LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1 : MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp luận 3
1.4.2 Phương pháp cụ thể 3
1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
1.6 Gới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 5
2.1 Khái niệm về chất thải rắn 5
2.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn 5
2.3 Phân loại chất thải rắn 6
2.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 9
2.5 Thành phần của chất thải rắn 11
2.6 Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn 13
2.6.1 Thu gom chất thải rắn 13
2.6.2 Các phương thức thu gom 15
103 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơng viên phía Tây đường Lê Hồng Phong thành trung tâm vui chơi giải trí chất lượng cao.
7.Các trung tâm y tế : Quy hoạch một hệ thống trung tâm y tế đa khoa và chuyên sâu, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của một đơ thị du lịch quốc tế.
Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển ( nhằm cải tạo môi trường ) tại TP. Nha Trang
+ Cải tạo hệ thống vỉa hè, trồng cây xanh, tổ chức chiếu sáng cơng cộng thẩm mỹ cao:
Dọc theo các tuyến phố chính
Tại các khơng gian quảng trường cơng cộng (18ha)
+ Dự án xây dựng hệ thống thốt nước mưa chính của đơ thị
+ Các dự án thốt nước thải - vệ sinh mơi trường:
Dự án thốt nước khu vực Nam Sân bay
Dự án thốt nước khu vực Bắc Sơng Cái
Dự án thu gom và xử lý chất thải rắn Thành phố Nha Trang
Dự án cải tạo và xây dựng hệ thống thốt nước bẩn khu vực trung tâm thành phố Nha Trang.
Chương 4 : CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP. NHA TRANG
Để phục vụ cho việc đề ra các giải pháp quản lý chất thải rắn, rất cần thiết xem xét hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tp. Nha Trang. Trong chương này trình bày nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại TP.Nha Trang, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, tổ chức quản lý công ty Môi trường đô thị TP.Nha Trang, hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn TP.Nha Trang như quy trình thu gom, vận chuyển và trung chuyển, các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại TP. NhaTrang
4.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn tại tp.nha trang
4.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại TP.Nha Trang :
Tại Nha Trang nguồn gốc phát sinh chất thải rắn bao gồm :
+ Rác sinh hoạt của 54819 hộ gia đình
+ Rác thải từ 21 chợ lớn nhỏ trong thành phố
+ Rác thải từ các cơ quan, trường học
+ Do khách du lịch và các hoạt động dịch vụ của 189 khách sạn, nhà hàng trong thành phố.
+ Từ 2 bệnh viện với 754 giường bệnh, 4 phòng khám khu vực và 25 trạm y tế của các phường xã
+ Rác từ 1898 cơ sở sản xuất công nghiệp_tiểu thủ công nghiệp
+ Rác từ các công trình nâng cấp cải tạo thành phố
4.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt:
Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 250.692km2, với dân số là 363.414 , mật độ dân số là 1.438 người/km2, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm là 4.81%, lượng rác thải mỗi năm tăng khoảng 11,70%.Khối lượng rác gia tăng do các nguyên nhân sau :
+ Sự gia tăng dân số quá nhanh
+ Qúa trình đô thị hóa
+ Nhiều công ty xí nghiệp chế biến nông lâm hải sản ra đời
+ Số lượng khách du lịch ngày một gia tăng
+ Do sự thay đổi lối sống và thói quen tiêu thụ của người dân
Bảng 4.1 : diễn biến khối lượng rác tại thành phố Nha Trang :
Năm
Khối lượng rác (tấn)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tổng cộng
Bình quân (ngày/đêm)
2000
83.228
228
2001
91.251
250
9,64
2002
101.473
278
11,20
2003
109.869
301
8,27
2004
125.571
344
14,28
2005
140.537
385
11,92
2006
164.625
431
11,95
2007
180.356
494
14,62
( nguồn : công ty môi trường đô thị )
4.2. Sơ đồ tổ chức quản lý công ty môi trường đô thị tp.nha trang:Ban giám đốc : Giám đốc
2 phó giám đốc
Phòng kế hoạch_nghiệp vụ
Phòng kế toán_tài vụ
Phòng tổ chức_hành chính
Đội dịch vụ
Xưởng cơ khí
Đội môi trường 1
Đội môi trường 2
Đội cây xanh
Đội điện
Các vườn ươm :
-Xuân Sơn
-Số 2 bãi dương
Các cửa hàng bán lẻ cây cảnh :
-62 Thái Nguyên
-cửa hàng 23/10
Đội mai táng
Đội thu phí
Hình 4.1 : sơ đồ tổ chức quản lý công ty môi trường đô thị TP.Nha Trang
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp :
Quan hệ chức năng :
Đội trưởng
Đội phó
Đội phó trưởng casáng
Đội phó trưởng ca chiều
Đội phó
2 tổ đầu xe ôtô
Tổ vận chuyển
Tổ cải tiến
5 tổ quét đường
Tổ đầu xe ô tô
Tổ dự phòng chiều
Tổ dự phòng sáng
Nạo vét
Tổ bờ biển
Hình 4.2 : sơ đồ quản lý các tổ
4.3. Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển ctr trên địa bàn tp.nha trang
4.3.1 Quy trình thu gom :
Quy trình quét dọn và thu gom chia lam 2 giai đoạn : quét dọn và thu gom.
