MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đềtài: . 1
2. Mục đích nghiên cứu. 1
3. Phương pháp nghiên cứu. 1
4. Phạm vi nghiên cứu. 1
PHẦN NỘI DUNG . 2
CHƯƠNG 1: CƠSỞLÍ LUẬN . 2
I. Bản chất của ngân hàng thương mại . 2
II.nghiệp vụcủa các ngân hàng thương mại. 2
1.Nghiệp vụnguồn vốn: . 2
2. Nghiệp vụtín dụng và đầu tư:. 3
2.1Nghiệp vụtín dụng:. 3
2.2 Nghiệp vụ đầu tư: . 3
2.3 Nghiệp vụkinh doanh dịch vụNH: . 4
III. CÁC LOẠI CHO VAY TÍN DỤNG: . 4
IV. RỦI RO TÍN DỤNG:. 5
1. Nguyên nhân:. 5
1.1. Nguyên nhân thuộc vềngân hàng: . 5
1.2. Nguyên nhân thuộc vềkhách hàng: . 5
1.3. Nguyên nhân khách quan . 5
2. Đánh giá rủi ro hệsốnợquá hạn: . 6
3. Biện pháp phong ngừa và hạn chếrủi ro:. 6
V. Thu nhập, chi phí và kết quảkinh doanh: . 6
1. Thu nhập:. 6
1.1. Thu từhoạt động tín dụng: . 6
1.2. Thu từhoạt động khác: . 7
2. Chi phí:. 7
3. Kết quảkinh doanh: . 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUÁT VỀNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NÔNG
THÔN MỸXUYÊN . 8
1.Sơlược lịch sửhình thành và phát triển . 8
2.Cơcấu tổchức Ngân Hàng MỹXuyên: . 9
3. Phân tích nguồn vốn . 10
3.1. Nguồn vốn tựcó. 10
3.2. Vốn huy động: . 11
3.3. Vốn vay. 11
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. 12
1.Đánh giá doanh sốcho vay : . 12
2.Đánh giá doanh sốthu nợ . 13
3.Đánh giá dưnợcho vay . 14
4. Kết quảkinh doanh của Ngân hàng . 15
PHẦN KẾT LUẬN. 16
I.KẾT LUẬN: . 16
II.KIẾN NGHỊ: . 16
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mại Nông Thôn
Mỹ Xuyên.
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Bản chất của ngân hàng thương mại
- NHTM là một đơn vị kinh tế, cơ cấu đơn vị tổ chức cũng như các đơn vị kinh tế
khác: Đây là một đơn vị kinh tế tự chủ kinh doanh bên cạnh đó có nghĩa vụ đóng
thuế cho nhà nước.
- Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hợp pháp
II.nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại
1.Nghiệp vụ nguồn vốn:
Nghiệp vụ mà ngân hàng sử dụng các biện pháp sau cho hoạt động của ngân hàng luôn diển
ra liên tục.
Bên cạnh đó thì cần nhắc đến vốn điều lệ và vốn huy động của ngân hàng trong quá
trình thành lập ngân hàng và huy động vốn của khách hàng. Trong đó thể hiện thông qua
hình thức góp vốn: ngân hàng quốc doanh (ngân sách nhà nước cấp là), ngân hàng cổ phần
(cổ đông góp vốn), ngân hàng liên doanh (các bên liên doanh góp vốn), ngân hàng nước
ngoài.
Vốn huy động: là nguồn vốn của khách hàng (chủ sở hũu) đến ngân hàng và để
ngân hàng tạm thời làm chủ sở hữu. Trong đó thì nguồn vốn huy động này cũng
phải theo một khuôn khổ nhất định khi thực hiện giao dịch với khách hàng:
+ Phải hoàn trả lại cho khách hàng theo hợp đồng giao dịch
+ Phải trả lãi.
+ Phải bí mật cho khách hàng.
Vốn đi vay: là hình thức mà ngân hàng đi vay cá ngân hàng thương mại khác Hy
các hợp đồng mua lại giữa các ngân hàng
o Vay qua hợp đông mua lại: có thể nói nó là hình thức liên kết giữa các
ngân hàng thương mại trong đó có sự trao đổi qua lại về các hợp đồng mua bán hay các
giấy tờ có giá trị thanh khoản cao
o Vay tài chính, tín dụng quốc tế hoặc ngân hàng nước ngoài.
o Vay qua thanh toán bù trừ.
