MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của nước sạch
1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước
1.2.1. Định nghĩa
1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước bề mặt
1.2.3. Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm
1.2.4. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
1.2.5. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
1.3. Các vi sinh vật có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước
1.4. Các chỉ điểm vi sinh vật đánh giá vệ sinh nước sinh hoạt
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Vật liệu
2.2.1. Dụng cụ lấy mẫu
2.2.2. Môi trường nuôi cấy và xác định vi khuẩn
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm
2.3.2. Kỹ thuật xử lý mẫu và xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh
2.3.2.1. Xử lý mẫu
2.3.2.2. Kỹ thuật xác định các vi khuẩn chỉ điểm, vệ sinh nước sinh hoạt
2.3.3. Phương pháp phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh
2.3.3.1. Phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh đường ruột
2.3.3.2. Phân lập và xác định Staphylococcus aureus
2.3.3.3. Phân lập và xác định Pseudomonas aeruginosa
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá nước sinh hoạt
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế năm 1992
3.2. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về vệ sinh nước sinh hoạt năm 2002
Chương 4: Bàn luận
4.1. Chất lượng nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nội
4.1.1. Kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nội
4.1.2. Tình hình ô nhiễm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh
4.2. Mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt tại các khu vực lấy mẫu
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5330 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội thông qua các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh và xác định một số vi khuẩn gây ô nhiễm thường gặp trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu ở Philippines (1991), người ta đã thấy 50% tổng số mẫu nước giếng khơi có chỉ số fecal coliform trên 101 [1]. Một số tác giả cũng lưu ý đến sự ô nhiễm nguồn nước ở một số nơi và hiểm hoạ của việc này. Poclkin (1987) khi nghiên cứu chất lượng nước các vùng hạ lưu sông Cama (Liên Xô cũ ) vào mùa xuân hè đã thấy có 96% số mẫu có chỉ số E.coli là 102 - 103, độ nhiễm khuẩn được đánh giá là cao [20].
1.2.4. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước trên Thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều vụ dịch liên quan đến nguồn nước. ở Hoa Kì năm 1971-1985 có 502 vụ dịch với 111.228 người mắc, 42% số vụ dịch với 68% số người mắc là do nguồn nước công cộng, do nước bề mặt chiếm 24% số vụ dịch và 32% các trường hợp mắc [31].
Cũng tại Hoa Kì, năm 1987, 88% vụ dịch ỉa chảy mãn tính kéo dài nhiều tháng đều do nước bị ô nhiễm [31].
Từ năm 1985, WHO cũng đã đánh giá tại các nước châu á, 60% người bị nhiễm trùng và 40% các trường hợp tử vong là do các căn bệnh truyền qua nước [36].
Moe CL, 1991, nghiên cứu về ô nhiễm do fecal coliform trong các mẫu nước giếng khơi nhận thấy: 65% số mẫu có số vi khuẩn lớn hơn 101 vi khuẩn chỉ điểm/ 100ml [30].
1.2.5. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Nguyễn Đình Sỏi và cộng sự, 1994 tại Thái Bình kiểm tra 164 mẫu nước giếng về vi sinh vật, chỉ số coliform không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm hơn 99% và chỉ số fecal coliform vượt quá tiêu chuẩn chiếm gần 93% [15].
Nguyễn Đình Sơn và cộng sự, 1994: kiểm tra chất lượng vệ sinh các nguồn nước ở Thừa Thiên Huế cho thấy: 1/2 số mẫu nước sông không đạt vệ sinh [17] .
Phạm Thị Xá, Hà Ngư và cộng sự, từ tháng 1/1990-tháng 7/1992 nghiên cứu về vi sinh vật của 54 mẫu nước nguồn cung cấp cho thị xã Thanh Hoá thấy tới 95,8% số mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [27].
Tại một số tỉnh phía bắc: Hải Phòng, 1987, Trần Huy Bích cho thấy tại vòi nước có 66% không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [2].
Vũ Đức Vọng, 1992, nghiên cứu ở Tây Nguyên cho thấy nước bị nhiễm bẩn các chất hữu cơ và vi sinh vật theo mức độ bẩn 52%, cấm dùng chiếm 8% [26].
Còn theo nghiên cứu về tình trạng nước sinh hoạt của Đào Xuân Vĩnh, Nguyễn Thế Vinh và cộng sự ở Tây Nguyên thấy 90,14% mẫu nước suối và sông không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [25].
