Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về diện tích, sự phân bố, thành phần loài của các cây ngập mặn tại xã Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam
Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng rừng ngập mặn bị khai thác để phục vụ mục đích nuôi tôm tại xã Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam.
Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng nuôi tôm trên diện tích rừng ngập mặn bị khai thác tại xã Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam.
Điều tra nguyên nhân phá rừng ngập mặn để nuôi tôm tại 3 xã Tam Giang – Tam Hải – Tam Hiệp – Núi Thành - Quảng Nam.
Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả rừng ngập mặn trong việc phát triển nghề nuôi tôm
77 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5671 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại xã Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sử dụng đất nông nghiệp
Tính trên tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 53.396,07 ha, đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn (65,4 %). Tuy nhiên, nếu tính diện tích đất nông nghiệp bình quân cho một hộ thì lại quá thấp chỉ khoảng 1,04 ha/hộ. Mặt khác, đất ở đây chủ yếu là đất cát pha, đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, tỉ lệ mùn trong đất thấp nên rất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa nước. Phần lớn các nhóm đất được hình thành ven sông, biển điều thích hợp cho nuôi tôm nước lợ.
Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1.885,41 ha chiếm gần 5,4% đất nông nghiệp. Trong đó, hơn 92,6% được dùng cho nuôi thủy sản nước lợ. Diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện là 7.313,06 ha chiếm 13,7% diện tích đất tự nhiên. Diện tích này chủ yếu là đất hoang hóa, đất ngập mặn, đất kém dinh dưỡng.
Ngoài ra đất trong khu vực này là đất chua mặn có thành phần sét vật lý thấp nên độ thấm nước cao, kết cấu rời rạc do đó khi cải tạo thành hồ nuôi tôm cần gia cố xử lý chống thấm nước lỡ bờ cũng như bón vôi, cải tạo pH đất trước khi đưa vào sử dụng. Với cơ cấu và đặc điểm đất đai Huyện như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì chính quyền địa phương cần phải có những phương án cụ thể như: phối hợp với nhân dân nghiên cứu chuyển đổi một số diện tích đất trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc các mục đích khác có hiệu quả hơn. Cần nghiên cứu sử dụng triệt để diện tích đất chưa sử dụng, đầu tư đất đai theo chiều sâu.
Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này chiếm 3,59% diện tích các loại đất. Đất phù sa được hình thành ven sông suối do quá trình bồi đắp sản phẩm từ đồi núi cao đưa xuống phủ lên nền mà trước đây là cát biển có dạng hình lượn sóng do đó độ dày mỏng phụ thuộc vào lượn sóng ấy. Thuộc nhóm này gồm có: Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng có glây (Pg), đất phù sa sông suối (Py), đất phù sa cổ (Pc). Nhóm đất này được khai thác chủ yếu cho mục đích lâm nghiệp và lâm nghiệp.
Nhóm đất cát biển (Cc): Nhóm đất này chiếm diện tích khá lớn (22,23%) diện tích các loại đất được hình thành ở ven biển và cửa sông, do hoạt động cửa biển tạo thành các dải cát chạy dọc bờ biển. Có nơi được gió vun lên thành cồn cát nổi ổn định. Đất này thường nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, khó sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Nhóm đất này phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 1A về phía đông nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và văn hóa phúc lợi.
Nhóm đất phèn mặn: Nhóm đất này được hình thành ở ven sông và vùng hạ lưu sông có quan hệ với sự xâm nhập của thủy triều gây mặn bề mặt hay mạch ngầm. Đặc điểm nhóm này có độ phì cao, các phản ứng trao đổi trong đất xảy ra mạnh, nhưng yếu tố hạn chế là phèn và mặn.Thuộc nhóm đất này gồm có: đất mặn và cát mặn (M, Mc), đất phèn mặn và cát phèn mặn (SM, SMc).
