Đề tài Đánh giá hiệu quả của chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát

Từ khi có luật NSNN chính sách chi tiêu công đã có nhiều biến chuyển tích cực. Kỷ luật tài khóa tổng thể được tôn trọng nhà nước đã đẩy mạnh chính sách xã hội hóa các khoản chi y tế, giáo dục thực hành tiết kiệm và tăng cường kiểm soát chi. Những chính sách này không những góp phần làm giảm áp lực chi ngân sách mà còn góp phần cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng xóa bỏ những khoản chi bao cấp cho xã hội để ngân sách tập trung vào những khoản chi cơ bản làm nền tảng phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh chủ trương xã hội hóa dịch vụ công, chính sách khoán chi đã được thí điểm và từng bước triển khai mở rộng. Tất cả đã mang lại những kết qủa nhất định trong việc tôn trọng kỷ luật tài khóa tổng thể phân bổ và sử dụng nguồn.

+ Đã xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý chi tiêu ngân sách: Sự ra đời của luật NSNN năm 1996 và qua các lần bổ sung, sửa đổi ở các năm 1998 và năm 2002 đã tạo ra khuôn một khổ pháp lý khá hoàn chỉnh trong việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước (quốc hội, chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp, UBND các cấp, các đơn vị sử dụng Ngân sách) về quản lý chi NSNN:

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008 là 6,52). 1.2 Nguyên nhân Dựa vào tình hình thực tiễn của Việt Nam những năm gần đây, lạm phát có thể do những nhóm nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, nguồn vốn nước ngoài vào ồ ạt và Ngân hàng Nhà nước đã bỏ tiền ra mua USD vào với số lượng lớn trong một thời gian ngắn Trong năm 2007 Nhà nước bỏ tiền ra mua 9 tỉ USD (tương đương với 145 ngàn tỉ đồng) để tăng dự trữ ngoại hối. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều đã gây sức ép tăng giá đồng Việt Nam, đồng thời góp phần làm tăng tổng phương tiện thanh toán đã tạo sức ép tăng giá. Thứ hai, tín dụng tăng lên nhanh do yêu cầu sản xuất, kinh doanh Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu thông cũng phải tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền và tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn. Tốc độ tăng cung tiền tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay liên tục duy trì trên dưới 25% mỗi năm và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%, năm 2007 tăng 53%. Thế nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại chỉ tăng từ 7-8% trong khi đầu tư hàng năm của nền kinh tế chiếm tới 35% GDP. Sự mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn làm cho lạm phát gia tăng vào những năm gần đây. Thứ ba, hiệu quả đầu tư của ta không cao dẫn tới hệ số hiệu quả (ICOR) cao, gấp đôi các nước khu vực Hệ số ICOR là mức gia tăng vốn đầu tư để đạt một đơn vị gia tăng tăng trưởng được dùng để đo năng suất của đồng vốn. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu suất sử dụng vốn càng thấp. Hiện tại, hệ số ICOR của Việt Nam ta rất cao và ngày càng tăng chứng tỏ vốn đầu tư chưa được sử dụng tốt. Thứ tư, tài khóa bội chi (thâm hụt NSNN hàng năm khoảng gần 5%) Tổng chi tiêu của Nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221,8 nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của Nhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng truởng bán lẻ). Cũng trong giai đoạn trên, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, chỉ tăng 71 nghìn tỷ. Trong khi đó chỉ tiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa. Nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp nhỏ cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát. Thứ năm, nguyên nhân chi phí đẩy: trong hai năm 2007 và 2008 giá nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm, giá dầu thế giới tăng cao đã làm cho mặt bằng giá những mặt hàng này trong