Đề tài Đặc trưng văn hóa Mỹ trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ của Mác Tuên

Vào một đêm khuya thanh vắng, Tom cùng Hâc Phin mang con mèo chết ra ngoài nghĩa địa để làm phép chữa mụn hạt cơm, tình cờ được chứng kiến mấy kẻ đào trộm xác, dẫn đến xô xát, gã Giô lai da đổ giết chết Rôbinxơn, sau đó tìm cách đổ tội cho Map Potơ. Hai đứa trẻ sợ bị trả thù, không dám tiết lộ với ai, nhưng Tom đau khổ dằn vặt khôn nguôi.

Rồi Tom cùng Hâc Phin và đứa bạn thân khác là Giô Hacpơ bỏ nhà ra đi đến hòn đảo Giăcxơn cây cối hoang vu cách đó mấy dặm để “làm tướng cướp”, giống như trong các tiểu thuyết phiêu lưu mà Tom đã đọc, vì theo chúng, thà được một năm làm nghề tướng cướp, lấy của kẻ giàu giúp đỡ người nghèo còn hơn làm tổng thống Mỹ suốt dời. Mấy ngày sau, bọn trẻ trở về đúng lúc mọi người đang tổ chức lễ tang vì tưởng chúng đã chết. Ai nấy sững sờ mừng rỡ, còn bọn trẻ con thì xem chúng như những vị anh hùng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc trưng văn hóa Mỹ trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ của Mác Tuên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland, và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.[176] Sự mở rộng biên cương về phía tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền văn hóa Mexico, và sự di dân mức độ lớn trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam Âu và Đông Âu đã mang đến thêm nhiều yếu tố văn hóa mới. Sự di dân gần đây hơn từ châu Á và đặc biệt là từ châu Mỹ Latinh có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Kết quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau có thể có đặc tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa thành một thứ văn hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot, hay là một khái niệm mới salad bowl là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị mà trong đó những người di dân và con cháu của họ vẫn giữ các đặc tính văn hóa riêng biệt của mình. Dù cho có sự đa dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng . Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ tôn trọng như nhau. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mỹ. Người Mỹ rất yêu nước. Họ rất tự hào về nước của họ và lối sống của mình. Họ cũng rất tôn trọng những người đã và đang phục vụ trong lực lượng quân sự của đất nước. Tính tự lập: Độc lập là một phần của sự đề cao con người trong văn hóa Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự đứng trên đôi chân của mình – một sự khởi đầu cho tính độc lập. Đa phần học sinh Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, tự tìm việc, tự lên kế hoạch cho tương lai. Sự thẳng thắn: Thật thà và thẳng thắn, đối với người Mỹ còn quan trọng hơn việc giữ thể diện. Họ sẵn sang dành thời gian để trao đổi thẳng thắn những vấn đề mà họ thấy còn gây tranh cãi hoặc thậm chí là khi cảm thấy bị xúc phạm. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và không tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hình thức. Sự thẳng thắn khuyến khích người Mỹ thảo luận các bất đồng và giải tỏa mâu thuẫn hơn là cần đến sự can thiệp của người thứ ba. . Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Bàn về vai trò của văn học trong mối quan hệ với văn hoá , các nhà nghiên cứu đều khẳng định văn học có vai trò quan trọng trong việc phản ánh, lựa chọn, phê phán và sáng tạo văn hoá . Trong việc phản ánh, văn học không chỉ là một tấm gương phản ánh toàn bộ đời sống văn hoá. Nó phản ánh một cách có lựa chọn. Chính ở đây, văn học mới thực sự có ý nghĩa đối với văn hoá. Văn học cũng có vai trò điều chỉnh, định hướng văn hoá. Nói như Ngô Thì Nhậm, “ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ”. Tuy nhiên, nếu như có những định hướng phù hợp thì cũng tồn tại những định hướng không phù hợp với yêu cầu văn hoá. Mặt khác, không phải sự sáng tạo nào của văn học cũng làm giàu cho văn hoá và phù hợp với yêu cầu văn hoá của thời đại. Trong mối quan hệ đó, giá trị văn học của tác phẩm thể hiện qua sự sáng tạo, sự độc đáo trong quan niệm, cách cảm nhận thế giới và phương thức biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Trên một bình diện khác, tìm hiểu giá trị văn hoá của tác phẩm là đặt giá trị văn học của tác phẩm trong hệ thống của nền văn hoá thông qua mối quan hệ với bối cảnh văn hoá. Tức là vừa đặt nó trong tổng thể sáng tạo văn hoá thẩm mỹ của dân tộc, vừa đặt nó trong yêu cầu văn hoá của thời đại. . Cuộc đời và sự nghiệp tác giả Mác Tuên 1.3.1. Mác Tuên – một cuộc sống giàu chất phiêu lưu Mác Tuên – tên thật là Samuơn Langhon Clêmơnxơ sinh vào ngày 30 tháng 11 năm 1835 trong ngôi làng Floriđa hẻo lánh, thuộc quận Mônrô, bang Misâuri. Đây là ngôi làng heo hút bên một nhánh của con sông Mixixipi hùng vĩ chảy suốt từ Bắc đến Nam rồi đổ ra vịnh Mêhicô. So với dải ven biển Đại Tây Dương trù phú ở phía Đông, miền này được coi là miền Tây, tuy nó nằm ở giữa nước Mỹ, để rồi xa nữa là miền viễn Tây về phía Thái Bình Dương. Cuối năm 1839, gia đình ông dọn dến Hanniban, thị trấn nhỏ bên sông Mixixipi, bên kia bờ là những vạt rừng, những cánh đồng cỏ, các trang trại. Thời thơ ấu của nhà văn từ bốn đến mười hai tuổi đã trôi qua tại đây, cho tới khi cha mất. Sau đó cậu thiếu niên con nhà nghèo ít được học hành này phải đi đây đi đó làm nhiều nghề để kiếm ăn, cũng từ đây bắt đầu cuộc sống phiêu lưu của ông. Chất phiêu lưu mạo hiểm này cũng là đặc điểm của người Mỹ miền Tây thời đại Mác Tuên. 16 tuổi, ông theo anh đi học nghề kinh doanh báo chí. Năm 18 tuổi, ông bỏ nhà đi lang thang khắp vùng vừa để kiếm ăn vừa để thỏa mãn ước mơ phiêu lưu mạo hiểm. Được ít lâu ông định đi một chuyến thật xa mong tìm cơ hội làm giàu, nhưng khi bước chân xuống tàu trên sông Mixixipi lại đổi ý và chuyển sang tập sự nghề lái tàu. 24 tuổi, ông được cấp giấy phép hành nghề lái tàu này. Năm ông 26 tuổi, cuộc chiến tranh Nam – Bắc xảy ra, Mác Tuên bỏ nghề hoa tiêu để phiêu dạt đến tận những dãy núi miền viễn Tây để tìm vàng, nhưng không thành công. Cuối cùng, ông kiếm được việc trong nghề báo chí, làm phóng viên đi nhiều nơi trong nước và sang cả châu Âu, Địa Trung Hải…Chất phiêu lưu trong cuộc đời ông không mất đi mà chuyển sang một giai đoạn mới. Năm 34 tuổi, Mác Tuên lấy vợ, sinh được bốn đứa con (1 trai, 3 gái) nhưng đứa con trai bị chết sớm. Cuối thế kỉ XX, vợ ông ốm nặng. Năm 1902, Mác Tuên được tặng bằng tiến sĩ luật danh dự. Năm 1905, ông tổ chức lễ sinh nhật lần thứ 70 của mình. Năm 1909, vợ ông mất. Ngày 21 tháng 4 năm 1910, Mác Tuên cũng qua đời, kết thúc một cuộc đời phiêu bạt. 1.3.2. Mác Tuên – một trái tim lớn vì con người Sinh ra ở một vùng quê mà