Tại đồng bằng Sông Cửu Long, Lê Thế Thự, 1995, nghiên cứu các nguồn nước bề mặt thấy fecal coliform từ 1,3-2,7.105/100ml nước [20].
Theo Trương Xuân Liễu và cộng sự, 1994, tại 3 xã huyện Cần Giờ có 393 trường hợp bị tả nhưng vụ dịch đã được dập tắt nhanh chóng do đã xử lý vệ sinh nguồn nước [10].
1.3. Các vi sinh vật có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước
Nước là môi trường trung gian vận chuyển mầm bệnh tới con người. Các vi sinh vật có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước như:
- Các vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột: Salmonella, Shigella, enterobacter, Klebsiella, E.coli.
- Vi khuẩn tả.
- Các vi khuẩn hay gặp trong nhiễm trùng bệnh viện: Staphylococcus aureus, P.aeruginosa.
- Các virus : Virus viêm gan, ...
Song, trong đề tài này vì điều kiện và kinh phí có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập về lĩnh vực vi khuẩn.
1.4. Các chỉ điểm vi sinh vật đánh giá vệ sinh nước sinh hoạt
Trước đây để đánh giá một nguồn nước đạt chỉ tiêu về vệ sinh, người ta thường dùng các vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm như: E.coli (được áp dụng theo phương pháp Vincent), Streptococcus, Clotridium [23], [36].
Năm 1984, tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hai chỉ số: coliform và fecal coliform để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt [37].
Coliform là những trực khuẩn Gram(-), hiếu khí, kỵ khí tuỳ tiện, không có nha bào, có khả năng lên men lactose, sinh axit, sinh hơi ở nhiệt độ 37oC trong vòng 48 giờ. Coliform sống ở đường tiêu hoá của người và động vật, chúng còn được tìm thấy cả trong môi trường đất, nước, rau quả…. Nhóm coliform bao gồm các giống loài: E.coli, Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Serratia... chúng được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng. Sự có mặt của chúng chứng minh rằng biện pháp khử trùng là không đạt hiệu qủa đối với nước đã xử lý, chứng minh nguy cơ chứa đựng các mầm bệnh.
Fecal coliform là các vi khuẩn trong số các coliform, chúng có thể phát triển và lên men được lactose ở nhiệt độ 40-45oC. Fecal coliform bao gồm một tỷ lệ lớn E.coli, nhất là typ I và II. Fecal coliform có tác dụng để chứng tỏ đã có sự ô nhiễm do phân người và động vật.
Ngoài ra để xác định nguồn nước bị ô nhiễm phân người và động vật đã lâu người ta dựa vào vi khuẩn chỉ điểm Clostridium perfringenes. Clostridium perfringenes là trực khuẩn, kỵ khí tuyệt đối, có vỏ, không có lông và không di động, sinh H2S. Clostridium perfringenes cũng được coi là một chỉ điểm vệ sinh vì thường được phát hiện thấy trong phân người và động vật. Chúng là vi khuẩn có nha bào nên chịu được nhiệt độ cao vì vậy có thể tồn tại lâu dài ở ngoại cảnh.
Trước tình hình ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khu vực trường Đại học Y Hà Nội là khu vực hỗn hợp bao gồm khu ký túc xá của học viên, sinh viên là những người hàng ngày công tác và học tập tại các bệnh viện, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Khu các bộ môn thường xuyên nhận và xử lý các bệnh phẩm có liên quan đến người bệnh để phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề quản lý chất thải, tình trạng môi trường có đảm bảo hay không đã gợi ý chúng tôi tiến hành đề tài này.
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: gồm 4 khu vực
+Khu vực hành chính, giảng đường, nhà ăn, nhà xe.
+Khu ký túc xá của học viên, sinh viên (các nhà E1, E2, E3, E5).
+Khu các bộ môn có mối liên quan tới nguồn lây nhiễm.
+Bể đầu nguồn cung cấp nước.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
+Khu vực hành chính (nhà A1) lấy 4 mẫu. Nhà ăn lấy 2 mẫu, một mẫu lấy từ vòi, một mẫu lấy từ bể chứa. Khu giảng đường : lấy 7 mẫu. Nhà xe lấy 1 mẫu.
Tổng cộng : 14 mẫu.
+Khu ký túc xá của học viên và sinh viên , mỗi nhà có 5 bể, mỗi bể lấy đại diện 1 mẫu. Riêng 2 nhà sinh viên E1, E2, mỗi nhà lấy thêm 5 mẫu ở dụng cụ chứa nước dự trữ.