Quét dọn :
phụ trách khâu quét dọn gồm có 5 tổ quét hốt rác đường phố và 1 tổ quét hốt rác bờ biển, khâu này còn phân ra từng loại đường tương ứng từng loại công, ở đây được chia ra làm 4 loại đường.
Đường loại I : diện tích khoảng 7500 m2/công, công nhân quét hốt sạch bùn cát và rác trên long lề đường.thời gian bắt đầu quét dọn từ 24h30, đầu giờ công nhân quét và hốt sạch rác do dân và các hộ buôn bán đổ ra sau khi xe ô tô thu gom rác đi qua.sau đó công nhân sẽ quét hốt sạch bủn,cát trên long lề đường, lượng bùn cát, rác sau khi quét được hốt lên xe cải tiến kéo về tập trung tại điểm hẹn để chờ ô tô đến thu.
Đường loại II : diện tích 8500 m2/công, công nhân quét hốt sạch rác trên lòng lề đường
Đường loại III : diện tích 17000 m2/công, công nhân quét sạch rác trên bờ biển.
Đường loại II và III được quét sau 6h, khi công tác quét đường loại I đã xong, khi đã quét xong 3 loại đường công nhân lại tiếp tục đi thu gom rác quét do các hộ gia đình buôn bán đổ bậy ra đường
Đường loại IV : diện tích 17000 m2/công, công nhân quét hốt sạch rác trên bờ biển.thời gian làm việc khoảng 8_9h.họ nhặt rác ở phần bờ biển mép mặt nước, quét phần hành lang trên bờ biển, thu gom rác do buôn bán hàng rong và du khách xả ra, cành lá từ các cây xanh ven bờ biển. Rác sinh hoạt từ các nhà hàng, khách sạn dọc theo bờ biển sẽ do xe ô tô đi thu riêng.quét xong phần rác bờ biển, rác được hốt lên xe cải tiến và đi đến điểm hẹn.
Thu gom rác :
Có 3 tổ chuyên đi thu gom rác từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu thương mại. Trong đó 1 tổ đi thu gom rác trong hẻm bằng xe cải tiến, 2 tổ ô tô đi thu rác ở những phần còn lại
Tổ thu rác bằng xe cải tiến : chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 2 người và 1 xe, họ đi và các hẻm hay con đường nhỏ nơi xe ô tô không và được, vừa đi vừa đánh kẻng để người dân trong hẻm mang rác ra đổ, còn những người ở ngoài thì đi thu từng hộ.Sau khi đã đi hết số hẻm được giao họ kéo xe ra chờ ở điểm hẹn đã được giao trước để chờ ô tô đến sang rác từ xe cải tiến lên xe ô tô và tiếp tục đi
hẻm khác. Thường 1 ca họ kéo khoảng 10 chuyến không kể lượng rác phát sinh, thời gian bắt đầu là 15h.
