MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
1.2.1. Mục đích của đề tài 3
1.2.2. Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. KIM LOẠI NẶNG (KLN) VÀ CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA KLN TRONG ĐẤT, NGUỒN GỐC PHÁT SINH 4
2.1.1. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất 4
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh kim loại nặng trong môi trường đất 5
2.2. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KIM LOẠI NẶNG TỚI CÂY TRỒNG VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI 7
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 11
2.3.1. Tình hình nghiên cứu kim loại nặng trong đất trên thế giới 11
2.3.2. Tình hình nghiên cứu kim loại nặng trong đất ở Việt Nam 15
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 21
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LÀNG NGHỀ VĂN MÔN 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 30
4.2. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ Ở XÃ VĂN MÔN 34
4.2.1. Tình hình sản xuất của làng nghề 34
4.2.2. Quy trình sản xuất và chất thải 36
4.3. HIỆN TRẠNG HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT XÃ VĂN MÔN 39
4.3.1. Hiện trạng hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp 40
4.3.2. Hiện trạng hàm lượng kim loại nặng trong đất dùng cho mục đích dân sinh, vui chơi giải trí 45
4.3.3. Đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong đất xã Văn Môn 50
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1 KẾT LUẬN 52
5.2 ĐỀ NGHỊ 53
89 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 11180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) trong môi trường đất tại làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giếng thôn Quan Độ. Xung quanh ao là các đường mòn, phía Tây Nam của ao còn gần khu đất tín ngưỡng, phía Đông có bãi tập kết phế liệu của các hộ dân trong thôn.
Bảng 9. Đặc điểm của mẫu đất phân tích
Mẫu đất
Loại đất
Vị trí
MĐ sử dụng
Toạ độ X
(48Q)
Toạ độ Y
(UTM)
Mẫu 1
Đất bùn
Cống thải chung của xã
Nông nghiệp
544858
2342128
Mẫu 2
Đất bùn
Ao Nấm
Nông nghiệp
544771
2342109
Mẫu 3
Đất bùn
Mương Trung Hồ
Nông nghiệp
544687
2341995
Mẫu 4
Đất bùn
Xóm Giếng – Quan Độ
Nông nghiệp
543872
2341469
Mẫu 5
Đất bùn
Thôn Quan Độ
Nông nghiệp
543946
2341424
Mẫu 6
Đất bùn
Thôn Quan Đình
Nông nghiệp
544918
2342061
Mẫu 7
Đất bùn
Thôn Mẫn Xá
Nông nghiệp
544952
2342185
Mẫu 8
Đất bùn
Ngòi phải cầu Tó
Nông nghiệp
544039
2341424
Mẫu 9
Đất bùn
Ngòi trái cầu Tó
Nông nghiệp
544053
2341541
Mẫu 10
Đất bùn
Khu vực giữa cầu Tó
Nông nghiệp
544010
2341632
Mẫu 11
Đất bùn
Thôn Phù Xá
Nông nghiệp
544354
2341647
Mẫu 12
Đất bùn
Thôn Mẫn Xá
Nông nghiệp
544657
2342072
Mẫu 13
Đất bùn
Ao cá bãi Hồ
Nông nghiệp
544708
2342166
Mẫu 14
Đất canh tác
Đồng Mả Xây
Nông nghiệp
544797
2341760
Mẫu 15
Đất canh tác
Thôn Quan Độ
Nông nghiệp
543836
2341552
Mẫu 16
Đất canh tác
Cánh đồng Cầu Bống
Nông nghiệp
544113
2341414
Mẫu 17
Đất canh tác
Thôn Tiền
Nông nghiệp
544107
2341648
Mẫu 18
Đất khu vực
Khu di tích đền Bắc
Dsinh, VCGT
544633
2341931
Mẫu 19
Đất khu vực
Sân vận động Mẫn Xá
Dsinh, VCGT
544774
2341881
Mẫu 20
Đất khu vực
Chợ Văn Môn
Dsinh, VCGT
544861
2341874
Mẫu 21
Đất khu vực
Đình làng Mẫn Xá
Dsinh, VCGT
544673
2341838
Mẫu 22
Đất khu vực
Đầu làng Mẫn Xá
Dsinh, VCGT
544357
2341823
Mẫu 23
Đất khu vực
Trường mầm non Mẫn Xá
Dsinh, VCGT
544328
2341865
Hình 1. Sơ đồ các điểm lấy mẫu đất tại xã Văn Môn – Yên Phong - Bắc Ninh
+ Mẫu 5: Mẫu đất được lấy ở dạng bùn của sông Ngũ Huyện Khê thuộc thôn Quan Độ (thôn Quan Độ là nơi thu mua và tập chung các phế liệu phế thải, đồng thời cũng là nơi cung cấp nguyên liệu sản xuất đúc nhôm, chì cho thôn Mẫn Xá. Sông Ngũ Huyện Khê là nơi tiếp nhận nguồn nước thải từ các nhà máy sản xuất giấy của xã Phong Khê).
