Có 3 thành phần cấu tạo nên:
+ Giá vốn của hàng hóa đã bán.
+ Giá vốn của thành phẩm đã bán
+ Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
Qua bảng số liệu ta nhận thấy: Giá vốn của hàng hóa đã bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu giá vốn hàng bán và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006, giá vốn hàng bán tăng lên đạt 273.770.409 ngàn đồng, tăng 10,49% so với năm 2005. Trong năm này thì công ty quản lý khá tốt giá vốn của thành phẩm đã bán và giá vốn khác. Mặt khác giá vốn của hàng hóa đã bán và giá vốn của dịch vụ đã cung cấp đều tăng so với năm 2005. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá vốn năm 2006 tăng. Đến năm 2007 giá vốn lại tăng lên 359.295.423 ngàn đồng, với tỷ lệ 31,24%. Do tất cả giá vốn thành phẩm và giá vốn hàng hóa đều tăng so với giá vốn thành phẩm vào giá vốn hàng hóa của năm 2006, sản lượng sản xuất ra vào năm 2007 cao hơn so với năm 2006 mà giá nguyên liệu tăng cao vọt là nguyên nhân trực tiếp làm cho giá vốn của công ty tăng
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3797 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tex Bentre
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( xem phụ lục bảng 1) và biểu đồ, ta nhận thấy đường biểu diễn doanh thu có chiều hướng đi lên cho thấy tốc độ phát triển doanh thu của công ty ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2005 tổng doanh thu của công ty từ 282.432.689 ngàn đồng tăng lên 332.483.246 ngàn đồng năm 2006, tức tăng 50.050.557 ngàn đồng, tương đương 17,72%. Trong năm 2007, doanh thu của công ty cũng có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ 2006, cụ thể doanh thu tăng 28,51%, đạt 427.288.288 ngàn đồng. Từ năm 2005 – 2007, tổng doanh thu tăng là do sản phẩm nghêu và cá mang lại. Trong năm 2006, sản lượng nghêu tăng 35,88% và sản lượng cá tăng 20,81% so với năm 2005.
Với sự tăng trưởng doanh thu qua các năm, lợi nhuận của công ty cũng tăng đáng kể. Năm 2006, lợi nhuận trước thuế tăng so với 2005 với mức tuyệt đối 16.926.505 ngàn đồng tương đương với 216,71% và năm 2007, lợi nhuận tăng 43.452.650 ngàn đồng với tỷ lệ là 75,66 %. Lợi nhuận của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm. Công ty đạt được kết quả trên là do công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như hoạt động marketing quảng bá thương hiệu, giữ vững và nâng cao uy tín thương hiệu, đáp ứng nguồn hàng có chất lượng cao.
3.3. Phân tích tình hình doanh thu
3.3.1. Tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm dịch vụ
Bảng 3: Bảng doanh thu theo cơ cấu sản phẩm, dịch vụ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị (triệu đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đ)
Tỷ trọng (%)
Hàng thủy sản
250.803
88,80
326.874
98,31
385.542
90,23
- Nghêu, sò
79.725
28,23
109.098
32,81
83.664
19,58
- Cá
117.604
41,64
204.436
61,49
300.483
70,32
- Tôm
53.474
18,93
13.340
4,01
1.395
0,33
Hàng hóa nhập khẩu
30.131
10,67
3.608
1,09
34.781
8,14
Kinh doanh khác
1.499
0,53
2.001
0,60
6.965
1,63
Tổng cộng
282.433
100,00
332.483
100,00
427.288
100,00
Nguồn phòng kế toán công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh song hoạt động chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu là chủ yếu. Vì thế, doanh thu của công ty phần lớn là thu từ hoạt động này.
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta nhận thấy doanh thu của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của công ty tăng qua các năm, cụ thể như sau:
+ Mặt hàng cá
Đặc biệt đối với mặt hàng cá tra fillet: Cá tra, basa là sản phẩm xuất khẩu chính và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty, công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến và xuất khẩu sản phẩm này dưới dạng cá đông block truyền thống và cá đông cao cấp. Thị trường cá đang có xu hướng tăng trưởng, cá tra, cá basa Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới và đang thay thế dần cá tuyết và cá minh thái. Với các đặc điểm như cá thịt trắng, ngọt, không có xương dăm, mùi dịu nhẹ, thịt chắc, dễ chế biến, giá thấp nên có xu hướng dùng cá fillet rất phổ biến, nhu cầu tiêu thụ cá tra, basa ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu cá tra, basa còn tiếp tục mở rộng. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường nội địa cũng có xu hướng tăng. Vì vậy công ty cần chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này nhằm đem lại một nguồn thu lớn cho công ty.
