MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Các chữviết tắt
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sựcần thiết của Đềán . 9
1.2 Mục tiêu của đềán . 10
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu . 10
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu . 10
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài . 10
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Điều kiện tựnhiên . 11
2.1.1 Vịtrí địa lý . 11
2.1.2 Địa hình . 11
2.1.3 Khí hậu . 11
2.2 Điều kiện xã hội . 12
2.2.1 Dân số. 12
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế. 14
2.3 Hiện trạng tài nguyên thành phố Đà Nẵng . 18
2.3.1Tài nguyên khoáng sản . 18
2.3.2 Tài nguyên rừng . 19
2.3.3 Tài nguyên nước . 20
2.3.4 Tài nguyên đất . 221
2.4 Cơsởhạtầng . 22
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 Hiện trạng môi trường nước . 27
3.1.1Chất lượng môi trường nước mặt và nước dưới đất . 27
3.1.2 Chất lượng nước sông . 27
3.1.3 Chất lượng nước hồ. 28
3.1.4 Hiện trạng hệthống cấpnước. 29
3.1.5 Tình hình cấp, thoát nước và sửdụng nước sạch . 29
3.2 Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn . 31
3.2.1 Chương trình quan trắc môi trường không khí . 31
3.3 Hiện trạng chất thải rắn . 34
3.3.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xửlý chất thải rắn . 35
3.3.2 Công nghệXửlý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng . 39
3.3.3 Công nghệxửlý nước rác rỉ. 39
CHƯƠNG 4
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2010-2015
4.1 Những nhiệm vụchủyếu và kếhoạch thực hiện đến 2010 - 2015 . 41
4.1.1 Điều chỉnh Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế-xã hội . 41
4.2 Mục tiêu . 41
4.2.1 Mục tiêu phát triển xã hội . 42
4.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế. 43
4.3 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng . 43
4.4 Phát triển các ngành và lãnh vực kinh tế-xã hội . 44
4.4.1 Công nghiệp . 44
4.4.2 Thương mại . 44
4.4.3 Du lịch . 44
4.4.4 Dịch vụ. 45
4.4.5 Thuỷsản, nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn . 45
4.4.6 Phát triển hệthống hạtầng kỹthuật . 46
4.5 Chiến lược phát triển kinh tế. 48
4.5.1 Các chiến lược phát triển ưu tiên . 48
4.6 Các nguyên nhân gây biến động và ảnh hưởng đến môi trường . 50
4.6.1 Áp lực gia tăng dân số. 50
4.6.2 Áp lực của quá trình công nghiệp hoá .51
4.6.3 Áp lực của sựphát triển dịch vụ. 51
4.6.4 Áp lực từviệc sửdụng tài nguyên nước . 52
4.7 Xác định những vấn đềmôi trường trong việc phát triển kinh tế- xã
hội của thành phố đến 2010 . 52
4.7.1 Do quá trình phát triển công nghiệp . 52
4.7.2 Do quá trình đô thịhoá . 53
4.7.3 Do quá trình phát triển dịch vụvà du lịch . 53
4.7.4 Do quá trình phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷsản . 53
4.7.5 Những vấn đềmôi trường gắn với môi trường biển và ven biển . 53
CHƯƠNG 5
NHỮNG VẤN ĐỀTỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG ỞTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
5.1. Những vấn đềtồn tại . 55
5.1.1 Cơchếchính sách . 55
5.1.2 Hạtầng cơsở. 55
5.1.3 Nguồn lực . 55
5.1.4 Dân số. 56
5.1.5 Môi trường . 56
5.1.6 Vấn đềQuy hoạch . 56
5.1.7 Công tác quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng. 57
CHƯƠNG 6
XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO VỆMÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN 2010 TẦM NHÌN 2015
6.1 Mục tiêu xây dựng chiến lược . 60
6.1.1 Mục tiêu đến 2015 . 60
6.1.2 Mục tiêu đến 2010 . 60
