Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường và ảnh hưởng đến dân sinh của kênh nhiêu lộc - Thị nghè đoạn chảy qua cầu điện biên phủ đến hết thảo cầm viên Sài Gòn

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước kênh, hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đâu đâu cũng đưa tin về dọc bờ kênh rác thải trôi lềnh bềnh, bốc mùi tanh tưởi, màu nước đen sẫm, đặc quánh khiến nhiều loại thủy sinh đồng loạt ngoi ngóp vì thiếu oxy.

Trên bờ, mùi hôi nồng nặc xộc thẳng lên mũi. Chính mùi hôi thối đã ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và kinh doanh của những hộ dân đang sinh sống và nhà hàng, quán ăn ven con sông du lịch này.

 Tình trạng ô nhiễm hiện nay ở kênh đặc biệt là mùa mưa và mùa khô đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người dân. Vào mùa khô nước thường có màu đen, mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân ven kênh. Vào mùa mưa tình trạng triều cường gây ngập các tuyến đường làm cản trở giao thông. Những người dân sống nơi đây có chung bức xúc: “khi nước rút là con kênh lại bốc mùi. Nhất là sau khi mưa to xong, con kênh lại hôi thối hơn vì cá chết nhiều”.

Việc ô nhiễm nước kênh trầm trọng như vậy đã gây mất cảnh quan và cân bằng sinh thái nơi đó nói riêng và thành phố nói chung. Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng tác động đầu tiên phải xét đến đó chính là sức khỏe con người. Tình trạng vệ sinh kém mức độ ô nhiễm vi sinh cao, có thể dẫn đến các dịch bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe.Việc phát sinh mùi và khí là nguyên nhân chính khiến người dân khó chịu nhất, nguy hiểm hơn là các loại khí độc đi vào không khí có thể gây chết đối với trẻ sơ sinh, gây các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng tới thai kì

 

docx10 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường và ảnh hưởng đến dân sinh của kênh nhiêu lộc - Thị nghè đoạn chảy qua cầu điện biên phủ đến hết thảo cầm viên Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ---›&š--- BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÂN SINH CỦA KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ ĐOẠN CHẢY QUA CẦU ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẾN HẾT THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN ĐỀ TÀI GVHD:PGS. TS. LÊ QUỐC TUẤN Thứ 4- Tiết 7,8,9 TV303 Nhóm thực hiện Lê Vũ Quốc Bảo 13149016 Lê Việt Mỹ 13149239 Nguyễn Minh Tấn 13149347 Lê Phan Thùy Dương 13149064 Bùi Thị Hồng Nhung 13149283 Nguyễn Hoàng Phương Ngân 13149249 Ngô Thị Thu Ngân 13149248 TP.HCM 10/2015 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Nước là nguồn tài nguyên quan trọng và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm đời sống đối với con người. Dù vậy,nhận thức còn hạn chế con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng nhưng không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động của con người đang làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước. Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước đang được xã hội quan tâm. Thành phố chúng ta vốn nhiều kênh rạch, sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức nên các con kênh này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng không chỉ gây mất vẻ mỹ quan, làm tổn thất tài nguyên, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.  Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nằm trên địa bàn thành phố cũng là một trong những con kênh hiện đang ô nhiễm nặng nề. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân hai bên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết phải được tiến hành. 1.2. Mục tiêu và nội dung của đề tài: 1.2.1 Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Khảo sát ảnh hưởng của nước kênh đến chất lượng đời sống người dân 1.2.2. Nội dung của đề tài Thu thập tài liệu về hiện trạng của kênh lúc chưa cải tạo và sau khi cải tạo Thu thập thông tin về dân sinh, kinh tế, xã hội và môi trường Qua công tác thu mẫu và phân tích xác định chất lượng nước kênh hiện tại, đánh giá chất lượng nước kênh dựa theo tiêu chuẩn Qua bảng khảo sát xã hội cho người dân sống dọc hai bên kênh đánh giá mức độ ảnh hưởng của kênh lên chất lượng cuộc sống người dân 1.3 Giới hạn, phạm vi đề tài Do hạn chế về điều kiện kinh tế, các dụng cụ thiết bị đo đạc, số lượng thành viên nên nhóm chỉ tập trung đánh giá hiện trạng môi trường nước trên một đoạn kênh Nhiêu Lộc từ cầu Điện Biên Phủ đến hết Thảo cầm viên Sài Gòn. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về khu vực khỏa sát: 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên: 2.1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình địa chất Nhiêu Lộc – Thị Nghè là dòng kênh quan trọng của TPHCM ,là một trong ba tuyến sông nước tự nhiên cổ nhất (cùng với sông Sài Gòn và sông Bến Nghé), ăn sâu vào lòng thành phố với nhiều chi lưu và đi qua nhiều quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình. Đầu nguồn bắt đầu từ địa phận quận Tân Bình (khu vực ngã 4 Bảy Hiền) chảy đến cửa Ba Son tại cảng Ba Son và cuối cùng đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chảy trên vùng trũng thấp của khối đất xám phát triển trên phù sa cổ có độ cao khoảng 8m so với mực nước biển, đất chủ yếu là cát pha sét. Đây là hệ thống thoát nước chính cho các quận nội thành của TPHCM sau đó đổ ra sông Sài Gòn. Toàn tuyến kênh chính có chiều dài 9.470m,các chi lưu khác có chiều dài khoảng 8.716m. nhưng qua thời gian kênh bị bồi đắp phần thượng lưu bị cắt cụt tại đường Lê Bình (quận Tân Bình hiện nay) nên chiều dài kênh chỉ còn 8692m, rộng 27m ở thượng nguồn và mở rộng ra 90m ở hạ lưu. Độ sâu trung bình là 5m, chảy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Mặc dù có chiều dài khá xa nhưng độ chênh lệch về cao độ địa hình đầu nguồn (Tân Bình) và cuối nguồn (sông Sài Gòn), chỉ khoảng 1m. Mặt khác, dòng kênh phải trải qua nhiều khúc uốn lượn từ đoạn đầu Lê Văn Sỹ đến Cầu Bông nên mức độ chuyển tải chất thải ra sông Sài Gòn rất kém. Do yếu tố uốn lượn này mà lượng bùn rác tích tụ dưới lòng kênh qua thời gian là rất lớn. 2.1.1.2 Đặc điể khí hậu: Cũng tương tự đặc điểm khí hậu của TPHCM có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ giữa các tháng ít biến động. Chỉ biến động trong khoảng 5-70C . Nhiệt độ trung bình năm là 27oC. Chế độ mưa: Khoảng 90% lượng mưa nằm trong mùa mưa, lượng mư trung bình trong mùa mưa là 300mm/tháng, lượng mưa trong mùa khô rất nhỏ (khoảng 5 – 50mm/tháng) hoặc không có mưa. Chế độ gió: có hai hướng gió chính trong năm là Đông Nam và Tây Nam Bức xạ mặt trời: số giờ nắng trong năm là 1500 giờ. Mỗi ngày có khoảng 11,5 đến 12,5 giờ nắng. 2.1.1.3 Đặc điểm thủy văn: Lưu lượng dòng chảy vào sông Sài Gòn của lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè là 1,16m3/s. Theo chế độ thủy triều, có thể chia nhiều thời kì trong năm Thời kì triều cao: tháng 9, 10, 11, 12 Thời kì triều thấp: tháng 4, 5, 6, 7, 8 Thời kì triều trung bình: tháng 1, 2, 3 Hàng tháng có hai thời kì triều cường tủy thuộc vào chu kỳ mặt trăng trong các ngày 1, 2, 3 và 14, 15, 17 âm lịch và 2 thời kì triều thấp giữa các ngày kể trên. 