nước tăng cao. Bên cạnh đó Việt Nam vẫn là một nước nhập khẩu, cùng với chính sách “neo” tỷ giá khiến cho lạm phát tại Việt Nam tăng. 1.2. Tác động của lạm phát 1.2.1. Đối với đời sống cư dân Lạm phát gây ra khó khăn cho người có thu nhập thấp nhiều hơn là cho người có thu nhập cao, vô hình chung đã đào sâu thêm sự cách biệt. Điều mà người dân trông chờ là tăng lương, nhưng tăng lương thì tính bằng năm mà giá cả thì leo thang từng ngày. Đặc biệt là đối với đa số dân cư đang sống ở nông thôn, họ không có gì bù đắp lại cả. Một báo cáo công bố ngày 22-8 của UNDP cho thấy người nghèo Việt Nam hưởng an sinh xã hội thấp nhất. Điều này càng chứng tỏ rằng ảnh hưởng của lạm phát lên những người nghèo ở Việt Nam là rất lớn. 1.2.2. Đối với các doanh nghiệp Do lạm phát cao nên các doanh nghiệp phải chịu thêm những chi phí phát sinh như: Bóp méo thước đo giá trị, dẫn đến doanh nghiệp khó so sánh doanh thu thực, chi phí thực, lợi nhuận thực và tiền lãi thực theo thời gian; chi phí sản xuất kinh doanh tăng; thay đổi giá tương đối và tạo ra nhầm lẫn trong phân bổ nguồn lực. 1.2.3. Đối với nền kinh tế nói chung - Do lạm phát nên không phản ánh giá trị thực, làm cho phân phối nguồn lực đã bị lệch và tác động đến đời sống, thị trường không còn khả năng phân bổ nguồn lực theo cách tốt nhất. Do tác động của các loại chi phí đặc trưng phát sinh trong điều kiện lạm phát tăng cao như chi phí mòn giày là chi phí rút tiền, bán tài sản,… khi đó tiết kiệm sẽ không đủ để đầu tư cho nền kinh tế vốn đã mất cung cầu về tiền – hàng càng làm cho nền kinh tế rối loạn hơn. Cùng điều kiện và hoàn cảnh, các nước trong khu vực có mức lạm phát thấp hơn Việt Nam. Nếu môi trường VN vẫn bất ổn, lòng tin của nhà đầu tư sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư bỏ đi cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn. Lạm phát dẫn đến những bất ổn vĩ mô đã làm giảm đáng kể mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. 1.3 Giải pháp về tài chính – tiền tệ đã thực hiện Thứ nhất, chính sách thắt chặt tiền tệ: hạn chế lượng tiền trong lưu thông, hạn chế cung tín dụng (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu tái cấp vốn, phát hành tín phiếu bắt buộc... nới lỏng biên độ tỷ giá -NHNN đã nới lỏng biên độ tỷ giá 0,25% lên 3% trong hai năm 2007-2008) Thứ hai, cắt giảm chi tiêu hoặc dừng đầu tư vào các dự án không có hiệu quả mà các DNNN đang đầu tư; đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ thực hiện thanh kiểm tra tình hình hoạt động và sử dụng vốn của nhà nước của tất cả các doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước, nhất là trong đầu tư hàng hóa công, cơ sở hạ tầng; thực hiện các giải pháp kiểm soát tình trạng thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Giám sát chặt chẽ nguồn vốn vay của các tập đoàn kinh tế nhà nước, tránh tình trạng các tập đoàn này liên kết với nhau tham gia quá mức vào các lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, là những lĩnh vực đầy rủi ro. 2. Thực trạng CSTK trong thời gian qua 2.1 Thực trạng thu NSNN 2.1.1 Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2007 Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết định 281.900 tỷ đồng; phấn đấu cả năm ước đạt 287.900 tỷ đồng, vượt 2,1% (6.000 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2006. Trong đó, thu nội địa cả năm đạt 159.500 tỷ đồng, vượt 5,1% (7.700 tỷ đồng) so dự toán; thu từ dầu thô ước đạt 68.500 tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán (giảm 3.200 tỷ đồng); thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu dự toán 55.400 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 69.900 tỷ đồng; thu viện trợ không hoàn lại cả năm đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 13,3% (400 tỷ đồng) so dự toán. Hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Quốc hội đã quyết định (vượt 2,1%), đạt tỷ lệ động viên so GDP là 25,2%, riêng thuế và phí là 23,4% GDP (nếu loại trừ yếu tố tăng giá dầu thô thì đạt 22,4% và 20,6% so GDP). Cơ cấu thu NSNN tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu cân đối NSNN tăng từ 52,1% năm 2006 lên 55,4% năm 2007 (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 52,4%). 