+ Mẫu 6: Mẫu đất được lấy ở dạng bùn tại ao nuôi trồng thuỷ sản (cạnh ao có đường giao thông, nhà ở và cánh đồng trồng lúa) của thôn Quan Đình. Trước kia cạnh ao có bãi đổ rác của thôn.
+ Mẫu 7: Mẫu đất được lấy ở dạng bùn tại ao nuôi trồng thuỷ sản thuộc thôn Mẫn Xá – đây là thôn có hoạt động sản xuất làng nghề chủ yếu của xã. Xung quanh ao là các hộ dân cư có hoạt động sản xuất đúc nhôm.
+ Mẫu 8: Mẫu đất nghiên cứu được lấy ở dạng bùn tại ngòi phải cầu Tó thuộc sông Ngũ Huyện Khê của thôn Tiền (sông Ngũ Huyện Khê là nơi tiếp nhận nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất giấy Phong Khê).
+ Mẫu 9: Mẫu đất nghiên cứu được lấy ở dạng bùn tại ngòi trái cầu Tó thuộc sông Ngũ Huyện Khê của thôn Quan Độ, gần với nhà dân và khu đất sản xuất kinh doanh của các hộ dân trong thôn.
+ Mẫu 10: Mẫu đất được lấy ở dạng bùn tại khu vực giữa cầu Tó, nơi tiếp giáp của thôn Tiền và thôn Quan Độ.
+ Mẫu 11: Mẫu đất được lấy ở dạng bùn tại ao nuôi trồng thuỷ sản của nhà ông Duy thuộc thôn Phù Xá. Xung quanh ao giáp với trường học và nhà dân.
+ Mẫu 12: Mẫu đất được lấy ở dạng bùn tại ao nuôi trồng thuỷ sản thuộc thôn Mẫn Xá. Xung quanh ao giáp với nhà dân, đường mòn và cánh đồng (nơi thường xuyên có hoạt động đốt phế liệu).
+ Mẫu 13: Mẫu đất được lấy ở dạng bùn tại ao cá bãi Hồ thuộc thôn Phù Xá. Xung quanh ao giáp với nhà dân và mương Trung Hồ.
+ Mẫu 14: Mẫu đất được lấy ở tầng đất canh tác thuộc cánh đồng Mả Xây thôn Mẫn Xá. Đây là nơi thường xuyên có hoạt động đốt phế liệu.
+ Mẫu 15: Mẫu đất được lấy ở tầng đất canh tác khu cánh đồng thôn Quan Độ - gần bãi tập kết phế liệu của người dân trong thôn.
+ Mẫu 16: Mẫu đất nghiên cứu được lấy ở tầng đất canh tác khu cánh đồng Cầu Bống - gần bãi đổ phế liệu của các hộ dân trong thôn.
+ Mẫu 17: Mẫu đất nghiên cứu được lấy ở tầng đất canh tác khu cánh đồng Vùng 1 thuộc thôn Tiền.
+ Mẫu 18: Mẫu đất nghiên cứu được lấy ở dạng viên (khô) thuộc khu di tích đền Bắc thôn Phù Xá. Xung quanh đền là cánh đồng, đường đi và trường học.
+ Mẫu 19: Mẫu đất được lấy ở dạng viên (khô) thuộc sân vận động thôn Mẫn Xá, xung quanh sân vận động là các hộ dân cư có hoạt động sản xuất đúc nhôm tại nhà.
+ Mẫu 20: Mẫu đất được lấy ở dạng viên (ướt) thuộc khu chợ của xã Văn Môn, xung quanh chợ là đường đi, nhà dân và khu cánh đồng thuộc thôn Quan Đình.
+ Mẫu 21: Mẫu đất được lấy ở dạng viên (khô) thuộc khu đất Đình làng thôn Mẫn Xá, xung quanh Đình làng các hộ dân cư có hoạt động sản xuất đúc nhôm.