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: 2.1.2.1 Đặc điểm về dân cư: Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè là nơi cư trú của 1,2 triệu dân, chiếm 31,2% tổng số dân thành phố Mật độ dân số trung bình của lưu vực là 294 người/ha. 2.1.2.2 Đặc điểm về giao thông: Kênh nằm trên địa bàn của 7 quận nên ảnh hưởng đến giao thông của thành phố rất nhiều Đoạn hạ lưu (quận 1): tuyến đường Hoàng Sa đã được cải tạo sạch đẹp Đoạn thượng nguồn (quận 3, quận Phú Nhuận) xây dựng thêm nhiều cầu bê tông mới Có rất nhiều cầu bắt qua kênh đóng vai trò là tuyễn giao thông chính của thành phố: cầu Thị Nghè. Cầu Điện Biên Phủ, cầu Bông, cầu Công Lý, cầu Lê Văn Sỹ, 2.1.2.3 Đặc điểm về du lịch Chiều 1-9-2015, Sở Du lịch và Sở Giao thông Vận tải TP HCM đã chính thức làm lễ khai trương, đưa tuyến du lịch đường thủy nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào khai thác phục vụ người dân TP. Dự án do Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đầu tư và khai thác. Tuyến du lịch đường thủy trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có tổng chiều dài 4,5 km, đi qua địa bàn các quận 1, 3, Bình Thạnh và Phú Nhuận. Toàn tuyến có 2 nhà ga.. Để phục vụ du khách, chủ đầu tư đã chuẩn bị 10 thuyền nhỏ và 2 thuyền lớn. Thay vì sử dụng động cơ, thuyền sẽ được vận hành bằng chèo hoặc chống để tránh ảnh hưởng môi trường sinh thái và tạo cho khách tham quan cảm giác thư thái. Bên cạnh đó du khách không chỉ tham quan mà còn được thưởng thức một số nét văn hóa, nghệ thuật (như đờn ca tài tử) tái hiện nét sinh hoạt văn hóa của người dân TP.HCM. 2.2 Ảnh hưởng của nước kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè lên đời sống người dân: Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước kênh, hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đâu đâu cũng đưa tin về dọc bờ kênh rác thải trôi lềnh bềnh, bốc mùi tanh tưởi, màu nước đen sẫm, đặc quánh khiến nhiều loại thủy sinh đồng loạt ngoi ngóp vì thiếu oxy. Trên bờ, mùi hôi nồng nặc xộc thẳng lên mũi. Chính mùi hôi thối đã ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và kinh doanh của những hộ dân đang sinh sống và nhà hàng, quán ăn ven con sông du lịch này. Tình trạng ô nhiễm hiện nay ở kênh đặc biệt là mùa mưa và mùa khô đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người dân. Vào mùa khô nước thường có màu đen, mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân ven kênh. Vào mùa mưa tình trạng triều cường gây ngập các tuyến đường làm cản trở giao thông. Những người dân sống nơi đây có chung bức xúc: “khi nước rút là con kênh lại bốc mùi. Nhất là sau khi mưa to xong, con kênh lại hôi thối hơn vì cá chết nhiều”. Việc ô nhiễm nước kênh trầm trọng như vậy đã gây mất cảnh quan và cân bằng sinh thái nơi đó nói riêng và thành phố nói chung. Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng tác động đầu tiên phải xét đến đó chính là sức khỏe con người. Tình trạng vệ sinh kém mức độ ô nhiễm vi sinh cao, có thể dẫn đến các dịch bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe.Việc phát sinh mùi và khí là nguyên nhân chính khiến người dân khó chịu nhất, nguy hiểm hơn là các loại khí độc đi vào không khí có thể gây chết đối với trẻ sơ sinh, gây các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng tới thai kì Bên cạnh đó, hoạt động buôn bán, dịch vụ cũng bị hạn chế hơn làm người dân lâm vào tình cảnh khó khăn về vấn đề tài chính. Mặt khác, từ khi thành phố mở tour du lịch trên dòng kênh này, đa phần khách chỉ đến tham quan vào lúc nước lên để tránh mùi hôi, những khi nước rút, lượng khách đến với tour này trở nên ít hơn nhiều. Nguyên nhân dẫn tới chất lượng nước kênh suy giảm một phần là do sự thiếu ý thức của người dân. Vì vậy nhà nước cần có biện pháp xử lí và chung tay với cộng đồng để con kênh trở nên sạch hơn, đảm bảo một môi trường xanh- sạch – đẹp. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp định tính + Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin Để có cái nhìn tổng quát vả kiến thức cơ bản về khu vực thực hiện đê tài- Khu vực kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. Làm cơ sở cho việc đánh giá +Đánh giá nhanh Sử dụng các chỉ thị môi trường đặc trưng để đánh giá sơ bộ chất lượng nước kênh và lên cuộc sống người dân. +So sánh: Ứng dụng để tìm hiểu và đánh giá thông tin tổng hợp được với tình hình thực tế tại khu vực khảo sát So sánh với QCVN vể chất lượng nước bề mặt để đánh giá mức độ ô nhiễm. +Phương pháp khảo sát phỏng vấn hiện trường Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn đồng thời ghi nhận ý kiến của người dân về hiện trạng ô nhiễm và ảnh hưởng của chất lượng nước kênh đến sinh hoạt của người dân. Cách thức thực hiện: +Xây dựng bảng câu hỏi +Đi thực địa để có cái nhìn chung về khu vực khảo sát + Tiến hành thử nghiệm bản câu hỏi +Chỉnh sửa bảng câu hỏi +Phân chia khu vực khảo sát +Tiến hành khảo sát chính thức +Thu kết quả khảo sát Cơ sở lấy mẫu: Nhóm nghiên cứu dự định phát 260 phiếu khảo sát trên toàn khu vực nghiên cứu là dọc hai bên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè trong từ cầu Điện Biên Phủ đến hết sở thú Sài Gòn và trong phạm vi bán kính 300m. Nhóm tiến hành ghi lại và đánh số tất cả các số nhà trên khu vực khảo sát và sau đó tiến hành rút ngẫu nhiên 260 phiếu theo nguyên tắc lất mẫu ngẫu nhiên hiện trường. Xác suất để mỗi hộ được chọn là như nhau. 3.2 Phương pháp định lượng +Phương pháp lấy mẫu hiện trường Dùng các phương pháp thu mẫu hiện trường để đặc trưng cho khu vực khảo sát Dụng cụ thu mẫu: +Can chứa đục 20 L +Dây thừng 4m + Vật nặng Phương pháp thu mẫu +Sử dụng phương pháp lấy mẫu theo chiều ngang: Khu vực khảo sát tiến hành chia thành 3 khu vực +Khu vực 1: Cầu Điện Biên Phủ, số mẫu 1 mẫu giữa kênh +Khu vực 2: Cầu Thị Nghè, số mẫu 1 mẫu giữa kênh +Khu vực 3: Cầu Nguyễn Hữu Cảnh, số mẫu 1 mẫu giữa kênh -Sử dụng phương pháp lấy mẫu theo thời gian: Thời gian tiến hành lấy mẫu là: -6h-6h30 sáng : Thủy triều lên, nồng độ và lưu lượng nước thải của người dân cao -12h-1h trưa: Thủy triều xuống, nồng độ chất ô nhiễm cao và chất thải tập trung nhiều -6h-60h30 tối: Thủy triều lên, lượng chất thải do người dân sinh hoạt thải bỏ tăng cao. Độ sâu lấy mẫu Từ mặt nước xuống 20cm để tránh dòng chảy xáo trộn bề mặt, chất thải trôi nổi, lượng Oxi trong nước ổn định và đặc trưng được cho mẫu nước +Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Dùng các phương pháp phân tích đặc trưng chất lượng nước mặt để đưa ra hiện trạng ô nhiễm tại kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. Phương pháp phân tích COD đun hồi lưu kín a Dụng cụ, thiết bị và hóa chất: Dụng cụ, thiết bị Hóa chất Pipet 25 mL Ống đong 100 mL Buret 25 mL Ống nghiệm có nút vặn Bình cầu 250 mL có nút nhám Bình tam giác 125 mL, 50 mL Tủ sấy có điều chỉnh nhiệt (1500C). Dung dịch K2Cr2O7 0,0167M Acid sulfuric reagent Chỉ thị màu Ferroin Dung dịch FAS 0,1 M b Tiến hành phân tích: Phương pháp đun hồi hoàn kín Rửa sạch ống nghiệm có nút vặn kín với H2SO4 20% trước khi sử dụng. Pha thể tích mẫu và thể tích hóa chất sử dụng theo bảng dưới đây. Ống nghiệm (đường kính*dài) Mẫu (mL) Dung dịch K2Cr2O7 0,0167M (mL) H2SO4 regent (mL) Tổng thể tích (mL) 16 x 100 mm 2,5 1,5 3,5 7,5 Sau khi thêm dụng dịch K2Cr2O7 0,0167M và H2SO4 regent đậy nút vặn ngay, lắc kĩ nhiều lần(phản ứng có sinh nhiệt). Đặt ống nghiệm vào giá inox và cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 1500C trong 2h. Để nguội đến nhiệt độ phòng, đổ dung dịch trong ống nghiệm vào bình tam giác 100ml,, thêm 1-2 giọt ferrolin và định phân băng dung dịch FAS 0,1M. Dứt điểm khi mẫu chuyển từ màu xanh lá cây sang màu nâu đỏ. Làm hai mẫu trắng với nước cất, mẫu 0 và B. c Phương pháp tính toán kết quả: Tính toán M(FAS)=Thể tích K2Cr2O70,0167M,mlThể tích dùng để chuẩn độ, ml×1,10 CODmgO2L=(A-B)×M×8000mL mẫu Trong đó: A: Thể tích FAS dùng để định phân mẫu trắng B, mL; B: Thể tích FAS dùng để định phân mẫu cần xác định, mL; M: Nồng độ Mole của FAS Phương pháp phân tích DO phương pháp Winker cải tiến a. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất: Dụng cụ, thiết bị Hóa chất Chai BOD 300 mL; Ống đong 100 mL; Buret; Bình tam giác 500 mL. Dung dịch MnSO4 Dung dịch Iodide – Azide kiềm Acid sulfuric đậm đặc Dung dịch Na2S2O3 0,025M Chỉ thị hồ tinh bột b. Tiến hành phân tích: Lấy mẫu đầy chai BOD, đậy nút, gạt bỏ phần trên ra, V=300mL không để bọt khí bám xung quanh thành chai. Mở nút chai lần lượt thêm vào bên dưới mặt thoáng mẫu: 2 mL MnSO4; 2 mL iodide – azide kiềm. Đậy nút chai và đâỏ ngược chai lên xuống trong vài phút. Để yên cho kết tủa lắng hoàn toàn, mở nút chai và thêm 2 mL Acid sulfuric đậm đặc. Đậy nút chai, rửa chai dưới vòi nước, đảo ngược chai lên xuông để hòa tan hoàn toàn kết tủa. Rót bỏ 97 mL dung dịch, định phân phần còn lại bằng dung dịch Na2S2O3 0,025M cho đến khi có màu vàng rơm nhạt.Thêm vài giọt chỉ thị hồ tinh bột, tiếp tục điịnh phân cho đến khi mất màu xanh. Phân tích BOD cho mẫu nước: a. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất: Tương tự với DO, chỉ khác là dùng 2 chai BOD b. Tiến hành phân tích: Xác định nhu cầu sinh hóa (BOD) cũng giống như xác định oxy hoàn tan (DO). Nhưng chuản bị mẫu nên pha loãng mẫu, phải dùng 2 chai BOD để xác định. Cho mẫu vào mỗi chai bằng cách nhúng pipet xuống đáy chai, thả từ từ mẫu vào chai cho đến khi đạt thể tích cần sử dụng, lấy nhanh pipet ra khỏi chai, đậy nhanh nút lại (không được có bọt khí). Một chai định phân tức thì DO0, một chai để ủ kín 5 ngày (DO5) trong tủ 200C đậy kĩ, niêm bằng một lớp nước mỏng trên chỗ loe của miệng chai (lưu ý không để lớp nước này cạn hết trong quá trình ủ). c. Phương pháp tính toán kết quả: Tính toán BOD5 (mg O2/L) = (DO0 – DO5) x f Trong đó: DO0 : hàm lượng oxy hòa tan đo ở ngày đầu tiên DO5: hàm lượng oxy hòa tan đo sau 5 ngày ủ f: hệ số pha loãng (1ml mẫu pha loãng thành 15ml) Phương pháp phân tích chất rắn cho mẫu nước: a. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất: Dụng cụ, thiết bị Chén nung bằng sứ Giấy lọc thủy tinh GF/C Bộ lọc chân không Bếp cách thủy Bình hút ẩm Tủ sấy ổn điịnh nhiệt Tủ nung ổn định nhiệt Cân phân tích Ống đong 50mL. b. Tiến hành phân tích tổng rắn lơ lửng: Sấy giấy lọc GF/C trong tủ sấy ở nhiệt độ 1040C khoảng 1h Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, khoảng 30 phút Cân trọng lượng giấy lọc m1 (mg) Để giấy lọc vào hệ thống hút chân không. Lấy 50ml nước lọc qua giây lọc trên Sấy giấy lọc đã lọc trong tủ sấy ở nhiệt độ 1040C khoangr 1h Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm ở nhiệt độ phòng (khoảng 30ph) Cân trọng lượng giấy lọc m2 (mg) Sấy giấy lại, cân đến khi trọng lượng không đổi hoặc sai khác nhau khoảng 0.5mg c. Phương pháp tính toán kết quả: Tính toán Chất rắn lơ lửng mg=m2-m150ml×1000 Trong đó: m1: khối lượng của giấy GF/C ban đầu trước khi lọc m2: khối lượng của giấy GF/C sau khi lọc +Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các công cụ thống kê số liệu để thể hiện các đặc trưng phân tích và nhận xét số liệu thu thập được. Sử dụng chương trình excel cùng các hàm thống kê để phân tích kế quả thể hiện số liệu bằng biểu đồ thông qua phần mềm N-Graph để thể hiện biểu đồ kết hợp diễn giả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_danh_gia_hien_trang_moi_truong_va_anh_huong_den_dan_s.docx