MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . . . . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . . . . . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: . . . . . 2
3. Đối tượng nghiên cứu: . . . . 3
4. Phạm vi nghiên cứu: . . . . 3
5. Phương pháp nghiên cứu: . . . . 3
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến: . . . . 4
CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . . 5
I. Tổng quan về hệ thống giáo dục bậc đại học tại Việt Nam . 5
II. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam . . 9
1. Định nghĩa chất lượng giáo dục . 9
2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam . 15
III. Định hướng giáo dục đại học Việt Nam từ 2010 đến 2012 . . 16
CHưƠNG II: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC . . 18
I. Phương pháp quan sát . . . 18
II. Phương pháp trò chuyện – phỏng vấn . . 19
III. Phương pháp điều tra bằng câu hỏi . . 20
IV. Phương pháp thu thập thông tin bằng tài liệu, qua Internet . . 21
V. Phương pháp phân tích dữ liệu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục . 22
CHưƠNG III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH LưỢNG. . 23
I. Nội dung phiếu khảo sát và phỏng vấn . . 23
1. Phiếu khảo sát . . 23
2. Phiếu câu hỏi phỏng vấn . . 35
II. Kết quả khảo sát định lượng. . 38
CHưƠNG IV: KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CỦA KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH
VÀ THẢO LUẬN . . . . 44
I. Chương trình giáo dục . . 44
1. Nội dung đào tạo . . 44
a. Tính cập nhật: . . . 44
b. Tính thực tiễn . . . 47
c. Tính phù hợp . . . 49
2. Vấn đề thi cử . . 51
3. Thời gian đào tạo . . 52
II. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy đại học . 53
III. Thái độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên . . 55
IV. Chất lượng học tập của sinh viên Việt Nam . 58
1. Việc chọn trường, chọn ngành nghề còn theo cảm tính, chạy theo xu
hướng của thị trường . . 58
2. Thái độ học tập của sinh viên Việt Nam . . . . 61
CHưƠNG V: NHỮNG NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA THỊ TRưỜNG LAO
ĐỘNG . . . . 64
I. Vấn đề phân bổ nguồn lực trong thị trường lao động . . 64
1. Tình hình thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay . 64
2. Cơ cấu lao động phân theo ngành tại Việt Nam . . 68
3. Nhu cầu của thị trường lao động và xu hướng việc làm trong những năm
tới .69
II. Những yêu cầu về kỹ năng và tay nghề đối với sinh viên . 72
CHưƠNG VI: TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ . . . 74
I. Tổng kết . 74
II. Kiến nghị . 74
1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo. . 74
2. Đối với các trường đại học . 77
KẾT LUẬN . . . . 79
1. Tính mới mẻ của đề tài . 79
2. Giá trị thực tiễn của đề tài . 79
3. Hướng phát triển của đề tài . 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . 8
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức về vấn đề này:
…………………………………………………………
6. Thời gian đào tạo trong bao lâu?
A. < 3 tháng
B. 3-6 tháng
C. > 6 tháng
Chúng tôi rất trân trọng những chia sẻ thêm của tổ chức về vấn đề này:
………………………………………………………….
7. Tổ chức có liên kết với các trường đại học trong việc xây dựng chương
trình giáo dục không?
A. Có
B. Không
Chúng tôi rất trân trọng những chia sẻ thêm của tổ chức về vấn đề này:
………………………………………………………….
8. Tổ chức có được mời tham gia góp ý cho Bộ giáo dục và đào tạo trong
việc xây dựng chương trình giáo dục không?
A. Có
B. Không
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 31
viên.
32
Chúng tôi rất trân trọng những chia sẻ thêm của tổ chức về vấn đề này:
………………………………………………………….
9. Tổ chức đã từng tài trợ một phần kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho
trường đại học?
A. Có
B. Không
C. Nếu có, doanh nghiệp tài trợ … VNĐ và tài trợ trường đại học…….
10. Đánh giá của tổ chức về tính cấp thiết của vấn đề cải cách giáo dục hiện
nay?