Trong năm 2005, doanh thu mặt hàng cá đạt 117.604 triệu đồng, đến năm 2006 doanh thu tăng lên 204.436 triệu đồng, về tỷ trọng chiếm 61,49% tổng doanh thu, tăng 86.832 triệu đồng so với năm 2005, Năm 2007, doanh thu của mặt hàng cá lại tiếp tục tăng đạt 300.483 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,32% doanh thu tăng 96.047 triệu đồng so với năm 2006.
Sản phẩm cá tra, basa fillet: năm 2005 công ty đứng thứ 12 các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam, đạt sản lượng 2.749 tấn (chiếm 2%). Năm 2006 công ty đứng hàng 18 với sản lượng 3.321 tấn (chiếm 1,55%). Thế mạnh của công ty trong chế biến xuất khẩu cá tra là công nhân có tay nghề cao do tham gia chế biến cá tra từ rất sớm (năm 1999), qui trình sản xuất hoàn chỉnh, nghề nuôi cá tra tăng sản trong tỉnh đang phát triển mạnh, có hệ thống kiểm soát nguyên liệu đầu vào và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tốt, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cá “sạch”, chất lượng cao, khách hàng tiêu thụ ổn định.
Đối thủ cạnh tranh mặt hàng cá tra fillet của công ty là các công ty sản xuất xuất khẩu cá tra, basa tại khu vực ĐBSCL. Thế mạnh của các công ty sản xuất cá tra, basa trong khu vực là nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, có trang thiết bị công nghệ hiện đại, công suất lớn. Thị trường xuất khẩu cá tra ngày càng mở rộng, sản lượng cá nuôi trong vùng tăng nhanh hàng năm, cá tra chất lượng cao, cá “sạch” (cá tra thịt trắng, không nhiễm kháng sinh, hóa chất) hiện có nhu cầu rất cao trên thị trường nhưng các doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ.
+ Mặt hàng nghêu, sò:
Doanh thu của mặt hàng nghêu, sò tăng trưởng khá cao qua các năm và tăng dần về tỷ trọng cụ thể năm 2005 chiếm 28,23% đến năm 2006 là 32,81% và qua năm 2007 có xu hướng giảm là 19,58%. Năm 2006 doanh thu đạt 109.098 triệu đồng, tăng 29.373 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu tăng 83.664 triệu đồng, tương đương với 26,93% so với năm 2006.
Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng luôn quan tâm đến an toàn thực phẩm, họ chú trọng đến các sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch, trong đó có nghêu. Các sản phẩm nghêu sò chiếm ưu thế và kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Công ty đứng đầu các doanh nghiệp xuất khẩu nghêu của Việt Năm, năm 2005 xuất khẩu 2.478 tấn nghêu chiếm 24% thị phần, năm 2006 xuất khẩu 3.367 tấn chiếm 31% thị phần.
Lợi thế cạnh tranh mặt hàng nghêu của công ty là tọa lạc ngay tại tỉnh có sản lượng nghêu lớn nhất nước (sản lượng 45.000 tấn/năm, diện tích nuôi 5.000 ha), có trang thiết bị công nghệ chế biến nghêu hoàn chỉnh, công suất lớn, công nhân có tay nghề cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất về vi sinh và về cảm quan, có mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại các thị trường nhập khẩu chính. Bên cạnh đó, nghêu là sản phẩm đặc thù của công ty ít “đụng hàng” với sản phẩm của các công ty xuất khẩu thủy sản lớn ở ĐBSCL và không bị cạnh tranh bởi các sản phẩm cùng loại của các nước nhập khẩu. Việc này cũng giảm thiểu được sự kiện cáo bán phá giá ở nước nhập khẩu dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Việt Nam đã được EU công nhận trong danh sách nhóm 1 các nước được phép xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào thị trường này với 18 vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ có tổng diện tích 33.885 ha, đạt sản lượng 141.950 tấn. Riêng Bến Tre với 8 hợp tác xã nuôi và khai thác nghêu tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú đều được đưa vào chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ để khai thác, chế biến xuất khẩu vào EU. Tuy nhiên, sản phẩm nghêu còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên sản lượng thường biến động.
