MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Tổng quan tài liệu 3
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội TP Đông Hà 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình 3
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 4
1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn 5
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.1.2.1. Dân số 5
1.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế theo các ngành 6
1.1.2.3. Giáo dục – Y tế 8
1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 8
1.2.Tổng quan chất thải rắn đô thị 9
1.2.1. Định nghĩa chất thải rắn đô thị 9
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị 9
1.2.3. Phân loại chất thải rắn đô thị 10
1.2.4. Thành phần của chất thải rắn đô thị 11
1.2.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam 14
1.2.5.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên thế giới 14
1.2.5.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam 17
1.2.6. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường và sức khỏe con người 19
1.2.6.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 19
1.2.6.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến con người 20
1.2.7. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 21
1.2.7.1. Phương pháp cơ học 22
1.2.7.2. Phương pháp nhiệt 23
1.2.7.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chuyển hoá sinh học và hoá học: 23
1.2.8. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn 24
1.2.8.1. Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn 24
1.2.8.2. Trạm trung chuyển chất thải rắn 25
1.2.8.3. Phân loại chất thải rắn 25
1.2.8.4. Xử lý chất thải rắn 26
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Địa điểm nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 27
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 28
2.4. Thời gian nghiên cứu 28
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và biện luận 29
3.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn ở TP Đông Hà 29
3.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn tại TP Đông Hà 29
3.1.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 30
3.1.1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp 32
3.1.1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế 32
3.1.1.4. Lượng chất thải phát sinh ở một số lĩnh vực khác 33
3.1.2. Các thành phần của chất thải rắn ở thành phố Đông Hà 34
3.1.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà 36
3.1.3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đông Hà 37
3.1.3.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại thành phố Đông Hà 47
3.1.3.3. Hệ thống các cấp quản lý chất thải rắn 48
3.2. Một số giải pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà 49
3.2.1. Giải pháp phân loại rác tại nguồn 49
3.2.2. Xây dựng mô hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn 52
3.2.2.1. Xây dựng mô hình thu gom chất thải rắn 52
3.2.2.2. Phương tiện vận chuyển phục vụ thu gom rác 57
3.2.3. Xây dựng các trạm trung chuyển 59
3.2.4 . Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại thành phố Đông Hà 62
3.2.5. Xây dựng nhà máy tái chế rác thải 68
3.2.6. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng và các cơ sở sản xuất kinh doanh 72
3.2.7. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về BVMT 73
Kết luận và kiến nghị 74
1.Kết luận 74
2.Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
103 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3871 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đông Hà
Theo kết quả điều tra cho thấy, công ty hiện đã thu gom 9/9 phường với 13.300 hộ dân (đến tháng 10/2009) trên toàn bộ địa bàn thành phố đạt tỷ lệ thu gom 79%. Những nơi có tỷ lệ thu gom rác lớn nhất là các phường trung tâm của thành phố, các cơ quan, trường học và các hộ dân cư sinh sống ở những nơi thuận lợi mà xe thu gom có thể vào tận nơi [4].
a. Quá trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đông Hà - Quảng Trị
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố hiện tại do các tổ thu gom dưới sự quản lý của Công ty TNHH MTV MTV Môi trường và Công trình Đô thị thành phố Đông Hà. Hiện công ty có 212 cán bộ, công nhân viên (trong đó, cán bộ quản lý 22 người, công nhân quét rác 60 người, công nhân xe đẩy tay 120 người và công nhân lái xe rác là 10 người). Công nhân được phân làm việc theo các ca riêng, theo các lịch trình cố định [4].
Rác thải từ các hộ dân được thu gom bằng các xe đẩy tay, xe đạp bagac về các điểm đón rác theo quy định và sau đó chuyển sang các xe ép cuốn rác và đưa đến bãi rác của Thành phố.
Đối với các thùng rác lưu động bằng nhựa với dung tích 140 lít, 240 lít và 660 lít được sử dụng để lưu giữ rác tại các khu chợ, đường phố, công sở, các trường học, nhà hàng. Rác trong các thùng hàng ngày sẽ được thu gom trực tiếp bằng các xe ép cuốn rác sau đó chở thẳng lên bãi rác Đông Hà để chôn lấp.