Vay chiếm dụng của các khách hàng: thông qua các công cụ (mở tài khoản thẻ
ATM, cheque…)
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
2. Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư:
Đây là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại nghiệp vụ sẽ tạo ra những tài
sản có suất sinh lợi đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng được tiến hành một cách bình
thường.
2.1Nghiệp vụ tín dụng:
Nghiệp vụ quan trọng theo đó thì Ngân hàng cho phép các khách hàng của mình sử
dụng vốn trong một thời gian nhất định vơí một điều kiện là phải hoàn trả và có trả lãi suất
cho phía ngân hàng:
+ Người vay trả vốn gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng giao dịch giữa hai bên
+ khi đi vay thì người vay phải có tài sản tính chấp (tài sản đảm bảo cho giao dịch)
+ trong quá trình được cấp vốn tín dụng thì người vay phải sử dụng vốn vay đúng
mục đích trong hợp đồng.
Khi giao dịch thành công thì đồng nghĩa là ngân hàng đã cung ứng một phần vốn lớn cho
nền kinh tế.
Bên cạnh đó về phía ngân hàng: sẽ tạo ra tài sản có sinh lợi, đây là tài sản có sinh lợi lớn
nhất của NH, vì vậy nó tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí hoạt động cho ngân hàng.
2.2 Nghiệp vụ đầu tư:
NHTM cũng như các đơn vi kinh tế khác khi đầu tư thì được quyền thực hiện các
công việc đầu tư để kiếm lời cũng như các đơn vị kinh tế khác:
- Đầu tư trực tiếp: chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu gồm các loại sau:
+ Góp vốn mua cổ phiếu.
+ Nguồn vốn liên doanh
+ Cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc.
- Đầu tư gián tiếp: sử dụng vốn để đầu tư làm nguồn vốn huy:
+ Mua trái phiếu, cổ phiếu
+ Đầu tư vào trái phiếu công ty (rủi ro cao).
Đây chính là hình thức đầu tư tạo ra một khoản lợi nhuận lớn.
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
2.3 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ NH:
NHTM sẵn sàng cung cấp các loại hình dịch vụ găn liền với hoạt động của NH. Đây
là loại hình nghiệp vụ mang lại thu nhập tương đối lớn và với chi phí thấp nhất bao gồm:
+ Dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế
+ Dịch vụ ngân quĩ, kiếm tiền, đếm tiền, vận chuyển, bảo quản
+ Dịch vụ bảo quản tài sản cho cá nhân: cấp chứng thư hay chứng từ quan trọng.
+ Dịch vụ ủy thác
+ Dịch vụ thanh toán
+ Chi trả tiền kiều hối
+ Các dich vụ khác
III. CÁC LOẠI CHO VAY TÍN DỤNG:
Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay:
+ Vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất, xây dựng cho các đơn vị kinh tế trong thòi
gian trong năm hiện tại
+ Vay trung và dài hạn giúp các đơn vị thực hiện các dự án đầu tư, đổi mới
trang thiết bị, … trong thời gian trên một năm
Nếu căn cứ vào tính chất luân chuyển của vốn.
+ Cho vay vốn lao động.
+ Cho vay vốn cố định.
Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo:
+ Vay bằng tính chấp.
+ Vay đảm bảo trực tiếp (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh)
Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể:
+ Cho vay trực tiếp: bên vay cũng là bên trả nợ là một chủ thể,.
+ Cho vay gian tiếp: người đi vay một và người trả nợ là hay chủ thể khác nhau
khi thực hiện giao dịch với ngân hàng.
Nếu căn cứ vào phương pháp cấp tiền vay và thu nợ:
+ Cho vay luân chuyển.
+ Cho vay từng lần.
Nếu dựa vào mục đích sử dụng vốn:
+ Vay sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay tiêu dùng.
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
IV. RỦI RO TÍN DỤNG:
Rủi ro trong tín dụng: là rủi ro mà trong hoạt động cho vay của Ngân hàng biểu hiện
khi khách hàng không trả nợ và người đi vay không trả nợ đúng hạn. Hay gọi là mất khả
năng chi trả nợ.