A. Rất cần thiết
B. Cần thiết
C. Bình thường
D. Không cần thiết
Chúng tôi rất trân trọng những chia sẻ thêm của tổ chức về vấn đề này:
………………………………………………………….
d. Phiếu khảo sát dành cho cựu sinh viên
Xin chào Anh (Chị)!
Chúng em đến từ nhóm nghiên cứu khoa học trường đại học Ngoại
Thương Hà Nội. Đề tài của chúng em là "Đánh giá chất lượng giáo dục đại học
Việt Nam qua góc nhìn của sinh viên". Nhằm hỗ trợ cho việc hoàn thành đề tài
nghiên cứu, chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh
(chị) qua việc hoàn thành phiếu khảo sát dưới đây:
Với sự giám sát chặt chẽ của các thầy cô trường đại học Ngoại Thương Hà
Nội, chúng em xin cam kết mọi thông tin các anh (chị) cung cấp chỉ dành cho
mục đích nghiên cứu.
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 32
viên.
33
Cám ơn Anh (Chị) đã hoàn thành phiếu khảo sát của chúng em!
Xin Anh (Chị) vui lòng cho chúng em biết:
Tuổi: ……………………………………….
Nghề nghiệp: ………………………………
Đơn vị đang công tác: ……………………..
Thời gian công tác: ………………………..
1. Anh chị có đang làm việc theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo ở
trường đại học không?
A. Có
B. Không
Chúng em rất trân trọng những chia sẻ thêm của anh chị về vấn đề này:
……………………………………………
2. Anh chị vui lòng cho biết, lí do anh chị chọn trường đại học đó? …………
Nếu được chọn lại, anh chị sẽ chọn trường ……………………………………….
3. Anh chị có cảm thấy mình phát huy được sở trường trong công việc hiện
tại không?
A. Có
B. Không
Chúng em rất trân trọng những chia sẻ thêm của anh chị về vấn đề này:
……………………………………………
4. Đánh giá của anh chị về mức độ trang bị kiến thức cũng như kĩ năng của
chương trình giáo dục đại học tại trường cho yêu cầu công việc hiện tại?
A. 10-30%
B. 30-50%
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 33
viên.
34
C. 50-70%
D. >70%
Chúng em rất trân trọng những chia sẻ thêm của anh chị về vấn đề này:
……………………………………………
5. Anh chị đã được bổ sung những kĩ năng còn thiếu thông qua:
A. Tự học hỏi
B. Tham gia các khóa đào tạo của công ty
C. Khác (xin anh chị nêu rõ đáp án)
Chúng em rất trân trọng những chia sẻ thêm của anh chị về vấn đề này:
……………………………………………
6. Anh chị vui lòng cho biết:
Tính đến thời điểm hiện tại, anh chị đã tham gia … khóa đào tạo của công ty
Trung bình mỗi khóa kéo dài: ……………………………….
7. Đánh giá của anh chị về tính hữu ích của các buổi thực hành các anh chị
đã tham gia khi còn là sinh viên trong trường?
A. Rất hữu ích
B. Hữu ích
C. Trung bình
D. Ít hiệu quả
E. Chẳng có hiệu quả gì
Chúng em rất trân trọng những chia sẻ thêm của anh chị về vấn đề này:
……………………………………………
8. Lời khuyên của anh chị dành cho các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp?
………………………………………………
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 34
viên.
35
9. Đề xuất của anh chị cho vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại
Việt Nam? ………………………………..
2. Phiếu câu hỏi phỏng vấn
a. Phiếu phỏng vấn dành cho cựu sinh viên
Câu hỏi 1: Xin anh (chị) vui lòng cho em biết số tuổi, nghề nghiệp hiện nay của
anh chị. Anh (chị) đã tốt nghiệp trường nào?
Câu hỏi 2: Anh (chị) có được làm việc theo đúng chuyên ngành anh chị đã học ở
đại học không? Anh (chị) có nhiều cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào công
việc thực tế chứ?
Câu hỏi 3 : Khó khăn lớn nhất mà anh chị gặp phải khi mới đến công ty làm
việc là gì?