Thu gom rác bằng xe ô tô : tổ ô tô cũng được chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm 1 xe và 7 công nhân, các nhóm này hoạt động theo lịch trình đã được quy định, công nhân đánh kẻng nhiều hồi cho dân mang rác ra , họ dùng giỏ đi thu rác dọc theo đường rồi đưa lên xe.Ngoài việc thu gom rác từ hộ gia đình họ còn thu rác từ điểm người dân đổ bậy và thu rác từ các xe cải tiến trong hẻm đi ra, họ bắt đầu làm từ 17h, mỗi ca trung bình 1 xe và 7 công nhân làm 2 chuyến không kể lượng rác phát sinh, nếu có rác phát sinh sẽ điều chỉnh tổ dự phòng sao cho không để rác tồn sang ngày khác.
+ Quy trình thu gom rác bằng xe cải tiến:
Lộ trình thu gom rác bằng xe cải tiến do 2 công nhân và 1 xe cải tiến phụ trách địa bàn phường Vĩnh Hải, bắt đầu từ 15h chiều, thực hiện với số lượng là 10 chuyến.
Chuyến 1 : thu gom ở phường Thanh Hải và hẻm Củ Chi, sau đó chờ đón xe 38 ở phường Bắc Sơn.
Chuyến 2 : thu gom hẻm Nguyễn Biểu và một nửa đường số 5 + đường Nguyễn Biểu 1,2. chờ xe 38 Nguyễn Biểu.
Chuyến 3 : thu gom 2 hẻm Nguyễn Biểu, đón xe 38 Nguyễn Biểu
Chuyến 4 : thu gom ở nửa đường số 5 còn lại + đường số 3, sau đó kéo ra biển đổ trước khu văn hóa thành phố.
Chuyến 5 : thu gom ở đường Quảng Đức, đổ ở điểm đổ trước khu văn hóa.
Chuyến 6 : thu gom nửa đường Phú Đức, điểm đổ trước khu văn hóa.
Chuyến 7 : thu gom nửa đường còn lại của Phú Đức, điểm đổ trước khu văn hóa.
Chuyến 8 : thu gom ở hẻm Nguyễn Biểu + hẻm cafe Ca Cao, điểm đổ bên ngoài chợ Phước Hải.
Chuyến 9 : thu gom ở các hẻm khu bộ đội, điểm đổ chợ Vĩnh Hải.
Chuyến 10 : Quét hốt rác trước chợ, điểm đổ chợ Vĩnh Hải.
Khi thu gom xong thì khoảng 20h45 tiếp tục công tác hốt quét đường.
+ Quy trình thu gom rác bằng xe ôtô :
Lộ trình thu gom rác hàng ngày của tuyến Nguyễn Thiện Thuật do nhóm 19, tổ 2 đảm nhận, với giờ tập trung báo cáo nhân công là 16h30 và xuất phát là 17h00.
Nhóm này có 5 công nhân hốt rác, 1 lái xe, 1 phụ xe, thực hiện 2 chuyến trên 1 ca công tác
+ Phạm vi quét dọn, thu gom rác hiện nay của công ty :
Công tác quét dọn thu gom rác đường phố thực hiện được 120 đường phố ( diện tích 1.368.575 m2 ) chính trên tổng số 184 đường phố hiện có ở nội thành thành phố Nha Trang, trong đó số đường được quét được phân theo các loại sau
Đường loại I : gồm 54 đường, diện tích 1060677 m2
Đường loại II : gồm 22 đường, diện tích 57.201 m2
Đường loại III : 43 đường, diện tích 88.106 m2
Đường loại IV : 1 bờ biển, diện tích 162.591 m2
Như vậy hiện nay công tác quét dọn đường phố đang thực hiện khoảng 70% tổng số đường hiện có trong nội thành thành phố Nha Trang, còn lại các đường ở ngoại vi thành phố chưa có được công tác phục vụ.Những đường trong nội thành vẫn chưa được quét dọn là vì UBND thành phố không đủ khả năng khoán cho công ty môi trường đô thị do không đủ ngân sách để mở rộng phạm vi quét dọn.