1. Nguyên nhân:
1.1. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:
- Ngân hàng yếu kém về công tác quản trị, quản lý thiếu chặt chẽ.
- Mạo hiểm trong việc cho vay và đầu tư.
- Do Ngân hàng thiếu thông tin thị trường dẫn đến công việc cho vay, đầu tư gây
thiệt hại.
- Do cán bộ Ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, trình độ, nghiệp vụ kém.
- Do hoạt động của Ngân hàng trái với qui định của pháp luật hoặc có tình trạng
tham ô hối lộ.
1.2. Nguyên nhân thuộc về khách hàng:
- Khách hàng không trả nợ đựơc
- Khách hàng khi đi vay vốn không thực hiện theo mục đích của giao dịch trong hợp
đồng.
- Do khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục yếu kém trong công tác quản lý...thuộc
về khách hàng.
- Do khách hàng cố ý định lừa đảo
1.3. Nguyên nhân khách quan
- Hàng năm đồng bằng sông cữu long đèu bị ảnh hưởng thiên tai lũ lụt, hay động
đất, hảo hoạn..gây thiệt hại cho phía ngân hàng.
- Do ảnh hưởng tình hình chính trị trong nước, khu vực và trên thế giới: một khi
tình hình kinh tế của Mỹ có biến động cũng ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế và sẽ gây thiệt
hại cho ngân hàng.
- Do tình trạng khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế xuất hiện thường xuyên ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH.
- Do môi trường pháp lý không phù hợp (chính sách mới ban hành.. ) gây khó khăn
trong công tác triển khai và thực hiện chính sách
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
2. Đánh giá rủi ro hệ số nợ quá hạn:
Hệ số nợ quá hạn:
Hệ số <= 5% nhằm đảm bảo an toàn
3. Biện pháp phong ngừa và hạn chế rủi ro:
Để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro không như mong đợi của mình thì về phía
ngân hàng thì không nên tập trung cho vay … vào một chủ thể nào mà cần dàn chảy đều
trong các đối tượng khi thực hiện công việc kinh doanh của ngân hàng
- Cho vay cao nhất đối với một dự án <= 16% vốn tự có.
- Phải thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng và đánh giá khả năng trả nợ.
- Sử dụng bảo hiểm tín dụng.
-Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãi suất, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, mức sống từng
khu vực.
-Tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của
người dân.
- Nâng cao chất lượng tín dụng là phải phân tích triệt để nguyên nhân chủ quan và
khách quan phát sinh ra các rủi ro tín dụng, tiến hành phân loại và xử lý, góp phần
nâng cao hiệu quả tín dụng.
- cần thẩm định chính xác nguồn trả nợ của khách hàng.
+ Năng lực trả nợ của khách hàng.
+ Khả năng tài chính.
+ Đảm bảo tín dụng của khách hàng.
V. Thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh:
1. Thu nhập:
Đây là nguồn thu từ các hoạt động khác nhau của ngân hàng được biểu hiện cụ thể qua:
1.1. Thu từ hoạt động tín dụng:
Đây là hoạt động lớn nhất trong tổng nguồn thu gồm thu từ lãi cho vay, thu từ lãi nghiệp vụ
cho thuê tài chính, thu lãi từ nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ chiết khấu, thu lãi tiền gởi ở
caáac Ngân hàng khác.
Nợ quá hạn
HNQH =
Tổng dư nợ cho vay
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
1.2. Thu từ hoạt động khác:
Như thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ các dịch vụ tiền tệ, thu lãi từ các hoạt động đầu tư và
các khoan thu khác.
2. Chi phí:
có rất nhiều khoản nhưng chủ yếu:
- Chi phí về hoạt động tín dụng gồm chi trả lãi tiền gởi, chi trả lãi tiền vay.
- Chi phí về nhân viên gồm chi lương và phụ cấp lương.
- Chi bảo toàn vốn, bảo hiểm tiền gởi.
- chi phí quản lý.
- Các khoản khác như thuế và các khoản bất thường.
