Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đồng Xoài chỉ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của toàn thị xã, còn đối với các loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn bệnh viện phát sinh hằng ngày, công tác xử lý ở nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chưa tiến hành đăng ký để xử lý. Phần lớn được thu gom để xử lý chung với rác thải sinh hoạt của thị xã.
77 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4816 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đốt nhiên liệu
Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại rác có đặc tính sau:
Rác thải có đặc tính lây nhiễm
Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhân phóng xạ theo quy chế qn toàn phóng xạ
Các loại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rác thải dễ cháy và nổ
Bùn sệt từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có hàm lượng cặn khô thấp hơn 20%
Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh…
Các phế thải vật liệu, khai khoáng
Các loại xác súc vật với khối lượng lớn.
Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các bãi chôn lấp sau:
Loại 1: Bãi chôn lấp rác đô thị: loại bãi này đòi hỏi có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí nhân tạo
Loại 2: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: loại bãi này đòi hỏi phải có nhiều đầu tư về quản lý và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công va vận hành.
Loại 3: Bãi chôn lấp chất thải đã xác định; thường chôn lấp các loại chất thải đã được xác định trước như: tro sau khi đốt. các loại chất thải công nghiệp khó phân huỷ.
CHƯƠNG 4
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
4.1. Tình hình chung về chất thải rắn đô thị tại thị xã Đồng Xoài
Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra (tháng 12 năm 2008) của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước, thì lượng chất thải bình quân của thị xã Đồng Xoài khoảng 0,91 kg/người/ngày. Như vậy, với dân số của thị xã khoảng 69.305 người, thì lượng rác thải bình quân là 63.067,55 kg/ngày hay 63 tấn rác/ngày [11].
Đối với thị xã Đồng Xoài thì rác thải sinh hoạt là quan trọng nhất. Tuy nhiên nền công nghiệp thị xã đang trong chiều hướng phát triển mạnh, vì vậy lượng chất thải rắn do nền công nghiệp thải ra môi trường ngày càng tăng cao, bao gồm cả chất thải công nghiệp sản xuất và chất thải do công nghiệp xây dựng tạo ra.
Tại thị xã Đồng Xoài có Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng thu gom rác thải và nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước. Tuy nhiên Xí Nghiệp chỉ đảm nhận thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt chung của thị xã và nhà máy cũng chỉ xử lý rác thải sinh hoạt. Còn chất thải rắn do công nghiệp sản xuất và xây dựng thải ra vẫn chưa đăng ký thu gom xử lý và tất cả được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt của thị xã. Lượng chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài phát thải hằng ngày chủ yếu từ các nguồn như: chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp và xây dựng, … hiện nay lượng rác thải được thu gom chủ yếu trong phạm vi nội thị.
4.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan quản lý chất thải rắn tại thị xã Đồng Xoài. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sinh sống của con người ngày một tăng cao.
Theo số liệu thống kê của Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng và Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước, thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn thị xã hiện nay trung bình khoảng 50 tấn/ngày đêm.
Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Tại thị xã Đồng Xoài hiện nay các nguồn phát thải chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, các công sở trường học. Rác thải sinh hoạt chung của các bệnh viện, rác thải sinh hoạt đường phố, chợ, công viên và các hoạt động dịch vụ, trung tâm thương mại. Những rác thải sinh hoạt thải ra từ các quá trình sản xuất của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số doanh nghiệp, …
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt [19]
Hiện nay khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường tại thị xã Đồng Xoài ngày càng tăng cao.