Đất đai ở huyện Núi Thành được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau được thể hiện ở bảng 4.2:
Bảng 2.4: Diện tích đất sử dụng theo các mục đích khác nhau
Loại hình sử dụng đất
Diện tích (ha)
%
1. Đất nông nghiệp
34.917,29
65,4
1.1. Đất trồng cây hàng năm
6.485,20
18,6 %
1.2. Đất trồng cây lâu năm
2.099,75
6,0 %
1.3. Đất lâm nghiệp
24.413,28
69,9 %
1.4. Đất nuôi trồng thủy sản
1.885,41
5,4 %
1.5. Đất nông nghiệp khác
32,84
1 %
2. Đất phi nông nghiệp
11.165,71
20,9
3. Đất chưa sử dụng
7.313,06
13,7
Tổng
53.396,07
100
Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2008 của huyện Núi Thành
Huyện Núi Thành là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất so với các huyện khác trong tỉnh trong đó chủ yếu là diện tích cho nuôi tôm sú và hiện nay thêm đối tượng nuôi mới là tôm thẻ chân trắng. Diện tích rộng lớn này là do Huyện có bờ biển dài 37 km, với 2 cửa biển là cửa Lỡ, cửa An Hòa và lưu vực sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển cùng với vùng hạ lưu của hệ thống các con sông lớn Tam Kỳ, Vĩnh An, sông Trầu thành một vùng đầm nước lợ rộng khoảng trên 3.000 ha. Chính điều kiện tự nhiên trên đã tạo cho Núi Thành có vùng đất ngập nước ven biển khá rộng lớn. Toàn huyện có 13/17 xã, thị trấn 75/136 thôn có vùng đất ngập nước ven biển. Đặc biệt, tất cả các thôn của 5 xã vùng biển đều có vùng đất ngập nước ven biển là Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải.
Tổng diện tích tự nhiên của 13 xã, thị trấn có vùng đất ngập nước là 27.628 ha, chiếm tỷ lệ 51,83% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, dân số 128.578 người chiếm 88,1% dân số của huyện, có 61.209 nhân khẩu trong độ tuổi lao động, chiếm 88,11% tổng nhân khẩu trong độ tuổi lao động của toàn huyện.
Đất ngập nước ven biển Núi Thành cũng rất đa dạng bao gồm vùng nuôi trồng thủy sản, bãi cát, sỏi, cuội, ruộng muối, bãi bùn, bãi lầy ngập triều, đầm phá, cửa sông, đồng bằng ven sông có ảnh hưởng của thủy triều, rừng ngập mặn, thảm thực vật, quần thể san hô chiếm diện tích trên 10.489,72 ha. Trong thời gian qua, vùng đất ngập nước ven biển của huyện đã được cộng đồng cư dân địa phương đầu tư khai thác, sử dụng để phát triển sản xuất như làm muối, đào đắp ao nuôi trồng thủy sản, trồng lúa màu, đánh bắt thủy sản, du lịch, giao thông...Đây là tiềm năng lớn để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Nhìn chung các hoạt động sản xuất trên vùng đất ngập nước ven biển đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho một số hộ vươn lên làm giàu chính đáng làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sông nước [2; 4].
2.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Núi Thành
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của huyện Núi Thành đã dần đi vào ổn định, từng bước tăng trưởng và hòa nhập và nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi thành phần, mọi cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong đó, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện trong năm 2008 đạt 1.635 tỷ đồng tăng 27,58 % so với năm 2007, đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn theo giá thực tế đạt 4.041 tỷ đồng. Trong đó, công nghiệp- xây dựng chiếm 58,60%, dịch vụ chiếm 14,25%; nông lâm thủy sản chiếm 27,15% [5].
2.4.2.2. Dân cư và nguồn lao động
Dân số và lao động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu ngành cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ.