Câu hỏi 4 : Theo anh (chị) sinh viên có nên vừa đi học vừa đi làm không?
Câu hỏi 5: Anh (chị) có lời khuyên nào dành cho các bạn sinh viên sắp tốt
nghiệp đại học?
Câu hỏi 6 : Anh (chị) có đề đạt gì với bộ trong việc cải cách chương trình giáo
dục đại học tại Việt Nam?
b. Phiếu phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng
Câu hỏi 1: Xin quý công ty vui lòng cho biết, lĩnh vực hoạt động của công ty là
gì?
Câu hỏi 2: Tiêu chuẩn tuyển dụng của DN chủ yếu dựa trên kết quả học tập của
sinh viên hay kết quả thi tuyển dụng?
Câu hỏi 3: Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả làm việc của sinh viên mới
tốt nghiệp trong 1 tháng đầu công tác?
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 35
viên.
36
Câu hỏi 4: Những nhận xét của doanh nghiệp nếu chương trình giáo dục đại học
tại Việt Nam chỉ tập trung vào trang bị kiến thức chuyên ngành cho sinh viên
còn các doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cung cấp kinh nghiệm thực tế cho sinh
viên?
c. Phiếu phỏng vấn dành cho giảng viên
Câu hỏi 1: Thầy (cô) hiện đang công tác ở trường đại học nào và trong thời gian
bao lâu?
Câu hỏi 2: Hiện tại, thầy cô có tham gia thêm hoạt động ở một số tổ chức (ngoài
đơn vị trường) không ạ?
Câu hỏi 3: Những đánh giá của thầy (cô) về chương trình giáo dục đại học cũng
như cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy hiện nay của các trường đại học ?
Câu hỏi 4: Thầy (cô) nhận xét thế nào về thái độ học tập của sinh viên trong
trường?
Câu hỏi 5: Theo thầy (cô) có nên rút ngắn thời gian đào tạo đại học xuống
không và thời gian đào tạo hợp lý là bao lâu?
Câu hỏi 6: Thầy(cô) đã tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học rồi ạ?
Câu hỏi 7: Nhà trường có thường xuyên đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng
viên không ạ?
Câu hỏi 8: Trong trường, Hội đồng sinh viên đã được thành lập chưa? Nếu có,
hoạt động của hội đồng này như thế nào?
Câu hỏi 9: Nếu được tham gia góp ý với bộ giáo dục về vấn đề cải cách giáo dục
đại học, thầy (cô) có đề xuất gì không ạ?
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 36
viên.
37
3. Một số thuật ngữ được sử dụng trong phiếu khảo sát
- Hoàn toàn = 100%
- Đồng ý = [50%;99.9%] về mặt số lượng đảm bảo chất lượng tốt
- Bình thường = (0; 50%)
- Xuất sắc = 100%
- Tốt = [50%; 99,9%] kiến thức của bài học được sinh viên tiếp thu tốt
- Rất hài lòng = [80%; 100%] số lượng công việc được hoàn thành tốt
- Hài lòng = [50%;79,9%]
- Thường xuyên: Ít nhất 1 lần/kỳ
- Thỉnh thoảng: 3 < Số lần < 8 trong thời gian đào tạo đại học của trường.
- Ít khi: Số lần < 3
- Nhiều: Trung bình 1 cơ hội thăng tiến/thầy cô
- Ít: Tính cạnh tranh cao, thầy cô phải nỗ lực hết mình mới mong nhận được
cơ hội thăng tiến
- Rất cập nhật = [80%;100%] chương trình giáo dục được cập nhật
- Cập nhật = [50%;79,9%]
- Lạc hậu = (0;1)
- Rất lạc hậu = 0
- Rất quan trọng = [70%;100%] trong cơ số điểm 10 thuộc bảng điểm chấm
ứng cử viên
- Quan trọng = [50%;70%)
- Không quan trọng = (10%; 30%)
- Rất ít khi dùng đến = [0;10%]
- Rất cần thiết = [70%; 100%] nội dung chương trình giảng dạy cần được
cải cách
- Cần thiết = [50%; 70%)
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 37
viên.