2.1.2 Dự toán thu NSNN năm 2008 Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết định 323.000 tỷ đồng, cụ thể như sau: Thu nội địa: 189.300 tỷ đồng, trong đó kinh tế quốc doanh: 63.159, kinh tế ngoài quốc doanh 38.347, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 40.099, các khoản thu liên quan đến nhà, đất 21.974; thu từ dầu thô: 65.600; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: 64.500; thu viện trợ không hoàn lại: 3.600 - Kết quả thu thuế và phí giai đoạn từ 1990-2007 Năm Thuế và phí (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) % thuế và phí/GDP % thuế và phí/thu NSNN 1991 9.844 160 12,8 92,8 1993 28.550 154 20,4 88,7 1994 36.740 129 20,6 88,7 1995 47.267 129 20,7 88,6 1996 58.943 125 21,7 96 1999 75.357 11,1 17,8 96 2000 87.883 11,7 19,9 96,8 2001 95.000 10,8 21,3 94,5 2002 102.530 10,9 21,5 92 2003 120.900 21 94 2006 145.520 21,5 94 2007 23,4 Theo số liệu thống kê, số thu thuế TNDN (không kể thu thuế TNDN từ dầu khí) vẫn tiếp tục tăng qua các năm: năm 2003 thu 21.147 tỷ đồng; năm 2004 thu 24.201 tỷ đồng; năm 2005 thu 28.729 tỷ đồng; năm 2006 thu 33.663 tỷ đồng; năm 2007 thu 39.469 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm gần 17% (tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế). Số liệu chi tiết như sau : Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 I/ Tổng thu NSNN (nội địa) 115.459 153.139 181.359 228.750 251.278 II/ Thuế TNDN 36.305 42.798 60.153 75.256 72.360 1/ DNNN 13.445 13.578 15.817 18.162 17.582 2/ Ngoài QD 4.120 5.277 6.633 8.500 11.476 3/ DN có vốn đầu tư NN 3.582 4.685 5.675 7.311 8.872 4/ Dầu khí 15.158 19.258 32.028 41.283 34.430 III/Thuế TNDN không kể dầu thô 21.147 23.540 28.125 33.973 37.930 Tốc độ tăng so năm trước (%) 19,9% 11,3% 19,4% 20,7% 11,6% 2.2 Thực trạng chi tiêu công 2.2.1 Thực trạng chi tiêu công trong năm 2007 + Đầu tư công của Việt Nam hiện nay có ba nhóm chính là (1) tiền ngân sách, chiếm khoảng 50% tổng đầu tư toàn xã hội, (2) tín dụng nhà nước chiếm hơn 9% và (3) tiền đầu tư của chính doanh nghiệp. Có thể nói, đầu tư công chủ yếu là vốn Nhà nước rót cho các công trình lớn của nền kinh tế. - Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2007 khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội lên đến 461.000 tỉ đồng, tức bằng 40% GDP, trong đó khu vực nhà nước chiếm hơn 200.000 tỉ đồng, phần còn lại là của khu vực ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong khi khu vực Nhà nước thu một nguồn lực tài chính quá lớn của kinh tế, thì đa phần các công trình được thực hiện lại kém hiệu quả. - Một số liệu được công bố trước đây cho thấy, tỷ lệ thất thoát lãng phí trong đầu tư công khoảng 30% tổng vốn đầu tư. Nếu con số ấy chính xác thì số tiền thất thoát, lãng phí trong đầu tư công của năm 2007 đã lên đến 60.000 tỉ đồng. + Tổng chi tiêu của nhà nước trong năm 2006 là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 221.8 nghìn tỷ đồng (hay 45%) so với năm 2004. Như vậy, tốc độ tăng chi tiêu hàng năm của nhà nước trong giai đoạn 2004-2006 là 20,3% năm (tương đương với tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ). Cũng trong giai đoạn này, thu ngân sách tăng chủ yếu không phải từ nguồn thu nội địa mà là từ dầu mỏ, nợ và viện trợ nước ngoài. Thu nội địa trong năm 2004 chỉ đạt 119 nghìn tỷ, và trong năm 2006 là 190 nghìn tỷ, tăng có 71 nghìn tỷ. Trong khi đó, chi tiêu của nhà nước tăng 131 nghìn