LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 2
1.1: Quá trình hình thành và phát triển. 2
1.2: Cơ cấu tổ chức. 3
1.3: Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau : 4
PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG NGHIỆP VỤ ĐÃ THỰC TẬP TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 6
2.1: Tìm hiểu và phân tích thực trạng huy động vốn của Chi nhánh. 6
2.2: Sử dụng vốn 9
2.2.1: Dư nợ theo thời hạn vay. 9
2.2.2: Dư nợ theo thành phần kinh tế. 9
2.2.3: Phát hành công cụ nợ. 10
2.3: Hoạt động khác 11
2.3.1: Công tác thu chi tiền mặt và an toàn kho quỹ. 11
2.3.2: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 11
2.3.3: Hoạt động thanh toán. 12
2.3.4: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 12
2.4: Cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. 12
2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh 13
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 14
3.1: Những kết quả đạt được. 14
3.2: Những hạn chế vướng mắc còn tồn tại. 15
3.3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 16
KẾT LUẬN 17
19 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT Việt Nam.
Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội thành lập ngày 05/06/2003 theo quyết định 126/QĐ/HĐQT NHNo&PTNT VN ngày 05/06/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2003, NHNo&PTNT Tây Hà Nội là CN cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, được tổ chức và hoạt động như một chi nhánh NHNo&PTNT VN với nhiệm vụ tăng trưởng nguồn vốn, mở rộng đầu tư, dịch vụ ngân hàng và mở rộng mạng lưới đã được NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt; tiến hành huy động vốn và đầu tư vốn với mọi thành phần trong nền kinh tế vì mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước.
Chi nhánh Tây Hà Nội có trụ sở chính tại 115 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Có 4 chi nhánh cấp 2 và 5 phòng giao dịch.
1.2: Cơ cấu tổ chức.
Khi mới thành lập Chi nhánh Tây Hà Nội có 64 người. Nhưng đến 31/12/2008 có tất cả 172 cán bộ đang công tác và làm việc tại Chi nhánh.
Căn cứ theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT TCCB ngày 24/12/2004 của Hội đồng quản trị NH No&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Tây Hà Nội đợc cơ cấu như sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội
Ban giám đốc
Tổ
Nghiệp vụ
thẻ
Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng Hành chính tổ chức
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Thẩm định
Phòng Tín dụng
Phòng NV và kế hoạch tổng hợp
Phòng Kế toán
Ngân quỹ
1.3: Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau :
Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nớc, NHNo & PTNT Việt Nam; Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế toán thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên trình NHNo cấp trên phê duyệt.
Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn; Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các CN trên địa bàn.
Phòng Tín dụng: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín; Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền; Tiếp nhận và thực hiện các chơng trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nớc, nớc ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước; Thờng xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Phòng Thẩm định: Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh quy định; Thẩm định các khoản vay vượt quá mức phán quyết của giám đốc chi nhánh, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt.
Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo & PTNT Việt Nam; Thực hiện các nhiệm vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nớc ngoài; Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua – bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
Tổ Nghiệp vụ thẻ: Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mưu cho giám đốc CN phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.
Phòng Hành chính – tổ chức: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam; Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh: thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam; Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh cấp 2. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị.
Phần II: Những nội dung nghiệp vụ đã thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội
2.1: Tìm hiểu và phân tích thực trạng huy động vốn của Chi nhánh.
Để tạo được tính chủ động trong kinh doanh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng thì các Ngân hàng phải tạo cho mình nguồn vốn dồi dào dựa trên cơ sở của thị trường đầu ra cũng như tình hình thực tiễn của từng địa bàn để có biện pháp huy động vốn phù hợp. Nhận biết được vai trò của nguồn vốn huy động đối với sự phát triển của Ngân hàng, trong những năm qua công tác huy động vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội ngày càng được chú trọng theo hướng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. CN đã áp dụng chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đồng thời còn phối hợp chặt chẽ, hài hoà với nghiệp vụ sử dụng vốn cũng như các nghiệp vụ khác của Ngân hàng.