Bảng 4.2 : thống kê phạm vi thu gom rác :
Danh mục
Tổng số hiện có ở thành phố
Đang thu gom rác
Chưa thu gom rác
Trực tiếp
Gián tiếp
Cải tiến
ô tô
Cải tiến
ô tô
Đường phố chính
183
26
143
0
5
10
Đường ngõ phố
80
35
4
3
14
24
Ngõ hẻm
707
145
20
59
458
8
Chợ
21
0
21
0
0
0
Chung cư
10
5
3
0
0
2
Tập thể
22
10
11
0
1
0
Kí túc xá
15
1
11
0
3
0
Khu dân cư
17
5
5
1
4
2
Như vậy công tác thu gom có phạm vi lớn hơn công tác quét dọn, số lượng đường phố chính được thu gom lên đến 173/183, chiếm 91% số đường hiện có trong nội thành thành phố Nha Trang và 56/80 đường ngõ phố chiếm 70%, ngõ hẻm là 699/707, chiếm 98%.thu gom 100% số lượng chợ, khu tập thể, kí túc xá hiện có trong thành phố, 80% số chung cư và 88% khu dân cư. Như vậy công tác thu gom quét dọn rác của công ty vẫn chưa có khả năng thu sạch rác sinh hoạt cho người dân trong 11 phường trung tâm của thành phố. Mặc dù phạm vi thu gom co
trải rộng nhưng lượng rác thu được lại không cao vì có quá nhiều khu vực thu gom rác gián tiếp, trong khi đó những hộ dân này lại sống ở khu vực có nhiều sông
rạch và những bãi đất hoang nên người dân thường chọn cách thải rác và những khu vực đó mà không mang rác ra đổ đúng nơi quy định.
Hiện nay công việc thu gom chỉ bó gọn ở các phường trung tâm và 1 phần các phường ngoại thành, còn các xã ngoại vi thành phố hầu như vẫn còn bỏ ngõ ngoại trừ xã Vĩnh Lương. Nhìn chung quy trình thu gom rác ở đây luôn theo đúng lịch trình đã được thông báo, không có trường hợp tự bỏ ngày.
Do đã được tính toán và điều chỉnh bởi kinh nghiệm nên việc giao hẹn giữa xe ô tô và xe cải tiến thường đúng giờ, ít có trường hợp phải chờ lâu gây mất mỹ quan thành phố, ngoài ra điểm hẹn được phân bố nhiều trên các tuyến đường nên mỗi điểm hẹn chỉ có từ 1_6 xe cải tiến nên không có trường hợp tập trung đông xe tại một điểm.
Do phân loại tuyến đường và khoán cho công nhân thu gom giúp cho việc quản lý tốt hơn và công suất lao động đạt được cao hơn, nhưng vẫn còn tồn tại việc công nhân phải quét đi quét lại trên cùng một tuyến đường do người dân đổ rác bất kể giờ giấc gây lãng phí sức lao động và thời gian.
4.3.2 Vận chuyển và trung chuyển :
Phương tiện của quy trình vận chuyển là xe ô tô vừa làm nhiệm vụ thu gom rác dân, chợ, cơ quanvừa là xe tiếp nhận rác từ xe cải tiến rồi chở thẳng ra bãi rác.Ở đây người ta sử dụng trạm trung chuyển bằng các điểm hẹn, xe cải tiến từ trong hẻm hoặc trên đường sẽ đến 30 điểm hẹn trong thành phố để chuyển lên xe ô tô hoặc xe ép rác, khi xe ô tô đã đầy rác sẽ được phủ bạt kín để tránh vung vãi cũng như mùi hôi làm mất vệ sinh
Bảng 4.3 : Phương tiện thu gom vận chuyển :
loại
Số lượng ( chiếc )
Cải tiến
Xe thùng hở
Xe đẩy tay
Xe ép rác
63
17
96
12
Vì số lượng xe ép rác quá ít nên công ty đã dùng ô tô đi vận chuyển mặc dù được che kín để tránh mùi hôi và vung vãi nhưng vẫn chưa là giải pháp tốt vì nước thải vẫn chảy xuống đường.
