Đề tài Đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

 Theo Sở Tài nguyên & Môi Trường TP.HCM (2006) phân loại rác tại nguồn là quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả các thành phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ chúng một cách riêng biệt trước khi thu gom và trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi xử lý.

 Theo định nghĩa của trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ & Quản lý môi trường – Centema, phân loại rác tại nguồn là hoạt động thực tế tức thời nhằm tách các thành phần chất thải khác nhau trước khi thu gom, vận chuyển và xử lý.

 Trong “Quy định về tổ chức và thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” của Sở Tài Nguyên & Môi Trường TPHCM, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là chia các chất thải rắn sinh hoạt ra thành 2 loại:

i. Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy bao gồm: Các thành phần chất thải có nguồn gốc thực vật (rau, đậu, hoa quả, củ, hạt, cơm thừa ); Các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật ( tôm, cá, thịt, vỏ trứng, xác động vật, phân gia súc, côn trùng ) nhưng không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò, rác sân vườn (lá cây, cành cây nhỏ, hoa, cỏ); Các thành phần đã qua chế biến không sử dụng được.

ii. Chất thải rắn còn lại: bao gồm các loại các loại chất thải rắn sinh hoạt không thuộc nhóm chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy, ví dụ như: xương động vật lớn, các loại rác thải vô cơ như chai lọ, nilon, túi xốp, sành sứ, các loại nhựa, quần áo, bàn ghế cũ.

 

doc28 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7558 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Hình Ảnh I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lịch sử phát triển có hai sự kiện góp phần to lớn vào việc thay đổi bộ mặt trái đất, đó là sự xuất hiện sự sống và sau đó là loài người. Nhưng đồng hành với sự xuất hiện và phát triển của con người lại là rác thải, xã hội loài người càng phát triển thì rác thải càng trở thành một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của con người: ô nhiễm đất, nước, không khí, dịch bệnh,… Kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, gần 22 căn bệnh của con người phát sinh chính là do môi trường bị ô nhiễm bởi rác thải và thực tế chứng minh rằng việc quản lý rác thải không hợp lý chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra các hậu quả trên. Vậy vấn đề cấp thiết đã và đang được đặt ra là làm thế nào để quản lý rác thải một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu những tác động xấu của chúng. Trên thế giới cũng như Việt Nam đã đưa ra rất nhiều phương pháp để giải quyết hiện trạng trên, nhưng vẫn chưa thật sự tìm ra giải pháp triệt để. Hiện nay ở các nước tiên tiến đang áp dụng khá thành công chương trình PLRTN nhằm làm giảm thiểu khối lượng rác phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý rác (tái sinh, tái chế, làm phân bón,…), đây được coi là một chương trình tiên tiến và hiệu quả nhất từ trước đến nay. Những năm vừa qua nướcViệt Nam cũng đang trong quá trình thực hiện thí điểm chương trình này ở một số thành phố lớn trong nước, mà gần đây nhất là Thành Phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai bắt đầu thí điểm chương trình phân loại rác tại bốn phường: Trung Dũng, Quyết Thắng, Thanh Bình và Hòa Bình vào các tháng 7, 8, 9 năm 2009. Ưu điểm lớn nhất của chương trình PLRTN là thực hiện dựa trên nguyên tắc từ cội nguồn bản chất của vấn đề, chính vì vậy nếu áp dụng thành công thì chúng ta sẽ giải quyết vấn đề một cách triệt để. Nhưng kèm theo đó, để triển khai thực hiện chương trình này thì cũng cần phải đáp ứng được rất nhiều yếu tố: Chi phí đầu tư lớn cho công nghệ và việc thay đổi bổ sung trang thiết bị, dụng cụ thu gom rác, đào tạo nhân lực có kiến thức về phân loại rác. Cần thời gian lâu dài để có thể thay đổi thói quen của người dân. Cần những chương trình tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng hiệu quả. Cần những chính sách, luật lệ để triển khai quản lý giám sát hoạt động…. Điều này cũng có nghĩa là sự thành công hay thất bại của chương trình bị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với thực tế là những kết quả đạt được không mấy thành công của các địa điểm khác (TP Hà Nội, TP HCM…) thì liệu rằng thí điểm lần này tại bốn phường sẽ có kết quả ra sao, thành công hay thất bại và nguyên nhân tại sao lại dẫn đến những thành công hay thất bại đó? Một khi tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi trên thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã tìm ra được phần nào hướng giải quyết cho vấn nạn rác thải ở nước ta. Muốn biết được điều đó thì chúng ta phải giám sát và đánh giá thường xuyên quá trình thí điểm tại từng phường một trong suốt quá trình thực hiện. Với cùng một tham vọng giải đáp phần nào những khúc mắc đặt ra trên, nhưng vì thời gian thực hiện có giới hạn nên nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Quyết Thắng Thành Phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai”. Như đã đề cập ở trên, vì lý do hạn hẹp của thời gian, địa bàn nghiên cứu cùng với kinh nghiệm và kiến thức còn giới hạn nên kết quả thu được của đề tài chỉ mang tính chất tham khảo. Nhóm rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy và các bạn. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Địa bàn khảo sát: 2.1.1 Thành phố Biên Hoà: a. Vị trí địa lý: Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh. Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51). Tổng diện tích tự nhiên là 154,73 km2, chiếm 2,64% diện tích tỉnh. Thành phố Biên Hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh lớn này. Vì là tỉnh lỵ của Đồng Nai nên hầu hết các cơ quan nhà nước cấp tỉnh đều nằm tại thành phố này. Vừa qua, Hội Đồng nhân dân tỉnh có dự định dời trung tâm hành chánh hiện tại về Khu đô thị Tam Phước - Xã Tam Phước, huyện Long Thành. Từ Hà Hội vào theo quốc lộ 1, tại vòng xoay Tam Hiệp, sẽ gặp cửa ngõ đi vào Trung tâm thành phố b. Hành chính Biên Hòa có 26 đơn vị hành chính gồm 23 phường: Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết Thắng, Bình Đa, Tân Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, An Bình, Bửu Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình. Và 3 xã: Tân Hạnh, Hiệp Hòa, Hóa An. c. Dân cư Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97 người/km². Dân số năm 2007 đã lên tới 604.548 người . Theo thống kê năm 2008, dân số thành phố khoảng 610.200 dân, mật độ dân số là 3932 người/km². d. Kinh tế Bên cạnh việc là tỉnh lỵ của Đồng Nai, Biên Hòa còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của tỉnh. Thành phố đô thị loại II này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có 4 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ. Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Ngoài hệ thống đường sắt Thống Nhất thuộc hệ thống đường sắt Bắc - Nam còn có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết mạch của Đồng Nai và cả nước như quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc lộ 15... Thành phố Biên Hòa là thành phố có mật độ dân cư cao thứ ba ở Việt Nam sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3932 người/km². Cùng với Bình Dương và Tp.HCM, Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu tạo thành một tam giác công nghiệp phát triển nhất cả nước. Với những định hướng, tiềm năng và sự phát triển về kinh tế, Đồng Nai đang định hướng để nâng cấp thành phố này và các huyện lân cận như Trảng Bom và Long Thành trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào trước năm 2015. Hiện nay, thành phố này là một trong những thành phố đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước. Về cơ cấu kinh tế, năm 2008, công nghiệp - xây dựng chiếm 70,13%; nông lâm nghiệp chiếm 0,43% và dịch vụ chiếm 29,45%. e. Lượng rác thải: Thành phố Biên hòa hiện có khoảng 85% lượng rác thải sinh hoạt được đưa vào xử lý và có thể khẳng định việc xử lý, tái chế rác sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết để giải quyết lượng rác thải sinh hoạt một cách có ích. Trong số rác đưa vào xử lý được phân loại để đưa sang bãi chôn lấp khoảng từ 15 đến 20%, số còn lại được Nhà máy xử lý rác chế biến theo các công đoạn. Tuy nhiên, thực trạng xử lý rác thải ở thành phố Biên Hòa hiện nay vẫn đặt ra những vấn đề tương đối nghiêm trọng về vệ sinh môi trường chung quanh khu vực xử lý mà những người dân lân cận là những người hứng chịu hậu quả đầu tiên.  Hiện tại, mỗi ngày có khoảng 350 tấn rác thải sinh hoạt được đưa tới nhà máy xử lý rác thải của Công ty cổ phần Vũ Nhựt Hồng ở phường Trảng Dài để xử lý. Rác thải qua dây chuyền xử lý sẽ thành nguyên liệu dùng để sản xuất phân vi sinh, đối với Nhà máy xử lý rác của Công ty Vũ Nhựt Hồng mới chỉ sản xuất ra thành phẩm là compost, chưa sản xuất ra được phân vi sinh. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của nhà máy này đã phát sinh ô nhiễm cho môi trường dân cư sinh sống gần đó, trong đó nặng nhất là mùi hôi (từ nguồn rác tươi khi tập kết, từ dây chuyền chế biến hở, từ ủ phân thô, rác để ngoài trời...) và nước thải (nước rỉ rác, nước mưa tràn vào...). Do công ty chưa tách riêng và đấu nối được hệ thống thoát nước mưa ra ngoài nên nước mưa vẫn hòa chung với nước thải có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm... Công ty Vũ Nhựt Hồng cho biết, phải chờ đến khi giai đoạn 2 của nhà máy (đang xin thêm 5 hécta) được phê duyệt và xây dựng xong thì những quy định về môi trường mới được thực hiện tốt. Như vậy, người dân khu vực xung quanh sẽ phải tiếp tục hứng chịu tình trạng bốc mùi từ rác chế biến này chưa biết đến bao giờ. Hơn nữa ngay cạnh Nhà máy xử lý rác của Công ty Cổ phần Vũ Nhựt Hồng có thêm một đơn vị xử lý rác nữa là Công ty Bốn Mùa, không rõ công đoạn xử lý rác ra sao, nhưng qua ghi nhận thì rác vẫn chất cao như núi, để ngoài trời, nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng tới khu dân cư xung quanh là điều khó tránh khỏi. 2.1.2 Phường Quyết Thắng a. Vị trí địa lý Phường Quyết Thắng là một trong những phường nội ô của thành phố Biên Hòa, được thành lập và xây dựng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, là trung tâm hành chính chính trị của tỉnh, thành phố Biên Hòa. Có ranh giới hành chính tiếp giáp: Phía Đông giáp phường Thống Nhất Phía Tây giáp phường Thanh Bình Phía Bắc giáp phường Trung Dũng Phía Nam giáp sông Đồng Nai Phường có tổng diện tích tự nhiên là 142,38ha chiếm 0,92% diện tích tự nhiên của thành phố Biên Hòa. b. Các ấp, khu phố Phường Quyết Thắng được chia thành 4 khu phố: Khu phố 1 có 15 tổ, 3 cư xá Khu phố 2 có 21 tổ, 2 cư xá Khu phố 3 có 16 tổ, 4 cư xá Khu phố 4 có 15 tổ, 2 cư xá c. Địa hình Là phường nội ô của thành phố Biên Hòa, tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh và thành phố, trên địa bàn phường có tuyến đường sắt đi ngang qua và có công ty cấp nước sinh hoạt cho toàn thành phố.  d. Khí hậu - thuỷ văn Khí hậu ôn hoà thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm 25,40C – 290C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối 20 - 500C. Độ ẩm trung bình hàng năm 83,5% mùa mưa, độ ẩm thấp nhất mùa khô có khi dưới 70%. Lượng mưa trung bình 1800 mm/năm, phân phối không đều, trong 6 tháng mùa mưa lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm. Hướng gió chủ yếu là Tây – Tây Nam và Đông – Đông Bắc. Gió