Đề tài Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh

Theo Cục thống kê Trà Vinh: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước tính là 27.854 tỷ đồng, tăng 12,09% so năm 2016. Về cơ cấu kinh tế năm 2017, khu vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 34,99%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 31,16%; khu vực dịch vụ chiếm 31,62%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,23%. Tốc độ tăng trưởng khá cao, chủ yếu do ngành phân phối điện và khí đốt tăng mạnh vì năm nay có thêm 1 nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tương đối thuận lợi về thời tiết, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư, nông dân chủ động áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, các hoạt động thương mại dịch vụ mặc dù tốc độ tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng nhưng nhìn chung cũng có bước phát triển, trong năm tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch thu hút được nhiều người tham gia.

docx44 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư. Độ kiềm của nước Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm với sức khỏe của con người. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn 100 mg/l [11]. Hàm lượng sắt Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Theo QCVN 02:2009/BYT, nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l. Hàm lượng Fluor Theo [10]: Nước mặt thường có hàm lượng fluor thấp khoảng 0,2 mg/l. Đối với nước ngầm, khi chảy qua các tầng đá vôi, dolomites, đất sét, hàm lượng fluor trong nước có thể cao đến 8-9 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng fluor đạt 2 mg/l đã làm đen răng. Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng flour cao hơn 4 mg/l có thể làm mục xương. Theo QCVN 02:2009/BYT, quy định hàm lượng flour trong khoảng 0,7-1,5 mg/l. Các chất khí hòa tan Các chất khí O2, CO2, H2S trong nước thiên nhiên dao động rất lớn. Khí CO2 hòa tan đóng vai trò quyết định trong sự ổn định của nước thiên nhiên. Trong kỹ thuật xử lý nước, sự ổn định của nước có vai trò rất quan trọng. Việc đánh giá độ ổn định trong sự ổn định nước được thực hiện bằng cách xác định hàm lượng CO2 cân bằng và CO2 tự do. Lượng CO2 cân bằng là lượng CO2 đúng bằng hàm lượng ion HCO3- cùng tồn tại trong nước [12]. I.3.2.3. Các chỉ tiêu vi sinh Người ta phân biệt trị số E. coli và chỉ số E.Coli. Trị số E. coli là đơn vị thể tích nước có chứa 1 vi khuẩn E. coli. Chỉ số E.Coli là số lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến qui định trị số E. coli không nhỏ hơn 100 ml, nghĩa là cho phép chỉ có 1 vi khuẩn E.Coli trong 100ml nước (chỉ số E. coli tương ứng là 10). Theo QCVN 02:2009/BYT quy định thì chỉ số E. coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20. I.3.3. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn nguồn nước mặt Theo [13] thì ô nhiễm môi trường nước mặt là một hiện tượng đáng báo động đang xảy ra tại rất nhiều khu vực hiện nay. Để có những biện pháp xử lí cũng như phòng ngừa phù hợp thì việc biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm là việc tối quan trọng. Dưới đây là 3 tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt: - Nước thải sinh hoạt: Do quá trình đô thị hóa nên lượng nước thải đổ vào các sông hiện nay ngày càng tăng. Lượng nước thải sinh hoạt hầu hết chưa được xử lí, đổ trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Trong khi đó các nhà máy xử lí nước thải chưa được quan tâm xây dựng đúng mức hoặc nếu có xây dựng thì hoạt động với hiệu quả không cao. Nước thải công nghiệp: Với xu hướng công nghiệp hóa hiện nay thì số lượng các nhà máy, xí nghiệp cũng như khu công nghiệp hình thành ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy là các nhà máy, khu công nghiệp lại thường xả nước thải chưa qua xử lí xuống sông, hồ xung quanh. Nước thải nông nghiệp: Quá trình sử dụng phân bón, chất bảo vệ thực vật không đúng quy trình là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Cụ thể là phân bón và chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất do sử dụng quá nhiều sẽ bị rửa trôi theo các dòng chảy mặt và đổ vào các con sông. I.