Tổng cộng: 30 mẫu.
+Khu các bộ môn:Các bộ môn Vi sinh vật, Sinh lý , Sinh lý bệnh, Hoá sinh: mỗi bộ môn lấy 3 mẫu. Các bộ môn còn lại: Sinh học-Di truyền, Mô học, Labo trung tâm, Dược lý, khoa Y tế công cộng: mỗi bộ môn lấy 2 mẫu.
Tổng cộng: 22 mẫu.
+Bể đầu nguồn cung cấp nước: 4 mẫu đã lọc hoàn chỉnh được bơm đi sử dụng.
Tổng cộng: 4 mẫu.
*Vậy tổng số mẫu nghiên cứu: 70 mẫu.
2.2. Vật liệu
2.2.1. Dụng cụ lấy mẫu
- Lọ thuỷ tinh đã khử trùng, dung tích 100 ml.
- Đèn cồn.
2.2.2. Môi trường nuôi cấy và xác định vi khuẩn (của hãng Merck- Đức)
- Canh thang lactose loãng.
- Canh thang lactose đặc.
- Canh thang BGBL (Brilliant Green Bile Lactose).
- Thạch Wilson-Blair.
- Thạch máu.
- Thạch mềm.
- Macconkey.
- Môi trường Endo.
- Môi trường KIA.
- Môi trường Ure-Indol.
- Môi trường Citrat-Simon.
- Môi trường Manit di động.
- Môi trường Chapman.
- Môi trường thử nghiệm OF.
- Một số vật liệu và hoá chất khác.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Chúng tôi thu thập mẫu và xử lý mẫu theo trình tự:
2.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu nước xét nghiệm
Theo thường quy kỹ thuật y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 1993 [18].
- Dụng cụ chứa mẫu: bình thuỷ tinh đã khử trùng.
- Thể tích mẫu: 100ml.
- Cách lấy mẫu nước từ vòi: mở nước chảy hết cỡ trong 2-3 phút. Đóng vòi và khử trùng kỹ vòi nước. Mở lại cho chảy mạnh 1-3 phút rồi điều chỉnh chảy vừa đủ để lấy mẫu. Khử trùng miệng bình thuỷ tinh và đóng nút. Đối với các mẫu nước lấy từ bể, thùng chứa, sử dụng cốc mỏ vô trùng múc rồi đổ vào bình chứa mẫu.
- Các mẫu được vận chuyển ngay về phòng xét nghiệm trong vòng 2h.
2.3.2. Kỹ thuật xử lý mẫu và xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh
Theo thường quy kỹ thuật y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 1993 [18].
2.3.2.1. Xử lý mẫu:
- Từ mỗi lọ đựng mẫu nước sinh hoạt, lấy 20ml ly tâm 2000 vòng/phút trong 5 phút. Lấy phần cặn cấy vào môi trường thạch máu và Macconkey. Để 370C /24h để xác định vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
- Lấy 5ml mẫu nước đun cách thuỷ ở 800C/5phút diệt tạp khuẩn để xác định Clostridium perfringenes.
- Số mẫu nước còn lại xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh.
2.3.2.2. Kỹ thuật xác định các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh nước sinh hoạt.
a/ xác định tổng số coliform bằng phương pháp MPN ( Most Probable Number ): phương pháp 7 ống: 5 ống canh thang lactose đặc và 2 ống canh thang lactose loãng.
- 5 ống canh thang lactose đặc: mỗi ống cấy 10ml nước ở đậm độ nguyên.
- 1 ống canh thang lactose loãng cấy 1ml nước ở đậm độ nguyên.
- 1 ống canh thang lactose loãng cấy 1ml nước đậm độ 10-1 hoặc 0,1ml nước đậm độ nguyên.
- Để tủ ấm 370C/48h đọc kết quả.
- Đọc kết quả bước 1: những ống lên men lactose sinh acid chuyển màu môi trường từ tím sang vàng và sinh hơi được gọi là (+).
- Cấy chuyển bước 2: dùng que cấy hoặc pipet Pasteur cấy từng ống (+) sang các ống canh thang BGBL. Mỗi ống cần thay pipet hoặc khử trùng kỹ que cấy.
- Để tủ ấm 370 C /48h đọc kết quả.
- Đọc kết qủa bước 2: đọc các ống chuyển màu môi trường và sinh hơi rồi tra bảng MPN để tính coliform tổng số trong 100ml mẫu nước.
b/ Xác định tổng số fecal coliform bằng phương pháp MPN.
