Đề tài Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa – Hà Nội

LỜI CẢM ƠN 1

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 5

1.1. QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 5

1.1.1. Quy hoạch xây dựng đô thị: 5

1.1.1.2. Phân loại quy hoạch xây dựng đô thị 5

1.1.1.3. Ý nghĩa của công tác quy hoạch xây dựng đô thị: 6

1.1.2. Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 7

1.1.2.1. Khái niệm về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 7

1.1.2.2. Nội dung của quản lý Nhà nước về đô thị : 8

1.1.2.3. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 9

1.2. QUẢN LÝ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG 11

1.2.1. Mục đích yêu cầu của công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng: 11

1.2.2. Căn cứ để xét cấp phép xây dựng: 11

1.2.3. Trình tự cấp phép xây dựng: 13

1.2.4. Thẩm quyền và phân công trách nhiệm trong việc giải quyết cấp giấy phép xây dựng: 16

1.2.4.1. Đối với các cơ quan cấp phép xây dựng: 16

1.2.4.2. Đối với cán bộ, công chức làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng: 17

1.2.4.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư xin cấp giấy phép quy định: 17

1.2.5. Các văn bản pháp luật về công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng: 18

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG 19

1.4. KẾT LUẬN 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNGTRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG 22

2.1. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG 22

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của phường Khương Thượng 22

2.1.1.1. Vị trí địa lí của phường Khương Thượng 22

2.1.1.2. Quỹ đất của Phường Khương Thượng 23

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25

2.1.2.1. Kinh tế xã hội : 25

2.1.3.2. Dân số 27

2.1.2.3. Nhà ở : 28

2.2. QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Ở PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG 30

2.2.1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng 30

2.2.2. Nhiệm vụ của Phường Khương Thượng trong công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng 31

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯƠNG KHƯƠNG THƯỢNG TRONG THỜI GIAN QUA 32

2.3.1. Một số kết quả của công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng ở phường Khương Thượng 32

2.3.1.1. Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng: 33

2.3.1.2. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm: 34

2.3.2. Một số bất cập trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng và nguyên nhân chủ yếu 36

2.3.2.1. Khó khăn về mặt thủ tục hành chính: 36

2.3.2.2. Khó khăn về phía cơ quan cấp giấy phép 38

2.3.2.3. Do ý thức của người dân: 40

2.4. KẾT LUẬN 41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG 42

3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp 42

3.1.1. Mục tiêu của công tác cấp giấy phép xây dựng của quận Đống Đa: 42

3.1.2. Mục tiêu tống quát của UBND phường Khương Thượng trong giai đoạn 2005 - 2010. 42

3.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng 43

3.2. Các giải pháp cụ thể 44

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với bên cấp giấy phép xây dựng 44

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với chủ đầu tư cấp phép xây dựng 47

