Đề tài Đánh giá các tác động kinh tế - xã hội và môi trường của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị ở thành phố Huế

MỤC LỤC

 

Trang

 

Lời cảm ơn i

Tóm tắt ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng v

Danh mục các hình vi

Danh mục các chữ viết tắt vii

 

 

Chương Tên chương

1 MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

 

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Hiện trạng công tác cấp nước và quản lý nước cấp đô thị ở

Việt Nam 3

2.1.1. Hiện trạng công tác cấp nước đô thị 3

2.1.2. Hiện trạng công tác quản lý nước cấp đô thị 4

2.2. Hiện trạng công tác cấp nước và quản lý nước cấp đô thị thành

phố Huế 5

2.2.1. Khái quát về thành phố Huế 5

2.2.2. Hiện trạng sử dụng nước cấp đô thị ở thành phố Huế 10

2.2.3. Hiện trạng công tác quản lý nước cấp đô thị 12

 

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

3.2. Phương pháp nghiên cứu 15

 

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18

4.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị ở thành phố Huế đến năm 2020 18

4.1.1. Dự báo dân số thành phố Huế năm 2010 và 2020 18

4.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị năm

2010 và 2020 21

4.2. Đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu 27

4.3. Các tác động của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị Huế 28

4.3.1. Tác động đến môi trường – sinh thái 28

a. Dòng chảy môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh 28

b. Chất thải 29

c. Các tác động khác 31

4.3.2. Tác động đến kinh tế - xã hội 32

a. Chi phí đầu tư cho hệ thống cấp nước và xử lý nước thải 32

b. Vấn đề công bằng trong cung cấp và sử dụng nước sạch 33

c. Sử dụng nước trong mùa cao điểm 34

4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu 35

4.4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và lựa chọn

các giải pháp 35

4.4.2. Đề xuất các giải pháp khả thi 36

a. Giải pháp kinh tế 37

b. Giải pháp chính sách - xã hội 38

c. Giải pháp kỹ thuật 39

 