+ Mẫu 22: Mẫu đất được lấy ở dạng viên (khô) của khu đất đầu làng thuộc thôn Mẫn Xá, xung quanh khu đất lấy mẫu là các hộ dân cư có hoạt động sản xuất đúc nhôm ngay tại nhà.
+ Mẫu 23: Mẫu đất được lấy ở dạng viên (khô) thuộc khu đất trường mầm non thôn Mẫn Xá, xung quanh trường là các hộ dân cư có hoạt động sản xuất đúc nhôm ngay tại nhà.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập các thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất của làng nghề Văn Môn.
Điều tra, khảo sát hoạt động sản xuất và hiện trạng môi tường đất của làng nghề Văn Môn.
Tập hợp và xử lý các số liệu về chất thải có chứa KLN do nghiên cứu trước đây đã thực hiện.
Xác định địa điểm lấy mẫu và tiến hành lấy mẫu phân tích.
Phân tích mẫu đất với các thông số sau:
- H+TĐ - As - Cd
- Pb - Cu - Zn
Tập hợp và xử lý các số liệu đã phân tích được từ trên.
So sánh với TCVN về hàm lượng KLN trong môi trường đất.
Đánh giá chung hàm lượng KLN trong môi trường đất của xã Văn Môn.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp kế thừa: Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra về chất thải trên toàn quốc, các kết quả điều tra hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Điều tra khảo sát thực địa, thu thập các thông tin mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội của xã. Làm việc với các cơ quan, ban ngành của xã để thu thập số liệu thực tế về phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Phương pháp quan trắc: trên cơ sở hiện trạng kinh tế - xã hội của xã, lấy mẫu đất đánh giá sơ bộ hàm lượng KLN trong môi trường đất của xã.
+ Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu: Sử dụng phương pháp chuẩn đối với đánh giá chất lượng đất (áp dụng TCVN 7538_2: 2005; TCVN 7538_3: 2005; TCVN 6647: 2000).
Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hướng dẫn của cán bộ trong xã, tiến hành khoanh điểm lấy mẫu trên bản đồ (sơ đồ lấy mẫu), mẫu đất được lấy theo phương pháp lấy mẫu đất hỗn hợp (lấy theo đường chéo). Khu vực gần nguồn gây ô nhiễm số lượng mẫu đất được lấy dầy hơn, xã nguồn gây ô nhiễm số mẫu đất lấy ít hơn.
Mẫu đất được lấy để phân tích được lấy ở tầng đất mặt (tầng đất mặt có chiều sâu 0 - 20 cm) bằng cách gạn bỏ đất bề mặt sâu khoảng 3 – 4 cm, sau lấy đất bằng dụng cụ lấy mẫu (xẻng, dao,…) và cho vào túi nilong có ghi ký hiệu mẫu, có phiếu mẫu ghi ký hiệu mẫu, độ sâu, địa điểm và ngày lấy mẫu.
Mẫu đất được xử lý bằng cách phơi khô trong điều kiện phòng (200 – 250C), sau nhặt kỹ sỏi, đá, kết von. Đất được đem đi nghiền trong cối sứ bằng chày sứ bọc cao su, và rây qua dụng cụ rây có kích thước lỗ 0.1mm.
Đất sau khi nghiền được trộn đều và đựng trong túi nilong có nhãn ghi rõ ký hiệu mẫu.
+ Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: 23 mẫu được lấy, xử lý và phân tích trong phòng thí nghiệm
* H+TĐ:
Chiết đất bằng dung dịch KCl 1M (pH = 5,6 - 5,8) theo tỷ lệ đất/dịch là 1/5, dịch chiết được đo bằng máy đo pH điện cực thuỷ tinh.
* As: sử dụng phương pháp Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
* Cd, Pb, Cu, Zn: sử dụng phương pháp cực phổ Von – Ampe hoà tan.
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LÀNG NGHỀ VĂN MÔN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Văn Môn thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh nằm dọc sông Ngũ Huyện Khê, là đơn vị hành chính nằm trên giáp ranh Hà Nội - Bắc Ninh (thể hiện ở bản đồ phía sau). Xã Văn Môn có:
- Phía Đông giáp xã Đông Thọ - Yên Phong - Bắc Ninh
- Phía Tây giáp thành phố Hà Nội
- Phía Nam giáp huyện Từ Sơn - Bắc Ninh
- Phía Bắc giáp xã Yên Phụ - Yên Phong - Bắc Ninh
Một phần phía Đông Bắc giáp thị trấn Chờ - Yên Phong - Bắc Ninh.