Theo số liệu báo cáo của xí nghiệp công trình công cộng thị xã thì khối lượng rác sinh hoạt phát sinh qua các năm, từ năm 2000 đến năm 2009 trung bình như sau:
Bảng 4.1. Khối lượng chất thải rắn đô thị thu gom hàng năm
Năm
Khối lượng trung bình
(m3/ngày)
Khối lượng trung bình
(m3/năm)
2000
25 – 30
9.900
2001
25 – 30
9.900
2002
30 – 35
11.700
2003
35 – 40
13.500
2004
40 – 45
15.300
2005
50
18.000
2006
60
21.600
2007
65
23.400
2008
70 – 75
26.100
2009
75 - 80
28.440
(Nguồn: Xí nghiệp công trình công cộng thị xã Đồng Xoài, 2009)
Qua số liệu trên cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường tăng dần về khối lượng theo các năm. Với mức tăng như vậy, nếu không được thu gom và xử lý kịp thời sẽ gây ra mức độ ô nhiễm môi trường cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người, làm mất mỹ quan cho thị xã. Để đảm bảo rác thải sinh hoạt không gây ô nhiễm cao đến môi trường, rác thải sinh hoạt nên được thu gom thường xuyên trong ngày, nhất là vào buổi sáng để giảm mức độ ô nhiễm, đặc biệt là giảm được các mùi hôi.
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: cao su, nhựa nylon, giấy vụn cactông, chất hữu cơ dễ phân huỷ, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, sứ gốm, đất, cát và các chất khác [11].
Bảng 4.2. Thành phần CTRSH hoạt của thị xã Đồng Xoài năm 2008
Thành phần
Tỷ lệ (%)
- Chất hữu cơ dễ phân hủy
86,7
- Cao su, nhựa, nilong
7,4
- Giấy vụn, carton
3,6
- Kim loại, vỏ đồ hộp
0,6
- Thủy tinh, sứ gốm
0
- Đất, cát và các chất khác
1,7
(Nguồn: Báo cáo thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu và đánh giá hiện trạng chất thải rắn và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Phước, năm 2008)
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần khá đa đạng, song chất hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là một lợi thế rất lớn trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các biện pháp sinh học.
4.1.2. Chất thải rắn bệnh viện
Chất thải y tế chủ yếu phát sinh từ các nguồn: các loại bệnh phẩm (bông băng, chăn màn hư, bệnh phẩm...), dụng cụ y khoa (ống tiêm, kim chích, vỏ ống thuốc, chai lọ đựng thuốc...), rác thải sinh hoạt...Trong đó, rác thải sinh hoạt được xem là rác thải không nguy hại, còn lại là rác thải y tế là rác thải nguy hại [7].
Theo số liệu điều tra tháng 04 năm 2009, trên địa bàn thị xã Đồng Xoài hiện nay có 09 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 07 trạm y tế xã phường. Lượng rác thải do bệnh viện thải ra ngày càng nhiều [3].
Tuy nhiên ở thị xã Đồng Xoài chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt của thị xã, còn chất thải rắn nguy hại sẽ được các bệnh viện tự xử lý bằng phương pháp chôn lấp hay thực hiện đốt ngay trong bệnh viện.
Bảng 4.3. Thống kê số lượng rác thải y tế phát sinh
Số thứ tự
Tên bệnh viện
Số lượng rác thải(kg/ngày)
1
Bệnh viện y học cổ truyền
25
2
Phòng khám đa khoa Thị Xã Đồng Xoài
5
3
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Phước
200
(Nguồn: Thống kê điều tra của Sở Y tế tỉnh Bình Phước (2007)
Bảng 4.4. Thống kê tình hình xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện tại thị xã Đồng Xoài
Số thứ tự
Tên bệnh viện
Hiện trạng xử lý chất thải rắn
Đốt
Chôn lấp
1
Bệnh viện y học cổ truyền
Không
Có
2
Phòng khám đa khoa Thị Xã Đồng Xoài
Có
Không
3
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Phước
Có
Có
(Nguồn: Thống kê điều tra của Sở Y tế tỉnh Bình Phước, 2007)
Hiện nay công tác phân loại và thu gom rác thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Đồng Xoài nhìn chung chưa được thực hiện tốt. Vì chất thải rắn bệnh viện chưa tiến hành kiểm kê đăng ký thu gom, chỉ có ở những bệnh viện lớn thì được đầu tư xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế (đối với những chất thải nguy hại), số còn lại được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và xử lý bằng hình thức chôn lấp.
4.1.3. Chất thải rắn công nghiệp
Số lượng và thành phần chất thải rắn công nghiệp phụ thuộc vào quy mô ngành nghề và tính chất sản xuất của các nhà máy, cơ sở, xí nghiệp…chất thải rắn công nghiệp bao gồm các phế thải từ vật liệu, nhiên liệu, phế thải từ quá trình xây dựng và công nghiệp phát thải hàng năm trên địa bàn thị xã.