Bảng 2.5: Tình hình dân số và lao động của huyện Núi Thành
STT
Đặc điểm dân cư
Đơn vị tính
Số lượng
1
1. Tổng số hộ
Hộ
34.280
2
2. Tổng số nhân khẩu
Người
145.349
3
2.1. Nam
70.653
4
2.2.Nữ
74.696
5
3. Tổng số lao động
Người
63.833
6
3.1. Nông nghiệp
37.996
7
3.2. Lâm nghiệp
332
8
3.3. Thủy sản
10.250
9
3.4. Công nghiệp
7.351
10
3.5. Thương nghiệp Dịch vụ
7.479
11
3.6. Ngành nghề khác
425
12
4. Tốc độ tăng dân số
%
1,3
13
5. Mật độ dân số
Người/km2
273
14
6. Lao động bình quân/hộ
Người/hộ
2,02
15
7. Nhân khẩu bình quân /hộ
Người/hộ
4,33
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm 2007
Hiện nay, toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn tổng cộng có 34.286 hộ với tổng số nhân khẩu là 145.349 người. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên khoảng 1,3% (năm 2007). Mật độ dân số là 273 người/km2 được phân bố nằm rải rác trong toàn huyện, tuy nhiên giữa các xã đồng bằng và miền núi sự phân bố dân cư cũng có sự chênh lệch rất lớn, dân cư tập trung nhiều hơn ở các xã đồng bằng (thị trấn Núi Thành, Tam Xuân 1, Tam Xuân 3, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hiệp, Tam Nghĩa) và các xã miền biển (Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Quang, Tam Giang, Tam Hải) mà đông nhất là ở thị trấn Núi Thành là 2.228 người/km2, xã Tam Quang là 1.175 người/ km2. Trong khi đó, các xã miền núi dân cư thưa thớt hơn với mật độ dưới 110 người/km2 (trừ Tam Mỹ Đông 403 người/km2 ) có nơi chỉ 31 người/km2 như Tam Trà.
Về thành phần dân tộc: trên địa bàn Huyện có hai thành phần dân tộc, trong đó, chủ yếu là người Kinh và một số lượng ít người Cor (850 người, hộ, sống tại các thôn 4, 6 và 8 xã Tam Trà).
Với đặc điểm dân số như vậy đã tạo ra một trong những yếu tố thuận lợi nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện là: trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Núi Thành ít chịu sức ép bởi sự gia tăng dân số hàng năm. Với mức độ tăng dân số như vậy, hàng năm lực lượng lao động của huyện được được bổ sung khoảng 1890 lao động. Điều này rất phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tổng số lao động của toàn huyện là 68.896 lao động, số lao động bình quân trên hộ là 2,06 người/hộ. Lao động nam là 31.278 người chiếm 45,4% trong tổng số lao động, lao động nữ chiếm 54,6%. Với cơ cấu lao động trong các ngành nghề như sau:
Nông - Lâm - Thủy sản : 50.478 người chiếm 73,26%, gồm:
Nông nghiệp: 37.996 người, chiếm 75,27%.
Lâm nghiệp: 332 người, chiếm 0,87 %.
Thủy sản: 10.250 người, chiếm 20,30%.
Công nghiệp, xây dựng: 7.351 người, chiếm 10,6%
Thương nghiệp dịch vụ: 7.479 người, chiếm 11,07 %.
Ngành nghề khác: 425 người, chiếm 0,63%.
Đa số lao động ở đây là lao động nông thôn, mặc dù có trình độ văn hóa không cao cũng như trình độ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất còn thấp, nhưng người dân ở đây lại rất chăm chỉ, cần cù lại tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất qua nhiều thế hệ, đặc biệt, có một bộ phận lớn dân cư ở các xã ven biển trước đây có nguồn gốc là dân vạn đò hoặc sống nhiều năm gần miền sông nước nên họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về chế độ nước cũng như đặc điểm của những con sông, những mảnh đất nơi họ sinh sống. Có thể thấy lao động trong ngành thủy sản chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động của toàn bộ nền kinh tế huyện chỉ sau ngành nông nghiệp truyền thống của người dân vốn đã có từ lâu đời. Điều này cho thấy nuôi trồng và khai thác thủy sản cũng là một ngành nghề chủ yếu của người dân trong huyện, trong đó nghề nuôi tôm giữ một vị trí quan trọng bởi những đóng góp của nó trong việc nâng cao đời sống người dân nơi đây [5].
2.4.2.3. Giáo dục, y tế
Thực hiện phương châm kết hợp tuyên truyền giáo dục thông qua các hình thức tập huấn, mỗi năm trung tâm khuyến ngư cùng bộ phận thủy sản của huyện Núi Thành đã tổ chức được 12 lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật nuôi thủy sản cho người 553 người tham dự. Trong đó có 2 lớp kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. một lớp thú y thủy sản, 4 lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Huyện cũng đã tổ chức hội thảo phân tích các lợi ích của việc thành lập các tổ nuôi tôm cộng đồng cho người dân và đã thành lập được 12 tổ nuôi tôm nước lợ theo hướng quản lý cộng đồng, với 347 hội viên ở xã Tam Xuân 2. Điều này giúp cho các khu vực nuôi tôm có trách nhiệm trước cộng đồng trong việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường nuôi nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
2.4.2.4. Các hoạt động kinh tế
Năm 2006, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 1.071,68 tỷ đồng, tăng 14,26 % so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp -Xây dựng 47,02%, Nông nghiệp 34,07%, Thương mại – Dịch Vụ 18,91; (Nghị quyết: Công nghiệp - Xây dựng: 48,35%; Nông – Lâm –Ngư nghiệp: 29,49%; Thương mại – Dịch vụ: 22,16%).