Địa hình của xã Văn Môn tương đối đồng nhất- địa hình bằng phẳng. Nhìn chung, địa hình có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được thể hiện qua dòng chảy mặt sông Ngũ Huyện Khê có hướng chảy đổ về sông Đuống và sông Thái Bình.
Về mặt khí hậu, Văn Môn mang đầy đủ các đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ - khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hoá khí hậu theo hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp. Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, sang mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới lục địa đã biến tính nhiều trong quá trình di chuyển xong vẫn khá lạnh. Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong khoảng từ 23,90 – 24,40C (tính trung bình theo niên gián thống kê năm 2006). Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (nhiệt độ từ 15,90 – 19,80C), tháng có nhiệt độ trungbình lớn nhất là tháng 6, 7, 8 (nhiệt độ từ 28,70 – 29,60C) (bảng 10).
Bảng 10. Nhiệt độ không khí trung bình, số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Số giờ nắng (Giờ)
Lượng mưa (mm)
Độ ẩm (%)
2003
2004
2005
2006
2003
2004
2005
2006
2003
2004
2005
2006
2003
2004
2005
2006
TB năm
23,9
24,4
24,0
23,9
1.302,8
1.714,4
1.481,2
1.387,3
1.537,3
1.386,8
1.224,4
1.639,4
83,8
81,7
81,7
83,2
Tháng 1
17,1
16,4
19,8
15,9
69,9
116,5
31,6
31,6
19,3
39,5
7,7
13,9
79
75
79
80
Tháng 2
18,9
20,3
17,7
17,6
30,4
76,5
62,0
18,3
7,1
46,2
34,4
37,6
86
86
83
86
Tháng 3
21,9
21,3
20,1
18,9
25,7
77,1
36,4
25,3
10,1
7,8
37,2
29,5
84
82
84
87
Tháng 4
25,1
25,6
23,9
24,0
116,3
120,7
79,7
77,6
26,0
46,9
121,1
9,8
86
86
87
86
Tháng 5
27,1
28,3
26,1
28,7
162,6
175,8
147,1
202,6
331,3
181,1
204,2
220,7
85
86
85
83
Tháng 6
29,1
29,7
29,1
29,6
135,0
187,8
194,8
129,5
241,6
255,8
112,9
357,2
85
83
81
80
Tháng 7
29,3
29,5
28,8
29,5
121,2
249,1
117,4
214,6
272,1
240,5
290,0
229,6
84
82
83
80
Tháng 8
28,2
28,8
28,9
28,7
173,3
138,2
184,6
165,9
324,8
303,7
218,4
428,8
85
88
86
89
Tháng 9
27,0
27,2
27,9
28,4
156,6
166,3
167,2
177,0
115,6
167,7
80,5
257,1
83
86
84
86
Tháng 10
24,6
25,4
24,9
25,9
147,9
159,1
168,5
148,4
85,0
95,3
-
5,7
83
78
75
83
Tháng 11
20,6
22,9
22,5
22,2
104,7
140,3
129,8
132,1
65,3
-
17,9
17,9
82
76
78
85
Tháng 12
18,4
17,5
18,6
16,8
59,2
107,0
162,1
64,4
39,1
2,3
100,1
31,6
84
72
75
73
(Nguồn: Niên gián thống kê 2006 )[12]
Xã Văn Môn có tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1387,3 – 1481,2 giờ, tháng có nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 6, 8, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1 (bảng 10).
Lượng mưa trung bình của các tháng dao động từ 5,7 – 428,8 mm. Tổng lượng mưa trung bình cả năm dao động từ 1.224,4 – 1.639,4 mm, càng về sau càng giảm. Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 10, tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng 6, 8 (bảng 10).
Độ ẩm tương đối lớn, độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm luôn lớn hơn 73%, độ ẩm tương đối cao nhất trung bình khoảng 86 - 89% nằm rải rác ở các tháng trong năm. Tốc độ gió trung bình là 2 m/s và ít chênh lệch trong năm.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Xã Văn Môn với diện tích đất tự nhiên là 424,84 ha trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 265,36 ha (62,47%), đất phi nông nghiệp là 159,15 ha (37,46%), đất chưa sử dụng là 0,33 ha (0,07%) (Biểu đồ 1). Bên cạnh ngành sản xuất chính là sản xuất nông nghiệp thì Văn Môn còn có nghề phụ là đúc nhôm chì, nghề phụ này có truyền thống từ lâu đời.