ở đó có dòng sông Mixixipi êm đềm chảy theo dòng thời gian của cuộc đời. Mác Tuên được đùm bọc dưới một tình yêu thương của người mẹ giàu lòng vị tha và một người cha rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Lớn lên trong cái không khí ấm áp tình người ấy đã hình thành trong Mác Tuên một tình cảm yêu thương con người tha thiết, một trái tim đôn hậu đối với cuộc đời, đặc biệt là đối với những người nô lệ da đen. Vào thời Mác Tuên sống, người nô lệ bị xem như là những “công cụ biết nói”, họ chẳng có chút quyền hành gì cả trong xã hội. Nô lệ da đen còn phải chịu nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt màu da, nhưng với tình thương của mình, cậu bé Xamuen đã dám mạnh dạn dùng ngòi bút của mình để giải phóng cho người nô lệ. Hơn thế, trong Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoyơ ông còn mượn lời của bác sĩ để ca ngợi nhân vật nô lệ da đen Jim: “Tôi chưa thấy có anh da đen nào lại khéo tay, trung thành đến thế, anh ta lại sinh ra cái tự do của mình để làm việc đó”. Ngoài ra, ông còn đứng về phía dân tộc Trung quốc và Philippin để phê phán những chính sách của Mĩ trên nước họ. Ông cực lực chỉ trích việc sát hại người Trung Quốc và Philippin của chính phủ Mĩ. Tư tưởng bảo vệ người da đen, ủng hộ tự do cho các dân tộc bị áp bức của Mác Tuên không phải ngẫu nhiên và đơn giản xuất hiện trong khi ông là người miền Nam. Cuộc nội chiến giải phóng nô lệ Mĩ (1861 -1865) xảy ra là do mâu thuẫn giữa miền Bắc muốn giải phóng nô lệ, còn miền Nam thì muốn duy trì chế độ ấy. Quá trình hình thành tư tưởng tiến bộ ở Mác Tuên đã trải qua nhiều đấu tranh nội tâm phức tạp. Như chúng ta đã biết, thoạt tiên Mác Tuên chịu ảnh hưởng từ tình thương người của mẹ ông. Thêm vào đó cuộc sống lam lũ thời trai trẻ đã khiến ông có cái nhìn đồng cảm đối với cuộc sống của những người nô lệ. Khi trưởng thành ông được đi nhiều và được tiếp xúc với nhiều người mang tư tưởng tiến bộ. Nhờ đó đã thổi bùng lên trong con người ông tình thương đối với những người nô lệ da đen, chuyển sang đấu tranh đòi bình đẳng, đòi quyền làm người cho họ. Như vậy, Mác Tuên đã không đánh giá, nhìn nhận con người qua cái mặt bề ngoài của họ, ông không kì thị chủng tộc, không phân biệt màu da mà bằng hiểu biết của mình, bằng trái tim của mình để cảm nhận con người qua những cử chỉ, những hành động của họ. Ông đã phát hiện ra mặt tốt đẹp của những người nô lệ da đen. Họ cũng là con người, họ cũng có tình thương và họ xứng đáng được yêu thương. Trái tim của Mác Tuên quả thật rất vĩ đại, vĩ đại ngay trong thời kì ông sống và cho tới mãi về sau. Đó là một nhân cách lớn, một tư tưởng tiến bộ, là cội nguồn mang lại sự hấp dẫn, sức sống lâu bền cho những sáng tác của ông. 1.3.3. Mác Tuên – Lincôn của văn học Mĩ Lần theo con đường sáng tạo văn chương của Mác Tuên, chúng ta thấy những thành tựu mà ông đóng góp cho văn chương nhân loại chủ yếu tập trung vào ba thập kỉ cuối đời. Kể từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Ngây thơ đi du lịch, Mác Tuên đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn Mỹ. Nhưng phải đến khi ba tác phẩm viết về những trải nghiệm của ông trên dòng Mixixipi là Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoyơ (1876); Những cuộc phiêu lưu của Hâcklơbơry Fin (1884); Cuộc sống trên dòng Mixixipi (1883) xuất