Qua quá trình thu thập số liệu và điều tra bằng phương pháp bảng hỏi về tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đông Hà chúng tôi nhận thấy: Công ty hiện đã thu gom 9/9 phường với 13.300 hộ dân đạt 79%, 456 cơ quan, công sở, trong đó có 2 nhà máy, xí nghiệp sản xuất là Công ty may Hoà Thọ và Nhà máy ximăng Đông Hà chỉ thu gom được 40%. Khối lượng rác thải được thu gom: 115m3/ngày, đạt 72%. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.1.4 và hình 3.1.2:
Bảng 3.1.4. Kết quả thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà
Kết quả thu gom
Số người trả lời
Tỷ lệ (%)
Có
79/100
79%
Không
21/100
21%
Hình 3.1.2. Biểu đồ thể hiện kết quả thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà
Qua bảng 3.1.4 và biểu đồ 3.1.2 ta thấy: tỷ lệ thu gom rác thải đạt 79%, và tỷ lệ chưa được thu gom là 21%. Tuy hiện tại các hộ đã được thu gom nhưng hiệu quả không cao do phương tiện, nhân lực thiếu thốn. Trong khi đó các hộ không được thu gom đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến việc hình thành các điểm đổ rác tự phát ở khắp nơi.
Tần suất thu gom 1lần/ngày đối với các khu vực trung tâm của thành phố, và 3 ngày/1lần đối với các hộ dân sống xung quanh khu vực trung tâm, các tuyến đuờng chính ở các phường vùng ven,... và theo phản ánh của người dân có những khu vực 7 - 10 ngày/1lần đối với các hộ dân ở vùng xa giao thông không thuận lợi. Kết quả điều tra khảo sát về tần suất thu gom được thể hiện ở bảng 3.1.5 và biểu đồ 3.1.3:
Bảng 3.1.5. Tần suất thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà
Tần suất thu gom
Số người trả lời
Tỷ lệ (%)
1 ngày/1 lần
56/100
56%
3 ngày/1 lần
38/100
38%
7-10 ngày/1 lần
6/100
6%
Hình 3.1.3. Biểu đồ thể hiện tần suất thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà
Qua bảng 3.1.5 và biểu đồ 3.1.3 chúng tôi nhận thấy: tần suất thu gom ở các khu vực là khác nhau. Số lần thu gom 1ngày/1lần chiếm 56%; 3ngày/1lần chiếm tỷ lệ 38%; trong khi đó có một số khu vực số lần thu gom là 7-10ngày/1lần. Với tần suất thu gom như trên thì chỉ đáp ứng được một phần số dân ở khu vực trung tâm, cần những vùng ngoài thành thì tỷ lệ thu gom quá thấp. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục sẽ gây khó khăn cho nguời dân và không tránh khỏi những điểm đổ rác tự phát, những bãi rác tạm hình thành.
Công tác quét đường vào ban đêm, ban ngày còn hạn chế về số lượng và chiều dài tuyến đường: Quét đêm chỉ thực hiện trên 24 đoạn đường với tổng chiều dài 20,55km do hạn chế về tuyến đường có đèn chiếu sáng, công tác quét và nhặt rác ban ngày thực hiện trên 16 đoạn đường với tổng chiều dài 64,3km.
Cuối năm 2008, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị thành phố Đông Hà đã thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân, cơ quan, nhà hàng... đến bãi đổ thải với khối lượng khoảng 42.050m3/năm. Thực hiện quét rác, đường phố 5.400ha/năm.
