng thơ. Dựa vào chất liệu ngôn ngữ, bằng tình cảm, 22 cảm xúc, sự liên tưởng, tưởng tượng của người nghệ sĩ đã tạo nên những nhạc điệu trong thơ vô cùng hấp dẫn. Phạm Hổ đã tạo cho mỗi bài thơ một nhạc điệu riêng, một âm sắc riêng. Những bài thơ còn đọng lại trong các em về âm hưởng của nó như: Một ông trăng, Củ cà rốtlà những bài giàu nhạc tính, trẻ em có thể cất lên thành lời ca, tiếng hát nhờ vào giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển của từng câu chữ: “Một bầu trời Một ông trăng Mỗi một tháng Một lần tròn Trăng trên sông Trăng trên lúa Trăng giữa cửa Trăng sau cây Trăng đón thầy Trăng tiễn bạn” (Một ông trăng) Như một chú bé đang nhảy chân sáo theo điệu nhạc, bài thơ đã khiến cho các em vốn đã hồn nhiên, tinh nghịch càng vui hơn trong điệu nhảy, lời hát véo von. Bài thơ Củ cà rốt cũng là một cách Phạm Hổ sử dụng ngôn ngữ và tổ chức bài thơ độc đáo, giàu nhạc tính: “Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội 23 Ngập đầu Nhảy lên Đẹp thật Tên em Cà rốt Củ đỏ Lá xanh” Nhờ thể thơ hai chữ, với cách gieo vần nhịp nhàng, giúp trẻ vừa dễ đọc, vừa đạt hiệu quả cao. Những câu thơ ngắn đã tạo nên một ngữ điệu đơn giản, âm thanh trông rõ độ lên xuống, cao thấp nhịp nhàng hơn. Hình thức âm thanh và sự hoà thanh trong thơ Phạm Hổ tạo nên một giọng điệu thơ độc đáo kích thích sự phát triển trí tuệ các em. Tiếng thơ Phạm Hổ cùng với ngữ điệu phong phú, giàu âm thanh nhạc điệu, từ ngữ gợi tả, gợi cảmđã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tổ chức câu thơ nhưng trước hết, nó giúp nhà thơ sáng tạo ra những vần thơ giản dị, trong sáng, hồn nhiên, với lối gieo vần, nhịp điệu hài hoà, dễ dàng đến với trí tưởng tượng của trẻ. Điều này giúp trẻ em không chỉ phát triển khả năng tư duy mà còn hình thành những xúc cảm sâu sắc ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Về phương diện này, Phạm Hổ đã có sự gặp gỡ với Võ Quãng. Cả hai nhà thơ cùng rất chú ý đến tính nhạc và nhịp điệu trong thơ. Cùng là những câu thơ ngắn, thơ Phạm Hổ vui tươi, ngộ nghĩnh, nhịp điệu nhẹ nhàng thì thơ Võ Quảng lại tạo nên những thanh âm nhờ những từ láy, những thanh trắc và những hành động luôn biến đổi: Ví như ông miêu tả con gà mái nhảy ổ với những âm thanh và hành động rất mạnh: “Bỗng mái hoa đổi nết Cái đầu nó nghếch nghếch 24 Cái cổ nó thót thót, Nó kêu: Tót, tót, tót (Gà mái hoa) 2.2.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc Với Phạm Hổ, bên cạnh tình yêu dành cho thơ, ông còn có một niền đam mê nữa, đó là hội hoạ. Song song với việc sáng tác thơ, Phạm Hổ còn có nhiều tác phẩm hội hoạ. Điều này đã khiến cho trong thơ có hoạ và trong hoạ có thơ. Lấy chất liệu hội hoạ để tạo nên màu sắc trong sáng tác là đặc trưng của thơ Phạm Hổ. Nhiều bài thơ của ông mang đậm tính chất tạo hình với những đường nét rõ ràng và màu sắc lung linh, rực rỡ. Đặc biệt nhà thơ thường viết về thiên nhiên với rất nhiều gam màu khác nhau. Sự phối hợp này đã tạo nên nét đa dạng trong ngôn ngữ thơ Phạm Hổ: “Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ lụa hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công” (Rong và cá) Trong làn nước xanh mát rượi, một cô rong khoác lên mình chiếc áo màu xanh “như tơ nhuộm” thật đẹp và lãng mạn. Trong sắc màu mát mắt ấy, xuất hiện Một đàn cá nhỏ với những chiếc đuôi đỏ lụa hồng càng làm cho không gian thêm hấp dẫn. Sắc màu và vẻ mềm mại của rong kết hợp với màu đỏ, hồng của cá đã tạo nên một nét đẹp hài hoà.Với xiêm y