Nhận xét chung về các thông số xem xét được:
- Số gói tin bị rơi: 80 gói
- Số gói tin bị mất: 132 gói
- Số gói tin truyền thành công: 7826 gói
- Độ trể trung bình: 0,03586 giây
- Tỷ lệ gói tin truyền thành công: 98,589%
Với các thông số về băng thông và độ trễ như thiết kế của mô hình trên thì tỷ lệ truyền các gói tin thành công là rất cao
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu năng mạng (bài tham khảo 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Môn : ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG MÁY TÍNH
GVHD : Ts. Võ Thanh Tú
Tên nhóm : Nhóm 8
SVTH :Tăng Viết Tuân
Nguyễn Thái Sơn
Phan Tuấn Giang
Lớp K13TMT
LỜI MỞ ĐẦU
Đánh giá hiệu năng mạng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc thiết kế mạng máy tính. Và để xây dựng nên một hệ thống mạng tối ưu thì trước tiên phải phân tích, đánh giá được các độ đo hiệu năng, chất lượng cũng như độ tin cậy của hệ thống đó. Nhưng trên thực tế, việc triển khai một hệ thống mạng như ý muốn trên thực tế là điều không dễ dàng.
NS-2 là phần mềm dạng hướng đối tượng được sử dụng để mô phỏng lại các sự kiện xảy ra trong hệ thống mạng từ đó đưa ra các yêu cầu, đặc tính vận hành của hệ thống mạng thực sự.
Người thiết kế sẽ dự kiến những thiết bị mạng, đường truyền,…Tiến hành khảo sát trên mô hình, thay đổi thông số hệ thống mạng đến khi có được một hệ thống mạng hoàn chỉnh, phù hợp, tiến hành triển khai xây dựng trên thực tế.
Bài 2: Mô hình mạng đơn giản và kịch bản mô phỏng của 2 mô hình bài 2
Mô hình bài 2a:
Hình 1: Mô hình mạng bài 2a
Kịch bản mô phỏng:
Mô hình trên bao gồm 4 node (1, 2, 3, 4). Simplex-link (liên kết truyền nhận dữ liệu một chiều) giữa node 1 và 3, 2 và 3 có bandwidth (băng thông) = 2 Mbps, delay (thời gian trì hoãn) giữa node 1 và 3, node 2 và 3 = 10 ms. Duplex link giữa 3và 4 có bandwidth = 1.7 Mbps và delay = 20 ms. Các node dùng hàng đợi DropTail.
Agent “tcp” gắn với 1 và agent “TCPsink” gắn với 4. Agent “tcp” có thể tạo packet với max size = 1000 byte. Agent tcp “sink” tạo và gửi packet dạng ACK cho sender (sender là agent gửi packet đi) và giải phóng packet nhận được. Agent “udp” gắn với 2 sẽ kết nối với agent “null” gắn với 4. Agent “null” chỉ giải phóng packet đã nhận được. Bộ khởi tạo lưu lượng “ftp” và “cbr” tương ứng được gắn vào agent “tcp” và “udp”. “cbr” được cấu hình để tạo ra packet 1000Byte tại tốc độ 1 Mbps. “cbr” được thiết lập cho start bắt đầu tại thời điểm 0.1 giây và kết thúc tại thời điểm 4.5 giây, “ftp” bắt đầu lúc 1.0 giây và kết thúc lúc 4.0 giây.
Các hình ảnh mô phỏng bài 2a từ quá trình thực hiện trên file NAM và trên TRACEGRAPH:
Hình 2: Mô hình truyền gói tin của bài 2a
Hình 3: Mô hình thông lượng của bài 2a
Hình 4: Thông tin mô tả của bài 2a
Nhận xét chung của mô hình bài 2a:
Số gói tin bị rơi: 138 gói
Số gói tin bị mất: 160 gói
Số gói tin truyền thành công: 2278 gói
Độ trễ trung bình là 0,06445 giây
Tỷ lệ gói tin truyền thành công: 93,86%
Mô hình 2:
Hình 5: Mô hình mạng bài 2b
Kịch bản mô phỏng:
Mô hình trên bao gồm 4 node (1, 2, 3, 4). Simplex-link (liên kết truyền nhận dữ liệu một chiều) giữa node 1 và 3, 2 và 3 có bandwidth (băng thông) = 5 Mbps, delay (thời gian trì hoãn) giữa node 1 và 3, node 2 và 3 = 15 ms. Duplex link giữa 3và 4 có bandwidth = 1.2 Mbps và delay = 10 ms. Các node dùng hàng đợi DropTail.