bản thì Mác Tuên mới trở thành một trong những tượng đài văn học bất diệt của nhân loại. Nhà văn Mỹ lỗi lạc Hêminguây đã đánh giá tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Hâcklơbơry Fin như sau: “Nền văn chương hiện đại Mỹ đều thoát thai từ quyển Hâcklơbơry Fin của Mác Tuên (…) Đấy là quyển sách hay nhất mà chúng ta có được. Tất cả văn chương Mỹ đều từ đó mà ra. Không có gì trước đó cả. Và kể từ sau ấy cũng thế”. Còn nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh – Bơnơt Sô đã từng phát biểu trong cuộc tiếp đón Mác Tuên ở Luân Đôn như sau: “Tôi tin chắc rằng tác phẩm của anh cũng sẽ cần thiết cho các nhà viết sử Mĩ cũng như những tác phẩm viết về chính trị của Vônte đối với các nhà viết sử Pháp”. Qua những nhận xét trên ta thấy vị trí của Mác Tuên trên văn đàn thế giới là quan trọng biết nhường nào. Còn đối với nền văn học Mỹ thì Mác Tuên được xem là người khởi xướng tiểu thuyết hiện đại Mỹ thế kỉ XIX. Cho đến cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Mỹ mới chỉ được thể hiện đôi nét sơ sài mờ nhạt cảnh thiên nhiên, cuộc sống nơi thôn dã… Các nhà văn giai đoạn này mới chỉ đề cập đến phong tục tập quán, thói quen, lối sống, hoàn toàn chưa có một cái nhìn tổng thể, bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Trong thời điểm ấy, Mác Tuên xuất hiện như một “cột mốc sừng sững đánh dấu một thời kì mới của nền văn học Mỹ”. Vai trò và những ảnh hưởng của ông đối với nền văn học Mỹ lúc này là hết sức quan trọng. Có thể nói rằng ông đã làm “đổi mới văn xuôi Mỹ cả một thời đại”. Cũng như Whitman đã “cách mạng nền thơ ca Mỹ”, Mác Tuên đã đưa vào văn học những hình ảnh chân thực, sinh động với ý thức phê phán gay gắt, chống đối mãnh liệt đời sống xã hội bằng nghệ thuật châm biếm, hài hước tuyệt diệu của mình. 1.3.4. Mác Tuên – nhà văn hài hước, châm biếm tài ba nhất Hoa Kì Mác Tuên là nhà văn hài hước, châm biếm tài ba nhất nước Mỹ. Khả năng hài của ông là vô cùng vô tận, thiên biến vạn hóa. Sinh thời, một tờ báo đã sớm nhận ra hiệu quả hài của ông đối với quần chúng và đã ghi nhận: “Nhà văn hài hước thiên tài mà chúng ta được biết ngày nay đã trở thành nhà cách tân, hoạt động có hiệu quả mạnh nhất”. Qua con người ông, độc giả bắt gặp ở đây một tâm hồn nhân văn tột độ. Ông dị ứng với bất kì cái xấu xa độc ác nào. Còn cách sống của ông là: không chỉ vì cá nhân mình mà còn vì mọi người, phải sống sao cho “đến khi chết mình vẫn được mọi người thương tiếc, ngay cả người bán quan tài nữa”. Quan niệm sống ấy kết hợp với lối văn hài hước, kết thúc có hậu… đã đưa Mác Tuên thâm nhập sâu vào hồn người. Văn phong của ông không hề thoáng chút cay nghiệt cuộc đời. Tất cả chìm trong tiếng cười. Càng đọc càng cười và kết cục của mỗi tiếng cười, nếu tinh ý, bạn đọc sẽ gặp cái bi đát lớn, tiếng cười ấy đôi khi là cười ra nước mắt nhưng vẫn phải cười. “Cái hài là ân huệ lớn nhất mà nhân loại được hưởng thụ” nhưng ít ai tạo ra được một cái hài thâm thúy, sâu sắc, nhẹ nhàng như Mác Tuên. Ông đã nâng cái hài của mình lên tầm triết học, ông đặt tất cả sướng khổ, buồn vui vào trong tiếng cười. Ông chế giễu nhà thờ, “ở nhà thờ làm quái nào được như ở rạp xiếc”. Ông chỉ trích các thầy giáo độc ác “lấy việc trừng phạt đến cả những khuyết điểm hết sức nhỏ nhặt làm một cái thú”. Ông phê phán đồng tiền một khi nó làm suy