DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
Mục lục trang
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Ý nghĩa của đề tài 1
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Nội dung nghiên cứu 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu 2
1.6 Phương pháp nghiên cứu 2
1.6.1 Phương pháp luận 2
1.6.2 Phương pháp cụ thể 3
1.7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn 5
2.1.1 Khái niệm chất thải rắn 5
2.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 5
2.1.3 Phân loại chất thải rắn 7
2.1.4 Thành phần chất thải rắn 9
2.1.5 Tính chất chất thải rắn 10
2.1.6 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 15
2.2 Ảnh hưởng chất thải rắn đến môi trường 15
2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước 15
2.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường không khí 16
2.2.3 Ảnh hưởng đến môi trường đất 17
2.2.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người 17
2.3 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn 18
2.3.1 Nguồn phát thải CTR và phân loại chất thải rắn tại nguồn 18
2.3.2 Thu gom, lưu trữ và vận chuyển CTR 19
2.3.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 21
2.4 Một số công nghệ xử lý chất thải rắn tại Việt Nam 25
2.5 Tình hình quản lý chất thải rắn tại Khánh Hòa 26
2.5.1 Thực trạng phát thải CTR tại Khánh Hòa 27
2.5.2 Khái quát về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khánh Hòa 31
2.5.3 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khánh Hòa 39
2.6 Phương hướng xây dựng cơ chế quản lý chất thải rắn đến năm 2020 41
88 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hòa. Đề xuất biện pháp quản lý khả thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t phế liệu bươi lượm đổ tràn lan ra đường. Bên cạnh đó, một bộ phận những người thu gom rác dân lập, các xe bán hàng rong đổ rác vào thùng gây quá tải thậm chí tràn ra đường gây mất vệ sinh.
Việc sử dụng các xe thô sơ trong khâu thu gom rác sinh hoạt ban đầu từ nguồn phát sinh thường là hở, che chắn tạm bợ xung quanh thành xe không đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh.
Các xe thô sơ đẩy tay được tư nhân tự chế tạo theo nhiều mẫu mã, kích thước, hình dạng khác nhau gây bất lợi trong việc cơ giới hóa khâu chuyển rác từ xe đẩy tay thô sơ sang xe cơ giới, người công nhân phải thao tác nặng nhọc, thời gian chuyển giao rác kéo dài và lượng rác rơi vãi tại điểm hẹn nhiều phải quét hốt thủ công làm mất vệ sinh đường phố, gây ách tắc giao thông.
Đánh giá tình hình xử lý rác
Xử lý rác là khâu cuối cùng trong công tác quản lý rác, công việc này mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động do CTR gây ra cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, biện pháp xử lý rác chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa là đem rác đi đổ ở các bãi rác không hợp vệ sinh. Đa số bãi rác đều hở, chưa được xử lý nền móng để chống thấm, nước rỉ rác thấm tự do xuống đất gây ô nhiễm môi trường : đất, nước, không khí. Điều này đã gây nên nhiều phản ứng của người dân sống quanh khu vực bãi rác, đặc biệt là bãi rác ở đèo Rù Rì của thành phố Nha Trang gây thiệt hại cho nguồn nước của người dân rất nghiêm trọng. UBND tỉnh Khánh Hòa đã cho phép xây dựng hai dự án: một là xây dựng bãi rác mới theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh bằng nguồn vốn vay ngân hàng thế giới; hai là cải tạo và tiến tới đóng cửa bãi rác cũ bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Bỉ.
Việc cho xây dựng nhà máy chế tạo phân hữu cơ từ rác là rất hợp lý, tuy nhiên ở Khánh Hòa chưa xây dựng được nhà máy nào mà chỉ mới ở dự án.
PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020.
Trong những năm tiếp theo, công tác quản lý thu gom vận chuyển CTR ở Khánh Hòa cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
Về quy hoạch quản lý chất thải:
- Quy hoạch loại chất thải: cần phân loại rõ ràng và quản lý theo khu vực các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng.
- Quy hoạch về quy mô của các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đối với từng vùng quy hoạch KT – XH căn cứ vào hiện trạng đô thị, địa lý, dân cư.
- Quy hoạch về loại hình tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
Về quản lý quy trình công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải:
- Thực hiện chương trình đổi mới công nghệ và thiết bị phục vụ quản lý CTR đô thị và công nghiệp;
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ cụ thể cho từng loại chất thải theo từng giai đoạn phát triển hợp lý của đô thị Việt Nam.
Về tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh môi trường trên các địa bàn hoặc trên các loại hình quy hoạch kinh tế – xã hội:
Phân chia địa bàn tỉnh Khánh Hòa thành các khu vực như : khu dân cư, khu dân cư nhà cao tầng, khu dịch vụ – thương mại, khu vực văn phòng giao dịch, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu chợ đầu mối... để làm cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng VSMT cho phù hợp với từng khu vực. Từ đó các đơn vị chuyên trách sẽ căn cứ vào đó có những phương án thực hiện phù hợp.
Đào tạo nhân lực và hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn:
- Đào tạo nhân lực cho phòng quản lý CTR;
- Đào tạo nhân lực cho Công ty môi trường đô thị;
- Huấn luyện cán bộ môi trường cho từng địa phương.
Nâng cao nhận thức cho người dân về BVMT, phân loại CTR tại nguồn.
Bổ sung và hoàn thiện luật lệ, chính sách, quy định quy trình quản lý, đồng thời xây dựng một lực lượng kiểm tra xử phạt chế tài những hành vi vi phạm hành chính về trật tự vệ sinh đô thị, về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
Để đảm bảo giảm gánh nặng chi phí tăng cao hàng năm cho ngân sách Tỉnh, thống nhất việc quản lý thu phí vệ sinh cho toàn bộ quá trình quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải cần sớm được triển khai.
Kế hoạch thực hiện theo nhu cầu cấp bách cần ưu tiên giải quyết trong thời gian từ đây cho đến năm 2020.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN DIÊN KHÁNH
3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Hình 6. Bản đồ vị trí địa lý huyện Diên Khánh
Căn cứ vào ranh giới hành chính của huyện, xã được xác định theo Chỉ định 364/CP của Chính Phủ như sau:
Tọa độ địa lý:
Kinh độ Đông: 108o55’10” – 109o07’18”
Vĩ độ Bắc: 12o03’00” – 12o33’30”
Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp huyện Ninh Hoà;
Phía Nam giáp huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn;
Phía Đông giáp thành phố Nha Trang;
Phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh.
Nằm trên trục giao thông quan trọng nhất của cả nước, quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam. Huyện Diên Khánh là huyện gồm cả đồng bằng, trung du và miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có diện tích tự nhiên là 512,22 km2– chiếm 10,9 % về diện tích tự nhiên so với toàn Tỉnh. Diên Khánh nằm liền kề với thành phố Nha Trang – một trung tâm kinh tế, văn hóa, một thành phố du lịch có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp của tỉnh Khánh Hòa. Do đó Diên Khánh là đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt, gần bến cảng, sân baylà địa bàn trung chuyển Bắc Nam, hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt với hành lang quốc lộ 1 và các tuyến tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 2 đã tạo điều kiện gắn Diên Khánh với các huyện trong tỉnh và mở rộng giao lưu kinh tế liên vùng, cả nước và quốc tế.
3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.2.1 Địa hình: Diên Khánh có 65% diện tích thuộc địa hình đồi núi, còn lại là ruộng lúa, đất bãi và nương rẫy trồng màu, vùng đồng bằng Diên Khánh tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Có thể chia thành ba dạng địa hình sau:
Địa hình bằng: Phân bố tập trung ở hai khu vực sông Cái và sông Suối Dầu. Diện tích khoảng 15.000 ha – là vùng canh tác nông nghiệp chủ yếu của huyện;
Dạng đồi núi thấp: Diện tích khoảng 10.000 ha – là dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi cao. Thảm TV nghèo nàn (chủ yếu là đất trống và cây bụi), một phần diện tích đã khai phá làm nương rẫy, đất đai bị rửa trôi xói mòn, tầng đất mặt thường mỏng – cần trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp;
Dạng núi cao: Phân bố tập trung ở phía Tây và phía Bắc của huyện. Diện tích trên 26.000 ha, thảm thực vật là rừng gỗ, rừng hỗn giao nghèo đến trung bình.
