Đề tài Đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về hiện tượng chạy thầy, chạy điểm trong học đường

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8

1. Cơ sở lý luận 8

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9

3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 10

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11

1. Phần chứng minh giả thuyết 11

1.1. Chân dung của những sinh viên “chạy điểm” 11

1.2. Những ai thường hay “chạy điểm” và sự quan tâm của sinh viên đối với hiện tượng này 13

1.3. Sinh viên năm thứ mấy thường”chạy điểm” nhiều hơn ? 15

1.4. Vậy đánh giá của sinh viên về hiện tượng này ở trường Nhân văn như thế nào ? 18

1.5. Thái độ đối với những người liên quan đến hiện tượng chạy điểm 18

2. Khuyến nghị 19

KẾT LUẬN 20

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 21

BẢNG PHỎNG VẤN SÂU 23

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về hiện tượng chạy thầy, chạy điểm trong học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi sẽ tự điền vào bảng hỏi là họ nhận được từ điều tra viên. Nguồn thông tin ở đây là sự tổng hợp các câu trả lời từ phía người được hỏi, thể hiện quan điểm nhận thức, thái độ và đánh giá của họ. Trong báo cáo nghiên cứu khoa học này, nguồn thông tin thu được là toàn bộ phương án trả lời của 200 phiếu điều tra về đối tượng đã được xác định của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nguồn thông tin này giữ vai trò là tài liệu chính, chủ đạo trong quá trình phân tích báo cáo. Trước khi tiến hành thu thập thông tin chính thức bằng phương pháp trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã thử tiến hành điều tra 20 bảng hỏi nhằm nắm được tình hình thực tế của vấn đề đang nghiên cứu, kiểm tra tính xác thực của đề tài, của thông tin qua các câu hỏi. Đồng thời, chúng tôi có thể hoàn thiện, bổ sung và chỉnh sửa lại bảng hỏi một cách hợp lý nhất. * Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp các sinh viên chính quy của trường, bao gồm tất cả các khoá học. Những nguồn thông tin thu được góp phần vào việc bổ sung, làm rõ nguồn thông tin định lượng. * Phương pháp phân tích tài liệu. Đây được xem là một trong những phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành thu thập và phân tích tài liệu sau để phục vụ cho mục đích nghiên cứu: - Các sách báo, tạp chí chuyên ngành xã hội học. - Các khoá luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập của sinh viên Xã hội học. - Báo Điện tử: và một số trang web khác. - Nguồn thông tin thu được từ 200 bảng hỏi. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Chân dung của những sinh viên “chạy điểm”. - Sinh viên chạy điểm vì nhiều lý do gì khác nhau nhưng chủ yếu là vì học kém, lười học, nhưng muốn có điểm cao… - Sinh viên có nhiều đánh giá về hiện tượng chạy điểm. Hiện tượng chạy điểm Nhận thức Đánh giá Hệ quả Tích cực Tiêu cực 7. Khung lý thuyết 8. Thao tác hoá khái niệm Hiện tượng chạy điểm Lý do sinh viên chạy điểm Đánh giá của sinh viên Mức độ chạy điểm Quan điểm về hiện tượng chạy điểm Có chạy Không chạy Có thể thông cảm Không thể thông cảm Cần phê phán lên án Xử lý kỷ luật Không mốn thi lại Muốn có điểm giỏi Muốn điểm cao nhưng lời học Học giỏi không bằng chạy điểm Sức ép gợi ý của giáo viên Các lý do khác Một mình Nhóm Bạn Lớp CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận *Tư tưởng Macxit được coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn của con người , Trong mọi nghiên cứu xã hội học nói chung và đặc biệt ở đề tài nghiên cứu này ,chúng tôi cũng dựa trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng , chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghiên cứu “Nhận thức ,đánh giá của sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội &Nhân văn về hiện tượng chạy điểm”trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể ; áp dụng linh hoạt các nguyên lý các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác-lênin để xem xét nhận thức, đánh giá của sinh viên về hiện tượng chạy điểm trong sự tác động của nhiều yếu tố như kinh tế , văn hoá , xã hội . Mặt khác, đề tài nghiên cứu này cũng tiếp thu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ . Hơn ai hết , Hồ Chủ Tịch là người hiểu rằng : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và coi nhiệm vụ học tập là của tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ thanh niên sinh viên giữ vai trò rường cột cho đất nước .Người cũng nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách”, “Nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh là học .Ngày nay ta đã được độc lập tự do , thanh niên mới thật là người chủ tương lai của đất nước.Muốn xứng đáng là người chủ thì phải học tập . Nhưng học như thế nào ?Học để phục vụ mục đích gì ?Đó là cả một câu hỏi lớn .Theo quan điểm của người phải coi đạo đứclà cái gốc, là nền tảng ,là căn bản cho mọi hoạt động . Người đã phê phán kịch liệt động cơ học của một số người “Học cốt được mảnh bằng” để làm “ông thông , ông phán”, “lĩnh nhiều lương , ăn ngon mặc đẹp còn số phận dân tộc thế nào , tình hình thế giới thế nào thì không biết gì hết” hay học “ để lấy ba cái chữ loè thiên hạ”. Người cũng đã từng dạy “Người có tài mà không có đức giống như anh làm kinh tế giỏi nhưng lại đi đến thụt két, vì chẳng những không làm được gì lợi ích cho xã hội mà còn có hại cho xã hội” . Quán triệt và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ , chúng tôi nhận thấy rằng cần phải trang bị cho thanh niên, sinh viên một nhận thức , nhân sinh quan đúng đắn ,cụ thể là nhận thức đúng về hiện tượng chạy điểm trong học đường , từ đó trở thành người có tài có đức cho xã hội *Lý thuyết “Hành động xã hội” của Max Weber “Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gán cho ý nghĩa chủ quan nhất định và có sự định hướng mục đích”.Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân.Tính tích cực này bị quy định bởi một loạt yếu tố như nhu cầu ,lợi ích ,định hướng giá trị của chủ thể hành động . Tất cả các yếu tố và quá trình đó chính là phương thức tồn tại của chủ thể . MaxWeber đã phân biệt 4 loại hành động xã hội như sau : - Hành động hợp lí so với mục đích: là hành độgn được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho đạt kết quả cao nhất. - Hành động hợp lí so với giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân ). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lí nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lí. - Hành động duy cảm: là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ , phương tiện và mục đích hành động. - Hành động truyền thống: là hành động tuân thủ những thói quen, phong tục, tập quán, nghi lễ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo luôn luôn là mục đích quan tâm hàng đầu của giáo dục, mục tiêu đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan là thường xuyên mâu thuẫn làm ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến động cơ, mục đích và kết quả học tập của sinh viên. Trong đó hiện tượng chạy điểm là một cách thức là một bộ phận sinh viên dùng để đạt được mục đích học tập nhất định của mình. Hiện tượng chạy điểm của sinh viên, học sinh trong học đường không còn là một chuyện mới mẻ, thậm chí nó đã trở thành một xu hướng, phổ biến ở một số trường Đại học và Cao đẳng. Đã có không ít những bài báo, những tạp chí, hay những diễn đàn được đưa ra nhằm thảo luận, xem xét và tìm ra phương hướng khắc phục tình trạng này. Đặc biệt là trong thời gian qua vấn đề này đã được tranh luận rất kịch liệt trên một số tờ báo như tiền phong, báo điện tử http//www.edu.net.vn. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng và giải pháp cho hiện tượng này. Như vậy trong một thời gian và không gian có hạn, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung làm rõ nhận thức, đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về hiện tượng chạy điểm. Qua đó góp phần trang bị tri thức, định hướng đúng đắn cho thế hệ trẻ. 3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập ngày 19/9/1995 trên cơ sở tách trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ra đời là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy truyền thống hơn 40 năm của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Mục tiêu phấn đấu của nhà trường là nhằm đưa kỷ cương dạy và học vào nề nếp, xây dựng đời sống văn hoá và chống các tệ nạn xã hội. Trường đã thiết lập một hệ thống các thanh tra từ trường đến khoa để thanh tra học đường và một số hoạt động của trường. Việc thanh tra thực sự mang lại hiệu quả tốt trong công tác giáo dục và đào tạo sinh viên. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phần chứng minh giả thuyết Trong quá trình tham gia nghiên cứu, chúng tôi nhấn mạnh về nhận thức và đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với hiện tượng này bằng vốn kiến thức ít ỏi của mình, chúng tôi bước đầu tiếp cận và tìm hiểu vấn đề “chạy điểm”, một vấn đề được coi là “nhạy cảm, tế nhị”. Nhưng hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó đang trở thành một vấn đề thời sự, và thật sự ở một số trường đại học đã diễn ra hiện tượng này, có thể đến mức nghiêm trọng. Với những kiến thức có được của những sinh viên năm thứ nhất, thực sự còn có hạn, chuyên môn chưa có, chúng tôi - nhóm nghiên cứu K50 - Xã hội học mới chỉ tiếp cận vấn đề này ở phương diện nhận thức và đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về chính hiện tượng đó. Có thể nói rằng, nhờ những bước đột phá về đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 trở lại đây, mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội từng bước nâng lên rõ rệt. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục của nước nhà ngày càng được củng cố và nâng cao hơn. Trong gần 20 năm đổi mới, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ trong ngành giáo dục. Và cho đến nay, cả về số lượng và chất lượng học sinh, sinh viên dã và đang ngày càng được nâng cao hơn. Cho tới thời điểm này, cả nước đã có trên 110 trường Đại học và Cao đẳng, số lượng sinh viên đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, một vấn đề hiện đang được quan tâm và ngày càng trở nên “nóng”. Đó là hiện tượng “chạy điểm”- một vấn nạn trong học đường. Chúng tôi bước đầu tìm hiểu nhận thức, đánh giá của sinh viên về hiện tượng này. 1.1. Chân dung của những sinh viên “chạy điểm” Trong quá trình điều tra, với 200 mẫu sinh viên được hỏi về hiện tượng chạy điểm. Thì đa phần các sinh viên đều rất quan tâm đến hiện tượng này, nó đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm và cần quan tâm của các sinh viên. Đa số những sinh viên được hỏi đều cho biết rằng: họ có nghe nói về hiện tượng “chạy điểm” ở trong các trường Đại học, Cao đẳng. Con số này đã chiếm đến 96,5% tổng số người được hỏi (195/2002 sinh viên). Điều đó chứng tỏ rằng: vấn đề chạy điểm đã và đang diễn ra từ trước đến nay, vậy qua con số đó, ta có thể hình dung được rằng, ở môi trường cao đẳng và đại học, chuyện “chạy điểm” không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên và mới lạ. Mà nó đã tiềm ẩn, đang âm thầm tồn tại trong các giảng đường. Vậy, hiện tượng chạy điểm được hiểu như thế nào? Trong thời gian qua, vấn đề này đang trở nên nóng lên vì những thông tin trên mạng. Một số báo chí gọi hiện