tỷ, từ 190 lên tới 321 nghìn tỷ, tức là gần gấp đôi mức tăng thu nội địa. Khi chi tiêu của nhà nước tăng nhanh hơn nhiều so với các nguồn thu ngoài dầu mỏ (ngay cả khi nguồn thu tăng này đến từ dầu mỏ hay viện trợ) thì những khoản chi tiêu này sẽ làm tăng tổng cầu. Thế nhưng nếu các khoản chi tiêu này lại không được sử dụng một cách hiệu quả, chỉ đóng góp được chút đỉnh cho sản lượng (tức là không làm cho tổng cung tăng một cách tương ứng) thì tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát. + Theo báo cáo quyết toán NSNN năm 2006, hầu hết các khỏan chi đều bằng và vượt dự tóan, chi sai phải thu hồi khoảng 2.000 tỷ đồng nhưng mới thu được chưa đến 50%. + Đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 (có nghĩa là Việt Nam hiện cần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ số ICOR trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 3). Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ số ICOR càng cao thì sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư cũng lớn tương ứng. Một khối lượng lớn tiền được đưa vào nền kinh tế thông qua các dự án đầu tư, nhưng các dự án này kém hiệu quả làm cho khối lượng hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế không tăng được tương ứng đã gây áp lực cho lạm phát gia tăng. Hiện nay, việc bù đắp thâm hụt ngân sách chủ yếu bằng nguồn vốn vay nợ (về nguyên tắc chỉ được dùng cho chi ĐTPT), tuy nhiên nguồn vốn này đã được đầu tư tràn lan, dàn trải (xây dựng cơ sở hạ tầng) kém hiệu quả kinh tế nên chưa tạo ra được các sản phẩm phục vụ cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Bảng so sánh ICOR với các nước Nước Giai đoạn Tăng trưởng GDP (%/năm) Tổng đầu tư (% của GDP/năm) ICOR Hàn Quôc 1961-80 7,9 23,3 3,0 Đài Loan 1961-80 9,7 26,2 2,7 Indonesia 1981-95 6,9 25,7 3,7 Malaysia 1981-95 7,2 32,9 4,6 Thái lan 1981-95 8,1 33,3 4,1 Trung Quốc 2001-06 9,7 38,8 4,0 Việt Nam 2001-06 7,6 33,5 4,4 Bảng: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN 2001 2002 2003 2004 2005 BQ %tốc độ tăng chi thường xuyên 9.8 9.3 22.5 15.3 11.2 14.2 %tốc độ tăng chi ĐTPT 35.8 12.3 12.8 12.6 12.5 15.8 % chi ĐTPT/tổng chi 37 40.5 37 32 31.5 35.1 %chi ĐTPT/ GDP 8.3 8.4 8.4 8.8 8.2 7.54 Nguồn bộ tài chính và tự tính toán 2.2.2 Thâm hụt ngân sách Thâm hụt NSNN nước ta hiện nay là 5%GDP (bao gồm cả tiền trả nợ gốc và không bao gồm các khỏan chi ngoài dự toán). Nhưng theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á thì thâm hụt của NS Việt Nam theo cách tính quốc tế không bao gồm tiền trả nợ gốc nhưng bao gồm các khỏan chi ngoài dự tóan lên tới 7%. Tỷ lệ bội chi 5% GDP hằng năm và nguồn vốn qua phát hành TP đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, chương trình đầu tư không được cân đối trong ngân sách hàng năm làm cho chi tiêu công tăng nhanh. Mức độ bội chi ngân sách tăng dần theo thời gian giai đoạn 1991-1995 tỷ lệ bội chi so với GDP bình quân là 2,85%; giai đoạn 1996-2000 là 3,87% GDP; giai đoạn 2000-2007 là 4,9-5% GDP. 2.2.3 Bù đắp thâm hụt ngân sách - Vay nợ trong nước: bằng cách phát hành trái phiếu …..(Luật NHNN và Luật ngân sách không cho phép in tiền trực tiếp để tài trợ bội chi ngân sách, 2002 cho phép TPCP giao dịch trên thị trường mở, mặc dù đây là trái phiếu dài hạn). - Vay nợ nước ngoài: Tổng dư nợ nước ngoài tính tới năm 2006 là 15.641,33 triệu USD, năm 2007 là 19.252,55 triệu USD trong đó nguồn vốn ODA chiếm 1/3 số thiếu hụt tương đương 1,5-1,7% so với GDP .Như vậy có thể thấy là nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách được tài trợ một phần bằng vay nợ nước ngoài (tỷ lệ nợ trong nước và nước ngoài là khoảng 80%/20%) và tác động mạnh tới lạm phát. - NHNN tạm ứng xử lý thiếu hụt tạm thời ngân sách, theo quy định những khoản vay này phải có bảo đảm và phải được hoàn trả trong năm ngân sách nhưng trong thực tế lại không được đảm bảo và không được hoàn trả trong năm đúng theo luật định cũng góp phần làm tăng lượng tiền trong lưu thông và gây áp lực tới lạm phát (trong 3 năm 2005-2007 lượng tiền trong lưu thông tăng tới 135%, trong khi GDP lũy kế chỉ tăng 27%). 