- Từ những ống (+) ở môi trường lactose đặc và loãng trong phần xác định tổng số coliform cấy chuyển sang môi trường BGBL và môi trường Endo.
- Để tủ ấm 42,5 ± 0,50C/ 24h đọc kết quả.
- Đọc kết quả: đọc kết quả và tính toán số fecal coliform (+) dựa vào cả số ống canh thang BGBL (+) và môi trường Endo (+).
c/ Xác định Clostridium perfringenes:
Theo thường quy kỹ thuật Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 1993 [18].
- Thạch ống Wilson-Blair đun chảy hoàn toàn, để nguội 50-600C, thêm vô trùng 5 giọt sulfat sắt II 5%.
- Cấy 5ml mẫu nước đã được cách thuỷ 800C trong 5 phút vào thạch Wilson-Blair. Dùng pipet hút mẫu nước rồi cấy xuống tận đáy ống nghiệm. Cần tránh tạo bọt khí khi cấy bằng cách vừa thả mẫu từ từ vừa xoay nhẹ pipet và rút pipet lên dần dần. Trộn đều mẫu với môi trường. Làm lạnh nhanh trong vòi nước cho đông thạch. Quấn giấy trên đầu ống thạch. Mỗi mẫu cấy hai đậm độ khác nhau.
- Để tủ ấm 370C/ 34h đọc kết quả.
- Đếm tất cả những khuẩn lạc đen, to bằng hạt đậu xanh do tạo thành sulfat sắt.
- Tính toán số khuẩn lạc nuôi cấy trong 10ml mẫu nước.
2.3.3. Phương pháp phân lập và xác định các vi khuẩn gây bệnh
2.3.3.1. Phân lập và xác định các vi khuẩn đường ruột
Theo thường quy của WHO (Basic laboratory procedures in clinical bacteriology, Geneva 1991) [36]. Đựơc tóm tắt như sau:
-Từ môi trường Macconkey, chọn khuẩn lạc nghi ngờ, lên men hay không lên men lactose có trong môi trường, nhuộm Gram để xem hình thể và tính chất bắt màu, đồng thời cấy chuyển vào môi trường xác định tính chất sinh vật hoá học.
-Tính chất sinh vật hoá học của Salmonella, Shigella, Enterobacter, Klebsiella gồm các tính chất sau:
Tính chất VK
Glucose
Lactose
Hơi
MR
VP
Indol
H2S
Di động
Citrat Simmon
E.coli
+
+/-
+
+
-
+
-
+
-
Samonella
+
-
-
+
-
-
+
+
-
Shigella
+
-
-
+
-
-/+
-
-
-
Enterobacter
+
+/-
+/-
-
+
-
-
+
+/-
Klebsiella
+
+
+/-
-/+
+/-
-
-
-
+/-
+/-: Đa số là dương tính
-/+: Đa số là âm tính
Sau khi xác định tính chất sinh vật hoá học, ngưng kết với kháng huyết thanh đa giá đặc hiệu.
2.3.3.2 Phân lập và xác định Staphylococcus aureus: theo thường quy của WHO [36]. Được tóm tắt như sau:
- Từ môi trường thạch máu chọn khuẩn lạc nghi ngờ: khuẩn lạc đục, dạng S, tan máu và có sắc tố vàng chanh.
- Nhuộm Gram: cầu khuẩn Gram (+) xếp từng đám.
- Xác định men coagulase (men làm đông huyết tương).
- Cấy chuyển sang môi trường Chapman để kiểm tra tính chất lên men đường manitol (+).
2.3.3.3. Phân lập và xác định Pseudomonas aeruginosa: theo thường quy của WHO [36]. Được tóm tắt như sau:
- Trên môi trường thạch máu, chọn khuẩn lạc nghi ngờ: dạng S càng để lâu khuẩn lạc càng trở nên dẹt, khô và có xu hướng lan ra. Trên thạch thường khuẩn lạc có màu xanh và môi trường xung quanh cũng xanh.
- Nhuộm Gram: vi khuẩn hình trực, bắt màu Gram (-).
- Trên canh thang: tạo váng.
- Tính chất hoá sinh: chuyển hoá glucose theo kiểu oxy hoá, oxidase (+), di động (+).
- Ngưng kết với kháng huyết thanh mẫu.
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá nước sinh hoạt
- Theo quyết đinh số 505/BYT-QĐ 1992 của Bộ y tế thì tiêu chuẩn vi khuẩn trong nước sinh hoạt [4]:
Fecal coliform: 0/100 ml.