38
II. Kết quả khảo sát định lƣợng
1. Dành cho sinh viên
Số sinh viên: 207 sinh viên
Số trường: 28 trường đại học
Vị trí câu hỏi Đáp án Tỉ lệ (%)
1 A 44.2
B 45,3
C 10,5
D 0
E 0
2 A 67,6
B 28,6
C 3,8
3 A 7
B 29,3
C 55,6
D 8,1
4 A 71
B 29
5 A 3
B 21
C 61
D 13
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 38
viên.
39
E 2
6 A 73
B 17
7 A 3
B 18
C 61
D 18
E 0
8 A 82
B 10
C 8
9 A 1,1
B 33,7
C 57,9
D 6,2
E 1,1
10 A 42
B 46
C 12
D 33.7 (Chưa đi thực tế)
2.Dành cho giảng viên
Số giảng viên: 165 giảng viên
Số trường: 34 trường đại học
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 39
viên.
40
Vị trí câu hỏi Đáp án Tỉ lệ
1 A 30,4
B 60,9
C 4,4
D 4,3
2 A 82,6
B 17,4
3 A 13
B 30,4
C 47,8
D 8,8
E 0
4 A 26,1
B 47,8
C 26,1
D 0
5 A 17,4
B 52,2
C 26,1
D 4,3
6 A 8,7
B 43,5
C 39,1
D 8,7
E 0
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 40
viên.
41
7 A 0
B 43,5
C 52,2
D 4,3
E 0
9 A 0
B 21,7
C 43,5
D 30,5
E 4,3
10 Có 8.5
3.Dành cho nhà tuyển dụng
Số lượng: 103 nhà tuyển dụng
Lĩnh vực: Ngân hàng, xây dựng, giáo dục, xã hội, kinh doanh, y tế
Vị trí câu hỏi Đáp án Tỉ lệ
1 A 6,2
B 62,5
C 31,3
D 0
E 0
3 A 81,3
B 12,5
C 0
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 41
viên.
42
D 6,2
4 A 18,8
B 25
C 43,8
D 12,4
5 A 99,4
B 0,6
6 A 98,2
B 0,8
C 0
7 A 25
B 75
8 A 12,5
B 87,5
9 A 12,5
B 87,5
10 A 75
B 18,8
C 6,2
D 0
4. Dành cho cựu sinh viên
Số lượng: 153 cựu sinh viên
Lĩnh vực: Ngân hàng, xây dựng, kiến trúc, y tế, giáo dục, xã hội, nghiên cứu
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 42
viên.
43
Vị trí câu hỏi Đáp án Tỉ lệ
1 A 66,7
B 33,3
3 A 83,3
B 16,7
4 A 33,3
B 66,7
C 0
D 0
5 A 100
B 16,7
C 0
7 A 0
B 33,3
C 50
D 16,7
E 0
* Các câu hỏi mở của phiếu khảo sát và phiếu phỏng vấn cũng như kết quả
thu thập được từ phương pháp quan sát được nêu rõ trong phần phân tích thuộc
chương IV
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 43
viên.
44
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CỦA KHẢO SÁT
– PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
I. Chƣơng trình giáo dục
1. Nội dung đào tạo
a. Tính cập nhật:
Một chương trình giáo dục cập nhật phải luôn được đổi mới, bổ sung, chỉnh sửa
kịp thời để bắt kịp với những thay đổi của các điều kiện, hoàn cảnh có tác động
đến nội dung giáo dục. Cập nhật chương trình giáo dục cũng đồng nghĩa với việc
học tập và áp dụng những điểm ưu việt của các chương trình giáo dục tiên tiến
nước ngoài và các thành tựu nghiên cứu khoa học liên quan trong nước cũng như
trên thế giới.
Mặc dù những nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của các trường
trong việc đổi mới, cập nhật chương trình đã được sinh viên và giảng viên ghi
nhận, nhưng có thể nói chừng đó vẫn chưa đủ để đáp ứng nguyện vọng học tập
của phần đông sinh viên. Mức độ “trung bình khá” là đánh giá của 85% sinh viên
về tính cập nhật của chương trình giáo dục đại học đương thời theo kết quả khảo
sát của nhóm tác giả.