3.3. Kết luận 48

PHẦN KẾT LUẬN 49

PHỤ LỤC 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý xây dựng trên địa bàn quận trong thời gian tới chưa mang tính thiết thực, nhiều kiến nghị còn dừng lại ở mục tiêu, mang nặng tính lý thuyết khó có thể áp dụng vào thực tế khi thực hiện công tác. 1.4. KẾT LUẬN Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đô thị. Cấp giấy phép và quản lý giấy phép xây dựng là một trong những công cụ chủ yếu giúp cho việc xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng quy hoạch, đảm bảo tính hiệu quả, khoa học cho việc phát triển kinh tế- xã hội cũng như yêu cầu về mặt cảnh quan đô thị. Công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng cũng có nhiều khó khăn, bất cập, những phân tích cụ thể trên địa bàn phường Khương Thượng trong Chương 2 sẽ giúp ta hiểu rõ hơn vấn đề này. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNGTRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG 2.1. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của phường Khương Thượng 2.1.1.1. Vị trí địa lí của phường Khương Thượng Khương Thượng nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, là một trong 21 phường của quận Đống Đa. Địa giới hành chính cua phường trải dài, tiếp giáp với nhiều phường trong địa bàn quận Đống Đa cũng như một số quận khác: Phía Nam giáp phường Khương Trung, Khương Mai, Phương Liệt thuộc quận Thanh Xuân Phía Bắc giáp phường Trung Liệt, Trung Tự, Quang Trung thuộc quận Đống Đa Phía Tây giáp phường Ngã Tư Sở thuộc quận Đống Đa Phía Đông giáp phường Phương Mai thuộc quận Đống Đa Địa phận của Phường không cân đối mà trải dài theo hướng Đông – Tây dọc theo tuyến đường Trường Chinh với chiều dài khoảng 1430m. Trong khi đó, bề ngang theo hướng Bắc- Nam thì nhỏ hẹp, chỗ rộng nhất cũng chỉ khoảng 540m. Địa giới Khương Thượngcó nhiều con đường lớn chạy qua: tuyến đường Trường Chinh, Khương Thượng, Tôn Thất Tùng, đây là các khu vực điểm nóng về tình trạng tắc nghẽn giao thông của quận và thành phố, bên cạnh đó là hệ thống các con phố nhỏ, các ngõ xóm. 2.1.1.2. Quỹ đất của Phường Khương Thượng Với diện tích đất tự nhiên là 339125m2 - nguồn: báo cáo kiểm kê đất đai phường Khương Thượng năm 2005, là một trong những phường có diện tích tương đối nhỏ của quận Đống Đa. Cơ cấu các loại đất: Đất đai ở Khương Thượng được chia làm 4 loại: đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, sông suối và mặt nước. Cụ thể như sau: Bảng 2.1: Cơ cấu diện tích đất đai Phường Khương Thượng Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Đất ở 20.5450 60.58 Đất chuyên dùng 11.5373 34.02 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0.0304 0.09 Sông suối và mặt nước 1.7998 5.31 Tổng 33.9125 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai phường Khương Thượng Đất ở có diện tích 20.5450 ha chiếm 60.58% tổng diện tích tự nhiên- chiếm phần lớn đất đai trong Phường. Trong đó: + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 19.0682ha chiếm 56.23% tổng diện tích tự nhiên. + Các tổ chức quản lý sử dụng.4768ha chiếm 4.35% tổng diện tích đất tự nhiên. Do đặc điểm phường Khương Thượng là phường nội thành, quá trình đô thị hoá đã diễn ra từ khá lâu, nên đất đai trên địa bàn phường chủ yếu là đất ở, không có đất sản xuất như đất nông nghiệp, đất rừng… Đất chuyên dùng có diện tích 11.5373ha chiếm 34.02% tổng diện tích đất tự nhiên. Tổng hợp đất chuyên dùng thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2: Cơ cấu các loại đất chuyên dùng TT CƠ CẤU DIỆN TÍCH (ha) tỷ lệ % so với tổng diện tích 1 Đât trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp 0.355 1.05 2 Đất quốc phòng an ninh 5.6442 16.64 3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0.257 0.76 