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu I.4.1. Điều kiện tự nhiên I.4.1.1. Vị trí địa lýTỈNH BẾN TRE Hình 1: Bản đồ huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh ( Nguồn: UBND huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) Huyện Càng Long có vị trí hành chính được mô tả khái quát như sau: - Phía Đông: Giáp huyện Châu Thành và thành phố Trà Vinh. - Phía Tây: Giáp tỉnh Vĩnh Long. - Phía Nam: Giáp huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Kè. - Phía Bắc: Giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre. Diện tích tự nhiên của huyện là 29.389,92 ha với 14 đơn vị hành chính gồm: Thị Trấn Càng Long, các xã: An Trường, An Trường A, Bình Phú, Đại Phúc, Đại Phước, Đức Mỹ, Huyền Hội, Mỹ Cẩm, Nhị Long, Nhị Long Phú, Phương Thạnh, Tân An và Tân Bình. Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện (thị trấn Càng Long) cách thành phố Trà Vinh 21km về phía Đông và cách thành phố Vĩnh Long 43 km về phía Bắc [14]. Với vị trí là cửa ngõ của tỉnh Trà Vinh và có hai trục giao thông quan trọng của tỉnh: Quốc lộ 53 và Quốc lộ 60 đi qua, huyện Càng Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong thời gian tới. I.4.1.2. Địa hình Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, ngoài những giồng cát mang tính đặc thù chung của vùng đồng bằng ven biển có địa hình cao trên 1,2m phần lớn diện tích đất trong huyện có cao trình bình quân phổ biến là 0,4 -1,0m rải rác một số khu vực tại các xã An Trường, Mỹ Cẩm, Tân An có địa hình thấp trũng (cao trình <0,4m) [14]. Nhìn chung địa hình của huyện thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và các cây lâu năm. Tuy nhiên, ở khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều nên vào mùa lũ và lúc triều cường đất thường bị ngập khá sâu [14]. I.4.1.3. Thủy văn Huyện Càng Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông thông qua sông Cổ Chiên, trong ngày nước lên xuống 2 lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường và 2 lần triều kém, biên độ triều trong ngày rất lớn, nhất là các khu vực gần cửa sông. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt gồm các sông: sông Cổ Chiên, sông Cái Hóp - An Trường, sông Láng Thé - Ba Si thông qua Dừa Đỏ, hệ thống sông Trà Ngoa [14]. I.4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội I.4.2.1. Kinh tế Theo Cục thống kê Trà Vinh: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước tính là 27.854 tỷ đồng, tăng 12,09% so năm 2016. Về cơ cấu kinh tế năm 2017, khu vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 34,99%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 31,16%; khu vực dịch vụ chiếm 31,62%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,23%. Tốc độ tăng trưởng khá cao, chủ yếu do ngành phân phối điện và khí đốt tăng mạnh vì năm nay có thêm 1 nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tương đối thuận lợi về thời tiết, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư, nông dân chủ động áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, các hoạt động thương mại dịch vụ mặc dù tốc độ tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng nhưng nhìn chung cũng có bước phát triển, trong năm tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch thu hút được nhiều người