Coliform tổng số: 10/100 ml.
Không có vi khuẩn gây bệnh.
- Theo quyết định số 132q/2002/bYT – QĐ năm 2002 “ Tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt”, thì tiêu chuẩn vi khuẩn trong nước sinh hoạt [5]:
Fecal coliform: 0/100 ml.
Coliform tổng số: 0/100 ml.
Không có vi khuẩn gây bệnh.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu:
- Số liệu thu thập được xử lý, phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm Epi-info 6.0.
- Các biến liên tục được thống kê dưới dạng
Trong đó: : Giá trị trung bình
s : Độ lệch thực nghiệm
- Các biến định tính được trình bày dưới dạng phần trăm (%).
- Sự so sánh có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05
Thời gian tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2004.
Các kỹ thuật được tiến hành tại bộ môn Vi sinh vật trường Đại học y Hà Nội.
Chương 3
kết quả
3.1. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế năm 1992
Bảng 3.1: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn coliform
theo vị trí lấy mẫu
Vị trí
Coliform/100ml
Tổng số mẫu
Đạt tiêu chuẩn (coliforrm <10/100ml)
Không đạt tiêu chuẩn
Vi sinh
2
1
3
Di truyền
1
1
2
Mô học
1
1
2
Labo trung tâm
2
0
2
Y tế công cộng
1
1
2
Hoá sinh
0
3
3
Sinh lý
1
2
3
Sinh lý bệnh
2
1
3
Dược lý
1
1
2
Nhà E1
4
6
10
Nhà E2
4
6
10
Nhà E5
0
5
5
Nhà E3
4
1
5
Nhà ăn
1
1
2
Nhà xe
0
1
1
Nhà A1
4
0
4
Giảng đường B3
3
2
5
Giảng đường HĐD
0
2
2
Bể đầu nguồn
4
0
4
Tổng số mẫu
35 ( 50% )
35 ( 50% )
70
*Nhận xét:
Mặc dù bể đầu nguồn cung cấp nước cho toàn bộ khu vực trường Đại học Y Hà Nội đạt tiêu chuẩn quy định nhưng vẫn có tới 50% số mẫu lấy ở các vị trí khác nhau:bộ môn, phòng ban, nhà ở của sinh viên, giảng đường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Phân tích sâu mức độ ô nhiễm coliform ở các vị trí lấy mẫu chúng tôi thấy kết quả như bảng sau:
Bảng 3.2: Giá trị trung bình của coliform/100ml ở các vị trí lấy mẫu
Vị trí
Tổng số mẫu
Vi sinh
10,000 ± 3,000
3
Di truyền
15,000 ± 8,485
2
Mô học
15,000 ± 8,485
2
Labo trung tâm
9,000 ± 0,000
2
Y tế công cộng
15,000 ± 8,485
2
Hoá sinh
19,000 ± 3,482
3
Sinh lý
10,667 ± 7,506
3
Sinh lý bệnh
11,000 ± 3,464
3
Dược lý
104,500 ± 135,057
2
Nhà E1
13,500 ± 4,743
10
Nhà E2
14,400 ± 5,254
10
Nhà E5
17,400 ± 3,286
5
Nhà E3
9,750 ± 1,500
5
Nhà ăn
15,000 ± 6,000
2
Nhà xe
200,000 ± 0,000
1
Nhà A1
9,000 ± 0,000
4
Giảng đường B3
13,800 ± 6,573
5
Giảng đường HĐD
200,000 ± 0,000
2
Bể đầu nguồn
7,000 ± 2,828
4
Tổng số
70
*Nhận xét:
Trừ các mẫu lấy ở Labo trung tâm và nhà A1 có giá trị trung bình của Coliform/100ml tương đương với bể đầu nguồn (P > 0,05) còn lại tất cả các vị trí lấy mẫu khác đều cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với các mẫu lấy ở bể đầu nguồn.