4 Đất công cộng 5.2811 15.57 Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai Phường Khương Thượng Qua thống kê ở Bảng 2.1 ta thấy diện tích đất an ninh, quốc phòng chiếm 16.64%, một tỷ lệ lớn so với tổng diện tích tự nhiên của Phường , sỡ dĩ đất an ninh quốc phòng chiếm tỷ lệ lớn hơn như vậy vì Phường Khương Thượng là nơi đóng quân của nhiều đơn vị quân đội, doanh nghiệp thuộc quân đội: Công ty xây dựng Lũng Lô, các đơn vị phòng không không quân… Đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích là 0.0304ha, chiếm 0.09% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích này do cộng đồng dân cư sử dụng bao gồm các nhà thờ họ Vũ, họ Nguyễn Tất, mộ tổ họ Hoàng… Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 1.7996ha, chiếm 5.31% tổng diện tích, bao gồm Sông Lừ, Mương y cụ, y khoa.và hồ Hố Mẻ. Ngoài ra, phường còn có một diện tích khá lớn đất giao thông: 1.6559ha, bao gồm các đường phố : Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Khương Thượng. Hiện trạng sử dụng đất: So với mặt bằng chung các Phường trong quận Đống Đa thì Khương Thượng là Phường có diện tích thuộc loại nhỏ. Theo kết quả của Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 Phường Khương Thượng thì hiện nay tổng diện tích tực nhiên của Phường là 33.9120 ha. Do vị trí của Phường nằm phía Nam quận Đống Đa – là một trong bốn quận nội thành có từ lâu đời của thành phố nên đất đai của Phường là đất nông nghiệp. Thống kê cụ thể hiện trạng đất đai của Phường như sau: - Cơ cấu diện tích đất đai : 100% là đất phi nông nghiệp. - Diện tích theo mục đích sử dụng: 100% là đất đô thị. - Diện tích đất theo đối tượng sử dụng: 25.3545ha, chiếm 74.17% tổng diện tích tự nhiên. - Diện tích đất theo đối tượng được giao quản lý: 8.5575ha, chiếm 25.23% tổng diện tích tự nhiên. Do quá trình đô thị hoá của Khương Thượng nói chung cũng như quận Đống Đa nói riêng diễn ra trong một thời gian dài đã biến toàn bộ diện tích đất trên địa bàn phường thành đất đô thị. Trong số đó thì phần lớn là đất ở đã giao đến từng hộ dân sử dụng. Nhìn chung trong 5 năm vừa qua, tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính của phường không thay đổi ( so với báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2000 ), chỉ có một số biến động nhỏ trong tổng diện tích nội bộ. Ví dụ như do việc mở rộng khúc cua từ đường Trường Chinh sang Tôn Thất Tùng làm diện tích đất gio thông tăng lên, trong khi đất an ninh giảm một lượng tương tự. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Kinh tế xã hội : Là một phường thuộc quận Đống Đa, gần trung tâm Hà Nội, nền kinh tế của quận nói chung và của phường Khương Thượng nói riêng khá ổn định. Từ những đặc điểm của địa phương, ban chấp hành Đảng bộ phường đã ra nghị quyết tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi và cơ chế cởi mở cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn Phường có gần 100 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó có 03 doanh nghiệp quốc doanh. Ngoài ra, Phường còn có Hợp tác xã công nghiệp độc lập và hơn 200 đơn vị kinh doanh cá thể. Các đơn vị này chủ yếu mở của hàng ăn uống, kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, sản xuất bánh mỳ… Nhìn chung, đời sống dân cư của Khương Thượng ở mức trung bình của quận, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1550 USA/ người/ năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt hơn 23% ( thống kê kinh tế quận Đống Đa cuối năm 2005) Việc tạo điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, giảm số hộ nghèo từ 108 hộ (năm 2001) xuống còn 10 hộ (năm 2005), tạo thêm nguồn thu cho ngân sách - Nguồn: báo cáo công tác xoá đối giảm nghèo phường Khương Thượng năm 2001-2005. Công tác thu ngân