Tây Nam thổi trong mùa mưa với vận tốc trung bình 3,5 m/s. Gió Bắc – Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3, là khu vực ít có bão. 2.2 Chương trình phân loại rác tại nguồn: 2.2.1 Một số khái niệm: a. Chất thải rắn: Theo quan niệm chung: CTR là toàn bộ các vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống . Theo quan niệm mới: CTR đô thị là vật chất mà ban đầu mà con người tạo ra rồi vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt đi đó. Thêm vào đó, chất thải được gọi là CTR đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy (Trần Hiếu Nhuệ, 2001) b. Phân loại chất thải rắn: Có nhiều cách phân loại CTR như phân loại theo bản chất, ví dụ: tro than, xác xúc vật chết, rác quét đường. Tuy vậy, cách phân loại tốt nhất là phân loại theo nguồn phát thải. Nguồn phát thải Loại chất thải Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa… Khu thương mại Giấy, cacton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, lim loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ …), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi …), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa… Công sở Giấy, cacton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại; chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa … Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất, cát … Khu công cộng Giấy, túi nilon, lá cây … Trạm XL nước thải Bùn hóa lý, bùn sinh học. c. Phân loại chất thải rắn tại nguồn: Theo Sở Tài nguyên & Môi Trường TP.HCM (2006) phân loại rác tại nguồn là quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả các thành phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ chúng một cách riêng biệt trước khi thu gom và trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi xử lý. Theo định nghĩa của trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ & Quản lý môi trường – Centema, phân loại rác tại nguồn là hoạt động thực tế tức thời nhằm tách các thành phần chất thải khác nhau trước khi thu gom, vận chuyển và xử lý. Trong “Quy định về tổ chức và thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” của Sở Tài Nguyên & Môi Trường TPHCM, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là chia các chất thải rắn sinh hoạt ra thành 2 loại: i. Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy bao gồm: Các thành phần chất thải có nguồn gốc thực vật (rau, đậu, hoa quả, củ, hạt, cơm thừa…); Các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật ( tôm, cá, thịt, vỏ trứng, xác động vật, phân gia súc, côn trùng…) nhưng không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò, rác sân vườn (lá cây, cành cây nhỏ, hoa, cỏ); Các thành phần đã qua chế biến không sử dụng được. ii. Chất thải rắn còn lại: bao gồm các loại các loại chất thải rắn sinh hoạt không thuộc nhóm chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy, ví dụ như: xương động vật lớn, các loại rác thải vô cơ như chai lọ, nilon, túi xốp, sành sứ, các loại nhựa, quần áo, bàn ghế cũ. 2.2.2 Chương trình PLRTN trên địa bàn phường Quyết Thắng: a. Hệ thống quản lý, thu gom trước khi thực hiện chương trình: + Thu gom: Tại nơi công cộng: Quét dọn và thu gom rác đường phố tại các khu vực công cộng bao gồm các tuyến đường, vỉa hè, tiểu đảo và các thùng rác công cộng trên các tuyến đường do lực lượng công nhân của Cty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa thực hiện. Tại hộ gia đình: Thu gom CTR tại các hộ gia đình chủ yếu do công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa thực hiện. Chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn thải ra được công nhân Công ty thu gom đưa đến các điểm hẹn gần nhất, sau đó chuyển qua xe thu gom rác chuyên dùng và chở thẳng về Bãi chôn lấp Trảng Dài. Tại các đơn vị có khối lượng phát thải lớn: đơn vị có nhu cầu