tượng này là “chùa thầy” hay nói cách khác là “chạy điểm”… Xét về bản chất, “chạy điểm” hay “chùa thầy” đều như nhau. Theo chúng tôi, “chạy điểm” là hình thức mà một cá nhân, một nhóm hay tập thể đưa quà cáp hay tiền cho giáo viên nhằm đạt được mục đích nhất định nào đó trong học tập. Tuy nhiên, hiện tượng này tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau. Có thể một cá nhân hay một nhóm sinh viên “tặng” quà, tiền cho giáo viên để đạt được điểm cao, hay để qua được điểm mà không phải thi lại, hoặc để có tấm bằng “đẹp” sau khi ra trường. Cũng có thể nó là hình thức thoả thuận giữa giáo viên và học sinh, phụ huynh. Theo như sinh viên (…T) nam K48 thì “chạy điểm là một hình thức dùng tiền, hoặc quà cáp mang đến để “đi bo thầy” với mong muốn có được số điểm như ý muốn”. Tuy nhiên, trong số 200 mẫu nghiên cứu, một số sinh viên vẫn cho hay rằng: họ chưa nghe nói về hiện tượng này, con số này chiếm tỉ lệ 3,5% (7/200người). Tỉ lệ rất ít, nhưng điều đó cũng cho thấy rằng, việc nắm bắt thông tin ở sinh viên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nhưng, chúng ta cần xem xét một điều là: những nguồn thông tin về hiện tượng đó được sinh viên tiếp nhận từ những nguồn nào. Qua các chỉ số thống kê cho thấy rằng: Đa số các nguồn thông tin về hiện tượng này được cung cấp từ anh chị khoá trên (70,3%) , còn các nguồn khác thì thông tin từ những bạn bè cùng khoá chiếm tới 48,7% .Điều đó cho thấy rằng: vấn đề “chạy điểm”, “đi chùa thầy” đã có từ lâu và đang diễn ra, tuy nhiên ở những mức độ khác nhau. Nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề chạy điểm cũng giữ vai trò rất quan trọng. Bởi vì 42,6% số người được hỏi trả lời rằng họ nghe nói về hiện tượng đó qua nguồn thông tin này. Có một số ý kiến đã công nhận rằng, chính các giáo viên nói. Tuy nhiên tỉ lệ này rất ít. Như vậy, những con số đó đã nói lên rằng: việc “chạy điểm” đang diễn ra, đã diễn ra, và cho thấy rằng sinh viên hiện nay rất quan tâm về vấn đề này. Bởi vì, qua các con số đó, ta có thể thấy rằng, việc “chạy điểm” từ lâu đã trở thành một hiện tượng có thể gọi là quen thuộc trong học đường Đại học. 1.2. Những ai thường hay “chạy điểm” và sự quan tâm của sinh viên đối với hiện tượng này Không chỉ vì sự “nóng” lên của hiện tượng này trong thời gian hiệ nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà quan trọng hơn đó chính là tác động trở lại của hiện tượng này tới sinh viên. Thậm chí là quá trình học tập của bản thân những người đó. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, đối với những người “trong cuộc” chạy điểm có nghĩa là họ đã đạt được một mục đích nhất định, còn đối với những người gọi là “đứng ngoài cuộc” thì họ nghĩ sao? Mục đích của việc chạy điểm, theo đánh giá của sinh viên thì một trong những lý do khiến sinh viên chạy điểm nhiều hơn cả đó là vì muốn có điểm cao nhưng lười học, tỉ lệ này chiếm tới hơn 54,4%. Số lượng người được hỏi đều cho rằng đó là nguyên nhân cơ bản nhất. Bên cạnh đó thì, một trong những nhân tố cũng ảnh hưởng không kém đến hiện tượng chạy điểm là vì sinh viên không muốn thi lại. Một thực tế cho thấy rằng việc sinh viên thi lại không ít, và nỗi lo lắng sẽ không vượt qua được kỳ thi lại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý sinh viên. Do đó, có tới 42,1% ý kiến cho rằng, sinh viên chạy điểm vì không muốn thi lại. Việc chạy điểm sẽ làm cho giáo viên “giơ cao đánh khẽ” và có thể sẽ nâng điểm cho qua. Một vấn đề cho tới nay có thể đang gây bức xúc nhiều đó là: việc chạy điểm để qua điểm trượt đã là một chuyện, nhưng vẫn có hiện tượng khi qua điểm thì muốn có điểm cao hơn, đạt học lực cao hơn mà thực học cá nhân chạy điểm đó không thể đạt tới được. Nhưng thường thì những trường hợp đó rất khó và có thể chỉ có những