Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 TP Hồ Chí MInh

Trang

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

 

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN

2.1 Khái niệm về chất thải rắn 3

2.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn 3

2.3 Thành phần chất thải rắn 8

2.4 Quá trình phát sinh chất thải rắn 9

2.5 Các tính chất lý học, hóa học và sinh học của rác đô thị 10

2.5.1 Các tính chất vật lý 10

2.5.2 Các tính chất hóa học 11

2.5.3 Các tính chất sinh học 12

2.6 Tác động môi trường của chất thải rắn 14

2.6.1 Tác động môi trường nước của chất thải rắn 14

2.6.2 Tác động môi trường đất của chất thải rắn 15

2.6.3 Tác động môi trường không khí của chất thải rắn 16

2.6.4 Tác động đến cảnh quan và sức khỏe con người của chất thải rắn 17

2.7 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở trên thế giới và ở Việt Nam 18

2.7.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở trên thế giới 18

 2.7.1.1 Phân loại tại nguồn của các nước trên thế giới 18

 2.7.1.2 Hoạt động thu gom và tái chế chất thải rắn ở các nước

 18

 2.7.1.3 Tình hình xử lý rác thải ở các nước trên thế giới 19

 

doc105 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 TP Hồ Chí MInh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngựa làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch Oâng Lớn làm ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng, vì là đồng ruộng. Nếu quay bản đồ Quận 8 phía Nam lên trên sẽ thấy nó giống như chiếc thuyền đuôi phụng, mũi ở phía rạch Oâng Lớn, đuôi thuyền ở phía sông Cần Giuộc, chiều dài gấp 5,2 lần chiều rộng. Nếu dùng ghe đi trên một đoạn kênh Tẻ, tiếp kênh Đôi, qua sông chợ Đệm hết địa giới Quận 8, phải đi một cung đường thủy dài 11.850 mét. Nhưng nếu băng qua chiều của Quận 8 thì chỉ khoảng 2.252 mét là khoảng rộng nhất giáp Quận 5 và Quận 6. 4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên Khí hậu - Quận 8 thuộc TPHCM chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa chính, mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau. - Lượng mưa trung bình hàng năm: 1939mm - Nhiệt độ trung bình: 270C - Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm: 79,5% - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp. - Không có thiên tai, hầu như không có bão lụt, thường chỉ bị ảnh hưởng bão từ xa gây mưa và giông. Địa hình - Địa hình Quận 8 tương đối thấp, trũng. Cao độ trung bình là 1,2m. Cao độ thấp nhất là 0,3m (Phường 7), cao độ cao nhất là 2.0m (Phường 2). Trên phương diện kinh tế, địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Cường độ chịu lực của đất rất thấp (khoảng 0.05kg/cm2 đến 0,2kg/cm2). Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể. Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình Chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị Thủy văn Mặt nước sông rạch có chiều dài tổng cộng là 105.9km, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ và ao hồ như sau: Bảng 8: Thống kê hệ thống kênh rạch tại Quận 8 TPHCM Tên kênh rạch Khởi điểm Kết thúc 1. Kênh đôi Phường 1 Phường 7 2. Sông Cần Giuộc Ngã 3 kênh đôi Bình Chánh 3. Rạch Oâng Lớn Ngã 3 kênh tẻ Bình Chánh 4. Rạch Vàm Nước Lên Sông Chợ Đêm Phân bón Bình Điền 5. Rạch Lào Cầu Vĩnh Mậu Kênh Đôi 6. Rạch Xóm Củi Kênh Đôi Bình Chánh 7. Kênh Ngang số 1, 2, 3 Kênh Tàu Hủ Kênh Đôi 8. Kênh Tẻ Cầu Rạch Oâng Cầu chữ Y 9. Sông Bến Lức Ngã 3 Kênh Đôi Long An 10. Rạch Bà Tàng Sông Cần Giuộc Rạch Bà Tàng 11. Rạch Bà Cả, Bà Dơi Đường Thanh Niên Kênh Lò Gốm 12. Rạch Lò Gốm Ngã 3 kênh Tàu Hủ Sông Bến Lức 13. Rạch Lồng Đèn Phường 7 Bình Chánh 14. Rạch Oâng Nhỏ Ngã 3 Rạch Oâng Lớn Cuối tuyến 15. Kênh Tàu Hủ Phường 8 Phường 15 16. Kênh Bồ Đề Sông Hiệp Aân Quốc Lộ 50 17. Rạch Cần Đồn Bến đò Bình Đường Tạ Quang Bửu 18. Rạch Du Cầu Mật Khu dân cư xí nghiệp Quận 8 19. Rạch Nãi Cống Bà Lựu Ngã 3 Rạch Ruột Ngựa 20. Rạch Nhảy Hồ Ngọc Lãm Rạch Ruột Ngựa 21. Rạch Ruột Ngựa Đầu nguồn Ngã 4 kênh Lò Gốm (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường Quận 8) Thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều. Mực nước triều bình quân thấp nhất là 0,38m, mức nước triều cao nhất là 1,10m. Nhận xét: Quận 8 có rất nhiều kênh rạch ngăn cách, hiện nay Quận 8 đã tổ chức thu gom rác trên sông các con kênh như: kênh Đôi, kênh Tàu Hũ, kênh Bến Nghé, kênh Tẻ. Tuy nhiên còn nhiều con kênh trong địa bàn Quận bị ô nhiễm nhưng chưa được tổ chức vớt rác như: Rạch Hiệp Aân, Rạch Oâng Nhỏ – Oâng Sáng, Rạch Oâng Lớn, Rạch Bà Lớn, Rạch Bà Tàng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm các con kênh chủ yếu xuất phát từ các hộ dân sống dọc theo ven kênh và dân nhập cư từ các tỉnh về: đời sống kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp, phần lớn các hộ không ký hợp đồng đổ rác cho công ty quản lý nên hầu như lượng rác phát sinh hàng ngày đều thải ra xuống các kênh rạch. Khối lượng rác này sẽ lắng đọng xuống lòng kênh, dẫn đến hiện tượng đáy lòng kênh sẽ nhanh chóng bồi lắng, cạn dần, lưu lượng dòng chảy giảm đáng kể, ảnh hưởng đến việc thoát nước cho thành phố, gây ra tình trạng ngập úng trên một số tuyến đường tại Quận 8 như: đường Bình Đông, đường Phạm Thế Hiển (phường 6, phường 7 Quận 8), ảnh hưởng đến việc kinh doanh trao đổi bằng phương tiện đường thủy từ miền Tây lên thành phố. Chi phí nạo vét lòng kênh rất lớn. 4.1.2.1 Điều kiện kinh tế Trên địa bàn Quận 8 có khu dân cư công nghiệp Bình Đăng, các ngành nghề chủ yếu trên địa bàn quận như: chế biến thực phẩm, ngành nhựa, dệt các ngành hàng tập trung ở địa bàn Phường 6, Phường 7 và Phường 16. Đa số là các cơ sở vừa và nhỏ. Quận 8 đang trong quá trình đô thị hóa do đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn dần thay đổi, các hộ chăn nuôi và trồng lúa chỉ còn rất ít. Quận 8, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như được sự quan tâm đầu tư của thành phố trong phát triển kinh tế xã hội, sự phân cấp ngày càng nhiều hơn sẽ tạo sự chủ động cho Quận phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa, tuy nhiên cũng sẽ đối mặt với những khó khăn thử thách trước vấn đề hội nhập và phát triển, giải quyết đời sốngn việc làm, giảm áp lực gia tăng dân số, ổn định tình hình an ninh trật tự, khắc phục ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện những mục tiêu kế hoạch phát triển trong tương lai. 4.1.2.3 Điều kiện xã hội Dân số: Dân số của Quận 8 đến tháng 6/2005 là 363.630 người. Hoạt động văn hóa và giáo dục: - Giáo dục Mạng lưới trường lớp giáo dục được đầu tư mạnh mẽ, có trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia như trường Nguyễn Trung Ngạn. + Mầm non: Trên địa bàn quận có khoảng 15 trường mầm non và 02 trường mẫu giáo. + Trưởng tiểu học: toàn quận có 20 trường tiểu học + Trường trung học cơ sở: có 10 trường THCS trong đó có 01 là PTCS. + Trường phổ thông trung học: có 04 trường PTTH. - Mạng lưới y tế: Quận 8 có mạng lưới y tế khá dầy gồm: trung tâm y tế Quận được đầu tư khang trang hiện đại, 03 phòng khám đa khoa và 16 trạm y tế phòng và một số cơ sở y tế khác. - Thông tin - văn hóa: + Văn hóa: gồm nhà văn hóa, thông tin cấp quận, nhà truyền thống Quận, nhà thiếu nhi Quận, trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận. Ngoài ra còn có một số câu lạc bộ và nhà văn hóa cấp Phường. Hiện nay Quận đang lập dự án và chuẩn bị khởi công các công trình nhà văn hóa một số phường, nhà văn hóa thiếu nhi cấp Quận. - Thể dục thể thao: gồm có sân vận động , trung tâm TDTT. - Các cơ sở tôn giáo: trên địa bàn Quận có các cơ sở tôn giáo phân bổ trên 16 phường, nằm xen cài trong khu dân cư. - Di tích, danh lam: có Đình Bình Đông, cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, Hố Bần 4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng Hạ tầng cơ sở Quận 8 với hệ thống giao thông đường bộ cũng khá phát triển. Tuyến đường trục Phạm Thế Hiển chạy dọc suốt chiều dài Quận, nối Quận 8 với trung tâm thành phố, các đường và hẻm khác đan xen làm thành hệ thống giao thông mạng nhện khắp Quận. Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài cầu lên tới hơn 2500 mét. Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu Hiệp Aân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần cùng với việc phát triển những cây cầu mới như cầu Chánh Hưng, làm tăng tính trọng điểm lưu thông của Quận 8. Giao thông của Quận 8 còn thuận lợi đường thủy bởi hệ thống 23 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối với các phường với nhau và với các địa phương khác nhau trong và ngoài thành phố. Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu 80 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn. Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao thông mà không quận, huyện nào có được. Bên cạnh những công trình hạ tầng cũ, Quận 8 cũng đang tích cực xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng như lắp đặt hệ thống cống hộp, sửa đường 4.1.2.5 Tình hình hoạt động bảo vệ môi trường tại Quận 8 trong 6 tháng đầu năm 2006 Hiện nay, phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 8 đang theo dõi và cập nhật thêm các thông tin liên quan về đơn vị sản xuất công nghiệp tại Quận 8 như số lượng, loại hình kinh doanh sản xuất, ngành nghề, sản lượng. Ngoài ra, Phòng đã tham mưu UBND quận xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai việc thực hiện Luật Bảo Vệ Môi Trường mới năm 2005, trong đó có thực hiện công tác thống kê rà soát toàn bộ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận. Ngoài ra Phòng Tài Nguyên và Môi Trường còn thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường đã có sự chủ động tích cực thực hiện và phối hợp vơí các cơ quan đoàn thể, đẩy mạnh ý thức của nhân dân và thanh niên về bảo vệ môi trường. Chủ động thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đồng thời tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các đơn vị vi phạm. Tham gia tích cực các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và của Quận 8, các cuộc hội của thành phố và các lớp chuyên đề trong lĩnh vực môi trường cũng như các hoạt động khác. 4.1.3 Hiện trạng môi trường tại Quận 8 4..1.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí tại Quận 8 Chi cục BVMT TPHCM đã phối hợp với PTN và MT Q.8 tiến hành khảo sát và thực hiện đo đạc chất lượng môi trường không khí vào ngày 20 – 21/07/2006. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu dựa theo kỹ thuật của Bộ y tế – 1993 – Standard Method for Air examination (USA). Bảng 9: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí Thông số Mức ồn (dBA) Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) NO (mg/m3) SO2 (mg/m3) Bùng binh Xóm Củi 75 – 87 0,66 3,69 0,02 0,02 Ngã tư Hưng Phú – Chánh Hưng 72 – 76 0,69 3,52 0,03 0,03 Sau nhà thờ Nam Hải 58 – 62 0,13 3,11 0,01 0,02 Gần Viện Vệ Sinh Y tế 55 – 65 0,27 2,83 0,01 0,01 Sau Chợ Rạch Oâng 57 – 63 0,25 2,71 0,02 0,01 Phía sau nhà máy nhôm Kim Hằng 61 – 70 0,15 3,25 0,01 0,01 Đối diện dệt Kim Nghệ Phong – Đường An Dương Vương 65 – 75 0,46 3,67 0,01 0,01 Khu dân cư công nghiệp – Bình Đăng 63 – 71 0,29 3,54 0,01 0,01 TCVN (5937 – 1995) (Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh 75(*) 0,3 40 0,4 0,5 (Nguồn: Chi cục BVMT TPHCM tháng 07/2006) Ghi chú TCVN 5949 – 1998(*): Aâm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư TCVN 5937 – 1995: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh Qua kết quả đo đạc trên cho thấy đa số nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh tại các vị trí giám sát trong khu vực Quận 8 đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 1995, TCVN 5938 – 1995 và 3733/2002/QB-BYT). Tuy nhiên nồng độ bụi trong không khí xung quanh cao tại các vị trí giám sát ô nhiễm do nguồn thải giao thông như tại các nút giao thông Bùng Binh Xóm Củi, ngã tư Hưng Phú – Chánh Hưng và khu vực có nhiều nhà máy như khu vực nhà máy dệt Kim Nghệ Phong – đường An Dương Vương; nồng độ bụi tại các khu vực này không đạt tiêu chuẩn cho phép và vượt khoảng 1,53 – 2,28 lần (Theo TCVN 5937 – 1995) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí xung quanh trên địa bàn Quận 8 chủ yếu từ các hoạt động giao thông và của các cơ sở, nhà máy sản xuất trên địa bàn Quận. 4.1.