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

5.1. Kết luận 40

5.2. Kiến nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 44

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá các tác động kinh tế - xã hội và môi trường của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị ở thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin về tầm quan trọng của nước sạch, công tác sản xuất và cung cấp nước sạch, công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và hệ thống cấp nước,... Các hoạt động đã được triển khai thực hiện bao gồm việc cung cấp các thông tin về sản xuất, cung cấp nước và hoạt động của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng, như truyền hình, báo, tổ chức thi đố vui để học, thi vẽ tranh với chủ đề “ Nước sạch là nguồn sống”, tổ chức cho các em học sinh tham quan học tập tại các nhà máy sản xuất nước, phối hợp với các trường đại học hướng dẫn sinh viên thực tập tại các nhà máy và phòng thí nghiệm, tổ chức khảo sát, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, thiết lập một website cung cấp và trao đổi thông tin với khách hàng... Chương 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính bao gồm: + Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế và các hoạt động cấp nước đô thị của công ty. + Nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị trên địa bàn thành phố Huế. Các đối tượng sử dụng nước ở thành phố Huế được nghiên cứu bao gồm 3 thành phần chính: Ngành công nghiệp, Ngành thương mại – dịch vụ, Các hộ gia đình. + Các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường liên quan. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn thành phố Huế bao gồm 24 phường: Phường An Cựu, An Đông, An Hoà, An Tây, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú và 3 xã là Hương Long, Thủy Biều và Thủy Xuân. - Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 01 tháng 03 năm 2009 đến hết ngày 15 tháng 5 năm 2009. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Dùng để thu thập các tài liệu, số liệu và thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Các tài liệu được thu thập bao gồm: Quy hoạch cấp nước đô thị Huế. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế. Niên giám thống kê thành phố Huế. Các văn bản pháp luật liên quan đến cung cấp và phân phối, sử dụng nước sạch, giá nước sạch áp dụng trên địa bàn thành phố Huế. Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy nước Quảng Tế II. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của TP Huế. Các tài liệu liên quan đến việc cung cấp và sử dụng nước cấp như tập san cấp nước của nhà máy nước, báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh – xây dựng cơ bản năm 2007 và 2008 của Công ty THHH Nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế, tài liệu từ internet… Số liệu sử dụng nước ngầm của thành phố Huế. Số liệu về lượng nước sử dụng thực tế hàng tháng của người dân. Ý thức tiết kiệm nước của người dân. 3.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá các tài liệu đã thu thập được nhằm lựa chọn những số liệu, tài liệu có cơ sở khoa học và có độ tin cậy cao. Qua đó góp phần mang lại hiệu quả cho công tác dự báo nhu cầu nước cấp đô thị Huế đến năm 2010 và 2020 cũng như đánh giá các tác động của sự gia tăng nhu cầu nước cấp gây ra. 3.2.