Về đối thủ cạnh tranh, AQUATEX BENTRE là đơn vị tiên phong trong xuất khẩu nghêu ra thị trường nước ngoài, sau đó xuất hiện thêm các công ty chế biến nghêu xuất khẩu. Cũng có lợi thế nguồn nguyên liệu, các công ty tại tỉnh Tiền Giang như công ty TNHH thương mại Sông Tiền (SOTISO), công ty TNHH Việt Phú, công ty TNHH Gò Đàng (GODACO), công ty TNHH Ngọc Hà là đối thủ cạnh tranh về mặt hàng nghêu của công ty. Đa số các công ty này có nhà xưởng mới xây dựng, có code xuất khẩu vào EU, thu hút khách hàng bằng giá chào thấp, chủ yếu xuất khẩu hàng thịt nghêu luộc. Đối với các công ty xuất khẩu nghêu tại TP.HCM, do không có nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phải thu gom nguyên liệu nhiều nơi nên chất lượng sản phẩm không ổn định. Các công ty này có thế mạnh về xuất khẩu thủy sản GTGT.
+ Mặt hàng tôm
Mặt hàng này, công ty không chú trọng nên hàng năm công ty chỉ hợp đồng xuất khẩu với lượng rất thấp. Hiện nay mặt hàng tôm đang có xu hướng giảm kéo theo doanh thu của công ty qua các năm giảm theo. Trong năm 2005, doanh thu mặt hàng tôm đạt 53.474 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,93% doanh thu, đến năm 2006 thì doanh thu giảm mạnh xuống còn 13.340 triệu đồng giảm 40134 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2007, doanh thu lại tiếp tục giảm 1.395 triệu đồng.
Sản phẩm tôm sú: Tọa lạc ngay tại vùng nguyên liệu với diện tích nuôi tôm sú công nghiệp/bán công nghiệp lớn (diện tích 6.500 ha, sản lượng 25.000 tấn/năm), với thời gian vận chuyển nguyên liệu từ khi thu hoạch đến nhà máy chế biến rất ngắn nên trong các năm qua công ty tập trung tận dụng ưu thế này khi tôm vào vụ để sản xuất hàng tôm sú nguyên con, hàng tôm sú vỏ/thịt chất lượng cao cung cấp cho các khách hàng truyền thống. Do đó trong cơ cấu hàng sản xuất của công ty, sản phẩm tôm sú chiếm tỷ trọng thấp.
+ Dịch vụ: Doanh thu dịch vụ không ổn định nhưng cũng góp phần đem lại nguồn thu nhập cho công ty.
3.3.2. Tình hình doanh thu theo các thành phần kinh doanh
Từ bảng 4 và biểu đồ hình cột, ta nhận thấy các cột có xu hướng cao dần. Điều này cho thấy tổng doanh thu tăng đều qua các năm. Trong đó doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chếm tỷ trọng lớn trong các thành phần. Còn doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
- Tổng doanh thu năm 2006 đạt 335.303.486 ngàn đồng, tăng 50.544.693 ngàn đồng so với năm 2005, tương đương 17,75%.
+ Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 tăng 17,72% so với năm 2005, tương ứng với mức tuyệt đối là 50.050.557 ngàn đồng. Do hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh nên doanh thu từ bán hàng tăng lên rất nhiều.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 443.543 ngàn đồng tương đương tăng 34,23% so với năm 2005.
+ Doanh thu khác tăng 50.593 ngàn đồng so với năm 2005, với tỷ lệ là 4,91%. Doanh thu này chủ yếu thu từ nợ trong các năm trước.