Agent “tcp” gắn với 1 và agent “TCPsink” gắn với 4. Agent “tcp” có thể tạo packet với max size = 1000 byte. Agent tcp “sink” tạo và gửi packet dạng ACK cho sender (sender là agent gửi packet đi) và giải phóng packet nhận được. Agent “udp” gắn với 2 sẽ kết nối với agent “null” gắn với 4. Agent “null” chỉ giải phóng packet đã nhận được. Bộ khởi tạo lưu lượng “ftp” và “cbr” tương ứng được gắn vào agent “tcp” và “udp”. “cbr” được cấu hình để tạo ra packet 1000Byte tại tốc độ 1 Mbps. “cbr” được thiết lập cho start bắt đầu tại thời điểm 0.1 giây và kết thúc tại thời điểm 4.5 giây, “ftp” bắt đầu lúc 1.0 giây và kết thúc lúc 4.0 giây.
Các hình ảnh mô phỏng bài 2b từ quá trình thực hiện trên file NAM và trên TRACEGRAPH:
Hình 6: Mô hình truyền gói tin của bài 2b
Hình 7: Mô hình thông lượng của bài 2b
Hình 8: Thông tin mô tả của bài 2b
Nhận xét chung của mô hình bài 2b:
Số gói tin bị rơi: 148 gói
Số gói tin bị mất: 170 gói
Độ trễ trung bình là 0,06438 giây
Số gói tin truyền thành công: 2271 gói
Tỷ lệ gói tin truyền thành công: 93,45%
Bước 2: So sánh mô hình bài 2a với mô hình bài 2b
Thông số thay đổi
Mô hình bài 2a
Mô hình bài 2b
Băng thông
Node 1à3: 2mbps
Node 2à3: 2mbps
Node 3à4: 1,7mbps
5mbps
5mbps
1,2mbps
Độ trễ
Node 1à3: 10ms
Node 2à3: 10ms
Node 3à4: 20ms
15ms
15ms
10ms
Packet size / Rate
1000byte / 1mb
1000byte /1mb
Time
ftp: 1à4 (s)
cbr: 0,1à4,5(s)
ftp: 1à4 (s)
cbr: 0,1à4,5(s)
Thông tin so sánh
Độ trễ trung bình
Số gói tin gửi
Số gói tin rơi
Số gói tin mất
Số gói tin nhận được
Tỷ lệ truyền thành công
Mô hình bài 2a
0,06445s
2427
138
160
2278
93,86%
Mô hình bài 2b
0,06438s
2430
148
170
2271
93,45%
Nhận xét sau khi đã thay đổi một số thông số từ mô hình 1 thành mô hình 2:
Số gói tin gửi của mô hình 2 tăng lên so với mô hình 1 trong cùng 1 thời gian.
Số gói tin rơi của mô hình 2 tăng lên so với mô hình 1
Số gói tin mất của mô hình 2 tăng lên so với mô hình 1
Số gói tin nhận được của mô hình 2 thì lại giảm xuống so với mô hình 1
Từ những thông số trên, ta nhận thấy rằng sau khi thay đổi băng thông,độ trễ từ mô hình 1 sang hình 2 như đã được miêu tả theo kịch bản ở trên thì: Quá trình truyền các gói tin trong mô hình 2 sẽ ít ổn định so với mô hình 1và tỷ lệ truyền các gói tin đến đích sẽ ít hơn.
Bài 3: Mô hình mạng đơn giản và kịch bản mô phỏng:
Bài 3a:
Mô hình bài 3a:
Hình 9: Mô hình mạng bài 3a
Kịch bản mô phỏng:
Mô hình trên bao gồm 6 node (1, 2, 3, 4, 5, 6 ). Duplex-link (liên kết truyền nhận dữ liệu hai chiều diễn ra đồng thời) giữa node 1 và 6, 2 và 6, 3 và 6 có bandwidth (băng thông) = 10 Mbps, giữa node 4 và 6 có bandwidth = 100Mbps; Delay (thời gian trì hoãn) giữa các cặp node trên đều = 20ms. Duplex link giữa 5và 6 có bandwidth = 5 Mbps và Delay = 10ms. Các node dùng hàng đợi DropTail, max size (kích thuớc lớn nhất) = 1000 byte.