a. Về công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng trên địa bàn 503,95 tỷ đồng tăng 21,98 % so với năm 2005. Giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh 304,4 tỷ đồng, tăng 35,52% so cùng kỳ, đạt 95,12 %; công nghiệp quốc doanh đạt 100,74 tỷ đồng tăng 3,6% so năm 2005 (doanh nghiệp quốc doanh trung ương quản lý 67,62 tỷ đồng, quốc doanh địa phương quản lý 33,12 tỷ đồng); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 69,77 tỷ đồng tăng 3,59 %.
b.Về nông nghiệp – lâm ngư nghiệp
Giá trị sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp (giá cố định 1994) 365,2 tỷ đồng, tăng 5,74% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp 114,2 tỷ đồng, tăng 5,07 %; lâm nghiệp 4,5 tỷ đồng, tăng 1,15%; thuỷ sản 246,3 tỷ đồng, tăng 6,14%. Sản lượng cây lương thực có hạt 32.929 tấn.
c.Về thủy sản
Tổng số phương tiện tham gia đánh bắt 1.576 chiếc, trong đó 1.191 phương tiện gắn máy. Sản lượng khai thác hải sản 19.840 tấn; sản lượng có giá trị xuất khẩu 8.170 tấn. Nuôi trồng thuỷ sản: diện tích 1.980 ha. Sản lượng tôm thu hoạch 1.897 tấn.
d. Về dịch vụ
Thương mại, dịch vụ giá trị đạt 202,7 tỷ đồng; Trong đó ngành thương mại đạt: 171,68 tỷ đồng, tài chính tín dụng: 10,82 tỷ đồng, bưu chính viễn thông: 21,5 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 10,99 triệu USD. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 51,84 tỷ đồng, đạt 115,58%, tăng 135,69% so với năm 2005. Tổng chi ngân sách Nhà nước huyện :136,25 tỷ đồng, đạt 152,8% , tăng 39,9% so với năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo: 23,93% ;Tỷ lệ giảm sinh: 1,18 % ;Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng: 21,47% .
2.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG RNM NÚI THÀNH - QUẢNG NAM
Huyện Núi thành có bờ biển dài 37 km, với 2 cửa biển là cửa Lỡ, cửa An Hòa và lưu vực sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển cùng với vùng hạ lưu của hệ thống các con sông lớn Tam Kỳ, Vĩnh An, Trâu, Trầu tạo thành một vùng đầm phá nước lợ rộng khoảng trên 3.000 ha. Chính điều kiện tự nhiên trên đã tạo cho Núi Thành có vùng đất ngập nước ven biển khá rộng lớn. Toàn huyện có 13/17 xã, thị trấn, 75/136 thôn có vùng đất ngập nước ven biển. Đặc biệt, tất cả các thôn của 5 xã vùng biển đều có vùng đất ngập nước ven biển.
Đất ngập nước ven biển Núi Thành cũng rất đa dạng bao gồm vùng nuôi trồng thủy sản, bãi cát, sỏi, cuội, ruộng muối, bãi bùn, bãi lầy ngập triều, đầm phá, cửa sông, đồng bằng ven sông có ảnh hưởng của thủy triều, rừng ngập mặn, thảm thực vật, quần thể san hô.
Trong thời gian qua, vùng đất ngập nước ven biển của huyện đã được cộng đồng cư dân địa phương đầu tư khai thác, sử dụng để phát triển sản xuất như làm muối, đào đắp ao nuôi trồng thủy sản, trồng lúa màu, đánh bắt thủy sản, du lịch, giao thông...
Nhìn chung các hoạt động sản xuất trên vùng đất ngập nước ven biển đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho một số hộ vươn lên làm giàu chính đáng làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sông nước.
Hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển Núi Thành cũng rất đa dạng với các hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô,...