Bảng 3.3: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn fecal coliform
theo vị trí lấy mẫu
Vị trí
Fecal coliform/100ml
Tổng số mẫu
Đạt tiêu chuẩn (fecal coliform=0)
Không đạt tiêu chuẩn
Vi sinh
0
3
3
Di truyền
0
2
2
Mô học
0
2
2
Labo trung tâm
0
2
2
Y tế công cộng
0
2
2
Hoá sinh
0
3
3
Sinh lý
0
3
3
Sinh lý bệnh
0
3
3
Duợc lý
0
2
2
Nhà E1
0
10
10
Nhà E2
0
10
10
Nhà E5
0
5
5
Nhà E3
0
5
5
Nhà ăn
0
2
2
Nhà xe
0
1
1
Nhà A1
0
4
4
Giảng đường B3
0
5
5
Giảng đường HĐD
0
2
2
Bể đầu nguồn
4
0
4
Tổng số mẫu
4 ( 5,7% )
66 ( 94,3% )
70
*Nhận xét:
Trừ bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn quy định về fecal coliform, còn lại tất cả các mẫu lấy ở các vị trí khác nhau trong khu vực trường Đại học Y Hà Nội đều không đạt tiêu chuẩn quy định về fecal coliform.
Phân tích mức độ ô nhiễm fecal coliform ở các vị trí lấy mẫu, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4: Giá trị trung bình của fecal coliform/100ml ở các vị trí lấy mẫu
Vị trí
Tổng số mẫu
Vi sinh
6,333 ± 2,309
3
Di truyền
5,500 ± 4,950
2
Mô học
7,000 ± 7,071
2
Labo trung tâm
3,500 ± 2,121
2
Y tế công cộng
5,500 ± 4,950
2
Hoá sinh
10,000 ± 1,732
3
Sinh lý
6,667 ± 4,041
3
Sinh lý bệnh
7,667 ± 2,309
3
Dược lý
13,000 ± 11,314
2
Nhà E1
7,900 ± 2,807
10
Nhà E2
8,000 ± 2,828
10
Nhà E5
10,200 ± 1,643
5
Nhà E3
7,000 ± 2,309
5
Nhà ăn
8,667 ± 6,502
2
Nhà xe
21,000 ± 0,000
1
Nhà A1
5,000 ± 0,000
4
Giảng đường B3
9,000 ± 5,477
5
Giảng đường HĐD
21,000 ± 0,000
2
Bể đầu nguồn
0,000 ± 0,000
4
Tổng số
70
*Nhận xét:
Giá trị trung bình của fecal coliform ở các vị trí lấy mẫu đều rất cao so với bể đầu nguồn và tiêu chuẩn quy định (fecal coliform = 0).
Bảng 3.5: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn coliform
theo khu vực lấy mẫu
Khu vực
Coliform/100ml
Tổng số mẫu
Đạt tiêu chuẩn ( coliform<10/100ml )
Không đạt tiêu chuẩn
Bộ môn
11
11
22
Phòng ban (A1)
4
0
4
Nhà ăn
1
1
2
Nhà xe
0
1
1
Nhà ở sinh viên
12
18
30
Giảng đường
3
4
7
Bể đầu nguồn
4
0
4
Tổng số
35(50%)
35(50%)
70
*Nhận xét:
Trừ khu vực phòng ban ( nhà A1) và bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn quy định, còn lại tất cả các khu vực khác đều xấp xỉ 50% số mẫu đạt tiêu chuẩn quy định
Phân tích mức độ ô nhiễm coliform ở các mẫu không đạt tiêu chuẩn tại các khu vực, kết quả như sau:
Bảng 3.6: Giá trị trung bình của coliform/100ml theo khu vực lấy mẫu
Khu vực
Tổng số mẫu
P(so với bể đầu nguồn)
Bộ môn
24,318 ± 40,276
22
<0,05
Phòng ban (A1)
9,000 ± 0,000
4
>0,05
Nhà ăn
15,000 ± 6,000
2
<0,05
Nhà xe
200,000 ± 0,000
1
<0,05
Nhà ở sinh viên
13,966 ± 4,762
30
<0,05
Giảng đường
67,000 ± 91,015
7
<0,05
Bể đầu nguồn
7,000 ± 2,828
4
Tổng số
70
*Nhận xét:
Trừ các mẫu tại nhà A1 (khu làm việc của các phòng ban) có giá trị trung bình của coliform/100ml không có sự khác nhau với bể đầu nguồn và đạt tiêu chuẩn quy định (coliform/100ml <10), còn lại: các mẫu ở các khu vực khác đều không đạt yêu cầu.
Giá trị trung bình coliform/100ml ở khu vực giảng đường, nhà xe và bộ môn đều cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với khu vực nhà ở sinh viên và nhà ăn.