đổt bỏ chất thải sinh hoạt có khối lượng lớn phải ký hợp đồng với công ty để tiến hành thu gom. Chất thải rắn tại các nguồn này thường được thu gom bằng xe tải chuyên dùng và đưa thẳng về bãi chôn lấp. Toàn bộ chất thải rắn đều do Cty Môi trường đô thị Biên Hòa thu gom tại các điểm hẹn để vận chuyển đến khu vực xử lý là BCL Trảng Dài. + Xử lý: Toàn bộ rác đều được chôn lấp tại BCL Trảng Dài. BCL Trảng Dài có tất cả 9 ô chôn lấp CTR sinh hoạt và 5 ô chôn lấp chất thải công nghiệp không nguy hại. Hiện nay, 3 ô CTR sinh hoạt và 3 ô chất thải công nghiệp không nguy hại đã được đưa vào vận hành chôn lấp. Với tốc độ phát sinh chất thải rắn như hiện nay, dự kiến BCL Trảng Dài vận hành đến năm 2010 thì phải đóng cửa. b. Nội dung triển khai: + Địa bàn triển khai: Công ty dịch vụ Môi Trường đô thị Biên Hòa tổ chức triển khai thí điểm nhiệm vụ phân loại chất thải rắn tại nguồn cho 4 Phường: Trung Dũng, Quyết Thắng, Thanh Bình và Hòa Bình. Đây là 4 phường có địa bàn liên kế nhau, nằm trong cùng một lộ trình thu gom CTR, Công tác thu gom được công ty DVMTĐT Biên Hòa quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, điều kiện phát triển kinh tế của 4 phường tương đối đồng đều và trình độ dân trí cao. Do đó, sẽ thuận lợi khi tiến hành công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cũng như công tác quản lý PLCTR sau khi kết thúc nhiệm vụ trên địa bàn 4 phường này. + Cơ chế hỗ trợ của UBND TP Biên Hoà: Công tác phân loại tại nguồn: *Tại mỗi hộ gia đình: 2 túi đựng chất thải/ngày trong 4 tháng 2 thùng đựng rác có nắp đậy màu xanh và màu xám Thùng và túi màu xanh đựng chất thải rắn thực phẩm, thùng và túi màu xám chứa chất thải rắn còn lại. **Các đối tượng còn lại: tự trang bị Công tác thu gom: đầu tư thêm các phương tiện để thu gom riêng biệt 2 loại CTR từ hộ gia đình với tần suất: Thu gom CTR thực phẩm: 7 lần/tuần, thời gian thu gom là 12h-21h tuỳ theo thoả thuận giữa đơn vị thu gom CTR và chủ nguồn thải để có thời gian cụ thể. Thu gom CTR còn lại: 3 lần/tuần vào các ngày thứ 3, 5, 7 trong tuần, thời gian thu gom cũng như đối với CTR thực phẩm. Công tác vận chuyển: Rác sau phân loại tại nguồn được thu gom bằng 02 xe ba gác hoặc xe thùng riêng biệt. Trên mỗi xe hoặc thùng đều có gắn bảng xe rác vô cơ và xe rác hữu cơ, để phân biệt xe thu gom 2 loại rác khác nhau. CTR thực phẩm sẽ được vận chuyển đến nhà máy sản xuất phân compost. CTR còn lại được vận chuyển đến khu phân loại tại bãi chôn lấp Trảng Dài phân loại tùy theo mục đích tái chế, tái sử dụng. Những phần không thể tái chế hoặc tái sử dụng sẽ được mang đi chôn lấp. Công tác tuyên truyền: UBND TP Biên Hòa hỗ trợ cho tuyên truyền cho các đối tượng tại các phường tiến hành thí điểm bằng nhiều hình thức: trên sóng phát thanh, truyền hình và tập huấn trực tiếp. + Phương pháp PLCTR tại nguồn: Các loại CTRSH được chia thành 2 nhóm và được chứa vào trong 2 túi nylon và 2 thùng chứa quy định như sau: Thùng và túi nylon màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm. Thùng và túi nylon màu xám: chứa các loại CTR còn lại. *Một số tình huống xử lý PLRTN: Thùng chứa rác thực phẩm gồm: Mang, vảy cá , lông gà, lông vịt, xương, rau thừa, lá cây, cành cây, thức ăn thừa… Thùng chứa rác còn lại: Túi nylon, lon, hộp, chai…. **Trách nhiệm của các chủ nguồn thải: PLCTR theo đúng yêu cầu. Bỏ rác vào đúng loại túi và đúng thùng. Không bỏ rác ra lòng, lề đường, hè phố, trước mặt nhà…khi chưa đến giờ thu gom rác hoặc chưa có tín hiệu của người thu gom. Chỉ giao “rác còn lại” cho người thu gom “rác còn lại” theo đúng lịch thu gom. Có thể bán phế liệu, những gì không bán được thì bỏ vào thùng rác đúng quy định. Không nên sử dụng thùng và túi nylon do Nhà nước cung cấp cho mục đích khác. ***Trách nhiệm của đơn vị chủ quản: Cấp phát thùng túi đến từng hộ dân. Thùng, túi