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Phương pháp này được sử dụng nhằm tham vấn ý kiến các chuyên gia và cán bộ ngành cấp nước (ví dụ như anh Mai Duy Tường – Trưởng phòng kế hoạch COWASU) về dự báo việc gia tăng nước cấp đô thị của thành phố Huế, các tác động của sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước cũng như các biện pháp quản lý nhu cầu mà công ty đã áp dụng. 3.2.4. Phương pháp phân tích xu hướng (Trend Analysis) Còn được gọi là phương pháp “Hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai” giúp phân tích các thay đổi về nhu cầu sử dụng nước theo thời gian nhằm dự báo các xu hướng các nhu cầu sử dụng nước trong tương lai ở thành phố Huế . Bằng cách nhìn lại diễn biến gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng qua các năm về trước, phương pháp này sẽ phân tích để đưa ra con số dự báo chính xác hơn. Nếu tốc độ gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước diễn ra đều đặn qua các năm thì độ chính xác của dự báo càng cao. 3.2.5. Phương pháp dự báo tính theo đầu người (Per capita) Còn được gọi là phương pháp đường thẳng (straight line). Phương pháp này kết hợp hợp với phương pháp ngoại suy để tính toán nhu cầu dùng nước trong tương lai ở thành phố Huế. Để đơn giản hóa, phương pháp đường thẳng có 1 giả định cần lưu ý, đó là không tính đến các nhân tố khác của dân số như thu nhập hộ gia đình, tiêu thụ hộ gia đình và quy mô hộ gia đình mặc dù những nhân tố này có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC CẤP ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HUẾ ĐẾN NĂM 2020 Căn cứ theo tiêu chuẩn TCXDVN 33 : 2006 của Bộ Xây Dựng về Cấp nước ban hành vào năm 2006, có thể chia nhu cầu dùng nước trong thành phố Huế thành các dạng chính như sau: + Nước ăn uống, sinh hoạt + Nước phục vụ công cộng + Nước cho nhu cầu công nghiệp + Nước phục vụ cho du lịch – dịch vụ + Nước thất thoát + Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước Như vậy, để tính tổng nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị của thành phố Huế, chúng tôi sử dụng công thức sau: Q = Qsh + Qcc + Qcn + Qdl-dv + Qtt +Qnm (1) Với Q là tổng lượng nước sử dụng (m3/ngày) Qsh: Nhu cầu nước cho sinh hoạt (m3/ngày) Qcc: Nước phục vụ công cộng (m3/ngày) Qcn: Nước cho sản xuất công nghiệp (m3/ngày) Qdl-dv: Nước cho du lịch – dịch vụ (m3/ngày) Qtt: Nước thất thoát (m3/ngày) Qnm: Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước (m3/ngày) Trong đó, theo tiêu chuẩn trên, Qsh được tính toán dựa trên tổng số dân của thành phố. Các nhu cầu dùng nước khác như Qcc ,Qdl-dv, Qtt và Qnm lại được tính theo Qsh. Chính vì vậy, việc dự báo chính xác dân số thành phố Huế đến năm 2010 và 2020 là một yếu tố rất quan trọng trong dự báo nhu cầu sử dụng nước. 4.1.1. Dự báo dân số thành phố Huế năm 2010 và 2020 Một trong những nội dung chính của quy hoạch cấp nước đô thị là xác định nhu cầu sử dụng nước của đô thị. Nhằm phục vụ tốt hơn, tạo độ tin cậy và chính xác cho việc dự báo thì một vấn đề cần phải quan tâm đến là nắm rõ tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn. Theo thống kê của Cục thống kê Thừa Thiên Huế - Phòng thống kê thành phố Huế cho biết tình hình gia tăng dân số của thành phố Huế qua các năm gần đây như sau: Bảng 4.1. Diễn biến gia tăng dân số thành phố Huế qua các năm Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số dân 316.805 321.496 326.264 330.836 335.747 Thành Thị 256.241 259.678 263.087 265.575 305.052 % thành thị 80,88 80,77 80,64 80,27 90.86 Nông thôn 60.564 61.818 63.177 65.261 30.695 % nông thôn 19,12 19,23 19,36 19,73 12 Kết quả này cho thấy tổng số dân của thành phố Huế tăng đều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2007, có 4 phường mới thành lập được tách từ 2 xã Hương Sơ và Thủy An nên số dân thành thị tăng lên còn số dân nông thôn giảm xuống. Điều này chứng tỏ tốc độ đô thị hóa của thành phố khá cao. Dân số tăng đều và không có biến động lớn là một yếu tố thuận lợi cho việc dự báo dân số dễ dàng và chính xác hơn. Hình 4.1. Diễn biến dân số