Tuy nhiên, việc thu gom chỉ đạt hiệu quả cao ở các tuyến và các khu vực thuộc phường 1, phường 3 và phường 5, còn các phường khác thì chỉ tiến hành thu gom trên các tuyến đường chính. Tỷ lệ thu gom tại một số phường còn thấp do có một số hộ dân chưa đồng ý để Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị thu gom với các lý do khách quan và chủ quan như kinh phí và nhận thức, hiện nay Công ty đang tiếp tục vận động các hộ dân để nâng cao tỷ lệ thu gom. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các phường được thể hiện ở bảng 3.1.6:
Bảng 3.1.6. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các phường của thành phố Đông Hà
TT
Tên phường
Tỷ lệ thu gom (%)
1
Phường 1
94
2
Phường 2
78
3
Phường 3
89
4
Phường 4
65
5
Phường 5
89
6
Phường Đông Thanh
66
7
Phường Đông Giang
62
8
Phường Đông Lương
81
9
Phường Đông Lễ
79
(Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động trong năm 2009, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà)
Qua bảng 3.1.6 về tỷ lệ thu gom CTR ở các phường chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ thu gom ở các phường là khác nhau. Tỷ lệ thu gom cao nhất là phường 1 với 94%; tiếp đến là phường 3 và phường 5 với 89%; các phường còn lại tỷ lệ thu gom dưới 80%. Nguyên nhân chủ yếu do các phường này xa trung tâm, cơ sở vật chất và nguồn nhân công thiếu thốn nên không vào sâu được các vùng ở xa. Mặt khác theo ý kiến người dân do mức phí thu gom rác của công ty cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập của người dân nên họ không đồng ý thu gom.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy, hiện tại công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà thực hiện quá trình quản lý chất thải rắn theo một quy trình sau:
Rác từ nguồn phát sinh Thu gom Vận chuyển Xử lý
* Sơ đồ thu gom:[3]
* Thu gom
- Hộ dân
- Công nhân
* Nguồn phát sinh
- Hộ dân
- Cơ quan, trường học…
- Trung tâm TM- DV
* Xử lý
- Chôn lấp
* Vận chuyển
- Xe gom
- Xe ép
- Xe container
Sơ đồ 3.1.2. Sơ đồ thu gom rác thải tại thành phố Đông Hà- Quảng Trị
Qua sơ đồ thu gom của công ty TNHHMTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà chúng ta nhận thấy: quá trình thu gom của công ty cũng giống như mô hình thu gom chung của các tỉnh thành khác. Rác thải từ nguồn phát sinh hộ gia đình, công sở, trung tâm thương mại, dịch vụ...được hộ dân thu gom tại các thùng chứa nhỏ của gia đình sau đó công nhân thu gom rác của công ty đến thu gom vào trong các xe gom rác, xe ép, xe container vận chuyển đến bãi rác; tại đây rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp. Rác thải được thu gom không qua phân loại mà được đổ chung với nhau khi đem đến bãi rác. Và tại bãi rác quá trình chôn lấp diễn ra mà không có biện pháp xử lý hay khử mùi nào. Chính điều này đã làm chậm khả năng phân hủy của rác thải, gây mùi hôi thối, làm phát sinh các ổ dịch bệnh và tốn quỹ đất chôn lấp.
Hình 3.1.4. Hình ảnh thu gom rác thải tại thành phố Đông Hà
Từ công tác thu gom của Công ty đối với thành phố Đông Hà và kết quả điều tra, khảo sát cho thấy một lượng lớn chất thải rắn còn nằm lại trong dân, trên các vùng đất trống, trên vĩa hè các con đường, trên các mương dẫn, ao hồ,... mà chưa được thu gom và xử lý:
- Tại một số trục đường như Lê Thánh Tông, dọc Quốc lộ 9D, trạm y tế Đông Lương, kênh nước chảy qua đường Hàm Nghi,... hiện tượng rác tập kết thành các đống, bãi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như: tạo thành ổ dịch bệnh, ruồi, muỗi, gây mùi hôi, làm mất cảnh quan và làm tắc nghẽn các dòng chảy,...
- Trên sông Hiếu, đoạn chảy qua nhà hàng Phi Thuyền, rác từ các hộ kinh doanh ăn uống ở đường Bà Triệu được cho vào túi bóng hoặc sọt rác rồi đổ xuống sông, lượng rác này bị ứ đọng và nổi trên mặt nước do bị cầu phao vào nhà hàng Phi Thuyền chặn lại gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường nước mặt.
- Tại cầu Thanh Niên bắc qua Khe Lược trên đường Bà Triệu, tình trạng người dân đổ rác tự phát xuống sông cũng diễn ra rất phổ biến.