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại Quận 8 Theo báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường Quận 8 tháng 09/2006, chất lượng nước mặt bị ô nhiễm nặng về hữu cơ và vi sinh. Qua kết quả giám sát tháng 07/2006 cho thấy chất lượng nước mặt tại các hệ thống kênh tiêu thoát trên địa bàn Quận 8 tiếp tục bị ô nhiễm nặng về hữu cơ và vi sinh (các thành phần BOD5, COD, Coliform có các giá trị rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép). So với đợt khảo sát tháng 07/2006 đã có sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh đã gia tăng đột biến và vượt tiêu chuẩn cho phép. Các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong hệ thống kênh tiêu thoát Quận 8 là vấn đề đáng quan tâm nhất. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chưa qua hệ thống xử lý đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó nước thải công nghiệp chưa qua xử lý do các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh, nhất là các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm, cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ, tạo ra nguy cơ ô nhiễm cao nguồn nước kênh rạch tại Quận 8. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt ngày càng trầm trọng do dân nhập cư lấn chiếm bờ sông làm nơi cư ngụ, chất thải tại các ghe tàu, bến cảng được thải trực tiếp xuống kênh rạch. Bên cạnh đó, một số lò giết mổ, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vẫn còn tồn tại trên địa bàn Quận 8 cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt. 4.1.4 Định hướng phát triển trong giai đoạn 2006 – 2010 4.1.4.1 Định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh tế Phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của Quận, nhất là ưu thế về vị trí địa lý, gắn kết với các Quận lân cận có ưu thế về thương mại dịch vụ (gắn với quận 1, 5, 6) để hình thành các ngành cung ứng dịch vụ hỗ trợ, phát huy các thế mạnh riêng của Quận như tiếp giáp với đô thị mới, cảng sông Phú Định, chợ đầu mối Bình Điền để phát triển mạnh về thương mại dịch vụ, phục vụ cho sản xuất và đời sống. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng, đầu tư công viên văn hóa dịch vụ du lịch phường 4, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và hợp tác xã, khuyến khích loại hình kinh doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư nước ngoài để giải quyết về lao động và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, quản lý, từng bước tiếp cận kinh tế tri thức. Chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sạch, có giá trị gia tăng cao như điện tử – tin học – viễn thông, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, hóa dược, công nghệ sinh học, hình thành mạng lưới công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu, hạn chế các ngành gây ô nhiễm môi trường, phát triển chiều sâu các ngành truyền thống có thế mạnh như chế biến thực phẩm, dệt, may, da giày. Dự kiến tốc độ phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 15 – 17%/năm. Chỉ tiêu thương mại dịch vụ Phát triển các ngành dịch vụ gắn với qui hoạch dân cư và qui hoạch mạng lưới trung tâm thương mại, chợ, siêu thị đến năm 2010, trong đó khuyến khích phát triển 6 nhóm ngành dịch vụ theo định hướng của Thành phố: thương mại, tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm, vận tải công cộng đô thị – dịch vụ cảng – kho bãi, du lịch – khách sạn – nhà hàng, bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin – đào tạo khoa học – công nghệ, thị trường bất động sản, chú trọng các loại hình dịch vụ kho bãi, thông tin, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, tư vấn pháp lý, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, dịch vụ phục vụ đời