2.2.4 Đánh giá hiệu qủa của chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát Trong những năm qua, chính sách tài khoá đã đóng góp rất lớn vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ nhiều biện pháp tích cực như từng bước xoá bỏ bao cấp ngân sách, chấm dứt phát hành tiền cho bội chi ngân sách, cải cách hệ thống thuế, hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN), đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu công… nên chính sách tài khoá (CSTK) đã có những bước tiến rất đáng khích lệ, đã mở rộng được nguồn thu, đảm bảo cho việc chi tiêu của Chính phủ; góp phần giảm lạm phát, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hấp dẫn, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Trong đó đáng chú ý là hệ thống thuế và quản lý chi tiêu công, cụ thể: a. Đánh giá chung về tình hình thu ngân sách a1. Những mặt được + Hệ thống chính sách thuế cho nền kinh tế thị trường đã được ban hành và đưa vào áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các khu vực và thành phần kinh tế. + Việc ban hành các luật thuế Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế giá trị gia tăng thay thể Luật thuế lợi tức và Luật thuế doanh thu; sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và một số các chính sách thuế khác đã góp phần nâng cao nguồn thu từ thuế vào NSNN, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của CSTK, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới. + Tổng thu NSNN trong giai đoạn 2005-2007 tăng trung bình trên 15,8% mỗi năm. Trong đó tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng tăng nhanh (39% và 26% năm 2005); tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu giảm còn 12% năm 2005 (phù hợp với chính sách khuyến khích xuất khẩu và lộ trình cắt giảm thuế quan) + Nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí đã tăng dần qua các năm về số tuyết đối và tương đối (đặc biệt trong giai đoạn từ 1990-1996 tốc độ tăng thu thuế, phí rất lớn trên 100%/năm) và có mức độ đóng góp rất lớn vào NSNN; tỷ lệ động viên vào NSNN tính %/GDP tăng đều qua các năm; nguồn thu vào NSNN chủ yếu là nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí. Điều này chứng tỏ công tác thu thuế ngày càng được hoàn thiện, gắn liền với những thay đổi về chính sách cải cách hệ thống thuế (công tác quản lý thuế, hành thu thuế) a2. Những tồn tại và nguyên nhân + Một là, phân tích kỹ kết quả khai thác nguồn thu cho thấy trong giai đoạn 2005-2007, tỷ trọng thu NSNN/GDP tăng là do giá xăng dầu tăng và thuế tiêu thụ xăng dầu; tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp tăng chủ yếu là nhờ sự đóng góp của các DNNN (70%), trong đó các doanh nghiệp xăng dầu chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi đó giá xăng dầu phụ thuộc vào giá xăng dầu quốc tế là yếu tố mà chúng ta không thể chi phối được nên nguồn thu này không mang tính chất bền vững. + Hai là, cơ cấu kinh tế không đồng bộ làm cho việc thu thuế và đánh thuế có những khó khăn nhất định. Cơ cấu nguồn thu bị phụ thuốc quá nhiều vào thuế XNK (nguồn thu từ thuế và phí XNK có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn chiếm khoảng trên 20% tổng thu NSNN và bằng khoảng 4% GDP, trong số đó khoảng 90% là thuế nhập khẩu). Điều này phản ánh nguồn thu ngân sách chưa vững chắc (theo ước tính tác động từ việc cắt giảm thuế suất theo cam kết WTO sẽ làm giảm 10% tổng số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu.) + Ba là, hệ thống chính sách thuế hiện nay còn phức tạp và thiếu tính ổn định làm chi