Rừng ngập mặn Núi Thành trước đây rộng khoảng trên 220 ha với các loài thực vật bậc cao như mắm, bần, đước, dừa nước...Do phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, nên rừng ngập mặn đã bị người dân chặt phá làm muối, đào đắp ao nuôi tôm. Đến năm 1997 chỉ còn lại khoảng 63 ha và hiện nay chỉ còn khoảng 10 ha. Đặc biệt vẫn còn giữ được khoảng gần 5 ha rừng dừa nước ở lưu vực sông Bến Đình, xã Tam Nghĩa. Rừng dừa nước này xã đã giao cho các hộ gia đình quản lý và chỉ được phép khai thác lá dừa và các loài thủy sản ở khu vực liền kề và có trách nhiệm bảo vệ và trồng phục hồi rừng dừa nước.
Chất lượng nước trên đầm phá Trường Giang, vùng biển ven bờ ngày càng xấu đi do sự ô nhiễm từ các hoạt động như thải dầu của tàu thuyền, nước thải từ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có các hóa chất độc hại, chất thải sinh hoạt của cộng đồng cư dân vùng đất ngập nước và các chất thải công nghiệp khác...
Đất ngập nước nói chung và đất ngập nước ven biển nói riêng không những đem lại lợi ích kinh tế mà ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bởi các chức năng đa dạng của nó như điều tiết và làm sạch nước, khống chế lũ bão, chống xói mòn đất, lưu giữ phù sa, cung cấp dinh dưỡng, năng suất sinh khối cao, nơi trú ngụ của các loài sinh vật, ổn định khí hậu, đất, phục vụ giao thông thủy lợi cũng như tạo cảnh quan sinh thái cho du lịch giải trí và nghiên cứu khoa học. Nhiều chức năng này còn có ý nghĩa quan trọng ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Nếu thay đổi đất ngập nước mà không tính đến các chức năng quan trọng của chúng, hậu quả có thể nghiêm trọng ngay tức khắc đối với đời sống của con người.
Thế nhưng các hoạt động của con người khai thác tài nguyên đất ngập nước trên đia bàn huyện Núi Thành đã và đang diễn ra theo chiều hướng bất lợi cho phát triển, làm tổn hại tới các hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản...Hy vọng rằng trong thời gian tới với sự quan tâm giúp đỡ của các nhà khoa học, các ngành, các cấp chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp hửu hiệu để tài nguyên đất ngập nước Núi Thành được khai thác, sử dụng một cách khoa học góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.
Diện tích rừng ngập mặn và đất có khả năng trồng rừng ngập mặn của huyện Núi Thành được phân bố như sau:
Bảng 2.6. Diện tích rừng ngập mặn rừng ngập mặn của huyện Núi Thành
TT
Đơn vị xã
Diện tích rừng ngập mặn
Diện tích rừng hiện còn chia theo mật độ
Ghi chú
Tổng
(ha)
Đất không có rừng
Đất có rừng
< 500 cây/ha
500-1000
1000-1500
> 1500
1
Tam giang
24.0
10.0
14
12.0
2.0
2
Tam quang
2.2
0.9
1.3
1.3
3
Tam hải
22.7
4.9
17.8
17.8
4
Tam hoà
74.7
62.3
12.4
4.5
7.9
5
Tam tiến
16.5
15.2
1.3
1.3
6
Tam xuân1
2.5
2.5
7
Tam xuân2
13.45
11.52
1.93
1.6
0.3
0.03
8
Tam anh
23.1
16.7
6.4
1.9
4.5
9
Tam hiệp
30.6
25.1
5.5
5.5
10
Thị trấnNT
3.7
2.2
1.5
1.5
11
Tam nghĩa
6.8
5.3
1.5
1.5
12
Tam mỹ
3.8
2.6
1.2
1.2
13
Tổng cộng
224.5
159.22
64.83
4.5
33.0
24.6
2.73
Nguồn: Quy hoạch đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ giai đoạn 2008-2015
Qua bảng 4.7 chúng ta thấy rằng xã Tam Hoà là xã có diện tích lớn nhất so với các xã và thị trấn. Trong đó, xã Tam Hải có diện tích rừng đứng thứ 5 chiếm 22,7 % mà Tam Hải là xã mà được bao bọc bởi con sông Trường Giang, phía đông giáp biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và sinh trưởng cây ngập mặn nhưng trước năm 1990 do phong trào nuôi tôm phát triển tự phát diễn ra mạnh mẽ nên xảy ra tình trạng khai hoang những bãi bồi ven sông, khai thác rừng ngập mặn và tự chuyển đổi đất màu sang đất nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, diện tích RNM của xã Tam Hải bị suy giảm nghiêm trọng.