thành phố Huế qua 5 năm (2003-2007). Trong thực tế, để dự báo dân số trong tương lai, người ta thường sử dụng các công thức như sau: + Nếu tỷ lệ gia tăng dân số ít biến động qua các năm thì sử dụng công thức: Pt = P0 x ert (2) + Nếu dân số tăng theo cấp số cộng: Pt = P0 x (1+rt) (3) + Nếu dân số tăng theo cấp số nhân Pt = P0 x (1+r)t (4) Trong đó: Pt: dân số của năm dự báo P0: Dân số đầu kỳ e » 2,7 r: Tỷ lệ gia tăng dân số t: Độ dài của thời kỳ nghiên cứu (năm) Theo báo cáo thường niên của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thì trong những năm qua, tỷ lệ sinh tự nhiên trung bình ở thành phố Huế vào khoảng 1,1-1,15%/năm và tỷ suất nhập cư khoảng 0,5-0,7%/năm. Như vậy thành phố Huế có tỷ lệ gia tăng dân số trung bình hàng năm vào khoảng 1,725% và tỷ lệ này được dự báo vẫn sẽ được ổn định trong thời gian sắp tới. Căn cứ vào thực tế dân số đang tăng theo cấp số nhân, do vậy, để dự báo dân số của thành phố, chúng tôi lựa chọn công thức (4) với: P2010 : dân số dự báo cho năm 2010 P2020 : dân số dự báo cho năm 2020 P0 : dân số thành phố Huế năm 2007 t : độ dài của thời kỳ nghiên cứu (năm) r : tỷ lệ gia tăng dân số của thành phố Huế (1,725%) Ta có: P2010 = 335.747 x (1+1,725%)3 = 353.423 người P2020 = 335.747 x (1+1,725%)13 = 419.346 người Như vậy, đến năm 2020, nếu tỷ lệ gia tăng dân số của thành phố Huế không có biến động lớn thì tổng dân số thành phố vào năm 2010 và 2020 lần lượt sẽ là 353.423 người và 419.346 người. Hình 4.2. Dự báo dân số thành phố Huế đến năm 2020. 4.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị năm 2010 và 2020 Việc dự báo nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị Huế đến năm 2020 được chúng tôi căn cứ trên những cơ sở pháp lý như sau: Tiêu chuẩn TCXDVN 33 : 2006 của Bộ Xây Dựng về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – tiêu chuẩn thiết kế ban hành vào tháng 3 năm 2006. Nghị định của chính phủ số 117/2007/NĐ – CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 12 năm 2007. a. Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt (Qsh) Thành phố Huế là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh và là một trong những trung tâm du lịch, văn hóa của cả nước. Do vậy, theo chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tình hình cấp nước của thành phố đến năm 2010 phải đạt được 100% dân số dùng nước sạch, với tiêu chuẩn 165 lít/người/ngày và đến năm 2020 là 100% dân số dùng nước sạch với tiêu chuẩn 180 lít/người/ngày. Với tiêu chuẩn như vậy, tổng nhu cầu nước sinh hoạt ở thành phố Huế sẽ là: Qsh 2010 = 165 x 353.423/1000 = 58.315 (m3/ngày) Qsh 2020 = 180 x 419.346/1000 = 75.482 (m3/ngày) b. Nước phục vụ công cộng (Qcc) Nhu cầu dùng nước cho các dịch vụ công cộng, tưới cây, rửa đường được tính theo nhu cầu nước sinh hoạt. Đối với các khu đô thị có ngành du lịch và dịch vụ khách sạn phát triển như thành phố Huế, nước dịch vụ công cộng được lấy theo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng bằng 10% nhu cầu nước sinh hoạt. Do đó, tổng nhu cầu dùng nước phục vụ công cộng là: Qcc 2010 = 10% x 58.315 = 5.831 (m3/ngày)  Qcc 2010 = 10% x 75.482 = 7.548 (m3/ngày) c. Nước cho sản xuất công nghiệp (Qcn) Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế thì đến năm 2010 thành phố sẽ hoàn thành cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp Bắc Hương Sơ với diện tích 48 ha và Nam Thủy An với diện tích 25 ha. Từ năm 2011 đến năm 2020 sẽ nghiên cứu mở rộng khu công nghiệp Bắc Hương Sơ lên 100 ha, khu công nghiệp Nam Thủy An lên 100 ha và mở thêm một khu công nghiệp mới ở phía Đông Bắc thành phố gắn với cảng Thuận An để thu hút các ngành công nghiệp sạch có công nghệ cao. Do chưa có thời gian và qui mô chi tiết về các khu công nghiệp mới nên ở đây chỉ ước tính nhu cầu dùng nước công nghiệp cho hai khu công nghiệp Bắc Hương Sơ và Nam Thủy An đến năm 2010 với tổng diện tích là 73 ha, và đến năm 2020 với tổng diện tích là 200 ha. Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây Dựng ban hành vào tháng 3/2006, tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp phải xác định trên cơ sở những tài liệu thiết kế đã có, hoặc so sánh với các điều kiện sản xuất tương tự. Khi không có những số liệu cụ thể, có thể lấy trung bình: - Đối với công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày - Đối với các ngành công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày Với đặc trưng về ngành nghề của hai khu công nghiệp Bắc Hương Sơ và Nam Thủy An, trong tương lai hai khu công nghiệp này sẽ có ngành chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác nên chúng tôi ước tính lượng nước sử dụng trung bình vào khoảng 30 m3/ha/ngày. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp ở hai khu công nghiệp này tính đến năm 2010 và 2020 là: Q2 kcn 2010 = 30 x (48 + 25) = 2.190(m3/ngày) Q2 kcn 2020 = 30 x (100 + 100) = 6.000 (m3/ngày) Đối với các nhà máy xí nghiệp có qui mô nhỏ nằm xen kẽ trong các khu đô thị, khu dân cư, hành chính thì nhu cầu cấp nước công nghiệp được tính theo tỷ lệ % trên tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt của đô thị. Trong năm 2010 và 2020, thành phố Huế lấy tỷ lệ này bằng khoảng 15% nhu cầu nước sinh hoạt, tức là: Qxn 2010 = 15% x 58.315 = 8.747 (m3/ngày) Qxn 2020 = 15% x 75.482 = 11.322 (m3/ngày) Như vậy tổng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất công nghiệp sẽ là: Qcn 2110 = Q2 kcn 2010 + Qxn 2010 = 2.190 + 8.747 = 10.937 (m3/ngày) Qcn 2020 = Q2 kcn 2020 + Qxn 2020 = 6.000 + 11.322 = 17.322 (m3/ngày) d. Nước dùng cho du lịch - dịch vụ (Qdv-dl) Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng thì nhu cầu cấp nước cho du lịch – dịch vụ chiếm 10% so với nhu cầu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, do Huế là một trong những thành phố du lịch trọng điểm có lượng khách du lịch lớn nên nhu cầu dùng nước cho du lịch rất cao. Ước tính nhu cầu sử dụng nước thực tế trong các ngành du lịch khoảng 25% tổng nhu cầu nước sinh hoạt và tỷ lệ này không biến động lớn qua các năm. Theo đó, tổng nhu cầu dùng nước cho lĩnh vực này trong năm 2010 và 2020 là: Qdl-dv 2010 = 25% x 58.315 = 14.579 (m3/ngày) Qdl-dv 2020 = 25% x 75.482 = 18.870 (m3/ngày) e. Nước thất thoát (Qtt) Tỷ lệ thất thoát nước cấp đô thị của thành phố Huế hiện nay khoảng 18% tổng nhu cầu sử dụng nước (COWASU, 2008). Dự kiến trong những năm tới, nhờ đầu tư cải tạo mạng lưới tuyến ống phân phối và áp dụng qui mô quản lý hợp lý, lượng nước thất thoát có khả năng sẽ tiếp tục giảm. Vì chưa có số liệu cụ thể về tỷ lệ thất thoát trong những năm đến nên chúng tôi tạm thời lấy tỷ lệ thất thoát hiện tại là 18% để dự báo cho năm 2010 và 2020. Theo đó, tổng lượng nước thất thoát là: Qtt 2010 = 18% x (58.315 + 5.831 + 10.937 + 14.579) = 16.139 (m3/ngày) Qtt 2020 = 18% x (75.482 + 7.548 + 17.322 + 18.870) = 21.460 (m3/ngày) f. Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước (Qnm) Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng, vào năm 2010 lượng nước cấp sử dụng cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước chiếm 7 ÷ 10% (lấy trung bình là 8,5%) của tổng lượng nước phục vụ cho các lĩnh vực sinh hoạt, công cộng, công nghiệp, du lịch - dịch vụ và thất thoát. Con số này năm 2020 là 5 ÷ 8% (lấy trung bình 6,5%). Như vậy, tổng nhu cầu dùng nước cho lĩnh vực này được ước tính là: Qnm 2010 = 8,5% x (58.315 + 5.831 + 10.937 + 14.579 + 16.139) = 8.993 (m3/ngày) Qnm 2020 = 6,5% x (75.482 + 7.548 + 17.322 + 18.870 + 21.460) = 9.144 (m3/ngày) Áp dụng công thức (1) ở trên ta có tổng nhu cầu sử dụng nước của thành phố Huế đến năm 2010 và 2020 là: Q2010 = (58.315 + 5.831 + 10.937 + 14.579 + 16.139 + 8.993) = 114.794 (m3/ngày) » 41.899.810 (m3/năm) Q2020 = (75.482 + 7.548 + 17.322 + 18.870 + 21.460 + 9.144) = 149.826 (m3/ngày) » 54.686.490 (m3/năm) Cũng theo yêu cầu cấp nước của Bộ Xây Dựng, để đáp ứng nhu cầu sử dụng trên đây thì hệ thống các nhà máy cần xây dựng công suất tối thiểu là: Qttnm = Q/(1-0,05) Với Qttnm là công suất tối thiểu của nhà máy Q là tổng nhu cầu sử dụng 1-0,05 là hệ số dự phòng Ta có: Qttnm 2010 = Q2010/(1-0,05) = 41.899.810 /(1-0,05) = 44.105.063 (m3/năm) Qttnm 2020 = Q2020/(1-0.05) = 54.686.490 /(1-0,05) = 57.564.726 (m3/năm) Bảng 4.2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị Huế đến năm 2010 Dân số năm 2010 Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt Nhu cầu cấp nước sinh hoạt Nhu cầu nước cấp cho công cộng Nhu cầu nước cấp công nghiệp Nhu cầu nước cấp cho du lịch-dịch vụ Nước thất thoát Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước Tổng nhu cầu cấp nước L/người/ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày 353.423 100% 165 58.315 5.831 10.937 14.579 16.139 8.993 114.794 Bảng 4.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị Huế đến năm 2020 Dân số năm 2020 Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt Nhu cầu cấp nước sinh hoạt Nhu cầu nước cấp cho công cộng Nhu cầu nước cấp công nghiệp Nhu cầu nước cấp cho du lịch-dịch vụ Nước thất thoát Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước Tổng nhu cầu cấp nước L/người/ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày m3/ ngày 419.346 100% 180 75.482 7.548 17.322 18.870 21.460 9.144 149.826 Trên đây chỉ là những ước tính về nhu cầu sử dụng nước cho thành phố Huế vào năm 2010 và 2020. Tính chính xác của việc dự báo này còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: - Việc áp dụng phương thức quản lý nhu cầu trong tương lai với các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng nước đô thị. - Tỷ lệ gia tăng dân số trong những năm sắp đến phải tương đối ổn định, không có biến động lớn. - Sự thay đổi cách tính giá nước mới: giá nước tăng cao hay được tính theo lũy tiến sẽ hạn chế nhu cầu sử dụng nước. - Biến đổi khí hậu là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến nhu cầu sử dụng nước trong tương lai: hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, gay gắt hơn; nhiệt độ trái đất tăng lên do hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho nhu cầu sử dụng nước tăng lên. 4.2. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU Theo kết quả tính toán ở trên, dự báo nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị Huế đến năm 2010 là 114.794 m3/ngày tương đương với 41.899.810 m3/năm và đến năm 2020 là 149.826 m3/ngày tương đương với 54.686.490 m3/năm. Hình 4.3. Tổng nhu cầu sử dụng nước qua các năm của thành phố Huế. Như vậy, qua biểu đồ chúng ta thấy rõ nhu cầu dùng nước của thành phố Huế sẽ gia tăng rất lớn trong tương lai cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại, tổng công suất của các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Huế khoảng 69.000m3/ngày tương đương với 25.185.000 m3/năm. Ngày 27/02/2008 vừa qua, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế đã khởi công mở rộng nhà máy nước sạch Quảng Tế 2 từ 27.500m3/ngày lên 82.500m3/ngày. Dự án này hoàn thành sẽ nâng tổng công suất cung cấp nước cho thành phố Huế lên khoảng 124.000m3/ngày (khoảng 45.260.000 m3/năm) (UBND