3. Kết quả kinh doanh:
Lãi gộp = Tổng thu nhập - tổng chi phí
Lãi ròng = Lãi gộp - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
CHƯƠNG 2: TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
Từ năm 1989 có tên là Trung Tâm Tín Dụng Mỹ Xuyên, đến 1992 do điều kiện
kinh tế xã hộ ngày càng phát triển do đó Trung Tâm Tín Dụng Mỹ Xuyên cũng ngày phát
triển thành Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Mỹ Xuyên, trong đó vốn điều lệ:
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Mỹ Xuyên hoạt động chủ yếu là nhận tiền gởi của
các khách hàng; đi vay và cho vay lại để sinh lợi; dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối;
Ngân Hàng hoạt động chủ yếu từ tín dụng; thu phí dịch vụ của Ngân Hàng
Ngày thành lập: Ngày 12 tháng 10 năm 1992.
Vốn Điều Lệ: 500 Tỷ VND
Lĩnh vực hoạt động: Tài chính Ngân hàng.
Ngân hàng hoạt động 2 lĩnh vực chính: Dịch vụ Ngân hàng cá nhân và Dịch vụ
Ngân hàng Doanh nghiệp
Trên 15 năm hoạt động chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.
MXBank đã từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động khắp Tỉnh An Giang.
Hiện nay bao gồm 1 Hội sở , 1 Chi nhánh và 9 Phòng Giao Dịch phủ khắp Tỉnh An
Giang. Trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới khắp cả nước, đặc biệt phát triển
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Mục tiêu:
- Gia tăng giá trị Cổ đông.
- Tăng cường hiệu quả và tiện ích cho Khách hàng và các Đối tác.
- Phấn đầu trở thành Ngân hàng thương mại chuyên nghiệp đầu tư phát triển kinh tế nông
nghiệp - nông thôn.
Đối tác chiến lược: Ngân hàng VPBank, Công ty Xuất khẩu Thủy sản Nam Việt
(Navico), Công ty Tài chính Áng Mây (AMC).
Trụ sở MXBANK:
Địa chỉ: 248 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An
Giang
Điện thoại: +84-76-841706 +84-76-843709
Fax: +84-76-841006
Email: mxbankag@hcm.vnn.vn mxb@mxbank.com.vn
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
2.Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng Mỹ Xuyên:
( thông tin trên lấy từ www. mxbank.com.vn)
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
3. Phân tích nguồn vốn
Đối với một Ngân Hàng thương mại thì hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, nên
vốn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong cấu trúc vốn của Ngân Hàng Mỹ
Xuyên thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất.
3.1. Nguồn vốn tự có
Biểu đồ vốn tự có
83%
12%5%
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
- Vốn điều lệ của Ngân Hàng tăng lên, góp phần tăng cường nội lực hoạt động của
Ngân Hàng. Từ 24,750 ở năm 2005, đã tăng lên 70,000 trong năm 2006, tăng
182.83%, và đến năm 2007 đã là 500,000, tăng 614.29%. Việc gia tăng vốn điều lệ
trong những năm qua đã chấp hành nghiêm chỉnh chỉ tiêu “tỷ lệ an toàn” của nhà
nước, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển của Ngân Hàng qua mỗi năm.
- Bên cạnh đó lợi nhuận giữ lại tăng cụ thể chênh lệch năm 2006/2005 là 29.11% và
2007/2006 là 389.76% với số liệu này thì ngân hàng cho khách hàng của mình có
cách nhìn tốt.
- Nguồn vốn tự có tăng hàng năm khá cao thông qua chênh lệch các năm.
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lêch
2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Vốn tự có 34,194 0.15 82,270 0.18 554,164 0.35 48,076 1.41 471,894 5.74
Vốn huy động 108,283 0.48 234,328 0.52 953,475 0.61 126,045 1.16 719,147 3.07
Vốn vay 84,898 0.37 130,951 0.29 67,516 0.04 46,053 0.54 -63,435 -0.48
Tổng nguồn vốn 227,375 447,549 1,575,155 220,174 0.97 1,127,606 2.52
ĐVT: triệu đồng Bảng 1: tình hình nguồn vốn
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
- Thông qua biểu đồ thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tự có theo các năm tăng khá
cao mà đại diện là năm năm 2007 là 83%
3.2. Vốn huy động:
Biểu đồ vốn huy động
74%
8%
18% Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Nguồn vốn huy động của địa phương cũng ngày một tăng. Cụ thể là năm
2005 là 108,283 sang năm 2006 là 234,328 , năm 2006 tốc độ tăng so với 2007 là
116%. Và đến năm 2007 thì nguồn này đã là 953,475, tăng 307% so với năm ngoái.