6.2 Nội dung cơbản của chiến . 62
6.2.1 Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường . 62
6.2.2 Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường . 63
6.2.3 Bảo vệkhai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên . 64
6.2.4 Bảo vệmôi trường nước và sửdụng bền vững tài nguyên nước . 64
6.2.5 Bảo vệvà cải thiện môi trường đô thịvà khu công nghiệp . 65
6.2.6 Bảo vệmôi trường Biển, ven biển . 65
6.2.7 Bảo vệmôi trường Nông thôn, miền núi . 65
CHƯƠNG 7
ĐỀXUẤT VÀ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆMÔI TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2010 – 2015
7.1 Đềxuất các giải pháp . 66
7.1.1 Giải pháp vềthểchế, chính sách. 66
7.1.2 Giải pháp vềnguồn vốn và công cụkinh tế. 67
7.1.3 Giải pháp vềtăng cường năng lực quản lý . 67
7.1.4 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng vềBVMT . 68
7.1.5 Giải pháp vềmặc khoa học công nghệ. 69
7.1.6 Giải pháp vềhợp tác quốc tế, trong nước và liên tỉnh . 69
7.2 Xây dựng các chương trình hành động bảo vệmôi trường thành phố
Đà Nẵng đến 2010 tầm nhìn 2015 . 70
7.2.1 Chương trình hành động nâng cao nhận thức công đồng . 70
7.2.2 Chương trình hành động ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
và quản lý chất thải công nghiệp . 71
7.2.3 Chương trình hành động giảm thiểu ô nhiễm không khí . 72
7.2.4 Chương trình hoạt động giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệnguồn nước73
7.2.5 Chương trình hành động xửlý triệt đểcác cơsởgây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng . 74
7.2.6 Chương trình hành động ngăn ngừa và khắc phục sựcốtràn dầu . 74
7.2.7 Chương trình hành động nước sạch và VSMT nông thôn . 75
7.2.8 Chương trình hành động Quản lý rác đô thị. 75
7.3 Đềxuất ưu tiên cho hợp phần quản lý chất thải rắn giai đoạn
2010-2015 . 76
7.3.1 Định hướng . 76
7.3.2 Định hướng chiến lược . 76
7.3.3 Đềxuất Dựán ưu tiên cho quản lý chất thải rắn giai đoạn
từnăm 2010-2015 . 77
7.3.4 Các dựán tiếp tục triển khai . 82
CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ
83 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9822 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình công tác quản lý môi trường tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm thể tích cơ học và lấp đất lên.
Sau đó mới đổ lớp rác tiếp theo và tiếp tục công tác trên..
3.3.3 Công nghệ xử lý nước rác rỉ: Bằng phương pháp sinh học
Hiện tại hệ thống xử lý nước rác rỉ tại bãi rác Khánh Sơn gồm 3 hồ sinh học có
diện tích là: Hồ 1 có diện tích 1,5ha, hồ 2 có diện tích 0,48ha, hồ 3 có diện tích khoảng
0,37ha và đều có độ sâu là 2,5m. Hồ 3 là hồ đảm nhận vai trò kết thúc của quá trình xử
lý và thải ra môi trường tự nhiên. Trong quá trình xử lý nước rỉ các hồ đều có phun bổ
sung chế phẩm sinh học làm tăng hiệu suất xử lý và khử mùi hôi cho các hồ sinh học
gây ra.
Đánh giá
Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tương đối tốt.
Phương thức tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn khá đồng bộ và hoàn
chỉnh..
40
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, công tác thu gom và xử lý
chất thải y tế và chất thải nguy hại còn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.
Nhiều bệnh viện chưa được trang bị lò xử lý chất thải y tế riêng biệt. Trên địa bàn chỉ
có 3 bênh viện được trang bị lò đốt chất thải y tế là B ệnh viện Da Liễu, Bệnh viện C
và bệnh viện 17. không đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành
phố.