4.3.3. Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại TP.NhaTrang :
Rác sau khi được đưa lên xe ô tô và xe ép rác thì được vận chuyển ra đổ ngoài bãi rác lộ thiên lở đèo Rù Rì, bãi rác này là một thung lũng 3 mặt là vách núi,rộng khoảng 3 ha, cách thành phố 12 km, ở đây rác được đổ thoải mái không hề có sự quản lý và hủy một cách tự nhiên hoặc được đốt bởi những người nhặt phế liệu và những người dân ở gần đó.Những lúc khối lượng rác quá cao công ty cho xe ra ủi xuống vực rồi tiếp tục đổ.
Chương 5 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.NHA TRANG
Trên cơ sở phân tích hiện trạng quản lý CTR ở chương 4, trong chương này sẽ đánh giá tình hình quản lý rác chung tại Khánh Hòa và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Tp.Nha Trang thông qua nhận định của người dân xã Vĩnh Lương về hệ thống thu gom rác chính quy. Ngòai ra, thực hiện đánh giá hệ thống quản lý rác tại TP.Nha Trang về các mặt môi trường pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy trình kỹ thuật, tài chính.
5.1. Tình hình quản lý rác tại khánh hòa
5.1.1. Thực trạng phát thải rác tại Khánh Hòa:
Các số liệu thống kê CTR ở các địa phương tỉnh Khánh Hòa cho thấy lượng phát sinh CTR ở tỉnh Khánh Hòa vào khoảng 39882,3 tấn/năm. Trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, các khu chợ, bệnh viện, cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 70_80% tổng lượng CTR toàn tỉnh. Lựơng còn lại là CTR phát sinh từ sản xuất công nghiệp, chất thải nguy hại ( CTR y tế, chất thải nguy hại công nghiệp, nông nghiệp )trong đó lượng chất thải nguy hại tuy ít nhưng rất đáng chú ý vì hiện naycông tác thu gom và xử lý CTR nguy hại chưa được thực hiện triệt để, có nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người rất cao.
CTR sinh hoạt :
Các đô thị thuộc tỉnh Khánh Hòa là nơi tập trung đông dân cư và là nơi phát sinh một lượng lớn các chất thải sinh hoạt. Do đời sống của người dân đô thị ngày càng được nâng cao, lượng rác thải tình theo đầu người ngày càng tăng.
Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ tại các thời điểm khác nhau thì lượng CTR phát sinh trong khoảng từ năm 2003_2006 vào khoảng 0,8 Kg/người/ngày.CTR sinh hoạt ở các vùng đô thị Khánh Hòa có tỉ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy tương đối cao ( vào khoảng 50% ), còn lại là các CTR khó phân hủy và cả các chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, một phần chất thải y tế cũng thu gom chung mà chưa có sự thu gom và phân loại riêng biệt.
CTR sinh hoạt ở các vùng nông thôn tỉnh Khánh Hòa chứa một tỉ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy ( 60_75% ).
Thành phần rác thải sinh hoạt ở Khánh Hòa thường thay đổi tùy theo mùa, theo khu vực và theo thời gian. Tuy nhiên chỉ số trug bình của các thành phần CTR sinh hoạt ở đô thị, mà đại diện là ở thành phố Nha Trang thì chủ yếu là các chất thải hữu cơ ( lá cây, củ, quả, xác xúc vật chết) chiếm khoảng 52,6%, còn lại là các chất trơ ( xà bần, chất thải công nghiệp )
Bảng 5.1 : thành phần của chất thải sinh hoạt đô thị ở Khánh Hòa :
Loại chất thải
Thành phần ( % theo trọng lượng )
Chất hữu cơ
52,6
Giấy và bìa carton
3,4
Nhựa
8,6
Gỉe/vải
1,3
Thủy tinh
5,0
Kim loại
0,9
Các chất thải nguy hại
1,2
Các chất trơ
27,1
( Nguồn:công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam,2006 )
Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương trong tỉnh, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đô thị ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt vùng nông thôn còn thấp.
Nhìn chung tỷ lệ thu gom trung bình đối với CTR sinh hoạt ở Khánh Hòa đạt mức 58,2%. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các vùng đô thị của Khánh Hòa đạt từ 66_85%. Ở các vùng nông thôn Khánh Hòa tỷ lệ thu gom đạt mức thấp nên đã đưa tỷ lệ thu gom rác trung bình của cả tỉnh chỉ đạt mức trung bình khá so với nhiều vùng trong cả nước ( tỷ lệ thu gom trung bình chung của tất cả các thành phố và tỉnh ở Việt Nam là 71% ) ( nguồn:khảo sát của nhóm tư vấn quốc gia,2006).