Trước hết ta cần biết về các hoạt động sử dụng vốn và dịch vụ của Chi nhánh trong thời gian qua.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại Chi nhánh trong 2006 - 2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiờu
Năm
2006
Năm
2007
So sỏnh
2007 - 2006
Năm
2008
So sỏnh
2008-2007
+ / -
%
+ / -
%
Tổng NV huy động
I.Theo loai KH
- Dõn cư
- TCKT
- TCTD
- GT cú giỏ
II.Theo thời gian
- KKH
- < 12 thỏng
- > 12 thỏng
III. Theo loại tiền
- VNĐ
- USD (qđổi vnđ)
2.463.529
2.463.529
713.956
499.400
972.847
277.326
2.463.529
165.284
1.333.284
964.961 2.463.529 1.788.820
674.709
2.672.541
2.672.541
1.016.296
372.525
963.720
320.000
2.672.541
267.066
1.168.625
1.236.849
2.672.541
1.995.386
677.155
209.012
209.012
302.340
126.875
6.127
42.674
209.012
101.782
164.659
271.888
209.012
206.566
29.446
8,48
8,48
42,34
25,4
0.93
15,38
8,48
61,58
12,34
28.18
8,48
11,54
4,36
2.751.359
2.751.359
1.425.077
1.123.431
202.851
0
2.751.359
207.139
936.822
1.607.398
2.751.359
2.244.235
507.124
78.818
78.818
408.781
750.906
760.869
320.000
78.818
59.927
231.803
370.549
78.818
248.849
170.031
2,95
2,95
40,22
201
78,95
100
2,95
22,42
19,82
29,96
2,95
12,47
25,11
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD năm 2006-2007-2008)
Qua bảng thống kê trên cho thấy: nguồn tiền gửi của dân cư vào Chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006, lượng tiền gửi dân cư vào Chi nhánh là 713.956 triệu đồng thì đến năm 2007 đã lên tới 1.016.296 triệu, tăng thêm 302.340 triệu đồng, tơng đơng tăng 42,34% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2008, khối lợng tiền gửi dân cư đạt 1.425.077 triệu đồng, tăng 40,22% so với năm 2006.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) lại có sự biến động tăng – giảm qua các năm. Năm 2006, số tiền gửi của DN là 499.400 triệu đồng, chiếm 20% trong tổng nguồn huy động, tuy nhiên sang năm 2007, khối lượng huy động của tiền gửi DN lại giảm xuống còn 372.525 triệu đồng, có tỷ trọng là 14%. Năm 2008 lợng tiền huy động đợc lại tăng lên 1.123.431 triệu, tơng ứng với 41% trong tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, khối lượng huy động vốn từ thành phần này không mang tính ổn định. Tuy nhiên nó cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại có xu hướng giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Đang từ 972.847 triệu đồng năm 2006, chiếm 39% tổng nguồn vốn huy động, đã giảm xuống 963.720 triệu đồng trong năm 2007 (36%) và đến năm 2008, chỉ còn 202.851 triệu đồng, tương ứng với 7% trong tổng nguồn huy động.
- Năm 2006 tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn là 2.298.245 triệu đồng, chiếm 93% tổng nguồn tiền gửi huy động.
- Năm 2007 tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn là 2.405.474 triệu đồng, chiếm 90%.
- Năm 2008 tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn là 2.544.220 triệu đồng, chiếm 92% tổng nguồn tiền gửi huy động.
Như vậy có thể nói rằng khi thu nhập của ngời dân tăng lên thì số tiền nhàn rỗi sẽ nhiều hơn, do đó nhu cầu gửi tiết kiệm cũng không ngừng tăng lên. Cùng với đó là việc đa dạng hoá các loại hình tiền gửi tiết kiệm nên NH đã thu hút được khách hàng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Chính vì thế mà ta thấy, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng về số tuyệt đối và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng trong 2 năm trở lại đây. Năm 2006, số tiền là 1.236.849 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46% và đến năm 2008 đã tăng lên 1.607.398 triệu đồng chiếm 58% tổng tiền gửi của Ngân hàng.
