Đề tài Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế haọch và đầu tư tỉnh Bắc Giang

Lời nói đầu 1

Chương I: Lý luận; đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 3

I. Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức của bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh (tại Nghị định số 02/2000/NĐ - CT ngày 03/02/2000 của Chính phủ quy định về đăng ký kinh doanh). 3

Điều 3, Nghị định 02 của Luật doanh nghiệp quy định nhiệm vụ của cơ quan đăng lý kinh doanh. 3

Điều 7: Hồ sơ đăng ký kinh doanh 4

Điều 8:Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh. 5

Điều 9 :Đăng ký lập chi nhánh văn phòng đại diện. 7

Điều 10: Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. 8

Điều 11: Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. 9

Điều 12: Đăng ký đổi tên doanh nghiệp. 11

Điều 13: Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 12

Điều 14: Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân và vốn điều lệ của công ty. 13

Điều 15: Thông báo tạm ngừng hoạt động. 15

Điều 16: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 15

III. Đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể. 17

Điều 17: Hộ kinh doanh cá thể. 17

Điều 18: Quyền đăng ký kinh doanh. 17

Điều 19: Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ đăng ký kinh doanh cá thể. 18

Điều 20: Thời điểm kinh doanh. 19

Điều 21: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. 19

IV. Điều khoản thi hành. 19

Điều 22: Xử lý vi phạm 19

V. Nghị định số 03/2000/NĐ- CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của doanh nghiệp. 21

Điều 1: Đối tượng áp dụng: Nghị định này áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp sau đây: 21

Điều 2: Áp dụng các luật chuyên ngành. 21

Điều 3: Ngành nghề cấm kinh doanh 22

Điều 4: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 23

Điều 5: Ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định. 25

Điều 6: Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. 25

Điều 7: Quyền đăng ký hành nghề kinh doanh. 26

Điều 8: Quyền thành lập doanh nghiệp. 26

Điều 9: Người không được quyền thành lập doanh nghiệp và góp vốn thành lập doanh nghiệp. 27

Điều 10: Điều lệ công ty. 29

Điều 11: Nội dung danh sách thành viên và danh sách cổ đông sáng lập. 32

Điều 12: Điều kiện tiến hành hợp đồng thành viên của Công ty TNHH. 33

Điều 13: Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên. 33

Điều 14: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. 35

Điều 15: Quyền của chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên. 35

Điều 16: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên. 36

Điều 17: Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Hội đồng quản trị. 37

Điều 18: Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty. 38

VI. Luật doanh nghiệp với việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nước ta. 40

chương ii: 46

thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp vào đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bắc giang. 46