tham gia. I.4.2.2. Văn hoá - Xã hội Giáo dục và đào tạo Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Càng Long tiếp tục phát triển, cơ sở trường lớp được tăng cường đầu tư, năm 2017 huyện đầu tư xây dựng 25 điểm trường và 01 dự án đầu tư thiết bị với tổng số vốn đầu tư là 63,6 tỷ đồng, đến nay tiến độ triển khai đạt 65-70% khối lượng [14]. Y tế Đến nay toàn huyện Càng Long có 281 cán bộ nhân viên y tế, có 43 bác sĩ, trong đó tuyến huyện là 15 bác sĩ, tuyến xã là 28 bác sĩ, 100% trạm y tế xã thị trấn) đều có bác sĩ túc trực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.  Toàn huyện có 8/14 trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực được xây dựng cơ bản và cung cấp trang thiết bị cần thiết; có 10 trạm y tế xã đạt chuẩn y tế quốc gia, 135 ấp (khóm) có cộng tác viên y tế, trong đó trên 80% có chuyên môn đã qua đào tạo [15]. Lao động việc làm: Theo trang thông tin điện tử huyện Càng Long năm 2017:  số lao động là 96.870 người, so tỷ lệ dân số chiếm 57,40%. Trong đó: trong độ tuổi lao động là 91.847 người. Lao động có việc làm 94.628 người, số lao động không có việc làm 2.242 người. I.5. Hệ thống văn bản pháp luật dùng để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt: Đứng trước hiện trạng chất lượng các nguồn nước ngày càng suy giảm do tác động của các yếu tố nhân tạo (chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp),công tác thanh tra, kiểm tra các nguồn thải ngày càng được tiến hành chặt chẽ hơn. Khả năng tự làm sạch của các nguồn nước tự nhiên đang giảm sút. Do đó năm 2008, một số TCVN về chất lượng nước mặt đã được thay thế bằng QCVN, với ý nghĩa quy chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành và bắt buộc áp dụng. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU II.1. Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. II.2. Phương pháp nghiên cứu II.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin, tài liệu về các nghiên cứu trước đây làm tham khảo tài liệu nghiên cứu để xây dựng tiền đề thực hiện đề tài nghiên cứu. II.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá Phương pháp phân tích và đánh giá giúp kết hợp tài liệu có sẵn, sau đó phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm gắn kết các nguồn thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện đề tài dễ dàng hơn. II.2.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua việc đánh giá của các chuyên gia về vấn đề khoa học cần nghiên cứu. Muốn đạt được hiệu quả cao đòi các nhà quản lý phải nắm vững lý thuyết và có kinh nghiệm thực tế. Đề tài nhận được ý kiến đóng góp mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn của thầy cô trong Khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, cán bộ môi trường ở phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Việc tham khảo và lấy ý kiến đóng góp cho đề tài từ những người làm công tác môi trường đã có kinh nghiệm, các nhà chuyên môn là rất cần thiết giúp có thêm kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện nghiên cứu. II.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Từ số liệu thu thập được và những thông tin liên quan tiến hành phân tích và so sánh (sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2013) để từ đó làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu. II.2.5. Phương pháp so sánh với QCVN Từ số liệu thu thập được và kết quả phân tích thực tế đem so sánh với các quy chuẩn Việt Nam như QCVN 08- MT:2015/BTNMT đối với mẫu nước mặt. Từ đó làm tư liệu đánh giá mức độ đạt chuẩn và đề xuất biện pháp mới cải tiến quá trình xử lý và quản lý chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN III.