thoái lương tâm con người. Ông không hề né tránh những cảnh rùng rợn như đào trộm xác người chết, bắn nhau, đâm chém nhau…Nhưng ông không khai thác mặt bi kịch của sự việc. Ngòi bút của ông khi sắc chạm đến ranh giới bi kịch thì ông dừng lại, chuyển hướng để tiếng cười khỏa lấp nhưng ở bên dưới dòng vận động ngầm của tấn bi kịch kia vẫn tiếp diễn. Đấy là phong cách nghệ thuật của riêng ông. Phong cách ấy được xây dựng trên quan niệm: Hài hước là điều vĩ đại nhất. “Chỉ cần một cái nháy mắt, mọi nỗi lo âu đều tan biến, cáu kỉnh giận dữ đều qua đi và trạng thái tuyệt diệu của tâm hồn trở lại với ta”. 1.4. Tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoyơ 1.4.1. Tóm tắt tác phẩm Tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoyơ gồm 35 chương và một lời bạt. Tại thị trấn Xanh Pitơxbơ bên dòng sông Mixixipi có chú thiếu niên Tom Xoyơ hiếu động, tinh nghịch, ham thích phiêu lưu, ở với bà dì thương cháu nhưng rất khó tính. Tom có bạn thân là Hâc Phin, đứa trẻ sống vất vưởng trong thị trấn. Một hôm, lang thang qua vườn nhà thẩm phán Giep Thatchơ, Tom thoáng nhìn thấy cô bé Becky có đôi mắt xanh tuyệt vời, liền mê tít, giở đủ trò “trổ tài” để chinh phục “người đẹp”. Vào một đêm khuya thanh vắng, Tom cùng Hâc Phin mang con mèo chết ra ngoài nghĩa địa để làm phép chữa mụn hạt cơm, tình cờ được chứng kiến mấy kẻ đào trộm xác, dẫn đến xô xát, gã Giô lai da đổ giết chết Rôbinxơn, sau đó tìm cách đổ tội cho Map Potơ. Hai đứa trẻ sợ bị trả thù, không dám tiết lộ với ai, nhưng Tom đau khổ dằn vặt khôn nguôi. Rồi Tom cùng Hâc Phin và đứa bạn thân khác là Giô Hacpơ bỏ nhà ra đi đến hòn đảo Giăcxơn cây cối hoang vu cách đó mấy dặm để “làm tướng cướp”, giống như trong các tiểu thuyết phiêu lưu mà Tom đã đọc, vì theo chúng, thà được một năm làm nghề tướng cướp, lấy của kẻ giàu giúp đỡ người nghèo còn hơn làm tổng thống Mỹ suốt dời. Mấy ngày sau, bọn trẻ trở về đúng lúc mọi người đang tổ chức lễ tang vì tưởng chúng đã chết. Ai nấy sững sờ mừng rỡ, còn bọn trẻ con thì xem chúng như những vị anh hùng. Một lần nữa Tom trở thành anh hùng hào quang chói lọi khi đứng trước tòa hôm xét xử vụ án mạng, chú đã dũng cảm tố cáo tên Giô lai da đỏ khiến hắn hốt hoảng bỏ chạy và thế là Map Potơ được giải oan. Tom Xoyơ và Hâc Phin còn nhiều cuộc phiêu lưu khác, nào là cùng nhau đi tìm của chôn giấu, nào là theo dõi bọn trộm cướp, bọn này có liên quan đến tên Giô lai da đỏ… Rồi trong một chuyến cùng các bạn bè đi cắm trại, Tom và cô bé Becky bị lạc trong hang sâu, nhân đó tình cờ tìm ra sào huyệt của tên Giô lai da đỏ… Cuối cùng là cái chết đáng kiếp của tên Giô lai da đỏ khi cửa hang bị xây bịt kín. Tôm Xoyơ và Hâc Phin nhờ tìm được chỗ vàng của tên Giô đào được mà có cuộc sống tốt đẹp hơn. 1.4.2 Tôm Xoyơ – Khúc ca về tuổi thơ con người Mỹ Cuộc đời của Mác Tuên đã chứng kiến nhiều biến cố chính trị - xã hội của nước Mỹ. Ông đã nhận ra được xã hội Mỹ với những mâu thuẫn hết sức gay gắt. Thông qua những xúc cảm trong trẻo và bộc trực ở trẻ thơ, tác giả muốn phê phán xã hội – một xã hội Mỹ thời bấy giờ đã làm cho vẻ tươi mát, hồn nhiên trong tâm hồn các em bị thui chột, một xã hội đã làm cho cái lành mạnh, cái thiện trong tâm hồn người lớn bị hủy diệt. Mác Tuên thường quan niệm: “Cách viết truyện cho trẻ đúng đắn nhất là phải viết sao cho tác phẩm