CTR y tế :
Hiện toàn tỉnh Khánh Hòa có 186 cơ sở y tế các cấp với 6 cơ sở cấp trung ương và tỉnh, 23 bệnh viện huyện, thành phố hoặc là các trung tâm y tế cấp huyện, 135 cơ sở y tế cấp xã với 1841 giường bệnh. Ngoài ra còn có 502 phòng mạch tư nhân, dịch vụ y tế các loại và 196 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân, các bệnh viện có số giường đông chủ yếu tập trung ở Nha Trang.
Bảng 5.2 : các bệnh viện và trung tâm y tế chính ở Nha Trang :
STT
Tên bệnh viện
Số giường
1
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
620
2
Bệnh viện lao
50
3
Bệnh viện da liễu
90
4
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng
186
5
Bệnh viện tâm thần Diên Khánh
50
6
Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
50
(Nguồn : sở y tế Khánh Hòa)
CTR y tế bao gồm CTR sinh hoạt và CTR nguy hại, thành phần CTR y tế nguy hại gồm các mô, bệnh phẩm cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật,chữa trị y tế, dịch tiết, bông gạc nhiễm bẩn, xi lanh, kim tiêm, chai lọ dược phẩmVới tỷ lệ khoảng 20_25% tổng lượng CTR y tế. Tính bình quân lượng chất thải y tế theo 1 giường bệnh vào khoảng 1_1,2 Kg/ngày, trong đó lượng CTR y tế nguy hại khoảng 0,1_0,2 Kg/giường bệnh/ngày.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, CTR y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2006 vào khoảng 505,991 tấn, trong đó lượng CTR y tế nguy hại cần thu gom và xử lý triệt để vào khoảng 30,970 tấn. Lượng CTR y tế thu gom được chủ yếu tập trung ở các cơ sở y tế lớn ở TP.Nha Trang và các trung tâm y tế huyện.
Bảng 5.3: Lượng chất thải y tế thu gom ở Khánh Hòa năm 2006
STT
Khu vực
CTR sinh hoạt
( tấn/năm )
CTR nguy hại
( tấn/năm )
1
Nha Trang
371,994
13,579
2
Ninh Hòa
12,155
2,431
3
Vạn Ninh
73,000
3,650
4
Diên Khánh
14,600
2,920
5
Khánh Vĩnh
29,200
5,840
6
Cam Ranh
0,662
0,725
7
Khánh Sơn
4,380
1,825
Tổng cộng
505,991
30,970
(Nguồn : báo cáo hiện trạng môi truờng năm 2006 các địa phương )
Hiện nay CTR y tế được thu gom và phân loại tại nguồn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện để tiến hành xử lý riêng biệt. Các CTR y tế nguy hại đã được lưu giữ và vận chuyển về lò đốt CTR y tế ở Nha Trang
bằng các thiết bị chuyên dùng. Còn lại hầu hết các trạm y tế, các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân chưa phân loại và vẫn thải bỏ chung cùng với chất thải sinh hoạt của cơ sở. Chỉ tính riêng trên địa bàn nội thị TP.Nha Trang, hàng ngày có khoảng 8_10 m3 CTR y tế từ các trạm y tế khu vực, các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân trong đó có 1 lượng nhỏ CTR y tế nguy hại nhưng không được phân loại mà thu gom chung với rác thải sinh hoạt.
Theo báo cáo của sở y tế, chỉ có CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện tỉnh Khánh Hòa , bệnh viện lao, các trung tâm y tế thuộc TP.Nha Trang, trung tâm y tế huyện Diên Khánh, Vạn Ninh, Ninh Hòalà được phân loại thành chất thải nguy hại và được thu gom về đốt tại lò đột CTR y tế đặt tại bệnh viện da liễu Khánh Hòa.Đây là lò đốt hiện đại có 2 buồng đốt ( buồng đốt sơ cấp để đốt CTR , buồng đốt thứ cấp để đốt khí thải ), buồng nhiệt phân nhiệt độ cao. Lò đốt này được đặt ở Khánh Hòa theo chương trình trang bị lò đốt CTR y tế giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Aó cho 25 tỉnh thành ở Việt Nam. Lò đốt CTR y tế ở Khánh Hòa có công suất theo thiết kế là 400_500 Kg/ngày nhưng hiện mới chỉ sử dụng đốt từ 200_250 Kg/ngày.