Biểu đồ 3.1: Sự khác nhau về coliform theo khu vực lấy mẫu
Bảng 3.7: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn fecal coliform
theo khu vực lấy mẫu
Khu vực
Fecal coliform/100ml
Tổng số mẫu
Đạt tiêu chuẩn ( fecal coliform=0 )
Không đạt tiêu chuẩn
Bộ môn
0
22
22
Phòng ban (A1)
0
4
4
Nhà ăn
0
2
2
Nhà xe
0
1
1
Nhà ở sinh viên
0
30
30
Giảng đường
0
7
7
Bể đầu nguồn
4
0
4
Tổng số
4
66
70
*Nhận xét:
Trừ bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn quy định, còn lại tất cả các mẫu lấy ở các khu vực đều không đạt tiêu chuẩn.
Phân tích các mẫu không đạt tiêu chuẩn quy định về fecal coliform chúng tôi thấy mức độ ô nhiễm như sau:
Bảng 8: Giá trị trung bình của fecal coliform/100ml theo khu vực lấy mẫu
Khu vực
Tổng số mẫu
Bộ môn
7,318 ± 4,497
22
Phòng ban (A1)
5,000 ± 0,000
4
Nhà ăn
8,867 ± 6,506
2
Nhà xe
21,000 ± 0,000
1
Nhà ở sinh viên
8,207± 2,651
30
Giảng đường
12,429 ± 7,368
7
Bể đầu nguồn
0,000 ± 0,000
4
Tổng số
70
*Nhận xét:
Trừ bể đầu nguồn còn lại tất cả các mẫu lấy ở các khu vực đều có giá trị trung bình của fecal coliform/100ml không đạt tiêu chuẩn quy định (fecal coliform =0)
Giá trị trung bình của fecal coliform ở khu vực giảng đường, nhà xe là cao nhất , khu vực phòng ban là thấp nhất, còn lại khu vực bộ môn, nhà ăn và nhà ở sinh viên tương đương nhau.
Fecal coliform/100ml
Khu vực
Phân tích mức độ ô nhiễm từ các bể chung của các khu vực (mẫu lấy tại vòi) với các mẫu lấy ở các dụng cụ chứa tại các tầng nhà, chúng tôi thấy mức độ ô nhiễm về coliform và fecal coliform như sau:
Bảng 9: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn coliform giữa mẫu lấy tại vòi và dụng cụ chứa mẫu theo khu vực lấy mẫu
Khu vực
Mẫu lấy từ vòi
Tổng số mẫu
Mẫu lấy từ dụng cụ chứa
Tổng số mẫu
Đạt tiêu chuẩn
(<10)
Không đạt
Đạt tiêu chuẩn
(<10)
Không đạt
Bộ môn
10
7
17
1
4
5
Phòng ban
2
0
2
2
0
2
Nhà ăn
1
0
1
0
1
1
Nhà xe
0
1
1
0
0
0
Nhà ở sinh viên
12
8
20
0
10
10
Giảng đường
3
0
3
0
4
4
Tổng số
28 (63,63%)
16 (36,37%)
44
3 (13,63%)
19 (86,37%)
22
Bể đầu nguồn
4
4
*Nhận xét:
Hầu hết các mẫu lấy ở các thùng chứa không đạt tiêu chuẩn quy định về coliform (86,37%) đặc biệt các mẫu lấy tại các nhà ở của sinh viên và các bộ môn.
36,37% số mẫu lấy tại các vòi cũng không đạt tiêu chuẩn quy định, phần lớn các vòi này đều lấy ở các bể nhỏ tại các bộ môn và nhà ở sinh viên.
Mẫu
%
Bảng 10: Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn fecal coliform giữa mẫu lấy từ vòi và dụng cụ chứa theo khu vực lấy mẫu
Khu vực
Mẫu lấy từ vòi
Tổng số mẫu
Mẫu lấy từ dụng cụ chứa
Tổng số mẫu
Đạt tiêu chuẩn
(=0)
Không đạt
Đạt tiêu chuẩn
(=0)
Không đạt
Bộ môn
0
17
17
0
5
5
Phòng ban (A1)
0
2
2
0
2
2
Nhà ăn
0
1
1
0
1
1
Nhà xe
0
1
1
0
0
0
Nhà ở sinh viên
0
20
20
0
10
10
Giảng đường
0
3
3
0
4
4
Tổng số
0
44
44
0
22
22
Bể đầu nguồn
4
4
*Nhận xét:
Trừ các mẫu lấy ở bể đầu nguồn, còn lại 100% các mẫu lấy ở các vòi cũng như ở các dụng cụ chứa đều không đạt tiêu chuẩn quy định về fecal coliform.