Ở thị xã Đồng Xoài chưa tiến hành kiểm kê đăng ký chất thải rắn công nghiệp. Lượng rác thải từ công nghiệp thải ra môi trường được thu gom chung với rác thải sinh hoạt của thị xã. Nhưng hiện nay tại thị xã đã hình thành khu công nghiệp đồng xoài II. Vì vậy chất thải rắn do ngành công nghiệp thải ra môi trường sẽ rất cao, bao gồm cả chất thải rắn nguy hại từ quá trình sản xuất. Nếu lượng chất thải này không được đăng ký kiểm kê để xử lý mà chỉ thu gom chung với rác thải sinh hoạt của thị xã, thì sẽ là mối đe doạ lớn đối với môi trường chung của thị xã [20].
4.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở thị xã Đồng Xoài
Hiện nay vấn đề chất thải rắn đô thị đang thực sự là mối đe doạ lớn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, vì lượng chất thải ngày một tăng. Nếu không quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý một cách thích hợp thì trở thành ô nhiểm môi trường và mất vệ sinh nghiêm trọng.
Tại thị xã Đồng Xoài đã thành lập Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng và Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước.
Hiện nay việc thực hiện công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị ở thị xã do Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng đô thị đảm nhận. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí Nghiệp là công tác vệ sinh môi trường đô thị, công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, đổ thải. Xí Nghiệp đã thành lập đội vệ sinh môi trường đô thị với 108 người và được trang bị 3 xe ép rác tải trọng 5.8 tấn, 60 chiếc xe đẩy tay (loại 0.7m3), 183 thùng chứa rác công cộng (0.5m3) và 01 xe bồn phun nước. Còn đối với công tác xử lý chất thải rắn đô thị sẽ do Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước đảm nhận. Công Ty được thành lập với đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao và công nghệ xử lý rác hiện đại đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên công tác thu gom rác thải vẫn chưa triệt để, toàn thị xã chỉ đạt 70% tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị. Còn chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn công nghiệp và nông nghiệp chưa được đăng ký tiến hành điều tra, quản lý và tổ chức thu gom [11].
4.2.1. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị ở thị xã Đồng Xoài
Công tác thu gom
Toàn thị xã có tất cả là 37 điểm tập kết rác. Hằng ngày chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư, đường phố và các cơ quan, khu vực các doanh nghiệp, công ty và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nội thị được công nhân Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng thị xã thu gom bằng các xe đẩy tay và vận chuyển đến các điểm tập kết rác tạm thời của khu vực. CTR ở trung tâm chợ của thị xã sẽ được ban quản lý chợ thu gom đưa ra điểm tập kết chung.
Đối với CTR bệnh viện sẽ được phân loại tại nguồn, chất thải nguy hại thì được bệnh viện tự xử lý (bằng cách chôn lấp hoặc đốt), còn chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện sẽ được tập kết tại khu vực và được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt của thị xã.
Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ được thực hiện tại các tuyến đường chính, một số hẻm và chợ, nơi có giao thông thuận lợi, chủ yếu là các tuyến đường đã được trải nhựa. một số tuyến đường và hẻm nhỏ tại các phường không được thu gom, phương tiện thu gom chất thải sinh hoạt trong thị xã vẫn chưa đáp ứng đủ cho công tác thu gom, kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu.
Do đó không thể thu gom hết lượng rác sinh hoạt phát sinh, vì vậy công tác thu gom trên địa bàn thị xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay tại thị xã chỉ đạt 70%. Lượng chất thải rắn thu gom chủ yếu trong nội thị của thị xã [11].
Công tác vận chuyển
Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thu gom và tập trung tại các điểm tập kết tạm thời sẽ được xe ép rác đến chuyên chở về nhà máy xử lý rác thải của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước.
Hình 4.1. Xe đẩy tay dùng để thi gom rác đến điểm tập kết
Hình 4.2. Điểm tập kết rác trên đường Lý Thường Kiệt
Hình 4.3. Thùng đựng rác đặt tại trường trung học cơ sở Tân Đồng.