41
CHƯƠNG 4
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG 2010 -2015
4.1 NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐẾN
2010 TẦM NHÌN 2015
4.1.1. Rà soát và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
Xây dựng Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của vùng, trong đó chú ý chuỗi đô
thị Huế-Đà Nẵng-Tam Kỳ-Quảng Ngãi trên trục Liên Chiểu-Dung Quất, mối quan hệ
với các tỉnh Tây Nguyên, hướng tới Lào, Đông-Bắc Thái Lan và Mianma trên trục
hành lang Đông-Tây
Rà soát, bổ sung và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
thành phố đến năm 2010 (ngắn hạn), lập Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm
(2006-2010), cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp. Nghiên
cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ-Công nghiệp-Nông nghiệp sau
năm 2010, tầm nhìn 2015.
Rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành để lồng ghép vào Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, đến năm 2010 (kế hoạch ngắn hạn) và
2015 (quy hoạch dài hạn), bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất gắn với bảo vệ tài nguyên, khoáng sản và môi trường
- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
- Quy hoạch phát triển ngành Du lịch
- Quy hoạch phát triển Thuỷ sản - Nông lâm
- Quy hoạch phát triển ngành Thương mại
- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
- Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục - Đào tạo.
- Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa - Thông tin.
- Quy hoạch phát triển ngành Y tế.
- Quy hoạch Quốc phòng - An ninh.
4.2 MỤC TIÊU
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế -
văn hoá lớn của miền Trung và cả nước, với các chức năng cơ bản là một trung tâm
công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung; là thành phố cảng, đầu
mối giao thông (đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ) quan trọng về
trung chuyển và vận tải trong cả nước và quốc tế; là trung tâm bưu chính viễn thông và
tài chính, ngân hàng; là một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào
tạo, trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung; Đà Nẵng còn là một trong những
địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng và an ninh khu vực Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và cả nước.
42
4.2.1 Mục tiêu phát triển xã hội
Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan
tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển.
Phát triển các hoạt động văn hoá thông tin hài hoà giữa việc thực hiện các
nhiệm vụ thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho nhân dân,
xây dựng đòi sống văn hoá văn minh, hiện đại và phát huy được các giá trị văn hoá
truyền thống, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá và
giảm dần mức chênh lệch về vấn đề hưởng thụ văn hoá ở các cùng trong thành phố,
giữa thành thị và nông thôn.
Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và đa dạng các loại hình hoạt
động p hù hợp với mọi đối tượng, đảm bảo đủ các loại hình hoạt động văn hoá ở vùng
nông thôn và vùng sâu vùng xa, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ để mọi người
dân đều có điều kiện tham gia hoạt động và sáng tạo văn hoá.
Tạo sự chuyển dịch cơ bản và toàn diện trong lãnh vực giáo dục và đào tạo.
Chú trọng đến việc hình thành cơ cấu phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố.
Nâng cao một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn. Phát triển các
khu vực nông thôn theo hướng phát triển nhiều ngành nghề, giao thông và điện khí hoá
nông thôn được cấp điện, nước sạch và nâng cao chất lượng cung cấp điện, nước sạch
vào năm 2010 và các giai đoạn tiếp theo, tiến tới hình thành một khu vực nông thôn có
trình độ phát triển cao, văn minh hiện đại, gần với cuộc sống đô thị.
Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc hưởng thụ
các dịch vụ xã hội cơ bản.
Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, thực hiện có hiệu quả chương trình
hành động của thành phố, giảm đối đa các tệ nạn xã hội làm cơ sở cho ổn định và phát
triển kinh tế.
Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, đảm
bảo mọi người đều được khám chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản.
Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình khám, chữa bệnh, phát
triển dịch vụ y tế theo yêu cầu, tiến tới quản lý sức khoẻ đến từng hộ gia đình.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở để đảm bảo đủ tiêu
chuẩn thực hiện tốt việc phân tuyến kỹ thuật
Nâng cao chất lượng đội ngũ y tế cả về chuyên môn lẫn đạo đức, có chính sách
đào tạo và thu hút các chuyên gia đầu ngành để ứng dụng và phát triển những kỹ thuật
cao trong chuẩn đoán điều trị. Tăng cường chất lượng và số lượng bộ phận cấp cứu
ngoại viện, chú trọng phát triển loại hình phục hồi chức năng điều trị kết hợp với du
lịch.