gia đình có điều kiện mới thực hiện được. Sinh viên (T) K48 cho rằng: “Thường là “chạy điểm” để được điểm cao là rất khó và khá là “nặng” nhưng nó vẫn không phải là không có, mà vẫn có đối với những sinh viên mà gia đình có điều kiện”. Có thể thấy rằng hành vi này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và chất lượng đào tạo, chất lượng dạy và học. Việc trông chờ, ỷ lại vào chạy điểm làm cho sinh viên chểnh mảng việc học, không chú tâm đào sâu nghiên cứu, tìm tòi, không phát huy được tối đa khả năng của mình, cho nên có thể: chất lượng đào tạo ngày một giảm sút, đánh giá không đúng thực trạng của tình hình học tập sinh viên. Mặt khác, nó sẽ không kích thích, không tạo được môi trường thi đua học tập và nghiên cứu, đạo đức nghề nghiệp không được xem trọng. Một điều quan trọng nữa là nó gây ảnh hưởng đến tâm lý của những sinh viên có ý thức, ảnh hưởng đến đời sống học tập. Chỉ vì “học giỏi” không bằng chạy điểm cho nên không kích thích, không cổ động được phong trào học tập chung. Một số ý kiến cho rằng: chạy điểm chỉ vì để có tấm bằng “đẹp” sau này. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đang tồn tại hiện nay. Đó là bằng cấp không đúng với trình độ thực tế, có bằng, chạy bằng chỉ vì muốn “giữ ghế”, để thăng tiến, để dễ xin việc mà không nghĩ rằng: nếu có trình độ thực sự thì sẽ là một lợi thế, một ưu thế cho nền kinh tế xã hội không thể đo đếm được mà chính người có bằng ấy đem lại cho đất nước. Có một số ý kiến cho rằng chạy điểm còn là do gợi ý của giáo viên. Nhận định này không phải không có cơ sở, nhưng là rất ít và thực tế, chỉ có 18,5% ý kiến cho là như thế. Đa phần, sinh viên nhận xét đối tượng hay hạy điểm là rất khó đoán, khó nói. Việc chạy điểm vì nhiều mục đích, nhiều lý do khác nhau cho nên đối tượng “chạy điểm” cũng rất khác nhau. Phần lớn cho rằng: những sinh viên học yếu kém thường hay “chạy điểm”, số ý kiến đồng ý với quan điểm này chiếm tới gần 50% số người được hỏi (49,2%). Tiếp đến là đối tượng sinh viên hay nghỉ học (số ý kiến này chiếm 22,1%). Xuất phát từ một suy nghĩ lôgic rằng: chắc chắn những người hay nghỉ học là những sinh viên yếu kém và thậm chí không được dự thi. Theo đó, những đối tượng này thường hay chạy điểm. Tuy nhiên, điều đó không nghĩ là những sinh viên học khá giỏi không chạy điểm. Qua thu thập thông tin điều tra và thống kê cho thấy, đã có 1% sinh viên học lực loại giỏi, 8,7% sinh viên loại khá công nhận mình đã có chạy điểm. Vậy nó đặt ra cho ta một câu hỏi như thế nào? Ta không loại trừ khả năng là những người có học lực tốt là nhờ sau khi chạy điểm hoặc là: những sinh viên này thực có học lực tốt nhưng vì hưởng ứng theo phong trào của nhóm, hay của lớp. Như vậy, qua những nhận định của sinh viên, vấn đề này đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn. 1.3. Sinh viên năm thứ mấy thường”chạy điểm” nhiều hơn ? Theo điều tra, càng về năm cuối thì hiện tượng chạy điểm càng nhiều hơn. Hay nói cách khác sinh viên năm cuối thường hay chạy điểm hơn. Theo số liệu thống kê từ bảng hỏi thì ta có thể thấy rõ qua biểu đồ: Trong số 190 ý kiến thì 70,3% ý kiến cho rằng sinhviên năm thứ tư thường chạy điểm nhiều hơn, tiếp đến là sinh viên năm thứ ba 44,4% ý kiến. Còn ở sinh viên năm thứ nhất và thứ hai thì tỉ lệ này không cao. Trong khi đó, tỉ lệ % số sinh viên trong cuộc điều tra là: năm thứ nhất và năm thứ hai chiếm 24,2%. Còn năm thứ ba (4 lớp) chiếm 28,9%, còn sinh viên năm thứ 4 là 22,6%. Qua đó, cho thấy rằng: vấn đề chạy điểm ở sinh viên năm thứ 1, 2 là rất ít, không phổ biến. Điều đó cho thấy tính “nóng” của vấn đề mà còn là một “vấn nạn” nữa. Bởi vì hiện tượng “chạy điểm” càng về cuối khoá học diễn ra càng phổ biến hơn, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sinh viên