I. Đánh giá kết quả 3 năm thi hành luật doanh nghiệp. 46

1. Về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới từ năm 2000 đến này: 46

2. Về huy động vốn kinh doanh: 46

3. Đóng góp của doanh nghiệp về tạo việc làm và thu nhập. 47

4. Đóng góp cho ngân sách địa phương: (năm 2002). 48

II. Thực hiện luật doanh nghiệp từ phía các doanh nghiệp: 49

III. Thực hiện quản lý nhà nước về ĐKKD: 49

1. Các văn bản của HĐND và UBND có liên quan đến thi hành luật doanh nghiệp: 49

2. Thực hiện ĐKKD: 50

2.1. Mô tả sơ lược hệ thống ĐKKD ở địa phương: 50

2.2. Thực hiện ĐKKD. 50

3. Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp: 51

4. Hậu kiểm đối với doanh nghiệp. 52

5. Kiểm tra giám sát của Nhà nước ở địa phương: 52

IV. Thực trạng doanh nghiệp nỏh và vừa ở Bắc Giang. 53

1. Đánh giá thực tạng DNN& V ở Bắc Giang: 53

1.1. Vai trò quan trọng của DNN& ở Bắc Giang: 53

1.1.1. Góp phần đáng kể việc tăng trưởng kinh tế: 53

1.1.2. Góp phần giải quyết các vấn đề XH, trước hết là tạo công ăn việc làm thu nhập của dân cư: 53

1.1.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 54

Lĩnh vực 54

Năm 54

Nông nghiệp 54

2. Thực trạng DNN & V ở Bắc Giang: 55

2.1. Thực trạng về quy mô. 55

Chia theo ngành nghề 56

DNNN 58

2.2. Những mặt hạn chế và khó khăn 58

b. Trình độ trang thiết bị và công nghệ yếu. 59

c. Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp. 60

d. Thị trường eo hẹp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp. 60

e. Hiệu quả kinh doanh thấp, tốc độ tăng trưởng không cao: 61

Năm 61

Chỉ tiêu 61

1998 61

f. Những khó khăn và hạn chế của DNN & V có nguyên nhân sau đây: 62

2.3. Đánh giá tổng quát về khung khổ chính sách hiện hành đối với DNN &V. 62

a. Đánh giá chung toàn quốc: 62

b. Đánh giá việc thực hiện chính sách ở Bắc Giang. 64

2.4. Những ưu thế và hạn chế của DNN & V. 66

2.4.1 Ưu thiế của các DNN & V. 66

2.4.2. Những hạn chế của DNN & V: 67

chương iii: 68

kiến nghị và giải pháp 68

I. Kiến nghị của doanh nghiệp và giải pháp năm 2003 68

1. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2002 68

II. Kết quả giải quyết các kiến nghịi của doanh nghiệp năm 2002. 72

III. Phương hướng và biện pháp trong thời gian tới. 77

1. Về công tác cải cach thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 78

2. Phát triển các loại hình doanh nghiệp kết hợp với việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. 79

3. Tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn. 80

4. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, trợ giúp và đào tạo doanh nhân, chủ động tham gia quá trình hội nhập. 81

5. Vấn đề khen thưởng và tôn vinh doanh nghiệp để tạo môi trường tâm lý xã hội tốt hơn cho doanh nghiệp và doanh nhân. 82

6. Hoàn chỉnh các loại văn bản cần thiết để quy định ngành nghề có điều kiện, ngành nghề có chứng chỉ. 82

Tài liệu tham khảo 84

 