3.2.2 Khí hậu: Theo số liệu của Trạm khí tượng thủy văn Khánh Hòa, huyện Diên Khánh nằm trong vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ, quanh năm nắng nóng ít có mùa đông lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,6oC, tháng thấp nhất có nhiệt độ 14,6 oC, tháng cao nhất khoảng 39,5 oC. Tổng tích ôn 9.500 oC, hàng năm có 2.480 giờ nắng.
Lượng mưa trung bình 1.441 mm, lượng mưa thấp nhất trong năm khoảng 667 mm, lượng mưa cao nhất trong năm khoảng 2.245 mm. Vùng núi có lượng mưa trung bình khoảng 1.600 – 1.800 mm. Mùa mưa tập trung trong 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12), chiếm khoảng 80 – 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8), chiếm khoảng 15 – 20% lượng mưa cả năm. Trong thời gian từ tháng 5 -7 thường có mưa giông với lượng mưa 30 – 35%, tác dụng tốt với các loại cây trồng.
Độ ẩm độ không khí bình quân năm: 80 – 85%
Lượng bốc hơi bình quân năm: 1.187 mm/năm.
Hướng gió chủ yếu là hướng Bắc – Nam, Đông – Bắc, Đông – Nam với tốc độ bình quân 3 – 5 m/s.
Bão ít xảy ra và không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Tổng tích ôn lớn cho phép gieo trồng 2 – 3 vụ cây trồng ngắn hạn trong năm.
3.2.3 Sông ngòi
Diên Khánh là huyện có mạng lưới sông suối dày đặc với các con sông lớn (sông Suối Dầu, Sông Cái, sông Suối Cát) và hàng chục khe suối khác.Tổng lượng nước hàng năm đều lớn, song phân bố không đều và thường gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trong 3 tháng mùa lũ (tháng 10,11,12) lưu lượng dòng chảy chiếm 60 – 70% tổng lưu lượng dòng chảy năm. Các khe suối nhỏ lưu vực dưới 20 km2 hầu như chỉ có nước trong mùa mưa. Từ thực trạng này có thể thấy để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước, ngoài việc đặt các trạm bơm ở các sông lớn, còn lại phải xây dựng các công trình thủy lợi như xây hồ chứa, đắp đập giữ nước để điều tiết trong mùa khô.
Hiện nay, Diên Khánh đang tu bổ các công trình hiện có và xây dựng thêm các công trình mới như Suối Dầu với diện tích tưới tiêu thiết kế 3.800 ha, các hồ chứa nhỏ khác như hồ Hòn Rọ, đập Lỗ Dinh, hồ Cây Sung, hồ Đá Mài với diện tích tưới thiết kế tổng cộng 400 ha, xây dựng lại trạm bơm Hòn Tháp với năng lực tưới khoảng 600 ha.
3.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI
3.3.1 Đặc điểm kinh tế
Trong mấy năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Uy ban nhân dân, huyện Diên Khánh đã có nhiều cố gắng, từng bước vươn lên đạt những thành tựu quan trọng về các mặt, tạo tiền đề phát triển mạnh về kinh tế – xã hội cho những năm tiếp theo, hòa nhập với tỉnh trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Vị trí kinh tế huyện Diên Khánh trong tổng thể kinh tế của tỉnh Khánh Hòa: Với lợi thế vị trí của mình so với các đô thị phía bắc của tỉnh, tuy chỉ chiếm 10,9% diện tích tự nhiên và khoảng 13% về dân số so với toàn tỉnh, song vị trí kinh tế của Huyện so với toàn tỉnh đã chiếm 13,7% về giá trị sản xuất; 8,8% giá trị sản xuất ngành công nghiệp; 24,8% giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp; 16,3% giá trị sản xuát ngành dịch vụ, đóng góp 5,1% thu ngân sách và chiếm 32,8% sản lượng quy thóc của tỉnh.