Phòng chống dịch bệnh theo hướng chủ động, kết hợp với nâng cao ý thức vệ
sinh phòng dịch, phòng bệnh để mọi người dân biết tự bảo vệ sức khoẻ cho mình cũng
như xã hội. Khống chế các bệnh không lây và bệnh đang có xu hướng phát triển như
ung thư, tim mạch, ngộ độc bằng việc tăng cường kiểm tra phát hiện và điều trị sớm,
hạn chế mức lây lan cộng đồng như các bệnh lao, HIV/AIDS.
Phát triển các hoạt động văn hoá, thể thao đa dạng. Nâng cao chất lượng các
dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do mắc bệnh,
không để xảy ra dịch bệnh, đưa số lượng người được khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khoẻ thường xuyên vào những năm tiếp theo đến 2015.
43
4.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế
- GDP tăng 13%/năm thời kỳ 2001 - 2005; tăng 14%/năm thời kỳ 2006 - 2010;
tăng 13,5%/năm cả thời kỳ 2001 - 2010.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2000 USD.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21 - 23%/năm giai đoạn 2001 - 2010, đạt
1.720 triệu USD vào năm 2010.
- Tốc độ phát triển dân số ở dưới mức 1,2% vào năm 2010.
- Đến 2010 giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới mức 10%, số hộ được sử
dụng điện 100% và nước sạch là 95%.
- Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho khoảng 2,2 - 2,5 vạn lao động.
- Cơ cấu kinh tế: đến năm 2010 theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông
nghiệp.
+Công nghiệp + Xây dựng: 46,7%.
+Dịch vụ: 50,1%.
+Thuỷ sản, nông, lâm nghiệp: 3,2%.
4.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XẪ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi
trường văn hoá - xã hội lành mạnh, phát triển trong thế ổn định và bền vững, giữ vai
trò trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên với cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương
mại, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, nông lâm nghiệp, trong mối quan hệ với cả nước, khu
vực hành lang Đông – Tây.
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công
nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công
nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân.
- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. Tạo nhiều việc làm cho
người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư công cộng cho khu vực
nông thôn, miền núi, vùng xa nhằm làm cho mức sống của các tầng lớp dân cư ngày
càng nâng cao.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoá các loại
hình sản xuất kinh doanh; phát huy nội lực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thông
thoáng, để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với
các địa phương trong nước và quốc tế.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển;
nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ
quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng nhân tài.
Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Phát huy truyền thống
văn hoá, dũng cảm, cần cù của nhân dân Đà Nẵng và hoà nhập với các thành phố lớn
trong nước và khu vực.
44
- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng,
giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
4.4 PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ-XÃ HỘI
4.4.1. Công nghiệp:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân 16,62% thời kỳ 2001 - 2005 và 15,5% thời
kỳ 2006 - 2010, cả thời kỳ 2001 - 2010 đạt bình quân 16,1%/năm.
- Nhanh chóng hình thành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế và
tăng cường các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra những sản phẩm có khả
năng cạnh tranh trên thị trường: công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp phần mềm,
công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế
biển và những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu.
- Triển khai xây dựng và có cơ chế quản lý thích hợp đối với các khu công
nghiệp Liên Chiểu, Hoà Khánh, Đà Nẵng. Đẩy mạnh việc khuyến khích đầu tư trong
nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp. Phát triển các cụm công nghiệp vệ tinh,
công nghiệp chế biến, dịch vụ khu vực nông thôn. Di chuyển các cơ sở công nghiệp
gây ô nhiễm ra khỏi nội thành theo quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố.
4.4.2. Thương mại:
- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đầu mối trung chuyển quá cảnh và
giao lưu hàng hoá, dịch vụ của miền Trung; làm tốt chức năng của ngành là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng. Đẩy mạnh tiếp thị để mở rộng thị trường xuất khẩu của
thành phố, gắn thương mại nội địa với xuất khẩu, từng bước tiến hành xuất khẩu dịch
vụ, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội.