phí quản lý thu thuế lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế (thất thu thuế), tạo điều kiện cho việc trốn thuế và bóp méo hệ thống thuế. Hệ thống thuế vẫn còn phân biệt giữa các đối tượng nộp thuế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hệ thống thuế vẫn phức tạp chồng chéo, thuế nhập khẩu và hệ thống đa thuế suất dựa vào công dụng của hàng hóa đã tạo nhiều kẽ hở cho gian lận thương mại khai báo thuế tùy tiện. +Bốn là, hạn chế về khả năng quản lý: việc quản lý một số sắc thuế gặp khó khăn nhất là thuế thu nhập cá nhân, VAT, thuế tài sản (80% là nông dân, thu nhập thấp, định giá tài sản, thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm tra giám sát yếu…). Chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tương nộp thuế (khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh của từng sắc thuế và chưa dự đoán được nguồn thu phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường…) + Năm là, trình độ cán bộ và hệ thống thông tin yếu kém, nghèo nàn về cơ sở dữ liệu làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý thuế. Năng lực quản lý yếu, đạo đức cán bộ, cơ sở hạ tầng, thông tin thống kê không chính xác…nên những nhà hoạch định chính sách thuế đánh giá đúng những tác động của việc thay đổi chính sách thuế đến nền kinh tế và nguồn thu ngân sách từ đó khó đo lường được những thay đổi về nguồn thu ngân sách sẽ dẫn đến rủi ro và khó khăn cho CSTK. b. Đối với chi tiêu công b1. Những mặt được Từ khi có luật NSNN chính sách chi tiêu công đã có nhiều biến chuyển tích cực. Kỷ luật tài khóa tổng thể được tôn trọng nhà nước đã đẩy mạnh chính sách xã hội hóa các khoản chi y tế, giáo dục… thực hành tiết kiệm và tăng cường kiểm soát chi. Những chính sách này không những góp phần làm giảm áp lực chi ngân sách mà còn góp phần cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng xóa bỏ những khoản chi bao cấp cho xã hội để ngân sách tập trung vào những khoản chi cơ bản làm nền tảng phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh chủ trương xã hội hóa dịch vụ công, chính sách khoán chi đã được thí điểm và từng bước triển khai mở rộng. Tất cả đã mang lại những kết qủa nhất định trong việc tôn trọng kỷ luật tài khóa tổng thể phân bổ và sử dụng nguồn. + Đã xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý chi tiêu ngân sách: Sự ra đời của luật NSNN năm 1996 và qua các lần bổ sung, sửa đổi ở các năm 1998 và năm 2002 đã tạo ra khuôn một khổ pháp lý khá hoàn chỉnh trong việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước (quốc hội, chính phủ, hội đồng nhân dân các cấp, UBND các cấp, các đơn vị sử dụng Ngân sách) về quản lý chi NSNN: + Cải thiện tính minh bạch chi ngân sách: Tính minh bạch chi NSNN có tầm quan trọng trong việc giải trình trước công dân về việc phân bổ nguồn lực tài chính của nhà nước và giải trình về chất lượng chi tiêu NSNN tổng thể. Tính minh bạch chi NSNN cũng rất quan trọng đối với các nhà tài trợ, đối với Chính phủ cũng như các cơ quan của Chính phủ, tính minh bạch tài chính có tầm quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu ngân sách (Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20.11.1998, Quyết định 1581/1998/QĐ-BTC ngày 20.11.1998, Nghị định 90/1998/NĐ-CP). + Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực: Sau khi ban hành Luật NSNN năm 1996, Chính phủ đã quyết định ban hành hệ thống định mức chi tiêu ngân sách năm 1997 và các định mức thường xuyên sửa đổi. Dựa vào hệ thống định mức, chính quyền địa phương dự toán nhu cầu chi tiêu và phân bổ nguồn lực tài chính… phương pháp này là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả về phân bổ và hiệu quả về mặt kỹ thuật trong chi tiêu công. Xây dựng ngân sách theo chương trình thông qua hoạch định chương trình đầu tư công giai đoạn 1996-2000 đã tạo ra