Bảng 15. Vị trí kinh tế Diên Khánh trong tổng thể tỉnh Khánh Hòa
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Toàn tỉnh
Huyện
Diên Khánh
Diện tích tự nhiên
(% so với toàn tỉnh)
Km2
%
4.693
100
512,22
10,9
2. Dân số trung bình
(% so với toàn tỉnh)
Người
%
1.105.784
100
143.752
13,0
3.Tổng giá trị sản xuất
(% so với toàn tỉnh)
Công nghiệp – TTCN – XD
(% so với CN tỉnh)
Nông lâm nghiệp
(% so với NLN của tỉnh)
Dịch vụ
(% so với DV của tỉnh)
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
4.993
100
2.431,0
100
882
100
1.680
100
686
13,7
192,2
8,0
218,4
24,8
274,5
16,3
4. GDP
(% so với tỉnh)
Tỷ đồng
%
6364,8
100
687,4
10,8
5. Thu ngân sách
(% so với tỉnh)
Tỷ đồng
%
741,6
100
37,6
5,1
6. Tổng sản lượng LT quy thóc
(% so với tỉnh)
Ng.tấn
%
140
100
46,3
32,8
(Nguồn số liệu: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa)
Kinh tế có sự tăng trưởng khá: Qua 6 năm (2000 –2006) nền kinh tế của Huyện có bước tăng trưởng khá, tổng giá trị gia tăng (GDP) tăng bình quân 12,1% (cả tỉnh 10,5%). Trong đó, giá trị gia tăng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng bình quân tăng khoảng 17%/năm; ngành nông lâm nghiệp tăng 8%; ngành dịch vụ tăng khoảng 14%. Nhưng do nền kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp nên sự tăng trưởng trên chưa làm thay đổi lớn được bộ mặt KT - XH của Huyện. Do sức mua của thị trường còn hạn chế vì hơn 80% dân số là nông dân và sống ở vùng nông thôn, phần lớn có thu nhập thấp. Trong khi đó hàng hóa, dịch vụ lại thiếu sức cạnh tranh nên chua đủ sức vươn ra để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo chiều hướng tiến bộ, cơ bản thoát khỏi tình trạng trì trệ. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng dần. Cơ cấu đa ngành, đa thành phần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả hơn trước tạo ra những tiền đề quan trọng cho phát triển những năm tiếp theo. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn toàn huyện. Phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế trên lãnh thổ huyện Diên Khánh là: “ Công nghiệp – dịch vụ – Nông nghiệp”.
Bảng 16. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Diên Khánh
Chỉ tiêu
Tỷ đồng
1998
2000
2005
Tổng giá trị gia tăng(GDP)
Trong đó:
1. Công nghiệp –Xây dựng
2. Nông lâm nghiệp
3. Dịch vụ – du lịch
383.0
81.2
143.0
158.8
446.7
98.3
154.7
193.8
687.4
177.1
192.7
317.6
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa)
Đặc điểm xã hội
Dân số: Theo số liệu thống kê của huyện, dân số trung bình toàn huyện năm 2006 là 142.706 người với 32.066 hộ và 74.746 lao động, trong đó dân số thành thị khoảng 21 nghìn người chiếm 18,8% dân số toàn huyện; dân số nông thôn khoảng 121.733 người chiếm 81,2% dân số toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân toàn huyện giảm dần, giai đoạn năm 2001 – 2005 giảm xuống còn 1,3% và dự báo giai đoạn 2006 – 2010 giảm 1,1% tương ứng với số dân 150.1,2 nghìn người. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 280 người/ km2.
Bảng 17. Phân bố diện tích, dân số huyện Diên Khánh
STT
Tên xã
Diện tích (km2)
Dân số
(người)
Mật độ dân số (người/km2)
01
TT Diên Khánh
3,95
21.089
5.339
02
Diên Lâm
73,88
4.327
59
03
Diên Điền
29,70
9.401
317
04
Diên Xuân
25,97
5.330
205
05
Diên Sơn
23,52
9.116
388
06
Diên Đồng
16,45
3.050
185
07
Diên Phú
6,78
9.024
1.332
08
Diên Thọ
24,22
5.290
218
09
Diên Phước
4,94
5.451
1.105
10
Diên Lạc
3,91
8.457
2.163
11
Diên Thạnh
3,09
5.542
1.791
12
Diên Toàn
6,42
6.211
967
13
Diên An
8,45
8.153
965
14
Diên Tân
43,65
2.759
63
15
Diên Hòa
7,02
5.002
713
16
Diên Lộc
8,54
2.891
339
17
Diên Bình
4,43
3.248
733
18
Suối Hiệp
16,05
8.232
513
19
Suối Tiên
25,23
3.927
156
20
Suối Cát
100,34
8.839
88
21
Suối Tân
75,56
7.929
105
Toàn huyện
512,09
143.268
280
(Nguồn: Phòng thống kê – UBND huyện Diên Khánh)
Giáo dục: Ngành giáo dục đạt được nhiều tiến bộ về số lượng và chất lượng, làm tốt công tác huy động và duy trì sĩ số, phát triển cơ sở vật chất và quy mô trường lớp. Ngành mầm non có 26 đơn vị tăng 2 đơn vị, 2 nhà trẻ, 15 nhóm trẻ gia đình. Huy động học sinh 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98%. Ngành học phổ thông có 37 đơn vị tăng 2 đơn vị, duy trì sĩ số bậc tiểu học và trung học cơ sở đạt 98%. Huy động học sinh 6 tuổi ra học lớp 1 đạt 99%, tỷ lệ lên lớp đạt từ 95 – 98% ở mọi cấp học và ngành học.