Ngoài xác định mức độ ô nhiễm coliform và fecal coliform là 2 chỉ tiêu bắt buộc để đánh giá vệ sinh nguồn nước, chúng tôi còn tiến hành xác định Clostridium perfringenes. Kết quả cho thấy: tất cả 70 mẫu được xét nghiệm tìm Clostridium perfringenes đều âm tính.
Toàn bộ 70 mẫu nước được xét nghiệm tìm các vi khuẩn có khả năng gây bệnh thường gặp trong nước như: trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), tụ cầu vàng (S.aureus), Shigella, Salmonella, …đều âm tính.
3.2 Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế về vệ sinh nước sinh hoạt năm 2002.
Quy định của Bộ Y tế về vệ sinh nước sinh hoạt năm 2002 là:
Coliform/100ml = 0
Fecal coliform/100ml = 0
Như vậy, toàn bộ các mẫu nước được xét nghiệm kể cả nước đã xử lý (bể đầu nguồn) cũng không đạt tiêu chuẩn quy định vệ sinh về vi sinh vật.
Chương 4
Bàn luận
4.1. Chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội
4.1.1. Kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại trường Đại học Y Hà Nội
Qua kết quả nghiên cứu các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh trong nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội cho thấy: nước đầu nguồn cung cấp cho toàn bộ khu vực trường là đạt tiêu chuẩn vệ sinh (Theo tiêu chuẩn Bộ Y tế năm 1992). Tuy nhiên khi kiểm tra các mẫu nước tại các vị trí khác nhau trong trường có tới 50% số mẫu được kiểm tra không đạt tiêu chuẩn qui định của nước sinh hoạt về coliform, 94,3% số mẫu được kiểm tra không đạt tiêu chuẩn về fecal coliform (bảng 1 và 3).
Kết quả bảng 2 và 4 cho thấy: chỉ số coliform và fecal coliform ở tất cả các vị trí lấy mẫu đều cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các mẫu lấy ở bể đầu nguồn, trừ labo trung tâm và nhà A1.
Giá trị trung bình của fecal coliform ở các vị trí lấy mẫu dao động từ 3,5-21 fecal coliform/100ml, giá trị trung bình của coliform dao động từ 9-19 coliform/100ml, trừ bộ môn Dựơc lý chỉ số coliform/100ml là 104,5 ± 135,057, nhà xe là 200,000 ± 0,000, giảng đường Hồ Đắc Di là 200,000 ± 0,000.
- ở bộ môn Dựơc lý, chỉ số coliform rất cao so với tiêu chuẩn quy định là do: có một mẫu nước được lấy ở bể chứa không có nắp đậy ngay cạnh khu chăn nuôi động vật thí nghiệm.
- Tại nhà xe, mặc dù bể chứa nước có nắp đậy kín nhưng chỉ số coliform cũng rất cao so với tiêu chuẩn quy định, có thể đây là một bể lớn và đã nhiều năm không được thau rửa.
- Tại khu vực giảng đường, các mẫu nước được lấy tại các bể không có nắp đậy, trong khu vệ sinh.Vì vậy nguồn nước tại đây đã bị nhiễm bẩn.
Một điều rất đáng quan tâm là tất cả nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt tại tất cả các khu vực: phòng ban, bộ môn, giảng đường, nhà ăn, ký túc xá của sinh viên...đều không đạt tiêu chuẩn về fecal coliform (mặc dù bể đầu nguồn đạt tiêu chuẩn). Như vậy có thể khẳng định rằng nguồn nước bị ô nhiễm ở ngay tại các khu vực sử dụng: có thể do bể chứa nước tại các khu vực lâu ngày không thau rửa, bể không có nắp đậy và cũng không loại trừ sự ô nhiễm có một phần liên quan đến chất thải ở từng khu vực trong trường Đại học Y hà Nội.
Qua kết quả trong bảng 9 và 10, chúng ta thấy phần lớn các mẫu nước lấy tại các dụng cụ chứa (86,37%) là không đạt tiêu chuẩn quy định. Như vậy, có thể nói rằng bể chứa không có nắp đậy và không được thau rửa thường xuyên là một trong số các nguyên nhân gây ô nhiễm nước sinh hoạt tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội.
Điều này cũng đã được khẳng định trong đề tài: "Đánh giá tình trạng quản lý chất thải bệnh viện, ảnh hưởng của chất thải bệnh viện lên môi trường và sức khoẻ cộng đồng": Nguồn nư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT (0).DOC