Như vậy, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn và tương đối ổn định là điều rất có lợi cho Ngân hàng. Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn để thực hiện các dự án đầu tư, cho vay dài hạn. Hơn nữa, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn còn thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dới 12 tháng có xu hớng giảm sẽ làm khó khăn cho Ngân hàng trong việc cho đầu tư ngắn hạn và bổ sung cho nguồn vốn lưu động, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, lại có sự không ổn định qua các năm. Năm 2006 có 165.284 triệu đồng, chiếm 7% tổng tiền gửi tiết kiệm; đến năm 2007 tăng lên 267.006 triệu đồng, chiếm 10% tổng tiền gửi. Tuy nhiên, năm 2008 lại có xu hướng giảm, còn 207.139 triệu đồng và 8% tổng tiền gửi. Về bản chất thì nguồn vốn này là không ổn định, chủ yếu gửi nhằm mục đích thanh toán và có thể rút ra bất cứ lúc nào.
Nhìn chung, nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Khối lượng vốn huy động bằng nội tệ đều tăng qua các năm. Năm 2006, tổng số tiền huy động là 1.788.820 triệu đồng, năm 2006 là 1.995.386 triệu đồng, đến hết năm 2008 thì số huy động đã là 2.244.235 triệu đồng. Điều đó đã nói lên sự nỗ lực không ngừng trong việc mở rộng nguồn vốn huy động của tập thể cán bộ làm công tác huy động vốn. Không những tăng về số lợng, mà nó còn tăng cả về tỷ trọng huy động vốn. Năm 2006, nguồn nội tệ chiếm 73% thì sang năm 2007 là 75% và đến năm 2008 đã là 82% so với tổng nguồn huy động. Đây là một con số rất lớn. Chứng tỏ nguồn huy động vốn của Ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào nội tệ.
Tuy nhiên, huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng không thực sự tốt, bằng chứng là khối lợng huy động vốn bằng ngoại tệ giảm cả về số lợng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2006, Ngân hàng huy động đợc 674.709 triệu đồng, chiếm 30% trong tổng nguồn. Sang năm 2007, nguồn huy động bằng ngoại tệ đã có xu hướng giảm còn 677.155 triệu đồng, ứng với 25% và chỉ còn 507.124 triệu đồng vào năm 2008, tương ứng với 18% tổng huy động. Có tình trạng này là do Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ít phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vì thế nguồn huy động bằng ngoại tệ càng ngày càng có xu hướng giảm xuống.
2.2: Sử dụng vốn
2.2.1: Dư nợ theo thời hạn vay.
Theo báo cáo hàng năm thì dư nợ của Chi nhánh chủ yếu nghiêng về cho vay ngắn hạn tuy nhiên tỷ lệ đo chênh lệnh ko nhiều, cụ thể: năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 53% trong tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn chiếm 47% trong tổng dư nợ. Đến năm 2007 tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn là 45% và trung - dài hạn là 55%. Năm 2008 tỷ lệ tương ứng là 54% và 46%.
Như vậy, CN đã cố gắng, nỗ lực nâng cao tỷ trọng cho vay trung - dài hạn. Đây chính là nguồn thu quan trọng tạo ra phần lớn lợi nhuận cho CN, nó cũng giúp CN trang trải để tiết kiệm được chi phí huy động vốn. Dư nợ trung – dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn mặc dù thấp hơn dư nợ ngắn hạn. Đó là do CN đã thu hút được khá nhiều dự án trung và dài hạn với lượng vốn khá lớn, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho CN.
Bảng 2.2: Kết cấu dư nợ theo thời hạn vay.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
So sánh
2007 -2006
So sánh
2008 - 2007
Số dư
Cơ
cấu
Số dư
Cơ cấu
Số dư
Cơ cấu
+/-
%
+/-
%
Tổng dư nợ
966.384
100%
1.270.077
100%
1.496.963
100%
+303.693
+31
+226.886
+17
Dư nợ ngắn hạn
515.670
53%
572.847
45%
814.355
54%
+57.177
+11
+241.508
+42
Dư nợ trung hạn
232.490
24%
444.155
35%
296.573
20%
+211.655
+91
-147.582
-33
Dư nợ dài hạn
218.224
23%
253.075
20%
386.035
26%
+34.851
+16
+132.960
+52
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008.
2.2.2: Dư nợ theo thành phần kinh tế.