Đa số sinh viên được hỏi đều nhất trí rằng kiến thức trong các sách giáo trình
tương đối lạc hậu. Thậm chí, một số sinh viên khối ngành y, dược phản ánh đã
phải học “một số kiến thức có từ rất lâu rồi, hiện nay không sử dụng được nữa”.
Đặc biệt, các sinh viên học giáo trình bằng tiếng nước ngoài dành cho các lớp
tiên tiến hoặc các lớp Chất lượng cao đã có sự so sánh trực tiếp giữa giáo trình
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 44
viên.
45
của Việt Nam và giáo trình nước ngoài cùng bộ môn. Ví dụ, giáo trình môn
Quản trị nguồn nhân lực xuất bản năm 2006 ở Úc được coi là cập nhật hơn nhiều
so với giáo trình môn Quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam. Đây là tình trạng
phổ biến đối với hầu hết các giáo trình khác.
Để có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng này, cuộc thu thập ý kiến của 165
giảng viên từ 34 trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội đã được nhóm tác
giả thực hiện. Kết quả thống kê cho thấy đối với 78,2% giảng viên, mức độ cập
nhật của chương trình giáo dục đại học chỉ khiêm tốn ở “trung bình yếu”, trong
đó, 30,4% cho rằng chương trình “lạc hậu” và 4,3% có nhận xét “rất lạc hậu”.
Nhiều giảng viên các trường khối ngành kỹ thuật đều nhất trí rằng vẫn còn một
khoảng cách khá lớn giữa chương trình giáo dục đại học Việt Nam với chương
trình của nhiều nước khác trên thế giới. “Chương trình giáo dục còn chậm so với
thế giới đặc biệt là các ngành khoa học của chúng tôi” là chia sẻ của một giảng
viên khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học tự nhiên. Hiện nay, một số trường
đại học đã khuyến khích giảng viên tham khảo các giáo trình tiên tiến, phục vụ
cho công tác giảng dạy trên lớp. Tuy nhiên, chính sách này chưa được thực hiện
đồng bộ giữa các trường nên vẫn còn nhiều hạn chế.
Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là tư duy xây dựng chương
trình giáo dục hiện nay chưa được đổi mới, chương trình giáo dục còn bị gói
trong khung nên khó có thể thay đổi. Dù giảng viên luôn muốn cung cấp những
thông tin thời sự vào bài nhưng các thông tin này khó có thể trở thành hệ thống
được. Biện pháp giúp cập nhật chương trình đào tạo hiện nay được nhiều trường
đại học áp dụng là liên kết đào tạo với các trường nước ngoài. Tuy nhiên, một
hạn chế của việc sử dụng 100% chương trình nước ngoài là nhiều kiến thức
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 45
viên.
46
không phù hợp với thực tế Việt Nam như lời chia sẻ của một giảng viên trường
Đại học Ngoại thương: “chương trình liên kết giữa ngành Kinh doanh quốc tế
của trường với Đại học Colorado yêu cầu học cả môn văn hoc, xã hội học trong
khi chúng ta chỉ chú trọng dạy nghiệp vụ. Vì vậy, chương trình chung sẽ bất hợp
lý, chắp vá nên hiệu quả không cao”
Thực trạng này dẫn đến việc sinh viên phải tự bổ sung kiến thức mới qua sách
báo, và các tài liệu tham khảo nước ngoài, còn giảng viên phải không ngừng tìm
tòi, đổi mới và cập nhật nội dung bài giảng. Đa số các giảng viên từng được đào
tạo ở nước ngoài ý thức rất rõ về vấn đề này và thực hiện nhiệm vụ cập nhật bài
giảng rất tốt. Đặc biệt, các giảng viên trẻ đã và đang nỗ lực hết mình trong việc
truyền thụ những kiến thức mới cho sinh viên. Sinh viên được yêu cầu tự đọc
giáo trình ở nhà, còn trên lớp, giảng viên chỉ tổng kết bài học và giải đáp thắc
mắc cũng như bổ sung thêm kiến thức cho sinh viên. Đây là phương pháp giảng
dạy rất tiến bộ, đang được áp dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới. Đáng tiếc là
số lượng các giảng viên như vậy chưa nhiều. Do chế độ lương bổng đãi ngộ
trong trường chưa tương xứng với công sức bỏ ra, gần 100% số giảng viên tham
gia khảo sát phải làm thêm các công việc phụ để kiếm thêm thu nhập. Mặt tích
cực của thực tế này là giảng viên có thêm kinh nghiệm thực tiễn truyền đạt lại
cho sinh viên hoặc minh họa cho bài giảng. Tuy nhiên, các công việc phụ lại
chiếm nhiều thời gian lẽ ra dành cho việc chuẩn bị và cập nhật giáo án cũng như
đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên.
