Đề tài Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

MỤC LỤC

 

1. Mở đầu1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài1

1.2. Mục đích - yêu cầu của đề tài2

2. Tổng quan nghiên cứu3

2.1. Khái niệm bất động sản và thị trường bất động sản3

2.2. Giá đất và cơ sở khoa học xác định giá đất4

2.3. Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam

2.4. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số địa phương

3. Đối tượng, nội dung và phương Pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

4.2. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Hải Phòng trong những năm qua

4.2.1. Các văn bản về đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hải Phòng

4.2.2. Qui chế đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hải Phòng

4.2.3. Công tác xác định giá sàn khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

4.3. Kết quả đấu giá tại một số dự án điều tra đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

4.3.1. Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại số 44 Lê Lai, Ngô Quyền

4.3.2. Dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu đất giám Công ty Sao vàng xã Trường Sơn - huyện An Lão

4.3.4. Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại số 16 - Mái tơ - Phường Mái Tơ, quận Ngô Quyền - Hải Phòng

4.4. Dự án đấu giá khu đất 36 Quang Trung - Quận Hồng Bàng

4.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua một số dự án

4.4.1. Hiệu quả kinh tế

4.4.2. Hiệu quả xã hội

4.4.3. Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai

4.5. Một số hạn chế của công tác đấu giá quyền sử dụng đất

4.5.1. Công tác tổ chức

4.5.2. Đối với người tham gia đấu giá

4.5.3. Đối với công tác quản lý đất đai và xây dựng đô thị

4.6. Một số đề xuất đối với công tác đấu giá đất

5. Kết luận và đề nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Để sử dụng nguồn thu đó thành phố đã quyết định dành một phần lớn tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất cho các quận, huyện nhằm khuyến khích khai thác giá trị từ đất. Cụ thể như sau: để lại địa phương( quận, huyện có dự án đấu giá 50%, 40% và 30% nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tương ứng với những khu đất trị giá dưới 50 tỷ đồng, 50- 100 tỷ đồng và 100-500 tỷ đồng. Các quận, huyện được tự tổ chức đấu giá với đất công có diện tích 500-1.000m2 (nội thành) và 1.500-2.000m2 (ngoại thành). 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đấu giá đất, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề: - Giá đất trong giá đất giá sàn, bước giá, giá trúng đấu giá, giá tính thuế... - Quy hoạch khu vực đấu giá đất (quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, tỷ lệ giữa các loại đất trong khu vực đấu giá đất). - Trình tự thủ tục đấu giá đất (xin chủ trương, lập quy hoạch, thu hồi đất, xây dựng hạ tầng, tiến hành đấu giá...) - Nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại các khu vực đấu giá đất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu, đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua một số dự án đã tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đi sâu phân tích, đánh giá một số dự án đấu giá đất: - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại 44 Lê Lai, phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại số 16 Mái Tơ, Phường Mái Tơ, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại số 35 Quang Trung, Phường Quang Trung, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Trường Sơn, huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng - Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, nguồn nước... - Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội; Tăng trửơng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường. 3.3.2. Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Hải Phòng - Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất cụ thể ở một số dự án. - Tìm hiểu định hướng và kế hoạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất của Hải Phòng. - Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của công tác đấu giá quyền sử dụng đất . 3.3.3. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua các mặt - Hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả xã hội. - Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai. 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất - Về chính sách của Nhà nước - Gíải pháp về kỹ thuật ( Giá đất, quy trình, cách thức tổ chức đấu giá...). - Các giải pháp về cơ chế tài chính. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương, các cơ quan của thành phố, các cơ quan của các quận, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học. 3.4.2. Phương pháp điều tra thống kê - Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn điều tra, thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án điều tra về nguồn gốc đất, quy hoạch, các bước xây dựng giá sàn... - Phỏng vấn trực tiếp người tham gia đấu giá hoặc người sử dụng đất. Nắm bắt tình hình sử dụng đất và nguyện vọng của người dân, các đối tượng trúng đấu giá quyền sử dụng đất và đang sử dụng đất. 3.4.3. Phương pháp sử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính Tổng hợp và phân tích số liệu, thuộc tính bằng phần mềm EXCEL 3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất. 3.4.5. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về các lĩnh vực bất động sản, quy hoạch, xây dựng, tài chính và quản lý sử dụng đất: 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có toạ độ địa lý từ 20030’39” đến 21001’15” vĩ độ Bắc và từ 106023’39” đến 107008’39” kinh độ Đông; Ngoài ra còn có Huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007’35” đến 20008’35” vĩ độ Bắc và từ 107042’20” đến 107044’15” kinh độ Đông. Về ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình Phái Tây giáp tỉnh Hải Dương Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không với các tuyến trục quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, sân bay Cát Bi, cảng Hải Phòng... 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Hải Phòng có địa hình khá phức tạp, đa dạng, gồm cả lục địa và hải đảo, bị chia cắt bởi sông và kênh đào, có mật độ sông lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điểm cao nhất là đỉnh núi đá cao 331 m ở phía Tây đảo Cát Bà, thấp nhất là vùng đồng bằng ven biển có độ cao trung bình 0,8 - 1,2 m. Toàn bộ lãnh thổ Hải Phòng được phân thành 3 vùng chính sau: Vùng đá thấp chia cắt mạnh chiếm 10 % diện tích tự nhiên, vùng đồi chia cắt mạnh chiếm khoảng 5 % diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng chiếm 85 % diện tích tự nhiên. 4.1.1.3. Khí hậu - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 0C, nóng nhất vào tháng 6 - 7 và đầu tháng 8. Nhiệt độ cao tuyệt đối tới 41,5 0C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và đầu tháng 2, tối thấp tuyệt đối 4,5 0C. Biên độ trung bình giữa ngày và đêm và giữa các mùa khoảng 6,2 - 6,3 0C. Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.500 0C. - Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1.747 mm, nhưng trong mùa hè vũ lượng chiếm 85 % so với cả năm. Lượng mưa cực đại trong một ngày đêm (24h) ở mùa hè cũng lớn hơn nhiều so với mùa đông, cá biệt có ngày mưa tới 500 mm. - Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 82%, có sự chênh lệch theo vùng và theo mùa, dao động trong khoảng 78 - 91%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng 11, 12. Cao nhất vào tháng 3, 4. - Thủy văn: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km2, là vùng có mật độ sông lớn nhất trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn chung nguồn nước của các con sông khá dồi dào, tuy nhiên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều, nên việc đáp ứng các nhu cầu sản xuất và đời sống còn hạn chế.[27] 4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội Từ năm 1996 đến nay nền kinh tế Hải Phòng luôn có mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 10 %, trong đó giai đoạn 1996 - 2000 là 9,37%, giai đoạn 2001-2005 là 11,10 %. Mức tăng trưởng kinh tế ở cả hai giai đoạn trên đều cao gấp 1,5 lần so với mức tăng chung của cả nước. Tổng GDP của thành phố năm 1995 là 5.311,4 tỷ đồng, đến 2005 tăng lên là 14.071,9 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng gấp 2,65 lần sau 10 năm. 4.1.2.1. Hiện trạng dân số, lao động và phân bổ dân cư Đến ngày 31/12/2005 tổng dân số trên toàn thành phố là 1.793.000 người, trong đó dân số nông nghiệp là 909.353 người bằng 50,72 %, dân số phi nông nghiệp là 883.647 người bằng 49,28 %; dân số đô thị 713.900 người bằng 39,82 %, dân số nông thôn 1.071.700 người bằng 60,18 %. Mật độ dân số bình quân toàn thành phố là 1.180 người/km2. Tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung cao nhất là quận Lê Chân 14.804 người/km2 cao gấp 12,57 lần mật độ dân số bình quân toàn thành phố, tiếp theo là các quận Ngô Quyền 8.179 người/ km2, quận Hồng Bàng 7.145 người /km2; thấp nhất là hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ mật độ dân số chỉ có 80 - 90 người/km2; các quận, huyện, thị xã còn lại mật độ dân số trung bình từ 800 - 3.000 người/ km2. Năm 2005 tỷ lệ tăng dân số của Hải Phòng là 1,38 %, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,19 %. Mức thu nhập bình quân theo đầu người toàn thành phố năm 2005 đạt 740 USD/người ( giá hiện hành năm 2005), cao hơn 1,16 lần mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 còn 3,5%.