không chỉ thú vị đối với các em bé, mà còn thú vị đối với bất kì ai từng là một em bé”. Thật vậy, những ai từng là em bé thì không thể không quan tâm đến tiểu thuyết Tom Xoyơ. Tom Xoyơ (1876) đã làm sống lại những năm tháng lưu lạc, phiêu bạt của Mác Tuên bên dòng Mixixipi hơn 150 năm về trước. Câu chuyện kể về hành trình của cậu bé Tom thời thơ ấu với bao nhiêu trò tinh nghịch của lứa tuổi hồn nghiên, ngây thơ. Bất cứ ở đâu, Tom cũng tạo ra được một không khí vui nhộn làm nên tiếng cười trẻ thơ bao trùm toàn bộ tác phẩm. Cuốn tiểu thuyết đã tái hiện lại cuộc sống thời thơ ấu của nhà văn Mác Tuên với biết bao kỉ niệm. Cả một thế giới trẻ thơ được ông miêu tả một cách nhuần nhuyễn, hấp dẫn mà lôi cuốn đến mức mà ai đã từng là trẻ thơ thì không thể thoát mình ra được trước những cám dỗ của nó. Tom, Hâc Phin, Giô Hacpơ, Jim, Becky, A – my… hình thành nên những tính cách khác nhau của bọn trẻ mà tập trung nhất là sự hiếu kì, sôi động và hồn nhiên. Cuốn tiểu thuyết đã làm sống lại trước mắt người đọc những trò chơi li kì, đầy hấp dẫn, những cuộc phiêu lưu lí thú của những chú bé Mỹ thông minh, hiếu động mà thực chất đó là cuộc đấu tranh dai dẳng, kiên trì để thoát ra khỏi mọi quy ước của xã hội cùng những thủ tục cố hữu đang đè nặng lên người dân Mỹ ở thế kỉ XIX. Qua câu chuyện về những đứa trẻ, một mặt nhà văn muốn chỉ trích lối giáo dục lạc hậu của ngành giáo dục lúc bấy giờ, mặt khác, tác giả muốn lên án lối sống mòn mỏi, cam chịu của người dân Mỹ với nạn trộm cướp, nạn giết người rùng rợn. Với ngòi bút sắc sảo của mình, Mác Tuên muốn ca ngợi thế giới đẹp đẽ của tuổi thơ. Thế giới tuổi thơ là thế giới huyền thoại, cổ tích; thế giới tuổi thơ là một thế giới mà ở đó tâm hồn của các em được nuôi dưỡng bằng ước mơ và tưởng tượng đầy thú vị, được vui chơi thỏa thích cùng những người bạn hồn nhiên, trong sáng của mình, được sống trong một xã hội bao la tình người. Chính vì vậy, lúc sinh thời, nhà văn xem Tôm Xoyơ là “khúc ca về tuổi thơ” 1.4.3 Tôm Xoyơ – nghệ thuật châm biếm, hài hước điêu luyện Mác Tuên được mệnh danh là “một cây bút giàu chất hài hước”, là “nhà văn thông qua tiếng cười để đề xuất thành công lực đối kháng trong xã hội đầy rẫy giả dối, kệch cỡm” (Kipling). Và ở cuốn tiểu thuyết này, điều nhận xét trên được thể hiện một cách khá rõ nét. Trong cuốn tiểu thuyết này, nhờ vào tài năng kể chuyện hài hước của mình, Mác Tuên đã tạo ra cho độc giả những tiếng cười nhiều cung bậc. Mở đầu tác phẩm tác giả miêu tả gì Poly với một số lượng âm thanh nhiều khi tìm kiếm Tom, thay đổi với mọi cung bậc sắc thái khác nhau. Tác giả đi từ độc thoại đến đối thoại, giọng quát tháo pha lẫn giọng run sợ vừa cười vừa cáu… Thế giới giọng điệu càng trở nên phong phú hơn khi người kể chuyện liên tục thay đổi các biện pháp kể, tả rồi phân tích. Ví dụ như chi tiết Tom quyết định bỏ trường đi làm cướp biển được tác giả kể với sự kết hợp tinh tế nhiều giọng điệu. Đó là ngôn ngữ kể “Tom đi vào một khu rừng rậm theo một lối tắt ở một chỗ không có đường mòn, thẳng tới giữa rừng và ngồi xuống đám rêu xanh…”, ngôn ngữ độc thoại nội tâm “Tom nghĩ thầm thế là được nằm yên giấc ngàn thu, tha hồ mơ mộng…” ngôn từ nửa trực tiếp phân tích tâm lý “người ta đã ruồng rẫy Tom đẩy Tom vào cái thế giới lạnh lẽo này…”. Tất cả điều đó cho thấy tài năng của Mác Tuên