doc88 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế haọch và đầu tư tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ công ty. d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó. e. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty, quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện. f. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công ty. g. Kiến nghị dự án sử dụng lợi nhuận của công ty. h. Kiến nghị các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty thì kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ của công ty. k. Kiến nghị bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty. l. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty. m. Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty. Các vấn đề khác liên quan đến Hội đồng quản trị được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83, 84, 86 và 87 Luật Doanh nghiệp. 4. Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. 5. Giám đốc (Tổng Giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây. a. Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. b. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. c. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. d. Kiến nghị phương án tổ chức, quy chế quản lý của công ty. e. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. f. Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng Giám đốc). g. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Điều 18: Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty. 1. Trường hợp áp dụng mô hình chủ tịch công ty, thì địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng Giám đốc) áp dụng theo quy định tại các khoản 2, 3 và các Khoản 4, 5 Điều này. 2. Chủ tịch công ty là người trực tiếp giúp chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp và Khoản 2, Điều 15 quy định này. 3. Chủ tịch công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây. a. Kiến nghị với chủ sở hữu công ty quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu. b. Kiến nghị với chủ sở hữu công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các chức danh quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty, về mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó. c. Tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty, báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 4. Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty. 5. Giám đốc (Tổng Giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a. Tổ chức thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty. b. Quyết định đến các vấn đề liên quan hàng ngày của công ty. c. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. d. Ban hành quy chế quản lý công ty. e. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty. f. Kiến nghị phương án tổ chức công ty. g. Phối hợp với chủ tịch công ty trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công và phương án sử dụng lợi nhuận, xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh. h. Tuyển dụng lao động. i. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực vì lợi ích hợp pháp của công ty. k. Không được lợi dụng địa vị và quyền hạn sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác không được tiết lộ bí mật của công ty trừ trường hợp được chủ sở hữu công ty chấp thuận. l. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho chủ sở hữu công ty và chủ nợ biết, không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty kể cả cho người quản lý phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm này, kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty. m. Các quyền và nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ công ty quy định. VI. Luật doanh nghiệp với việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nước ta. Quyền tự do kinh doanh được tiến hành trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế của Nhà nước. Để quyền này được thực hiện một cách tự giác, đầy đủ và phát huy giá trị đích thực của nó đòi hỏi phải có những tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế và pháp luật. Pháp luật đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và bảo đảm quyền tự do trong kinh doanh. Hệ thống pháp luật có chất lượng cao (về cơ cấu, nội dung, hình thức và cơ chế điều chỉnh) thể chế hoá kịp thời đầy đủ, đồng bộ những yêu cầu của quyền tự do kinh doanh sẽ là sự đảm bảo pháp lý vững chắc làm cho quyền tự do kinh doanh trở thành hiện thực sống động trong đời sống kinh tế của đất nước. Trong “ngôi nhà chung” pháp luật của chúng ta, pháp luật kinh tế là yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh (xuất phát từ vị trí, các quan hệ mà nó điều chỉnh). 