Phần 3.
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng rừng ngập mặn tại xã Tam Hải – Núi Thành – Quảng Nam
Hình 3.1: Rừng ngập mặn tại xã Tam Hải – Núi Thành – Quảng Nam
Quá trình khai thác RNM để phục vụ cho việc nuôi tôm.
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu tại các dãi rừng ngập mặn tại xã Tam Hải – Núi Thành – Quảng Nam.
Phòng tài nguyên môi trường huyện Núi Thành – Quảng Nam.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên có liên quan đến hiện trạng RNM để phục vụ cho mục đích nuôi tôm tại xã Tam Hải – Núi Thành – Quảng Nam.
Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về diện tích, sự phân bố, thành phần loài của các cây ngập mặn tại xã Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam
Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng rừng ngập mặn bị khai thác để phục vụ mục đích nuôi tôm tại xã Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam.
Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng nuôi tôm trên diện tích rừng ngập mặn bị khai thác tại xã Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam.
Điều tra nguyên nhân phá rừng ngập mặn để nuôi tôm tại 3 xã Tam Giang – Tam Hải – Tam Hiệp – Núi Thành - Quảng Nam.
Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả rừng ngập mặn trong việc phát triển nghề nuôi tôm.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Đây là một phương pháp cần thiết và rất quan trọng, nhằm bổ sung và kiểm chứng lại toàn diện các số liệu, các thông tin đã tiến hành thu thập, đồng thời còn giúp chúng ta trực tiếp thu thập được các số liệu để từ đó tính toán được diện tích rừng ngập mặn tại địa phương.
Công tác khảo sát thực địa được tiến hành chủ yếu tại xã Tam Hải nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng rừng ngập mặn của toàn huyện và xem xét tình hình khai thác và sử dụng của xã, từng khu vực riêng biệt.
Tham quan, tìm hiểu các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng ngập mặn trong việc phát triển nghề nuôi tôm.
3.4.2. Phương pháp thống kê
Đây là phương được sử dụng nhằm thu nhập các số liệu có liên quan đến đề tài, đến các khu vực nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các số liệu nói trên cung cấp cho người nghiên cứu có cái nhìn khái quát về lãnh thổ từ đó thực hiện các phương pháp tiếp theo . Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này cần phải dựa vào đề cương đã vạch sẵn để tránh dư thừa các số liệu không cần thiết cũng như thiếu các số liệu không cần thiết cũng như thiếu các số liệu theo yêu cầu nghiên cứu.
Nguồn tài liệu được thống kê bao gồm :
Báo cáo về diện tích rừng ngập mặn để phục vụ mục đích nuôi tôm.
Các tài liệu khảo sát ngoài thực địa có liên quan đến rừng ngập mặn.
Các dữ liệu thống kê của khu vực nghiên cứu trong các năm .
Các bản đồ và các số liệu tổng hợp từ các bản đồ.
3.4.3. Phương pháp PRA
Đợt điều tra nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). Công cụ và phương pháp dựa vào tài liệu của Cục Khuyến nông Khuyến lâm năm 1998 có cải tiến. Vai trò tham gia tích cực của người dân địa phương được khuyến khích. Nhóm điều tra lắng nghe và đưa ra các câu hỏi gợi ý tìm hiểu thực tế thông qua việc người dân tự đánh giá tình hình đời sống của mình, nêu ra được các khó khăn cũng như cơ hội phát triển của địa phương, từ đó đề xuất hướng giải quyết.
Công cụ
Các công cụ được sử dụng bao gồm bảng biểu chuẩn bị trên giấy khổ lớn A0, bút màu, bìa màu, kéo, sổ tay, bút.
Thông tin cần thu thập
Thông tin cần thu thập bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu về diện tích rừng ngập mặn của 3 xã, đặc điểm phân bố cây ngập mặn, các tài liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng rừng ngập mặn phục vụ cho mục đích nuôi tôm, các giải pháp sử dụng hợp lý rừng ngập mặn.