sống: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, nhà ở , khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ cửa hàng bán lẻ khu dân cư, tăng cường công tác quản lý nhà nước các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa xã hội và các ngành nghề nhạy cảm. Phấn đấu tốc độ phát triển ngành dịch vụ, thương mại giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 23 – 25%/năm. Cải tiến công nghệ gia công chế biến xuất hàng xuất khẩu, nhất là công nghệ hàng dệt may, nông, lâm, thủy sản. Tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn, có tiềm năng nhưng tỷ trọng chiếm lĩnh còn thấp. Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng xuất khẩu, thông tin thị trường. Khuyến khích xuất khẩu dịch vụ, phần mềm tin học, xuất khẩu lao động, tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản xuất xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 dự kiến tăng bình quân 15%/năm. 4.1.4.2 Định hướng phát triển về mặt văn hóa – xã hội Về giáo dục – đào tạo Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục theo qui hoạch, đầu tư thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới nội dụng chương trình, phương pháp giảng dạy ở các cấp học, bậc học, ngành học, có biện pháp hữu hiệu chống bỏ học, tăng cường kỷ luật kỷ cương, ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập trường học, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005 – 2010, xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để xã hội hóa giáo dục, thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển đội loại hình nhà trường theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, được bồi dưỡng định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, tập trung nguồn lực để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010: Xây dựng 04 trường đạt chuẩn quốc gia Huy động 75% trẻ mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi là trên 90% Tỷ lệ học sinh tiểu học đúng độ tuổi là 99%, trung học cơ sở đúng tuổi là 98,5% Tỷ lệ phổ cập bậc trung học toàn quận là 100% Hiệu suất đào tạo tiểu học: 98%, trung học cơ sở: 85% 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trên 60% lao động qua đào tạo, 80 – 100% cán bộ công chức phường, quận được bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý, pháp luật. Về y tế Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới y tế năm 2010, đầu tư một số trang thiết bị hiện đại, tích cực thực hiện chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng khám và điều trị, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe và y tế đạt từ 80% - 100%, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh trên địa bàn, giảm số mắc và tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tích cực tham vấn, tăng cường quản lý và ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh HIV/AIDS, hình thành các chương trình chăm sóc sức khỏe phòng chống các loại bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, cận thị. Đẩy mạnh truyền thống giáo dục sức khỏe nâng cao ý thức trong nhân dân, quản lý tốt vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2010: Tỉ lệ bác sĩ/10.000 là 2,4 Số giường bệnh/10.000 dân là 1,86 (chỉ tính số giường nội trú của Trung tâm y tế Quận 8) Tỷ lệ quản lý trẻ em dưới 1 tuổi trên 95% Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ 7 loại vaccin trên 95% Tỷ lệ quản lý thai có chất lượng trên 95% Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 5% Tăng tỷ lệ khám chữa bệnh hàng năm trên 5% Về dân số, gia đình, trẻ em Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động giáo dục các chủ trương chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, Luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em. Hình thành mạng lưới dịch vụ xã hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Triển khai thực hiện tốt các dự án phát triển giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng nhân rộng mô hình gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Phấn