một khuôn khổ thiết lập chương trình chi tiêu công toàn diện, bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên, qua đó giúp cho Chính phủ kiểm soát tốt việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính trong dài hạn. Chính sách của Chính phủ ưu tiên chi đầu tư hơn là chi thường xuyên. Điều này được thể hiện khá rõ nét ở quan điểm đã nêu trong Nghị quyết do Quốc hội thông qua cho giai đoạn 1996-2000 là tốc độ tăng chi thường xuyên không được vượt quá tốc độ tăng chi đầu tư. Thực tế cũng cho thấy, trong giai đoạn 1996 –2000, Chính phủ vẫn duy trì tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi ngân sách ở mức 6% GDP. + Trong quản lý chi tiêu công đã đạt được những tiến bộ: Đã ban hành các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên. Phân bổ ngân sách theo yếu tố đầu ra đã khuyến khích đơn vị chi tiết kiệm ngân sách. - Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính nhà nước đã chú ý đến đến mối liên kết giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn (3- 5 năm) với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo. - Trong quá trình soạn lập ngân sách, kiểm soát các yếu tố đầu ra đã được coi trọng. Ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển được soạn lập một cách có liên hệ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí đã bám sát dự toán chi NSNN được duyệt cả về tổng số cũng như cơ cấu các mục chi; tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính trong việc kiểm soát chi. Phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền chỉ áp dụng đối với các khoản chi đột xuất, không kế hoạch hóa được hoặc áp dụng đối với những đơn vị ít có quan hệ với NSNN, song trong cả một thời gian khá dài, hình thức cấp phát này được áp dụng cho hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu. Từng bước quan hành và hoàn thiện chuẩn mực kế toán tạo sự thống nhất và có thể đánh giá được sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính kế toán ngân sách nhà nước, kế toán kho bạc nhà nước, kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. b2. Tồn tại nguyên nhân Thứ nhất: Chú trọng cho chi đầu tư phát triển là cần thiết. Song tình trạng chi NSNN vượt dự toán thường thường xuyên xảy ra với mức độ từ 15-20% đưa đến tình trạng phân bổ NSNN thiếu căn cứ khoa học thể hiện sự vi phạm nghiêm trọng tính kỷ luật tài khóa tổng thể; cơ chế quản lý ngân sách theo đầu vào chưa tạo được sự phối hợp cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu linh hoạt trong sự điều phối nguồn lực trong nội bộ các ngành. Thứ hai: Sự gia tăng quy mô chi tiêu công cộng (bội chi và chính sách kích cầu); việc phát hành TPCP để thúc đẩy đầu tư nhằm kích thích tăng trưởng khó đạt được kết quả như mong muốn mà gây ra tăng trưởng tiền tệ và lạm phát do Chính phủ không thể kiểm soát được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư công (trong ngắn hạn đầu tư công tăng có thể làm gia tăng sản lượng nhưng trong dài hạn gây ra lạm phát). Thứ ba: Việc chính phủ chi tiêu nhiều cho đầu tư phát triển (thông qua vay nợ) có thể tạo ra sự chèn lấn đối với khu vực tư nhân. Các khoản nợ chi đầu tư XDCB ngoài Ngân sách đang tăng lên. Thứ tư: việc kém hiệu quả trong phân bổ, thiếu mối liên kết chặt chẽ, hệ thống thông tin quản lý chi tiêu công yếu kém, việc lập kế hoạch chi tiêu ngân sách còn thiếu khoa học đã và đang là những tồn tại cũng là những nguyên nhân làm cho chi tiêu công không hiệu quả. Cuối cùng là chi NSNN vẫn chưa dứt bỏ được hoàn toàn cơ chế bao cấp nhà nước không tính đến hiệu quả gây lãng phí nguồn lực tài chính CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 3.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô trong thời gian tới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCSTK trong kiem che LP.doc
Tài liệu liên quan