1. Để quyền tự do kinh doanh được thực hiện một cách chủ động, tự giác thì các điều kiện (yêu cầu) sau đây được đảm bảo. - Vốn, tài sản, thu nhập hợp pháp của các nhà kinh doanh phải được bảo đảm an toàn và được vận hành một cách trôi chảy trong sự tồn tại lâu dài và phát triển. - Những nhà đầu tư phải được quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh theo khả năng và sở thích. - Phải có biện pháp khuyến khích bảo đảm cả về số lượng và quy mô. - Phải có nhiều mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh để cho các nhà kinh doanh tuỳ nghi lựa chọn. - Thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh phải đơn giản và thuận tiện. - Các nhà kinh doanh phải là những nhân vật trung tâm trên thị trường và họ được tự do “biểu diễn” một cách sáng tạo để tự quyết định đối với những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: tự do hợp đồng, tự do lựa chọn bạn hàng, lựa chọn thị trường, tự do hợp tác kinh tế, tự do cạnh tranh theo pháp luật. - Phải bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật cho các nhà kinh doanh, phải có những chế tài nghiêm ngặt đối với những hành vi vi phạm trong kinh doanh (chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài tài sản). - Phải có cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có hiệu lực và hiệu quả. Tất cả những điều kiện trên phải được phản ánh và thể hiện một cách đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, cụ thể và minh bạch trong hệ thống pháp luật kinh tế. 2. Những quy định về công ty trong Luật Doanh nghiệp. Pháp luật về công ty là một trong những bộ phận cơ bản trong khung pháp luật, điều chỉnh nền kinh tế thị trường. Luật công ty đầu tiên ở nước ta đã được quốc hôi thông qua ngày 21/12/1990 và đã được sửa đổi bổ sung một lần (ngày 26/2/1994). Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nhiều quy định của Luật công ty đã không còn phù hợp nữa. Ngày 12/6/1999 Quốc hội khoá 10 kỳ họp thứ 5 cũng đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thế cho Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990). Luật doanh nghiệp đã kế thừa nhiều điểm của Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân đồng thời đã thể hiện rõ bước phát triển mới của pháp luật về công ty ở Việt Nam. 2.1. Nội dung các quy định về công ty của Luật doanh nghiệp. Những ưu điểm của Luật Doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu ở một số điểm sau: a. Các quy định của Luật doanh nghiệp tạo ra sự bình đẳng về địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp. Trước đây, địa vị pháp lý của công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân được quy định tại 2 văn bản pháp lý độc lập (trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân) và có nhiều điểm khác biệt về quyền và nghĩa vụ của các loại hình doanh nghiệp này. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp các quyền, nghĩa vụ chung của công ty và doanh nghiệp tư nhân đã được quy định thống nhất tại (Điều 7 và Điều 8). Thiết nghĩ về lâu dài, các quy định về quyền và nghĩa vụ này cũng cần được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số quyền mới của công ty và của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong Luật doanh nghiệp như quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (Điều 7); quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào (điều tra). Có thể nói những quy định này đã góp phần tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư phát huy được hết khả năng, trình độ và sự năng động, sáng tạo của mình, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả. b. Luật Doanh nghiệp quy định thêm các loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh và Công ty TNHH một thành viên. Đây là bước phát triển mới của Luật Doanh nghiệp với những quy định mới này Luật Doanh nghiệp đã khắc phục được những hạn chế của Luật công ty, đáp ứng được những khả năng và yêu cầu mà các nhà đầu tư đặt ra đối với loại hình công ty, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể cùng nhau thành lập công ty và tận dụng được các nguồn vốn cũng như các năng lực quan trọng trong dân cư. Tuy nhiên, ở đây cũng có điểm phải bàn là Luật doanh nghiệp đã cho phép các nhà đầu tư có thể thành lập công ty hợp danh nhưng lại quy định “phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên có vốn” (Khoản 1, Điều 95 Luật Doanh nghiệp). Thành viên hợp danh là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Vì thế trong công ty hợp danh chỉ cần có một thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn là đủ độ tin cậy đối với các đối tác khác của công ty. Một số đạo luật về công ty ở các nước khác trên thế giới cũng có những quy định cho phép các nhà đầu tư thành lập công ty hợp doanh và có từ một thành viên góp vốn trở lên. Khoản 2, Điều 97 Luật Doanh nghiệp quy định “các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề của công ty”. Tuy nhiên các nhà đầu tư đã bỏ vốn vào công ty để kinh doanh thì cần tuân theo nguyên tắc: “Ai có nhiều vốn hơn thì sẽ có nhiều biểu quyết hơn”. Do đó nếu trong công ty có nhiều thành viên hợp