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 46
viên.
47
b. Tính thực tiễn
Tính thực tiễn của chương trình giáo dục bậc đại học thể hiện thông qua mức độ
áp dụng lý thuyết và kỹ năng được học trong trường của sinh viên mới tốt nghiệp
vào thực tế, và đáp ứng yêu cầu công việc đề ra.
Trong điều kiện đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập với thế giới, thị trường lao động luôn đòi hỏi nguồn tri thức lành nghề, chất
lượng cao, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học tốt. Để đáp ứng được yêu cầu
đó, yếu tố thực hành trong quá trình đào tạo phải được đặt lên hàng đầu. Đã qua
rồi thời đào tạo kiểu “đọc chép”, sinh viên ngày nay cũng ý thức rõ rằng chỉ ra
trường với khối kiến thức lý thuyết “chết”, xa rời thực tiễn thì sớm muộn cũng bị
đào thải trong môi trường làm việc cạnh tranh. Tuy nhiên, nguyện vọng của sinh
viên về một chương trình giáo dục mang tính thực tiễn cao gần như chưa được
đáp ứng.
Xấp xỉ 100% sinh viên tham gia khảo sát phản ánh thực trạng có nhiều môn học
xa rời thực tiễn, thời lượng dành cho các môn lý thuyết quá nhiều trong khi thực
hành rất ít. Theo kết quả khảo sát, số lần sinh viên đi thực tế rất ít. 76% sinh viên
được hỏi trả lời rằng họ chỉ được đi thực tế 1 đến 2 lần trong suốt quá trình học.
46% cho rằng mức độ áp dụng lý thuyết vào các buổi thực hành còn thấp,
khoảng 30-50%. Đặc biệt, 42% đánh giá mức độ này rất thấp, chỉ khoảng 10-
30%. Và chỉ 12% đánh giá mức độ đó trên 50% (sinh viên năm thứ ba và năm
cuối tham gia khảo sát chiếm khoảng 80%). Do vậy, nhìn chung các buổi thực
hành còn ít về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, mang nặng tính hình
thức, chống đối nên hiệu quả chưa cao. Sinh viên khối ngành kỹ thuật hầu như
chưa được tiếp cận một cách hình ảnh và thực tế với các công nghệ tiên tiến.
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 47
viên.
48
Việc cập nhật và đưa vào giảng dạy các công nghệ mới chỉ dừng lại ở mức độ
nghiên cứu lý thuyết, sinh viên không có điều kiện thực hành nên khi ra trường
còn nhiều bỡ ngỡ. Qua khảo sát và phỏng vấn 153 cựu sinh viên, chỉ 33,3% cho
rằng những lần đi thực tế theo chương trình của trường hữu ích cho công việc
hiện tại của họ.
Một thiếu sót nữa trong chương trình giáo dục đại học là tình trạng thiếu các
chương trình hướng nghiệp và giảng dạy các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp,
sắp xếp, quản lý công việc khoa học, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn
đề, kỹ năng quản lý thời gian,…) một cách bài bản và hệ thống cho sinh viên.
Trong khi đó, mục tiêu nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một trong những hành
trang quan trọng hàng đầu khi sinh viên bước chân vào môi trường làm việc mới.