[26] 4.1.2.2. Về lĩnh vực phát triển kinh tế - Tăng trưởng kinh tế: Từ năm 1996 đến nay nền kinh tế Hải Phòng luôn có mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 10 %, trong đó giai đoạn 1996 - 2000 là 9,37%, giai đoạn 2001-2005 là 11,10 %. Mức tăng trưởng kinh tế ở cả hai giai đoạn trên đều cao gấp 1,5 lần so với mức tăng chung của cả nước. Tổng GDP của thành phố năm 1995 là 5.311,4 tỷ đồng, đến 2005 tăng lên là 14.071,9 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng gấp 2,65 lần sau 10 năm. Bảng 4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Hải Phòng Chỉ tiêu Đơn Vị tính Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Tăng bình quân/năm(%) 1996 -2000 2001 -2005 1.Tổng GDP tỷ đồng 5.311,4 8.313,7 14.071,9 9,37 11,10 Nông-lâm nghiệp, thuỷ sản tỷ đồng 957,1 1.289,7 1.622,9 6,15 4,70 Công nghiệp, xây dựng tỷ đồng 1.526,9 2.931,6 5.746,7 13,94 14,41 Dịch vụ tỷ đồng 2.827,4 4.092,4 6.702,3 7,68 10,37 (Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng) - Chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế: Hải Phòng đang chuyển dịch theo đúng quy luật khách quan với sự tăng lên của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế nhà nước tuy giảm dần về tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước từ 46,7 % năm 1995 giảm xuống còn 36,10 % năm 2005. Kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích và tạo điều kiện cho nên ngày càng phát triển. Trong đó đáng chú ý là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh từ 1,6 % năm 1995 lên 16,50 % năm 2005, đây là khu vực kinh tế rất quan trọng, đóng góp ngày càng lớn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp.Hiện tại cơ cấu kinh tế chung của Hải Phòng là: Thương mại, dịch vụ (50,40 %) - Công nghiệp, xây dựng (36,60 %) - Nông lâm nghiệp, thuỷ sản (13,00 %). - Dịch vụ thương mại: Năm 2005 GDP của ngành dịch vụ chiếm 50,44 % tổng GDP của Thành phố, thu hút khoảng 19,2 % số lao động làm việc trong khu vực nhà nước và 45,6 nghìn hộ kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ cá thể. Nhóm ngành dịch vụ gặp nhiều khó khăn trong những năm đầu của giai đoạn 2001 - 2005, song mấy năm gần đây đã có bước phát triển khá nhanh và đa dạng do những ngành dịch vụ nhiều lợi thế như vận tải kho bãi, hoạt động thương mại, bưu chính viễn thông...được đầu tư đúng hướng, khai thác có hiệu quả hơn, đưa tăng trưởng của các nhóm ngành dịch vụ cả giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 10,37 % năm, cao hơn mức tăng chung của GDP dịch vụ cả nước 1,48 lần. Bảng 4.2. Cơ cấu GDP thành phố Hải Phòng Đơn ví tính: % Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Tổng số 100 100 100 Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản 20,9 17,8 13,00 Công nghiệp, xây dựng 26,8 34,1 36,60 Dịch vụ 52,3 48,1 50,40 (Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng) - Sản xuất công nghiệp: Công nghiệp đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế quốc dân của Thành phố. Tỷ trọng GDP công nghiệp trong tổng GDP tăng từ 26,8 % năm 1995 lên 34,1 % năm 2000 và năm 2005 đạt tới 36,60 %. Đến năm 2005 trên toàn thành phố có 56 doanh nghiệp nhà nước (gồm 32 doanh nghiệp công nghiệp trung ương và 24 doanh nghiệp công nghiệp địa phương) và 12.688 doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 102 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp của Trung ương, thành phố và liên doanh tập trung chủ yếu ở 4 khu công nghiệp lớn và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ với các ngành sản xuất chính như: đóng mới - sửa chữa tàu thuỷ, cán thép, xi măng, sản xuất sơn, giầy dép, may mặc, chế biến thuỷ sản, thực phẩm đồ uống. - Về Nông nghiệp: Ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản liên tục phát triển, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 tăng 6,15 %, giai đoạn 2000 - 2005 tăng 4,7 % năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã được chuyển dịch đúng hướng tỷ trọng trồng trọt giảm dần trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Năm 1995 chiếm 71 % đến năm 2005 chiếm 62,9 %; tỷ trọng chăn nuôi tăng dần, năm 1995 đạt 27,6 % đến năm 2005 đạt 34,9 %. Cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng phát triển nông thuỷ sản hàng hoá, tăng tỷ trọng thực phẩm, chuyển từ độc canh cây lúa sang đa dạng hoá cây trồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên. Năm 1995 đạt 26,5 triệu đồng/ha đất nông nghiệp, năm 2000 đạt 37,2 triệu đồng/ha, đến năm 2004 đạt trên 52 triệu đồng/ha đất nông nghiệp; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả knh tế cao, trong đó điển hình là mô hình kinh tế trang trại. 4.1.2.3. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng - Công trình giáo dục:Hải Phòng là địa phương phát triển đa dạng các ngành học, năm học 2005 trên địa bàn thành phố có: 239 trường mẫu giáo, 217 trường tiểu học, 202 trường trung học cơ sở, 55 trường trung học phổ thông, 9 trường trung học dạy nghề, 1 trường cao đẳng và 4 trường đại học. Đến năm 2005 100% số quận huyện, thị xã đã phổ cập trung học cơ sở. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và trở thành phong trào của đông đảo quần chúng. - Công trình Ytế: Hải Phòng là địa phương có mạng lưới y tế tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố có 278 cơ sở y tế gồm: 24 bệnh viện, 27 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm chuyên khoa và y tế công cộng, 217 trạm y tế xã, phường .Số cán bộ làm trong ngành y tế là 2.807 người trong đó bác sỹ và trên đại học là 892 người, dược sỹ cao cấp 54 người. - Văn hoá thể thao: Cơ sở, vật chất của các công trình văn hoá, thông tin, thể thao trong những năm qua không ngừng được đầu tư, xây mới nâng cấp. Phong trào thể dục - thể thao quần chúng phát triển mạnh thu hút trên 30% dân số tham gia, toàn thành phố có trên 2.000 câu lạc bộ thể dục thể thao. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu tập luyện của nhân dân. - Hệ thống giao thông: Quốc lộ 5 nối Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và Quốc lộ 1 có chiều dài 106km đã nâng cấp thành đường cấp I có chiều rộng nền đường 22,5m; xây dựng mới lại 4 cầu. Quốc lộ 10 từ Quảng Ninh ra Hải Phòng và tới các tỉnh Thái Bình, Nam Định. Ngoài ra Hải Phòng còn có tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được nối tiếp với các tuyến đường sắt Hà nội đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), Hà Nội - Lạng Sơn và 2 sân bay có khả năng phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Sân bay quân sự cách Kiến An 1km; sân bay dân sự Cát Bi cách trung tâm thành phố 5km. - Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống cấp thoát nước của thành phố xây dựng cách đây 100 năm hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Tiết diện cống, mật độ cống nhỏ không đáp ứng tốt cho nhu cầu thoát nước hiện tại. Hiện nay, đô thị chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng cũng như công trình xử lý nước thải nói chung. Chỉ có một số trạm xử lý nước thải cục bộ như trạm xử lý nước thải của khu Công nghiệp Nomura, cảng Đình Vũ. - Hệ thống điện: nguồn điện cung cấp của thành phố hiện tại được lấy tại lưới điện quốc gia mà trực tiếp là nhà máy Phả Lại và nhà máy nhiệt điện Uông Bí qua các trạm biến áp nguồn nút 220/110KV là trạm Hải Phòng (2 * 250MVA), trạm Vật Cách (1 * 125MVA), trạm Đình Vũ (1 * 125MVA). 4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn - Thực trạng phát triển đô thị: Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I. Khu vực nội thành gồm có 5 quận với tổng diện tích là 165,4 km2, ngoài ra còn có thị xã Đồ Sơn và 9 thị trấn ở các huyện. Trong những năm gần đây một số khu vực của thành phố được xây mới, mở rộng, hình thành các khu đô thị mới và phố mới đã sử dụng một diện tích lớn đất nông nghiệp, đất khu dân cư nông thôn...Quá trình phát triển đô thị và công nghiệp ở các vùng lân cận thuộc ngoại thành cũng đang diễn ra rất nhanh dẫn đến một bộ phận dân cư nông thôn thiếu đất sản xuất nông nghiệp phải tìm cách chuyển sang các nghề phi nông nghiệp. Các thị trấn ở các huyện từng bước được phát triển hiện đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên tục được đầu tư cải tạo xây mới, từng bước khắc phục tình trạng chắp vá chưa đồng bộ. - Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Các khu dân cư nông thôn ở Hải Phòng được hình thành một cách tự nhiên từ xa xưa và tồn tại đến ngày nay dưới dạng các làng xóm, khá tập trung mang dáng dấp các làng xóm truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ với hình thái nhà ở nông nghiệp