Điều này chứng tỏ uy tín của Ngân Hàng ngày càng lớn mạnh, ngày càng tạo được
lòng tin tưởng của khách hàng.
3.3 Vốn vay
Biểu đồ vốn vay
30%24%
46%
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Vốn vay trong 3 năm qua cũng tăng giảm nguồn vốn đầu tư, . Năm 2005, vốn
vay là 84,898, sang năm 2006 tăng lên 130,951 góp phần tăng đáng kể kết quả kinh
doanh trong năm; đến năm 2007 là 67,516 có sự sụt giảm vốn vay của đây là biểu
hiện tốt
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Hình thức cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cao cho Ngân hàng, trong
những năm gần đây cho vay đã được đẩy mạnh do nhu cầu của nền kinh tế.
1.Đánh giá doanh số cho vay :
Ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng từ năm 2005 đế 2007 liên tục tăng , mà chủ yếu là
sự gia tăng của doanh số cho vay ngắn hạn do chiếm tỷ trọng lớn hơn theo từng năm kinh
doanh
- Cụ thể: chênh lệch năm 2006/2005 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 261,117 triệu
đồng, với tỷ lệ tăng 137% so với cùng kỳ năm 2005
- Năm 2007 doanh số cho vay trung hạn và ngắn hạn tăng 286,006 và 985,178 triệu
đồng, với tỷ lệ tăng 185% và 218% so với cùng kỳ năm 2006.
Theo tỷ trọng, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng doanh số cho
vay
+Nguyên nhân của sự gia tăng này là Ngân hàng
+ Cho vay nông nghiệp trong ngắn hạn tăng khá cao trong năm 2007 cho các hộ
nông dân sản xuất nông nghiệp 822,733 ,sản xuất kinh doanh (SXKD) +Khác là 592,419;
Góp chợ 22,253 triệu đồng
+Trong khi vay trung hạn cho nông nghiệp (NN) 238,023; SXKD 81,941; góp CB-
CNV 109,671 (mua ô tô)
+ Cho vay khác: có sự giảm sụt theo các năm
Tín dụng ngắn hạn góp một phần rất lớn trong hoạt động cùa Ngân hàng.
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lêch
06/05
07/06
Chỉ tiêu Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Nợ ngắn hạn 191,110 0.65 452,227 0.74 1,437,405 0.77 261,117 1.37 985,178 2.18
Trung hạn 105,008 0.35 154,799 0.26 440,805 0.23 49,791 0.47 286,006 1.85
Tổng 296,118 607,026 1,878,210 310,908 1,271,184
ĐVT: Triệu đồng Bảng 2: Doanh số cho vay
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
2.Đánh giá doanh số thu nợ
Bảng 3: doanh số thu nợ
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Nợ ngắn hạn 251,815 0.78 334,673 0.82 782,514 0.78 82,858 0.33 447,841 1.34
Trung hạn 70,679 0.22 72,619 0.18 225,212 0.22 1,940 0.03 152,593 2.10
Tổng 322,494 407,292 1,007,726 84,798 600,434
- Trong đó chênh lệch doanh số thu nợ giữa nợ ngắn hạn và trung hạn thì phần lớn doanh
số thu về cho ngân hàng là doanh số nợ ngắn hạn với số tiền chênh lệch khá lớn cụ thể là
thông qua Tổng thu nợ được biểu hiện trên bảng.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn:
Sự gia tăng của doanh số cho vay ngắn hạn cụ thể năm 2005: 251,815 triệu đồng; năm
2006: 334,673 triệu đồng và năm 2007: 782,514 triệu đồng. doanh số do thu nợ của ngân
hàng ngày càng tăng đây là một dấu hiệu tốt cho doanh thu.
- Doanh số thu nợ trung hạn:
Trong các năm 2005, 2006 chênh lệch không lớn nhưng trong năm 2007 thì doanh số khoản
mục này chiếm tỷ trọng khá lớn tăng trên 300% giá trị thu hồi nợ trung hạn.