Trong bối cảnh đa số sinh viên còn chọn trường theo cảm tính và chương trình
giáo dục nặng về lý thuyết với những khái niệm mơ hồ thì công tác hướng
nghiệp cho sinh viên càng cần phải được chú trọng hơn bao giờ hết để sinh viên
hiểu rõ mình muốn làm gì, sẽ làm gì, và cần học những gì. 100% cựu sinh viên
được hỏi với kinh nghiệm làm việc của mình đều cho rằng rằng rất cần thiết phải
hướng nghiệp và giảng dạy các kỹ năng mềm cho sinh viên.
Tóm lại, giáo dục đại học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong đa số
các ngành nghề, khiến cho chi phí đào tạo vô hình chung nhân lên gấp đôi vì
sinh viên ra trường phải được đào tạo lại từ đầu mới có thể làm được việc được.
3/5 số sinh viên mới ra trường phải tham gia các khóa đào tạo của cơ quan hoặc
công ty kéo dài từ 2 đến 4 tháng. 66,7% cựu sinh viên được hỏi, đánh giá chương
trình giáo dục đại học chỉ trang bị cho họ 30-50% những kiến thức và kỹ năng
đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại. Mức độ này chỉ ở vào khoảng 10-30%
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 48
viên.
49
đối với 33,3% còn lại. 100% sinh viên ra trường phải tự bổ sung các kiến thức,
kỹ năng còn thiếu bằng cách tự nghiên cứu hoặc học hỏi đồng nghiệp. Chi phí và
thời gian đầu tư cho giáo dục đại học của Nhà nước, nhà trường, và sinh viên tuy
nhiều nhưng hiệu quả thấp. “Nói chung, đào tạo đại học trì trệ, ko thực tế, làm
cho sinh viên ra trường có giỏi thì giỏi lý thuyết, kiểu như IQ thì ok mà EQ thì
kém”, là nhận xét của một nhà tuyển dụng trong ngành tài chính ngân hàng. Đại
học trong con mắt của sinh viên và các nhà tuyển dụng chỉ được coi như nơi
cung cấp các kiến thức nền tảng, chung chung, chứ chưa thực sự chuyên sâu,
bám sát thực tế. Bởi thế mà 100% cựu sinh viên được hỏi đề xuất chương trình
giáo dục đại học cần sát với thực tế, chú trọng thực hành nhiều hơn, “biến quá
trình đào tạo thành tự đào tạo”.
Nguyên nhân của tình trạng này một phần được giải thích qua kết quả khảo sát
103 nhà tuyển dụng của chúng tôi. Theo đó, 75% nhà tuyển dụng không liên kết
với các trường đại học để xây dựng chương trình giáo dục đại học. 87,5% không
được mời tham gia góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng chương trình
giáo dục đại học. Sự thiếu liên kết trầm trọng giữa nhà tuyển dụng – những
người hiểu rõ nhất yêu cầu công việc và yêu cầu về nguồn trí thức chất lượng
cao với các nhà quản lý và xây dựng chương trình giáo dục đại học có lẽ là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch lớn giữa yêu cầu thực tế và
nội dung đào tạo.
c. Tính phù hợp
Đa số các ý kiến tham gia phỏng vấn và khảo sát đều nhận xét các môn chuyên
ngành trong chương trình học là hay và hợp lý. Tuy nhiên, nhiều sinh viên khối
ngành kinh tế (đặc biệt là khoa Quản trị kinh doanh) phản ánh thời lượng dành
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 49
viên.
50
cho các môn này vẫn còn ít, rải rác, tạo nên sự thiếu chuyên sâu. Ngoài ra, một
số môn học dành cho sinh viên khối ngành kinh tế và xã hội còn có nội dung lặp
lại, gây lãng phí thời gian dạy và học (ý kiến của nhiều sinh viên trường Đại học
Ngoại thương và Học viện Báo chí và Tuyên tuyền).
Một vấn đề nổi cộm được nhắc đến nhiều nhất trong quá trình điều tra là việc
học các môn đại cương. Cụ thể, ở nhiều trường, trong 4 năm học có tới 2 năm
dành cho việc dạy và học các môn đại cương. Sinh viên mong muốn thời lượng
dành cho các môn đại cương rút ngắn chỉ còn 1 năm để thời gian còn lại dành
cho việc học chuyên sâu hơn các môn chuyên ngành và thực hành ngoại khóa.