đấu, năm 2010: Duy trì tỷ lệ tăng dân số dưới 1%, tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,03% 80% nam nữ thanh niên được trang bị kiến thức hôn nhân gia đình trước khi kết hôn, vận động mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 -2 con Tỷ lệ vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai từ 85% trở lên Tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ ba trở lên so với tổng bà mẹ sinh con dưới 5% Tỷ lệ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 90% - 100% Tỷ lệ người cao tuổi được con cháu phụng dưỡng từ 90 – 100%. Giảm tỷ lệ bạo lực gia đình, tỷ lệ gia đình bị tệ nạn xã hội xâm nhập từ 10 – 15% Về xã hội Nâng cao năng lực quản lý nguồn lao động địa phương, kiểm tra thường xuyên các sơ dịch vụ giới thiệu việc làm, tình hình thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, xúc tiến phối hợp các chương trình xuất khẩu lao động, liên kết tổ chức hội chợ việc làm, cung cấp thông tin tuyển dụng. Tiếp tục phát huy phong trào đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo. Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, quan tâm công tác đào tạo nghề cho công nhân lao động, gia đình chính sách, xóa đói giảm nghèo, đối tượng sau cai nghiện, tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo toàn diện và bền vững theo tiêu chí mới. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của quận giảm xuống còn 1%, giải quyết việc làm trung bình trên 8.000 lao động/năm, năm 2008 không còn hộ chính sách thuộc diện nghèo. 4.1.4.3 Định hướng phát triển trong vấn đề quản lý đô thị và tài nguyên môi trường Về quản lý đô thị Tiếp tục rà soát bổ sung qui hoạch mặt bằng phù hợp với tình hình phát triển của quận, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chi tiết 1/2000, tiến tới xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500, điều chỉnh các qui hoạch không còn phù hợp và công bố công khai quy hoạch, tăng cường quản lý nhà nước các khu vực đã được quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn quận. Rà soát các dự án đã được giao đất, cho thuê đất, xem xét điều chỉnh hoặc thu hồi nhằm tạo quỹ đất xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư. Đẩy mạnh việc xây dựng nhà ở tái định cư, nhà cho người thu nhập thấp, quản lý tốt loại hình nhà cho thuê, nhà trọ, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho nhân dân. Quản lý tốt trật tự đô thị, giảm số trường hợp nhà xây dựng bất hợp pháp, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công, kênh rạch. Kiểm tra chấn chỉnh hoạt động thu gom rác thải, xà bần, hệ thống nhà vệ sinh công cộng, xử lý có kết quả các trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường. Phấn đấu đến năm 2010, diện tích nhà ở bình quân 14m2/người. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ yêu cầu phát triển và đô thị hóa. Tập trung đầu tư các tuyến đường trục, cải thiện cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông. Thực hiện chống ngập có hiệu quả, cải tạo nâng cấp các tuyến thoát nước chính, nạo vét kênh rạch, phát triển mạng lưới thoát nước với mật độ 400m/ha. Cải thiện căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường, kiểm soát chặt chẽ việc xử lý chât thải công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010, mật độ mảng xanh công vie

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG (TIEP THEO).doc
  • docbang thong ke cac diem tap ket rac 69 - 74.doc
  • docbang thong ke cac diem tap ket rac 69 - 73.doc
  • jpgscan0046.jpg
  • docTAI LIEU THAM KHAO VA HINH ANH.doc
  • docNOI DUNG (TIEP THEO) (1 - 68).doc
  • gifquan8.gif
  • docNOI DUNG TIEP THEO ( 75 -110).doc
  • dochuong_dan_lcach_trinh_bay_luan_van.doc
  • docNOI DUNG TIEP THEO ( 74 -110).doc
  • gifQuan8_Small1.gif
  • docMUC LUC.doc
  • docPHAN DU I.doc
  • docDANH SACH CAC TU VIET TAT.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docbia va trang 1.doc
  • docPHAN DU II.doc
Tài liệu liên quan