thành phố Huế, 2006). Với công suất như vậy thì công ty có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cấp đến năm 2010 (theo dự báo khoảng 41.899.810 m3/năm). Thế nhưng lượng nước này lại không đủ để đáp ứng nhu cầu dùng nước vào năm 2020 (theo dự báo là 54.686.490 m3/năm). Muốn đáp ứng đủ nhu cầu thì tổng công suất của các nhà máy nước phải nâng lên tối thiểu là 57.564.726 (m3/năm). Nếu không, mục tiêu đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân thành phố Huế với mức 180 lít/người/ngày vào năm 2020 và các nhu cầu khác sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi thành phố phải tiếp tục nâng cao công suất các nhà máy hiện có, đồng thời phải xây dựng thêm các nhà máy cung cấp nước trong giai đoạn 2010-2020 để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cấp của người dân đô thị. Việc gia tăng công suất hay xây dựng thêm các nhà máy cấp nước mới sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực lên môi trường cũng như lĩnh vực kinh tế-xã hội. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra quy hoạch tổng thể về cấp nước đô thị của đến năm 2010 và 2020. Tuy nhiên, quy hoạch này chỉ mới tập trung cho các kế hoạch xây dựng hay mở rộng thêm các nhà máy xử lý nước cấp, hệ thống ống cấp nước, các chỉ tiêu gia tăng lượng nước sử dụng trên đầu người... và còn ít chú trọng đến các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. 4.3. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SỰ GIA TĂNG NHU CẦU NƯỚC CẤP ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HUẾ 4.3.1.Tác động đến môi trường – sinh thái a. Dòng chảy môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh Sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước đang dẫn đến vấn đề cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Một khi nhu cầu sử dụng nước cấp đô thị tăng cao thì các nhà máy cấp nước phải nâng công suất khai thác nước cấp là điều tất yếu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Hương. Nước ở đầu nguồn không kịp bổ sung, điều tiết kết hợp với các hoạt động khai thác cát sạn sẽ làm giảm dòng chảy và hạ thấp mực nước sông Hương. Sông Hương có lưu lượng sinh thái là 31m3 s-1. Mùa khô diễn ra từ tháng I đến tháng VIII, và tháng IV thường là tháng khô hạn nhất với biên độ dòng chảy dao động trong khoảng 20-60 m3 s-1. Mùa lũ xảy ra từ tháng IX đến tháng XII, và dòng chảy kiệt của tháng X được xác định dao động trong khoảng 30-300 m3 s-1, với Q80 là 70 m3 s-1 (80% thời gian xảy ra lưu lượng bằng hoặc lớn hơn giá trị này) (IUCN, 2005). Như vậy, dòng chảy của lưu vực sông Hương trong mùa hè rất thấp. Hiện nay, mặc dù thành phố Huế đã và đang xây dựng các công trình hồ chứa để giữ nước và điều tiết nước, tuy nhiên dự kiến các công trình này sau năm 2010 mới đi vào vận hành. Thế nhưng, việc khai thác quá nhiều nước cấp cho đô thị sẽ gây trở ngại cho quá trình điều tiết, muốn làm tốt công tác này thì các cơ quan quản lý có liên quan phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ. Do đó, xét về thực trạng của công tác cấp nước hiện tại, việc khai thác quá nhiều nước cấp sẽ càng làm cạn kiệt nước sông Hương. Kết quả này sẽ gây ra nhiều tác động có hại cho các hệ sinh thái ở khu vực hạ lưu như vùng cửa sông, hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai ... Bên cạnh đó, một tác động tiêu cực theo sau vấn đề này là tần suất nhiễm mặn sẽ tăng lên, đồng thời độ mặn của của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cũng sẽ gia tăng. Hệ quả là các hệ sinh thái thủy sinh liên quan sẽ chịu nhiều biến động phức tạp. Trong thời gian qua, sự phát triển mạnh của thực vật thuỷ sinh trên sông Hương – hiện tượng chưa từng diễn