sách đã được tăng cường chỉ đạo bằng các kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, vượt chỉ tiêu hàng năm quận giao trung bình 10.2%. Nhân dân trong phường chủ yếu là lao động thuần tuý, mặt bằng dân trí không cao. Mặt khác trong địa bàn phường tồn tại một số khu vực lộn xộn về an ninh trật tự, các khu vực trọng điểm về tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn chích hút ma tuý, điển hình là khu xóm trọ sinh viên gần trường Đại học Thuỷ Lợi… Nhân dân phường Khương Thượng khá thường xuyên tham gia các hoạt động văn hoá. Đặc biệt là trong hội đình làng Khương Thượng (đình làng Khương Thượng là di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng ) thu hút được nhiều người dân trong phường và một số địa phương lân cận tham gia. Ngoài ra, hiện nay trong Phường còn có nhiều dòng họ lâu đời như họ Vũ, họ Nguyễn Tất… còn lưu giữ được một số giá trị văn hoá truyền thống có giá trị. 2.1.3.2. Dân số Dân số của Phường Khương Thượng đến cuối tháng 3/2006 là 3053 hộ với 14631 nhân khẩu thường trú trên một địa bàn có diện tích 339120m2, mật độ dân số trong phường là 43144.02 người/km2- Nguồn: Báo cáo an ninh trật tự phường Khương Thượng quý I năm 2006. Như vậy mật độ dân cư trên địa bàn phường là rất lớn, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Cũng theo Báo cáo an ninh trật tự phường Khương Thượng quý I năm 2006 thì dân số của Phường được chia làm 40 tổ, 10 cụm dân cư, 16 chi bộ Đảng với hơn 400 Đảng viên. Dân số cụ thể của Phường Khương Thượng tính đến tháng 3/2006 như sau: Bảng 2.3: Dân số phường Khương Thượng tháng 3/2006. Đối tượng Số hộ Số nhân khẩu KT1 3053 11010 KT3 141 531 KT4 40 480 Học sinh, sinh viên tạm trú 1028 Nguồn: Báo cáo an ninh trật tự công an Phường Khương Thượng Do đặc điểm của phường Khương Thượng, dân cư sinh sống từ lâu đời nên phần lớn dân cư của Phường là dân KT1 (số có hộ khẩu tại phường), bộ phận dân cư này chiếm đến 75.25% tổng dân số phường. Một đặc điểm của phường là số lượng dân số KT3 (dân số có hộ khẩu ngoại tỉnh) và dân số KT4 (những người bán hàng rong) chiếm một tỷ lệ khá lớn: 6.91%, điều này cho thấy trong phường có một bộ phận lớn dân cư các tỉnh khác đến tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, số lượng học sinh, sinh viên tạm trú trong phường cũng chiếm đến hơn 6%, đó là những học sinh, sinh viên có đăng ký tạm trú, nếu tính hết số lượng những người đang trú tại phường nhưng không đăng ký tạm trú thì con số này còn lớn hơn nhiều. Số lượng học sinh, sinh viên trên địa bàn phường lớn vì xung quanh phường có nhiều trường đại học lớn như Thuỷ Lợi, Đại học Y Hà Nội. Trong 5 năm trở lịa đây, do làm tốt công tác Kế hoạch hoá gia đình nên trong những gần đây tỷ lệ tăng dân số ở trên địa bàn Khương Thượng đạt mức thấp.Cụ thể như sau: Bảng 2.4: Dân số Phường Khương Thượng từ 2001-2005 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng dân số (Người) 12566 12800 13081 13750 14136 Tỷ lệ sinh hằng năm (%) 13.92 12.6 16.3 19.5 19.3 Tỷ lệ sinh con thứ 3 (%) 0 3 1.3 2.6 0.3 Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.86 2.20 5.19 2.73 Nguồn: Báo cáo dân số cuối năm Phường Khương Thượng Nhìn chung trong 5 năm trở lại đây, dân số Khương Thượng vẫn tăng theo từng năm, đây là đặc điểm chung của thành phố tuy nhiên lượng tăng không đáng kể, duy chỉ có năm 2004 thì dân số tăng lên 5.19% so với năm 2003 , nguyên nhân tăng dân số chủ yếu là tăng cơ giới do sự di cư của người lao động từ nơi khác. 2.1.2.3. Nhà ở : Trong 5 năm qua, số lượng nhà ở xây mới và sửa chửa trên địa bàn Khương Thượng tăng cao. Điều đó thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: Công tác xét duyệt hồ sơ cấp giấy phép xây dựng Phường Khương Thượng giai đoạn 