Công tác phổ cập – xóa mù chữ cũng được duy trì vững chắc, với cơ sở vật chất từng bước tăng cường, đội ngũ cán bộ giáo viên và công nhân viên ổn định về số lượng, có tinh thần trách nhiệm và được bồi dưỡng tốt. Đây là những nhân tố cơ bản tạo đà cho phát triển giáo dục trong những năm tới.
Văn hóa: phát triển mạnh nhất là phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong các dịp tết và ngày lễ lớn. Tuy vậy, hầu hết các xã trong huyện đều chưa xây dựng được nhà văn hóa, chỉ có ở trung tâm huyện có 01 trung tâm văn hóa thể thao. Ngành thông tin, tuyên truyền đã có mạng lưới tới các xã và hoạt động tương đối tốt.
Y tế: việc phòng bệnh và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đạt kết quả tốt, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ trên địa bàn, có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân và thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Triển khai thực hiện tốt chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt trên 95%, phòng chống dịch bệnh với phương châm kết hợp giữa dự phòng với y học cộng đồng và đông tây y kết hợp một cách thường xuyên. Nhìn chung cơ sở y tế từ huyện cho đến xã đã được đầu tư xây dựng kiên cố, có thể đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Đánh giá phân tích chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cho phép rút ra những lợi thế và hạn chế sau:
Lợi thế
Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu thời tiết ôn hòa, nắng quanh năm là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới, vật nuôi đa dạng đạt năng suất và chất lượng cao thích ứng với thị trường trong và ngoài nước.
Là huyện ngoại vi thành phố Nha Trang – một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, một thành phố du lịch có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp. Là huyện có nhiều đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, gần bến cảng, sân bay...Đất đai canh tác tập trung thuận lợi cho việc cơ giới hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Nhân dân trong huyện có truyền thống cách mạng, cần cù lao động, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Lực lượng lao động dồi dào, trẻ khỏe, một bộ phận lớn lao động có trình độ văn hóa nhất định sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hợp tác quốc tế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có vào loại khá của tỉnh, cơ sở hạ tầng (giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế...tương đối phát triển) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới.
Hạn chế
Hạn chế lớn nhất của huyện là xuất phát điểm từ một nền kinh tế nghèo, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng phát triển nhưng không đồng bộ nên hiệu quả phát triển kém. Đất chật, người đông, nhân dân cần cù lao động nhưng trình độ dân trí chưa cao, một bộ phận dân cư đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Nằm trong vùng kinh tế chậm phát triển so với hai đầu đất nước, tích lũy nội bộ từ nền kinh tế còn ít, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm và chưa dựa trên nền sản xuất ổn định. Đời sống một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư nông nghiệp và đồng bào dân tộc ít người ở miền núi còn khoảng cách chênh lệch lớn so với cac đô thị và khu vực công nghiệp. Sức mua của gần 80% dân cư nông thôn quá thấp, chưa trở thành thị trường kích thích phát triển kinh tế.
Dân số tăng nhanh, lao động chưa có việc làm còn lớn là một cản trở lớn của sự phát triển. Đồng thời phát sinh vấn đề rác thải và nước thải cũng là một mối quan tâm.
Thiếu vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ công nhân lành nghề...cũng là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển.