Công tác vận chuyển được đôi vệ sinh môi trường Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng thị xã chia làm 03 ca vận chuyển luân phiên nhau:
Buổi sáng: Xe 93A-0620 thực hiện công tác vận chuyển từ 3 giờ đến 8 giờ. Xe bắt đầu xuất phát từ Trường Trung Cấp Nghiệp Vụ Cao Su (cơ khí), rồi đến các điểm tập kết rác trên đường Hùng Vương, sau đó trở ngược về khu hành chính tỉnh và kết thúc tại điểm tập kết ở tỉnh đội xã Tiến Thành. Tất cả rác thải xe thu gom ở các điểm tập kết sẽ được vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải của Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước.
Buổi chiều: Xe 93A-0654 thực hiện công tác vận chuyển từ 16 giờ đến 21 giờ. Xe bắt đầu xuất phát từ cơ khí lần lượt đến các điểm tập kết rác ở phường Tân Phú, trại giam An Phước, về khu hành chính tỉnh và kết thúc tại điểm tập kết rác khu tái định cư chổ bệnh viện. Sau đó rác thải được xe vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải.
Buổi tối: Xe 93A-0443 thực hiện công tác vận chuyển từ 19 giờ 30 phút đến 12 giờ (đêm). Xe xuất phát từ công an phường Tân Bình, đến điểm tập kết rác ở siêu thị Coopmart, rồi kết thúc tại điểm tập kết rác chung của khu vực chợ. Sau đó xe vận chuyển rác thải đến nhà máy để xử lý.
Hình 4.4. Công nhân thu gom rác khu vực phường Tân Phú
Qua khảo sát thực tế, quá trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng cho thấy: Mặc dù trong công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đã được Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng thị xã tăng cường để đáp ứng yêu cầu thực tế. Tuy nhiên công tác thu gom vận chuyển vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Tình hình thu gom rác thải chưa đáp ứng đủ nhu cầu, các trang thiết bị còn thô sơ, thiếu thốn. ở những ngõ hẻm nhỏ các xe thu gom không thể vào được. Toàn thị xã chỉ có 3 xe thu gom vận chuyển rác có thiết bị nâng cơ giới. vì vậy sẽ không đáp ứng đủ cho quá trình thu gom vận chuyển. Hiện trạng nước rỉ rác tại các điểm tập kết và trên đường vận chuyển rác đến nhà máy xử lý vẫn chưa được xử lý triệt để, tạo mùi hôi và gây mất mỹ quan cho thị xã. Do đặc thù của rác thải, mùi hôi là một vấn đề không thể tránh khỏi. vì vậy trong quá trình lưu trữ, thu gom và vận chuyển mùi hôi sẽ phát sinh kèm theo nước rỉ rác làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người thu gom, người đi đường và gây mất mỹ quan đô thị.
Hình 4.5. Điểm tập kết rác tại Trường Trung Học Cơ Sở Tân Đồng
4.2.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn thị xã Đồng Xoài
Trước năm 2008, tất cả chất thải sinh hoạt thu gom được hằng ngày tại thị xã Đồng Xoài chỉ được xử lý bằng một biện pháp duy nhất là chôn lấp không hợp vệ sinh.
Lượng rác thải sinh hoạt sau khi được các đội Công Trình Công Cộng thu gom tập kết và vận chuyển về bãi thải, đổ thành từng đống mà không được phân loại. Hình thức xử lý rác tại bãi rác của thị xã đồng xoài chủ ỵếu là phun chế phẩm EM, rải thuốc diệt ruồi nhằm hạn chế mùi hôi và ruồi nhặng, sau một thời gian tự phân huỷ và khô được châm lửa đốt, sau đó đổ tràn lớp khác lên trên. Ở những vùng rác thải không tập trung được, người dân tự xử lý bằng cách chôn lấp, đốt bỏ hay thải ra sông, suối.
Với lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng hiện nay đòi hỏi phải có biện pháp xử lý thích hợp nhằm tránh các tác động xấu đến môi trường.