- Phần lớn lượng chất thải rắn phát sinh trong trường đều đã được thu gom, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, các trường Tiểu học và THCS đều xuất hiện các đống rác tự phát trước cổng trường gây mất mỹ quan đô thị.
Do lượng rác thải ra không được thu gom triệt để mà nhu cầu thải rác của người dân thì không giảm gây nên tình trạng tồn động rác ở nhiều nơi. Người dân tự ý đỗ rác xuống các con sông, kênh rạch, ven đường dẫn đến việc hình thành các điểm đỗ rác tự phát và các bãi rác tạm.
Tại thời điểm nghiên cứu, trên địa bàn thành phố chưa có bãi rác thải nào đạt tiêu chuẩn theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường và Bộ xây dựng Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. Theo điều tra, thu thập của nhóm nghiên cứu, thành phố Đông Hà hiện có 03 bãi rác tạm và 61 điểm đổ rác tự phát. Trong 03 bãi rác tạm thì có 01 bãi rác tạm có quy hoạch nhưng chưa hợp tiêu chuẩn, còn lại 02 bãi kia là tự phát hoàn toàn.
Hình 3.1.5. Một số điểm đổ rác tự phát tại thành phố Đông Hà
Vị trí các điểm điểm đổ rác tự phát của thành phố Đông Hà (được đính kèm ở Phụ lục 1).
Hình 3.1.6. Vị trí các điểm đổ rác tự phát tại thành phố Đông Hà
* Các bãi rác tạm:
+ Bãi tại ranh giới Phường 3 và phường Đông Lương: Nằm trên diện tích 6,2ha cách trung tâm Thành phố khoảng 5km, cách vùng dân cư khoảng 3km. Bãi rác này là bãi rác được thành phố Đông Hà (trước đây là thị xã Đông Hà) lựa chọn để làm bãi chôn lấp chung cho toàn thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành và xử lý rác chưa đảm bảo các yêu cầu vệ sinh. Bãi rác này nằm trên đường 9D, đầu hướng gió Tây Nam so với khu dân cư phường 3 và phường 5, các hình thức xử lý hiện tại chủ yếu là đốt, do đó gây ảnh hưởng lớn đến khu dân cư và người lưu thông, nhất là vào mùa gió tây khô nóng. Bãi này nằm ở đầu nguồn Khe Rẹn là khe nước đầu nguồn của hồ Khe Mây, làm ảnh hưởng chất lượng nước hồ Khe Mây.
Hình 3.1.7. Hình ảnh các bãi rác tạm ở phường 5 và phường Đông Lương thành phố Đông Hà
+ Bãi tại khu phố 11, phường 5: Nằm ở phía đông đường Trần Bình Trọng, cách khu dân cư 100m về phía tây, cách nguồn nước mặt (hồ Ông Lệ) 400m, nằm ở đầu hướng gió Tây-Nam so với khu dân cư, diện tích ước chùng 3,5-4ha, cách nguồn nước ngầm khoảng 120m. Thành phần rác thải ở bãi rác này chủ yếu là rác thải vô cơ từ quá trình sinh hoạt, công trình xây dựng như bêtông, mảnh vở thuỷ tinh, sành sứ, chai lọ....Đây là bãi rác tạm tự phát do người dân có nhu cầu đổ rác nhưng thiếu ý thức chấp hành các quy định về đổ rác.
+ Bãi tại phường Đông Lễ gần CCN Đông Lễ: Nằm phía đông đường Trần Bình Trọng, phía nam đường Lý Thường Kiệt, cách khu dân cư phường Đông Lễ khoảng 220m về phía Tây Nam, cách CCN Đông Lễ khoảng 300m về phía đông, cách xí nghiệp sản xuất nước sạch Đông Hà khoảng 350m về phía Đông Nam, nằm ở đầu nguồn nước của Hồ Trung Chỉ khoảng 250m. Thành phần rác thải tương tự ở bãi rác tại khu phố 11, phường 5. Tuy nhiên, quy mô diện tích lớn hơn, khoảng 5-5,5ha. Đây là bãi rác tạm tự phát do người dân có nhu cầu đổ rác nhưng thiếu ý thức chấp hành các quy định về đổ rác.