- Phát triển kho trung chuyển, nhanh chóng xây dựng và hình thành các trung
tâm thương mại, khu dịch vụ thương mại tổng hợp và trung tâm hội chợ triển lãm quốc
tế.
4.4.3. Du lịch:
- Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu GDP lên 13,3% vào năm
2006 và 16,5% vào năm 2010.
- Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, đa dạng hoá các loại hình du
lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh thái, tham quan, coi trọng cả du lịch quốc tế và
du lịch nội địa, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế và hợp tác đầu tư.
- Quy hoạch phát triển du lịch từ Bà Nà đến bán đảo Sơn Trà và du lịch ven bờ
sông Hàn. Phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng
Nam - Tây Nguyên, đồng thời phát triển du lịch Đà Nẵng trong mối quan hệ quốc gia
và khu vực Đông Nam Á.
- Với mục tiêu xây dựng sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu não
của miền Trung và là cửa ngõ quốc tế thứ ba của Việt Nam:
- Đến 2006 hoàn thành việc xây dựng nhà ga mới sân bay quốc tế Đà Nẵng đạt
công suất 4 triệu khách/năm có tiêu chuẩn quốc tế với vốn đầu tư 75 triệu USD. Đến
năm 2007 hoàn thành giai đoạn I của nhà ga với công suất 2 triệu hành khách/năm.
45
- Mở rộng và kéo dài đường băng, đồng thời nâng cấp chất lượng các dịch vụ
mặt đất và dịch vụ hàng không mang tầm kinh tế khu vực.
- Mở thêm các đường bay quốc tế mới đến các nước trong khu vực, Nhật Bản,
Trung Quốc, Singapore, Mỹ.
4.4.4. Dịch vụ:
- Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, hướng vào việc phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố cảng như: cảng biển, sân bay, kho vận, vận tải, bảo
hiểm, tài chính, ngân hàng, thông tin tiếp thị...
- Đến 2010 nâng cấp cảng Tiên Sa quy mô từ 4,5 đến 5 triệu tấn và nâng cấp
cảng Sông Hàn quy mô trên 1triệu tấn/năm và tàu vào cảng loại < 3000 DWT.
- Đến 2010 xây dựng xong cảng Liên Chiểu quy mô hàng hóa 1 triệu T/năm (kể
cả xi măng Hải Vân); Giai đoạn 2006-2010 xây dựng bến tổng hợp cho tàu 10.000
DWT, bến container cho tàu container 30.000 DWT neo cập và làm hàng an toàn, đê
chắn sóng dài 850m. Sau năm 2010 trực tiếp đầu tư để đạt công suất 6-6,5 triệu
tấn/năm.
- Phát triển đội tàu container và đội tàu du lịch chạy nội địa qua các cảng biển
chính: Hải Phòng - Đà Nẵng - Quy Nhơn - Nha Trang - Sài Gòn - Cần Thơ. Liên kết tổ
chức vận tải trực tiếp từ cảng Đà Nẵng đến các cảng khu vực, châu Á và ngược lại.
4.4.5. Thuỷ sản, nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn:
- Thực hiện phương thức kinh doanh tổng hợp. Xây dựng các đội tàu đánh bắt
xa bờ với trang thiết bị phương tiện kỹ thuật hiện đại và cơ sở hậu cần nghề cá đảm
bảo đánh bắt lâu dài trên biển.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hình thành các làng cá với các hộ gia đình vừa
làm nghề cá kiêm dịch vụ du lịch và sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng cảng cá Thuận Phước, âu thuyền Thọ Quang - Nại Hiên Đông cùng
với việc sắp xếp, cải tạo, nâng cấp các cơ sở đóng tàu thuyền, dịch vụ nghề đánh bắt
thuỷ sản.