Ngày 25/05/2008 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Công ty xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Đồng Xoài. với công suất xử lý 100 tấn rác/ngày. đêm, áp dụng công nghệ hiện đại, khép kín của công nghệ trong nước sẽ góp phần làm giảm thiểu ô nhiểm môi trường tại các bãi rác cũ toàn thị xã Đồng Xoài. Đây là giải pháp tối ưu để giải quyết gánh nặng quá tải đối với các bãi rác chôn lấp cũ, góp phần quan trọng giải quyết triệt để vấn đề rác thải gây ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái cho thị xã Đồng Xoài [1].
Tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2008, nhưng hiện nay với khối lượng tiêu huỷ hàng ngày khoảng 50 tấn rác/ngày. Và đã đạt được năng suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất cao.
Hiện nay nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thị xã Đồng Xoài đã bố trí một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao, và đội ngũ công nhân lao động lành nghề trong việc quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy xử lý.
Hiện nay các công đoạn xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt này được thể hiện như sau:
Phế thải dẻo
Sản xuất phân compost
Sản xuất gạch bloock
Thiêu đốt
Rác thải
Phân loại
Hình 4.6. Sơ đồ quy trình công nghệ của Nhà máy Xử lý Chất thải rắn sinh hoạt Đồng Xoài, công suất 100 tấn/ngày [1]
Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đồng Xoài chỉ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của toàn thị xã, còn đối với các loại chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn bệnh viện phát sinh hằng ngày, công tác xử lý ở nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chưa tiến hành đăng ký để xử lý. Phần lớn được thu gom để xử lý chung với rác thải sinh hoạt của thị xã.
Công nghệ tách lọc, phân loại [1]
Rác thải sinh hoạt tập kết ở trong kho, sau khi được phun vi sinh khử mùi sẽ cho lên máng nạp liệu bằng cái gấp. ở đây rác thải sẽ được lọc sơ cấp (chăn, chiếu, mùn, mền, chai thuỷ tinh, …), rồi đưa qua máy cắt, cắt những cái bao còn nguyên cho nó bung ra. Sau đó được đưa qua sàng lọc, sàng lọc có hai hệ lỗ (một hệ lỗ nhỏ cho rác thải đi xuống, một hệ lỗ thứ hai cho dòng rác hữu cơ đi qua). Rác hữu cơ bắt đầu đem đi ủ (ở đó người ta sẽ tách lọc bao nylon, chai). Chất vô cơ sẽ được đem đi đốt.
Hình 4.7. Rác trong kho được đưa lên máng nạp liệu bằng cái gấp rác
Hình 4.8. Công nhân đang phân loại rác thải trên máng nạp liệu
Hình 4.9. Máy cắt 2 trục .
Công nghệ vi sinh (chế biến phân Compost)
Dòng hữu cơ
(sau phân loại)
Máy nghiền dập
Máy đảo và phối trộn
Vi sinh vật phân huỷ xơ
Ủ nóng (ủ hầm)
Ủ chín
Giảm ẩm
Sàng thô
Giảm ẩm – tách từ
Sàng tinh lỗ 5mm
Máy kết viên trộn phụ gia và vi sinh vật
Phân compost
Đóng bao sản phẩm
Thị trường
Tồn trữ
Thu và xử lý khí thải, hơi nước
Xơ, nilon
Tái chế phế thải dẻo
Rác thải cá biệt
Nghiền tinh
Làm gạch block
ủ
lại
Trên
sàng
dưới sàng
Xác định C/N độ ẩm,
độ rông, tỷ trọng
Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân Compost [3]
Thuyết minh công nghệ sản xuất phân Compost [1]
Dòng hữu cơ từ hệ thống phân loại được băng tải chuyển đến băng tải nạp liệu của thiết bị tách tuyển gia tốc, trọng lượng để tách và loại bỏ hết các thành phần phế thải dẻo (giấy kẹo, mảnh nilon vụn…), các phế thải có chứa từ tính (kim loại, nút chai bia, đinh, lưỡi dao cạo râu…), các loại đá sỏi, mảnh thuỷ tinh, vỏ ốc, vỏ sò ra khỏi dòng vật chất hữu cơ. Còn lại dòng thuần hữu cơ được kiểm tra cảm quan tính chất dòng hữu cơ (kích cỡ, tỷ khối, C/N, độ ẩm) để có giải pháp cân bằng các thành phần phù hợp với quá trình phân huỷ chất hữu cơ (máy phối trộn nguyên liệu) rồi chuyển sang thiết bị ủ kín.