Lượng CTR y tế được xử lý bằng lò đốt CTR y tế hợp vệ sinh ở Khánh Hòa được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 5.4 : lượng CTR y tế được xử lý bằng lò đốt CTR y tế hợp vệ sinh ở Khánh Hòa năm 2006:
STT
Tên đơn vị
Lượng CTR y tế được xử lý bằng lò đốt CTR y tế
( tấn/năm )
1
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
35,703
2
Bệnh viện lao
1,836
3
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng
0,582
4
Bệnh viện da liễu
1,790
5
Bệnh viện tâm thần
0,034
6
Viện vaccine Nha Trang
4,266
7
Trug tâm y tế dự phòng tỉnh
0,767
8
Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
0,421
9
Trung tâm y tế huyện Ninh Hòa
0,644
10
Trung tâm y tế huyện Vạn Ninh
0,203
11
Trung tâm y tế huyện Diên Khánh
0,722
12
Phòng khám số 2 Nha Trang
0,133
13
Phòng khám thầy thuốc không biên giới_Nha Trang
0,565
Tổng cộng
47,666
( Nguồn : bệnh viện da liễu Khánh Hòa )
Theo số liệu của công ty Môi trường đô thị Nha Trang, hàng tháng công ty thu gom khoảng 45 tấn CTR y tế ( không nguy hại ) từ hợp đồng thu gom với 4 cơ sở y tế ở Nha Trang là viện vaccine và viện Pasteur Nha Trang : 10 tấn/tháng bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa: 32 tấn/tháng, bệnh viện phục hồi chức năng : 3,3 tấn/tháng và từ các cơ sở y tế tư nhân chưa phân loại mà thu gom chung với rác sinh hoạt và đưa ra bãi rác của thành phố.
Phần lớn chất thải y tế lây nhiễm từ các trạm y tế xã, phòng khám khu vực, cơ sở y tế tư nhân ở Nha Trang và ở các địa phương khác trong tỉnh chưa được phân loại tại nguồn và xử lý triệt để. Một số được phân loại và đốt tại các lò đốt thủ công không hợp vệ sinh, còn phần lớn không được phân loại mà được các công ty Môi trường đô thị thu gom như là một phần của dịch vụ thu gom chất thải đô thị ( không được khử trùng và xử lý triệt để ). Theo ước tính của sở y tế, số lượng này ở tỉnh Khánh Hòa vào khoảng dưới 500 Kg/ngày.
Chất thải công nghiệp :
Hiện nay các ngành công nghiệp chủ yếu ở Khánh Hòa là :du lịch và dịch vụ, chế biến thực phẩm ( chủ yếu là chế biến hải sản, nước giải khát ), đóng sửa chữa tàu thuyền và cảng biển, dệt và may( không có cơ sở thuộc da ), sản xuất thuốc lá, gạch ngói, đá granite, hàng thủ công mỹ nghệ ( chủ yếu là song mây ).
Hiện ở Khánh Hòa cỉ có khu công nghiệp Suối Dầu với 24 nhà máy hiện đang hoạt động, chủ yếu là các nhà máy chế biến hải sản, ngoài ra còn có 3 cụm công nghiệp là nơi tập trung nhiều nhà máy,cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp : khu Bình Tân(Nha Trang ), khu vực Đồng Đế (Nha Trang ), Suối Hiệp ( Diên Khánh ).
Lượng phát sinh CTR công nghiệp chiếm khoảng 20_25% tổng lượng CTR sinh hoạt nhưng tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề của từng cơ sở công nghiệp và của từng vùng trong tỉnh. Hiện chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu ở Nha Trang, Cam Ranh, Diên Khánh, Ninh Hòa là nhữ