Qua đó cho ta thấy, bên cạnh những mặt đạt được của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị, song qua thực trạng chất thải rắn ở thành phố Đông Hà, ta nhận thấy vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn ở đây chỉ mới giải quyết bước đầu, mang tính chất tình thế. Về lâu dài do khối lượng và tính chất của CTR ngày càng tăng và phức tạp, nên cần phải có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp hơn, để hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra.
Vì vậy bây giờ, khi mà TP Đông Hà vừa mới thành lập thì công tác thu gom CTR cần được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm hơn nữa. Cần phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân để công tác thu gom đạt hiệu quả cao nhất.
Các tuyến thu gom rác thải và vị trí đặt các thùng rác
Để quản lý tốt rác thải phát sinh, công ty đã đầu tư mua sắm các loại phương tiện phục vụ cho công tác vận chuyển. Hiện tại, công ty có 230 xe đẩy tay, 8 xe cuốn ép rác với dung tích 6-9m3 và quản lý 166 thùng rác đường phố (bao gồm các đường phố ở khu phố 7, khu phố 8 phường 1 như: Hùng Vương, Nguyễn Trãi, Lê Thế Hiếu, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Huệ, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Chế Lan Viên) ngoài ra có khoảng 550 thùng của các cơ quan, nhà hàng, trường học...[16]. Rác thải sau khi dược công nhân thu gom từ các hộ dân, cơ quan, trường học,...đuợc xe cuốn ép rác bốc dở trực tiếp sau đó chở lên bãi chôn lấp Đông Hà.
Qua số liệu thu thập từ Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà, các tuyến thu gom rác được thể hiện thông qua tuyến xe ôtô chạy đón rác của Đội môi trường. Mạng lưới thu gom chất thải rắn của Thành phố gồm có 4 tuyến , mỗi tuyến gồm từ 13-18 điểm đón rác (đính kèm phụ lục 3). Các tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn chủ yếu là các tuyến đường chính, các tuyến trong khu vực đông dân cư. Mặt khác, các điểm đón rác này thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho công tác thu gom và khó xác định tuyến đường đi ngắn nhất nhằm đạt hiệu quả kinh tế.
Tại thời điểm điều tra, khảo sát cho thấy, Đông Hà có 166 thùng rác được đặt tại các đường phố như Huyền Trân Công Chúa, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng...( đính kèm phụ lục 4). Các thùng rác chủ yếu đặt tại các khu vực đông dân cư, trên các tuyến đường nhiều người qua lại trong ngày hay gần các cơ quan nhà nước, các khối văn phòng,... do đó chất thải rắn ở đây chủ yếu là chất thải sinh hoạt. Tại một số vị trí đặt thùng rác do ý thức của người dân, hay do thùng rác bị quá tải nên tình trạng các bao, túi rác đặt xung quanh thùng gây ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị. Mặt khác, việc đặt các thùng rác hiện nay đã và đang gây nên bức xúc cho các hộ dân do gây mùi hôi, đặc biệt là khi bốc dở thùng rác.
Hình 3.1.8. Xe chở rác của Công ty TNHH MTV Môi trường và
Công trình Đô thị Đông Hà
c. Quy trình xử lý chất thải rắn ở thành phố Đông Hà
Hiện nay thành phố áp dụng phương thức chôn lấp để xử lý các loại rác thải phát sinh trên điạ bàn thành phố (trừ một lượng nhỏ rác thải y tế và rác thải nguy hại khác). Tuy nhiên hình thức xử lý rác thải ở thành phố Đông Hà hiện nay vẫn chưa đảm bảo hợp vệ sinh.