sau khi ra trường Trong số 200 phiếu được trả lời thì tỉ lệ nữ chiếm tới 89,1%, nam (10,9%). Tuy nhiên, số lượng sinh viên “chạy điểm” là cả nam và nữ chiếm đa số (57,9% ý kiến). Mặc dù tương quan giữa nam và nữ là chênh lệch. Nhưng theo thông tin điều tra được thì tỉ lệ nam chạy điểm là nhiều hơn (11,3% ý kiến cho rằng sinh viên nam thường hay chạy điểm hơn sinh viên nữ (6,2% ý kiến). Trong số14,2% ý kiến cho rằng đã từng “chạy điểm” thì tỉlệ % số ý kiến công nhận đã từng “chạy điểm” ở năm thứ 3 là cao nhất: 25,95%. Ta có bảng sau: Năm Nhất Hai Ba Tư Bạn đã bao giờ chạy điểm chưa Không trả lời 0 0 0 3 Đã từng 5 (11,6%) 3 (6,8%) 14 (25,9%) 5 (11,9%) Chưa bao giờ 38 (88,4%) 41 (93,2% 40 (74,1%) 34 (81,0%) Qua bảng thống kê trên, ta thấy được tình trạng “chạy điểm” của sinh viên (qua đánh giá cúa sinh viên), có thể ở mức độ khác nhau nhưng các ý kiến cho rằng mình đã từng chạy điểm là không nhiều, điều đó cho thấy hiện tượng chạy điểm có tồn tại trong trường, tuy nhiên là ở mức độ không cao. Vì thế, là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, chúng ta cần giữ gìn và phát triển môi trường thật sự “nhân văn” đúng với nghĩa của nó để xứng đáng với vị trí và chỗ đứng của trường trong thời đại mới. Một trong những điều mà chúng ta cần quan tâm đó là hoàn cảnh của các sinh viên. Theo mẫu nghiên cứu trên 200 sinh viên ta có biểu đồ: Qua biểu đồ trên cho thấy phần lớn sinh viên có hoàn cảnh nông thôn, tỉ lệ này chiếm tới 62,4% mẫu nghiên cứu. Còn ở vùng thành thị chỉ chiếm 15,8%, còn ở thị xã, thị trấn là 21,8%. Nếu như chạy điểm được tiến hành ở mức tiền là trên 100.000đ/lần thì có thể thấy là nó ảnh hưởng lớn đến đời sống chi tiêu , sinh hoạt của sinh viên và cả kinh tế gia đình. Mà ngược lại, số ý kiến thăm dò được cho ta các con số như sau: Có thể thấy đa số ý kiến đều cho rằng mức tiền bình quân chạy điểm ở mức 100.000 à 200.000đ là chiếm 27,4% ý kiến. Chứng tỏ rằng ở mức từ 100.000đ trở lên/lần “chạy điểm” , có số ý kiến đồng tình cao hơn ở mức từ 50.000à 100.000đ. Chính vì vậy vấn đề này ảnh hưởng mạnh đến việc học tập cũng như về một số mặt của sinh viên. 1.4. Vậy đánh giá của sinh viên về hiện tượng này ở trường Nhân văn như thế nào ? Qua điều tra cho thấy: phần lớn sinh viên đều thể hiện trạng thái khó đoán, khó nói tỉ lệ ý kiến này chiếm tới 43,6%. Đa phần ý kiến cho rằng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn mức độ “chạy điểm” là rất ít, rất không phổ biến (19%). Đây là một trong những biểu hiện đáng mừng cho một ngôi trường đầy uy tín và thành tựu. Qua việc lấy ý kiến 195 bảng hỏi thì tỉ lệ % ý kiến chưa bao giờ tham gia chạy điểm rất cao, 83,1% ý kiến. Sở dĩ có tỉ lệ như vậy vì chúng ta đã có được một cơ chế quản lý và giáo dục khá chặt chẽ, quan trọng hơn là tính “nhân văn” của sinh viên, giáo viên trường là một trong những nhân tố hàng đầu khiến chúng ta có được sự khả quan như vậy. Như ý kiến của anh (…) sinh viên K48 “Trường nào cũng có nhưng căn bản thì trường mình ít hơn so với các trường khối kinh tế và kỹ thuật… Hơn nữa do vị thế của trường mình nên nó cũng hạn chế và không quá lộ liễu. Tóm lại là có tính nhân văn cao hơn”. 1.5. Thái độ đối với những người liên quan đến hiện tượng chạy điểm Một trong những biểu hiện rõ nét nhất, rất sâu sắc và rất “nhân văn” đó là sự phản đối mãnh liệt, các ý kiến” cần phê phán lên án, cần phải xử lý kỷ luật và hoàn toàn không thể thông cảm”chiếm tới 85,1% ý kiến. Hành động chạy điểm là không thể đồng tình vì nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền giáo dục nước nhà, vì thế, cần phải xử lý nghiêm, quản lý chặt chẽ để ngày càng làm cho nền giáo dục phát triển hơn, làm cho ngôi trường chúng ta phát triển hơn. Đồng ý với quan điểm đó ,1 sinh viên nam k48 cho rằng:”đây