Agent “tcp-1” gắn với 1 và agent “TCPsink-1” gắn với 6, Agent “tcp-2” gắn với 2 và agent “TCPsink-2” gắn với 6. Các Agent “tcp” có thể tạo packet với max size = 1000 byte. Agent tcp “sink” tạo và gửi packet dạng ACK cho sender (sender là agent gửi packet đi) và giải phóng packet nhận được. Agent “udp-3” gắn với 3 sẽ kết nối với agent “null-3” gắn với 6, Agent “udp-4” gắn với 4 sẽ kết nối với agent “null-4” gắn với 6. Agent “null” chỉ giải phóng packet đã nhận được. Bộ khởi tạo lưu lượng “ftp” và “cbr” tương ứng được gắn vào agent “tcp” và “udp”. “cbr” gắn ở node 3 được thiết lập cho start bắt đầu tại thời điểm 1 giây và kết thúc tại thời điểm 5 giây, “cbr” gắn ở node 4 được thiết lập cho bắt đầu tại thời điểm 0,2 giây và kết thúc tại thời điểm 5 giây, “ftp” gắn ở node 1 được thiết lập cho bắt đầu lúc 0.1 giây và kết thúc lúc 5 giây, “ftp” gắn ở node 2 được thiết lập cho bắt đầu lúc 1 giây và kết thúc lúc 4,5 giây.
Các hình ảnh mô phỏng bài 3a từ quá trình thực hiện trên file NAM và trên TRACEGRAPH:
Hình 10: Mô hình truyền gói tin của bài 3a
Hình 11: Mô hình thông lượng của bài 3a
Hình 12: Thông tin mô tả của bài 3a
Nhận xét chung về các thông số xem xét được:
Số gói tin bị rơi: 80 gói
Số gói tin bị mất: 132 gói
Số gói tin truyền thành công: 7826 gói
Độ trể trung bình: 0,03586 giây
Tỷ lệ gói tin truyền thành công: 98,589%
Với các thông số về băng thông và độ trễ như thiết kế của mô hình trên thì tỷ lệ truyền các gói tin thành công là rất cao.
Bài 3b:
Mô hình bài 3b: Thay đổi băng thông giữa node 5 và 6 từ 5Mbps à 50Mbps và độ trễ là 10ms.
Hình 13: Mô hình mạng bài 3b
Các hình ảnh mô phỏng bài 3b từ quá trình thực hiện trên file NAM và trên TRACEGRAPH:
Hình 14: Mô hình truyền gói tin của bài 3b
Hình 15: Mô hình thông lượng của bài 3b
Hình 16: Thông tin mô tả của bài 3b
Nhận xét chung về các thông số xem xét được:
Số gói tin bị rơi: 0 gói
Số gói tin bị mất: 51 gói
Số gói tin truyền thành công: 10301 gói
Độ trể trung bình: 0,0303 giây
Tỷ lệ gói tin truyền thành công: 99,79%
Với các thông số về băng thông và độ trễ như thiết kế của mô hình trên thì tỷ lệ truyền các gói tin thành công là cao hơn so với mô hình trước khi chưa thay đổi thông số.
So sánh giữa hai mô hình
Thông tin so sánh
Độ trễ trung bình
Số gói tin gửi
Số gói tin rơi
Số gói tin mất
Số gói tin nhận được
Tỷ lệ truyền thành công
Mô hình 1 (băng thông 5Mbps cho liên kết giữa node 5 và 6)
0,0358s
7938
80
132
7826
98,589%
Mô hình 2
(băng thông 50Mbps cho liên kết giữa node 5 và 6)
0,0303s
10328
0
51
10301
99,59%
Nhận xét: Từ bảng so sánh trên ta thấy rằng khi khi tăng băng thông truyền giữa node 5 và 6 lên gấp 10 lần thì số gói tin rơi và gói tin bị mất giảm một cách đáng kể và tỷ lệ truyền thành công tăng rất cao. Và độ trễ trung bình cũng đã giảm xuống từ 0,0358 còn 0,0303 giây.