danh và số vốn góp của các thành viên này lại không bằng nhau thì thành viên hợp danh nào có số vốn góp lớn hơn phải được số phiếu biểu quyết nhiều hơn. Cần quy định như vậy vì khi thành viên hợp danh có đa số vốn trong công ty hợp danh thì điều đó cũng có nghĩa là họ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng số vốn đã góp vào công ty.Ngoài ra nếu số vốn đó vẫn chưa đủ thì họ còn mang cả gia sản riêng ra để chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Vì vậy họ cần phải có quyền quyết định lơn hơn quyền quyết định của các thành viên khác. Điểm mới nữa của Luật Doanh nghiệp là quy định về công ty TNHH một thành viên. Điều 46 của Luật Doanh nghiệp đã cho phép thành lập cả công ty TNHH một thành viên cụ thể là: “Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu”. Đây là sự tiến bộ của Luật doanh nghiệp so với Luật công ty trước đây và cũng thể hiện việc gọi tên chính xác một số loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, chịu TNHH vốn đã tồn tại từ lâu trong nền kinh tế nước ta như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp của các đơn vị quân đội làm kinh tế. Chính vì vậy, Điều 14, Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ đã quy định 17 loại tổ chức có thể là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên. Vì vậy cần cho phép thành lập công ty TNHH một thành viên là thể nhân (cá nhân) bởi vì có thể có những người có vốn, có kiến thức và nhiệt tình làm kinh doanh nhưng họ chỉ muốn đầu tư khoản tiền nhất định để kinh doanh. Nếu như gặp rủi ro họ không nuốn bị mất hết gia sản mà cùng lắm chỉ là mất hết số vốn đã bỏ ra kinh doanh mà thôi. Trong trường hợp này pháp luật cũng cho phép họ thành lập công ty TNHH một thành viên là thể nhân để tận dụng những nguồn vốn sẵn có và khả năng kinh doanh của nhiều người trong xã hội. c. Các quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý và khả năng kiểm soát của công ty được quy định chi tiết. Luật Doanh nghiệp đã góp phần khắc phục được nhược điểm của công tác lập pháp trước đây là nhiều điều khoản trong các đạo luật rất sơ lược, chung chung, không chi tiết, không cụ thể nên rất khó được thực hiện ngay trong thực tiễn qua việc đã quy định đường lối chi tiết, cụ thể và tổ chức vào hoạt động của tổ chức quản lý kinh tế. Luật Doanh nghiệp đã có tới 10 điều (từ Điều 70 đến Điều 79) quy định về tổ chức và các hoạt động của đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần. Những quy định chi tiết, cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông (Điều 70)thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông ( Điều 71), chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 73), điều kiện thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 76), thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông (Điều 77) Điều 8 của Luật doanh nghiệp có quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp (trong đó có công ty) là kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh . chương ii: thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp vào đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bắc giang. I. Đánh giá kết quả 3 năm thi hành luật doanh nghiệp. 1. Về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới từ năm 2000 đến này: - Tổng số DN: 209 (Công ty TNHH: 144; DNTN:33; Công ty CP:32) - Số chi nhánh đặt trên địa bàn tỉnh:40 - Số VPĐD đặt trên địa bàn tỉnh : 3 - Tốc độ gia tăng DN:5%/năm. - Tốc độ gia tăng hộ kinh doanh cá thể: 40%/năm. - Số DN đang hoạt động: 193 DN. - Số DN đã giải thể: 16 DN. Nguyên nhân: Hoạt động sản xuất - kinh doanh thua lỗ: Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất ít, chủ yếu là thương mại, dịch vụ. Còn có doanh nghiệp chấp hành pháp luật chưa nghiêm như: Chấp hành chế độ kế toán thống kê, báo cáo tài chính hàng năm, chế độ ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm cho người lao động. Doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, lao động tay nghề thấp, trình độ quản lý kém, kinh nghiệm thiếu, sản phẩm không có khả năng cạnh tranh. 2. Về huy động vốn kinh doanh: - Số vốn đăng ký ban đầu: 292.226 triệu đồng (DNTN: 21.535 triệu đồng; TNHH: 171.738 triệu đồng;o CTCP: 98.953 triệu đồng). - Số vốn đăng ký bổ sung: 25.000 triệu đồng. - Số vốn bình quân 1 DN: 1.518 triệu đồng. - Có 10 doanh nghiệp có vốn đăng ký cao nhất gồm: Công ty cổ phần Lục Nam: 40 tỷ đồng; Công ty cổ phần điện tử Vinacom: 30 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đại Hoàng Sơn: 20 tỷ đồng: Công ty cổ phần Tân Phương: 10 tỷ đồng; Công ty Thanh Long: 24 tỷ đồng; Công ty May xuất khẩu Hà Bắc: 24 tỷ đồng; Công ty Phan Nam: 11 tỷ; Công ty Việt Thắng: 7 tỷ đồng; Công ty xây dựng 557:6 tỷ đồng; Công ty Vận tải Ngọc ánh: 7 tỷ đồng; Công ty xây dựng Hoàng Kim: 10 tỷ đồng. - Các doanh nghiệp có số vốn đăng ký thấp nhất: Xưởng mộc Nội Hà: 57 triệu đồng; xí nghiệp Chí Dũng: 