2001-2005 Năm Số lượng sữa chữa Số lượng xây mới Tổng số Tỷ lệ tăng (%) 2001 9 14 23 2002 11 16 27 17.39 2003 7 24 31 14.81 2004 10 24 34 9.68 2005 8 27 36 5.88 Nguồn: Báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị cuối năm Phường Khương Thượng Thực tế số lượng các công trình xây dựng hàng năm đều tăng do hai nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, dân số không ngừng tăng lên, nhu cầu xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao. Hai là, đời sống dân cư ngày càng ổn định cũng góp phần thúc đẩy cố gắng cải thiện chỗ ở nên trong những năm gần đây số lượng các nhà ở tăng lên khá nhanh. Nhà được xây dựng trong phường là nhà tầm cao trung bình: khoảng 3-5 tầng, chủ yếu phục vụ cho việc sinh sống, chỉ một số được xây dựng với mục đích kinh doanh, cho thuê hoặc bán hàng ở các đoạn mặt đường Trường Chinh, Tôn Thất Tùng… tuy nhiên, trong phường vẫn có một số khu vực nhà tạm, nhà cấp bốn mà điều kiện sinh hoạt không bảo đảm, đấy là khu cư trú của người dân lao động ngoại tỉnh tìm việc ở thành phố. Bên cạnh đó, còn một số khu chung cư được xây dựng từ lâu đang xuống cấp. Nhìn chung, nhà ở trong Phường khá lộn xộn, việc xây dựng của người dân lại tuỳ tiện, dẫn đến việc xảy ra các tranh chấp về nhà đất.trên địa bàn. 2.2. QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Ở PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG 2.2.1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng Công tác cấp giấy chứng nhận bao gồm các giai đoạn chủ yếu sau: Giai đoạn 1: Tiếp nhận hồ sơ. Giai đoạn này gồm 3 bước: Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại UBND phường. Bước 2: Cán bộ quản lý trật tự xây dựng phường, xem xét hồ sơ và kiểm tra thực địa. Bước 3: UBND phường ký xác nhận và chuyển hồ sơ lên UBND quận Đống Đa. Giai đoạn 2: Thụ lý hồ sơ. Hồ sơ được chuyển đến phòng Địa chính- Đô thị quận Đống Đa. Tại đây, phòng tiến hành kiểm tra, xem xét vị trí xây dựng, kiểm tra hồ sơ thiết kế và quy hoạch xây dựng tại khu vực . Trong thời gian thụ lý hồ sơ, nếu nhận được khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải cử cán bộ có thẩm quyền nhận đơn và trả lời cho chủ đầu tư. Giai đoạn 3: Cấp giấy phép xây dựng Căn cứ vào các bước thực hiện trên, phòng Địa chính - Đô thị quận thẩm tra hồ sơ giải quyết cấp hoặc từ chối cấp giấy phép xây dựng.Giấy phép xây dựng lập thành 2 bản chính, một bản cấp cho chủ đầu tư, một bản lưu tại cơ quan cấp phép xây dựng. Giai đoạn 4: Kiểm tra xây dựng và xử lý vi phạm Sau khi nhận giấy phép: Kiểm tra, theo dõi việc xây dựng theo giấy phép. Chủ đầu tư phải tực hiện xây dựng theo đúng giấy phép. Nếu có yêu cầu bổ sung thì chủ đầu tư phải làm đơn xin phép cơ quan cấp phép xây dựng. Phòng Địa chính đô thị kết hợp cán bộ phường thanh tra, xử lý I phạm. 2.2.2. Nhiệm vụ của Phường Khương Thượng trong công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng Áp dụng chính sách, một cửa theo quy định của Chính phủ vào các công tác tiếp nhận thủ tục hành chính, quy trình thực hiện xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng được tiến hành theo các trình tự sau: Chủ đầu tư có nhu cầu xin giấy phép xây dựng nộp hồ sơ tại phòng hành chính tiếp dân của phường. Cán bộ hành chính tiếp dân nhận hồ sơ và hẹn ngày trả lời. Hồ sơ ở phòng hành chính tiếp dân được chuyển cho cán bộ quản lý trật tự xây dựng phường giải quyết. Cán bộ quản lý trật tự xây dựng sau khi nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra thực tế so sánh với hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Kiểm tra mặt bằng xây cất, xem xét ảnh hưởng có thể của công trình dự kiến xây dựng đến khu vực xung quanh. Đồng thời cán bộ quản lý trật tự xây dựng nghiên cứu hồ sơ, gặp và thông báo, hướng dẫn cho chủ đầu tư các thủ tục cần thiết và yêu cầu bổ sung, nếu có. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm: Hồ sơ tiết kế xây dựng công trình : Đây là thiết kế về mặt kỹ thuật của công trình dự kiến xây dựng, bao gồm diện tích định xây ( sửa chữa ), diện tích sử dụng, số tầng …Theo quy định thì chủ đầu tư được phép tự thiết kế những công trình dưới 3.5 tầng (3 tầng và 1 tum ), còn với những công trình trên 3.5 tầng thì bắt buộc chủ đầu tư phải thuê thiết kế hồ sơ xây dựng. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế phải có dầy đủ tư cách pháp nhân về thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên khu đất mà chủ đầu tư dự kiến xây dựng. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu đơn cho sẵn theo quy địng của pháp luật. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kiểm tra thực địa, cán bộ quản lý trật tự xây dựng xác nhận. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng sau khi đã được xác nhận có sự đồng ý của UBND phường thì được chuyển tiếp lên Phòng Địa chính nhà đất và Đô thị Quận xem xét giải quyết. Nếu hồ sơ hợp lệ trình UBND Quận cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư. Sau khi nhận được giấy phép xây dựng và thông báo với cán bộ quản lý trật tự xây dựng Phường, chủ đầu tư có thể tiến hành khởi công xây dựng công trình. Trong quá trình xây dựng, cán bộ quản lý trật tự xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra công trình xây dựng so với bản vẽ thiết kế trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Nếu có sai phạm thì yêu cầu chủ đầu tư tiến hành phá dỡ ( có thể tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định: phạt tiền vi phạm và cưỡng chế phá dỡ trong trường hợp cần thiết ). Ngoài ra, cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị còn có trách nhiệm nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với công trình xây dựng (nếu có ) và tiến hành giải quyết. Có thể tiến hành hoà giải giữa các bên, trong trường hợp phức tạp có thể xin ý kiến của cấp trên khi tiến hành giải quyết. Ngoài những công tác chủ yếu trên thì phường còn có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tầm quan trọng cũng như các quy định, trình tự cấp giấy phép xây dựng cho nhân dân hiểu và tuân theo. 2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯƠNG KHƯƠNG THƯỢNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.3.1. Một số kết quả của công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng ở phường Khương Thượng Với chức năng nhiệm vụ như trên, trong những năm qua phường đã tổ chức tiến hành công tác và thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như sau: . 2.3.1.1. Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng: Do dân số đông, nhu cầu xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà ở trên địa bàn Phường Khương Thượng rất lớn. Đặc biệt là vào các “mùa xây dựng” vào các tháng 3-5 hàng năm thì số lượng các công trình xây dựng lại càng tăng, cao gấp 2-2.5 các thời điểm còn lại của năm. Ngoài ra, trên địa bàn Phường hiện nay có nhiều hộ dân nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc thi công cầu vượt tai nút giao thông Ngã Tư Sở cần xây dựng, sữa chữa nhà cũng góp phần làm áp lực của công tác xây dựng tăng lên. Đến hết Quý I năm 2006, cán bộ quản lý trật tự xây dựng đã tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý 15 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và chuyển lên quận xem xét. (Nguồn: Báo cáo sơ bộ công tác quản lý trật tự xây dựng Phường Khương Thượng Quý I năm 2006 ). Ngoài ra, trong 5 năm trở lại đây cán bộ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đã xử lý, xác nhận hàng trăm bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Phường. Cụ thể tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.7: Công tác xét duyệt hồ sơ cấp giấy phép xây dựng Phường Khương Thượng giai đoạn 2001-2005 Năm Số lượng sữa chữa Số lượng xây mới Tổng số Tỷ lệ tăng (%) 2001 9 14 23 2002 11 16 27 17.39 2003 7 24 31 14.81 2004 10 24 34 9.68 2005 8 27 36 5.88 Nguồn: Báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị cuối năm Phường Khương Thượng Theo số liệu của bảng 2.4 thì số lượng các công trình xây dựng trên địa bàn Phường tăng hàng năm, phản ánh đúng thực tế nhu cầu xây dựng tăng lên trên địa bàn trong 5 năm qua, tuy nhiên tỷ lệ tăng hàng năm giảm dần, trong đó cao nhất là năm 2002 tăng 17.39% so với năm 2001, hồ sơ xin cấp phép xây dựng tăng lên chủ yếu là các công trình xây mới, tăng theo các năm ( duy chỉ năm 2004 không tăng so với năm 2003), trong khi số lượng các công trình xin sửa chữa biến động tăng giảm không ổn định. Theo dự báo năm 2006, phường sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho trên 40 trường hợp. Công việc này đỏi hỏi sự nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa của cán bộ phường, đặc biệt là cán bộ quản lý trật tự xây dựng. 2.3.1.2. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm: Đi đôi với việc tiếp nhận xử lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Phường cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra các công trình đang xây dựng trên địa bàn. Do địa giới phường không cân đối gây khó khăn cho việc quản lý nên cán bộ quản lý trật tự đô thị phải liên tục xuống kiểm tra các khu dân cư, các tổ dân phố. Trong 5 năm trở lại đây, đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trên điạ bàn và tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định. Tổng hợp tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trong một số năm gần đây: Bảng 2.9: Thống kê các vụ vi phạm trật tự xây dựng phường Khương Thượng giai đoạn 2001-2005 Năm Xây dựng không giấy phép (vụ) Các vi phạm khác (vụ) Tổng 2001 4 11 15 2002 6 11 17 2003 7 14 21 2004 6 17 23 2005 5 18 23 Nguồn: báo cáo công tác quản lý trật tự cuối năm phường Khương Thượng Như vậy theo thống kê của bảng 2.5 thì trong 5 năm trở lại đây số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường hàng năm đều tăng lên (trừ năm 2005), số trường hợp vi phạm của năm 2005 so với năm 2001 là 40% ( 23 vụ năm 2005 so với 15 của năm 2001), biến động tăng lên này chủ yếu là do các trường hợp vi phạm lấn chiếm khoảng không, mặt đất, các trường hợp tranh chấp khiếu nại khi xây dựng, số lượng các vi phạm này tăng lên hàng năm (từ năm 2002 đến nay ), trong khi đó số lượng các vụ xây dựng không giấy phép biến động không ổn định trong các năm, ít nhất là năm 2001 (4 vụ ) nhiều nhất là năm 2003 (7 vụ). Các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tăng lên trong thời gian chủ yếu là do đây là giai đoạn phường đang tiến hành đo đạc hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân nên xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp, khiếu kiện. Đối với các trường hợp vi phạm kể trên, phường đã tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Các biện pháp xử lý chủ yếu là vận động tháo dỡ, cưỡng chế tháo dỡ, xử lý hành chính và tổ chức hoà giải các trường hợp tranh chấp. Bảng 2.10: Thống kê xử lý vi phạm trật tự xây dựng phường Khương Thượng giai đoạn 2001-2005 Năm Vận động tháo dỡ Cưỡng chế tháo dỡ Xử lý hành chính Tổ chức hoà giải Tổng 2001 3 8 6 3 20 2002 4 7 5 3 19 2003 5 9 4 5 23 2004 5 12 4 5 26 2005 6 12 8 3 29 Tổng 23 48 27 19 107 Nguồn: báo cáo công tác quản lý trật tự cuối năm phường Khương Thượng. Qua thống kê ở bảng 2.6 ta thấy, kể từ năm 2001 lại nay số lượng các trường hợp vi phạm phải xử