Trong những năm qua Chi nhánh đã tiến hành cung ứng tín dụng cho các thành phần trong nền kinh tế, mở rộng thị phần đối với các khu vực ngoài quốc doanh, duy trì và tăng trưởng đối với cho vay DNNN, cho vay hộ kinh doanh, cho vay tư nhân cá thể, cho vay hợp tác xã. Cụ thể như sau:
- Cho vay DN ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng cả về tỷ trọng và số lượng: năm 2006 chỉ đầu tư 353.628 triệu đồng, chiếm 37% so với tổng dư nợ thì đến năm 2008, đã đầu tư 688.040 triệu đồng, chiếm 46% so với tổng dư nợ. Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng đầu tư của Chi nhánh.
- Đầu tư vào các DNNN cũng có một tỷ trọng khá lớn. Năm 2006, đầu tư vào DNNN là chủ yếu với 495.304 triệu đồng, chiếm 51% trong tổng dư nợ; đến năm 2007 đầu tư 473.207 triệu tuy nhiên tỷ trọng chỉ còn 37% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng này ngày càng được cân bằng với cho vay ngoài quốc doanh, năm 2008 đã đầu t 666.224 triệu đồng, chiếm 45% tổng dư nợ.
- Dư nợ hộ kinh doanh, tư nhân cá thể và hợp tác xã chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Năm 2006 chiếm 12%, năm 2005 chiếm 11% và đến năm 2008 giảm xuống còn 9%.
Bảng 2.3: Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
So sánh
2007 -2006
So sánh
2008 - 2007
Số dư
Cơ
cấu
Số dư
Cơ cấu
Số dư
Cơ
cấu
+/-
%
+/-
%
Cho vay DNNN
495.304
51%
473.207
37%
666.224
45%
-22.097
-4
+193.017
+40
Cho vay DNNQD
353.628
37%
661.104
52%
688.040
46%
+307.476
+86
+26.936
+4
Cho vay hộ KD, tư nhân cá thể
114.867
12%
133.842
11%
141.494
9%
+18.975
+16
+7.652
+6
Cho vay HTX
2.585
0%
1.924
0%
1.205
0%
-661
-25
-719
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008.
Như vậy, cho đến năm 2008 Ngân hàng đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế. Nợ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn cho thấy Ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng và mở rộng cho vay đối với thành phần này. Dư nợ hộ kinh doanh, tư nhân cá thể còn chiếm tỷ trọng nhỏ vì vậy trong thời gian tới cần quan tâm, chú trọng đến thành phần kinh tế này hơn nữa.
2.2.3: Phát hành công cụ nợ.
Hiện nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã phát hành các công cụ nợ để huy động vốn bao gồm: Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi, Trái phiếu Mặc dù lượng tiền thu được từ phát hành các loại giấy tờ có giá ổn định nhưng mức lãi suất lại cao hơn tiền gửi tiết kiệm. Chính vì vậy khối lượng giấy tờ có giá được phát hành hàng năm đều với số lượng khiêm tốn và thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động.
Trong tổng nguồn vốn huy động từ phát hành GTCG thì kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn hơn trái phiếu, tuy nhiên cả ba loại này đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Mặt khác, cả ba loại này đều được công chúng yêu thích vì tính thanh khoản cao, lãi suất hấp dẫn, còn Ngân hàng có được nguồn vốn ổn định và tương đối lớn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng và cạnh tranh được với các ngân hàng khác đòi hỏi Ngân hàng phải chú trọng hơn nữa tới nguồn vốn này.
Bảng 2.4 : Nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Kỳ phiếu
3.772
25
154.939
Trái phiếu
20.848
20.848
20.848
CCTG = VNĐ
522.745
527.831
509.279
CCTG = ngoại tệ
2.755
6.081
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2006, 2007, 2008.
2.3: Hoạt động khác
2.3.1: Công tác thu chi tiền mặt và an toàn kho quỹ.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụng, trong những năm qua công tác thu chi tiền mặt tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ, quản lý tốt quy định về quản lý tiền mặt và các tài sản khác của NHNo&PTNT Việt Nam quy định. Hoạt động thu chi tiền mặt với doanh số hoạt động lớn song Ngân hàng đã thực hiện đáp ứng kịp thời các nhu cầu về tiền mặt cho các tôt chức và cá nhân có quan hệ tiền mặt với Ngân hàng, mọi luân chuyển tiền tệ qua Ngân hàng đều được đáp ứng kịp thời nhanh chóng và chính xác. Trong năm cán bộ kho quỹ đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 250 món với tổng số tiền là 50.495.000đ. Phát hiện và thu giữ nộp cấp trên 10.450.000đ tiền giả đây là việc vô cùng phức tạp vì một mặt phải phát hiện những đồng tiền giả được sản xuất ngày càng tinh vi, thứ hai nữa là phải trực tíêp đối mặt với những khách hàng(có tiền giả) nóng nảy hung hăng.