- Phát triển một nền nông nghiệp sạch theo hướng đa dạng hoá. Đồng thời phát
triển nhanh các cây thực phẩm, rau, đậu đỗ, các loại cây ăn quả, cây cảnh, chăn nuôi...,
với tỷ suất hàng hoá nông sản ngày càng cao, đáp ứng tốt yêu cầu tiêu dùng và xuất
khẩu.
- Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc và gia cầm, coi trọng chất lượng cây giống.
Mở rộng nuôi bò lai, bò sữa, lợn nạc và nuôi gà theo phương pháp công nghiệp để tăng
hiệu quả chăn nuôi đáp ứng yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
- Phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
- Bảo vệ, khôi phục rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng trên đất trống đồi trọc,
trồng rừng chống cát và rừng cảnh quan ven biển theo phương thức kết hợp cây lâm
nghiệp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc v.v...
Xây dựng và bảo vệ các khu rừng Bà Nà, Nam Hải Vân và khu bảo tồn thiên nhiên
Sơn Trà.
46
4.4.6. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
4.4.6.1. Giao thông:
Cải tạo, nâng cấp, xây dựng cảng Tiên Sa, cảng Sông Hàn, cảng Liên Chiểu,
sân bay quốc tế Đà Nẵng, hệ thống đường nội thành, đường 14B từ cảng Tiên Sa đến
cầu Tuyên Sơn, đường Liên Chiểu - Thuận Phước, đường ven biển Sơn Trà - Non
Nước, phát triển hệ thống giao thông từ trung tâm thành phố đến các khu công nghiệp,
khu du lịch và vùng nông thôn, cầu Tuyên Sơn, cầu Cẩm Lệ, cầu Nam Ô.
Đến 2010 xây dựng tuyến đường sắt 2 chiều Đà Nẵng-Dung Quất.
Dịch chuyển ga Đà Nẵng ra khỏi thành phố khởi công trước năm 2010.
4.4.6.2 Cấp nước:
Nâng cấp và xây mới một số nhà máy nước: Cầu Đỏ, Cẩm Đại, Liên Chiểu;
trạm cấp nước Sơn Trà. Tiếp tục đầu tư thực hiện chương trình nước sạch nông thôn
đến năm 2010 đạt 95% số hộ được dùng nước sạch.
4.4.6.3. Cấp điện:
Cải tạo và nâng cấp các trạm biến áp, hệ thống lưới điện phân phối đáp ứng yêu
cầu phát triển công nghiệp, du lịch và sinh hoạt của thành phố.
Điện khí hoá toàn thành phố, đến năm 2010 đạt chỉ tiêu: 100% số xã khu vực
nông thôn có điện và 100% số hộ dân được sử dụng điện.
4.4.6.4. Bưu chính viễn thông:
Phát triển ngành bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại để thực sự là trung
tâm bưu chính viễn thông của miền Trung. Phát triển Internet, xây dựng Trung tâm kỹ
thuật viễn thông quốc tế, phấn đấu đến năm 2010 đạt chỉ tiêu 38 máy điện thoại/100
dân.
Năm 2010 bình quân mỗi hộ gia đình có một máy điện thoại, đạt mức bình quân
của khu vực; 100 xã và cụm xã có máy điện thoại.
Đầu tư phát triển mạng viễn thông Đà Nẵng trên cơ sở cấu trúc mạng thế hệ
mới. Cáp quang hóa 100% các tuyến trục nội thành, nâng cấp xa lộ thông tin Đà Nẵng
ngang tầm trục quốc gia Hà Nội-TP. Hồ Chí Minh; phát triển dịch vụ băng rộng, đa
phương tiện để cung cấp nhu cầu thông tin đa dạng thành phố.
Xây dựng nền công nghiệp viễn thông kết hợp với công nghiệp điện tử, tin học
thành một ngành kinh tế mũi nhọn hiện đại có khả năng sản xuất các sản phẩm có chất
lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thành phố hướng mạnh về
xuất khẩu.