Rác thải sau khi chở lên bãi rác chỉ được chôn lấp vào trong hố mà quy cách hố xử lý không được thiết kế đảm bảo vệ sinh môi trường như không có lớp chống thấm, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rĩ rác, nằm gần với đường giao thông, gần khu vực nghĩa địa đầu hướng gió Tây Nam... Rác thải sau khi được đỗ vào hố không có một biện pháp xử lý hay khử mùi nào. Điều này đã và đang gây ô nhiễm môi trường như: nước rỉ rác theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước rĩ rác thấm vào tầng nước ngầm từ đó tác động đến cuộc sống người dân khu phố Trung Chỉ, phường Đông Lương sống vùng hạ lưu. Các loại rác thải nhẹ như bao bì nilon, giấy thải,... được gió cuốn lên gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, đặc biệt là các công trình mai táng của người dân.
Đối với 2 bãi rác tạm tự phát và các điểm đổ rác tự phát hiện chưa có hình thức xử lý nào. Đối với một số điểm tại trung tâm thành phố nhờ có sự hoạt động của các đoàn thể như Đoàn Thanh niên CSHCM; Hôi phụ nữ...vào các dịp lễ, tết.. thì được thu gom và xử lý tại bãi chôn lấp của thành phố.
Hình 3.1.9. Xử lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà
3.1.3.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại thành phố Đông Hà
Hiện tại trên địa bàn thành phố Đông Hà, ngoài rác thải sinh hoạt được thải ra hằng ngày còn có một lượng chất thải rắn nguy hại được thải ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, các bệnh viện, trung tâm y tế. Tuy nhiên công tác quản lý đối với lượng chất thải nguy hại này vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Đối với chất thải rắn nguy hại công nghiệp, chưa được thu gom và xử lý riêng mà đang trộn lẫn với các loại rác thải khác và chôn lấp ở bãi rác Đông Hà. Do đó trong thời gian tới Thành phố cần phải điều tra, đánh giá lượng CTR nguy hại phát sinh trong hoạt động công nghiệp nhằm đề xuất hướng xử lý kịp thời.
Đối với CTR y tế: Việc phân loại rác thải tại các cơ sở cơ bản đã được đầu tư thực hiện, tuy nhiên việc xử lý CTR y tế nguy hại còn nhiều bấp cập.
Trên địa bàn Thành phố chỉ có bệnh viện Đa khoa Tỉnh được đầu tư lò đốt với công suất 400 kg rác/01 lần đốt. Hiện tại, bệnh viện vận hành lò đốt 03 lần/tuần, khối lượng rác thải mang xử lý khoảng 200kg/01lần đốt; lò đốt tương đối hiện đại, có 01 công nhân vận hành.
Bệnh viện Thành phố và Trung tâm y tế dự phòng tự xử lý rác tại bãi rác của thành phố Đông Hà bằng cách định kỳ vận chuyển đến bãi chôn lấp, đào hố cho rác vào và đốt bằng dầu. Tần suất xử lý như thế đối với Trung tâm Y tế dự phòng là 3 – 6 tháng/lần và bệnh viện Thành phố là 01 tháng/lần. Bệnh viện Thành phố không xử lý bông băng theo phương pháp trên mà hợp đồng với công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà thu gom và xử lý tương tự như trên nhưng thực hiện trong khuôn viên của trạm. Hiện nay chỉ có 7 phòng khám tư nhân và bệnh xá Đông Trường Sơn có hợp đồng với bệnh viện tỉnh xử lý rác thải y tế với kinh phí 300.000đ/tháng (đối với khối lượng rác phát sinh nhỏ hơn 30kg/tháng).
3.1.3.3. Hệ thống các cấp quản lý chất thải rắn
Về mặt Nhà nước, hiện nay cùng với cả nước thì Sở Tài nguyên - Môi trường các tỉnh, thành là đơn vị quản lý các vấn đề môi trường tại địa phương, trong đó có chất thải rắn.
Tại Thành phố Đông Hà, 2 bãi rác tạm tự phát thuộc quyền quản lý của UBND phường trên phương diện sử dụng đất:
- Đối với bãi rác tạm của thành phố thì Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà quản lý trực tiếp.
- Đối với các điểm đổ rác tự phát ở các tuyến đường, khu dân cư, sông suối hầu như không có sự quản lý nào của các cấp chính quyền. Về phía cộng đồng (người dân) thì chỉ mới ở mức độ cá nhân.