Biểu đồ 1. Cơ cấu sử dụng đất đai xã Văn Môn năm 2007
4.1.2.2. Tình hình phát triển của các ngành kinh tế
* Nông nghiệp
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng được xã đầu tư. Năm 2006, tổng diện tích gieo cấy là 237,24 ha. Năng suất bình quân là 54,2 tạ/ha; màu quy thóc đạt 138,8 tạ/ha. Tổng sản lượng quy thóc đạt 2.940 tấn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng được thay đổi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã và yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Chăn nuôi phát triển: Đàn lợn có khoảng 10.600 con, trong đó lợn nái có 108 con. Đàn trâu bò có 117 con, trong đó có 40 con vừa cầy kéo vừa sinh sản. Đàn gà có 9.450 con (có 13 hộ nuôi theo phương pháp công nghiệp với 2.400 con). Ngan có 12 hộ nuôi với 280 con, vịt có 9 hộ nuôi với 2.050 con.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có 19,18 ha nuôi trồng thuỷ sản giao cho 41 tổ chức đoàn thể quản lý bước đầu đi vào sử dụng và khai thác có hiệu quả.
Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Văn Môn được thể hiện rõ qua bảng 11.
Bảng 11. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Văn Môn giai đoạn 2004 - 2007
Năm
Tổng giá trị sản xuất
2004
2005
2006
2007
Trồng trọt (triệu đồng)
6800
7000
7700
8974
Chăn nuôi (triệu đồng)
8600
9300
14700
19096
Biểu đồ 2. Tỷ lệ phần trăm (%) tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã Văn Môn giai đoạn 2004 – 2007
* Thủ công nghiệp
Những hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề nói chung đều có thu nhập cao hơn hộ thuần nông. Thu nhập từ ngành nghề này ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của người dân. Thu nhập bình quân của các hộ sản xuất từ 400.000 – 800.000 đ/người/tháng. Sự phát triển của làng nghề đã làm cho mức sống của người dân trong vùng cao hơn hẳn so với thuần nông. Số hộ giàu ngày một tăng lên, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ và không có hộ đói. Như vậy, phát triển làng nghề là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân và góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá nông thôn.
* Dịch vụ thương mại
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân trong xã, dịch vụ thương mại có phát triển hơn. Tuy nhiên, mức độ phát triển của dịch vụ thương mại trong xã vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Công tác xây dựng cơ cấu hạ tầng được các cấp lãnh đạo xã hết sức quan tâm. Các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn được đầu tư cải tạo về cơ bản, tu bổ san lấp ổ gà, rải sỏi cấp phối. Tổng vốn đầu tư xây dựng đường giao thông là 1.682,22 triệu đồng.
* Thuỷ lợi
Công tác xây dựng và quản lý hệ thống thuỷ lợi được các cấp lãnh đạo xã hết sức quan tâm. Các kênh mương được xây mới và tu bổ hoàn toàn, đảm bảo nhu cầu tưới nước vào mùa cấy và nhu cầu tiêu nước vào mùa khô.
Ngoài ra, phía Nam của xã có sông Ngũ Huyện Khê, là nơi cung cấp nước tưới cho các cánh đồng trong xã. Tuy nhiên, nước sông hiện nay đang ngày càng ô nhiễm do chất thải của các nhà máy giấy xã Phong Khê đổ ra, điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng đất và năng suất cây trồng trong xã.
* Điện
Trong xã hệ thống lưới điện được lắp đặt tới từng hộ gia đình, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện của người dân trong xã.
4.1.2.4. Dân số và lao động
Mặc dù với diện tích đất tự nhiên không lớn, nhưng dân số xã Văn Môn đang ngày gia tăng qua các năm. Mật độ dân số của Văn Môn thuộc loại cao trong tỉnh, tính trên toàn xã là 2148 người/km2.
Bảng 12. Tốc độ gia tăng dân số của xã Văn Môn giai đoạn 2004 - 2007
Năm
2004
2005
2006
2007
Số người
9216
9350
9458
9622
Từ bảng 10 ta có thể tính được tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua các năm 2005, 2006, 2007 của xã Văn Môn như sau:
Biểu đồ 3. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã Văn Môn giai đoạn 2005 - 2007
4.1.2.5. Y tế và giáo dục
Công tác y tế: Trạm y tế của xã đã tổ chức việc khám chữa bệnh cho người dân trong xã, duy trì trực trạm 24/24, khám chữa bệnh cho gần 9000 lượt người. Xã đã hoàn thành các chương trình y tế Quốc gia là chủ động phòng chông dịch bệnh, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Xã đã được Trung tâm y tế huyện xếp loai xã có phong trào y tế mạnh.