Hình 3: Biểu đồ tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 2005-2007
Bảng 4: Bảng doanh thu theo thành phần kinh doanh DVT: 1000 VND
Chênh lệch năm
2007/2006
Tỷ lệ %
28,51
881,42
89,64
33.14
Mức
94.805.042
15.331.346
968.910
111.105.298
Chênh lệch năm
2006/2005
Tỷ lệ %
17,72
34,23
4,91
Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre
17,75
Mức
50.050.557
443.543
50.593
50.544.693
Năm 2007
427.288.288
17.070.738
2.049.758
446.408.784
Năm 2006
332.483.246
1.739.392
1.080.848
335.303.486
Năm 2005
282.432.689
1.295.849
1.030.255
284.758.793
Chỉ tiêu
Doanh thu hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Doanh thu từ hoạt động
tài chính
Doanh thu khác
Tổng cộng
Vậy do doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng nhanh đã làm cho tổng doanh thu của công ty tăng mạnh. Nguyên nhân là do công ty chú trọng đến việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Năm 2007, tổng doanh thu tiếp tục tăng và với tốc độ tăng trưởng mạnh. Mức tuyệt đối là 111.105.298 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 33,14% so với năm 2006.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 15.331.346 ngàn đồng so với năm 2006, tương đương với 881,42%.
+ Doanh thu từ hoạt động khác tăng 89,64% với mức tuyệt đối là 968.910 ngàn đồng so với năm 2006.
+ Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng cao với mức tuyệt đối là 94.805.042 ngàn đồng, tương ứng với 28,51%.
Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần chủ yếu làm cho tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006. Nhờ công ty tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn với thị trường truyền thống như: Châu Âu, Nhật…, mặt khác cũng do nhu cầu nhập khẩu hàng thủy trên thế giới tăng cao. Nguyên nhân là do sự xuất hiện dịch cúm gia cầm, gia súc đã tạo nên xu hướng chuyển sang dùng các mặt hàng thủy sản. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam nói chung và công ty nói riêng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của mình.
3.3.3. Tình hình doanh thu theo cơ cấu thị trường
Bảng 5: Bảng doanh thu theo cơ cấu thị trường
Thị trường
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ lệ %
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ lệ %
Giá trị
(triệu đ)
Tỷ lệ %
Nôi địa
5.649
2
16.624
5
25.637
6
Xuất khẩu
276.784
98
315.859
95
401.651
94
Tổng cộng
282.433
100
332.483
100
427.288
100
Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre
Qua bảng số liệu, ta nhận thấy doanh thu của thị trường nội địa đang có xu hướng tăng nhưng trong cơ cấu tổng doanh thu thì doanh thu thị trường nội địa chiếm tỷ trọng không đáng kể. Doanh thu này chủ yếu thu từ việc cung cấp các mặt hàng thủy sản tại công ty TNHH nhà hàng thủy sản. Đây là một bộ phận của công ty hoạt động kinh doanh là cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng. Năm 2006, doanh thu đạt 16.624 triệu đồng tăng 10.975 triệu đồng so với năm 2005, chiếm tỷ lệ 5% trong cơ cấu doanh thu. Đến năm 2007, doanh thu này tiếp tục tăng lên là 25.637 triệu đồng, với tỷ lệ 6% cơ cấu doanh thu.
Nhìn chung, thị trường trong nước chưa được chú trọng, công ty chưa có hệ thống phân phối rộng lớn, cần có biện pháp mở rộng thị trường nội địa hơn nữa, kết hợp với các hoạt động khuyến mãi cho các cửa hàng để tăng sản lượng tiêu thụ. Riêng thị trường xuất khẩu luôn giữ ưu thế,
Bảng 6: Bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu 3 năm 2005 - 2007
Thị trường
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
EU
77%
73%
74%
Nhật
5%
11%
6%
Mỹ
3%
2%
5%
Thị trường khác
15%
14%
15%
Tổng cộng
100%
100%
100%
Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre
- Thị trường Châu Âu:
Năm 2005 thị trường Châu Âu chiếm 77% đến năm 2006 giảm xuống còn 73% và năm 2007 chiếm 74% cơ cấu thị trường. Mặc dù tỷ trọng ở thị trường này không ổn định nhưng cũng góp phần đem một nguồn thu nhập rất lớn về cho công ty.