Tỷ lệ DSTN NH/Tổng DSCV NH:
Bên cạnh đó thì tỷ số này lại giảm theo năm điều này lại nói lên rằng: doanh số thu trong
nợ ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay giảm liên tục theo năm chứng toả công tác thu nợ
chưa thực hiện tốt so với các năm trước đó.
Năm 2005 2006 2007
Tỷ lệ DSTN NH/TổngDSCV NH 85.04% 55.13% 41.66%
Tỷ lệ DSTN TH/DSCV TH 67.31% 46.91% 51.09%
Tỷ lệ DSTN TH/Tổng DSTN 21.92% 17.83% 22.35%
Tỷ lệ Tổng DSTN/Tổng DSCV 108.91% 67.10% 53.65%
ĐVT: Triệu đồng
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
Tỷ lệ DSTN TH/DSCV TH:
Doanh số trung hạn năm 2006 có sự sụt giảm so với năm 2005 khi so sánh theo tỷ lệ nhưng
khi đến năm 2007 thì đang trên đà tăng trở lại đây cũng là một dấu hiệu tốt
Tỷ lệ DSTN TH/Tổng DSTN:
Năm 2006 thì có sự suy giảm tỷ số này so với 2005 diều này nói lên trong khoản thời
giang này thì tình thu nợ của ngân hàng kếm hiệu quả; nhưng sang năm 2007 thì có sự
gia tăng từ 17.83% đến 22.35%.
Tỷ lệ Tổng DSTN/Tổng DSCV:
Nhìn tổng quát thì thông qua tỷ lệ trên tình hình thu nợ toàn bộ thì lại có sự suy giảm
hàng năm tỷ lệ này. Ngân hàng cần có kế hoạch làm cho tỷ số này tăng lên trong tương
lai, mhằm biểu hiện tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
3.Đánh giá dư nợ cho vay
Bảng 4: dư nợ cho vay
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Nợ ngắn hạn 113,685 0.58 231,239 0.63 886,130 0.70 117,554 1.03 654,891 2.83
Trung hạn 81,009 0.42 136,189 0.37 378,782 0.30 55,180 0.68 242,593 1.78
Tổng 194,694 367,428 1,264,912 172,734 897,484
Tình hình cho vay tăng làm cho dư nợ cũng tăng lên theo hàng năm đối với các dư nợ ngắn
hạn và trung hạn.
- Ngắn hạn
Trong năm 2006 dư nợ tăng 117,554 triệu đồng, tỷ lệ tăng 103% so với cùng kỳ
năm 2005
Năm 2007 doanh số dư nợ tăng 447,841 triệu đồng, vớ tỷ lệ tăng 134% so với cùng
kỳ năm 2006.
- Trung hạn:
Tình hình năm 2006 dư nợ tăng 55,180 so với 2005. khi đem ra so sánh với năm
2007 thì dự nợ trong năm 178% so với cùng kỳ
ĐVT: Triệu đồng
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng
Năm Chênh lệch
2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng thu nhập 29,815 48,688 148,713 18,873 0.63 100,025 2.05
Thu nhập lãi 29,361 48,328 148,035 18,967 0.65 99,707 2.06
Thu nhập dịch vụ 88 97 399 9 0.10 302 3.11
Thu nhập khác 366 263 279 -103 -0.28 16 0.06
Tổng chi phí 21,935 34,412 78,634 12,477 0.57 44,222 1.29
Chi phi lãi 14,774 23,582 57,640 8,808 0.60 34,058 1.44
Chi phi từ dịch vụ 42 61 74 19 0.45 13 0.21
Chi phi khác 7,119 10,769 20,920 3,650 0.51 10,151 0.94
Thu nhập trước thuế 7,880 14,276 70,079 6,396 0.81 55,803 3.91
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2,206 3,997 19,622 1,791 0.81 15,625 3.91
Thu nhập sau thuế 5,674 10,279 50,457 4,605 0.81 40,178 3.91
Tình hình kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, lãi qua các năm tương đối lớn và
tăng theo chiều hướng tích cực.
Năm 2005, lợi nhuận của Ngân Hàng là 5,674 triệu đồng.
Năm 2006, lợi nhuận của Ngân Hàng là 10,279 triệu đồng, tăng 81% so với năm
2005.