trong việc sử dụng giọng điệu khá linh hoạt, thay đổi phù hợp với thế giới trẻ thơ. Ví như ở chi tiết mà tác giả miêu tả Tom gặp Becky rồi nhận bông hoa của nàng một cách kì lạ, Mác Tuên đã thể hiện tài năng của mình ở nghệ thuật kể chuyện. Tâm lí yêu đương của Tom cũng giống tâm lí của người lớn khi yêu, nhưng cách thể hiện tình yêu của cậu thì thật buồn cười. Thấy Becky, Tom liền nảy sinh tình cảm ngay, rồi cậu tìm đủ mọi cách để chinh phục cho bằng được người trong mộng. Nhà văn miêu tả Tom trổ tài bằng cách liếc nhìn Becky, rồi buồn rầu, hy vọng, rồi thở dài đánh sượt, rồi nét mặt tươi hẳn lên. Bao nhiêu khía cạnh tâm lí khá tinh vi được cô đúc vào một đoạn văn ngắn. Ở đây, nghệ thuật kể chuyện qua cách dùng từ, giọng điệu châm biếm nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Đặc biệt là khi Tom nhận bông hoa với những hành động kì cục, cậu như làm đang làm xiếc thăng bằng với cộng rơm trên mặt và bông hoa ở dưới đất. Các động tác của toàn thân: chân thì “đè” lên bông hoa, ngón chân “quắp” lấy nó, cứ thế nhảy lò cò rồi chạy vụt đi. Cách cậu nâng niu bông hoa là “nhét” nó trong áo quần gần “trái tim” hay gần “dạ dày” không biết. Cách kể chuyện của tác giả khiến ta không khỏi bật cười được. Đó là câu chuyện tình yêu kiểu người lớn nhưng thực ra hết sức trẻ con của Tom. Chính vì thế khi đọc tới đây ta chỉ biết cười Tom với những hành động của cậu chứ không hề thấy ý đả kích phê phán của tác giả. Cách kể chuyện của tác giả vì vậy vừa hóm hỉnh lại vừa nhân hậu. Đằng sau những nụ cười ấy ta cảm thấy lòng yêu thương của người kể chuyện đối với nhân vật của mình. Đó là nụ cười hài hước của một người lớn kể về những chuyện nực cười của trẻ nhỏ. Có lúc nghệ thuật kể được thể hiện rất linh hoạt, có khi đó là ngôn ngữ của tác giả, cũng có khi là ngôn ngữ của chính nhân vật. Và đôi khi còn là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Khi tác giả miêu tả hành động của Tom thì đó là lời của người kể chuyện, còn khi Tom nghĩ về cô bé Becky thì đó lại là lời của nhân vật. Trong lời của người kể chuyện lại sử dụng từ ngữ và giọng điệu của nhân vật, là ngôn từ nửa trực tiếp thích hợp để diễn tả tâm tư nhân vật. Đây cũng có thể xem là một dạng của độc thoại nội tâm, lúc này là ý nghĩ trong đầu Tom chứ không bộc lộ qua hành động của cậu. Việc sử dụng ngôn từ nửa trực tiếp là một nét đặc biệt trong nghệ thuật của Mác Tuên. Đó là tất cả những gì mà nhà văn đã đóng góp vào văn học Mĩ qua tiếng cười châm biếm, hài hước rất linh hoạt. Sự hài hước đã giúp nhà văn vượt qua mọi hoàn cảnh gian lao trong cuộc sống. Ở bất kỳ phương diện nào của đời sống Mác Tuên cũng tạo ra được tiếng cười. Ngay cả khi viết thư với anh trai mình Mác Tuên cũng thể hiện được sự uyên thâm trong tiếng cười của mình là người làm “chủ một đầu óc”, ngay cả trong lúc đau buồn nhất và có tài diễn thuyết trong mọi tình huống đã đưa Mác Tuên lên một thứ bậc cao nhất của sự nghiệp. Cùng với tiếng cười cho cuộc sống, Mác Tuên còn đem tiếng cười cho hàng triệu người qua những trang viết của mình. CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA MỸ VÀ TÍNH NHÂN VĂN QUA TÁC PHẨM : “NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA TOM XOYƠ” CỦA MÁC TUÊN 2.1. Hài hước, châm biếm – giá trị văn hóa của tiếng cười trong tác phẩm Tạo ra tiếng cười cho người