Nói tóm lại, trong thời điểm hiện tại, quá trình quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đông Hà được thực hiện một cách nhỏ lẽ, manh múm và có nhiều địa phương mang tính chất tự phát, những tác động đến môi trường từ các hoạt động chôn lấp rác là rất đáng kể và có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy tìm kiếm giải pháp để quản lý và xử lý lượng CTR trên địa bàn TP một cách hiệu quả, an toàn đơn giản với chi phí thấp nhất là một trong những vấn đề được cấp lãnh đạo và nhân dân quan tâm.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Để hoàn thiện quy trình quản lý chất thải rắn theo định hướng phát triển thành phố mới, cần tiến hành các giải pháp được đề xuất như sau:
- Phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- Quy hoạch tổng thể mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Xây dựng nhà máy tái chế rác thải.
- Tăng cương công tác tuyên truyền, giáo dục.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
3.2.1. Giải pháp phân loại rác tại nguồn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN) và đẩy mạnh công nghệ tái chế là giải pháp tối ưu nhất trong việc xử lý rác, đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Với khoảng 75% chất thải hữu cơ, rác sinh hoạt thực sự là nguồn nguyên liệu quý, rẻ cho các nhà máy điện, sản xuất phân compost; khoảng 15% rác vô cơ cũng được phân loại và các cơ sở tái chế sẽ thu gom (giấy, nhựa, kim loại…)[31].
Cách thức phân loại rác thải sinh hoạt tại thành phố Đông Hà được đề xuất như sau:
Chất thải từ các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, chợ, trường học...
Phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn
Hữu cơ
Vô cơ khó phân huỷ
Vô cơ tái chế
Điểm trung chuyển rác thải
Điểm trung chuyển rác thải
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Đông Hà
Nhà máy chế biến phân compost
Cở sở tái chế
Phân compost
Chất thải
Sơ đồ 3.2.1. Sơ đồ phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Đông Hà
Qua sơ đồ trên, rác thải sinh hoạt từ nguồn phát sinh sẽ được phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn thành 3 loại cơ bản: rác thải hữu cơ, rác thải vô sơ tái chế và rác thải vô cơ khó phân huỷ. Rác thải sinh hoạt sau khi được phân loại sẽ được xử lý theo các hướng khác nhau nhằm tận dụng những thứ bỏ đi và nâng cao hiệu quả phân huỷ của rác thải.
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ chúng ta có thể giảm đi bằng cách tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc sẽ được thu gom và vận chuyển riêng biệt đến các nhà máy làm nguồn nguyên liệu sạch từ chất thải thực phẩm dư thừa để chế biến phân compost và sản xuất phân hữu cơ.
+ Đối với chất thải rắn vô cơ tái chế bao gồm các chai nhựa, vỏ bia, kim loại sau khi được thu gom bởi những người thu mua ve chai sẽ được vận chuyển riêng đến các nhà máy tái sinh tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Đối với chất thải rắn vô có khó phân huỷ: bao gồm các loại bao nilon, phin hỏng, lốp xe, bóng đèn,... loại này chúng ta tập trung ra các thùng đựng rác để vận chuyển lên bãi chôn lấp Đông Hà.
** Các biện pháp tổ chức thực hiện:
- Cung cấp thùng rác hợp vệ sinh hoặc túi nhựa tự huỷ cho hộ gia đình để chứa rác đã được phân loại.
Để khuyến khích người dân tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, công ty nên hổ trợ bằng cách trang bị cho mỗi hộ gia đình là 2 thùng rác kèm với các túi chứa rác (2 túi/ngày) và cho trường học là các thùng 240L trong thời gian 6 tháng. Thùng màu xanh chứa chất thải rắn thực phẩm dư thừa (bao gồm cả rác vườn và xác súc vật, côn trùng), thùng màu da cam chứa các chất thải có khả năng tái chế và các chất thải vô cơ khó phân huỷ cho vào một túi đựng riêng. Thùng đựng rác đặt tại gia đình sẽ tạo ra những thuận lợi cũng như thói quen phân loại rác tại nguồn. Khi nhìn vào thùng rác với chất thải phát sinh, tự nhiên con nguời có phản xạ tích cực là phải phân loại rác.