Công tác giáo dục của xã đã đạt được những thành tích đáng kể: Đảng, chính quyền và nhân dân luôn chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, có các hình thức khuyến khích và tạo các điều kiện cần thiết từ đó nâng cao chất lượng dậy và học. Số học sinh thi tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 100 %. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2, các trường đều đạt danh hiệu tiên tiến.
4.2. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ Ở XÃ VĂN MÔN
4.2.1. Tình hình sản xuất của làng nghề
Làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn xuất hiện từ rất sớm. Từ những năm 60 – 80 nghề đúc nhôm, chì ở Văn Môn đã phát triển mạnh và sản phẩm đồ gia dụng bằng đồng, nhôm có mặt ở nhiều nơi.
Hiện nay, hoạt động chủ yếu của làng nghề là đúc nhôm. Cả xã hiện có khoảng 450 hộ làm nghề cô đúc nhôm (có trên 100 hộ sản xuất lớn), ngoài ra còn có 236 hộ chuyên thu gom phế liệu. Sản lượng nhôm, đồng phế liệu chế biến hàng năm khoảng trên 3000 tấn. Các mặt hàng sản xuất gồm:
- Đúc nhôm: 450 hộ sản xuất gồm các mặt hàng như đồ gia dụng, nhôm thỏi…
- Đúc chì: 01 hộ sản xuất chì kẹp công tơ điện với sản lượng khoảng 100 kg/ngày.
- Đúc kẽm: 02 hộ sản xuất với lượng trên 2 tấn/ngày.
- Sản xuất đồng: 01 hộ sản xuất kéo dây cáp điện.
Nguyên liệu sử dụng là các loại phế liệu kim loại màu (nhôm, đồng, chì) như: dây điện, dụng cụ gia đình, vỏ máy các loại…Với lượng tiêu thụ khoảng trên 4000 tấn/năm. Do nguồn nguyên liệu rất phong phú nên khi cô đúc nhôm, chì chất thải chứa nhiều kim loại nặng và các tạp chất khác.
Nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình nung chảy phế liệu và đúc là than và điện với lượng tiêu thụ khoảng 870 tấn than/năm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất đã thải ra môi trường một lượng khí thải và chất thải rắn lớn. Trung bình mỗi ngày làng nghề thải ra 1500m3 khí thải bao gồm CO, CO2, SO2, Nox, bụi và bụi kim loại. Do lượng than chỉ cháy hết khoảng 75 % nên lượng xỉ than thải ra khoảng 217.5 tấn/năm, điều này gây nguy hại trực tiếp tới môi trường đất của xã Văn Môn.
4.2.2. Quy trình sản xuất và chất thải
Hoạt động sản xuất của làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn được thực hiện theo quy trình sau:
§óc
KhÝ th¶i (CO, CO2, SO2, NOx, bôi nh«m, ch×, kÏm, bôi than), to.
Khu«n
Ph«i ®óc
KhÝ th¶i, to, ån
Nguyªn liÖu(nh«m, ch×, kÏm phÕ th¶i)
ChÊt th¶i r¾n
(CTR lÉn trong phÕ liÖu, nilon ...)
ChÊt th¶i r¾n
(xØ than, xØ nh«m , ®ång...)