2.3.2: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Từ năm 2006, NHNo&PTNT Tây Hà Nội bắt đầu nhận tiền gửi bằng ngoại tệ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ bắt đầu từ năm 2006. Bước đầu gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, giá vàng tăng liên tục đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đồng đô la Mỹ bấp bênh. Song với sự cố gắng lớn của ngân hàng NHNo&PTNT Tây Hà Nội nên hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ đã bước đầu đạt được kết quả ổn định và có mức tăng trưởng khiêm tốn song vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kinh doanh của ngân hàng.
Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2008 như sau: doanh số mua vào năm 2008 đạt 55 tỷ đồng; doanh số bán ra năm 2008 đạt 42 tỷ đồng.
2.3.3: Hoạt động thanh toán.
Thực hiện Quyết định số 44/QĐ-NHNN ngày 21 tháng 03 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được sử dụng chứng từ điện tử để hạch toán và thanh toán vốn do đó khối lượng thanh toán của NHNo&PTNT tây Hà Nội đã gia tăng đáng kể. Doanh số thanh toán và chuyển tiền của các năm sau đều tăng nhiều lần so với các năm trước. Công tác thanh toán luôn đảm bảo chính xác, an toàn hạn chế đến mức tối đa tình trạng vốn chậm chễ, ách tắc trong quá trình chu chuyển.
2.3.4: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Nhằm phát hiện và kịp thời ngăn chặn những sai sót trong hoạt động kinh doanh, NHNo&PTNT tây Hà Nội thường xuyên chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát đã kịp thời phát hiện được những sai sót, chỉnh sửa, khắc phục kịp thời, góp phần ngăn ngừa, hạn chế những tồn tại ở mức thấp nhất, giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đảm bảo chất lượng cao.
2.4: Cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn.
Như chúng ta đã biết, huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Có huy động vốn thì mới có vốn để cho vay, ngược lại cho vay có hiệu quả thì nền kinh tế phát triển mới có nguồn vốn để huy động.
Qua phân tích ở trên ta thấy, bằng các hình thức huy động phong phú, đa dạng, cố gắng ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, Chi nhánh Tây Hà Nội đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Với nguồn đó, đã tạo điều kiện để Chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là công tác cho vay có phù hợp với hoạt động sử dụng vốn hay không?
Bảng 2.5 Tình hình huy động vốn và cho vay của Chi nhánh Tây Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1. Tổng nguồn
2.463.529
2.672.541
2.751.359
- Nguồn vốn ngắn hạn
1.498.568
1.435.691
1.143.961
- Nguồn vốn trung dài hạn
964.961
1.236.849
1.607.398
2. Tổng dư nợ
966.384
1.270.077
1.496.963
- Dư nợ ngắn hạn
515.670
572.847
814.355
- Dư nợ trung dài hạn
450.714
697.230
682.608
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008.
Ta thấy NV huy động và dư nợ cho vay đều tăng lên và tăng với tốc độ khá đều nhau.Trong đó, phần NV ngắn hạn cũng như dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.6 : Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng thu nhập
19.558
29.902
37.436
2. Tổng chi phí
15.352
21.374
30.122
3. Lợi nhuận
4.206
8.528
7.314
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD 2006-2007-2008)
+Tổng thu nhập năm 2008 đạt 37.436 triệu đồng, tăng 91,41% (Tăng 17.878 triệu đồng) so với năm 2006, tăng 25,2% (Tăng 7.534 triệu đồng) so với năm 2007.
+Tổng chi phí năm 2008 đạt 30.122 triệu đồng, tăng 40,93% (Tăng 7.748 triệu đồng) so với năm 2007, tăng 96,21% (Tăng 14.77 triệu đồng) so với năm 2006
+Lợi nhuận năm 2008 đạt 7.314 triệu đồng, giảm 14,24% (Giảm 1214 triệu đồng) so với năm 2007, tăng 81,67% (Tăng 3288 đồng) so với năm 2006.