Sau giai đoạn kiểm định cảm quan, xác định các thành phần và khối lượng các chất liệu cần bổ sung để cân bằng dinh dưỡng (C/N), đảm bảo ẩm độ ban đầu và các khoảng trống để đảm bảo quá trình khuyếch tán khí bên trong khối ủ. Các thành phần bổ sung, các chủng vi sinh, phân chuồng và chất kích hoạt vi sinh được đưa vào thiết bị phối trộn trước khi chuyển đến bể ủ Compost. Chuyển hỗn hợp chất hữu cơ sau khi đã phối trộn vào ủ (ủ nóng) rồi phân phối vào các bể ủ theo định mức mỗi ngày. Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại các vị trí quy định. kiểm tra các chế độ hoàn lưu nhiệt trên các hệ thống hoàn lưu. Đưa compost đã qua ủ nóng ra khỏi bể ủ và chuyển sang công đoạn ủ chín.
Ủ chín là giai đoạn sau cùng của tiến trình Compost. Chất hữu cơ sau khi ủ nóng, được tiếp tục giai đoạn chuyển hoá từ giai đoạn ổn định sang giai đoạn chín.
Dòng hữu cơ sau khi ủ chín được chuyển đến khu vực giảm ẩm, sau giảm ẩm được nạp vào 1 băng tải vận chuyển và nạp liệu vận chuyển vào hệ thống thiết bị xử lý theo quy trình công nghệ.
Nguyên liệu được đưa vào thiết bị sàng lồng quay có kích thước mắt sàng lỗ 15x15mm. dòng dưới sàng chủ yếu là các chế phẩm Compost được chuyển sang công đoạn ẩm lần 2 rồi tiếp tục được chuyển sang sàng tinh để tách ra.
Dòng trên sàng tinh: chuyển qua máy nghiền tinh, nghiền mịn rồi chuyển về dòng compost. Dòng dưới sàng chuyển sang kiểm soát lần cuối.
Dòng trên sàng thô tách ra 2 loại: loại dễ cháy chuyển sang công nghệ đốt, loại khó cháy chuyển sang chôn lấp.
Sản phẩm Compost cuối cùng được phối trộn phụ gia, phun cấy dung dịch vi sinh chức năng (cố định đạm tự do, phân huỷ lân khó tiêu, phân huỷ cellulose) và kết viên tại máy kết viên tạo thành sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh đặc chủng phục vụ cho nông nghiệp.
Hình 4.11. Hỗn hợp hữu cơ được ủ nóng trong bể sinh học hiếu khí
Hình 4.12. Sản phẩm phân Compost
Công nghệ tái chế phế thải dẻo
Phế thải dẻo nilon sau khi qua tổ hợp tách lọc đã được xé, giũ tung đất cát sẽ chuyển qua công nghệ phân loại riêng từng chủng loại. rác thải nilon sẽ theo băng tải chuyển lên sàng tách lọc thủ công để tách riêng như: túi siêu thị, giấy kẹp, mảnh áo mưa, … các chủng nhửa có gốc phân tử khác nhau, nhiệt độ hoá dẻo và nóng chảy khác nhau do đó phải được phân loại ra để tái chế sử dụng cho từng sản phẩm cụ thể. Dòng nilon sẻ được đưa vào lò sấy khô và sau đó sẽ được chuyển sang tổ hợp ép kiện lưu kho và bán [3].
Hình 4.13. Dòng nilon được ép kiện
Công nghệ thiêu đốt cá biệt [3]
Công nghệ này chỉ đốt các phế thải (rác cá biệt) dễ cháy có giá trị nhiệt lượng, rác nguy hại. các loại rác cá biệt khác như: gạch đá, thuỷ tinh, chuyển qua công nghệ sản xuất gạch Block.