4.4.6.5. Mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường:
Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn chỉnh hệ thống thoát nước nội thành. Từng
bước nghiên cứu tách thoát nước và thoát nước bẩn, nước sinh hoạt vào cống bao về
khu xử lý trước khi thải ra cống chung.
Xây dựng lò đốt rác thải bệnh viện, xây dựng đài điện táng và trạm xử lý nước
thải Đầm Rong, xây dựng bãi rác mới ở chân đèo Đại La.
47
4.4.6.6 Về các lĩnh vực giáo dục, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội:
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực phù hợp với cơ
cấu ngành nghề, trình độ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của thành phố. Phát
triển hệ thống trường dạy nghề, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động được đào tạo
nghề khoảng 45%.
Ưu tiên đổi mới công nghệ trong những ngành kinh tế chủ lực của thành phố,
tạo điều kiên thuận lợi và khuyến khích các cơ sở sản xuất nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ. Nâng cấp Trung tâm thông tin tư liệu khoa học công nghệ của thành
phố, hình thành mạng lưới dịch vụ khoa học và công nghệ làm cơ sở cho thị trường
khoa học công nghệ và thị trường chất xám phát triển. Xây dựng và phát triển Trung
tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng.
Xây dựng một hệ thống cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh hợp lý, hiện đại, đồng
bộ về nhân lực cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân. Phấn đấu đến năm 2010 giảm đến mức thấp nhất các bệnh thiếu Vitamin A, lao,
suy dinh dưỡng, rối loạn do thiếu iốt và hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS. Xây
dựng một bệnh viện đa khoa mới với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhân dân Đà
Nẵng và khu vực.
Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá thông tin, xây dựng
nếp sống văn hoá lành mạnh nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Hiện đại hóa
hệ thống phát thanh truyền hình và đẩy mạnh công tác xã hội hoá thể thao. Tập trung
đầu tư để phát triển một số môn thể thao mũi nhọn như, bóng đá, điền kinh, bơi lội, võ,
cờ vua, cờ tướng... để có những vận động viên đạt thành tích cao ở các giải quốc gia và
quốc tế.
4.4.6.7 Phát triển đô thị và nông thôn:
Xây dựng thành phố Đà Nẵng theo quy hoạch để phát huy vai trò là thành phố
trung tâm của khu vực miền Trung.
Phát triển không gian đô thị theo hướng Tây - Tây Bắc dọc theo sông Cu Đê
đến Trường Định và hướng Tây - Tây Nam theo quốc lộ 1A và 14B về phía các xã
Hoà Thọ, Hoà Phát.
Nội thành Đà Nẵng chia thành 5 khu vực: Khu vực trung tâm (quận Hải Châu
và quận Thanh Khê); quận Liên Chiểu; quận Sơn Trà; quận Ngũ Hành Sơn và khu vực
phát triển mới (bao gồm phường Khuê Trung, xã Hoà Phát, xã Hoà Thọ).
Hình thành các điểm dân cư đô thị gắn với huyện lỵ, các khu công nghiệp tập
trung, hình thành hệ thống đô thị vệ tinh để giảm áp lực về dân số và cơ sở hạ tầng đối
với đô thị trung tâm.
Quy hoạch cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành và phát triển
trung tâm cụm xã.
Thực hiện nhiệm vụ lập lại trật tự trong quản lý kiến trúc và xây dựng đô thị,
chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật.
Trước mắt cần tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai
và tăng cường quản lý sử dụng đất đai theo qui định hiện hành.
48
4.5 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Các vấn đề trọng tâm thông qua các chiến lược đó là.
Phát triển kinh tế ổn định bằng cách tạo điều kiện cho tốc độ phát triển kinh tế
cao, bền vững và tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Cải tiến công nghệ bằng cách khuyến khích đẩy mạnh nghiên cứu
Nâng cao kỹ thuật thông qua việc huy động và phát triển nguồn nhân lực và
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Xoá đói giảm nghèo thông qua việc tạo công ăn việc làm và giải quyết các vấn
đề xã hội bức xúc.