Không thể phủ nhận vai trò thiết yếu của các môn học như Triết học Mác –
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị trong việc hình thành nhân
cách, hệ tư tưởng nền tảng cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những ý
kiến bất đồng xoay quanh hoạt động dạy và học các môn này trong trường đại
học. Cụ thể, môn Triết học Mác-Lênin quá nặng về lý thuyết với nhiều khái niệm
trừu tượng, khô khan, khó hấp thụ trong khi có rất ít các ví dụ, dẫn chứng cụ thể
trong thực tế. Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội khoa học lại thiên về liệt kê các sự kiện,
quan điểm trong quá khứ mà thiếu hẳn phần liên hệ với thực tế hiện nay, chưa
nêu bật được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học trong việc hình thành nhân
cách và lối sống đúng đắn cho sinh viên, chưa khuyến khích sinh viên áp dụng
những tư tưởng đó vào cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, đề thi hết môn chỉ đo
được trí nhớ của sinh viên qua các câu hỏi về sự kiện cũng như khái niệm (đặt áp
lực, gánh nặng phải ghi nhớ, căng thẳng không cần thiết lên sinh viên), chứ hầu
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 50
viên.
51
như không đánh giá được mức độ sinh viên hiểu và vận dụng các khái niệm, tư
tưởng đó vào thực tế để biến chúng trở thành nền tảng nhân cách của mình. Điều
đó dẫn đến tâm lý ngại học, chán học, học đối phó, học vẹt trong sinh viên. Phản
ứng chung của sinh viên khi nhắc đến các môn học này là lắc đầu ngán ngẩm,
chán nản vì đa số đều đồng tình rằng học các môn này “rất buồn ngủ, chán, và
chẳng được gì vào đầu”. Rõ ràng mục tiêu chính của các môn học là giúp xây
dựng hệ tư tưởng đúng đắn, biện chứng, lành mạnh cho thế hệ trẻ đã không đạt
được, dẫn đến sự lãng phí rất lớn về thời gian, chi phí giảng dạy và tạo nên tâm
lý tiêu cực trong sinh viên.
2. Vấn đề thi cử
Kết quả học tập đóng vai trò quan trọng trong quyết định tuyển dụng của 62,5 %
số nhà tuyển dụng được khảo sát. Tuy nhiên, những bất cập trong thi cử lại ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của sinh viên, để rồi cuối cùng hạn chế
phần nào cơ hội sau này được lựa chọn vào làm trong đơn vị, ngành nghề yêu
thích của họ.
73% số sinh viên được khảo sát cho rằng đề thi chưa có tính phân loại học lực
sinh viên. Sinh viên khối ngành xã hội (đặc biệt là Học viện Báo chí tuyên
truyền) phản ánh đề thi “chỉ học thuộc lòng là có thể làm được”. Nhiều sinh viên
khối ngành kinh tế cũng cho rằng đề thi chưa khuyến khích tư duy sáng tạo,
nhạy bén của sinh viên trong việc giải quyết vấn đề mà có quá nhiều câu lý
thuyết. Các câu hỏi yêu cầu tính toán khi thì quá máy móc (chỉ cần áp dụng công
thức là làm được), khi thì đòi hỏi sinh viên phải nhớ các công thức quá dài, tính
toán các phép tính phức tạp với những con số rất dễ nhầm lẫn trong khi các phần
Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn của sinh 51
viên.
52
mềm ứng dụng trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay chỉ cần vài giây để
đưa ra cùng một kết quả.
Đề trắc nghiệm quá tiểu tiết, khiến sinh viên làm bài dựa nhiều vào may mắn.
Một số câu thiếu chặt chẽ nên ko đánh giá đúng khả năng sinh viên. Thi trắc
nghiệm chỉ lưu bài vào máy và n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá chất lượng giáo dục đại học công lập tại Việt Nam qua góc nhìn sinh viên.pdf