có sân, vườn, quy mô diện tích 250 - 800 m2/hộ. Đa số là nhà một tầng mái dốc đường làng, ngõ xóm đa số đã được trải nhựa hoặc bê tông hoá tuy nhiên còn nhỏ, hẹp. Trong những năm gần đây cùng với quá trình đô thị hoá, các khu dân cư nông thôn có sự chuyển dịch ra gần các trục đường chính, xuất hiện nhà hình ống dọc theo các trục đường với quy mô diện tích 80 - 120 m2/hộ. 4.1.2.5. Hiện trạng sử dụng đất đai tại thành phố Hải Phòng năm 2006 Thành phố Hải Phòng có tổng diện tích đất tự nhiên là 152.109,30ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 85.581,72ha chiếm 56,26% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 61.727,38ha chiếm 40,58% tổng diện tích đất tự nhiên, còn lại 4.800,2ha là đất chưa sử dụng chiếm 3,16% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có mặt nước ven biển là 26ha chiếm 0,02%. Cụ thể diện tích từng loại đất được thể hịên qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Bảng hiện trạng sử dụng đất đai thành phố Hải Phòng năm 2006 TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 152109.3 100 1 Đất nông nghiệp 85581.72 56.26 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 52315.97 34.39 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 49034.42 32.24 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3281.56 2.16 1.2 Đất lâm nghiệp 22089.24 14.52 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 10824.07 7.12 1.4 Đất làm muối 204.62 0.13 1.5 Đất nôngnghiệp khác 147.81 0.1 2 Đất phi nông nghiệp 61727.38 40.58 2.1 Đất ở 12890.74 8.47 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 9952.18 6.54 2.1.2 Đất ở tại đô thị 2938.56 1.93 2.2 Đất chuyên dùng 22187.39 14.59 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 367.86 0.24 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 1927.94 1.27 2.2.3 Đất SXKD phi nông nghiệp 4711.32 3.1 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 15180.26 9.98 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 266.45 0.18 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1089.51 0.72 2.5 Đất sông suối và MNCD 25270.23 16.61 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 23.26 0.02 3 Đất chưa sử dụng 4800.2 3.16 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3423.03 0.25 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 436.44 0.29 3.3 Núi đá không có rừng cây 940.73 0.62 4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) 26 0.02 4.1 Đất mặt nước ven biển NTTS 20 0.01 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng 6 0 (Nguồn báo cáo thống kê đất đai năm 2006) 4.2. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở thành phố Hải Phòng trong những năm qua 4.2.1. Các văn bản về đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hải Phòng - Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp năm 1994 và năm 2003. - Luật đất đai năm 1993, Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và năm 2001, Luật đất đai năm 2003. - Các quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố về việc thu hồi đất, giao đất cho các Ban quản lý dự án thực hiện việc khai thác quỹ đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. - Quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở. - Các quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt giá sàn để tổ chức đấu giá quyền sử dụng của các dự án. - Các quyết định của Uỷ ban nhân dân Quận, huyện về việc thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở trên địa bàn. - Quyết định số 3007/QĐ-UB ngày 27/3/2007 về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn Thành phố Hải phòng. - Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 6/3/2006 về việc kiện toàn Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất Thành Phố Hải Phòng. - Quyết định số 1725/2006/QĐ-UB ngày 3/8/2006 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất. - Quyết định số 1738/QĐ-UB ngày 1/8/2003 về việc ban hành quy chế tạm thời đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. 4.2.2. Qui chế đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hải Phòng 4.2.2.1. Đối tượng tham gia đấu giá Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai có nhu cầu nhận quyền sử dụng đất thuộc dự án sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. 