Năm 2007, lợi nhuận của Ngân Hàng là 50,457 triệu đồng, tăng 391% so với năm
2006.
Thông qua kết quả trên bảng thì Ngân Hàng Mỹ Xuyên kinh doanh có hiệu quả khá
cao mà cụ thể đại diện là năm 2007.
ĐVT: Triệu đồng Bảng 5: Kết quả kinh doanh
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
PHẦN KẾT LUẬN
……… ………
I.KẾT LUẬN:
Đã 15 năm hoạt động, Ngân Hàng Mỹ Xuyên đã góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của nông thôn An Giang. Thông qua quá trình phân tích đã nêu trên cho thấy tình hình
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có những chiều hướng tích cực, đặc biệt
trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn
Trong quá trình hoạt động, Ngân Hàng đã có nhiều cố gắng vươn lên đổi mới hoạt
động kinh doanh, huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, mở rộng đầu tư tín
dụng, Ngân Hàng đã làm tốt công tác thu nợ và xử lý kịp thời những khoản nợ quá hạn;
điều này thể hiện qua việc kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận hàng năm đều tăng.
Ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng đến gởi tiền trong ngắn hạn khá lớn,
nguồn vốn của Ngân hàng ngày một vững mạnh và hoạt động có hiệu quả hơn. Ngân hàng
đã chiếm được nhiều tình cảm và sự tin tưởng của khách hàng.
II.KIẾN NGHỊ:
-Thường xuyên đào tạo cán bộ, công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn.
- tìm đến khách hàng mới
- Thường xuyên học tập và kiểm tra lại quy trình thủ tục cho vay của Ngân hàng để
qui trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng có hiệu quả, đồng thời có ý kiến bổ sung cho việc
sửa chữa những khuyết điểm bất hợp lí nhằm hoàn thiện hệ thống các chế độ và quy định
của NH.
- Tiếp nhận và giải quyết đơn vay của khách hàng nhanh gọn, không gây phiền hà
và mất thời gian của người đi vay, không giải quyết đơn vay qua trung gian nhằm hạn chế
khả năng tiêu cực phát sinh.
- Lãi suất cho vay phải đảm bảo chi phí nhưng đồng thời phải đảm bảo thu hút được
khách hàng.
- Nghiệp vụ phải bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác,thủ tục vay ngắn gọn.
- Ngân Hàng phải năng động, sáng tạo để định hướng và có biện pháp giải quyết tốt
các tình huống xảy ra, đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của Ngân Hàng, cũng như
hoàn thành tốt vai trò của một đơn vị phân phối vốn cho người dân An Giang.
- Cán bộ làm công tác quản lí nợ quá hạn cần tiếp cận khác hàng để hiểu rõ hơn về
khách hàng, để giúp đỡ họ, nếu họ thực sự gặp khó khăn.
Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài:......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 1
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................... 2
I. Bản chất của ngân hàng thương mại ...................................................................... 2
II.nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại.............................................................. 2
1.Nghiệp vụ nguồn vốn: ........................................................................................... 2
2. Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư:............................................................................. 3
2.1Nghiệp vụ tín dụng:......................................................................................... 3
2.2 Nghiệp vụ đầu tư:.......................................................................................... 3
2.3 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ NH: ............................................................. 4
III. CÁC LOẠI CHO VAY TÍN DỤNG: .................................................................. 4
IV. RỦI RO TÍN DỤNG:............................................................................................. 5
1. Nguyên nhân:........................................................................................................ 5
1.1. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: .............................................................. 5
1.2. Nguyên nhân thuộc về khách hàng: ........................................................... 5
1.3. Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 5
2. Đánh giá rủi ro hệ số nợ quá hạn: ...................................................................... 6
3. Biện pháp phong ngừa và hạn chế rủi ro:.......................................................... 6
V. Thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh:............................................................ 6
1. Thu nhập:......................................................................................................... 6
1.1. Thu từ hoạt động tín dụng: .......................................................................... 6
1.2. Thu từ hoạt động khác: ................................................................................ 7
2. Chi phí:.................................................................................................................. 7
3. Kết quả kinh doanh: ............................................................................................ 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng NHTMCP Nông Thôn Mỹ Xuyên.pdf