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Để đánh giá hiện trạng môi trường huyện Càng Long, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp cùng Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm các mẫu nước mặt nước dưới đất nước mưa và không khí xung quanh, tại các khu vực đại diện hoặc có nguy cơ ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất và giao thông trên địa bàn huyện. Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nước mặt (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) STT Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ điểm quan trắc Mục đích lấy mẫu 1 M1 Sông Láng Thé, xã Đại Phước 588232 - 1105513 Đánh giá chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp 2 M2 Cống Cái Hóp, xã Đức Mỹ 581997 - 1112784 3 M3 Sông Càng Long, khu vực Chợ Càng Long 577309 - 1105641 Đánh giá chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt 4 M4 Cầu Tân An, xã Tân An 571635 - 1095950 Đánh giá chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp 5 M5 Cầu Huyền Hội, xã Huyền Hội 579975 - 1097787 6 M6 Cầu Dừa Đỏ, xã Nhị Long 583900 - 1106589 7 M7 Khu vực bãi rác huyện Càng Long - Đánh giá chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng của hoạt động xử lý chất thải Bảng 3.2: Bảng phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. (Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) Năm thử nghiệm Điểm lấy mẫu Chỉ tiêu pH DO SS BOD5 COD NH4+-N NO3--N PO43--P Cl- Fe Coliforms - mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/ 100mL Năm 2016 M1 6,6 4 46 9,2 7 9 2,3 0,03 0,3 0,05 2,4.104 M2 6,7 4,1 50 17 7 8 2,4 0,05 0,4 0,03 9,3.103 M3 6,7 3,3 25 28 9 50 3,3 0,22 0,4 0,2 1,5.106 M4 6,8 3,5 59 37 10 49 5,4 0,92 0,1 0,4 9,3.104 Năm 2017 M1 6,8 5,6 69 11 21 0,033 0,3 <0,03 9,1 2,9 9,3.103 M2 6,9 5,1 56 5 8,4 <0,015 0,2 <0,03 5,2 2,3 4,3.103 M3 6,7 4,3 58 6 10 0,022 0,2 <0,03 11 3 1,5.105 M4 7 2,4 39 11 30 0,87 0,02 0,1 47 3 2,4.105 M5 6,9 2,5 40 8 18 0,9 0,05 0,07 71 2,6 9,3.103 M6 7,1 2,3 13 7 16 <0,015 0,1 0,05 57 1,5 9,3.103 M7 7 5,4 38 11 30 0,15 <0,012 <0,03 95 2,4 9,3.103 QCVN 08-MT:2015 /BTNMT (Cột B1) 5,5 - 9 ≥ 4 50 15 30 0,9 10 0,3 350 1,5 7.500 Chất lượng nước mặt tại 07 điểm lấy mẫu được đánh giá dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT (loại B1) - Nước mặt được dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. Từ kết quả thử nghiệm trình bày trong bảng 1, ta có thể đánh giá chất lượng nước mặt như sau: Các thông số hóa lý * Độ pH: Trị số pH tại các điểm lấy mẫu năm 2017 có giá trị khá ổn định, dao động từ 6,8 – 7,1 và đều nằm trong mức giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1(giới hạn quy định 5,5 - 9). Chỉ số pH ổn định qua các năm. * Hàm lượng Oxy hòa tan (DO): Hàm lượng DO tại các vị trí lấy mẫu năm 2017 dao động từ 2,3 – 5,6 mg/l, có 04/07 vị trí có hàm lượng DO đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1(quy định DO ≥ 4 mg/l). Có 3 khu vực là M4 (2,4 mg/l), M5 (2,5 mg/l), M6 (2,3 mg/l) có hàm lượng DO dưới giới hạn tối thiểu cho phép. * Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS): Hàm lượng SS tại các điểm lấy mẫu năm 2017 dao động từ 13 - 69 mg/L, có 03/07 vị trí lấy mẫu có hàm lượng SS vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1 (quy định 50 mg/l) như: Tại khu vực (M1) vượt 1,5 lần, khu vực (M2) vượt 1,12 lần và khu vực (M3) vượt 2,32 lần. Các khu vực còn lại, hàm lượng SS có giá trị thấp và nằm trong giới hạn cho phép. * Hàm lượng Chlor (Cl-): Hàm lượng chlor năm 2017 trong nước mặt dao động trong khoảng từ 5,2 - 95 mg/L, tất cả cả các vị trí lấy mẫu đều có hàm lượng chlor nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (giới hạn quy định 350 mg/l), điểm có hàm lượng chlor cao nhất tại khu vực bãi rác huyện Càng Long (M7). Hàm lượng