Níc
lµm m¸t
Hình 2. Quy trình đúc nhôm, chì có kèm theo dòng thải của làng nghề Văn Môn
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2007 [23])
S¶n phÈm th« (xoong, m©m…)
§¸nh bãng
BÓ níc s¹ch
Thµnh phÈm
Dung dÞch axÝt cã chøa cÆn nh«m
AxÝt
Ph«i ®óc nh«m
M¸y c¸n
C¾t Bavia
M¸y ®ét dËp,
gß thñ c«ng
§Çu mÈu nh«m
Níc th¶i
(Thay röa hµng ngµy)
DÇu mì
Hình 3. Quy trình sản xuất đồ gia dụng của làng nghề Văn Môn
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2007 [23])
Dựa vào hình 2 và hình 3, cùng với trang thiết bị và phương tiện sản xuất hầu hết là lạc hậu thì chất thải ở làng nghề Văn Môn tồn tại ở một số dạng sau:
- Bụi nhôm
- Khí thải: các loại khí như CO, CO2, SO2, NOx,…
- Bã, xỉ nhôm, chì, kẽm bị loại ra trong quá trình sản xuất
- Axit sau khi dùng để đánh bóng sản phẩm
- Tro được tạo ra do đốt dây đồng
- Cặn dầu thải ra từ máy biến thế, dầu mỡ có chứa bột nhôm từ các máy đột dập, cắt bavia,…
Hiện nay làng nghề Văn Môn có khoảng 450 hộ làm nghề cô đúc nhôm, kẽm, đồng (có trên 100 hộ sản xuất lớn), ngoài ra còn có khoảng 236 hộ chuyên thu gom phế liệu. Sản lượng nhôm, đồng phế liệu chế biến hàng năm khoảng trên 3000 tấn. Các mặt hàng sản xuất gồm:
+ Đúc nhôm: 450 hộ sản xuất các mặt hàng như đồ gia dụng, nhôm thỏi,…Sản lượng khoảng 2000 tấn/năm.
+ Đúc chì: 01 hộ sản xuất chì kẹp công tơ điện với sản lượng khoảng 30 tấn/năm.
+ Đúc kẽm: 02 hộ sản xuất với sản lượng trên 600 tấn/năm.
+ Sản xuất đồng: 01 hộ sản xuất kéo dây cáp điện, sản lượng 370 tấn/năm.
Do nguyên liệu sản xuất chủ yếu là phế liệu kim loại (khoảng 4000 tấn/năm) và công nghệ sản xuất thủ công nên sản phẩm chỉ chiếm 70 – 80 %, còn lại 20 – 30 % là bã xỉ kim loại và tạp chất. Như vậy, lượng bã xỉ thải ra trong quá trình sản xuất khoảng 600 – 800 tấn/năm. Xỉ nhôm còn phát sinh do việc gạn đãi bã, bột nhôm của một số hộ gia đình. Trung bình mỗi ngày mỗi gia đình sàng, đãi được khoảng 120 kg bột hoặc bã nhôm, tỉ lệ thu hồi với nguyên liệu dạng bột là 50 % nhôm còn nguyên liệu dạng bã có khả năng thu hồi được 80 % nhôm. Nhưng số hộ sản xuất theo dạng này ít, không đáng kể.
Qua khảo sát thực tế ở làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn cho thấy chất thải rắn được đóng thành bao rồi vứt xuống ao, mương, vệ đường, thậm chí còn đem ra lấp cả đồng ruộng. Con đường liên xã qua làng nghề như được rải một lớp bột nhôm. Điều này là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.
Một số hộ sản xuất đồ gia dụng như: chậu, mâm nhôm,…có dùng axit để đánh bóng sản phẩm. Lượng axít này sau khi dùng xong được đổ cùng với nước thải không qua xử lý vào hệ thống kênh, mương thoát nước rồi chảy ra sông, ao, hồ,… Đây chính là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm của làng nghề.
Ngoài các hộ sản xuất tái chế kim loại, ở Văn Môn có khoảng 236 hộ chuyên thu gom, kinh doanh phế liệu các loại như: Máy biến thế, dây cáp điện, đồ dùng sinh hoạt loại bỏ, xác máy bay,…Lượng dầu mỡ trong máy biến thế đa số được các hộ đổ tại khu đất nhà mình. Hàng năm lượng dầu mỡ trong máy biến thế thải ra môi trường của các hộ khoảng 5000 lít. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và nước ngầm do dầu, mỡ tại địa phương.
Mặt khác, hàng ngày vẫn có các hộ mang dây cáp điện ra ruộng đốt để lấy dây đồng. Lượng tro sau khi đốt không được thu gom lại mà để tại chỗ đã làm cho đất canh tác ở các ruộng này bị ô nhiễm, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa màu canh tác trên những thửa ruộng này, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân cũng như người tiêu dùng.