Thị trường Châu Âu, đặc biệt là thị trường EU. Đây là thị trường chủ lực của công ty, thị trường chính của công ty đến thời điểm hiện tại. Trong các năm qua thị trường nhuyển thể hai mảnh vỏ của Châu Âu trong đó có nghêu đã phát triển khá mạnh. Các sản phẩm của công ty xuất sang thị trường EU là cá tra, nghêu, tôm được khách hàng đánh giá cao. Thị trường này thường có những rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế các nước nhập khẩu theo những điều kiện có lợi cho họ. Tuy nhiên, đây là thị trường có uy tín cao, việc xuất hàng vào Châu Âu cũng có một ý nghĩa nhất định như một chứng chỉ về trình độ - thị trường đòi hỏi cao về chất lượng về chỉ tiêu kháng sinh. Vì thế để đáp ứng được đòi trên, công ty đã đầu tư rất nhiều vào máy móc hiện đại để kiểm tra hàm lượng kháng sinh, nhằm đáp ứng được đơn đặt hàng.
Hình 4a: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005
Hình 4b: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2006
Hình 4c: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu 2007
- Thị trường Nhật:
Thị trường Nhật, năm 2006 tỷ trọng xuất khẩu tăng 6% đạt 11% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu so với năm 2005. Trong năm 2007, thị trường này giảm xuống chỉ còn 6% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Nhật Bản được đánh giá là thị trường nhập khẩu thủy sản số 1 thế giới. Trong số 100 mặt hàng thực phẩm nhập khẩu nhiều nhất của Nhật Bản thì đã có đến 27 loại sản phẩm thủy sản, trong đó tôm là một trong hai mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu nhiều nhất trong tất cả các loại thực phẩm.
- Thị trường Mỹ:
Mỹ là thị trường có tỷ trọng thấp và không ổn định qua các năm.
Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nhật. Những năm gần đây thị trường Mỹ nhập khẩu mạnh các mặt hàng tôm cá nước ngọt, cá ngừ, cá hồi, điệp. Mỹ hiện là nhà nhập khẩu tôm đứng đầu trên thế giới, là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai của Việt Nam. Công ty xuất khẩu nghêu vào thị trường Mỹ.
- Các thị trường khác: Hongkong, Hàn Quốc, Canada, v.v…Công ty xuất khẩu nghêu, cá tra và tôm sú vào các thị trường này.
Sản phẩm của công ty hiện đã được xuất khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới. Trong hai năm qua, bên cạnh củng cố các mặt hàng và thị trường truyền thống, công ty đã mở rộng xuất khẩu, sang các thị trường mới như Hy Lạp, Ba Lan, Nga, Mexico, Dominica, Libăng, Jordani, UAE, Israel, Ai Cập, Senegal. EU là thị trường có yêu cầu khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc duy trì tỷ trọng cao thị trường EU trong nhiều năm liên tục cho thấy sản phẩm do công ty sản xuất hoàn toàn có khả năng xâm nhập các thị trường khó tính khác.
3.4. Phân tích chi phí
3.4.1. Tình hình tổng chi phí của công ty
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Tổng chi phí của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố hình thành chi phí. Tất cả các chi phí thành phần này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí thành phần sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận của công ty.
Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Năm 2006 so với năm 2005
Tổng chi phí của công ty tăng 12,14% tương đương với số tiền là 33.618.188 ngàn đồng.
Nguyên nhân do tất cả các nhân tố thành phần đều tăng ngoại trừ nhân tố chi phí khác có phần giảm 64,95% tương đương với số tiền gần 478.712 ngàn đồng. Tốc độ tăng của tổng chi phí tăng (12,14%) chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (17,75%) chính vì thế mà lợi nhuận của năm 2006 cao hơn so với năm 2005 là điều khá hợp lý.
Hình 5: Biểu đồ tổng chi phí hoạt dộng của công ty qua 3 năm 2005-2007
Bảng 7: Bảng tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty DVT: 1000 VND
Chênh lệch năm
2007/2006
Tỷ lệ %
31,24
15,00
-23,16
63,42
385,57
-
31,13
Mức
85,525.014
4.227.912
-979.005
2.619.960
996.074
-
96.683.363
Chênh lệch năm
2006/2005
Tỷ lệ %
10,49
29,13
49,51
9,46
-64,95
-
Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre
12,14
Mức
25.983.591
6.356.732
1.399.603
356.974
-478.712
-
33.618.188
Năm 2007
359.295.423
32.407.552
3.247.375
6.751.372
1.254.412
4.293.408
407.249.542
Năm 2006
273.770.409
28.179.640
4.226.380
4.131.412
258.338
-
310.566.179
Năm 2005
247.786.818
21.822.908
2.826.777
3.774.438
737.050
-
276.947.991
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí hoạt động
tài chính
Chi phí khác
Thuế
Tổng cộng
Năm 2007 so với năm 2006
Tổng chi phí 2007 tăng 31,13% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là:
+ Do chi phí nguyên liệu thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí sản xuất.