chlor có dấu hiệu giảm, mức giảm từ 1,53 – 4,54 lần so với năm 2016. Hàm lượng các chất dinh dưỡng: amonia (NH4+-N), nitrat (NO3-N) và photphat (PO43--P) * Hàm lượng Amonia (NH4+-N): dao động từ < 0,015 - 0,9 mg/l, tất cả các điểm lấy mẫu đều có hàm lượng (NH4+-N) nằm trong mức giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1(quy định 0,9 mg/l). So với năm 2016, hàm lượng amonia (NH4+-N) có trong nước mặt tại các điểm lấy mẫu giảm từ 1,05 – 3,33 lần. * Hàm lượng Nitrate (NO3--N): Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, giới hạn cho phép của (NO3—N) đối với loại B1 là 10 mg/l. Qua kết quả thử nghiệm cho thấy, nước mặt tại các điểm lấy mẫu năm 2017 có hàm lượng (NO3—N) dao động từ < 0,012 - 0,3 mg/l, tất cả đều có giá trị thấp và nằm trong giới hạn cho phép. Điểm có hàm lượng (NO3—N) cao nhất là nước mặt tại sông Láng Thé, xã Đại Phước (M1) và thấp nhất là tại khu vực bãi rác huyện Càng Long (M7). Hàm lượng NO3--N giảm, từ 2 - 5 lần so với năm 2016. * Hàm lượng Phosphat (PO43--P): Dao động trong khoảng từ < 0,03 – 0,1, tất cả đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1(giới hạn quy định 0,3 mg/L). Hàm lượng PO43--P có giá trị ít biến động so với năm 2016. Hàm lượng các chỉ tiêu về hữu cơ (COD, BOD5) *Hàm lượng COD đo được có giá trị dao động từ 8,4 - 30 mg/l, tất cả các điểm lấy mẫu đều có giá trị thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. *Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 5 - 11 mg/l và tất cả đều nằm trong giới hạn cho theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (quy định 15 mg/l). So với năm 2016, mức độ ô nhiễm hữu cơ nhìn chung biến động không đáng kể. Hàm lượng kim loại (Fe) Chỉ tiêu tổng Fe: Giới hạn hàm lượng cho phép chỉ tiêu tổng Fe đối với hạng B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT là 1,5 mg/l. Kết quả thử nghiệm hàm lượng tổng Fe tại các điểm lấy mẫu dao động từ 1,5 – 3 mg/l, đa số các vị trí lấy mẫu đều có hàm lượng Fe vượt cao hơn quy chuẩn cho phép, riêng khu vực (M6) có hàm lượng sắt nằm trong giới hạn cho phép. Tổng Fe giảm từ 1,04 – 1,8 lần so với năm 2016. Mật độ vi sinh vật (Coliforms) Mật độ vi sinh vật tại các điểm lấy mẫu là rất cao, dao động từ 9.300 – 150.000 MPN/100 ml, tất cả các vị trí lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột B1 (quy định 7.500 MPN/100ml) từ 1,24 - 20 lần. Cao nhất tại điểm lấy mẫu nước mặt tại sông Càng Long, khu vực chợ Càng Long (M3). Một trong những nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm này, do nguồn nước mặt là nơi tiếp nhận nhiều loại nước thải như nước thải sinh hoạt, nước thải nuôi trồng thủy sản, nước thải của các cơ sở sản xuất, có chứa nhiều vi sinh vật (do không được khử trùng trước khi thải vào) và với lưu lượng thải thường xuyên, làm cho mật độ vi sinh vật tồn tại trong nước khá cao. So với năm 2016, mật độ Coliforms giảm mạnh tại sông Càng Long, khu vực Chợ Càng Long (M3) cụ thể giảm 10 lần so với năm 2016. Riêng tại khu vực cầu Tân An, xã Tân An (M4) mật độ Coliforms tăng mạnh so với năm 2016 là 2,58 lần. III.2. Đánh giá hiện trạng các nguồn ô nhiễm nước mặt trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh III.2.1. Nước thải sinh hoạt Để có cơ sở đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, chợ Càng Long được chọn làm điểm quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt, vị trí lấy mẫu tại cống thoát nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của chợ Càng Long, là nước thải tập trung nước thải sinh hoạt và dịch vụ của người dân sinh sống trong khu vực chợ, kết quả như sau: Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm nước thải sinh hoạt (Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường Trà Vinh tổng hợp) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 14:2008 /BTNMT (cột B, K=1) T2 1 pH - 7,2 5 - 9 2 SS mg/L 250 100 3 BOD5 mg/L 77 50 4 NO3--N mg/L 0,1 50 5 NH4+-N mg/L 41 10 6 PO43--P mg/L 5,3 10 7 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 1,4 20 8 Coliforms MPN/100mL 4,3.108 5.000 * Ghi chú: - T2: Tại cống thoát nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của chợ Càng Long. - Đặc điểm lấy mẫu: trời nắng, nước thải có mùi tanh, màu xám đen. - Thời gian lấy mẫu: lúc 9 giờ 54 phút ngày 19/9/2017. - Phương pháp lấy mẫu: TCVN 5999:1995 - Phương pháp bảo quản mẫu nước theo: TCVN 6663-3:2008. - Thông số quan trắc theo QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt * Nhận xét: Qua kết quả thử nghiệm cho thấy nước thải chợ Càng Long bị ô nhiễm chủ yếu là hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh vật, có 4/8 chỉ tiêu thử nghiệm vượt giới hạn cho phép cụ thể: SS vượt 2,5 lần, BOD5 vượt 1,54 lần, NH4+-N vượt 4,1 lần, đặc biệt là chỉ tiêu Coliforms vượt rất cao 86.000 lần. Đây là nguồn thải thường xuyên, tuy nhiên nước thải này chưa có biện pháp xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nguồn tiếp nhận là sông Càng Long. III.2.2. Nước thải chăn nuôi Qua số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện có 35% hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện có hầm ủ Biogas, khoảng 65% còn lại không được xử lý và thải trực tiếp vào môi trường (Nguồn: Phiếu cung thông tin Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), điều này sẽ ảnh hưởng gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Mặt khác, khi nước thải chăn nuôi thấm vào đất sẽ dẫn đến suy thoái và ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Nếu sử dụng nguồn nước mặt và nước dưới đất bị ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đường ruột, các bệnh về da,. Bên cạnh đó, khi nguồn nước này được sử dụng để cung cấp cho hoạt động chăn nuôi sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi. III.2.3. Nước thải nuôi trồng thủy sản Giá trị thủy sản năm 2017 là 326 tỷ đồng, đạt 101,87% Nghị quyết, tăng 3,03% so cùng kỳ năm trước. Diện tích thả nuôi là 1.077,25 ha, đạt 100,21 % so kế hoạch, tăng 0,46% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch: 9.174 tấn đạt 102,63 % kế hoạch, tăng 4,42 % so cùng kỳ [16]. Nhận xét: Tình hình phát triển thủy sản trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển qua từng năm. Từ đó gây áp lực lên nguồn nước mặt từ nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, chưa có các tài liệu cụ thể về nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản bởi vì quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tập trung quy hoạch và chưa có đơn vị cụ thể để tra đánh giá. III.2.4. Nước thải y tế Bên cạnh đó còn có lượng nước thải phát sinh từ các trạm y tế, phòng khám khác trên địa bàn huyện. Tuy nhiên lượng nước thải phát sinh tương đối ít và chưa được thu gom xử lý triệt để. Đặc trưng của nước thải này chứa các thành phần bao gồm các thành phần hữu cơ, vô cơ, dinh dưỡng và vi sinh. Kết quả giám sát môi trường tháng 10 năm 2017 của Trung tâm Y tế huyện Càng Long cụ thể như sau: Bảng 3.4. Thành phần tính chất nước thải y tế (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường Trung tâm y tế huyện Càng Long tháng 10/2017) STT Các thông số quan trắc Đơn vị Kết quả T1 Kết quả T2 QCVN 28:2010/BTNMT (Cmax) 1 pH - 7,1 6,4 6,5 - 8,5 2 SS mg/L 57 < 3,5 120 3 COD mg/L 59 18 120 4 Tổng P mg/L 3,8 2,1 - 5 Tổng N mg/L 62 34 - 6 Coliforms MPN/100mL 9,3. 