lý tăng lên đáng kể theo từng năm. Đến năm 2005 số lượng trường hợp xử lý cao hơn 45% so với năm 2001. Như vậy có thể thấy trong những năm vừa qua số vụ việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy tính phức tạp của công tác quản lý và những khó khăn trong thời gian tới. 2.3.2. Một số bất cập trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng và nguyên nhân chủ yếu 2.3.2.1. Khó khăn về mặt thủ tục hành chính: Theo đánh giá của một số cán bộ và nhân dân thì các quy định pháp luật về cấp giấy phép xây dựng có một số bất cập sau: Một là, quy định về cấp giấy phép xây dựng là hồ sơ xin cấp phép phải có các giấy tờ quyền sở hữu nhà và sử dụng đất. Quy định này nhiều khi gây ra một số khó khăn, bất cập. Trường hợp giải phóng mặt bằng là một ví dụ về tính bất cập của quy định nầy. Hiện nay, phường Khương Thượng có đến hơn 30 hộ trong khu vực giải phóng mặt bằng Ngã Tư Sở đang không biết xoay xở ra sao với quy định này, vì hầu hết các hộ này đều bị mất đất giải phóng mặt bằng và trong giai đoạn đo đạc làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không thể lấy giấy phép xây dựng, mà sau khi bị phá dỡ, giải toả các hộ dân này chính là những người cần nhanh chóng xây dựng nhà ở để ổn định cuộc sống nhất. Ngoài ra, quy định này còn gây khó khăn cho người dân sống trong những căn hộ tập thể. Khương Thượng hiện có nhiều khu nhà tập thể xây dựng từ thời chiến tranh hiện đang xuống cấp cần được xây mới, sửa chữa, tuy nhiên việc giải quyết cấp giấy phép xây dựng cho những hộ dân này là một vấn đề nan giải. Hầu hết các đối tượng này đều không có đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hợp lệ, vốn nằm ở cơ quan chủ quản. Nhiều cơ quan đã sáp nhập, giải thể, bán thanh lý cho chủ sử dụng nhưng lại chưa hoàn tất các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Nghị định 61 CP của Chính phủ nên chủ đầu tư không có đủ hồ sơ cần thiết xin cấp giấy phép sử dụng.Rõ ràng quy định này còn có bất cập đòi hỏi chỉnh sửa và có những quy định riêng trong một số trường hợp đặc biệt. Hai là, việc quy định cho phép chủ đầu tư có quyền tự thiết kế xây dựng trong hồ sơ xin cấp giấy phép cũng có nhiều bất cập. Tuy chỉ quy định người dân được phép tự thiết kế những công trình nhỏ (dưới 3.5 tầng) nhưng quy định này đã gây ra nhều khó khăn cho công tác cấp giấy giấy phép xây dựng. Trước hết về phía chủ đầu tư xin cấp phép, tưởng như việc cho phép họ tự thiết kế công trình xây dựng của mình làm cho thủ tục thông thoáng, có thể giúp người dân cảm thấy dễ dàng, thoải mái trong việc xin cấp phép, nhưng nó đã phản tác dụng. Điều tra 50 chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng về hồ sơ thiết kế xây dựng, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.11: Ý kiến của người dân đối với việc thiết kế hồ sơ xây dựng Dễ dàng thiết kế Tương đối khó khăn Rất khó khăn Tổng Số người 2 5 43 50 Tỷ lệ % 4 10 86 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả Theo kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 2.7 thì có đến 86 % chủ đầu tư được cho biết họ cảm thấy rất khó khăn trong việc thiết kế công trình xây dựng, chỉ có 4% số người được hỏi trả lời việc thiết kế là dễ dàng, trong khi 10% còn lại cảm thấy tương đối khó khăn với công việc này. Cũng theo kết quả của cuộc điều tra này thì có đến 78% các hồ sơ xin cấp phép tự thiết kế bị trả lại vì không đủ tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng. Rõ ràng việc đòi hỏi người dân - những người hầu hết không có một chút kiến thức nào về xây dựng, thiết kế một công trình đúng tiêu chuẩn quy định là một chuyện rất khó khăn. Ngoài ra, quy định này cũng gây k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36544.doc
Tài liệu liên quan