4.3. HIỆN TRẠNG HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT XÃ VĂN MÔN
Hầu hết các mẫu đất nghiên cứu lấy từ đất nông nghiệp và một số lấy từ đất dân sinh, vui chơi, giải trí của xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có hàm lượng As, Cd, Pb, Cu, Zn tổng số nằm dưới ngưỡng cho phép theo TCVN 7209 – 2002 và một số mẫu có hàm lượng As, Cd, Pb, Cu, Zn tổng số vượt ngưỡng cho phép của TCVN 7209 – 2002.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm của các KLN trên trong đất nghiên cứu, chúng tôi phân hàm lượng tổng số của các KLN ra các mức độ sau:
- Chưa nhiễm bẩn: Hàm lượng KLN < 70% TCVN 7209: 2002
- Nhiễm bẩn: Hàm lượng KLN từ 70 – 99% TCVN 7209: 2002
- Ô nhiễm: Hàm lượng KLN ≥ TCVN 7209: 2002
4.3.1. Hiện trạng hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp
Mẫu đất được lấy trên đất dùng cho mục đích nông nghiệp có 17 mẫu, và kết quả được thể hiện ở bảng 13:
Bảng 13. Hàm lượng tổng số một số KLN trong đất nông nghiệp xã Văn Môn
Mẫu đất
H+TĐ
As
(mg/kg)
Cd
(mg/kg)
Pb
(mg/kg)
Cu
(mg/kg)
Zn
(mg/kg)
Mẫu 1
0,64
0,46
2,15
112,30
56,83
119,36
Mẫu 2
0,78
0,56
2,01
48,58
42,14
127,49
Mẫu 3
0,57
0,60
1,13
54,26
39,44
701,86
Mẫu 4
0,67
0,53
3,52
146,54
43,38
290,97
Mẫu 5
0,81
0,68
2,31
60,04
47,79
142,49
Mẫu 6
0,81
0,64
1,52
48,79
58,46
118,43
Mẫu 7
0,54
0,67
7,89
56,43
39,44
110,52
Mẫu 8
0,74
0,64
1,21
134,57
46,78
157,45
Mẫu 9
0,73
0,55
2,11
46,57
59,42
254,13
Mẫu 10
0,78
0,63
1,85
65,98
39,05
159,04
Mẫu 11
0,83
0,67
1,38
40,62
40,47
267,64
Mẫu 12
0,79
0,57
1,56
79,26
87,65
254,98
Mẫu 13
0,57
0,54
1,59
59,24
58,26
152,00
Mẫu 14
0,79
0,57
2,14
148,24
45,92
110,56
Mẫu 15
0,67
0,68
2,21
58,46
158,13
107,80
Mẫu 16
0,75
0,74
1,16
62,75
145,26
135,02
Mẫu 17
0,78
0,72
1,89
49,97
54,12
214,98
TCVN 7209
12
2
70
50
200
Qua bảng 13 ta thấy H+ trao đổi dao động từ 0,54 – 0,83 chưa vượt quá TCCP (TCVN 7377: 2004 là 3,57 – 6,84 đối với đất phù sa). Điều này chứng tỏ khả năng liên kết của keo đất trong đất nông nghiệp xã Văn Môn tương đối yếu.
- Lượng As tổng số trong đất
Qua biểu đồ 4 ta thấy rằng lượng As tổng số dao động ở mức từ 0,46 – 0,74 mg/kg. So với tiêu chuẩn Việt Nam, tất cả các mẫu phân tích có hàm lượng As dưới tiêu chuẩn cho phép (TCVN 7209: 2002 là 12 mg/kg).
Biểu đồ 4. Hàm lượng As tổng số trong đất nông nghiệp của xã Văn Môn
Chú ý: - Từ M1 – M13 là mẫu bùn
- Từ M14 – M17 là mẫu đất canh tác
- Lượng Cd tổng số trong đất
Hàm lượng Cd tổng số trong đất nghiên cứu dao động ở mức từ 1,13 – 7,89 mg/kg, trong đó có 8 mẫu vượt quá TCCP (chiếm tỷ lệ 47,06 % tổng số mẫu) và 9 mẫu nhỏ hơn TCCP (TCVN 7209: 2002 là 2 mg/kg) nhưng có 5 mẫu đã ở mức bị nhiễm bẩn (chiếm tỷ lệ 29,41 % tổng số mẫu) (Biểu đồ 5). Các mẫu vượt quá TCCP đều ở mức ô nhiễm, đáng chú ý hơn cả là mẫu số 7 có hàm lượng Cd là 7,89 mg/kg vượt quá TCCP là 3,945 lần, vì đây là mẫu đất được lấy tại ao nuôi trồng thuỷ sản thuộc thôn Mẫn Xá – đây là thôn có hoạt động sản xuất làng nghề chủ yếu của xã, xung quanh ao là các hộ dân cư có hoạt động sản xuất đúc nhôm. Phế thải hàng ngày của các hộ sản xuấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) trong môi trường đất tại làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn – Yên Phong - Bắc Ninh.DOC