Lợi nhuận năm 2008 giảm lý do là sự cạnh tranh gay gắt hơn trước của nhiều ngân hàng thương mại, HTX tín dụng.
Phần 3: Đánh Giá Chung Về Hoạt Động kinh doanh Của NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà nội
Qua nghiên cứu những nội dung cụ thể về hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Tây Hà Nội NHNo&PTNT, chúng ta có thể đa ra những đánh giá tổng quát sau:
3.1: Những kết quả đạt được.
Nhìn chung Chi nhánh Tây Hà Nội đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động liên tục tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Nhờ đó mà Chi nhánh Tây Hà Nội không những đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn kinh doanh mà còn có nguồn vốn để hỗ trợ các chi nhánh gặp khó khăn trong công tác huy động vốn. Chi nhánh Tây Hà Nội đã thực sự làm tốt công tác điều hoà vốn cho toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt nam.
Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội không những đạt được doanh số nguồn vốn huy động cao và ngày càng tăng trưởng mà còn có sự thay đổi tích cực về cơ cấu nguồn vốn. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn ngày càng tăng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn, đồng thời tạo điều kiện mở rộng cho vay trung và dài hạn phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế.
Trong các thời điểm vừa qua và đặc biệt là trong thời điểm 30/06/2006. Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện đợc nhiều biện pháp hỗ trợ tích cực cho công tác huy động vốn mà ta có thể thấy như:
Tổ chức tốt các đợt phát hành kỳ phiếu huy động vốn nội tệ, ngoại tệ (USD) trung, dài hạn, huy động vốn bằng đồng EUR.
Kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày đến 18h, giao dịch tiết kiệm cả ngày thứ bảy để tăng cờng huy động vốn.
Cải tạo mở rộng thêm sàn giao dịch với khách hàng tại quầy giao dịch trung tâm, nâng cấp trang thiết bị hiện đại, Mở thêm phòng giao dịch để tăng cường huy động và cho vay vốn.
Trong việc điều hành hoạt động huy động vốn, Chi nhánh Tây Hà Nội đã theo dõi và nắm bắt được diễn biến trên thị trường để có sự điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh.
Với những cố gắng tích cực trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Tây Hà Nội trong những thời điểm qua, Chi nhánh Tây Hà Nội đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, dần tạo được mối quan hệ gắn bó thân thiết với nhiều khách hàng lón có uy tín qua đó mở rộng đưiợc thị phần kinh doanh của mình.
3.2: Những hạn chế vướng mắc còn tồn tại.
Mặc dù trong những thời điểm qua Chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên hoạt động huy động vốn vẫn tồn tại một số hạn chế đó là:
Chi phí về tài chính lớn: Trong những thời kỳ thiếu vốn VND trong thanh toán của toàn hệ thống, Chi nhánh Tây Hà Nội đã phải sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo dự trữ bắt buộc và có vốn cho thanh toán và chi phí về tài chính là tương đối lớn làm giảm lợi nhuận.
Chưa thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng: Trong 3 thời điểm qua Nguồn vốn tăng trưởng nhanh nhưng tập trung vào một số khách hàng lớn nên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh dễ bị ảnh hởng bởi các quyết định và tình hình kinh doanh của các đối tợng này. Nguồn huy động trong dân cư tăng chậm hiệu quả công tác khách hàng còn hạn chế, chưa thu hút đợc khách hàng xuất khẩu để có ngoại tệ , chưa có khách hàng sản xuất vật chất có nhu cầu vay vốn ổn định với rủi ro thấp, hạn chế việc cung ứng ngoại tệ để thanh toán . Việc chỉ đạo sử lý thu hồi nợ quá hạn Chi nhánh Tây Hà Nội đã tập trung nhiều công sức nhưng kết quả thu đợc còn thấp làm nguồn vốn bị đọng cao. Tài sản bảo đảm tiền vay có nhiều tranh chấp, không đầy đủ yếu tố pháp lý nên rất khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu nợ làm cho nguồn vốn bị chôn vào các tài sản này.
Chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào có xu hớng bị thu hẹp dần : Về chi phí huy độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5737.doc