3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN DIÊN KHÁNH
3.4.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm không khí:
Do khí thải từ các phương tiện xe cộ có động cơ, tỷ lệ sở hữu xe ở huyện Diên Khánh là khoảng 300 xe/ 1000 dân. Gần 80% xe ở Huyện là xe máy, là loại động cơ thải ra rất nhiều bụi, CO và hydrocacbon;
Do khí thải từ các hoạt động công nghiệp: Mấy năm gần đây ngành công nghiệp của huyện Diên Khánh phát triển mạnh, điển hình như ngành công nghiệp cơ điện điện tử, ngành dệt, ngành may, ngành sản xuất bêtông thủy tinh, ngành khai thác khoáng sản, ngành lương thực thực phẩm. Do vậy đã làm cho chất thải công nghiệp ngành càng đa dạng và độc hại hơn.
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm tiếng ồn:
Do lưu lượng xe máy gia tăng nhiều;
Do quá trình đô thị hóa, các cụm công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn trong Huyện.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh ở các khu vực huyện Diên Khánh trong 3 năm 2003 – 2005 cho thấy:
Các chỉ tiêu NO2, SO2 còn nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho phép (TCVN 5937 1995) và hầu như ít biến động;
Độ ồn tại các khu vực trong các năm đều cao hơn tiêu chuẩn (TCVN 5945 – 1995) cho phép từ 1 – 1,2 lần;
Chỉ tiêu HC trong không khí năm 2003 còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5938 – 1995) nhưng từ năm 2004 trở đi, giá trị giới hạn của chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu cho phép từ 1,5 – 2 lần;
Riêng chỉ tiêu bụi lơ lửng trong không khí thường cao hơn giá trị giới hạn cho phép (TCVN 5937 – 1995) trong 01 lần đo/ 01 giờ từ 1,5 - 5 lần. Trong năm 2003, hàm lượng bụi tuy cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng hầu như ít biến động, từ năm 2004 hàm lượng bụi tại tất cả các trạm đều tăng đột biến và tăng gấp nhiều lần so với năm trước đó.
Bảng 18. Tổng hợp giá trị trung bình năm chất lượng không khí của các điểm trên địa bàn huyện Diên Khánh từ 2003 – 2005
Vị trí
Thông số
Đơn vị
Thời gian đo
TCVN 5949 – 1995
TCVN 5937 – 1995
TCVN 5938 - 1995
2003
2004
2005
Thị Trấn Diên Khánh
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
67
0,560
0,005
0,030
2,20
69
0,563
0,005
0,035
2,23
71
0,719
0,004
0,076
9,70
60
0,3
0,4
0,5
5,0
Thanh Minh – Diên Lạc
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
63
0,533
0,004
0,035
2,73
62
0,554
0,004
0,035
2,75
64
0,625
0,003
0,059
8,44
60
0,3
0,4
0,5
5,0
Ngã 3 - Diên Phước
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
64
0,503
0,005
0,043
2,43
62
0,053
0,005
0,043
2,55
65
0,719
0,004
0,055
9,28
60
0,3
0,4
0,5
5,0
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Khánh Hòa)
=> Đánh giá chung môi trường không khí và tiếng ồn:
Các kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại một số khu vực dân cư ở Diên Khánh cho thấy môi trường không khí chưa bị ô nhiễm bởi các khí acid như: NO2, SO2. Một số chỉ tiêu: tiếng ồn, bụi, hydrocarbon cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của cộng đồng.
3.4.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Nước mặt các sông chính
Trong vài năm gần đây, Diên Khánh thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường nước mặt hàng năm với tần suất giám sát 4 lần/năm tại một số điểm quan trắc trên các sông lớn như: sông Cái, sông Suối Dầu và một số sông suối, kênh mương thì hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 nhưng vẫn có những chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép đối với nguồn nước cấp sinh hoạt như: hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ (HC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 1,5 lần; coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần.
Đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho các mục đích khác như: cống Diên Toàn, sông Suối Dầu thì hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn, một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt dùng cho các mục đích khác (cột B, TCVN 5942 – 1995) như dầu mỡ (HC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 – 1,5 lần, coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần.
Bảng 19. Tổng hợp giá trị trung bình chất lượng nước mặt giám sát chất lượng môi trường nước mặt ở Diên Khánh từ 2003 – 2005.