Rác cá biệt dễ cháy gồm:
Những phế thải có kích thước lớn (bàn ghế, gỗ tạp, cành cây, săm lốp ôtô)
Các phế thải dẻo không tái chế được (vật dụng bằng nhựa, nilon vụn)
Các loại xơ, sợi cellulose khó phân huỷ trong quá trình tách lọc và bị loại ra từ quá trình làm phân Compost.
Rác nguy hại là một số ít các loại rác thải y tế, các loại xác động vật chết, với loại rác này cần xử lý triệt để nên vận dụng vào quá trình đốt là hoàn toàn phù hợp.
Một số loại rác cá biệt còn lại (không có nhiệt trị) nhà máy áp dụng các giải pháp san lấp mặy bằng đảm bảo môi trường.
Sản xuất gạch Block [1]
Các loại phế liệu trơ, các loại hế thải cá biệt, các loại xỉ, tro của lò đốt được dùng để san lấp mặt bằng hoặc làm nguyên liệu cho làm gạch Block.
Cát, đá
Nghiền mịn <= 5mm
Phối trộn
Ép khuôn định hình
Sản phẩm
Phụ gia
Hình 4.14. Qui trình sản xuất gạch Block
Thuyết minh quy trình sản xuất gạch Block
Làm sạch các dòng vật liệu để xử lý tại công đoạn làm gạch.
Nghiền đạt các kích thước theo tiêu chuẩn vật liệu xây đựng của Việt Nam.
Phối trộn các thành phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn xây dựng
Định hình sản phẩm trên các thiết bị chuyên dụng
ổn định sản phẩm, tồn trữ và bán.
4.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh đô thị tại thị xã Đồng Xoài
Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn thị xã Đồng Xoài do Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng đảm nhận việc vận chuyển và thu gom rác thải sinh hoạt trong thị xã. Với số cán bộ quản lý nhân viên văn phòng là 16 người, số công nhân trực tiếp thu gom là 17 công nhân, 2 tài xế và 89 công nhân thu gom rác.
Phụ trách vệ sinh
Giám đốc
Phó giám đốc
Phụ trách cây xanh, điện. chiếu sáng
Các bộ phận gián tiếp (tổ chức hành chính, kế hoạch kỹ thuật, kế toán)
Hình 4.15. Sơ đồ quản lý Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng Thị Xã Đồng Xoài
Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước đảm nhận.
Ban giám đốc
Bộ phận quản lý Hành chính, Kế toán, Kinh doanh, Tài vụ…
Tổ thí nghiệm
Tổ tách lọc
Tổ sản xuất phân hữu cơ
Tổ sơ chế nhựa
Tổ đốt, chôn lấp
Hình 4.16. Sơ đồ quản lý nhà máy xử lý rác
4.4. Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Thị Xã Đồng Xoài và tác động đến môi trường xung quanh nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt
4.4.1. Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Thị Xã Đồng Xoài và những mặt còn tồn tại trong hệ thống quản lý
Hiện nay công tác quản lý chất thải rắn đô thị đã được các cấp các ngành quan tâm chú trọng. Tại thị xã đã có đội thu gom, vận chuyển và đã thành lập được 1 nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt cho toàn thị xã. Vì vậy các đường phố, khu công cộng và khu trung tâm hành chính thị xã luôn được giữ gìn sạch sẽ tạo cảnh quan đô thị trong sạch. Vấn đề xử lý rác thải hiện nay đạt hiệu quả rất cao.
Tuy nhiên, hiện tại công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở địa phương vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.
Nhận thức của người dân về vấn đề chất thải rắn còn nhiều hạn chế, còn thiếu ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, hiện trạng thải bỏ rác bừa bãi trên các đường phố, các khu công cộngn còn nhiều, đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được chú trọng đúng mức, chưa có các hình thức tổ chức phù hợp nhằm lôi kéo sự tham gia của cộng đồng.
Mặc dù năng lực thu gom chất thải rắn của thị xã đã được tăng cường nhưng đến nay việc thu gom chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu gom, vận chuyển còn thiếu và quá cũ kỹ. Các nơi công cộng và đường phố chưa được bố trí thùng rác, từng khu vực không bố trí đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận án đánh giá hiện trạng chất thải rắn thị xã Đồng Xoài.doc