Lựa chọn thông tin viên
Tiêu chuẩn lựa chọn là số lượng thành viên trong nhóm không quá đông cũng không quá ít, có tính đại diện, cân bằng về giới và tuổi tác, cụ thể như sau:
Cán bộ lãnh đạo thôn, hay các nhóm, hội, tổ ở thôn
Người nhiều tuổi, có nhiều kinh nghiệm khai thác rừng ngập mặn.
Nông dân có nhiều kinh nghiệm
Người hiểu biết rộng, đã từng đi nhiều
Có tinh thần xây dựng, mạnh dạn, cởi mở
Có cả trẻ, già, nam, nữ
Nhóm 3 thông tin viên (2 nam và 1 nữ) được lựa chọn làm đại diện cho mỗi thôn chia thành 3 tổ làm việc với nhóm nghiên cứu đa ngành gồm 8 chuyên gia (Cố vấn trưởng dự án, các nhà thực vật học, sinh thái học, lâm học, xã hội học, nông học, thổ nhưỡng) thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện Núi Thành.
Chọn địa điểm
Các thôn lựa chọn để điều tra dựa trên các tiêu chí đã được thống nhất:
Có nhiều hộ gia đình khai thác các sản phẩm rừng, do đó phụ thuộc nhiều vào rừng.
Có nhiều tác động lên các nguồn tài nguyên rừng
Có sự chênh lệch về điều kiện kinh tế (nghèo, trung bình, khá)
Mỗi thôn chọn 3 thông tin viên (2 nam, 1 nữ)
Chương trình làm việc
Từ 8/3 đến 1/5, thời gian làm việc tại mỗi thôn là một ngày, tuy ngắn nhưng nhờ có sự nỗ lực và phối hợp nhịp nhàng của các cán bộ hiện trường nên đã đáp ứng tốt kế hoạch đề ra. Sau khi điều tra mỗi thôn, đoàn tổ chức họp 1 ngày để rút kinh nghiệm. Nhờ vậy các sáng kiến được phát huy và có thể hạn chế bớt thiếu sót cho những đợt điều tra sau.
Kết quả mong đợi
Thu thập toàn bộ các thông tin đã dự kiến. Đưa ra được một số các phương pháp sử dụng hợp lý rừng ngập mặn cho mỗi thôn. Các cán bộ dự án và đặc biệt cán bộ hiện trường Núi Thành được trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm làm việc có sự tham gia của người dân.
Hạn chế
Quá trình điều tra được tiến hành trong một thời gian tương đối ngắn nên còn có những thông tin bị sót hoặc không thống nhất. Một số biểu mẫu điều tra còn mang tính thông tin thấp hoặc chưa rõ ràng và đôi khi trùng lặp.
3.4.4. Phương pháp thu thập thông tin
Sau khi tìm hiểu thực địa để có những đánh giá khách quan, chính xác phải thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến nội dung nghiên cứu. Những thông tin tổng hợp này đã được lưu trữ khá đầy đủ ở Phòng tài nguyên huyện Núi Thành, Phòng nông nghiệp nông thôn của huyện dưới các dạng sau:
Trình bày bằng văn bản (sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu có liên quan…)
Số liệu thống kê
Các dạng khác (thực địa, điều tra khảo sát, trên mạng…)
Tuy nhiên để có được những thông tin thực tiễn có giá trị từ những cơ sở trên cần phải lập kế hoạch cụ thể, tỉ mỹ:
Xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ cụ thể phải đạt được.
Tiến hành thực địa, thu thập tài liệu theo chương trình.
Ghi chép kết quả quan sát theo các cách: ghi vắn tắt, ghi theo phiếu in sẵn, ghi biên bản, ghi nhật ký theo thời gian, không gian…
Kiểm tra kết quả quan sát được bằng nhiều cách: trò chuyện, sử dụng các tài liệu khác để đối chiếu, quan sát lại lần hai…
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được tiến hành tổng hợp và xử lí bằng phần mềm excel 2003.
Phần 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
Để đánh giá hiện trạng khai thác RNM phục vụ cho mục đích nuôi tôm tại xã Tam Hải – Núi Thành – Quảng Nam chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế và sử dụng các công cụ của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại xã Tam Hải - Núi Th.doc