rực rỡ, cô rong và đàn cá đã tạo nên một điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng, cuốn hút. Phạm Hổ 25 hay quan tâm đến các màu sắc có độ sáng mạnh như màu xanh, hồng, đỏ, vàng, trắng. Đó là những gam màu phù hợp với tâm lý trẻ thơ. Ví dụ: Màu xanh của lá, màu vàng của quả thị: “Lá xanh, quả xanh Lặng im trên cành Lá xanh quả vàng Chim chuyền rung rinh” (Thị) Màu xanh, đỏ của lá sung, quả sung: “Lá như bỏng nổ Quả xanh, quả đỏ” (Sung) Màu hồng, trắng của quả ổi cũng rất ấn tượng: “Đào: ruột hồng Mỡ: ruột trắng” (Ổi) Cây bắp cải cũng tạo cho mình một màu xanh mát mắt: “Bắp cải xanh, Xanh mát mắt” (Bắp cải xanh) Hay đến thứ đồ chơi của chú mèo con cũng rực rỡ sắc màu: “Mèo con nhặt được Năm mảnh gỗ rơi Trồng hoa, trồng quả Xanh đỏ quanh nhà” (Năm mảnh gỗ) Và những món đồ chơi của các em màu sắc cũng rất ấn tượng: 26 “Cạnh giường chiếc xe Sơn vàng, sơn đỏ Bốn bánh cao su Chực lăn đây đó” (Những món đồ chơi) Những tấm áo len mùa đông lạnh giá được dệt bằng một thứ len màu đỏ ấm áp, đẹp mắt: “Mũ đỏ cho bé Mũ đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Que tre đan mãi Bóng như ngọc ngà” (Đôi que đan) Bằng việc sử dụng ngôn ngữ hài hoà, cân đối chuẩn kết hợp với việc sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, thơ Phạm Hổ đã tác động đến tất cả các giác quan của người đọc. Đặc biệt đối với các em nhỏ, việc sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc trong thơ, một mặt, giúp các em hình dung ra đối tượng, tư duy, kích thích nhu cầu quan sát của các em. 2.2.3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh Song song với việc sử đụng ngôn ngữ giàu tính nhạc, đậm màu sắc, thơ Phạm Hổ thường gợi lên những hình ảnh đẹp đẽ, độc đáo. Đó là nhờ khả năng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. Bằng việc sử dụng những từ ngữ có sức gợi tả, gợi cảm cao, thơ Phạm Hổ đã gợi lên những hình ảnh sống động, cụ thể. Hình ảnh trong thơ Phạm Hổ rất phong phú và đa dạng. Đó là nhửng hình ảnh thiên nhiên đẹp với hoa lá, cỏ cây đầy sức sống. Đó là những lùm tre với sự trường tồn mạnh mẽ đang cố gắng hết sức để khẳng định vị trí đầu 27 sóng ngọn gió của mình. Đó là mùi thơm ngọt ngào của hoa táo, hoa nhãn mang theo bao sự hấp dẫn. Đó là chùm hoa khế mỏng manh, rung rinh trong nắng “Chùm khế lá xanh Rung rinh hoa tím” (Khế) “Hoa táo nhờ ai Hoa nhãn nhờ ai mời Mà sáng nay mờ đất Đã thấy ông đến rồi” (Ong) Đó còn là những hiện tượng tự nhiên vô cùng độc đáo, hấp dẫn: “ Trăng lên, mây kéo đến Soi bóng hồ nước êm Mây muốn xem mình đẹp Như thế nào trong đêm” (Mây) Hình ảnh nàng mây đang ngắm mình bên dòng nước trong đêm thật nên thơ và lãng mạn. Nàng mây vốn đã đẹp trong ánh nắng mặt trời giờ lại đẹp hơn dưới ánh trăng toả sáng. Phạm Hổ đã tạo nên sự phong phú và độc đáo trong các hình ảnh qua hệ thống ngôn ngữ thơ để các em được chiêm ngưỡng những bức tranh đẹp, trong một khung cảnh đẹp mỗi khi bước vào thế giới thơ của ông 2.3. Hình thức tổ chức bài thơ độc đáo 2.3.1. Hình thức đối thoại 28 Nhà nghiên cứu Phong Lê rất có lý khi cho rằng: “Trước thế giới bao la ngày càng rộng lớn và lý thú, các em hăm hở, băn khoăn trước vô vàn câu hỏi, không thể tính cả cuộc đời có bao nhiêu câu hỏi. Nhưng câu hỏi ở tuổi thiếu nhi, theo tôi là bức xức nhất và ẩn ý nhiều thú vị” [9, 28] Phạm Hổ rất quan tâm tới việc tái hiện nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_dac_sac_ve_phuong_dien_nghe_thuat_cua_tho_pham_ho_vie.pdf
Tài liệu liên quan