4.2.2.2. Điều kiện để được đăng ky tham gia đấu giá + Có đơn đề nghị tham gia đấu giá theo mẫu của Hội đồng đấu giá; trong đơn nêu rõ nội dung cam kết sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch khi định giá. + Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với thực hiện dự án đầu tư ( áp dụng cho Doanh nghiệp). + Có đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật (Đối với tổ chức) hoặc có khả năng tài chính ( áp dụng với hộ gia đình, cá nhân) để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Trường hợp đấu giá đất đã chia lô (thửa) làm nhà ở của hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá không cần điều kiện này. + Một hộ gia đình chỉ được một cá nhân tham gia đấu giá; có hai (2) doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một Tổng công ty thì được một doanh nghiệp tham gia đấu giá; Tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá. 4.2.2.3. Đăng ký tham gia đấu giá Các đối tượng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này nộp hồ sơ xin tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cho Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất đúng thời gian quy định, đúng quy định, hồ sơ gồm có: + Đơn đăng ký tham gia đấu giá đất theo mẫu do Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất phát hành, trong đó có nội dung cam kết sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch khi trúng đấu giá. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Tài liệu chứng minh đủ điều kiện tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư theo quy định.. + Phương án triển khai thực hiện dự án sau khi trúng đấu giá. + Đối với cá nhân có đơn đề nghị được tham gia đấu giá và phương án đầu tư theo quy định. Người tham giá đấu giá quyền sử dụng đất đủ điều kiện tham dự đấu giá phải nộp các khoản tiền sau: + Tiền đặt cọc (bảo lãnh, tiền đặt trước) do Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định cho từng cuộc đấu giá nhưng không quá 5% giá khởi điểm của thửa đất đấu giá. Người trúng giá được trừ tiền đặt cọc vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp. Được lấy lại tiền đặt cọc trong các trường hợp sau: + Người không trúng đấu giá, được trả ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc. + Người đăng ký tham gia đấu giá nhưng rút lại đăng ký trong thời hạn hoàn tất thủ tục đăng ký tham gia đấu giá. + Người trúng giá bổ sung không nhận quyền sử dụng đất quy định tại tiết 5, khoản 2 điều 15 của quy định này. Không được lấy lại khoản tiền đặt cọc trong các trường hợp sau đây: + Người đăng ký tham gia đấu giá nhưng không tham gia đấu giá. + Người trúng đấu giá nhưng từ chối nhận quyền sử dụng đất hoặc rút lại giá đã trả. + Người vi phạm quy chế đấu giá của cuộc đấu giá đó. Khoản tiền đặt cọc không trả nói trên phải thu nộp ngân sách nhà nước. + Phí tham gia đấu giá: khoản phí này nộp khi đăng ký tham giá đấu giá và không được hoàn trả cho tổ chức, cá nhân đã đăng ký tham gia đấu giá đất. Người tham gia đấu giá đất có đủ điều kiện tham dự đấu giá không có mặt tại phiên đấu giá coi như không tham gia phiên đấu giá đó. 4.2.2.4. Giá khởi điểm đấu giá và bước giá để đấu giá + Giá khởi điểm để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất thực tế của thửa đất liền kề, có cùng mục đích sử dụng của thửa đất đấu giá có điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đương với thửa đất Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua. + Thẩm quyền quyết định giá khởi điểm đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đát hoặc thuê đất do Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định. + Bước giá là thành phần chênh lệch giữa mức trả giá cao nhất của vòng đấu trực tiếp với mức giá do Hội đồng đấu giá công bố cho vòng đấu giá tiếp theo. Căn cứ tình hình thực tế, Uỷ ban nhân dân Thành phố quy định việc xác định bước giá hoặc không quy định bước giá cho phù hợp. 4.2.2.5- Hình thức và trình tự đấu giá - Đấu giá bằng bỏ phiếu kín trực tiếp theo từng vòng, liên tục cho đến khi không còn người yêu cầu đấu giá cho từng tổ chức cá nhân tham gia đấu giá. Đối với trường hợp không công bố công khai giá khởi điểm theo quy định tại khoản 2 điều 12 của vòng quy chế này thì Hội đồng chỉ được công bố giá khởi điểm sau vòng đấu thứ nhất và mức giá cao nhất của vòng này,tuyên bố vòng tiếp theo, xác định số người tiếp tục tham gia vòng đấu giá, công bố giá khởi điểm của vòng đấu này. Cuộc đấu giá kết thúc khi xác định được mức giá trả cao nhất và không còn người tiếp tục tham gia đấu giá. + Trường hợp tất cả đối tượng tham gia đấu giá ở vòng thứ nhất trả thấp hơn giá khởi điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272nh gi hi7879u qu7843 cng tc 2737845u gi quyamp787.doc
Tài liệu liên quan