Đổi mới cơ chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường hấp dẫn
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
4.5.1 Các chiến lược phát triển ưu tiên
4.5.1.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng trong thành phố
Phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp hệ thống cấp nước, cải tạo và nâng cấp giao
thông nông thôn.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp vừa và nhỏ, nhanh chóng hình thành các trung tâm thương mại, khu dịch vụ
thương mại tổng hợp.
Cải thiện hệ thống giao thông công cộng. Đẩy mạnh dịch vụ bưu chính và cải
thiện hệ thống viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lại.
4.5.1.2 Thúc đẩy sự phát triển đô thị theo quy hoạch
Cải tạo và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là giao thông và
thoát nước, vệ sinh môi trường.
Hoàn thiện dần các KCN Liên Chiểu, Hoà Khánh, An Đồn.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư mới tạo điều kiện kết hợp những
khu nhà liên kết đầu tư tập trung và những khu dân cư tự xây có tính đồng bộ tạo
không gian đẹp vừa đa dạng, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.
Hạn chế phát triển các khu thành phố củ gồm các quận Hải Châu, Thanh Khê
và Sơn Trà.
Cải tạo và xây dựng mới các vườn công viên cấp quận và phường.
Đầu tư các khu nghĩ mát Mỹ Khê, du lịch Non Nước, khu du lịch Bà Nà-Suối
Mơ, cải thiện môi trường các khu du lịch dọc bờ biển Mỹ Khê và ven sông Hàn.
4.5.1.2 Khuyến khích phát triển kinh tế ổn định thông qua việc mở rộng và
cải thiện các lĩnh vực thứ yêu, thứ hai và thứ ba.
Khuyến khích phát triển các lĩnh vực kinh tế có giá trị kinh tế cao và sản phẩm
có thị trường tiêu thụ theo tiêu chuẩn công nghiệp hiện đại và ưu tiên các ngành công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến hải sản,
sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, cao su, giày da, may mặc, hoá chất.
49
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN, chú trọng phát triển
công nghiệp nhỏ và vừa.
Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tập trung đổi mới công nghệ và nâng cao
trình độ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, các sản phẩm có
hàm lượng kỹ thuật cao, chế biến tinh xảo, mẫu mã, kiểu dáng.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để thu hút vốn và công nghệ mới
từ môi trường bên ngoài .
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành dịch vụ: du lịch,
dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch vận tải biển, hàng không, dịch vụ môi giới tiêu
thụ hàng hoá, xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu. Thực hiện các chiến lược thu hút các
ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu.
Tạo điều kiện thuận lợi để các ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển, củng cố và
tăng cường việc hình thành các HTX TTCN.
Cung cấp vốn vay ưu đãi để nông dân đầu tư các vùng sản xuất nguyên liệu và
hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
Củng cố các thị trường trường truyền thống (Trung Quốc, Lào), mở rộng và
phát triển các thị trường mới (Mỹ, Nhật, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất,
Nga).
Tiếp tục thực hiện đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã phù hợp
với định hướng phát triển KT-XH của thành phố.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư KCN dịch vụ và chế biến thuỷ sản Thọ Quang, nhà
máy chế biến thuỷ sản Thuận Phước, nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh. Xây dựng
Trung tâm giao dịch và chợ cá bán đấu giá, tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng nuôi
tôm chuyên nghiệp.
4.5.1.3 Bảo vệ môi trường
Ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, phục hồi và từng bước cải thiện
môi trường nước, đất, không khí, môi trường các khu công nghiệp, môi trường đô thị
và nông thôn trên cơ sở cải thiện, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tâng giao thông,
hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn.
Bảo vệ tài nguyên môi trường, di chuyển các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong
nội thành ra nơi thích hợp ngoại thành.
Đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư. Tranh thủ các
nguồn vốn để tăng dần vốn rừng, tăng độ che phủ lên 45%, phát triển rừng phòng hộ
và bảo vệ rừng hiện có.
4.5.1.4 Xoá đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo.
Phát triển kinh tế đi đôi v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiện trạng môi trường Đà Nẵng.pdf