đọc là việc mà Mác Tuên lấy làm chủ đề của tác phẩm. Sự tương phản này được xây dựng ở nhiều cấp độ. Trước hết là sự tương phản giữa thế giới người lớn và thế giới trẻ thơ trong thị trấn nhỏ hẹp Xanh Pitơxbơ. Thế giới trẻ thơ càng hồn nhiên, trong sáng bao nhiêu thì thế giới người lớn lại càng tham lam, độc ác, đầy dục vọng bấy nhiêu. Ở cấp độ tương phản này, Mác Tuên hướng đến giải quyết hai vấn đề danh vọng và tiền bạc. Về danh vọng thì đỉnh cao nhất là tổng thống. Danh vọng đó chỉ mang lại niềm vui cho người lớn còn những đứa trẻ như Tom thì xem nó không có một chút gì là giá trị cả: “Thà làm cướp trong rừng Sơut một năm hơn làm tổng thống nước Mĩ suốt đời”. Chỉ một câu nói đơn thuần của Tom nhưng chất chứa bên trong đó là cả một sự đối nghịch lớn của xã hội mà Mác Tuên đã miêu tả. Bằng những thủ pháp tương phản ông đã tạo ra được những chi tiết có vấn đề lớn có vấn đề lớn giữa tiền tài và danh vọng, giữa đồng tiền và chức tước đối nghịch với sự đau khổ và mệt mỏi của đám trẻ con. Đặt Tom bên cạnh thẩm phán ThatSơ, tác giả muốn tạo ra một sự tương đồng để nhằm tương phản. ThatSơ được đặt bên cạnh Tom, người mà trước đó bằng tính toán ranh ma, đem những món đồ chơi vặt vãnh đổi lại các phiếu xanh, phiếu vàng, phiếu đỏ của các bạn học sinh chăm học để mang ra đòi một quyển Kinh thánh. “Thật là một tiếng sét giữa bầu trời xanh”. Hiệu trưởng Wantơ “trong mười năm tới cũng không hy vọng gì cái ngữ ấy lại chăm học được đến như vậy”. Nhưng chuyện ấy lại có thật. Tom được nhận phần thưởng và được đưa lên ngồi bên cạnh thẩm phán ThatSơ. Điều đó đã “gây ra một chấn động sâu xa tới mức đưa vị anh hùng mới này lên một địa vị mới cao vòi vọi ngang hàng với vị anh hùng trong ngành tư pháp kia”. Sự tương đồng giữa Tom và ThatSơ là ở tư cách “anh hùng”. Từ cách thức này, tác giả cho ta thấy sự tương phản giữa một vị thẩm phán lý tưởng và một vị thẩm phán trong thực tiễn. Đi bên cạnh Tom (gian lận là trò chơi trẻ con) Mác Tuên ngầm khắc hoạ ThatSơ (gian lận là bản chất của quan lại) ở thế đối lập. Vậy nên kết luận của tình huống đó là như sau, “thế là nhà trường có đến hai bậc dị nhân để chiêm ngưỡng chứ không phải là một”. Vì thế, tiếng cười ở đây bật lên với sắc thái châm biếm. Tác giả cười việc lười học của riêng Tom nhưng cười cái ranh ma của cả Tom lẫn ThatSơ. Bên cạnh cái danh vọng và quyền lợi, tác giả còn tạo ra sự nghịch lí của đồng tiền trong thế kỉ XIX. Vào thế kỉ này, đồng tiền không ngừng tăng cường sức mạnh vốn có của nó. Lẽ dĩ nhiên là khi đồng tiền xuất hiện là lúc đa phần đạo lí tốt đẹp của con người đều cúi mình trước nó. Mác Tuên thấu hiểu điều này và cũng đã dùng tiếng cười để ngăn chặn phần nào sự tha hoá ấy. Cũng vẫn là sự tương phản giữa thế giới trẻ thơ với thế giới người lớn. Niềm đam mê của trẻ thơ trong tác phẩm là trốn học, tắm sông, đánh trận giả và ước mơ được làm thuỷ thủ, làm cướp trong rừng… còn niềm đam mê của người lớn là tiền bạc, địa vị và danh tiếng hão. Nhưng lạ lùng thay, trẻ con thì lại tình cờ vớ được tiền tại một ngôi nhà có ma. Vậy nên một phản đề được đặt ra ở đây: người lớn đua nhau đi tìm tiền “nhà có ma nào ở Xanh Pitơxbơ và ở những làng lân cận cũng đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727863c tr432ng v259n ha M7929 trong ti7875u thuy7871t Nh7919ng c.doc
Tài liệu liên quan