được Chi cục Bảo vệ Môi trường đầu tư trang bị và bàn giao cho Cty Môi trường đô thị Biên Hòa. III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài liệu có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và cơ sở lý luận cho đề tài. Thu thập các dữ liệu, hình ảnh, sơ đồ… từ sách báo, internet, các luận văn tốt nghiệp và một số thông tin quan trọng từ công ty Dịch vụ Môi Trường Đô Thị Biên Hoà 3.2 Điều tra xã hội học: Lập bảng câu hỏi Phỏng vấn nhanh Điều tra thực địa Mục đích: Đánh giá mức độ hài lòng của người dân với chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Quyết Thắng. Tìm hiểu kiến thức cũng như tâm lý người dân khi thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Bảng câu hỏi: File đính kèm Số phiếu phỏng vấn: 123 phiếu (123 hộ gia đình) Số câu hỏi/1 bảng: 20 Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm: 3 câu hỏi chung: Câu 1, 2, 3. Nhóm câu hỏi về mức độ hài lòng của người dân đối với chương trình phân loại rác tại nguồn gồm 5 câu: 6, 8, 16, 17, 19. Nhóm câu hỏi về kiến thức của người dân đối với việc phân loại rác tại nguồn: gồm 4 câu hỏi: 11, 12, 13, 15. Số câu hỏi còn lại nhằm cung cấp thông tin bổ sung cho việc đánh giá hiệu quả của chương trình. 3.3 Tổng hợp và xử lý số liệu: Thống kê các đáp án từ 2 nhóm câu hỏi để vẽ 2 biểu đồ: Biểu đồ 1: Mức độ hài lòng của người dân đối với CTPLRTN. Biểu đồ 2: Kiến thức của người dân trong việc PLRTN. Từ 2 biểu đồ đưa ra kết quả và nhận xét hiệu quả của chương trình đã được triển khai. Liệt kê các ý kiến của người dân qua một số câu hỏi mở trong quá trình phỏng vấn. Qua đó, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân nhằm đóng góp cho sự thành công của chương trình. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC *Từ kết quả của câu 4 trên bảng số liệu trên ta thấy người dân thực hiện việc phân loại rác khá thường xuyên (59,34%). Tuy nhiên việc phân loại này có thể do hai nguyên nhân sau: Người dân hiểu được lợi ích của việc PLRTN nên thực hiện thường xuyên. Như vậy chương trình sẽ đạt hiệu quả cao. Người dân chỉ làm theo quyết định từ phía chính quyền. Lúc đầu, chương trình cũng sẽ đạt hiệu quả cao, nhưng về lâu dài thì hiệu quả có thể bị giảm xuống nếu không có sự giám sát chặt chẽ. **Để tìm hiểu xem người dân tự nguyện phân loại rác hay bị bắt buộc ta dựa vào hai biểu đồ: biểu đồ thể hiện sự hài lòng của người dân đối với chương trình và biều đồ thể hiện kiến thức của người dân về việc PLRTN. Từ đó rút ra nhận xét và đánh giá hiệu quả chương trình. ***Nhận xét: Qua biểu đồ, ta thấy người dân rất hài lòng với hệ thống thu gom rác. Khi có sự hài lòng sẽ tạo tâm lý thoải mái trong việc phân loại. Điều này đóng góp cho sự thành công của chương trình. Tuy nhiên việc phân loại rác đúng hay sai phụ thuộc vào kiến thức của người dân. Vậy ta cần tìm hiểu xem người dân có kiến thức như thế nào đối với việc PLRTN trên địa bàn phường Quyết Thắng (căn cứ vào biểu đồ 2). ****Nhận xét: Ở câu số 11, chỉ có 26% người dân chọn 3 Đáp án, như vậy gần ¾ số người dân không biết được mục đích của việc PLR là vì lợi ích của mình. Cho nên đến câu 12 chỉ có 32,25% người dân cho rằng đối tượng nhận được lợi ích từ chương trình PLRTN là của chính người dân. Ở câu số 13, 94,3% người dân hiểu được chia rác thành 2 loại là hợp lý, tuy nhiên đến câu 15 thì có đến 46,65% người dân trả lời việc PLRTN không có thay đổi gì sau khi thực hiện. Điều đó có nghĩa rằng người dân đã không nắm vững kiến thức về việc PLRTN. èNhận xét chung: Người dân chỉ hài lòng với hệ thống thu gom của chương trình nhưng họ lại không hiểu được mục đích của việc PLRTN nhằm phục vụ cho lợi ích của chính mình. Điều này có nghĩa là người dân đã thực hiện theo những gì được triển khai từ phía chính quyền chứ không biết rằng đây là một việc cần thiết phải làm. Việc này có thể khiến cho hiệu quả của chương trình PLRTN không được khả thi về lâu dài. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận: Sau thời gian thực hiện thí điểm chương trình PLRTN trên địa bàn phường Quyết Thắng, đối tượng áp dụng là các hộ dân sinh sống trong khu vực phường, chương trình phân loại rác không mang lại hiệu quả như mong đợi. Sự thay đổi về thói quen đổ rác, ý thức giữ gìn vệ sinh khu phố vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Thái độ tham gia của người dân không cao dẫn đến việc chương trình không thành công như kế hoạch đề ra. Theo nhóm thì có một số nguyên nhân sau: Người dân không thực hiện việc PLRTN vì họ chưa hoàn toàn nắm được những thông tin về hoạt động PLRTN, họ không hiểu phân loại rác tại nguồn là như thế nào và tại sao phải PLRTN (PLRTN mang lại lợi ích gì?). Tuy người dân đã biết, đã hiểu về chương trình nhưng khi bắt tay vào thực hiện phân loại thì còn nhiều sai phạm hoặc chưa phân loại triệt để hoặc chưa sẵn sàng thực hiện tốt. Điều này do nhiều nguyên nhân: Thói quen nhập chung rác để mang đi vứt của người dân. Họ thấy PLRTN là phiền phức, mất thêm một công đoạn, không có thời gian để phân loại, không quen với việc phân loại. Những đối tượng nêu ra thường là lao động phổ thông, những người lớn tuổi. Đối với người lao động phổ thông (đặc biệt là phụ nữ), họ thường làm nhiều công việc khác nhau ở bên ngoài, đến tối họ mới về nhà để dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng cho gia đình và nghỉ ngơi, vì vậy quỹ thời gian của họ không còn thời gian cho việc PLRTN. Đối với những người lớn tuổi, tuy có mặt thường xuyên ở nhà, có thời gian để phân loại rác song họ đã quen với việc bỏ chung rác, họ thấy việc phân loại rác rất mất công. Với những đối tượng này thì việc tuyên truyền phân loại rác cũng gặp khó khăn vì người lớn tuổi thường khá bảo thủ vì thế khó được sự đồng thuận và hợp tác của họ. Ý thức người dân: Người dân có thể hoàn toàn sử dụng những dụng cụ sẵn có để tiếp tục phân loại như thùng bỏ hoặc bịch nylon không sử dụng nữa nhưng họ lại khá phụ thuộc vào những dụng cụ được phát, nếu đầy thùng hoặc hết bịch nilon thì ngừng phân loại. Một số người dân quan niệm “người ta sao mình vậy” thấy người dân xung quanh làm thì mình cũng làm, người ta không làm nữa thì mình cũng không làm nữa. Họ còn quan niệm “việc thực hiện PLRTN vì Nhà Nước yêu cầu, vì thấy mọi người đều làm nên làm theo, không tự nguyện làm vì lợi ích gia đình hay vì họ thấy được những tác động tích cực của hoạt động PLRTN mà chỉ là do chính quyền yêu cầu hoặc vì ai cũng làm nên họ làm theo, những lý do này có thể dẫn đến tình trạng người dân thực hiện cho có, không tích cực và thực hiện không đúng cách. Những người thu nhặt bọc nilon làm xáo trộn rác đã phân loại. Phân loại rác còn nhiều sai sót, không đáp ứng yêu cầu cho mục đích xử lý sau phân loại. Thực hiện lấy lệ, chưa tự giác, chỉ làm khi được nhắc nhở….nên chưa điều chỉnh được hành vi không thực hiện PLRTN của người dân. Hệ thống quản lý kém: Lực lượng thu gom rác chưa sử dụng xe 2 ngăn chứa rác đã phân loại (không tự giác ngăn xe) phân loại rác lấy lệ, đùn đẩy trách nhiệm. Ảnh chụp ngày thứ 2, 26/10/2009 Trước đây lượng rác hữu cơ (rác thực phẩm) được đưa về nhà máy xử lý rác – Công ty Cổ phần Môi trường Đồng Xanh để xử lý làm phân compost. Tuy nhiên, từ tháng 5/2009 đến nay do Nhà máy này tạm ngừng hoạt động nên lượng rác trên được đưa về chôn lấp tại hố chôn rác sinh hoạt BCL Trảng Dài. Chưa chuyển rác về đúng nơi quy định. Thiếu quy chế PLRTN. Tất cả các quy định mới chỉ dừng ở mức thí điểm, khuyến khích người dân thực hiện, không hề có hình thức xử phạt vi phạm nào. Do đó người dâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá phân loại rác tại nguồn TP Biên Hòa.doc
Tài liệu liên quan