- Thu gom chất thải một cách thường xuyên và công tác tổ chức tốt hơn.
Việc phân loại chất thải tại nguồn yêu cầu có sự thay đổi đồng bộ về thiết bị, con người và công tác tổ chức quản lý trong hệ thống thu gom, vận chuyển. Chẳng hạn, chất thải hữu cơ nên thu gom 2 ngày một lần, chất thải vô cơ có thể thu gom 2 ngày một tuần và chất thải độc hại có thể thu gom một tuần một lần. Thế nên, công tác thu gom đối với từng loại rác thải nên được tổ chức một cách khoa học và kinh tế. Tránh tình trạng bắt người dân phải chờ đợi, phàn nàn thì họ sẽ bất hợp tác nếu tình trạng chậm trễ xảy ra thường xuyên và kéo dài,...Bên cạnh đó người công nhân cũng phải được đạo tào nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn. Vì vậy, trách nhiệm của đơn vị tổ chức cung cấp dịch vụ phải chuẩn bị dầy dủ cơ sở vật chất trang thiết bị, con người và phương pháp quản lý để rác sau khi được phân loại thực sự phải được sử dụng theo đúng mục đích phân loại.
- Khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn bằng giáo dục tuyên truyền
Lợi ích và sự cần thiết phải tiến hành phân loại rác thải tại nguồn là điều dể thấy. Tuy nhiên, trên thực tế trong điều kiện nhà ở thành phố thường chật hẹp, đặc biệt là trong các kiệt, hẻm thì việc phân loại rác theo các thùng khác nhau rất khó thuyết phục được sự hưởng ứng của người dân. Vì vậy, cần đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục, tuyên truyền dưới nhiều hình thức về việc phân loại rác tại nguồn như một sự cần thiết tạo nên một thói quen tốt, một nếp sống tốt của cư dân đô thị.
H
ìHình 3.2.1. Hình ảnh minh hoạ về phân loại rác tại nguồn
3.2.2. Xây dựng mô hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại thành phố Đông Hà
Thành phố Đông Hà tuy đã có mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn nhưng chỉ đáp ứng được một phần trong công tác thu gom chất thải rắn hiện nay. Đặc biệt, khi Đông Hà lên Thành phố, với việc cải tạo, chỉnh trang và mở rộng không gian đô thị, đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng CNH – HĐH; nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá thì mạng lưới thu gom và vận chuyển hiện tại càng không thể đáp ứng yêu cầu do: tỷ lệ thu gom tại các phường ngoại thành thấp, phương tiện nhân lực thu gom còn hạn chế.
Trước thực trạng đó, cần phải có sự điều chỉnh, cải tạo mạng lưới thu gom và vận chuyển chất thải rắn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hiện tại và phát triển tương lai.
Qua điều tra nghiên cứu thực trạng ở thành phố Đông Hà chúng tôi đề xuất biện pháp quy hoạch mạng lưới thu gom và vận chuyển chất thải rắn như sau:
3.2.2.1. Xây dựng mô hình thu gom chất thải rắn
Hiện tại số hộ được thu gom rác thải trên địa bàn thành phố Đông Hà là khoảng 13.300 hộ/17.689 hộ, chiếm gần 80%. Do đó, mục tiêu đặt ra trong các năm tiếp theo đạt tỷ lệ thu gom là 100% để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Trước tiên, để làm tốt và đạt hiệu quả hiệu suất thu gom cao cần tuyển thêm nguồn nhân lực thu gom, quét dọn đường phố. Quá trình thu gom được tiến hành như sau:
+ Đối với một số tuyến đường không thu gom được bằng xe nâng thùng hoặc trong các con kiệt, hẽm, các hộ gia đình xa trung tâm thành phố xe trọng tải lớn không vào được thì công nhân tiến hành thu gom rác trực tiếp bằng các xe bagac đạp, xe hai bánh kéo bằng tay đưa về trạm trung chuyển. Những công nhân thu gom rác của công ty Môi trường Đô thị sẽ vào từng nhà, mang thùng rác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị (102 trang).doc