106 < 3 5.000 * Ghi chú: T1 - Nước thải trước khi xử lý T2 - Tại vị trí xả nước thải sau xử lý (sông Càng Long). - Giá trị tối đa cho phép áp dụng theo công thức Cmax = C x K quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT, trong đó: - C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm (cột B: Nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt hoặc thải vào cống thoát nước chung của khu dân cư). K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế có quy mô < 300 giường (K=1,2). Đối với các thông số: pH, tổng coliforms trong nước thải y tế, sử dụng hệ số K = 1. * Nhận xét: Kết quả thử nghiệm chất lượng nước thải trước xử lý của Trung tâm có 05/06 chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT (Cmax), riêng chỉ tiêu Coliforms vượt nhiều lần so với giới hạn cho phép. Kết quả thử nghiệm chất lượng nước thải sau xử lý của Trung tâm cho thấy nước thải đã được xử lý tốt trước khi xả thải ra nguồn nước tiếp nhận, đa số các chỉ tiêu có giá trị thấp và nằm trong giới hạn cho phép quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT (Cmax). Riêng chỉ tiêu pH không đạt giới hạn cho phép, cần điều chỉnh pH cho phù hợp. III.2.5. Nước thải sản xuất Trong thành phần cơ cấu kinh tế của huyện, nông nghiệp là thành phần chủ yếu, các ngành công nghiệp chưa phát triển mạnh, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu hoạt động ở một số ngành nghề như: xay xát lương thực, lau bóng gạo, sửa chữa cơ khí, sản xuất gạch, tơ xơ dừa, thảm xơ dừa, đan đát, nước đá, mộc gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, giết mổ gia súc, trong các loại hình hoạt động trên, nước thải giết mổ gia súc được xem là loại hình phát sinh nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn, do đó nước thải của Cơ sở giết mổ gia súc Thành Công trước khi thải vào nguồn tiếp nhận được chọn lấy mẫu, kết quả thử nghiệm cụ thể như sau: Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm nước thải sản xuất (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường Trung tâm y tế huyện Càng Long tháng 10/2017) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011 (cột B, Kq=0,9, Kf=1,2) T3 1 pH - 7,9 5,5 - 9 2 SS mg/L 51 108 3 BOD5 mg/L 23 54 4 COD mg/L 48 162 5 NH4+-N mg/L 43 10,8 6 Tổng N mg/L 43 43,2 7 Tổng P mg/L 7,9 6,48 8 Cl2 mg/L 1,8 2,16 9 Coliforms MPN/100mL 2,4.104 5.000 * Ghi chú: - T3: Tại cống thoát nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của Cơ sở giết mổ gia súc Thành Công. - Đặc điểm lấy mẫu: Mẫu được lấy lúc trời mát, nước ròng. - Thời gian lấy mẫu: Lúc 9 giờ 04 phút ngày 19/9/2017. - Phương pháp lấy mẫu: TCVN 5999:1995/BTNMT - Phương pháp bảo quản mẫu nước theo: TCVN 6663-3:2008/BTNMT. - Thông số quan trắc theo QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. - Giá trị tối đa cho phép của nước thải công nghiệp (T3) áp dụng theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Kq=0,9, Kf=1,2). * Nhận xét: Nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của Cơ sở giết mổ gia súc Thành Công, có 6/9 chỉ tiêu có giá trị thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B). Riêng chỉ tiêu Amoni vượt cao hơn quy chuẩn cho phép 3,98 lần, chỉ tiêu Coliforms vượt cao hơn quy chuẩn cho phép 4,8 lần. Qua đó cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường tại cơ sở đã được quan tâm, nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên cần quan tâm và xử lý tốt nước thải tốt hơn để đảm bảo tất cả các chỉ tiêu thử nghiệm đạt QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. III.2.6. Nước rỉ rác Nước thải ở các bãi rác phát sinh ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh sinh ra các quá trình phân hủy sinh học hiếu khí. Khi nước mưa rơi xuống và rò rỉ thấm xuyên q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_danh_gia_chat_luong_nuoc_mat_tren_dia_ban_huyen_cang.docx
Tài liệu liên quan