+ Chi phí khác ít biến động và chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên đối với loại vật tư phụ như xăng dầu, khi giá tăng sẽ kéo theo một loạt các chi phí sản xuất đầu vào tăng.
Ta nhận thấy rằng, bên cạnh giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong bảng tổng chi phí. Các thành phần chi phí còn lại chiếm phần tương đối trong cơ cấu của tổng chi phí. Tuy nhiên cần chú trọng vào vấn đề quản lý tốt các chi phí để góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho công ty.
Để thấy rõ vấn đề một cách cụ thể hơn ta hãy đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí qua 3 năm hoạt động của công ty.
3.4.2. Giá vốn hàng bán
Có 3 thành phần cấu tạo nên:
+ Giá vốn của hàng hóa đã bán.
+ Giá vốn của thành phẩm đã bán
+ Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
Qua bảng số liệu ta nhận thấy: Giá vốn của hàng hóa đã bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu giá vốn hàng bán và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006, giá vốn hàng bán tăng lên đạt 273.770.409 ngàn đồng, tăng 10,49% so với năm 2005. Trong năm này thì công ty quản lý khá tốt giá vốn của thành phẩm đã bán và giá vốn khác. Mặt khác giá vốn của hàng hóa đã bán và giá vốn của dịch vụ đã cung cấp đều tăng so với năm 2005. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá vốn năm 2006 tăng. Đến năm 2007 giá vốn lại tăng lên 359.295.423 ngàn đồng, với tỷ lệ 31,24%. Do tất cả giá vốn thành phẩm và giá vốn hàng hóa đều tăng so với giá vốn thành phẩm vào giá vốn hàng hóa của năm 2006, sản lượng sản xuất ra vào năm 2007 cao hơn so với năm 2006 mà giá nguyên liệu tăng cao vọt là nguyên nhân trực tiếp làm cho giá vốn của công ty tăng.
Như vậy do lượng hàng hóa dịch vụ bán ra nhiều nên giá vốn hàng bán tăng theo tỷ lệ thuận là điều hoàn toàn hợp lí.
Bảng 8: Bảng giá vốn hàng bán DVT: 1000 VND
Chênh lệch năm
2007/2006
Tỷ lệ %
15,56
14946,56
221,26
-
31,24
Mức
42.032.727
35.944.243
7.548.044
-
Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre
85.525.014
Chênh lệch năm
2006/2005
Tỷ lệ %
24,28
-99,18
338,50
-
10,49
Mức
52.767.619
-29.259.167
2.633.380
-
25.983.591
Năm 2007
312.151.323
36.184.728
10.959.372
-
359.295.423
Năm 2006
270.118.596
240.485
3.411.328
-
273.770.409
Năm 2005
217.350.977
29.499.652
777.948
158.241
247.786.818
Chỉ tiêu
Giá vốn của hàng hóa đã bán
Giá vốn của thành phẩm đã bán
Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
Giá vốn khác
Tổng cộng
3.4.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Qua bảng 9, ta thấy năm 2006, chi phí quản lý doanh nghiệp 1.399.603 ngàn đồng tương đương 49,51% so với năm 2005. Năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 979.005 ngàn đồng với tỉ lệ 23,16%. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do các khoản dự phòng tăng. Cụ thể:
- Chi phí chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Do có sự thay đổi về số lượng cán bộ công nhân viên nên chi phí nhân viên đều tăng qua các năm. Năm 2006, tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên tăng 123.588 ngàn đồng với tỉ lệ 35,18% so với năm 2005 và năm 2007 chi phí này tăng 31.952 ngàn đồng tương đương 9,72% so với năm 2006. Mức chi trả cho cán bộ công nhân viên tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã ngày càng quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, đồng thời khuyến khích họ làm việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Chi phí nguyên vật liệu: chi phí này tăng qua các năm. Công ty trang bị cho cán bộ công nhân viên đầy đủ công cụ dụng cụ khi làm việc như trang bị máy fax, văn phòng phẩm…Công ty thường xuyên giao dịch với khách hàng, mà sản lượng tăng qua các năm nên lượng giao dịch ngày càng nhiều, sử dụng khối lượng văn phòng phẩm nhiều nên chi phí này tăng qua các năm
- Chi phí dịch vụ mua ngoài thay đổi không ổn định qua các năm. Năm 2006, chi phí này tăng 361.067 ngàn đồng tương đương 793,36% so với 2005 và năm 2007, chi phí này giảm 183.808 ngàn đồng với tỉ lệ 45,21% so với năm 2006, điều này thể hiện công ty đã sủ dụng tiết kiệm và do giá điện, nước tăng nên chi phí này tăng. Và trong năm 2006 công ty quản lý rất tốt chi phí này.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng qua các năm. Năm 2006, chi phí khầu hao tăng 12.986 ngàn đồng tương đương 36,46%. Đến năm 2007, chi phí này giảm 1.516 ngàn đồng với tỉ lệ 3,12%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần phải quan tâm điều chỉnh sử dụng các khoản mục chi phí trong công tác quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 9: Bảng chi phí quản lý doanh nghiệp DVT:1000 VND
Chênh lệch năm
2007/2006
Tỷ lệ %
-24,04
9,72
-3,12
-45,21
-20,72
-23,16
Bảng 10: Bảng chi phí bán hàng DVT:1000 VND
Chênh lệch năm
2007/2006
Tỷ lệ %
18,12
18,70
45,00
-17,99
18,65
15,00
Mức
-814.596
31.952
-1.516
-183.808
-11.037
-979.005
Mức
4.093.607
409.950
145.844
-487.723
66.235
Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre
4.227.912
Chênh lệch năm
2006/2005
Tỷ lệ %
35,18
60,22
36,46
793,36
59,65
49,51
Chênh lệch năm
2006/2005
Tỷ lệ %
16,75
38,38
17,86
671,56
37,88
29,13
Mức
882.066
123.588
12.986
361.067
19.896
1.399.603
Mức
3.242.516
608.033
49.097
2.359.533
97.553
6.356.732
Năm 2007
2.574.538
360.764
47.087
222.770
42.216
3.247.375
Năm 2007
26.690.860
2.602.326
469.910
2.223.158
421.298
32.407.552
Năm 2006
3.389.134
328.812
48.603
406.578
53.252
4.226.380
Năm 2006
22.597.253
2.192.376
324.066
2.710.881
355.063
28.179.640
Năm 2005
2.507.069
205.224
35.617
45.511
33.356
2.826.777
Năm 2005
19.354.737
1.584.343
274.969
351.349
257.510
21.822.908
Chỉ tiêu
CP nguyên vật liệu
CP nhân công
CP khấu hao
CP dịch vụ mua ngoài
CP khác bằng tiền
Tổng cộng
Chỉ tiêu
CP nguyên vật liệu
CP nhân công
CP khấu hao
CP dịch vụ mua ngoài
CP khác bằng tiền
Tổng cộng
Qua bảng 10, ta thấy chi phí bán hàng tăng qua các năm. Năm 2006 so với 2005, chi phí bán hàng tăng 6.356.732 ngàn đống, tương đương 29,13% và năm 2007 chi phí bán hàng tăng 15% với mức tuyệt đối là 4.227.912 ngàn đồng.
Trong đó, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là chi phí vật liệu. Năm 2006, chi phí vật liệu tăng 3.242.516 ngàn đồng với tỉ lệ 16,75% so với năm 2005, năm 2007, chi phí này tăng 4.093.607 ngàn đồng với tỉ lệ 18,12%. Chi phí vật liệu tăng là do khối lượng vật liệu bao bì tăng lên do xuất khẩu nhiều đồng thời giá thu mua bao bì biến động theo chiều hướng tăng lên nên đã làm cho chi phí vật liệu tăng.
Chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre.doc