Bài 3c:
Thay đổi cơ chế hàng đợi Drop Tail bằng FQ, SFQ, RED tại node 5
Trường hợp 1: Thay đổi bằng FQ
Các hình ảnh mô phỏng bài 3c từ quá trình thực hiện trên file NAM và trên TRACEGRAPH khi thay đổi hàng đợi thành FQ:
Hình 17: Mô hình truyền gói tin của bài 3c sử dụng hàng đợi FQ
Hình 18: Thông tin mô tả của bài 3c sử dụng hàng đợi FQ
Trường hợp 2: Thay đổi bằng SFQ
Các hình ảnh mô phỏng bài 3c từ quá trình thực hiện trên file NAM và trên TRACEGRAPH khi thay đổi hàng đợi thành SFQ:
Hình 19: Mô hình truyền gói tin của bài 3c sử dụng hàng đợi SFQ
Hình 20: Thông tin mô tả của bài 3c sử dụng hàng đợi SFQ
Trường hợp 3: Thay đổi bằng RED
Các hình ảnh mô phỏng bài 3c từ quá trình thực hiện trên file NAM và trên TRACEGRAPH khi thay đổi hàng đợi thành RED:
Hình 21: Mô hình truyền gói tin của bài 3c sử dụng hàng đợi RED
Hình 22: Thông tin mô tả của bài 3c sử dụng hàng đợi RED
So sánh số gói tin rơi và mất của 3 trường hợp trên:
Thông số so sánh
DropTail
FQ
SFQ
RED
Số gói tin rơi
80
0
596
96
Số gói tin mất
132
52
646
148
Số gói tin gửi
7938
8304
7909
7791
Nhận xét: Qua các thông số thu được từ những cách thay đổi cơ chế hàng đợi trên thì ta thấy rằng là: tỷ lệ các gói tin bị rớt,bị mất khi thay đổi hàng đợi là SFQ chiếm tỷ lệ rất cao so với khi thay đổi hàng đợi thành DropTail và RED.
Còn khi thay đổi cơ chế hàng đợi thành FQ thì hầu như tỷ lệ số gói tin không còn nữa và số gói tin bị mất ít lại hơn nhiều so với các trường hợp còn lại.
Bài 3d:
Thay đổi loại Agent TCP trong bài 3a thành Agent TCP_Reno
Các hình ảnh mô phỏng bài 3d từ quá trình thực hiện trên file NAM và trên TRACEGRAPH khi thay đổi Agent TCP thành Agent TCP-Reno:
Hình 23: Mô hình truyền gói tin của bài 3d sử dụng Agent TCP-Reno
Hình 24: Mô hình thông lượng của bài 3d sử dụng Agent TCP-Reno
Hình 25: Thông tin mô tả của bài 3d sử dụng Agent TCP-Reno
Nhận xét chung về các thông số xem xét được:
Số gói tin bị rơi: 71 gói
Số gói tin bị mất: 122 gói
Số gói tin truyền thành công: 7765 gói
Độ trể trung bình: 0,03559 giây
Tỷ lệ gói tin truyền thành công: 98,741%
Với các thông số về băng thông và độ trễ như thiết kế của mô hình trên thì tỷ lệ truyền các gói tin thành công là rất cao.
Bảng so sánh giữa mô hình khi sử dụng Agent TCP và mô hình khi sử dụng TCP-Reno:
Thông tin so sánh
Độ trễ trung bình
Số gói tin gửi
Số gói tin rơi
Số gói tin mất
Số gói tin nhận được
Tỷ lệ truyền thành công
Mô hình 1 (sử dụng Agent TCP)
0,03586s
7938
80
132
7826
98,589%
Mô hình 2 (sử dụng Agent TCP-Reno)
0,03559s
7864
71
122
7765
98,741%
Nhận xét: Khi sử dụng Agent TCP-Reno để thay thế cho Agent TCP trong mô hình mạng của bài 3a thì ta có thể thấy rằng số gói tin rơi và số gói tin mất mà khi sử dụng Agent TCP-Reno giảm xuống hẳn so với khi sử dụng Agent TCP và độ trễ trung bình cũng phần nào ít lại. Từ đó có thể nhận thấy rằng khi thay thế Agent TCP-Reno cho Agent TCP thì tỷ lệ truyền gói tin thành công sẽ cao hơn.
Dựa vào hai hình vẽ so sánh về thông lượng thì ta cũng thấy được là thông lượng khi mô hình mạng sử dụng Agent TCP-Reno ổn định và tăng dần theo thời gian, còn khi ta sử dụng Agent TCP thì thông lượng sẽ tăng giảm thất thường theo thời gian.
KẾT LUẬN
Qua những bài thực hành trên thì nhóm chúng tôi có rút ra những tầm quan trọng của môn Đánh Giá Hiêụ Năng Mạng là như thế nào. Và từ những bài trên thì chúng tôi có những yếu tố,kỹ năng cơ bản để có thể đánh giá hiệu năng mạng của mô hình mạng đơn giản.
Từ đó chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu năng của một mô hình mạng của một công ty. Điều này sẽ giúp cho các Doanh nghiệp tạo được một mô hình mạng chạy thật ổn định cho công ty của họ.