là một hiện tưọng làm cho nền giáo dục suy thoái bién chất và bị “thương mại hoá”,nó ảnh hưởng xấu đến hình tượng người thầy và truyền thống tôn sư trọng đạo đã hình thành từ lâu đời, hơn nữa nó tạo cho sinh viên tâm lí ỷ lại, quá tự tin vào sức mạnh của đồng tiền (đặc biệt là những sinh viên giàu)”. Tuy nhiên, có 14,9% ý kiến cho rằng có thể thông cảm cho hiện tượng này .Theo ý kiến của một sinh viên nữ (M…) K48 cho rằng : “Hiện tượng này có thể thông cảm được vì nhiều thầy cô gây sức ép quá lớn làm cho tâm lý của sinh viên hoang mang… , mà hơn nữa đây là chuyện bình thường của xã hội. Có chuyện này chủ yếu là do cơ chế của Nhà nứơc trả lương cho giáo viên quá thấp”. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng “chạy điểm” là một hình thức mà mức độ ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nhiều mặt đến hoạt động học tập của sinh viên. Nó làm tác động xấu tới chất lượng của nền giáo dục nước nhà. Chính vì vậy, để nền giáo đục nước ta ngày càng phát triển hơn. Tạo tiền đề và tương lai cho đất nước, tạo nên đội ngũ lao động, cán bộ khoa học kỹ thuật thật sự có chất lượng, chúng ta cần phải làm cho nhiều hiện tượng tiêu cực giảm xuống và mất đi. Ngạn ngữ châu Phi có câu “Giáo dục một đứa trẻ thì cần cả làng sắn tay áo”. Cả nước ta cùng bắt tay vào giải quyết những mặt hạn chế của vấn đề này thì chắc chắn nền giáo dục của chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. 2. Khuyến nghị Hiểu và giải quyết một vấn đề thì chúng ta phải đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề đó. Đối với hiện tượng “chạy điểm”, qua tiếp cận và tìm hiểu một số khía cạnh của vấn đề này chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị: + Trước tiên, để giảm thiểu được hiện tượng này, chúng ta cần phải đi sâu vào nguyên nhân sâu xa của nó. Theo chúng tôi, chúng ta cần phải làm tốt công tác quản lý thi cử, việc chấm điểm, công bố điểm phải công khai, khách quan. + Phải thắt chặt công tác thanh tra, kiểm tra. + Cần làm tốt công tác quản lý việc học của sinh viên, nhà trường cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục và cảnh báo việc chạy điểm. + Sử dụng những hình thức kỷ luật thật nghiêm minh đối với hiện tượng này. + Cần có những kênh thông tin thuận lợi để sinh viên phát giác các hiện tượng tiêu cực. Làm như vậy thì chúng ta sẽ hạn chế được một số hiện tượng tiêu cực trong học đường. KẾT LUẬN Như vậy, hiện tượng “chạy điểm” không phải là một hiện tượng mới, nhưng nó đã âm thầm tồn tại trong học đường. Phần lớn sinh viên nhận thức được hiện tượng này và xem nó là một tiêu cực, một hiện tượng xấu trong nền giáo dục nước nhà. Đó là một hiện tượng cần phê phán lên án và xử lý nghiêm minh. Một điều quan trọng là: ở trường nhân văn, phần lớn sinh viên đã nhận thức được mặt tiêu cực của nó nhưng ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện tượng này không nhiều, có thể gọi là rất ít, chưa phổ biến. Đa số đoàn viên đều mong muốn rằng: cần sơm loại bỏ hiện tượng tiêu cực này ra khỏi môi trường giảng đường Đại học. Qua đó, có thể làm cho nền giáo dục nước nhà thêm vững mạnh, trưng dụng được nhiều nhân tài cho đất nước. Đại đa số sinh viên đều không ủng hộ tình trạng này. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Các anh/chị và bạn sinh viên thân mến Chúng tôi đang tìm hiểu về hiện tượng chạy điểm của sinh viên trong trường đại học/cao đẳng. Những suy nghĩ và nhận xét của các anh/chị và các bạn về vấn đề này sẽ rất hữu ích với chúng tôi. Chúng tôi xin bảo đảm rằng, những thông tin này được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học mà thôi. Rất cảm ơn sự hợp tác của các anh/chị và các bạn. Ban có nghe nóivề chuyện sinh viên chạy điể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2396.doc