150 triệu đồng; xí nghiệp chế biến lâm sản Giang Sơn: 88 triệu đồng; cửa hàng xăng dầu Ngọc Lâm: 125 triệu đồng; DNTN Tuyết Ly: 100 triệu đồng; Công ty Tố Bảo Đường: 100 triệu đồng; Công ty Vân Thoan:100 triệu đồng; Công ty Nguyễn Hoàng: 180 triệu đồng; DNTN Hoà Cứ: 200 triệu đồng; DNTN Hoàng Yến: 200 triệu đồng. - Xu thế chủ yếu các doanh nghiệp góp vốn bằng tài sản như: đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, máy công trình. - Số vốn thực tế không sát với số vốn mà các doanh nghiệp đã đăng ký có 2 xu hướng: + Một là: hầu hết các doanh nghiệp còn có khả năng về vốn cao hơn so với số vốn đã đăng ký, nhưng họ sợ khi đăng ký số lượng vốn lớn sẽ ảnh hưởng đến việc bị đánh thuế cao. + Hai là: cũng có một số doanh nghiệp khai khống số vốn thực tế kinh doanh lớn hơn số vốn đã đăng ký ban đầu để khuếch trương tiềm lực của doanh nghiệp khi ký hợp đồng, đấu thầu. Thực tế khi tiến hành hậu kiểm, nguồn vốn của doanh nghiệp không đủ cơ sở pháp lý để chứng minh được như vậy. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân so với tổng vốn đầu tư xã hội, so với đầu tư của DNNN, FDI trên địa bàn tỉnh: (vốn DNNN: 183 tỷ đồng, vốn FDI: 12 triệu USD). Vốn đầu tư của khối DNDD chiếm 47% so với tổng vốn đầu tư xã hội, tăng 75% so với vốn đầu tư của DNNN, tăng 77% so với FDI trên địa bàn. 3. Đóng góp của doanh nghiệp về tạo việc làm và thu nhập. Số lao động tăng thêm bởi các doanh nghiệp được thành lập mới: + Tổng số: 2.000 + Bình quân lao động /1 doanh nghiệp:10 + thu nhập bình quân /1 lao động: 500.000 đồng. + Cao nhất: 700.000 đồng. + Thấp nhất: 300.000 đồng. - Về đào tạo lao động: Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông chưa qua đào tạo, vừa làm, vừa học. Còn một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh ở những lĩnh vực ngnàh nghề cần sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật thì hầu hết những lao động được tuyển đã qua các trường đào tạo chuyên nghiệp, duy chỉ có số ít doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo cho công nhân của mình, sau đó đạt yêu cầu thì tuyển vào làm việc tại doanh nghiệp như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc công nghiệp. - Các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Giang hầu hết là các DNN & V. Do vậy, việc thực hiện các chế độ về vệ sinh an toàn lao động còn xem nhẹ, chưa quan tâm. Chế độ bảo hiểm cho người lao động, ký kết hợp đồng lao động thực hiện không nghiêm, không đầy đủ (chỉ có 10% số doanh nghiệp là đóng bảo hiểm cho người lao động, trừ DNNN). Nguyên nhân chủ yếu là: người sử dụng lao động thiếu trách nhiệm, người lao động không xác định làm ăn, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, chủ yếu là dl thời vụ, số lao động của doanh nghiệp sử dụng không đủ (11 người trở lên) để tham gia mua bảo hiểm và do thu nhập của người lao động còn thấp và chưa ổn định, nên họ chưa ý thức được việc mua bảo hiểm. Các phúc lợi khác cho người lao động chưa được quy định rõ ràng, cụ thể ở các doanh nghiệp. 4. Đóng góp cho ngân sách địa phương: (năm 2002). - Tổng thu ngân sách tỉnh: 125 tỷ đồng. Trong đó: DNDD: 4,2 tỷ đồng. DNNN: 28,49 tỷ đồng. FDI: 262 triệu đồng. Tổng thu của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp hơn nhiều so với các khu vực kinh tế khác. Tuy nhiên, cũng vẫn tham gia đóng góp cho việc làm từ thiện ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai và các chính sách xã hội khác. II. Thực hiện luật doanh nghiệp từ phía các doanh nghiệp: Các nhà đàu tư chưa có nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc Luật doanh nghiệp đã mở rộng quyền, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp theo quy định của luật, mà các nhà đầu tư nhìn chung chỉ chú trọng tới hoạt động kinh doanh, chưa coi trọng nghiên cứu, tìm hiểu nội dung luật doanh nghiệp và các văn bản dưới luật có liên quan. Trong quá trình hoạt động chưa hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình dẫn đến những vi phạm luật doanh nghiệp. Những vi phạm thường thấy: Không bố cáo thành lập doanh nghiệp không lập sổ đăng ký thành viên công ty, không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên công ty, các thành viên tham gia góp vốn chỉ là danh nghĩa cho đủ thủ tục theo quy định với công ty TNHH phải có từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần có từ 3 cổ đôgn trở lên, nhưng trên thực tế chỉ có 1 thành viên hoạt động, điều hành, tổ chức như một DNTN. Về quản trị nội bộ doanh nghiệp: Chế độ lưu trữ hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán của các doanh nghiệp còn yếu, chưa bài bản, nghiêm túc. Chế độ sổ sách, chứng từ thu chi còn tuỳ tiện không đúng chế độ kế toán thời thế, thiếu dân chủ, không công khai tài chính. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ năng lực của các bộ quản lý còn yếu kém, có doanh nghiệp thì biết nhưng còn chưa tự giác tuân thủ theo những quy định của pháp luật, lợi dụng trốn lậu thuế. III. Thực hiện quản lý nhà nước về ĐKKD: 1. Các văn bản của HĐND và UBND có liên quan đến thi hành luật doanh nghiệp: Không có quy định gì khác ngoài các văn bản của Chính phủ và bộ, ngành TW. 2. Thực hiện ĐKKD: 2.1. Mô tả sơ lược hệ thống ĐKKD ở địa phương: Vèe công tác ĐKKD của tỉnh Bắc Giang được thực hiện theo Nghị định số 02/2001/NĐ-CP, đã tổ chức thành lập phòng ĐKKD cấp tỉnh. Các huyện thị bộ phận ĐKKD nằm trong phòng kế hoạch - Tài chính do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện thị phụ trách khối ký giấy chứng nhận ĐKKD. Số cán bộ Phòng ĐKKD cấp tỉnh có 5 người, bình quân 50 DN/1 người. Về trình độ văn hoá 100% có trình độ đại học. Về tuổi đời bình quân 40 tuổi. Trang thiết bị làm việc có 1 máy vi tính, một máy in, thế hệ máy 2000, cài đặt hệ thống nối mạng nội bộ. Số lượng cán bộ làm công tác ĐKKD cấp huyện có từ 1 -2 người, hầu hết công việc này là kiêm nhiệm, phương tiện làm việc chưa có gì. Trình độ văn hoá chỉ 80% đại học. Bình quân số lượng hộ KDCT trên 1 cán bộ ĐKKD là 1,2 ngàn hộ/1 cán bộ. Do vậy mà hiện nay các huyện chỉ ĐKKD được 1/2 hộ ĐKKD cá thể. 2.2. Thực hiện ĐKKD. Về thủ tục, trình tự ĐKKD cơ bản thực hiện theo Thông tư số 02; Thông tư số 08 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Địa phương không có quy định thêm bất cứ một thủ tục giấy tờ nào khác. Về thời gian thực hiện việc đăng ký cho doanh nghiệp rút ngắn chỉ còn 5 - 7 ngày (1/2 quy định của luật). Phương thức hướng dẫn, hỗ trợ thông tin cho người ĐKKD bằng cáhc trực tiếp khi họ đến phòng ĐKKD làm thủ tục đăng ký, giải thích cho họ biết sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên khi tham gia thành lập công ty, những ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ ngành nghề, có điều kiện thì khi đăng ký cán bộ làm công tác ĐKKD trực tiếp hướng dẫn đầy đủ, cấp miễn phí các tờ khai. Trên thực tế vì luật doanh nghiệp đã rất thông thoáng, vì vậy có những người khai không trung thực trong nội dung ĐKKD ví dụ: về vốn đăng ký, về nhân thân, về địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh. 3. Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp: - Thường xuyên mở lớp khởi sự doanh nghiệp, tuyên truyền luật doanh nghiệp, hướng dẫn thủ tục, nghiệp vụ kinh doanh do Trung tâm TVDN thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Quản lý kinh doanh Hà Nội, với UBND các huyện, thị... đã tổ chức 3 lớp tập huấn về luật doanh nghiệp, 11 lớp khởi sự doanh nghiệp và quản trị kinh doanh, 1 lớp đào roạ nghề, tư vấn dài hạn 2 doanh nghiệp và tư vấn ngắn hạn cho 42 doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ban TCCD tỉnh, tổ chức lớp học và được cấp toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn, 100 học viên đã hoàn thành tốt khoá học và được cấp chứng chỉ; phối hợp với liên minh HTX tỉnh tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn cho chủ doanh nghiệp, ban chủ nhiệm HTX. Tổng số mở được trên 20 cuộc hội thảo, tập huấn cho 1630 lượt người. Do vậy năm trước số doanh nghiệp ĐKKD nhiều hơn năm sau (tốc độ tăng 15%0 nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư, nhiều nhà đầu tư tỉnh ngoài xin đầu tư tại tỉnh (số lượng VPĐD: 3, chi nhánh: 40, số nhà đầu tư năm 2002: 100). - Tỉnh đã ban hành các quy định về ưu đãi đầu tư, quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, trình tự bồi thường và giải phóng mặt bằng cho thuê đất, giao đất, cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư với hướng đơn giản hoá thủ tục thành chính, theo cơ chế “một đầu mối”. - Tư vấn về thông tin thị trường công nghệ cũng được thực hiện qua các cuộc tập huấn hội thảo. Tuy nhiên, tác động chưa nhiều mới dừng ở các cuộc tập huấn, hội thảo, cung cấp thông tin, tổ chức các doanh nghiệp đi thăm quan, tham gia hội trợ, tiếp xúc thị trường trong và ngoài nước. Kết quả bước đầu chưa đánh giá được. - Hàng năm có tổ chức lãnh đạo tỉnh, các ngành quản lý doanh nghiệp gặp mặt đối thoại các doanh nghiệp, nhiều khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp được tháo gỡ. Nhận xét chung: Lãnh đạo tỉnh, các ngành, các cấp đã có những nhận thức và đánh giá đúng vai trò vị trí của doanh nghiệp trong phát triển KT - XH, vì vậy đã ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đâu đó còn có tư tưởng chưa thống nhất đồng bộ với quan điểm đổi mới, do Luật doanh nghiệp quá thông thoáng dẫn đến có những vi phạm, hoặc chỉ nhìn vào mặt tiêu cực mà quên đi hiệu quả to lớn của nó. 4. Hậu kiểm đối với doanh nghiệp. - Phòng ĐKKD còn lúng túng, phương thức quản lý mới, kiểm tra sau đăng kýp chưa được liên tục, thường xuyên vẫn để doanh nghiệp vi phạm sau ĐKKD. - Vẫn có những quan niệm khác nhau về hậu kiểm: + Kiểm tra tất cả các điều kiện của doanh nghiệp. + Chỉ kiểm tra một số thủ tục hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLKT087.doc
Tài liệu liên quan