Vị trí
Thông số
Đơn vị đo
Kết quả đo
TCVN 5942 - 1995
2003
2004
2005
Thanh Minh
pH
TSS
DO
BOD5
NO3 – N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100ml
7,2
28,5
6,54
1,98
0,11
0,019
0,003
0,004
0,409
191900
7,2
35
6,6
1,56
0,132
0,018
0,003
0,005
0,595
257750
7,4
36,9
6,61
1,62
0,068
0,018
0,002
0,004
0,458
128775
6 – 8,5
80
³ 6
<4
10
1
0,1
0,05
0
5000
Cống Diên Toàn
pH
TSS
DO
BOD5
NO3 – N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100ml
7,1
63,3
4,31
62,32
0,519
0,017
0,002
0,003
0,469
3485800
7,1
90,3
-
21,02
0,304
0,022
0,003
0,003
0,506
10547500
7,6
65,3
-
7,78
0,439
0,028
0,004
0,004
0,411
15649500
5,5 – 9
80
³ 2
<25
15
2
1
0,1
0,3
10000
Sông Suối Dầu
pH
TSS
DO
BOD5
NO3 – N
Zn
Cu
As
HC
Coliform
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100ml
7,1
85,1
-
30,27
0,62
0,032
0,003
0,004
0,512
9623750
7,3
35
1,6
5,93
0,183
0,021
0,003
0,003
0,54
4037500
7,5
48,9
3,78
3,96
0,355
0,019
0,002
0,004
0,572
2692250
5,5 – 9
80
³ 2
<25
15
2
1
0,1
0,3
10000
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Khánh Hòa)
Nước thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
Theo kết quả kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở chế biến thực phẩm năm 2005, toàn tỉnh có 55 cơ sở chế biến thực phẩm tham gia kiểm soát ô nhiễm thì chỉ có 5 cơ sở đạt tiêu chuẩn xả thải chiếm tỉ lệ 9,1%; trong đó Diên Khánh đạt 3,6%. Hầu hết các cơ sở sản xuất bia, nước ngọt, nước đá, mía đường, chế biến hạt điều không có cơ sở nào đạt tiêu chuẩn xả thải.
Đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Diên Khánh (hầu hết là khai thác đá) thì có 32 /83 doanh nghiệp thực hiện việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó chỉ có 2 cơ sở (Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Khánh Hòa; Công ty TNHH xây dựng Khánh Nguyên ) tại mỏ đá Hòn Ngang thực hiện kiểm soát ô nhiễm nước thải, khí thải và tiếng ồn thì hầu hết các chỉ tiêu: pH, BOD, coliform đều đạt tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ chỉ tiêu TSS, COD.
Đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu: trong số 156 cơ sở trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có tổng lượng nước thải ước tính khoảng hơn 400 m3/ ngđ thì Diên Khánh chiếm 56.4 m3/ngđ, với tỷ lệ 14,1%. Diên Khánh có 29 cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc công ty xăng dầu Phú Khánh thì chỉ có 2 cơ sở (kho xăng dầu A, B) thực hiện kiểm soát ô nhiễm nước thải và đều ở trong mức tiêu chuẩn môi trường cho phép vì có hệ thống thu gom, xử lý nước thải hoàn chỉnh. Tất cả các cơ sở còn lại chủ yếu thu gom và xử lý bằng hệ thống lắng, lọc và cho tự thấm nên rất khó lấy mẫu kiểm soát ô nhiễm.
3.4.3 Hiện trạng rác thải đô thị
Rác sinh hoạt: Hiện nay, mỗi ngày toàn huyện Diên Khánh thải ra khoảng 15 tấn rác sinh hoạt. Theo thống kê của BQL công trình công cộng và môi trường đô thị thì khoảng 80% lượng rác sinh hoạt được công nhân vệ sinh thu gom bằng xe đẩy tay đưa ra bãi trung chuyển. Từ bãi trung chuyển rác sẽ được vận chuyển ra bãi chứa bằng xe ép rác. Cả huyện có 2 xe ép rác, 16 xe đẩy tay và 200 thùng rác công cộng nằm rải rác ở lề đường và nơi công cộng.
Thời gian thu gom được chia thành 2 đợt tro