ra trước đây – là một điều đáng quan tâm vì nó phản ánh môi trường sông Hương đang dần biến đổi. Điều này cho thấy sự trao đổi nước giữa sông Hương và biển đang kém dần đi. Sông Hương đang thể hiện sắc thái của hệ sinh thái sông chảy chậm và giàu dinh dưỡng. Trên chiều hướng biến đổi này, tình trạng phát triển của cỏ thủy sinh tiếp tục phát triển và chúng rất có thể sẽ trở thành một trong những tác nhân giữ lại các trầm tích, làm tăng sự bồi lắng vùng ven bờ của sông. Nhóm tảo phù du cũng sẽ phát triển mạnh về quần thể làm gia tăng tần suất xảy ra hiện tượng phú dưỡng. Đây cũng sẽ là một trở ngại đối với việc lắng lọc trong quá trình xử lý nước của công ty cấp nước Thừa Thiên Huế (Ban Quản lý dự án sông Hương, 2007). b. Chất thải Hiện nay, Huế chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho toàn thành phố. Nước thải chưa qua xử lý hiện đang được đổ thẳng ra các sông, ao và hồ… Thành phố hiện có ít nhất 120 điểm xả nước thải, nước mưa; trong đó có khoảng 50 điểm xả nước thải trực tiếp ra sông mà không qua bất kỳ một hệ thống xử lý nào. Có từ 27- 35,7% số hộ sống ven sông và trên sông Hương thường xuyên đổ trực tiếp xuống sông các chất thải sinh hoạt. Trung bình một ngày, có khoảng 40.000m3 nước từ hàng trăm cống thải lớn nhỏ đổ xuống sông Hương. Lượng nước này cũng như rác thải đều chưa qua xử lý. Ngoài ra còn có rất nhiều cống thải nhỏ gia đình được đặt theo các bờ kè dọc theo sông Hương. Như vậy, việc gia tăng sử dụng nước cấp đô thị sẽ kéo theo sự gia tăng lượng nước thải và làm tăng thêm mức độ ô nhiễm của các con sông trong thành phố như sông Hương, Ngự Hà, Lợi Nông, Như Ý, Đông Ba, Bạch Yến … Kết quả quan trắc và phân tích của Ban Quản lý dự án sông Hương trong giai đoạn từ tháng 5 đến cuối tháng 9 năm 2008 cho thấy nguồn nước tại các sông nhánh của sông Hương là Như Ý và Đông Ba đã có dấu hiệu ô nhiễm. Đặc biệt là sông Như Ý, các thông số phản ánh sự ô nhiễm chất hữu cơ (BOD5, COD) và chất dinh dưỡng luôn dao động ở mức cao tại nhánh sông này. Hầu hết các thông số đều không thỏa mãn TCVN 5942 - 1995 đối với nguồn loại A, một số thông số vượt quá TCVN 5942 - 1995 đối với nguồn loại B. Theo một nghiên cứu gần đây của Sở Khoa học Công nghệ Thừa Thiên Huế về “Điều tra, đánh giá chất lượng nước ở một số vùng trọng điểm thuộc thành phố Huế và vùng phụ cận” thì sông Hương đang có hiện tượng phú dưỡng gây ra sự phát triển quá mức của tảo. Nước sông có hàm lượng chất hữu cơ và mật độ vi khuẩn gây bệnh tương đối cao (thông số Coliform tại một số điểm khảo sát trên sông Hương thường cao hơn gấp 5-10 lần so với giới hạn cho phép). Bên cạnh lượng chất thải sinh hoạt của người dân còn phải kể đến lượng nước thải cũng như rác thải của nhà máy xử lý nước. Quá trình hoạt động của nhà máy sẽ phát sinh một lượng nước thải từ các quá trình thử tải, rửa lọc, thau rửa các bể, tách nước từ bùn,… Lượng nước thải này không phát sinh liên tục, tuy nhiên nước thải rửa lọc và nước thải tách ra từ bùn có nồng độ các chất bẩn đậm đặc (các lớp chất trên vỏ vật liệu lọc, bùn cặn,…), các hợp chất keo tụ,… Những chất bẩn này sẽ làm gia tăng mức nhiễm bẩn của nước thải và gây ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy nước Quảng Tế II, với công suất sau khi mở rộng là 82.500 m3/ngày thì nhà máy sẽ thải ra một lượng chất thải như sau: Bảng 4.4. Lượng bùn ước tính thải ra trong một năm từ nhà máy nước Quảng Tế II sau khi mở rộng (công suất 82.500 m3/ngày) Thông số Đơn vị Trung bình Chất rắn lơ lửng Lượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_sua_lai.doc
  • docdecuong-sua.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctom tat khoa luan - tinh chi.doc
Tài liệu liên quan